Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

QUYỀN xác ĐỊNH lại GIỚI TÍNH THEO QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM NHỮNG vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.71 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
Đề tài:

QUYỀN XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM. NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Hồ Thị Vân Anh

Đinh Thị Cẩm Tú
Lớp: K36B Dân sự
Huế, 11/2015



Em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ
tận tình và chu đáo của quý thầy cô giáo
trong suốt quá trình học tại Trường Đại Học
Luật Huế. Những kiến thức bổ ích mà em
tiếp thu được từ thầy cô chính là nền tảng
vững chắc, hành trang quý giá để em
vững bước trên con đường tương lai.
Em xin trân trọng bày tỏ lời biết ơn sâu


sắc đến giảng viên Hồ Thò Vân Anh đã
giúp đỡ, hướng dẫn em tận tình và đầy
trách nhiệm trong suốt quá trình hoàn
thành bài niên luận này.
Dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện
đề tài một cách hoàn thiện nhất song do
buổi đầu tập làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học với kiến thức vẫn
đang còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm
thực tế nên bài làm không tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót mà bản thân
em chưa nhận thấy được. Em kính mong thầy


cô giáo đóng góp ý kiến để bài niên
luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm
ơn!
Huế, tháng 11
năm 2015
Sinh viên
Đinh Thò Cẩm



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

:


Bộ luật dân sự.

UBND

:

Ủy ban nhân dân.

NST

:

Nhiễm sắc thể.


MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 5
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.

5

2.ĐÔI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

7

3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

7

4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


8

5.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

8

6.KẾT CẤU BÀI NIÊN LUẬN.

8

B.NỘI DUNG............................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH...............................................................1
1.1KHÁI NIỆM CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH VÀ XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH.

1

1.2Ý NGHĨA CỦA QUYỀN XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH.

2

1.3QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH.

3

1.3.1. Điều kiện để được xác định lại giới tính........................................................................................4
1.3.2 Trình tự, thủ tục xác định lại giới tính.............................................................................................7
1.3.3 Hậu quả pháp lý của việc xác định lại giới tính...............................................................................9
1.4VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.


11

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH
LẠI GIỚI TÍNH........................................................................................................................................ 13
1.5THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH

13

1.6NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH

20

1.7GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH.

24

2.3.1. Hoàn thiện về pháp luật..............................................................................................................24
2.3.2 Hoàn thiện về mặt thực tiễn.........................................................................................................25
C. KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 27
PHỤ LỤC................................................................................................................................................ 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 30

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Xã hội ngày càng phát triển, đã tạo điều kiện cho chúng ta sống trong một
môi trường đầy đủ những tiện nghi về vật chất. Tuy nhiên, bên cạnh những
niềm vui về mặt vật chất đó thì trong cuộc sống hiện tại cũng còn tồn tại rất
nhiều những con người muốn khát khao được sống thật với giới tính của mình



tuy nhiên điều đó thật không hề đơn giản, không phải ai cũng được pháp luật
công nhận về mặt pháp lý,để sống đúng với giới tính của mình theo đúng
nguyên nghĩa cả về mặt con người,xã hội và đặc biệt là được pháp luật thừa
nhận họ cần phải vượt qua rất nhiều khó khăn mà không phải ai cũng có can
đảm để vượt qua.
Giới tính được hiểu là các đặc điểm sinh lý gắn với từng người, là yếu tố
tự nhiên. Tức là con người khi sinh ra đã mang một giới tính nhất định. Tuy
nhiên, trên thực tế lại cho thấy, không phải lúc nào giới tính của một người
cũng được hoàn thiện khi người đó sinh ra, có nhiều trường hợp giới tính thật
của nhiều người không trùng khớp với cơ quan sinh dục bên ngoài như mọi
người đã nhìn thấy. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm, sinh
lý của họ. Bạn thân họ bị dằn vặt, bị chính gia đình, bạn bè, xã hội xa lánh. Vì
vậy, những người này cần được y học can thiệp để tìm lại đúng giới tính của
mình. Tuy nhiên, nếu chỉ can thiệp về mặt sinh học để tìm lại giới tính mà
không được pháp luật thừa nhận, xã hội tôn trọng, gia đình ủng hộ thì việc tìm
lại giới tính của họ không được đúng nghĩa. Do đó, một người có khuyết tật
bẩm sinh về giới tính thì ngoài việc được y học can thiệp, thì việc được pháp
luật cho phép, thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người xác định lại
giới tính đó là rất cần thiết.
Hiện nay, giới tính và những vấn đề liên quan đến giới tính đã và đang là
chủ đề nóng bỏng, mang tính thời sự cao được dư luận Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung quan tâm trong thời gian gần đây. Giới tính là một trong
những yếu tố thuộc về nhân thân, gắn chặt với mỗi cá nhân, con người, giới
tính là sản phẩm của tự nhiên và cũng mang đặc điểm của từng xã hội. Ở mỗi
nền văn hóa khác nhau, chế độ kinh tế, chính trị khác nhau đều có những đặc
trưng riêng về giới tính con người ở nơi đó, cũng như đời sống pháp luật của
các mỗi nước cũng quy định các quyền và nghĩa vụ khác nhau cho từng giới
tính củ thể. Có thể nói, giới tính của con người là một vấn đề quan trọng, ảnh



hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi cá nhân nói riêng và của toàn xã hội
nói chung. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi của mỗi cá nhân cũng như đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, phát triển xã hội thì mỗi người cần được
sống đúng, sống thật với giới tính của mình.
Trước đây, pháp luật Việt Nam chưa cho phép những người lệch lạc về
giới tính có khuyết tật về giới tính được xác định lại giới tính của mình. Vì
vậy, đã có nhiều trường hợp tự ra nước ngoài phẫu thuật để tìm lại giới tính
thật của mình, nhưng khi trở về nước họ không được quyền sống đúng với
giới tính của mình về mặt pháp lý. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội
và sự hòa nhập của thế giới thì cách nhìn của chúng ta về những người khuyết
tật về giới tính có phần cởi mở hơn. Đặc biệt là sự thừa nhận của pháp luật
Việt Nam cho phép một số trường hợp được xác định lại gi-ới tính của mình.
Lần đầu tiên trong bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam có quy định riêng
một điều luật (điều 36) về quyền xác định lại giới tính. Bên cạnh luật còn có
các văn bản pháp luật khác như nghị định số 88/2008 NĐ-CP ngày 05 tháng 8
năm 2008 của Chính Phủ về vấn đề xác định lại giới tính, và thông tư 29/2010
TT-BYT ngày 24 tháng 05 năm 2010 hướng dẫn nghị định 88/2008 ngày 05
tháng 8 năm 2008 NĐ-CP về xác định lại giới tính do bộ y tế ban hành, đã
phần nào tạo được hành lang pháp lý cho việc xác định lại giới tính, và bảo vệ
quyền lợi cho những người sau khi xác định lại giới tính. Tuy nhiên, Thực
tiễn áp dụng pháp luật trong vấn đề xác định lại giới tính vẫn đang còn nhiều
hạn chế và vướng mắc nên cần có những hướng đi đúng để những người không
may mắn được sống đúng với giới tính của mình và để thể hiện tính nhân văn
và tôn trọng quyền con người trong pháp luật của nước ta.
2. Đôi tượng nghiên cứu.
- Quyền xác định lại giới tính của cá nhân theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu.



- Quyền xác định lại giới tính của cá nhân
- Các quan điểm quy định của pháp luật các nước trên thế giới về quyền
xác định lại giới tính của cá nhân.
- Thưc tiễn áp dụng quyền xác định lại giới tính của cá nhân trong thời
gian qua.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- So sánh, tổng hợp, phân tích.
- Phương pháp thống kê, trích dẫn.
5. Ý nghĩa của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của tác giả đưa ra một
cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề xác định lại giới tính trong xx hội hiện nay
bên canh đó dưa ra những nhận xét về những mặt đã đạt được và chưa đạt
được trong quy định của pháp luật về việc xác định lại giới tính. Đưa ra các
phương hướng nhằm hoàn thiện các quy định về quyền xác định lại giới tính
trong pháp luật dân sự Việt Nam.

6. Kết cấu bài niên luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phần
phụ lục. Nội dung của bài niên luận được cơ cấu làm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề xác định lại giới tính
Chương 2: Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về vấn đề xác định lại giới tính


Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ

XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH
1.1 Khái niệm chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính.
Giới tính là một khái niệm xuất phát từ môn sinh vât học chỉ các đặc
điểm về cơ thể, liên quan đến chức năng sinh sản của phủ nữ và nam giới. Đây
là những đặc điểm khác biệt chỉ có ở phụ nữ hoặc nam giới. Củ thể là phụ nữ
mang thai, sinh con, cho con bú, còn nam giới có tinh trùng và làm cho phụ nữ
thụ thai. Sự khác biệt sinh học giữa phụ nữ và nam giới đươc gọi là giới
tính(sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến tái sản xuất con người và duy trì
nòi giống).
Xét về giới tính xã hội cơ bản chia làm hai giới tính là nam và nữ, theo lẽ
thông thường, sau khi một đứa trẻ ra đời tùy thuộc vào giới tính của trẻ mà
chúng sẽ được giáo dục, định hướng sẽ có những mô hình hành vi,cách thức
ứng xử,phương pháp giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế một đứa trẻ
sinh ra không phải ai cũng đã có một giới tính nhất định mà còn có những
trường hợp giới tính không rõ ràng chưa xác định được là nam hay nữ nên từ
đó vấn đề xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính trở nên cần thiết và
ngày càng phổ biến hơn trên thực tế.
Xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính là hai thuật ngữ khác nhau.
Bản chất con người lúc nào cũng mang trong người hai loại giới tính nam và
nữ trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định giới tính nào biểu hiện tính trạng
trội thì người đó được xem là mang giới tính ấy.
Chuyển đổi giới tính: nhằm chỉ các thủ tục y khoa dùng để thay đổi giới
tính của một người trong đó có thể bao gồm phẩu thuật thẩm mỹ hay không,
người chuyển đổi giới tính là người được chuyển đổi giới tính.

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

1



Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

Xác định lại giới tính: là những thủ tục dùng để điều chỉnh lại giới tính
của một người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được
định hình chính xác. Cụ thể xác định lại giới tính là quyền nhân thân được quy
định tại điều 36 BLDS năm 2005 quy định quyền xác định lai giới tính như
sau “cá nhân có quyền xác định lại giới tính, việc xác định lại giới tính của
một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết
tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học
nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định lại giới tính phải được thực hiện
theo quy đinh của pháp luật”.
1.2 Ý nghĩa của quyền xác định lại giới tính.
Có thể nói, quyền xác định lại giới tính lần đầu tiên được luật hóa trong
BLDS 2005 tại điều 36 đã có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó thể hiện sử
điều chỉnh kịp thời của cơ quan lập pháp đối với những quan hệ pháp luật mới
phát sinh trong đời sống xã hội, đáp ứng được đòi hỏi của thực tế, qua đó giúp
những người chưa định hình được giới tính một cách chính xác có được sự
bảo vệ của pháp luật. Một mặt đảm bảo quyền nhân thân con người khi đáp
ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Mặt khác nó điều chỉnh tình
trạng chuyển đổi giới tính một cách tùy tiện thực tế đang diễn ra và có chiều
hướng gia tăng ở nước ta.
Nghị định 88/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 về vấn đề xác định lại
giới tính là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên ở Việt Nam quy định chi tiết
về vấn đề xác định lại giới tính và cũng là cơ sở pháp luật quan trọng để đưa
những hoạt động xác định lại giới tính vào đúng khuôn khổ pháp luật. Nghị
định 88 NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 về vấn đề xác định lại giới tính
một lần nữa khẳng định xác định lại giới tính là một quyền nhân thân có điều
kiện. Cá nhân nào không đáp ứng đủ điều kiện trên thì không được phép xác

định lại giới tính. Hay nói cách khác pháp luật nghiêm cấm việc xác định lại

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

2


Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

giới tính đối với người đã hoàn thiện về giới tính việc nghiêm cấm này nhằm
ngăn chặn các hành vi chuyển đổi giới tính phục vụ cho các quan điểm tâm
sinh lý lệch lạc, băng hoại đạo đức hoặc vì các mục đích khác như trốn tránh
trách nhiệm pháp luật, gian lận trong thể thao….
Từ khi pháp luật cho phép cá nhân xác định lại giới tính khi đã đáp ứng
đủ điều kiện của pháp luật đã có nhiều ý nghĩa to lớn về mặt xã hội nói chung
và bản thân mỗi cá nhân bất hạnh khi bị lệch lạc về giới tính nói riêng. Họ một
phần nào đã được pháp luật bảo vệ quyền con người của mình, được sống với
giới tính thật, được hoàn thiện về mặt pháp lý và đặc biệt là được pháp luật
bảo vệ trong khuôn khổ.
1.3 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền xác định
lại giới tính.
Bảo vệ quyền nhân thân là một trong những nguyên tắc được ghi nhận
trong BLDS năm 2005. Cùng với sự phát triển của xã hội quyền nhân thân
được nhà nước bảo hộ ngày càng mở rộng. Một trong số đó là “quyền xác
định lại giới tính” được quy định tại điều 36 BLDS năm 2005.
“Xác định lại giới tính là một quyền nhân thân được quy định tại điều 36
BLDS năm 2005 như sau “cá nhân có quyền xác định lại giới tính,việc xác
định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính

của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có
sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định lại giới
tính phải được thực hiện theo quy đinh của pháp luật”
Để cụ thể hóa quyền này ba năm sau ngày BLDS năm 2005 ghi nhận
quyền xác định lại giới tính như một quyền nhân thân cơ bản, ngày 5/08/2008
chính phủ đã ban hành nghị định số 88/NĐ-CP về xác định lại giới tính, áp
dụng đối với các tổ chức cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài tại
Việt Nam. Với 5 chương 17 điều nghị định 88/ NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

3


Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

2008 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên ở Việt Nam quy định chi tiết về
vấn đề xác định lại giới tính và cũng là cơ sở pháp luật quan trọng để đưa
những hoạt động xác định lại giới tính vào đúng khuôn khổ pháp luật.
1.3.1. Điều kiện để được xác định lại giới tính.
Là một bước cụ thể hóa của BLDSnăm 2005, ngay trong phạm vi điều
chỉnh nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 về xác định lại
giới tính một lần nữa đã khẳng định “việc xác định lại giới tính là một quyền
nhân thân có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với với người có khuyết tật
bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác”(khoản 1
điều 1 nghị định 88/2008/ NĐ-CP về xác định lại giới tính) cá nhân nào không
có đủ các điều kiện trên thì không được phép xác định lại giới tính hay nói
cách khác pháp luật Việt Nam tuyệt đối nghiêm cấm chuyển đổi giới tính đối

với những người đã hoàn thiện về giới tính(khoản 1-Điều4- nghị định
88/2008/ NĐ-CP về xác định lại giới tính) việc nghiêm cấm này nhằm ngăn
chặn những hành vi chuyển đổi giới tính phục vụ cho những quan niệm tâm
sinh lý lệch lạc, băng hoại đạo đức hoặc vì các mục đích khác như trốn tránh
trách nhiệm pháp luât, gian lận trong thể thao……
Thứ nhất, về tiêu chuẩn y tế về biểu hiện của bệnh lý. Những người
được xem xét để xác định lại giới tính là những người có biểu hiện sau:
Một là, có khuyết tật bẩm sinh về giới tính. khuyết tật bẩm sinh về giới
tính được hiểu là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ
khi sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam
lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật.
Nữ lưỡng giới giả nam: là một người có NST đồ kiểu nữ (46,XX) có hai
buồng trứng nhưng cơ quan sinh dục ngoài lại giống nam, thường do thời kì
phôi thai ,thai nhi nữ bị phôi nhiễm quá nhiều với hormone nam ngay từ khi
chưa sinh ra. Môi lớn và môi nhỏ của cơ quan sinh dục nữ dính vào nhau nên

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

4


Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

trông giống như bìu và âm vật phát triển to giống như âm vật. Thường vẫn có
tử cung và hai vòi trứng bình thường.
Nam lưỡng giới giả nữ: là trường hợp có NST đồ kiểu nam (46.XY )
nhưng cơ quan sinh dục ngoài lại không thành hình hoàn chỉnh không rõ nam
hay nữ hoặc rõ là con gái, bên trong cơ thể thì hai tinh hoàn có thể bình

thường hay dị tật hay không có.
Lưỡng giới thật : là trườn hợp có cả hai tuyến sinh dục (cả tinh hoàn và
buồng trứng) tồn tại trên cùng một cá thể từ sự cố về gen học họ có thể sống
đươc nhưng không có khả năng sinh sản và hạn chế về khả năng tình dục. Vì
các hormone nam đã triệt tiêu tác dụng vủa hormone nữ và ngược lại. Hai loại
mô buồng trứng và tinh hoàn có thể cùng tuyến sinh dục (ovotestis) hay có
một buồng trứng một tinh hoàn riêng biệt. Người bệnh có thể có NST giới
XX,XY hay cả hai.
Hai là, giới tính chưa định hình chính xác được hiểu là những trường hợp
chưa thể phân biệt một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và
NST giới. Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám
chữa bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm
nguyên tắc khi ở giới tính đó người này có thể hòa nhập cuộc sống về tâm sinh
lý và xã hội một cách tốt nhất. Theo thống kê của cơ quan chức năng, ở Việt
Nam, tỷ lệ người mắc bệnh giới tính là 1/10.000- 12.000 người, tức là nước ta
có khoảng trên 7.000 người có cấu tạo bất thường hoặc giới tính không rõ
ràng.
Thứ hai, để cá nhân có quyền xác định lại giới tính đó là độ tuổi.Về cơ
bản thì không hạn chế bất kì một độ tuổi nào trong việc xác định lại giới tính
của cá nhân. Tuy nhiên, do BLDS đã quy định rất cụ thể về năng lực hành vi
dân sự của cá nhân tương ứng với từng độ tuổi. Như vậy, trong mối quan hệ
dân sự thì người thành niên được coi là người có năng lực hành vi dân sự đầy

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

5


Niên luận


GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

đủ được tự mình quyết định mọi vấn đề liên quan đến các giao dịch do mình
thực hiện. Còn các trường hợp khác phải có người giám hộ để đảm bảo quyền
lợi cho cá nhân đó. Việc xác định lại giới tính cho cá nhân cũng phải tuân theo
các quy định về độ tuổi của cá nhân, thông tư 29/2010 TT-BYT ngày 24 tháng
05 năm 2010 hướng dẫn nghị định 88/2008 ngày 05 tháng 8 năm 2008 NĐ-CP
về xác định lại giới tính do bộ y tế ban hành, quy định về ba mẫu đơn khác
nhau tương đương với 3 độ tuổi xin xác định lại giới tính. Ở các độ tuổi khác
nhau thì người muốn xác định lại giới tính phải làm các mẫu đơn khác nhau như
người dưới 16 tuổi sẽ do cha mẹ đứng tên làm đơn hộ, còn những người từ 18
tuổi trở lên có thể tự mình làm đơn nhưng phải có sự đồng ý của cha mẹ. Việc
quy định này hoàn toàn phù hợp với các quy định về năng lực hành vi dân sự
của cá nhân trong BLDS.
Thứ ba, về tính tự nguyện, trong mọi trường hợp người muốn xác định lại
giới tính phải làm đơn gửi cơ sở khám chữa bệnh xin xác định lại giới tính nếu
không có đơn thì cơ sở y tế không được phép tiến hành xác định lại giới tính
cho cá nhân . Đặc biệt nghị định số 88/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 về
vấn đề xác định lại giới tính đã nhìn nhận sự khuyết tật về giới tính cũng như
nhu cầu được xác định lại giới tính là vấn đề mang tính cá nhân , thể hiện quyền
nhân thân của mỗi người. Vì vậy, theo quy định của nghị định việc thực hiện
quyền này nhất thiết “phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách
quan và trung thực” có nghĩa là không bất kì một cá nhân tổ chức nào có quyền
bắt người có khuyết tật về giới tính phải xác định lại giới tính các can thiệp y tế
nếu không phải tự bản thân người đó quyết địnhvà người được xác định lại giới
tính phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính
của mình.
Để xác định lại giới tính, quy trình can thiệp y tế có thể tiến hành càng
sớm càng tốt theo quan điểm của y học và cho phép tiến hành cả với những


SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

6


Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

người dưới 6 tuổi theo quy định của pháp luật(mục a Khoản 1- Điều7-NĐ
88/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 về vấn đề xác định lại giới tính) nhằm
hóa giải vướng mắc về nguyên tắc bảo đảm về sự tự nguyện với độ tuổi nhỏ,
NĐ 88/2008/NĐ- CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 về vấn đề xác định lại giới
tính đã đề cao vai trò của cha mẹ hoặc người giám hộ thông qua việc quy định
những người này phải có đơn đề nghị (đối với trường hợp người cần xác định
lại giới tính nhỏ hơn 6 tuổi) và phải ký tên thể hiện sự đồng ý vào đơn đè nghị
(đối với trường hợp người cần xác định lại giới tính từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi).
1.3.2 Trình tự, thủ tục xác định lại giới tính.
Trình tự thực hiện:
- Người yêu cầu đăng ký việc xác định lại giới tính trực tiếp nộp hồ sơ
hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến UBND huyện mà trong địa hạt của
huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây;
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xác định
lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp
của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về
việc xác định lại giới tính. Chủ tịch UBND cấp huyện ký và cấp cho đương sự
một bản chính Quyết định về việc xác--- định lại giới tính. Bản sao Quyết định
được cấp theo yêu cầu của đương sự.
Nội dung và căn cứ xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi

chú hoặc cột ghi những thay đổi sau này của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau
của bản chính Giấy khai sinh.
Sau khi việc xác định lại giới tính đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh,
thì nội dung ghi về giới tính trong bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai
sinh sẽ ghi theo giới tính đã được xác định lại.

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

7


Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

Cách thức thực hiện:
Người yêu cầu xác định lại giới tính tự mình hoặc ủy quyền cho người
khác nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến UBND huyện
mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại
dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh (theo mẫu quy định);
- Bản chính Giấy khai sinh của người cần xác định lại giới tính;
- Giấy chứng nhận y tế do Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can
thiệp y tế để xác định lại giới tính theo quy định của Nghị định số
88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính;
- Trường hợp ủy quyền cho người khác làm thay phải có văn bản ủy
quyền được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là
ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì

không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan
hệ nêu trên.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không
quá 05 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện;
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực
hiện: không;

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

8


Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện;
- Cơ quan phối hợp thực hiện: không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép xác định
lại giới tính.
Phí, lệ phí:Lệ phí hộ tịch: 25.000 đồng.
Tên Mẫu đơn, tờ khai hành chính: Mẫu TP/HT-2012-TKTĐ,CCHT:
Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc,
xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh (Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày

23 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Việc xác định lại giới tính cho những người chưa thành niên hoặc đã
thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu
của cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Việc xác định lại giới tính chỉ được thực hiện đối với người có khuyết
tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác (Nghị
định số 158/2005/NĐ–CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ )
1.3.3 Hậu quả pháp lý của việc xác định lại giới tính.
Để có thể sống thật với giới tính của mình, sống một cuộc sống bình
thường, những người có nguyện vọng xác định lại giới tính, không chỉ trải qua
một quy trình can thiệp y tế đơn thuần, mà nhất thiết phải có được sự cho phép
cũng như bảo vệ của pháp luật. Vì thế, sự xuất hiện của các hệ qủa pháp lý
liên quan là tất yếu. Những người đã được xác định lại giới tính sẽ được pháp
luật bảo vệ các quyền sau:
Thứ nhất, Được tôn trọng và bảo vệ đời tư.
Theo quy định của pháp luật, những người có khuyết tật bẩm sinh về giới
tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác, trước và sau khi được xác
định lại giới tính đều được hoàn toàn bình đẳng về quyền nhân thân với các

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

9


Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

công dân khác. Có nghĩa là họ có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy

tín, quyền được tôn trọng bí mật đời tư như quy định tại điều 37 và 38 BLDS
năm 2005. Thêm vào đó, xác định lại giới tính là một vấn đề mang tính cá
nhân, tương đối nhảy cảm, nên bí mật về các thông tin liên quan đến người
được xác định lại giới tính sẽ được pháp luật tuyệt đối bảo vệ, trừ trường hợp
đặc biệt bất khả kháng do pháp luật quy định.
Bất kì hành vi tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người
khác hoặc phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính sẽ chịu các
chế tài theo quy định của pháp luật. Cụ thể, bộ y tế đang xúc tiến việc sửa đổi
nghị định 45/2005/NĐ-CP về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực y
tế theo hướng bổ sung các quy định xử phạt liên quan đến hoạt động xác định
lại giới tính.
Thông tin của người xác định lại giới tính chỉ được công bố trong trường
hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ
phục vụ cho việc kiểm tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc này.
Thứ hai, được thay đổi họ tên, cải chính hộ tịch .
Cùng với việc ghi nhận quyền được xác định lại giới tính . BLDS năm
2005 cũng bảo đảm cho người đã xác định lại giới tính quyề được thay đổi họ
tên phù hợp với hoàn cảnh thực tại(mục e, khoản 1- Điều 27)
Theo quy định của điều 14 NĐ Số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm
2008 về việc xác định lại giới tính và khoản 2 điều 37 NĐ số 158 ngày
27/12/2005 của Chính Phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì việc xác định lại
giới tính thuộc thẩm quyền của UBND cấp Huyện.
Trong nghị định 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 đã dành hẳn
một chương để đề cập các vấn đề liên quan đến hộ tịch của người sau khi đã
xác định lại giới tính. Cụ thể cơ quan có thẩm quyền đăng kí hộ tịch có trách
nhiệm căn cứ vào giấy chứng nhận y tế (do cơ quan khám, chữa bệnh đã thực

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

10



Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính cấp) để giải quyết việc đăng ký
hộ tịch cho người đã xác định lại giới tính theo sự dẫn chiếu của nghị định
88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 về việc xác định lại giới tính thẩm
quyền, thủ tục cho người đã được xác định lại giới tính sẽ được thực hiện theo
quy định tại điều 36, điều 37, điều 38 của nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch. Người đã xác định lại giới
tính sẽ được thay đổi và công nhận giới tính, được thay đổi họ tên phù hợp với
giới tính trên các giấy tờ hộ tịch. UBND cấp Quận, Huyện có thẩm quyền tiến
hành thủ tục cải chính này.
Thứ ba, được xây dựng gia đình và nhận con nuôi.
Sau khi đã được xác định lại giới tính để trở lại sống với giới tính thật và
đơn nhất (hoặc nữ,hoặc nam) của mình, người đã được xác định lại giới tính
sẽ được tự do kết hôn như công dân khác theo quy định của BLDS (điều 39)
và luật hôn nhân gia đình(điều 9) pháp luật cũng công nhận và bảo vệ quyền
được nuôi con nuôi của cá nhân hoặc vợ chồng của những người này.
1.4 Vấn đề xác định lại giới tính tại một số nước trên thế giới.
Ở Mỹ, Sáng ngày 26.06.2015, Tòa án Tối cao Mỹ đã chính thức hợp pháp
hóa hôn nhân bình đẳng tại 50 tiểu bang và Quận Columbia với 5 phiếu thuận
và 4 phiếu chống từ 9 vị thẩm phán. Một chiến thắng mang tính lịch sử cho
cộng đồng LGBT (tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng tính luyến ái
nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và
Hoán tính hay còn gọi là Người chuyển giới (Transgender) Mỹ. Quyết định
này được xem là một chiến thắng mang tính lịch sử đối với các nhà hoạt động
quyền đồng tính đã chiến đấu trong nhiều năm tại những Tòa án thấp hơn.

Hôn nhân bình đẳng chỉ hợp pháp hóa tại 37 tiểu bang và Quận Columbia của
nước Mỹ. 13 tiểu bang còn lại cấm nhưng sự ủng hộ của công chúng đã đạt
con số kỷ lục.

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

11


Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

Ở Anh, luật được mang tên là the gender Recognition Act 2004( tạm dịch
là đạo luật thừa nhận giới tính) các công dân chuyển đổi giới tính có thể nộp
đơn lên ủy ban thừa nhận giới tính xin giấy chấp nhận giới tính mới của họ và
được cấp giấy khai sinh mới, được kết luận và được hưởng nhiều quyền lợi
như các công dân bình thường khác. Anh là quốc gia cuối cùng trong khối liên
minh Châu Âu thừa nhận tính hợp pháp của những người chuyện đổi giới tính
trước đó là nước Đức, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Đan Mạch, Thủy
Điện đã công nhận….
Một số nước ở Châu Á cũng đã thừa nhận tính hợp pháp của những công
dân chuyển đổi giới tính. Năm 2003 Nhật đã thông qua một đạo luật cho phép
những người “bị rối loạn về nhận dạng giới tính” được chuyển đổi giới tính.
Singapore cũng đã công nhận quyền hôn nhân chuyển giới.

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

12



Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH
1.5 Thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định lại giới
tính
Theo quan niệm truyền thống, con người chỉ có hai giới tính, đó là nam
và nữ. Tuy nhiên, trong thời đại mới này khái niệm giới tính đã mở rộng hơn
và thừa nhận sự tồn tại của giới tính thứ ba thường gọi là ái nam ái nữ, thậm
chí là có cả khái niệm giới tính thứ tư được gọi là người không giới tính. Ngày
nay, không còn hiếm thấy các trường hợp nhiều đứa trẻ sinh ra không được
hoàn thiện về giới tính như đa số người, bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính,
giới tính được định hình không chính xác. Phải thừa nhận rằng giới tính là một
yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con người bởi khi được sinh ra không đứa
trẻ nào có quyền được lụa chọn giới tính cho mình, bố mẹ, người thân của đứa
trẻ thì càng không có những quyền này. Vậy nên, khi có sự sai lầm về việc xác
định giới tính ban đầu thì việc xác định lại giới tính cho đúng là một việc cần
thiết và nên làm. Bên cạnh sự công nhận về mặt gia đình, xã hội, về mặt y học
thì cái quan trọng và cần thiết nhất của việc xác định lại giới tính là được pháp
luật cho phép và công nhận. Chính vì vậy mà pháp luật Việt Nam cũng đã có
những quy định cụ thể điều chỉnh vấn đề này.
Trước khi có quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005, thì ở Việt Nam chưa
có bất kỳ văn bản nào quy định về vấn đề này. Trẻ bị khuyết tật giới tính
thường chỉ căn cứ vào bộ phận sinh dục rồi đăng ký khai sinh là nam hay nữ,
bởi vì nước ta vẫn là xã hội khép kín phương Đông, nên nhiều người không
quan tâm đến vấn đề này. Nhưng bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân

phải thể hiện sự tôn trọng quyền tự nhiên của con người, trong đó có quyền

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

13


Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

được sống với giới tính đích thực của mình, do đó nhà làm luật đã mạnh dạn
quy định quyền này tại Điều 36 của Bộ luật Dân sự năm 2005
Từ khi điều 36 về quyền xác định lại giới tính của bộ luật dân sự năm
2005 ra đời, đã cho phép những người khuyết tật bẩm sinh về giới tính và
chưa định hình chính xác về giới tính được xác định lại giới tính của mình.
Việc ra đời của các quy định này được các nhà làm luật, các y bác sĩ những
người khuyết tật về giới tính, gia đình và cả cộng đồng đánh giá là một bước
phát triển mới đầy tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong pháp luật Việt Nam.
Thiết nghĩ, với ý nghĩa và vai trò to lớn của điều luật mang lại sẽ có hàng
trăm, hàng nghìn người tìm đến các cơ sở y tế để được xác định lại giới tính
của mình. Vì theo thống kê chưa đầy đủ của các y, bác sĩ, các chuyên gia
trong lĩnh vực giới tính thì ở Việt Nam hiện nay ước tính phải có khoảng
7.000 người có nhu cầu xác định lại giới tính, cứ 2.000 trẻ sinh ra thì có ít nhất
một trẻ có bất thường về giới tính trong khi đó hàng năm Việt Nam có khoảng
1,12 triệu trẻ mới sinh. Với tỉ lệ trẻ có khuyết tật về giới tính nói trên thì nhu
cầu xác định lại giới tính la không nhỏ.
Tiếp theo đó Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5-8-2008 của Chính phủ
quy định về xác định lại giới tính được ban hành. Theo đó, cá nhân chỉ được
quyền yêu cầu xác định lại giới tính khi cá nhân đó có khuyết tật bẩm sinh về

giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Như vậy, pháp luật Việt
Nam hiện nay chưa thừa nhận giới tính nào khác ngoài giới tính nam và nữ,
cũng chưa cho phép kết hôn đồng giới (Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình). Các
trường hợp không có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính đã được
định hình chính xác mà vẫn cố tình nhờ sự can thiệp của y học để chuyển đổi
giới nhằm thỏa mãn ý thích cá nhân hoặc nhằm mục đích trục lợi hoặc để trốn
tránh sự trừng phạt của pháp luật thì không được pháp luật cho phép. Vấn đề
nghỉ hưu của những người này vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể. Khoản 1,

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

14


Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

Điều 50 Luật Bảo hiểm quy định “Người lao động quy định tại các điểm a, b, c
và e khoản 1, Điều 2 của Luật này có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên
được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Nam đủ
60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi… Như vậy, việc giải quyết chế độ hưu trí đối với người
lao động trước kia là nữ giới, nay được pháp luật cho phép chuyển giới là nam
và ngược lại vẫn là vướng mắc cần giải quyết.
Theo một khảo sát thực tế của các chuyên gia pháp lý khi xây dựng nghị
định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 về xác định lại giới tính
thì ở Việt Nam trung bình cứ 10.000 người thì có một người có nhu cầu tìm lại
giới tính của mình. Tuy nhiên, trên thực tế tại các bệnh viện lớn, các cơ sở
khám chữa bệnh được phép can thiệp xác định lại giới tính cho biết có rất ít
trường hợp cá nhân đến xin xác định lại giới tính, con số này là rất nhỏ so với

tỉ lệ cần phải xác định.
Như vậy nghị định số 88/ 2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 về xác
định lại giới tính là một sự kiện cho thấy pháp luật công nhận sự hợp lý trong
nhu cầu chuyển đổi giới tính của một nhóm người khá lớn trong xã hội. Tuy
vậy chúng ta cũng thấy rằng sẽ có sự cản trợ từ phía xã hội trong qúa trình
thực hiện nghị định này bởi nhận thức của xã hội về vấn đề chuyển đổi giới
tính trong nhiều trường hợp là chưa đúng. Người có khuyết tật về giới tính vẫn
không được đối xử như người bệnh. Sự khó khăn là ở chỗ, trong xã hội vẫn
tồn tại một nhóm người không phải trai mà cũng không phải gái với nguyên
nhân không bắt nguồn từ cấu tạo không hợp lý trong cơ thể mà lại bắt nguồn
từ phía xã hội. Do môi trường sống, hoàn cảnh sống và tiểu sự bản thân…có
sự “lệch lạc” khiến cho một số người có phương pháp giao tiếp, hành động
khác người. Bởi vậy, nhiều người trong xã hội khi chứng kiến các hành động “
bất bình thường” kiểu “ ái nam ái nữ” của một người nào đó, họ nghĩ ngay đến
sự “ bệnh hoạn” với thái độ kì thị biểu hiện rõ rệt.

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

15


Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh

Một số vụ việc thực tiễn ở nước ta liên quan đến
vấn đề xác định lại giới tính:
Vụ việc thứ nhất, Người chuyển giới đầu tiên được cho phép xác định lại
giới tính và được công nhận ở Việt Nam đó là Phạm Lê Quỳnh Trâm có tên
ban đầu là Phạm Văn Hiệp.

Trâm sinh ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kinh tế gia đình khó khăn nên
từ nhỏ Trâm đã cùng cha mẹ di cư đến vùng kinh tế mới ở tỉnh Bình Phước
làm ăn sinh sống. Cô là người song tính với phần "con gái" lấn át hơn, nhưng
mang ngoại hình con trai nên từ lúc lọt lòng nên đã được gia đình "mặc định"
là con trai. Khi bước vào tuổi dậy thì, cô thấy cơ thể bắt đầu có những thay đổi
như một người phụ nữ, ngực cứ từ từ lớn dần. cô lo sợ và không dám nói
chuyện này với ai, chỉ biết giấu bằng cách ăn thật nhiều cho cơ thể mập lên để
không ai biết. Từ nhỏ Trâm học rất giỏi nên luôn được thầy cô và bạn bè yêu
mến. Mặc dù vậy, mang trong mình nỗi mặc cảm "nam không ra nam, nữ
không ra nữ" nên Trâm chỉ thui thủi đi học rồi lại về nhà đóng cửa một mình.

Năm 2006, với khao khát được sống với giới tính thật, Sau khi tiến hành
xét nghiệm y khoa cho thấy lượng hormone cũng như đặc điểm bộ phận sinh
dục của Trâm thiên về giới tính nữ nhiều hơn, các bác sĩ ở một bệnh viện tại
TP HCM đã tư vấn sang Thái Lan để làm phẫu thuật. Trâm đã quyết định nghỉ
học đi làm thêm đẻ dành dụm tiền qua Thái làm phẫu thuật chuyển giới
Trở về Việt Nam sau khi phẫu thuật xong, Trâm đã gửi đơn lên các cơ
quan chức năng để được chuyển đổi giới tính và thay đổi tên trong giấy tờ tùy
thân. Mặc dù gặp nhiều khó khăn vì từ trước đến giờ chưa có tiền lệ, song đến
Ngày 5/11/2009, UBND một thị trấn ở tỉnh Bình Phước đã ra văn bản số 5876
QĐ/UBND ghi rõ: cho phép Phạm Văn Hiệp được xác định lại giới tính từ
nam sang nữ và đổi tên thành Phạm Lê Quỳnh Trâm. Cuối cùng sau những nổ
SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú

16


Niên luận

GVHD: TS. Hồ Thị Vân Anh


lực không tưởng của bản thân Quỳnh Trâm đã tìm về đúng giới tính thật của
mình và được pháp luật và xã hội công nhận.
Có thể thấy đối với những trẻ em có giới tính lệch lạc nhưng biểu hiện ra
bên ngoài sớm thì có thể xác định lại ngay và sống một cuộc sống bình thường
ngay từ nhỏ. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp khi đến tuổi dậy thì họ
mới phát hiện ra được giới tính thật của mình không đúng với giới tính đã
được xác định từ trước, họ mặc cảm không dám nói với ai vì sợ xã hội sẽ xa
lánh họ. Khi pháp luật cho phép việc được xác định lại giới tính đã mở ra một
hướng đi mới cho nhóm người này, cho họ cơ hội để tìm về chính giới tính
thật của họ, được sống là chính mình, được tự do phát triển bản thân mà không
còn sợ sự phân biệt và kỳ thị của xã hội.
Vụ việc thứ hai, ngày 31 tháng 7 năm 2013 một em bé hơn ba tuổi đã
được Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM cấp “giấy chứng nhận y tế đã xác định
lại giới tính”.
Qúa trình phát hiện và xin xác nhận lại giới tính: ngày 3/2/2010 bé
N.K.B.M( được dấu tên) sinh ra tại Bệnh viện Hùng Vương như một bé trai,
có bộ phận sinh dục của bé trai nhưng sau đó phát hiện là không có tinh hoàn.
Được 3 tuổi thì bé được đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 để khám. Các bác sĩ
cho bé xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính và kết quả cho thấy giới tính của bé
M là nữ. Sau đó các bác sĩ đã phẫu thuật tạo hình bộ phận sinh dục cho bé trở
về hình dáng bên ngoài là một bé gái, và nộp hồ sơ đợi được chứng nhận lại
giới tính.
Qua vụ việc trên cho thấy sự cần thiết của việc phát hiện sớm tình trạng
mập mờ về giới tính của một người đặc biệt khi mới sinh ra sẽ giúp việc xác
định lại giới tính về mặt y học có kết quả tốt và tỉ lệ thành công cao và đồng
thời việc phát hiện sớm và đi xác định lại giới tính sớm sẽ thuận tiện hơn rất
nhiều về mặt pháp lý. không vướng mắc vào những thủ tục khác.

SVTH: Đinh Thị Cẩm Tú


17


×