Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 127 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN TIẾN HOÀN






CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC








HÀ NỘI - 2013




2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



NGUYỄN TIẾN HOÀN






CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC





Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Tiến Việt



HÀ NỘI - 2013



3




LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Nguyễn Tiến Hoàn












4
MỤC LỤC



Trang

TRANG PHỤ BÌA


Lời cam đoan


MỤC LỤC


Danh mục các bảng



MỞ ĐẦU
1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC NGUYÊN TẮC XỬ
LÝ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
9
1.1.
Khái niệm, những cơ sở và ý nghĩa của việc quy định các
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật
hình sự Việt Nam
9
1.1.1.
Khái niệm các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm
tội trong luật hình sự Việt Nam
10
1.1.2.
Những cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử lý người
chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
15
1.1.3.
Ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa
thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
19
1.2.
Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các nguyên tắc xử
lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt
Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi
ban hành Bộ luật hình sự năm 1999

21
1.2.1.
Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
21
1.2.2.
Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến
trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
26
1.3.
Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong
32


5
pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự một số nước
1.3.1.
Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong
pháp luật quốc tế
32
1.3.2.
Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong
pháp luật hình sự một số nước trên thế giới
41

Chương 2: NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NGƢỜI CHƢA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
47
2.1.

Nội dung các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm
tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
47
2.2.
Thực tiễn thi hành các nguyên tắc xử lý người chưa thành
niên phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
63
2.2.1.
Đánh giá thực trạng thi hành các nguyên tắc xử lý người chưa
thành niên phạm tội
63
2.2.2.
Những tồn tại trong thực tiễn thi hành và vướng mắc trong lập
pháp hình sự liên quan đến việc áp dụng các nguyên tắc xử lý
người chưa thành niên phạm tội
72

Chương 3: hoàn thiện pháp luật và những giải pháp bảo đảm thi hành
các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong
bộ luật hình sự việt nam hiện hành
78
3.1.
Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về các nguyên tắc
xử lý người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự
Việt Nam hiện hành
78
3.2.
Hoàn thiện về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
82

3.2.1.
Nhận xét chung
82
3.2.2.
Sửa đổi bổ sung các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
88


6
phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
3.3.
Những giải pháp bảo đảm thi hành các nguyên tắc xử lý
người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt
Nam hiện hành
89
3.3.1.
Xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên trách giải quyết án
người chưa thành niên phạm tội và nghiên cứu thành lập Tòa
án gia đình và người chưa thành niên
90
3.3.2.
Tăng cường xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành
niên phạm tội sang áp dụng biện pháp xử lý không chính thức
97
3.3.3.
Tăng cường các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với
người chưa thành niên phạm tội
101

kết luận

106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
109



7


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
1.1
So sánh độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một số nước
17
1.2
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người
18
2.1
Tương quan giữa tổng số vụ án đã xét xử trên toàn quốc
và tổng số vụ án có bị cáo là người chưa thành niên đã
xét xử trên toàn quốc giai đoạn từ năm 2007 đến năm
2012
64
2.2
Tương quan giữa tổng số bị cáo đã xét xử trên toàn quốc

với tổng số bị cáo là người chưa thành niên đã xét xử trên
toàn quốc giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012
65
2.3
Tương quan giữa tổng số bị cáo là người chưa thành niên
đã xét xử trên toàn quốc với tổng số người chưa thành
niên được miễn trách nhiệm hình sự từ năm 2007 đến
năm 2012
66
2.4
Các vụ án hình sự có bị cáo là người chưa thành niên và
kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
từ năm 2007 đến năm 2012
67
2.5
Các vụ án hình sự sơ thẩm có bị cáo là người chưa thành
niên và việc áp dụng biện pháp tư pháp của Tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2012
74



8
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước đây và hiện nay công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở
nước ta luôn được coi là sự nghiệp lớn của đất nước và dân tộc, được đúc kết
bởi tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục: Vì lợi ích mười năm phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Tiếp thu tư tưởng trên của

Người, Đảng và Nhà nước ta khẳng định: "Chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ
em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống
trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ,
tinh thần và đạo đức" [16], và trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng
ta cũng khẳng định lại: "Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học
tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em" [22]. Cho nên,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em
là một lĩnh vực chính sách đặc biệt - đều coi trẻ em - người chưa thành niên là
đối tượng bảo vệ, chăm sóc và quan tâm đặc biệt. Với quan điểm nhất quán
trong việc bảo vệ trẻ em, ngay từ khi Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm
1989 được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, Việt Nam là nước thứ hai
trên thế giới và là nước đầu tiên của Châu Á tham gia. Trên cơ sở đó, Nhà
nước ta đã thúc đẩy hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, trong
đó đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật, nhất
là những trường hợp người chưa thành niên phạm tội.
Xuất phát từ chính sách hình sự được ghi nhận trong Công ước về
quyền trẻ em năm 1989 là: "Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ cần
được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, kể cả bảo vệ thích hợp về mặt pháp lí trước
cũng như sau khi ra đời" [33]. Bộ luật hình sự hiện hành đã xây dựng một
chương riêng quy định đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm


9
tội. Quy định này dựa trên cơ sở phân tích về tâm, sinh lý đối với người chưa
thành niên. Đây là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tâm,
sinh lý, họ bị hạn chế về trình độ nhận thức cũng như về kinh nghiệm sống,
thiếu những điều kiện về bản lĩnh, tự lập, khả năng tự kìm chế chưa cao nên
họ dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm.
Do đó, pháp luật hình sự Việt Nam đã đặt ra những nguyên tắc riêng khi xử lý

hành vi phạm tội của người chưa thành niên, đó là những nguyên tắc cơ bản
có tính chất chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình khi xử lý người chưa thành
niên phạm tội cũng như phân loại mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự của
từng lứa tuổi. Theo đó, người chưa thành niên ngay cả khi trở thành chủ thể
của tội phạm thì việc bảo vệ các quyền và lợi ích của họ cũng được tôn trọng
và đặt lên hàng đầu, lấy mục đích xử lý giáo dục, phòng ngừa là chính, làm
sao để các em có thể quay lại trở thành công dân có ích.
Tuy nhiên, trước tình trạng chung hiện nay, tội phạm có xu hướng trẻ
hóa, tội phạm do người chưa thành niên ngày càng diễn biến phức tạp và gia
tăng, chiếm 15-18%. Hàng năm các cơ quan thi hành pháp luật bắt giữ, truy tố
hơn 115 nghìn người, trong đó có 16 - 18 nghìn trẻ vị thành niên [10].
Bên cạnh đó, một số quy định về nguyên tắc xử lý người chưa thành
niên phạm tội còn chưa cụ thể dẫn đến việc áp dụng các nguyên tắc này của
các cơ quan tiến hành tố tụng còn chưa thống nhất và triệt để như việc áp
dụng miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội, tình trạng áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa
thành niên còn phổ biến. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
năm 2012, Tòa án nhân dân các cấp đã tuyên phạt 286 bị cáo là người chưa
thành niên hình phạt tù có thời hạn (trong đó có 220 trường hợp cho hưởng án
treo) (bảng 2.4 - trang 56).
Do đó, nhằm bảo đảm thực hiện triệt để các nguyên tắc xử lý người
chưa thành niên phạm tội, thời gian qua, trên sách báo pháp lý và các công


10
trình nghiên cứu đã viết nhiều về người chưa thành niên phạm tội, ở việc phân
tích tình hình tội phạm do người chưa thành niên phạm tội và những giải pháp
đấu tranh, phòng ngừa hoặc ở các khía cạnh khác như trách nhiệm hình sự của
người chưa thành niên phạm tội; các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng
đối với người chưa thành niên phạm tội… mà chưa có một công trình nào đi

sâu vào nghiên cứu riêng biệt, độc lập và dưới góc độ pháp lý hình sự -
chuyên đề về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật
hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, ngày 19/6/2009, Quốc hội đã sửa đổi một số
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm
1999. Theo đó, Điều 69 Bộ luật hình sự được sửa đổi, bổ sung thêm nguyên
tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội đã được ghi nhận trong Công ước
về quyền trẻ em và các chuẩn mực quốc tế khác, đó là biện pháp giam giữ chỉ
được áp dụng cuối cùng khi không còn biện pháp thích hợp nào khác và trong
thời hạn ngắn nhất. Cụ thể, khoản 5 Điều 69 được bổ sung thêm nguyên tắc
chỉ đạo: "Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần
hạn chế áp dụng hình phạt tù" [58], để mở ra khả năng cho người chưa thành
niên phạm tội sớm tự cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho gia đình và
cộng đồng.
Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài "Các
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt
Nam" để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, ở các mức độ khác nhau đã có một số công trình khoa
học đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài này hoặc xem xét nó trong tương
quan là một phần, mục trong các giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận hoặc
đề cập chung khi nghiên cứu vấn đề trách nhiệm hình sự đối với người chưa


11
thành niên phạm hay vấn đề quyết định hình phạt hay dưới góc độ tội phạm
học - phòng ngừa tội phạm do đối tượng đặc thù này thực hiện…
Trước hết, về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công
trình sau: 1) PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, "Chương XVIII - Những đặc thù về
trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội", Giáo trình Luật
hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2001, tái bản

năm 2003, 2007 (Tập thể tác giả do GS. TSKH. Lê Cảm chủ biên); 2) TS.
Hoàng Văn Hùng, "Chương XVI - Trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội", Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 2000 (tập thể tác giả do GS. TS Nguyễn Ngọc Hòa chỉ biên); 3)
PGS. TS Trần Đình Nhã, "Chương XXIV - Trách nhiệm hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội", Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, 2003 (tập thể tác giả do GS. TS Võ Khánh Vinh chủ biên); 4)
GS. TS Nguyễn Xuân Yêm, "Chương 27 - Phòng ngừa các tội phạm do người
chưa thành niên gây ra", Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; 5) ThS. Trịnh Đình Thể, Áp dụng chính
sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, Nxb Tư pháp, Hà Nội,
2006; 6) TS. Vũ Đức Khiển, Bùi Hữu Hùng, Phạm Xuân Chiến, Đỗ Văn Hán,
Trần Phàn, Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, Nxb Pháp lý, Hà Nội,
1987; 7) ThS. Trần Đức Châm, Thanh, thiếu niên làm trái pháp luật - Thực
trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; v.v…
Bên cạnh đó, dưới góc độ khoa học cho thấy mới có một số công trình
ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nhưng dưới khía cạnh pháp lý hình sự hoặc
tội phạm học hay xem xét nội dung vấn đề trong tương quan với nhiều nội dung
khác như quyết định hình phạt, trách nhiệm hình sự người chưa thành niên:
1) Đào Thị Nga, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, 1997; 2) Trần Văn
Dũng, Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật


12
hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
2003; 3) Nguyễn Minh Khuê, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2007; 4) Lưu Ngọc Cảnh, Các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng
đối với người chưa thành niên phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ

sở thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sĩ Luật học,
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010; v.v…
Còn về các công trình dưới dạng bài viết đăng trên tạp chí khoa học
pháp lý có thể kể đến các công trình sau: 1) GS. TSKH Lê Cảm, TS. Đỗ Thị
Phượng, Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: Những khía cạnh
pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 20-10/2004; 2) TS. Trần Văn Dũng, Quyết định hình
phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Luật học, số
5/2000; 3) TS. Dương Tuyết Miên, Quyết định hình phạt đối với đối với
người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Luật học, số 4/2002; 4) TS. Trương
Minh Mạnh, Phân loại tội phạm với việc quy định trách nhiệm hình sự của
người chưa thành niên, Tạp chí Kiểm sát, số 8/2002; 5) TS. Trịnh Tiến Việt,
Những khía cạnh pháp lý hình sự về hình phạt và biện pháp áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13 (6), 14
(7)/2010; v.v…
Tuy nhiên, hiện nay trong khoa học luật hình sự Việt Nam vẫn chưa
có công trình nào đề cập một cách tương đối có hệ thống, đồng bộ và toàn
diện về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội và đặc biệt là ở
cấp độ một luận văn thạc sĩ đúng như tên gọi của đề tài - Các nguyên tắc xử lý
người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. Do đó, với tư
cách là một cán bộ ngành Kiểm sát - Cơ quan bảo vệ pháp luật, việc lựa chọn
đề tài này góp phần làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội, đồng thời đưa ra


13
những kiến nghị khả thi, tiến tới xây dựng một hệ thống chính sách pháp luật
và giải pháp nhất quán trong pháp luật và nhận thức về tội phạm người chưa
thành niên, về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên, qua đó nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội.

3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề pháp lý
cơ bản về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội như sau:
1) Khái niệm các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội;
2) Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các nguyên tắc xử lý
người chưa thành niên phạm tội từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến
trước khi có Bộ luật hình sự năm 1999;
3) Nghiên cứu, phân tích một số quy định về nguyên tắc xử lý người
chưa thành niên phạm tội và các lý luận về hình sự trong pháp luật quốc tế và
pháp luật hình sự một số nước trên thế giới;
4) Phân tích quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành về các
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội;
5) Phân tích, đánh giá tình hình thi hành các nguyên tắc xử lý người
chưa thành niên phạm trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 và rút ra
những tồn tại, hạn chế;
6) Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam,
cũng như các giải pháp bảo đảm thi hành các nguyên tắc xử lý người chưa
thành niên phạm tội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Các nguyên
tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam.


14
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là hệ thống các
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về các
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội; các quan điểm của Đảng

Cộng sản Việt Nam về pháp luật nói chung, chính sách hình sự nói riêng, đặc
biệt là các quan điểm, tư tưởng về cải tạo, giáo dục, phòng ngừa tội phạm đối
với người chưa thành niên, cũng như việc áp dụng các nguyên tắc xử lý người
chưa thành niên phạm tội trong nước và quốc tế.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự
như: phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học, phương pháp so sánh, đối
chiếu, phương pháp điều tra án điển hình để phân tích các giá trị tri thức khoa
học luật hình sự và luận chứng các vấn đề khoa học cần được nghiên cứu
trong luận văn này.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Xuất phát từ thực tiễn thi hành các nguyên tắc xử lý người chưa thành
niên phạm tội và qua nghiên cứu các quan điểm, chủ đạo của Đảng và Nhà
nước về việc xử lý người chưa thành niên phạm tội, chúng tôi lựa chọn đề tài
này với mong muốn làm rõ một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc xử lý
người chưa thành niên phạm tội; phân tích những quy định của Bộ luật hình
sự hiện hành về các nguyên tắc xử lý đối với đối tượng này. Trên cơ sở đó,
luận văn đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội ở khía cạnh lý luận, xây
dựng pháp luật và áp dụng trong thực tiễn.


15
Bên cạnh đó, luận văn có ý nghĩa là tài liệu tham khảo cần thiết cho
những nhà nghiên cứu pháp luật, sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành
pháp luật, đặc biệt là cán bộ trong các cơ quan tư pháp đang hoạt động thực
tiễn áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên, qua đó
góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo và phòng ngừa đối
tượng người chưa thành niên, một đối tượng đặc thù ở nước ta hiện nay.
6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về các nguyên tắc xử lý người chưa
thành niên phạm tội.
Chương 2: Nội dung các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn thi hành.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp bảo đảm thi hành
các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự
Việt Nam.




16
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ
NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

1.1. KHÁI NIỆM, NHỮNG CƠ SỞ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH
CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo đảm
quyền con người, lấy con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển, đặc
biệt là đối với trẻ em. Với đối tượng này, Đảng ta đã chỉ rõ:
Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến
lược, lâu dài, góp phần quan trọng cho việc chuẩn bị và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa -
Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho trẻ em là đầu
tư cho tương lai đất nước,… [23].
Thực tế, sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 55-CT/TW ngày

28/6/2000 của Bộ Chính trị khóa VIII, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả quan trọng:
Hệ thống pháp luật, chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em đã từng bước được hoàn thiện. Công tác quản lý Nhà
nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được tăng cường.
Việc huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện mục tiêu vì trẻ
em ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng
cho trẻ em được cải thiện đáng kể. Số trường đạt chuẩn quốc gia và
tỉ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ngày càng tăng; đã hoàn thành phổ
cập trung học cơ sở… [23].


17
Tuy nhiên, tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng tăng "hàng
năm có khoảng 18.000.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trong đó
15% phạm tội đặc biệt nghiêm trọng" [29]. Cũng như mọi chính sách pháp
luật khác của Nhà nước, pháp luật hình sự Việt Nam luôn coi người chưa
thành niên là đối tượng cần được bảo vệ, ngay cả khi các em là đối tượng vi
phạm gây nguy hiểm cho xã hội. Khi các em là chủ thể của tội phạm thì việc
xử lý các em phải tuân theo nguyên tắc bao trùm mang tính chất chỉ đạo thể
hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là lấy giáo dục làm nền
tảng, trọng tâm trong quá trình xử lý vụ án. Chính vì vậy, Bộ luật hình sự đã
quy định tại Điều 69, về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm.
1.1.1. Khái niệm các nguyên tắc xử lý ngƣời chƣa thành niên
phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kể từ khi
thành lập cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm sóc, bảo vệ
và giáo dục trẻ em, hệ thống pháp luật, chính sách, chăm sóc bảo vệ trẻ em đã
từng bước được hoàn thiện. Trẻ em được cộng đồng quan tâm, giáo dục và
bảo vệ trước hành vi xâm hại và ngay cả khi các em là chủ thể của tội phạm

thì pháp luật hình sự cũng dành cho các em sự quan tâm đặc biệt. Theo Bộ
luật hình sự, việc xử lý, giải quyết các vụ án do người chưa thành niên phạm
tội phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản. Đó là "Nguyên tắc xử lý người chưa
thành niên phạm tội" được quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự.
Trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên, tuy chưa có hệ thống hoàn
chỉnh các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội nhưng cũng đã có
một số nguyên tắc cơ bản được đề cập tại sách báo pháp lý hoặc văn bản
hướng dẫn nghiệp vụ cấp ngành. Ví dụ: Bản tổng kết 452-HS2 ngày
10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc xét xử đối với người
chưa thành niên phạm tội giết người, Chuyên đề sơ kết kinh nghiệm về việc
xét xử vụ án về người chưa thành niên phạm tội gửi kèm Công văn số 37-
NCPL ngày 16/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao


18
Kể từ khi có Bộ luật hình sự đầu tiên (Bộ luật hình sự năm 1985) và
cho đến Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi,
bổ sung một số điều năm 2009), các nguyên tắc này đã được pháp điển hóa và
hoàn thiện nhưng cho đến nay, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, các
sách, báo chuyên khảo hoặc công trình nghiên cứu mới chỉ phân tích các
nguyên tắc cũng như đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội chứ
chưa thấy được và chỉ ra khái niệm khoa học về các nguyên tắc xử lý người
chưa thành niên phạm tội.
Do vậy, ở trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi xin
đưa ra khái niệm về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
nhưng trước khi đưa ra khái niệm này, theo chúng tôi cần phải làm rõ những
đặc điểm đặc trưng của các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
như sau:
Thứ nhất, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội thể
hiện tính nhân đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Điều này được thể hiện

xuyên suốt trong các nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 69 Bộ luật hình sự
mà điển hình là nguyên tắc thứ hai - người chưa thành niên có thể được miễn
trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm
trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ
quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Đây là nguyên tắc thể hiện sự khoan
hồng, nhân đạo đặc biệt - miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội, nó phản ánh chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với
người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên,
khuyến khích họ lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo
nhanh chóng, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội.
Ngoài ra, các nguyên tắc về mục đích xử lý người chưa thành niên phạm tội,
về việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
đều thể hiện tính nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội.


19
Thứ hai, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong
pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện tính cụ thể, nhân văn. Điều này được thể
hiện ở chỗ không phải tất cả những người chưa thành niên phạm tội đều xử lý
bằng hình sự. Theo khoa học luật hình sự, tội phạm do người chưa thành niên
gây ra khi thỏa mãn năm điều kiện sau:
Một là, phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội;
Hai là, do người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với từng loại tội phạm và lỗi gây ra;
Ba là, có lỗi, riêng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải
có lỗi cố ý nếu phạm tội rất nghiêm trọng;
Bốn là, hành vi nguy hiểm cho xã hội do người chưa thành niên thực
hiện phải được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm
Năm là, người đó thực tế phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi các cơ
quan có thẩm quyền cân nhắc tính cần thiết phải xử lý bằng hình sự mà không

thể áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để quản lý, giáo
dục và phòng ngừa tội phạm.
Do vậy, bên cạnh việc xử lý hình sự người chưa thành niên phạm tội,
pháp luật hình sự nước ta còn quy định các biện pháp xử lý khác như miễn
trách nhiệm hình sự, áp dụng các biện pháp tư pháp v.v…
Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết vụ án có người chưa thành
niên phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng ngoài việc điều tra, xác minh sự
thật khách quan quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự còn phải "xác
định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm" [54], để từ đó đưa ra
biện pháp xử lý mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất cho người chưa thành
niên phạm tội hoặc kiến nghị phòng ngừa tội phạm. Khi áp dụng chế tài xử lý
đối với người chưa thành niên phạm tội, những người tiến hành tố tụng chỉ


20
được áp dụng hình phạt nếu thấy thực sự cần thiết và đặc biệt phải "hạn chế
hình phạt tù. Khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa
thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với
người đã thành niên phạm tội tương ứng" [54, Điều 69]. Điều này đòi hỏi
những người tiến hành tố tụng phải hiểu và đồng tình với quan niệm nhà tù là
lựa chọn cuối cùng để xử lý người chưa thành niên phạm tội. Và đương nhiên,
khi không phải lựa chọn một biện pháp nào để xử lý người chưa thành niên
phạm tội mới là điều tốt lành không là lý tưởng mà còn là những hành động
chiến lược lâu dài và rất cụ thể của tất cả chúng ta.
Thứ ba, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong
pháp luật hình sự Việt Nam đều nhằm mục đích giáo dục, tái hòa nhập cộng
đồng đối với người chưa thành niên phạm tội. Nhấn mạnh điều này, các nhà
làm luật đã quy định ngay tại nguyên tắc đầu tiên trong Điều 69 Bộ luật hình
sự - Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp

đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho
xã hội. Nó cho thấy các biện pháp áp dụng người chưa thành niên phạm tội
chủ yếu nhằm giáo dục họ thấy được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm, sự nghiêm minh của pháp luật và giúp đỡ họ trở thành công dân
có ích. Việc quy định án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi
chưa đủ 16 tuổi không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm
cũng thể hiện đặc điểm này, việc quy định như vậy đã tạo điều kiện để người
chưa thành niên có thể tái hòa nhập cộng đồng, phát triển lành mạnh về thể
chất và tinh thần, cũng như tránh mặc cảm tội lỗi của bản thân người chưa
thành niên và cái nhìn thiếu thiện cảm, dị nghị của xã hội đối với người đó
sau nay khi đã trở thành người thành niên.
Ngoài ra, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội phản
ánh tính hướng thiện của người chưa thành niên. Người chưa thành niên là đối
tượng chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất cũng như tâm, sinh lý nên họ dễ


21
bị lôi kéo, kích động vào hành vi phạm tội, tuy nhiên họ cũng dễ thay đổi, cải
tạo, trở thành người lương thiện và công dân có ích cho xã hội nếu được quan
tâm, giáo dục đúng phương pháp trong một môi trường sinh hoạt lành mạnh.
Nhận thức được điều này, các nhà làm luật đã quy định các nguyên tắc xử lý
người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự nhằm đề cao tính
hướng thiện, tự hoàn thiện bản thân của người chưa thành niên.
Thứ tư, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội hạn chế
sử dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc đối với người chưa thành niên
phạm tội. Người chưa thành niên phạm tội có thể được áp dụng biện pháp tư
pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn hoặc nếu bị áp dụng hình phạt thì chỉ
thực sự cần thiết, hạn chế hình phạt tù, không áp dụng hình phạt tù chung
thân, tử hình đối với người chưa thành niên. Điều này thể hiện không phải
mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm

hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được đặt ra khi nó thật sự cần
thiết và ngay cả khi người chưa thành niên phạm tội và bị truy cứu trách
nhiệm hình sự thì vẫn có khả năng không bị áp dụng hình phạt, thay vào đó
họ có thể áp dụng các biện pháp tư pháp nếu biện pháp này đủ tác dụng cải
tạo thành công dân có ích cho xã hội. Mặt khác, đối với người chưa thành
niên phạm tội, hình phạt không phải biện pháp răn đe, phòng ngừa chung
càng không phải là biện pháp trừng trị mà mục đích cuối cùng chỉ là giáo
dục, cải tạo họ thành công dân có ích mà với lứa tuổi, tâm sinh lý đang trong
quá trình hoàn thiện thì việc họ cần cả gia đình, nhà trường và xã hội có
trách nhiệm nâng đỡ, giáo dục, hoàn thiện nó trong môi trường thân thiện, tự
do thay vì chỉ có Cơ quan thi hành án hình sự hay chính quyền ủy ban nhân
dân cấp xã, phường.
Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể đưa ra một khái niệm hoàn
chỉnh về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội:


22
Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật
hình sự Việt Nam là những tư tưởng chủ đạo và là định hướng cơ bản thể
hiện chính sách hình sự và nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước đối với người
chưa thành niên phạm tội, qua đó góp phần cải tạo, giáo dục, giúp đỡ họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho gia
đình và xã hội.
1.1.2. Những cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử lý ngƣời
chƣa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
Nhà nước ta thừa nhận người chưa thành niên (trong đó bao gồm cả
người chưa thành niên phạm tội) là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù, cần
phải được sự bảo trợ của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng.
Sự bảo trợ đặc biệt này không chỉ khi người chưa thành niên là đối tượng của
sự xâm hại mà ngay cả khi họ là chủ thể của hành vi phạm tội.

Điều 65 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: "Trẻ em được gia đình, Nhà
nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục" [53].
Trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực, Nhà nước ta đã ban
hành nhiều quy định về tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội như
Nghị định số 60/CP của Chính phủ ngày 16/9/1993 quy định về bảo đảm các
nguyên tắc cơ bản của quyền trẻ em - như không được tra tấn hoặc đối xử tàn
tệ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; - Người chưa thành niên phạm tội không
được giam giữ chung với người thành niên; - Trong thời gian bị giam giữ các
em được giáo dục sửa chữa sai lầm, khuyết điểm được chăm sóc sức khỏe,
học văn hóa, học nghề, vui chơi giải trí, và được tiếp xúc người thân.
Tuy nhiên, văn bản pháp luật về người chưa thành niên trong thời kỳ
này vẫn còn không ít sơ hở, thiếu nhất quán. Một trong những thiếu sót đó là
các văn bản luật và dưới luật còn lạc hậu, chồng chéo hoặc chậm được ban
hành cho phù hợp với tình hình, dù đã có nhiều nghị quyết, văn bản của Đảng,


23
Nhà nước chỉ đạo, xác định nhưng những căn cứ pháp lý quy định trách
nhiệm của các chủ thể thực hiện công tác phòng ngừa người chưa thành niên
phạm tội vẫn còn chưa rõ ràng; hoặc nếu có xác định thì còn chung chung,
trùng lặp, chưa rõ ràng, rằng buộc trách nhiệm cụ thể. Đó là lỗ hổng của pháp
luật, mặt khác cũng vô tình gây khó khăn cho khâu thực hiện.
Trước tình hình cấp thiết đó, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật hình sự
năm 1999 và tiếp đó là luật sửa đổi bổ sung luật hình sự năm 2009 hoàn thiện
các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội, khắc phục những thiếu
sót trên.
Cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội này chính là những căn cứ riêng thể hiện nội dung cơ bản và lợi ích
xã hội tương ứng của chính sách hình sự về người chưa thành niên, đồng thời
phản ánh quy luật phát triển khách quan tác động đến quá trình hình thành các

nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội có khả thi, có căn cứ và đảm
bảo sức thuyết phục nhằm đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện. Từ khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra
những cơ sở của việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên
phạm tội như sau:
Căn cứ thứ nhất, việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành
niên phạm tội phải dựa trên các tư tưởng pháp lý tiến bộ được thừa nhận
chung của nền văn minh nhân loại.
Nền văn minh nhân loại, tư tưởng tiến bộ ấy được đúc kết trong Công
ước quốc tế về quyền trẻ em, Quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng
pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) và chính sách về
người chưa thành niên của từng quốc gia. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu
tiến bộ đó, Nhà nước ta đã thúc đẩy hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ
quyền trẻ em, trong đó đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng trẻ em vi


24
phm phỏp lut, m c th B lut hỡnh s ó quy nh v cỏc nguyờn tc x
lý ngi cha thnh niờn phm ti, ú l nhng nguyờn tc cú tớnh ch o,
xuyờn sut trong quỏ trỡnh gii quyt v ỏn do ngi cha thnh niờn phm
ti; hay nh da vo cỏc iu kin kinh t - chớnh tr, vn húa - xó hi, lch s -
truyn thng ca t nc cú s tham kho, nghiờn cu cỏc quy nh ca
phỏp lut hỡnh s nc ngoi chỳng ta xõy dng nờn tui chu trỏch nhim
hỡnh s (xem bng 1.1).
Bng 1.1: So sỏnh tui chu trỏch nhim hỡnh s ca mt s nc
Quc gia
Tui chu
trỏch nhim
hỡnh s
Quc gia

Tui chu
trỏch nhim
hỡnh s
Quc gia
Tui chu
trỏch nhim
hỡnh s
Anh - X Wales
10
c
14
Namibia
10
Angiờri
13
Hi lp
13
H Lan
12
Anụra
16
Hụnurỏt
12
Niu Dilõn
10
chentina
16
Hồng Kông
16
Bắc Ailen

10
cmờnia
14
Hunggary
14
Na Uy
15
xtrâylia
10
Aixơlen
15
Philíppin
9
o
14
n Độ
7
Ba Lan
13
Adécbaidan
14
Irắc
9
Bồ Đào Nha
16
Bácbađốt
7
Ailen
12
Rumani

16
Bêlarút
14
Ixraen
13
Nga
14
Bỉ
16
Italia
14
Xan Mariô
12
Bôxnia
14
Giamaica
7
Nhật Bản
14
Bulgari
14
Kadắcxtan
14
Xcốtlen
8
Canađa
12
Kênya
7
Xênêgan

13
Đảo Xâyman
8
Hàn Quốc
14
Xingapo
7
Chilê
16
Côoét
7
Xlôvakia
15
Trung Quốc
14
Látvia
16
Xlôvênia
14
Côlômbia
18
Libăng
12
Nam Phi
10
Côxta Rica
12
Li Bi
8
Tây Ban Nha

14
Cuba
16
Lithuania
14
Thụy Sĩ
7
Síp
7
Luychxămbua
18
Tandania
15
Cộng hòa Séc
15
Maxêđônia
14
Thái Lan
7


25
§an M¹ch
15
Malaixia
10
T«g«
15
£cua®o
12

Manta
9
Trini®¸t
7
Ai CËp
15
M«ritiót
14
Thæ NhÜ Kú
12
Ext«nia
16
Mªhic«
6
Ucraina
14
PhÇn Lan
15
M«n®«va
16
Hoa Kú
6 +/N
Nguồn: Neal Hazel (2008), So sánh giữa các quốc gia về tư pháp
người chưa thành niên, Ủy ban Tư pháp thanh thiếu niên của Anh và Xứ
Wales-YJB, www.yjb.gov.uk.
Cơ sở thứ hai, việc quy định các nguyên tắc xử lý người chưa thành
niên phạm tội dựa trên những luận chứng khoa học thể hiện sự kết hợp hài
hòa giữa khoa học pháp lý với các ngành khoa học khác. Trước xu thế tất yếu
về hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, khi
tình trạng tội phạm trong nước ngày càng trẻ hóa, tội phạm do người chưa

thành niên thực hiện ngày càng diễn biến phức tạp thì việc quy định các
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội cần phải có được ba tiêu chí
cơ bản - khách quan, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục. Chính sách hình
sự về người chưa thành niên phạm tội nói chung và nguyên tắc xử lý người
chưa thành niên phạm tội nói riêng không thể là một mục đích tự thân vận
động nên để cho những vấn đề trên đạt được ba tiêu chí trên thì nhất thiết
chúng ta phải ứng dụng các thành tựu khoa học khác như khoa học về tâm lý,
sinh lý về người chưa thành niên, xã hội học về người chưa thành niên. Ví dụ:
Qua nghiên cứu về tâm lý học con người, một tác giả của Việt Nam đã tổng
kết về sự hình thành và phát triển nhân cách con người qua bảng 1.2.
Bảng 1.2: Sự hình thành và phát triển nhân cách con người
Lứa tuổi
Hoạt động
chủ đạo
Đặc trƣng tâm lý
Nét "trội" trong mục
tiêu cần chú ý giáo dục
Giai
đoạn
Thời kỳ
Tuổi
học
sinh
Nhi đồng
từ 6 - 7 tuổi
đến 11 - 12
tuổi
Học tập và
phát triển
trí tuệ

- Lĩnh hội nền tảng của tri
thức và phương pháp, công
cụ nhận thức.
- Ham tìm tòi, khám phá.
- Phương pháp học tập
và phẩm chất trí tuệ.
- "Lẽ phải".
- Sử dụng công cụ nhận

×