Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quyền xác định lại giới tính theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT






TRẦN THỊ TRÂM





QUYỀN XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC











Hà Nội – 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT






TRẦN THỊ TRÂM





QUYỀN XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật Dân sự
Mã số : 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Am Hiểu






Hà Nội – 2010

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngƣời cam đoan



Trần Thị Trâm
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA
CÁ NHÂN 7
1.1. Khái niệm chung về quyền nhân thân của cá nhân 7
1.1.1. Khái niệm nhân thân: 12
1.1.2 Khái niện quyền nhân thân 13

1.1.3. Phân loại quyền nhân thân 14
1.1.4 Đặc điểm quyền nhân thân 16
1.1.5 Bảo vệ quyền nhân thân 18
1.1.6 Ý nghĩa của quyền nhân thân 21
1.2 Khái niệm quyền nhân thân không gắn với tài sản 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN XÁC
ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH CỦA CÁ NHÂN 28
2.1. Khái niệm về giới tính 28
2.2. Pháp luật về quyền xác định lại giới tính 37
2.3 Điều kiện để xác định lại giới tính 41
2.4 Xác định lại giới tính về mặt pháp lý 45
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH
LẠI GIỚI TÍNH CỦA CÁ NHÂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 59
3.1. Thực tế áp dụng pháp luật và thực trạng quy định của pháp luật
Việt Nam về quyền xác định lại giới tính của cá nhân 59
3.1.1. Thực tế áp dụng pháp luật về quyền xác định lại giới tính của cá
nhân 59
3.1.2 Một số hạn chế của pháp luật Việt Nam về quyền xác định lại giới
tính của cá nhân 67
3.2. Pháp luật một số nƣớc về quyền xác định lại giới tính của cá nhân
75
3.3 Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới. 81
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 98

1
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Luận văn

Giới: Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa
nam giới và nữ giới. Tự nhiên và xã hội đã tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ
em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các
đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được.
Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ.
Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và
không thể thay đổi được.[1]
Với cách định nghĩa về “giới” và “giới tính” trong tài liệu tuyên truyền
Luật Bình đẳng giới như trên, giới tính của con người có vẻ là một phạm trù
thực tế, gần gũi và dễ hiểu với mỗi chúng ta, nhìn vào một ai đó, chúng ta có
thể nói ngay rằng họ là đàn ông hay đàn bà. Dù là già hay trẻ, họ đang sinh
sống ở các nước phát triển hay lạc hậu, họ giàu có hay nghèo khổ thì họ cũng
chỉ thuộc hai giới tính khác nhau hoặc là nam hoặc là nữ. Từ xa xưa cho đến
nay, chúng ta vẫn thừa nhận như thế và mặc nhiên gán cho mỗi con người
một giới tính khi nhìn thấy họ. Có lẽ, với mỗi con người từ khi sinh ra, thì
giới tính là cái xuất hiện sớm nhất và tự nhiên nhất, khi một người mẹ mang
thai, cái mà người ta chờ đợi nhất, muốn biết sớm nhất không gì khác là giới
tính của đứa trẻ đó. Bất kỳ người mẹ nào cũng đều mong muốn con mình có
một giới tính rõ ràng, hoàn thiện để chúng có thể sống đúng với giới tính thực
sự của mình.
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của y học, qua siêu âm 3D,
4D các bác sĩ có thể xác định được giới tính của đứa trẻ cho kết quả chính xác
đến 90%. Nhưng tại sao không phải là 100% mà chỉ là 90%, thực tế, có nhiều
bác sĩ dự đoán chưa sai một trường hợp nào về giới tính của thai nhi mà ông

2
ta từng siêu âm, tuy nhiên, không một bác sĩ nào dám khẳng định 100% kết
quả mình dự đoán là đúng bởi y học nói riêng và khoa học nói chung nhiều
khi vẫn có những sai lầm. Qua tìm hiểm và trao đổi với các bác sĩ có kinh
nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, khám chữa bệnh về các bệnh sinh lý, thì được

biết về cơ bản giới tính của con người được hình thành rất sớm, từ khi mang
thai ở tuần th12 cấu trúc sinh học bên trong của bộ phận sinh dục đã hoàn
thiện, đến tuần th16 đã hoàn thiện cấu trúc bên ngoài và qua siêu âm có thể
biết chính xác được giới tính của đứa trẻ là nam hay nữ.
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy không phải mọi trường hợp đứa trẻ sinh
ra đã hoàn thiện hoàn toàn về giới tính và biểu hiện rõ ra bên ngoài là nam
hay nữ. Các chuyên gia cho biết có rất nhiều đứa trẻ mang dị tật bẩm sinh ở
bộ phận sinh dục, có thể hình dáng là nam nhưng lại mang bộ phận sinh dục
nữ và ngược lại, hoặc là không có bộ phận sinh dục rõ ràng…bắt buộc phải có
sự can thiệp của y học mới có thể tìm lại chính xác giới tính của đứa trẻ. Các
trường hợp như vậy, y học gọi đó là khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc
chưa định hình rõ về giới tính.
Do bị khuyết tật về giới tính, nên có rất nhiều trường hợp không được
sống thật với giới tính của mình, chúng ta bắt gặp ngày một nhiều hơn các
trường hợp ái nam, ái nữ hoặc thậm chí có người không có giới tính. Đời sống
của những người này, gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, chính bản thân họ
cũng dày vò, bất ổn, họ bị gia đình, bạn bè xã hội lên án có nhiều trường hợp
do không vượt qua được dư luận xã hội đã tìm đến cái chết. Vì vậy, họ rất cần
sự cảm thông, chia xẻ và đồng cảm của gia đình, bạn bè và cả xã hội, việc
thừa nhận họ là một bệnh nhân cần được y học can thiệp để trở lại chính mình
là điều rất đáng làm. Ngoài việc can thiệp của y học để những người này được
trở lại đúng với giới tính của mình, thì việc pháp luật và xã hội thừa nhận họ,
chấp nhận việc xác định lại giới tính của họ là một quyền như bao quyền khác

3
của con người là điều được quan tâm hàng đầu. Vì nếu chỉ chuyển đổi giới
tính về mặt sinh học để trở lại là mình nhưng lại không được pháp luật thừa
nhận, tạo những điều kiện tốt nhất để họ hòa nhập xã hội, để tiếp tục sống tốt
hơn và có ý nghĩa hơn thì việc chuyển đổi chẳng có ích lợi gì. Tuy nhiên,
không phải lúc nào vấn đề nhạy cảm này cũng được xem xét một cách thấu

đáo, khoa học và đúng đắn. Tâm lý xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức con
người đã ăn sâu vào tâm trí mỗi chúng ta, mỗi nền văn hóa khác nhau tạo nên
một nền pháp luật khác nhau, do đó khi mà xã hội chưa thực sự thừa nhận họ,
chấp nhận, cảm thông cho họ thì vô hình dung pháp luật của chúng ta cũng bị
tác động. Trên thực tế những năm trước đây pháp luật Việt Nam chưa cho
phép những người bị lệch lạc về giới tính, có khuyết tật về giới tính được xác
định lại giới tính của mình. Vì vậy, đã có nhiều trường hợp phải tự ra nước
ngoài phẫu thuật để tìm lại giới tính thật của mình, nhưng khi trở về nước, họ
không được hưởng các quyền đúng với giới tính của mình (đang là nam giới
chuyển thành nữ giới các quyền gắn với nhân thân là nữ) như sửa lại họ tên,
giới tính… trong các giấy tờ tùy thân.
Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, của y học, của
khoa học công nghệ, thông tin truyền thông và sự hòa nhập với thế giới ngày
một mạnh mẽ thì cách nhìn của chúng ta về những người bị khuyết tật về giới
tính có phần cởi mở hơn, hiểu hơn, cảm thông hơn về căn bệnh cũng như tâm
lý họ phải trải qua để có thể chấp nhận họ. Đặc biệt là sự thừa nhận của pháp
luật Việt Nam trong việc cho phép một số trường hợp được xác định lại giới
tính của mình, việc này đã đánh dấu một bước phát triển mới trong tư duy lập
pháp của chúng ta, thể hiện sự tiến bộ, theo kịp thời đại của các nhà làm luật,
qua đó góp phần bảo vệ tốt nhất quyền lợi công dân cho những người này.
Lần đầu tiên trong Bộ Luật Dân sự năm 2005 của nước ta có quy định
riêng một Điều luật về Quyền xác định lại giới tính của cá nhân. Bên cạnh Luật

4
còn có các văn bản pháp luật khác như Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05
tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính và Thông tư
29/2010/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới
tính do Bộ Y tế ban hành đã phần nào tạo một hành lang pháp lý cho việc xác
định lại giới tính và bảo vệ được quyền lợi cho những người sau khi đã xác
định lại giới tính của mình.

Tuy nhiên, từ khi Bộ luật Dân sự năm 2005 nói chung và Điều 36 về
quyền xác định lại giới tính cũng như các văn bản pháp luật khác nói riêng
được ra đời đến nay đã được một khoảng thời gian khá dài, nhưng thực tế cho
thấy những quy định trên chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, thực trạng áp
dụng pháp luật bộc lộ nhiều hạn chế. Số người đi xác định lại giới tính và làm
thủ tục để được sống đúng với giới tính của mình trên thực tế là rất ít trong khi
đó lượng người có vấn đề về giới tính là khá nhiều. Vậy vấn đề ở đây là gì, do
các quy định pháp luật chưa thực sự phù hợp, do ý chí chủ quan từ chính bản
thân họ, do xã hội vẫn còn nhiều định kiến hay do một nguyên nhân khách
quan khác dẫn đến tình trạng này ?
Từ việc tìm hiểu, tiếp xúc với những người bị khuyết tật về giới tính và
nghiên cứu các quy định của pháp luật, theo dõi quá trình thực hiện quyền của
cá nhân cho thấy có quá nhiều khó khăn, bất cập cho những người đi tìm lại
giới tính của mình. Xuất phát từ sự đồng cảm, từ góc nhìn của một người học
luật, làm về luật cộng với mong muốn cho xã hội có một sự công bằng, dân
chủ và văn minh, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mỗi công dân đã thôi thúc
tôi lựa chọn đề tài luận văn này. Đây là một đề tài tương đối mới, khó và phức
tạp trong tất cả các khâu nhưng với lòng quyết tâm và say mê của mình, tôi
mong rằng mình sẽ nghiên cứu và đưa ra được một cái nhìn thống nhất, khách
quan và khoa học về “Quyền xác định lại giới tính của cá nhân theo quy
định của pháp luật Việt Nam” dưới hai góc độ lý luận và thực tiễn. Tuy

5
nhiên vì là đề tài khoa học, do đó có rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, nhiều vấn
đề mà với khả năng của mình tôi chưa thể hiểu và nắm bắt được hết, cũng có
nhiều quan điểm đưa ra chưa chắc đã hoàn toàn đúng. Với khuôn khổ của đề
tài luận văn này cũng chưa thể đưa ra được hết mọi khía cạnh liên quan đến
quyền xác định lại giới tính của cá nhân. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được
sự ủng hộ, đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô, các nhà khoa học, y- bác sĩ,
các chuyên gia pháp luật, bạn bè để có thể tiếp tục hoàn thiện được đề tài này

trong tương lai.
2. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về Quyền xác định lại giới tính của cá nhân. Bên cạnh đó, là nêu lên
thực tế áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về Quyền xác định lại
giới tính của cá nhân. Ngoài ra, Luận văn cũng nêu bật thực trạng (những
điểm hợp lý và bất cập) của pháp luật Việt Nam về Quyền xác định lại giới
tính của cá nhân và tham khảo pháp luật cuả các nước trên thế giới về Quyền
xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính của cá nhân. Từ đó, đưa ra các kiến
nghị để hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới về Quyền xác định lại giới
tính của cá nhân;
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn:
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài luận văn này là những quan điểm về
quyền nhân thân của cá nhân, về quyền xác định lại giới tính của cá nhân với
tư cách là quyền nhân thân không gắn với tài sản và những quy định của pháp
luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng về các quyền này.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn này tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản:
- Về quyền nhân thân của cá nhân – quyền nhân thân không gắn với
tài sản,

6
- Quyền xác định lại giới tính của cá nhân một quyền nhân thân đặc
biệt trong pháp luật dân sự Việt Nam,
- Các quan điểm, quy định của pháp luật các nước trên thế giới về
quyền xác định lại giới tính của cá nhân,
- Thực tiễn áp dụng quyền xác định lại giới tính của cá nhân trong thời
gian qua,
Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, các phương pháp nghiên cứu đượclựa chọn là:

- Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác – Lê Nin,
- Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích,
- Phương pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn, khảo sát…
3. Kết cấu của luận văn
Luận văn được trình bày theo 03 phần:
- Lời nói đầu
- Nội dung chính
- Kết luận
Trong đó phần nội dung chính gồm 03 chương:
Chương 1: Khái niệm chung về quyền nhân thân của cá nhân
Chương 2: Thực trạng pháp luật về Quyền xác định lại giới tính của cá nhân
Chương 3:Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định lại giới tính của cá
nhân và một số kiến nghị


7
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN
CỦA CÁ NHÂN

1.1. Khái niệm chung về quyền nhân thân của cá nhân
Quyền xác định lại giới tính là một quyền nhân thân, nằm trong những
quyền dân sự của cá nhân và cũng là một phần của quyền con người - quyền
tối cao của mỗi cá nhân trong xã hội. Vì vậy, trước khi tìm hiểu kỹ hơn về
quyền xác định lại giới tính của cá nhân, chúng ta cùng tìm hiểu về quyền con
người, quyền dân sự và quyền nhân thân nói chung để thấy rằng quyền xác
định giới tính có nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa như nào. Nó giống và khác
gì so với các quyền khác của cá nhân con người.
Ngày nay, chúng ta thấy có khá nhiều các tài liệu viết về quyền con
người của các nước khác nhau, của các tổ chức khác nhau. Mỗi tôn giáo khác

nhau có những tuyên ngôn riêng về nhân quyền của mình. Cũng có không ít
các tổ chức phản động trên thế giới núp bóng “con bài” nhân quyền để tiến
hành các cuộc chiến tranh phi nghĩa, hàng loạt các cuộc khủng bố, tấn công,
đụng độ xảy ra liên tiếp trong thời gian qua với danh nghĩa nhân quyền. Vậy,
nhân quyền là gì?
Nhân quyền hay quyền con ngƣời là những quyền tự nhiên của con
người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Mọi con
người được sinh ra đều bình đẳng và được tạo hóa ban cho một số quyền
không thể tước bỏ, như quyền sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh
phúc. Nhân quyền được xem là một trong mười sáng kiến làm thay đổi thế
giới, cùng với nông nghiệp, phân tâm học, thuyết tương đối, vắc xin, thuyết
tiến hóa, World wide web, xà phòng, số không, và lực hấp dẫn.
Theo nội dung về nhân quyền trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
thì: Quan điểm của các nhà triết học thời đại khai sáng của thế kỷ 17 và 18

8
cho rằng các quyền không thể tước bỏ được là các quyền tự nhiên do Tạo hóa
ban cho họ. Các quyền này không bị phá hủy khi xã hội dân sự được thiết lập
và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc “chuyển
nhượng” các quyền này. Các quyền không thể tước bỏ bao gồm các quyền tự
do ngôn luận và thể hiện, quyền tự do tín ngưỡng và nhận thức, quyền tự do
lập hội và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, đây chưa
phải là bản liệt kê đầy đủ các quyền mà các công dân có được trong một nền
dân chủ. Các xã hội dân chủ đồng thời thừa nhận các quyền dân sự như quyền
được xét xử công bằng và còn lập nên các quyền chủ chốt mà bất kỳ chính
phủ dân chủ nào cũng phải duy trì. Vì các quyền này tồn tại không phụ thuộc
vào chính phủ, do đó chúng không thể bị luật pháp bãi bỏ cũng như không
phụ thuộc vào ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó. Ví dụ như điều sửa
đổi bổ sung đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ không đưa ra quyền tự do tín
ngưỡng hay tự to báo chí cho dân chúng. Điều sửa đổi bổ sung đó nghiêm

cấm Quốc hội thông qua các luật vi phạm tới tự do ngôn lụân, tự do tín
ngưỡng và quyền hội họp ôn hòa. Nhà sử học Leonard Levy đã phát biểu:
“Các cá nhân có thể tự do khi chính phủ của họ không tự do”. Các nội dung
chi tiết và các thủ tục của luật pháp liên quan tới quyền con người cần phải
thay đổi tùy theo xã hội, nhưng tất cả các nền dân chủ đều được giao trọng
trách trong việc xây dựng các cấu trúc xã hội lập hiến, lập pháp để bảo đảm
cho các quyền con người đó.
Các nước lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp cũng đã có những tuyên
ngôn riêng của mình về vấn đề nhân quyền và được Chủ tịch Hồ Chí Minh
vận dụng sáng tạo trong Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hoà ngày 02/9/1945. Bản tuyên ngôn viết: “Hỡi đồng bào cả
nước, tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có

9
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy
trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy
có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm
1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn
luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai
chối cãi được”[2].
Tại bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc thông
qua và công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 cũng đưa ra một quan điểm
về các quyền con người cơ bản như quyền sống, quyền tự do và an ninh thân
thể, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày
tỏ quan điểm, Theo bản Tuyên ngôn này, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp
cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của

Bản tuyên ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn
trọng các quyền tự do này. Điều khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết
"Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này
theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào
được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi
nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn
này.”[3]
Ở Việt Nam, quyền con người của cá nhân được ghi nhận trong Hiến
Pháp năm 1992: “ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền
con ngưới về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể
hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”[4].

10
Như vậy, dù có xuất phát điểm từ đâu, có mục đích hay động cơ khác
nhau, thì mỗi tuyên ngôn về nhân quyền đều có chung một nội dung chính: là
hướng tới sự tự do, bình đẳng, bác ái của mỗi cá nhân trong xã hội, quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hành phúc là những quyền thiêng
liêng, bất khả xâm phạm của mỗi con người trong xã hội. Các quyền này luôn
luôn được tôn trọng và bảo vệ.
Hẹp hơn quyền con người là quyền công dân, nếu như quyền con người
là quyền tự nhiên, khi một người được sinh họ đã có quyền đó và được áp
dụng cho tất cả mọi người không phân biệt đẳng cấp, xuất thân, giới tính, chế
độ chính trị,…thì quyền công dân lại bị bó hẹp trong một khôn khổ đó là Nhà
nước và pháp luật. Trong một xã hội nhất định, tồn tại một kiểu nhà nước,
một chế độ chính trị, một nền pháp luật nhất định mỗi cá nhân sống trong nhà
nước đó được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ của mình đó được
gọi là quyền công dân. Nó được cụ thể hoá từ quyền con người như quyền
được sống thì sống ở đâu, sống như thế nào…quyền tự do thân thể, tự do
ngôn luận đến đâu, theo hình thức nào…đó là các biểu biện cụ thể của quyền
công dân. Nó hẹp hơn quyền con người bởi nó bị giới hạn bởi quốc gia, lãnh

thổ, chế độ chính trị, nền luật pháp của mỗi nơi con người sinh sống, mang
quốc tịch. Quyền công dân của mỗi nước khác nhau là khác nhau. Ví dụ như ở
các nước như Anh, Pháp, Mỹ….thì 16 tuổi được công nhận là tuổi trưởng
thành hay còn gọi là thành niên và họ có đầy đủ các quyền công dân như
quyền ứng cử, bầu cử, quyền được uống rượu, kết hôn, lấy bằng lái xe….còn
ở Việt Nam thì 18 tuổi họ mới có đầy đủ các quyền trên.
Cũng như Quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam được ghi
nhận đầy đủ và thống nhất trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác
nhau như: Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Lao động, Luật
Đất đai Trong đó, Bộ luật Dân sự được coi là một bộ luật gốc, thể hiện

11
tương đối đầy đủ về các quyền dân sự của cá nhân, điều chỉnh các mối
quan hệ phát sinh hàng ngày trong xã hội giữa cá nhân với nhau, quyền dân
sự của cá nhân luôn luôn được tôn trọng và bảo vệ như các quyền công dân
và quyền con người. Tại Điều 9 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về
Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự như sau:
1. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được
tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có
quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền:
a) Công nhận quyền dân sự của mình;
b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
đ) Buộc bồi thường thiệt hại.[5]
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, một loạt các quyền từ thấp đến cao,
từ hạn hẹp đến rộng lớn như quyền dân sự, quyền công dân, quyền con người,
đều có chung một đặc điểm là gắn với con người, hướng tới giá trị tốt đẹp của

mỗi con người trong xã hội, đảm bảo cho họ được sống và hưởng đầy đủ
những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Quyền nhân thân là một trong những
quyền dân sự của cá nhân, gắn liền với cá nhân mỗi con người trong xã hội,
nó cụ thể hoá được tất cả các quyền dân sự, quyền công dân và quyền con
người…và hơn hết nó còn thể hiện các đặc tính pháp luật của mỗi quốc gia
như: tính nhân văn, nhân đạo, sự văn minh, tiến bộ Ở Việt Nam quyền nhân
thân ngày một được quan tâm, tôn trọng và bảo vệ, qua các thời kỳ đổi mới,
các quy định này ngày một hoàn thiện và tiến bộ hơn. Đặc biệt các quyền
nhân thân mới được quy định cụ thể tại Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã góp

12
phần bảo vệ tối đa quyền lợi của công dân, thể hiện sự nhân đạo sâu sắc của
pháp luật nước ta. Vậy, Quyền nhân thân được quy định như thế nào trong
pháp luật Việt Nam, để tìm hiểu kỹ hơn về quy định này, chúng ta cần tìm
hiểu qua về nhân thân của cá nhân, đặc điểm của nhân thân.
1.1.1. Khái niệm nhân thân:
“Nhân thân của con người là tổng hợp những dấu hiệu, đặc điểm, yếu
tố mang tính tự nhiên, xã hội phản ánh bản chất của mỗi con người trong
chính xã hội mà người đó đang sống”. [6]
Từ khái niệm trên cho thấy, nhân thân được hiểu là những thuộc tính
gắn liền với mỗi con người, thể hiện đặc điểm, đặc tính riêng của từng người,
qua đó có thể phân biệt được họ với những người khác như: tên gọi, giới tính,
hình ảnh, hoàn cảnh xuất thân, trình độ học vấn…
Nhân thân là vấn đề tương đối phức tạp, là đối tương được rất nhiều các
ngành khoa học tìm hiểu, nghiên cứu như: Tâm lý học, xã hội học, tư pháp,
pháp y…tuy nhiên, cho dù có những phương pháp nghiên cứu khác nhau,
những kết luận khác nhau về nhân thân của một con người thì các nhà nghiên
cứu, các chuyên gia đều có chung một nhận định: Nhân thân là cái thuộc về tự
thân, là những gì thuộc về từng con người. Những dấu hiệu, đặc điểm nhân
thân đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân nói riêng và

của toàn xã hội nói chung. Nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến đời sống
của không chỉ riêng cá nhân đó mà còn tác động đến gia đình, tập thể hay toàn
xã hội. Một đứa con trong gia đình có nhân thân tốt sẽ tạo nên một gia đình
tốt, một gia đình có văn hóa. Mỗi học sinh có nhân thân tốt sẽ cho một lớp
học tốt, một ngôi trường tốt và nễu mỗi cá nhân trong xã hội đều có nhân
thân tốt chúng ta sẽ có một xã hội văn minh, hiện đại…sẽ không còn cảnh
cướp bóc, mại dâm, ma túy…vì vậy, nhân thân của cá nhân là một yếu tố
quan trọng và không thể thiếu trong một xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc thực

13
hiện các quyền liên quan đến nhân thân như thế nào lại là một vấn đề không
nhỏ, không phải mọi xã hội, mọi nền văn hóa, pháp luật khác nhau đều có cái
nhìn chung về việc quy định quyền nhân thân của cá nhân, công dân nước
mình. Ở Việt Nam, quyền nhân thân xuất hiện từ khá sớm trong các văn bản
pháp luật, qua những thời kỳ phát triển khác nhau, quyền này đã được sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện ngày một đáp ứng với đòi hỏi của xã hội. Đặc biệt
là những quy định mới về quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự năm 2005,
đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong nền lập pháp của chúng ta.
1.1.2 Khái niện quyền nhân thân
Kế thừa và phát huy những quy định tiến bộ từ các văn bản pháp luật
trước về quyền nhân thân của cá nhân, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005
tiếp tục hoàn thiện và phát triển thêm các quyền nhân thân mới của cá nhân
ngày càng đáp ứng được những nhu cầu, đòi hỏi mới của xã hội như: quyền
hiến xác, hiến các bộ phận cơ thể người sau khi chết, quyền nhận bộ phận cơ
thể người, quyền xác định lại giới tính, …cũng như các quyền nhân thân trước
đây, những quyền này vẫn là một trong những quyền dân sự được pháp luật
tôn trọng và bảo vệ như quy định tại Điều 24 Bộ luật Dân sự: “Quyền nhân
thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá
nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác” [7].

Như vậy, pháp luật Việt Nam coi quyền nhân thân trước hết là một
quyền dân sự của cá nhân và được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Về cơ bản
quyền nhân thân cũng mang những đặc điểm chung như mọi quyền dân sự
khác của cá nhân, tuy nhiên, vì là quyền năng gắn với nhân thân mỗi con
người do đó, quyền nhân thân cũng mang những đặc điểm riêng như không
thể chuyển giao, không bị định đoạt .Vậy quyền nhân thân của cá nhân có

14
những đặc điểm và ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân nói riêng và toàn
xã hội nói chung, chúng ta cùng tìm hiểu ở các phần sau.
1.1.3. Phân loại quyền nhân thân
Có nhiều cách phân loại quyền nhân thân, tuỳ thuộc vào mục đích, yêu
cầu nghiên cứu, tìm hiểu khác nhau mà người ta có những cách phân loại
quyền nhân thân khác nhau.
Nếu căn cứ vào chủ thể có quyền trong quyền nhân thân (tư cách quan
hệ luật pháp) người ta có thể phân loại quyền nhân thân thành quyền nhân
thân của chủ thể là cá nhân và quyền nhân thân của những chủ thể khác. Cá
nhân là chủ thể nguyên sinh, đầu tiên cơ bản nhất của các quan hệ dân sự, suy
cho cùng thì các chủ thể khác khi tham gia vào các quan hệ dân sự cũng phải
thông qua hành vi của các cá nhân - con người, hầu hết các giá trị nhân thân
quan trọng trong xã hội được pháp luật dân sự quy định, bảo vệ là những giá
trị nhân thân của các cá nhân, đề cập đến các giá trị nhân thân của các chủ thể
khác không nhiều, trong khoa học pháp luật dân sự Việt Nam cho đến nay vẫn
chưa có nhiều công trình nghiên cứu về quyền nhân thân của các cá nhân chứ
không nói gì đến quyền nhân thân của các chủ thể khác, có lẽ là do điều kiện
kinh tế xã hội hiện tại chỉ cho phép chúng ta quy định, bảo vệ chủ yếu là các
quyền nhân thân của cá nhân chứ chưa đủ để có thể quy định nhiều hơn về
quyền nhân thân của các chủ thể khác. Các chủ thể khác như các tổ chức,
pháp nhân cũng có các giá trị nhân thân được pháp luật dân sự quy định như
uy tín, tên riêng,…của tổ chức đó, nhưng có thể nói là chưa nhiều.

Một cách phân loại khác là tuỳ theo phạm vi điều chỉnh của các ngành
luật khác nhau mà ta có những quyền nhân thân thuộc phạm vi điều chỉnh của
luật hình sự, và các quyền nhân thân thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân
sự, cách phân loại này giúp chúng ta thấy rằng quyền nhân thân là một vấn
đề rất rộng, nó có thể thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác

15
nhau chứ không phải thuộc riêng đối tượng điều chỉnh của bất cứ ngành luật
này, hơn nữa trong đời sống thực tế thì cùng là một giá trị nhân thân nhưng
mỗi ngành luật lại có mức độ quy định, điều chỉnh, bảo vệ khác nhau, ví dụ
cùng là những hành vi xâm phạm danh dự của cá nhân nhưng có thể được
điều chỉnh bằng các quy phạm đạo đức, cũng có thể được xử lý theo các chế
tài dân sự, hoặc nặng hơn là có thể bị xử lý theo chế tài hình sự, tuỳ thuộc vào
tính chất của hành vi vi phạm và mức độ vi phạm. Từ đó mà có những cách
nhìn, cách tiệm cận khác nhau đối với những vấn đề của một quyền nhân thân
cụ thể, và xác định chính xác những ngành luật nào sẽ điều chỉnh những vấn
đề quyền nhân thân như thế nào, với mức độ ra sao mà có hướng xử lý thích
hợp.
Một cách phân loại phổ biến nhất trong khoa học pháp luật dân sự là
cách phân loại dựa trên tính chất của các quan hệ nhân thân mà chúng ta có
các quan hệ nhân thân gắn với tài sản và các quan hệ nhân thân không gắn với
tài sản. Quan điểm này đã được thể chế hóa trong khoản 1 điều 15 BLDS
2005: “Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với
tài sản”. Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản là các quan hệ giữa người
về những giá trị nhân thân tồn tại độc lập không liên quan gì tới tài sản như
các quan hệ về danh dự, về tên gọi của cá nhân, tổ chức, quan hệ về dân tộc
của cá nhân,…Các quan hệ nhân thân gắn với tài sản là các quan hệ giữa
người với người về các giá trị nhân thân mà xác lập nó sẽ làm phát minh các
quyền tài sản. Trong quan hệ này thì quyền nhân thân là tiền đề làm phát sinh
các quyền tài sản khi có những sự kiện pháp lý nhất định. Điển hình nhất

trong số các quyền nhân thân gắn với tài sản là quyền tác giả các tác phẩm
văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật…
Như vậy, có nhiều cách để phân loại quyền nhân thân, dựa vào các tiêu
chí khác nhau có thể phân thành các quyền nhân thân khác nhau, song cho dù

16
được phân ở các nhóm quyền nhân thân nào thì chúng vẫn có chung các đặc
điểm rất riêng của mình.
1.1.4 Đặc điểm quyền nhân thân
- Đặc điểm thứ nhất: Quyền nhân thân gắn với mỗi con người từ khi
họ được sinh ra, tất cả mọi người đều có quyền nhân thân tự nhiên như quyền
con người bởi những giá trị nhân thân của con người luôn có sẵn, thuộc về tự
nhiên như: quyền có tên, có tuổi, có hình ảnh, có giới tính Quyền nhân thân
có một sự khác biệt cơ bản với quyền tài sản vì nguyên tắc bình đẳng về mặt
dân sự không quy định tất cả mọi người đều có khả năng hưởng những quyền
tài sản như nhau. Trong pháp luật về quyền sở hữu tất cả mọi người đều có
quyền sở hữu nhưng trên thực tế không phải ai cũng có quyền sở hữu tài sản,
ví dụ: có một thời gian, pháp luật Việt Nam không cho phép người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam.
Nguyên tắc bình đẳng về mặt dân sự có nghĩa là mọi người đều có quyền bình
đẳng như nhau, đây không phải là một khả năng tiềm tàng mà là một thực tế.
Còn quyền nhân thân do các đặc điểm về nhân thân của mỗi cá nhân đã tạo
nên những đặc trưng riêng bắt buộc phải có sự bình đẳng trong đó. Vì vậy,
một trong những lợi ích của quyền nhân thân là được quy định như một thực
tế (mang tính tự nhiên) chứ không phải là triết lý xuông.
- Đặc điểm thứ hai: Quyền nhân thân không nằm trong tài sản của cá
nhân, nó không phải là dạng vật chất cụ thể mà mang tính hữu hình. Cần phải
phân biệt điều này với khái niệm quyền nhân thân không gắn với tài sản và
quyền nhân thân gắn với tài sản. Nó không nằm trong tài sản, là một phần tài
sản chứ không phải là không gắn với tài sản, nó không được coi là một tài sản

theo nghĩa hẹp như là toàn bộ tiền bạc, xe máy, ô tô, đất đai, nhà cửa… Bà
Cary - một chuyên gia pháp lý người Pháp đưa ra một ví dụ để chứng minh
cho đặc điểm này như sau: “Một người nào đó bị xâm phạm bí mật đời tư có

17
thể được bồi thường thiệt hại nhưng chủ nợ của người này không thể đặt
mình vào vị trí của con nợ để đòi tiền bồi thường”[8], nó khác hẳn với các
quan hệ dân sự thông thường khác, không phải mọi trường hợp liên quan đến
tài sản đều có thể ủy quyền, những quan hệ liên quan đến nhân thân thì nhất
thiết phải tự người đó thực hiện.
- Đặc điểm thứ ba: Quyền nhân thân không thể bị định đoạt, hay nói
một cách khác là nó không thể chuyển nhượng. Cũng xuất phát từ đặc điểm
thứ 2 là Quyền nhân thân không nằm trong tài sản, nên nó không thể chuyển
giao cho người khác như một dạng vật chất, một tài sản hữu hình nào đó.
Trong quan hệ dân sự giữa các cá nhân với nhau, cụ thể là quan hệ giữa chủ
nợ và con nợ chẳng hạn khi đến hạn trả nợ mà con nợ không trả được nợ thì
chủ nợ có thể kê biên, bán đấu giá, tịch thu tài sản của con nợ để xiết nợ.
Nhưng có một thứ mà chủ nợ không thể kê biên của con nợ được đó là quyền
nhân thân, mặc dù trên thực tế quyền nhân thân cũng là đối tượng của nhiều
giao dịch. Ví dụ: trong đời sống, có nhiều người nổi tiếng, được công chúng
biết đến, anh ta có thể ký hợp đồng với các hãng sản xuất âm nhạc, hình ảnh,
các công ty để làm gười mẫu quảng cáo cho họ. Trong trường hợp này, hình
ảnh của anh ta, sự nổi tiếng của anh ta được coi là nhân thân và quyền dùng
hình ảnh của mình để quảng cáo chính là đang dùng quyền nhân thân của
mình để ký kết hợp đồng thu lại lợi nhuận, như vậy rõ ràng quyền nhân thân
cũng là một đối tượng của giao dịch.
- Đặc điểm thứ tư: Quyền nhân thân không thể chuyển giao cho người
khác, cũng giống như việc quyền nhân thân không thể định đoạt, quyền nhân
thân gắn với mỗi cá nhân, thuộc về tự nhân của riêng cá nhân đó, có tác dụng,
vai trò và ý nghĩa trực tiếp đến người đó. Trong trường hợp có chuyển giao

cho người khác thì cũng không có ý nghĩa gì. Ví dụ: một diễn viên nổi tiếng,
một người mẫu sáng giá, một ca sĩ triển vọng…được hàng triệu, hàng triệu

18
khán giả biết đến, sau một thời gian anh ta thấy quá mệt mỏi nên muốn
nhượng lại “tên tuổi”, hình ảnh, sự nổi tiếng của mình cho một người khác
nhưng có lẽ sẽ chẳng ai mua, vì với họ hình ảnh, sự nổi tiếng, “tên tuổi” của
người khác có khoác lên mình cũng không thể đem lại lợi ích gì cho anh ta.
Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay đang có nhiều tranh cãi, vì trong một số
trường hợp, thực tế và pháp luật lại cho phép một phần quyền nhân thân được
chuyển giao cho người khác, ví dụ: quyền được tôn trọng tác phẩm, quyền tác
giả của tác phẩm có thể được chuyển giao cho người thừa kế.
1.1.5 Bảo vệ quyền nhân thân
Cùng với những quy định về quyền nhân thân, các đặc điểm về quyền
nhân thân, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định cụ thể để bảo vệ
quyền nhân thân của cá nhân, bảo đảm cho quyền này thực sự đi vào cuộc
sống. Nếu chỉ quy định quyền của cá nhân, mà không quy định các biện pháp
bảo vệ, các chế tài áp dụng khi có vi phạm về quyền nhân thân, thì quy định
về quyền nhân thân của cá nhân chưa thực sự đầy đủ và khó có thể thi thành
trên thực tế. Vì vậy, việc quy định các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân, cơ
chế để quyền này được thi hành trên thực tế là rất cần thiết, thể hiện sự thống
nhất, toàn diện của pháp luật dân sự Việt Nam.
Điều 25 – Bộ luật Dân sự Việt Nam có quy định về Bảo vệ quyền nhân
thân như sau: “Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có
quyền:
1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại ” [9]


19
Như vậy, có nhiều hình thức, biện pháp để bảo vệ quyền nhân thân của
cá nhân khi bị xâm phạm như:
Thứ nhất, tự mình cải chính thông tin sai lệch, ảnh hưởng xấu đến nhân
thân của mình. Trường hợp này được áp dụng khi có ai đó bôi nhọ danh dự,
uy tín, nói xấu, nói không đúng sự thật về những vấn đề liên quan đến cá nhân
mình như: nói không đúng về giới tính, dân tộc, họ tên, hình ảnh…thì trực
tiếp cá nhân đó được tự mình cải chính các thông tin để mọi người có cái nhìn
đúng đắn hơn về mình. Việc cải chính có thể được thực hiện tại nơi họ sinh
sống, hoặc có thể lên báo chí, lên truyền hình để cải chính các thông tin sai
lệch. Trên thực tế ta bắt gặp rất nhiều các trường hợp cá nhân tự mình cải
chính thông tin như các diễn viên, ca sĩ, người mẫu…tự mình cải chính về
hình ảnh trong đoạn video, clip nào đó không phải là của mình, giới tính của
mình
Thứ hai, yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên thực tế, trường hợp này
đã xảy ra song không nhiều như trường hợp thứ nhất, có lẽ do thủ tục rườm
rà, phức tạp nên những người bị vi phạm thường là tự mình cải chính thông
tin. Tuy nhiên, đối với các trường hợp như bị bắt oan sai, ảnh hưởng đến nhân
phẩm, danh dự của một người thì người bị bắt oan sai không cần phải yêu
cầu, cơ quan nhà nước đã bắt oan sai đó phải công khai xin lỗi, cải chính
thông tin liên quan đến người này mà trực tiếp các cơ quan này phải tự thực
hiện việc công khai xin lỗi, cải chính thông tin, lấy lại danh dự, uy tín cho họ.
Việc này được quy định rất rõ trong Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11
ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Gần đây nhất, ta thấy có trường
hợp ca sĩ Hồ Ngọc Hà đã kiện báo Pháp luật và Cuộc sống xâm phạm bí mật


20
đời tư của cô hay một số ca sĩ kiện nhà quản lý hay công ty quảng cáo dùng
hình ảnh của họ mà không xin phép, hoặc không được sự đồng ý của họ đã
thay đổi hình ảnh của họ…qua các sự kiện trên có thể thấy sự hiểu biết của
người dân ngày một nâng lên, quyền nhân thân được quan tâm, tôn trọng và
bảo vệ hơn, các biện pháp bảo vệ của nhà nước đã thực sự có ý nghĩa trong
việc thực hiện quyền nhân thân của cá nhân trên thực tế.
Thứ ba, Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Ngoài biện pháp tự mình
cải chính, yêu cầu người vị phạm công khai xin lỗi, cải chính thông tin, chấm
dứt hành vi vi phạm thì biện pháp hay còn gọi là chế tài bồi thương thiệt hại
được cho là quan trọng hàng đầu góp phần bảo vệ tốt nhất quyền lợi của
người bị vi phạm. Trong nhiều trường hợp do bị xâm phạm về hình ảnh, bí
mật đời tư, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần và vật chất
của những người này. Thực tế cho thấy, rất nhiều người mẫu, diễn viên do bị
xâm phạm về hình ảnh, bí mật đời tư đã gây hiểu lầm cho khán giả, tác động
đến sự hâm mộ của họ và họ đã tẩy tray các sản phẩm do họ làm người làm
mẫu quảng cáo, không xem các bộ phim do diễn viên này đóng…dẫn đến các
nhà quảng cáo, đạo diễn, đầu tư… chấm dứt hợp đồng với họ. Như vậy, cùng
là sự vi phạm quyền nhân thân của một cá nhân dẫn đến nhiều hậu quả khôn
lường như có người phải rút lui khỏi làng giải trí, trầm cảm, tự tử, có người
khuynh gia bại sản, mất gia đình…vì vậy, ngoài việc công khai xin lỗi, khôi
phục danh dự thì việc bồi thường bằng tiền, vật chất để bù đắp cho họ là điều
rất cần thiết.
Cũng giống như việc quy định và mở rộng quyền nhân thân, việc quy
định các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật Việt
Nam thực sự là một bước tiến lớn trong nền lập pháp của chúng ta, nó có ý
nghĩa lớn lao trong việc bảo vệ quyền công dân và cao hơn là quyền con

×