ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THU HƢƠNG
CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
Chun ngành: Luật hình sự
Mã số: 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Khắc Hải
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thu Hƣơng
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng, Biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÁC TỘI
XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ..............................7
1.1.
Ý nghĩa của việc điều chỉnh hành vi xâm phạm đến chế độ hơn nhân
và gia đình bằng các quy phạm pháp luật hình sự ........................................7
1.2.
Lịch sử hình thành và phát triển của các quy pháp pháp luật hình sự
về các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình......................................11
1.2.1.
Từ thời kỳ phong kiến đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945....................11
1.2.2.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay ......................................17
1.2.3.
Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho đến nay .......21
1.3.
Kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới về các tội xâm
phạm chế độ hôn nhân và gia đình ..............................................................25
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ
CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999..............................................32
2.1.
Thực trạng pháp luật của các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và
gia đình .......................................................................................................32
2.1.1.
Khái niệm các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình.........................32
2.1.2.
Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình .....35
2.1.3.
Các tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 1999 .................................37
2.2.
Thực tiễn xét xử Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình....................54
2.3.
Những tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả áp
dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ....58
2.3.1.
Những tồn tại, hạn chế ................................................................................58
2.3.2.
Các nguyên nhân cơ bản .............................................................................60
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................61
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI XÂM
PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ......................................62
3.1.
Ý nghĩa của việc hồn thiện pháp luật hình sự về Các tội xâm phạm
chế độ hơn nhân và gia đình Việt Nam .......................................................62
3.2.
Một số kiến nghị hồn thiện các quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 .....64
3.3.
Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
trong Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình ..........................................................................................72
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................81
KẾT LUẬN ..............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................85
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1. Bảng
Bảng 2.1.
Số vụ án/ Số bị cáo xét xử sơ thẩm qua các năm 2005-2012...........55
Bảng 2.2.
Tỷ lệ số vụ án xét xử sơ thẩm về các tội xâm phạm chế độ hơn
nhân và gia đình trong tổng số tội phạm các năm 2005-2012 .............56
Bảng 2.3.
Tỷ lệ xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm chế độ hơn và gia đình
các năm 2005-2012 ..........................................................................57
2. Biểu đồ
Biểu đồ 2.1.
Số vụ án/ Số bị cáo xét xử sơ thẩm qua các năm 2005-2012...........55
Biểu đồ 2.3.
Tỷ lệ xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm chế độ hôn và gia đình
các năm 2005-2012 ..........................................................................58
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định: “Gia đình là tế bào
của xã hội, có vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới,
nền kinh tế mới, con người mới" và liên tục trong các Nghị quyết Đại hội VII,
VIII, IX đều đề cập đến vị trí, vai trị của gia đình trong sự nghiệp xây dựng
và phát triển đất nước, đến Đại hội X của Đảng thì vị trí, vai trị của gia đình
lại được xác định cụ thể và rõ ràng hơn: “Phát huy giá trị truyền thống của gia
đình Việt nam, thích ứng với những giá trị của q trình cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự
là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là mơi trường quan
trong hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và
phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Gia đình với ý nghĩa “hạt nhân” của xã hội có vai trị duy trì những giá
trị văn hóa, đạo đức của mỗi cộng đồng, góp phần xây nên văn hóa, đạo đức
cả xã hội. Cha ông ta cho rằng: “Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân” (mỗi
gia đình làm điều nhân thì cả nước sẽ vươn tới điều nhân). Một nhà tư tưởng
phương Tây khẳng định: gia đình khó phá bỏ hơn quốc gia, có nghĩa là khơng
thể phá bỏ gia đình, nếu gia đình tan rã thì nhân loại sụp đổ. Gia đình là mơi
trường lành mạnh ni dưỡng, giáo dục nhân cách con người, tạo nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do vậy, việc nhận thức
đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về vai trị, vị trí của gia đình vẫn là vấn đề đặt ra
thường xuyên đối vận mệnh phát triển của một dân tộc, một đất nước.
Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển nền kinh tế thị trường có ảnh
hưởng không nhỏ tới thiết chế hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, tội phạm trong
1
lĩnh vực hơn nhân và gia đình ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp trong
thực tiễn cuộc sống. Đây là tiếng chuông báo động về lối sống lệch lạc, nhân
cách bị biến dạng của một bộ phận người trong xã hội, làm lung lay nền tảng
gia đình vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tội phạm trong lĩnh vực
này còn kéo theo một loạt các loại tội phạm nghiêm trọng khác, ảnh hưởng
xấu đến trật tự xã hội, đến pháp chế xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu cấp thiết là
phải nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm thuộc nhóm
này, góp phần thực hiện chính sách pháp luật hình sự trong thực tiễn.
Việc lựa chọn “Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong
Bộ luật Hình sự năm 1999” làm đề tài nghiên cứu luận văn, tác giả sẽ góp
phần làm sáng tỏ q trình hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật
hình sự, những vấn đề lý luận, thực tiễn xét xử, hoàn thiện pháp luật và các
giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định trong Bộ luật Hình sự năm
1999 về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
2. Tình hình nghiên cứu
Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình được quy định tại
Chương XV – Bộ luật Hình sự năm 1999. Từ trước cho đến nay, đã có khá
nhiều cơng trình nghiên cứu về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
dưới những góc độ khác nhau như sau:
- Tìm hiểu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và các tội
phạm tối với người chưa thành niên phạm tội, Nguyễn Ngọc Điệp (2000),
Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
- Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng các quy định tại chương Các tội
xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong Bộ luật Hình sự năm 1999,
Trịnh Tiến Việt, Tạp chí Khoa học pháp lý số 01 năm 2003.
- Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (Phần các tội phạm) Tập III –
Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; Xâm phạm chế độ hơn
nhân và gia đình, Đinh Văn Quế (2004), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
2
- Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình – một số khía cạnh
pháp lý hình sự và tội phạm học, Quản Thị Ngọc Anh (2005), Luận văn thạc
sỹ luật học.v.v...
Các cơng trình nghiên cứu trên cũng đã cung cấp cho bạn đọc những
kiến thức căn bản về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Tuy
nhiên, mới chỉ nghiên cứu ở từng khía cạnh của vấn đề, mà chưa đi sâu
nghiên cứu tổng thể từ lịch sử, lý luận cho đến thực tiễn và hồn thiện. Chính
vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và
gia đình trong Bộ luật Hình sự năm 1999.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ nhận thức – khoa học
về lịch sử hình thành và phát triển, những vấn đề lý luận và thực tiễn về Các tội
xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Trên
cơ sở đó có cái nhìn rõ nét hơn, để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình,
góp phần vào chính sách đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Về mặt lý luận: Nghiên cứu làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của
các quy phạm pháp luật hình sự về Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia
đình. Làm rõ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý trên cơ sở tổng thể Chương XV
– Bộ luật Hình sự năm 1999 và từng tội cụ thể thuộc chương. Trên cơ sở đó,
có sự đối chiếu, so sánh với các quy định tương ứng trong Bộ luật hình sự
một số nước trên thế giới.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn xét xử các tội và chỉ ra những
3
tổn tại, hạn chế, để từ đó chỉ ra được các nguyên nhân cơ bản trong việc áp
dụng pháp luật. Trên cơ sở, đề ra phương hướng và các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình, tăng cường hiệu
quả đấu tranh phịng ngừa và chống các tội phạm thuộc nhóm này.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các quy phạm pháp luật tương ứng với Các tội
xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong lịch sử lập pháp qua các thời kỳ
lịch sử; những quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới có
điểm tương đồng với Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong Bộ
luật Hình sự Việt Nam.
Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu số liệu của thực tiễn xét xử của Các tội
này từ năm 2005 – 2010 trên toàn quốc.
3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận văn
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lịch sử lập
pháp, lý luận và thực tiễn về Các tội phạm xâm phạm chế độ hơn nhân và gia
đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 và các văn bản hướng dẫn dưới góc độ
luật hình sự. Đồng thời đề cập đến những quy định của pháp luật có liên quan,
hỗ trợ cho quá trình giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu trên.
Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực tiễn xét xử, áp dụng
pháp luật hình sự về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ
luật Hình sự năm 1999 giai đoạn 2005-2010.
4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh cũng như những chính sách quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta trong cơng cuộc đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm nói chung,
các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình nói chung.
Luận văn trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các chuyên ngành
4
khoa học pháp lý khác như: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử
Nhà nước và pháp luật, tội phạm học, xã hội học, triết học, những luận điểm
khoa học trong các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học luật hình sự
được đăng trên sách báo tạp chí chuyên ngành, sách chuyên khảo...
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phân tích, so
sánh, thống kê, tổng hợp...
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Đây là đề tài khoa học đầu tiên trong khoa học luật hình sự Việt Nam
nghiên cứu một cách có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong Bộ luật hình
sự năm 1999.
Điểm mới của luận văn bao gồm:
- Hệ thống, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình; Đối chiếu, so sánh với các quy định có tính tương đồng
trong Bộ luật hình sự của một số nước trên thế giới.
- Chỉ ra những tồn tại, hạn chế của quá trình sáng tạo pháp luật và áp
dụng pháp luật về các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong Bộ
luật hình sự năm 1999; chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này.
- Đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về Các tội
xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999, nâng
cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong lĩnh vực này, góp
phần nâng cao hiệu quả triển khai chính sách pháp luật hình sự nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Đây là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống và
tồn diện những vấn đề lý luận về lịch sử hình thành và phát triển, khái niệm,
các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và
5
gia đình, góp phần vào q trình nhận thức khoa học, triển khai tốt chính sách
hình sự trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở có cái nhìn tổng quan về lịch sử của vấn
đề và so sánh với các tội phạm có điểm tương đồng với Các tội xâm phạm chế
độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới. Với
nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó đề xuất hướng nâng
cao hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm trong lĩnh
vực hơn nhân và gia đình nói riêng, tội phạm nói chung, củng cố và duy trì
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn được chia làm ba chương với kết cấu như sau:
Chương 1. Nhận thức chung về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình.
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử các tội xâm phạm
chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự 1999.
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện các tội xâm phạm chế độ hơn
nhân và gia đình.
6
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC CHUNG
VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.1. Ý nghĩa của việc điều chỉnh hành vi xâm phạm đến chế độ hơn
nhân và gia đình bằng các quy phạm pháp luật hình sự
Gia đình là nền tảng của mọi xã hội, là cái nơi ni dưỡng và hình
thành nên nhân cách của mỗi con người, một gia đình hạnh phúc, êm ấm, hòa
thuận sẽ là cơ sở cho sự phát triển toàn diện của mỗi thành viên trong gia đình
đó. Gia đình gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hơn
nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ ni dưỡng. Gia đình có lịch sử từ rất
sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những
ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển kinh tế; gia đình vừa là điểm xuất phát, vừa là
điểm trở về của mọi chính sách pháp luật. Do vậy, để chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, phát huy những giá trị tích
cực, trước hết cần phải nâng cao tăng cường những giá trị đạo đức và
truyền thống của từng gia đình, thiết chế hiệu quả giám sát chặt chẽ giữa
các thành viên trong gia đình với nhau, nâng cao ý thức pháp luật của từng
thành viên cũng là ý thức của từng công dân trong xã hội, tránh, tiến tới
loại trừ mầm mống của tệ nạn xã hội.
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiệm vụ phát triển
nguồn nhân lực có tri thức, có cơng nghệ cao là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Phát triển con người, là phát triển từng thành viên trong gia đình trên nền tảng
tư tưởng, đạo đức, lối sống tôn trọng và yêu thương lẫn nhau-những yếu tố
7
thuộc tinh hoa của truyền thống dân tộc, của dòng họ, của gia đình những giá
trị cơ bản của văn hóa Việt Nam.
Hơn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và
một người đàn bà được gọi là vợ một cách hợp pháp. Hôn nhân phải trên cơ
sở tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, thủy chung, gắn bó yêu thương
nhau mới là nền tảng vững chắc của gia đình.
Tuy nhiên, trong xã hội xưa và nay, những hành vi xâm phạm đến mối
quan hệ hơn nhân, quan hệ gia đình vẫn diễn ra. Từ những hành vi cản trở hôn
nhân hoặc cưỡng ép kết hôn xâm phạm đến quyền kết hôn, ly hôn của người
khác, đến khi hôn nhân đã được xác lập, tuy nhiên do q trình tha hóa về
nhân cách, dẫn đến hành vi ngoại tình xâm phạm đến chế độ một vợ một
chồng tiến bộ. Trong xã hội hiện đại, mặc dù độ tuổi kết hôn của nam và nữ
đã được quy định rõ ràng cụ thể trong Luật hơn nhân và gia đình năm 2000,
nhưng vì những mục đích cá nhân, hoặc vì kém hiểu biết mà hành vi tổ chức
tảo hôn, tảo hôn vẫn tái diễn, ảnh hưởng đến sự phát triển hồn thiện của
giống nịi, bởi lẽ những ông bố, bà mẹ trẻ khi chưa phát triển đầy đủ về tâm
sinh lý sẽ khó có thể đảm bảo được điều kiện nuôi dạy con trẻ. Đặc biệt hơn
nữa, hành vi giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh, chị em
cùng huyết thống là hành vi vi phạm đạo đức bị xã hội lên án kịch liệt, nó ảnh
hưởng xấu đến nhận thức của những thế hệ đi sau, đến thuần phong mỹ tục
của dân tộc, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của giống nịi.
Bên cạnh đó, có những hành vi cũng đáng lên án và cần có một hình
thức xử lý nghiêm khắc khi con ngược đãi bố mẹ, cháu ngược đãi ơng bà,
người có cơng ni dưỡng mình khơn lớn và ngược lại; từ chối hoặc trốn
tránh việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng.... Nền
tảng duy trì gia đình là sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến nhau của từng
thành viên, ngồi việc xâm hại đến mối quan hệ tốt đẹp vốn có của gia đình,
8
biểu hiện của nhân cách xấu, nó cịn xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, sức
khỏe, thậm chí là tính mạng của người bị xâm hại.
Chế độ hôn nhân và gia đình được bảo vệ bằng các thiết chế xã hội,
bằng các biện pháp đạo đức và bằng cả các biện pháp pháp luật. Trước tiên là
bằng các thiết chế pháp luật hành chính, tiếp đó khi hành vi nguy hiểm đáng
kể cho xã hội thì phải có biện pháp nghiêm khắc nhất, đủ sức răn đe và phòng
ngừa tội phạm chung. Trên cơ sở đó, chế độ hơn nhân và gia đình được nhà
nước ta bảo vệ bằng pháp luật hình sự, cụ thể hóa bằng các điều luật trong Bộ
luật hình sự năm 1985, năm 1999.
Ví như vụ án cha đẻ Ngân Văn Túp (54 tuổi, trú tại xã Trung Thượng,
huyện Quan Sơn, Thanh Hoá), vừa bị tuyên phạt 1 năm tù về tội loạn luân.
Nạn nhân chính là con gái thứ hai của người đàn ông này với vợ. Hành vi mất
nhân tính của Túp chỉ bị đưa ra ánh sáng khi dân bản Khạn làm đơn tố cáo tới
cơ quan chức năng. Theo cáo trạng của viện kiểm sát nhân dân huyện Quan
Sơn, suốt từ cuối năm 2004 đến khoảng tháng 5/2011, Ngân Văn Túp (SN
1958, trú tại bản Khạn, xã Trung Thượng, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh
Thanh Hoá) đã thường xuyên ngủ với con gái ruột của mình là chị Ngân T.
M. (SN 1983, cùng trú tại bản Khạn, xã Trung Thượng, là con gái thứ 2 của
ông Túp với vợ) như vợ chồng.
Phát hiện hành vi bất chính của Túp, dân bản đã nhiều lần khuyên can
nhưng ông này không nghe, vẫn tiếp tục ngựa quen đường cũ. Nhiều năm trôi
qua, đến ngày 26/8/2011, Ban quản lý bản Khạn đã quyết định làm đơn tố
giác hành vi đồi bại của Ngân Văn Túp đến Cơ quan cảnh sát điều tra công an
huyện Quan Sơn. Ngày 15/3/2012 Tòa án nhân dân huyện quan Sơn đã tuyên
phạt Ngân Văn Túp 1 năm tù giam về tội "Loạn luân". Cũng theo kết quả điều
tra, Ngân Văn Túp là người hồn tồn bình thường, khơng có biểu hiện bệnh
lý, có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Đối với Ngân T. M., tuy
9
đồng ý quan hệ tình dục với cha đẻ của mình, nhưng xét về ý thức chủ quan,
các lần quan hệ tình dục, M. là người bị động, do ơng Túp chủ động "địi hỏi".
Vì vậy, Ngân T.M. được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chỉ qua trường hợp trên đây, có thể thấy được các hành vi xâm phạm
đến chế độ hơn nhân và gia đình mặc dù có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội khơng lớn, nhưng đối với truyền thống, đạo đức của dân tộc là
nghiêm trọng. Có thể thấy sức ảnh hưởng ghê gớm của những hành vi như
thế đến đời sống xã hội, ý thức của những người trong cuộc và cả những
người xung quanh. Ảnh hưởng xấu đến ý thức của một bộ phận không nhỏ
trong xã hội, dường như là vơ hình nhưng lại len lỏi đến từng ngóc ngách tâm
hồn của mỗi một con người. Nếu không khéo léo điều chỉnh thì tâm hồn, nhân
cách bị tha hóa sẽ khiến cho con người đó suy nghĩ và hành động khơng theo
lối sống tốt đẹp, mà lệch lạc, thậm chí cịn trở thành tội phạm trong tương lai.
Do đó, việc điều chỉnh các hành vi xâm phạm đến chế độ hơn nhân và gia
đình bằng các quy phạm pháp luật hình sự thật sự có ý nghĩa trong việc phịng
ngừa và chống loại tội phạm trong lĩnh vực này. Một lần nữa cần khẳng định,
giá trị của gia đình, của hôn nhân hạnh phúc là giá trị bền vững mà bất cứ một
xã hội phát triển, một xã hội văn minh cần hướng tới và bảo vệ.
Tương ứng với từng giai đoạn lịch sử phát triển của xã hội, các hành vi
xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình đã được điều chỉnh ở mức độ khác
nhau và có khơng ít các quy phạm pháp luật hình sự được áp dụng đối với các
hành vi này như trong Bộ luật Hồng Đức hay Bộ luật Gia Long – những bộ luật
điển hình cho thời kỳ phong kiến mà giá trị của nó vẫn cịn mang tính thời đại
cho đến ngày nay. Không chỉ ở Việt Nam chúng ta, mà pháp luật hình sự các
nước trên thế giới cũng dành sự quan tâm đến việc bảo vệ quan hệ hơn nhân và
gia đình khỏi sự xâm hại của tội phạm. Do đó, việc nghiên cứu q trình hình
thành và phát triển cũng như là kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế
10
giới trong các phần dưới đây là cần thiết để thấy được vị trí nền tảng của gia
đình của hơn nhân trong bất cứ một xã hội nào.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của các quy pháp pháp luật
hình sự về các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình
1.2.1. Từ thời kỳ phong kiến đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng được chính quyền
phong kiến thời kỳ này quan tâm. Do ảnh hưởng của Nho giáo mà pháp luật
của Nhà nước quân chủ Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống pháp
luật phong kiến Trung Quốc, ở một chừng mực nhất đình thì khơng phải là
mơ phỏng hồn tồn.
Năm 1010, Lý Cơng Uẩn lên ngơi hồng đế, đặt niên hiệu là Thuận
Thiên, lập nên nhà Lý. Việc soạn thảo và ban bố pháp luật được chú trọng.
Cụ thể, năm 1042 vua Lý Thái Tơng đã ban hành bộ Hình thư có 3 tập với
tư cách là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam. Nhưng đáng tiếc đến
nay bộ luật đó khơng cịn, nên chúng ta khơng có điều kiện để tìm hiểu về
nội dung của các điều luật trong đó. Bởi theo Lịch triều hiến chương loại
chí của Phan Huy Chú, trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước ta (1407-1427),
họ đã thu nhiều sách quý của nước ta và trong đó có Bộ hình thư đã được
đem về Kinh Lăng, Trung Quốc.
Tuy, qua nghiên cứu một số chiếu do vua Lý ban bố mà đến nay sử
sách còn lưu giữ, có thể biết đến một số quy phạm về hơn nhân-gia đình
như [35, tr26]:
Chiếu năm 1042 quy định, kẻ nào ban đêm vào nhà gian dâm với vợ
người ta thì bị chủ nhà đánh chết mà khơng bị tội. Chiếu năm 1128, cấm gia
nơ và lính của quan lấy con gái của dân. Chiếu năm 1130, buộc con gái của
các quan phải ưu tiên đưa vào tiến cung, chưng nào không trúng tuyển mới
được phép lấy chồng...
11
Theo các tác giả Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh, dưới thời
nhà Lý cũng đã có quy định về các tội thập ác [33, tr5]. Trong đó, đương
nhiên là có các quy định về tội phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình như:
Ác nghịch: đánh giết ơng bà, cha mẹ; Bất hiếu: chửi mắng ông bà, cha mẹ;
Bất mục: mưu giết người hay bán người thân; Nổi loạn: thông dâm với
người trong họ.
Mặc dù trong một thời gian dài trước đó đất nước ta bị Trung Hoa
phong kiến xâm lược, nhưng pháp luật hình sự Việt Nam với những giá trị
của nó vẫn giữ được những bản sắc riêng có của mình, mà những quy định
mang tính nhân văn vẫn còn được ghi nhận trong Bộ luật sau này của nước ta.
Năm 1428, sau khi đánh tan quân phong kiến xâm lược nhà Minh,
giành lại độc lập cho Tổ quốc, Lê Lợi lên ngơi hồng đế, lấy hiệu là Lê Thái
Tổ. Nhà Lê trị vì được hơn ba thế kỷ. Trải qua một thời gian dài nhưng hầu
như các luật lệ quan trọng chủ yếu được ban hành vào thời cực thịnh của triều
Lê khoảng 70 năm đầu từ năm 1428-1497. Đến khi Lê Thánh Tông lên ngôi
(1460-1497), hoạt động lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói riêng được
phát triển và hoàn thiện nhất trong toàn bộ lịch sử tồn tạo của chế độ phong
kiên Việt Nam với sự ra đời của Quốc triều hình luật (cịn gọi là Bộ luật Hồng
Đức) vào năm 1438 và Hồng Đức thiện chính thư (văn bản này chứa đựng
một số quy phạm pháp luật hình sự) ban hành dưới thời nào đến nay vẫn chưa
rõ. So với Bộ luật nhà Đường, Bộ luật Hồng Đức chứa đựng nhiều điều hơn
và một số nội dung mà Bộ luật nhà Đường không có.
Bộ luật Hồng Đức được chia làm 6 quyển, 13 chương với 722 điều.
Quan điểm pháp trị của Nho giáo được thể hiện qua hệ thống ngũ hình cổ
điển mà Bộ luật quy định, với các hình phạt dã man (xuy, trượng, đồ, lưu và
tử). Hình phạt tử hình được áp dụng cho các tội thuộc thập ác, trong đó các tội
xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình chiếm phần không nhỏ. Song song với
12
đó, Bộ luật cịn chứa đựng quan điểm nhân trị, một đặc điểm chung của các
hệ thống pháp luật cổ phương Đông. Đối với một số hành vi xâm phạm đến
mối quan hệ gia đình mà Bộ luật quy định là tội phạm, ngày nay chúng ta chỉ
coi là vi phạm đạo đức như: “Tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha
mẹ dạy bảo; nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, vui
chơi ăn mặc như thường; nghe tang ông bà, cha mẹ mà giấu, khơng cử ai (tổ
chức tang lễ); nói dối là ông bà cha mẹ chết” bị khép vào tội Bất hiếu. “Gian
dâm với người trong họ từ hàng tiểu công trở lên, cùng nàng hầu của ông
cha” bị xem là phạm tội Nội loạn [25, tr37].
Riêng các quy định tương ứng với các tội xâm phạm chế độ hơn nhân
gia đình, trong Bộ luật Hồng Đức (hay cịn gọi Quốc triều hình luật) ngồi
việc quy định trong nhóm các tội thập ác tại Điều 2, thì cịn có hẳn một
chương. Chương Hộ hơn, với 58 điều, có quy định cụ thể về tội phạm trong
lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cịn được quy định rải rác trong chương Thông
gian với tội nội loạn – tội loạn luân trong Bộ luật hình sự hiện nay.
Tội ép gả người vợ thủ tiết (tương ứng với tội cưỡng ép kết hôn trong
Bộ luật hình sự hiện hành), Điều 320 Quốc triều hình luật quy định: “Tang
chồng đã chết mà người vợ muốn thủ tiết, nếu ai không phải là ông, bà, cha,
mẹ mà ép gả cho người khác thì bị xử biếm ba tư...”.
Tội ngăn cản người khác lấy vợ mà mình đã bỏ lửng 5 tháng (tương
ứng với tội cản trở hơn nhân tự nguyện trong Bộ luật hình sự hiện hành), Điều
308 Quốc triều hình luật quy định: “Phàm người chông đã bỏ lửng vợ 5 tháng
không đi lại thì mất vợ... Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy người
vợ cũ thì phải tội biếm”
Năm 1802 Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu
là Gia Long, sáng lập ra triều Nguyễn, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế ngày
nay) và đây chính là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
13
Sau khi lên ngôi, Vua Gia Long lệnh cho soạn thảo Bộ luật có tên Hồng
Việt luật lệ hay cịn gọi là Bộ luật Gia Long. Bộ luật được biên soạn trong một
thời gian dài, đến năm 1811 thì hồn tất, có hiệu lực từ năm 1813 trên phạm vi
tồn quốc. Bộ Hoàng Việt luật lệ bao gồm 398 điều, chia làm 22 quyển trong
đó có 353 điều quy định các tội phạm cụ thể. Do sự vọng ngoại quá mức mà
gần như là bản sao của bộ Đại Thanh luật lệ từ nội dung đến hình thức. Nghiên
cứu các quy định của Bộ luật này cho thấy, tương tự pháp luật hình sự nhà Lê,
trong Bộ luật ở các mức độ khác nhau cũng đã đề cập đến các tội xâm phạm
chế độ hơn nhân và gia đình. Nội dung được quy định dựa trên cơ sở thẩm
quyền của Lục Bộ. Giải quyết các mối quan hệ, các xung đột nảy sinh và vi
phạm cá quy định trong lĩnh vực hơn nhân gia đình thuộc chức năng của Bộ
Hộ. Tội phạm trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình được quy định tập trung
trong phần Hộ luật hôn nhân (từ điều 94 đến điều 110). Tuy nhiên không chỉ
quy định về tội phạm và hình phạt đối với các vi phạm trong lĩnh vực hơn nhân
và gia đình, mà còn ấn định các xử sự, ràng buộc trong các quan hệ hơn nhân
và gia đình như về việc trai gái kết làm vợ chồng; nghĩa vụ để tang; nuôi dưỡng
cha mẹ. Đồng thời, nhiều hành vi phạm tội xâm phạm lĩnh vực hơn nhân và gia
đình cũng được quy định rải rác ở các phần khác như: trong nhóm tội thập ác
(các tội ác nghịch, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa và nội loạn); có 10/22 điều luật
chương Đấu ẩu, 5/8 điều luật chương Ma lỵ quy định về các hành vi phải chịu
chế tài diễn ra trong phạm vi gia đình [45, tr208]
Khác với pháp luật hình sự hiện nay việc đăng ký kết hôn tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền là bắt buộc, thì hình thức pháp lý của hôn nhân dưới
chế độ phong kiến là lễ hỏi và lễ cưới. Việc cưới hỏi hoàn toàn do tơn trưởng
quyết định, ai trái thì phạt 80 trượng; Hứa gả có văn bản mà đổi ý phạt chủ hơn
50 roi, nhà gái đã nhận đồ sính lễ mà thay đổi cũng xử như vậy (Điều 94). Các
hành vi Trục tế giá nữ (Đuổi con rể, gả con gái chỗ khác – Điều 97) hay Xuất
thê (Đuổi vợ - Điều 108) đều bị coi là vi phạm giao ước kết hôn và bị phạt.
14
Hôn nhân theo nguyên tắc “không tự nguyện”, phải xuất phát từ quyền
lợi của gia đình, dịng họ chứ khơng nhất thiết đến sự ưng thuận của hai cá
nhân nam – nữ. Do đó mà quyền định đoạt trong hơn nhân thuộc về các bậc
tôn trưởng. Tuy trong chừng mực nhất định cũng đã có quy định tiền đề cho
các quy định về hôn nhân không lừa đối (Điều 94, Điều 95), không cưỡng ép
(Điều 116 – Cưỡng chiếm lương gia thê nữ) trong pháp luật hiện đại.
Trên cơ sở bảo vệ chế độ gia đình phụ hệ, hơn nhân theo ngun tắc
một chồng nhiều vợ, vợ chồng khơng bình đẳng, bảo vệ trật tự trên dưới trong
gia đình. Nhưng Hồng Việt luật lệ cũng nghiêm cấm song hơn, với ý nghĩa
“là sự kết lập giá thú khi còn một giá thú trước chưa đoạn tiêu”. Điều 96 quy
định nếu đã có vợ lớn (chính thất) cịn sống mà cịn cưới vợ khác cũng làm
chính thất nữa thì bị phạt 90 trượng, vợ cưới sau phải ly dị, trả về tông tộc;
nếu đem vợ cả thành vợ lẽ phạt 100 trượng. Hôn nhân giữa người chồng và
vợ cả (thê) mới được coi là giá thú, trong gia đình vị chí của vợ cả cao hơn
hẳn vợ lẽ và nàng hầu (thiếp, tỳ), vợ cả thì chỉ có một, nhưng vợ lẽ, nàng hầu
thì có thể có nhiều. Thực chất của quy định trên chỉ bảo vệ giá thú giữa người
chồng và người vợ cả, bảo vệ chế độ một chồng một vợ cả.
Qua các quy định như: Đồng tính vi hơn (Cưới người cùng dịng họ
- Điều 100), Tơn ti vi hôn (tôn ti cùng cưới nhau - Điều 101), Thú thân
thuộc thê thiếp (Cưới người trong thân tộc làm thê thiếp – Điều 102)...
cho thấy Hoàng Việt luật lệ rất nghiêm khắc trong việc cấm loạn luân, và
bị coi là trọng tội.
Trong Hồng Việt luật lệ khơng có quy định rõ về độ tuổi kết hôn của hai
bên nam - nữ, nhưng trong chừng mực nhất định các nhà lập pháp cũng đã chú ý
đến hậu quả tiêu cực của tục tập nhận gả con cho nhau khi hai đứa trẻ chưa lọt
lòng mẹ và quy định cấm việc làm giá thú bằng cách xén vạt áo đằng trước để
làm bằng, khi đứa trẻ còn chưa sinh ra đời (Điều 94, lệ số 2) [45, tr221]. Mặc dù
vậy, hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn chưa bị coi là tội phạm như hiện nay.
15
Quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu trong gia đình phong
kiến đặc biệt được coi trọng, nếu xâm phạm đến quan hệ đó sẽ bị xếp vào
nhóm tội thập ác – Ác nghịch, bất mục, bất hiếu, bất nghĩa và phải chịu xử tử.
Nhìn chung, xuất phát từ góc nhìn thời đại - đề cao vai trị của gia đình
phụ hệ, quyền lực thuộc về người đàn ơng, lợi ích của dịng họ, tơn tộc được
đề cao, giá trị của cá nhân, đặc biệt là người phụ nữ bị coi rẻ, nên dù trong
Hoàng Việt luật lệ có các quy định về các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và
gia đình như trong pháp luật hình sự hiện nay nhưng cũng chỉ là đề bảo vệ
những nguyên tắc ấy.
Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược, nước ta trở
thành nước thực dân – nửa phong kiến. Với chính sách chia để trị, chúng cho
thực hiện thi hành ba Bộ luật hình sự với tên gọi khác nhau tương ứng ở ba
miền. Ở Nam Kỳ, theo Sắc luật ngày 25-7-1984, Bộ luật Gia Long được áp
dụng với người phạm tội là người bản sứ; đến Sắc luật ngày 16-3-1890 thì các
Tịa án ở Nam kỳ phải áp dụng pháp luật hình sự của Pháp thay cho Bộ luật
Gia Long ngoại trừ trường hợp pháp luật hình sự của Pháp chưa dự liệu; đến
Sắc luật ngày 31-12-1912, tồn quyền Đơng Dương đã sửa đổi 56 điều của Bộ
luật hình sự Pháp thành Hình luật canh cải và cho áp dụng ở Nam kỳ. Ở Bắc
kỳ, Nghị định ngày 2-12-1921 của tồn quyền Đơng Dương cho áp dụng Luật
hình An Nam. Ở Trung kỳ, bằng Dụ số 43 ngày 31-7-1933 của Bảo Đại,
Hoàng Việt hình luật được ban hành. Tên gọi thì khác nhau, nhưng Luật hình
An Nam khơng có gì khác biệt lớn với Hình luật canh cải về nội dung và thực
chất Hồng Việt hình luật là bản sao của Hình luật canh cải. Qua nghiên của
Hồng Việt hình luật cho thấy các tội thuộc nhóm xâm phạm chế độ hơn nhân
và gia đình tương ứng như hiện nay cũng được quy định chủ yếu tại Mục thứ
IV – Chương XXI (Các tội đại hình và tội trừng trị xâm phạm đến thân phận
cá nhân) như một số điều luật sau:
16
Điều 305 (tương tự Tội loạn luân): Phàm cha dâm loạn với con gái nó
hay con dâu nó và anh em tư thông với chị em gái đều bị câu cấm từ 6 năm
đến 10 năm.
Điều 308 (tương ứng Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng): Phàm vợ
cả hoặc vợ lẽ chưa ly dị chồng trước mà đã lấy chồng khác, sẽ bị phạt giam
từ 1 năm đến 3 năm.
Người chồng đã cưới vợ một lần đầu rồi, chưa ly dị vợ trước mà đã lấy
vợ khác sẽ bị phạt giam từ 6 tháng đến 2 năm.
1.2.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi vĩ đại. Ngày
02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản
tun ngơn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh dấu
sự ra đời của Nhà nước Việt Nam kiểu mới. Chính quyền non trẻ được thành
lập, phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu là
tiêu diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Đồng thời cũng đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển
lịch sử lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói riêng ở nước ta. Để tạo cơ sở
pháp lý cho việc trấn áp tội phạm, một loạt các văn bản pháp luật hình sự
được ban hành. Tuy nhiên, trong tình hình cấp bách, tội phạm trong lĩnh vực
hơn nhân và gia đình vẫn chưa có văn bản nào trực tiếp, hoặc gián tiếp đề cập
tới. Ngày 10/10/1945, Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 47-SL cho tạm thời giữ
các luật lệ cũ, trong đó Luật hình An Nam, Hồng Việt hình luật và Hình luật
canh cải với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam
và chính thể dân chủ cộng hịa”. Như vậy, về cơ bản các tội xâm phạm chế độ
hôn nhân và gia đình trong giai đoạn này vẫn được áp dụng các văn bản pháp
luật của thời kỳ trước.
Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến, chống thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta dù đầy
17
khó khăn, gian khổ, nhưng đã từng bước giành thắng lợi, với đỉnh cao là chiến
thắng Điện Biên Phủ.
Trong giai đoạn này, Quốc hội ta là Quốc hội kháng chiến, Chính phủ
ta là Chính phủ kháng kháng chiến, pháp luật ta cũng là pháp luật kháng
chiến. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tương đối lớn với
nội dung phong phú mang tính thời chiến. Nhà nước ta vẫn quan tâm xây
dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới tiến bộ, Sắc lệnh số 97/SL ngày
12/5/1958 đã từng bước xóa bỏ những quy tắc khắt khe của chế độ thực dân,
phong kiến đối với phụ nữ. Tuy nhiên do đặc điểm tình hình, nên các tội xâm
phạm chế độ hơn nhân và gia đình chưa được ghi nhận mà chỉ tập trung điều
chỉnh các quan hệ xã hội ảnh hưởng đến nhiệm vụ kháng chiến chống thực
dân Pháp và tay sai, nhằm trừng trị các loại việt gian, phản động, giữ gìn trật
tự an tồn xã hội trong kháng chiến đối với một số tội như gián điệp, trộm
cắp, đánh bạc, đồng thời thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế trong vùng giải
phóng và bảo vệ thành quả của cuộc cải cách ruộng đất.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hình thành ở nước ta
“hai khu vực có chế độ chính trị và xã hội khác nhau”. Miền Bắc được hồn
tồn giải phóng, bắt tay vào tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng
thành căn cứ vững chắc cho cách mạng cả nước; miền Nam tạm thời bị rơi
vào ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, tiếp tục tiến hành cách mạng dân
tộc dân chủ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Do đặc điểm lịch sử
mà pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng ở hai miền là khác nhau.
Ở miền Bắc, pháp luật trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội đã có
những bước tiến rất lớn về mặt kỹ thuật lập pháp. Luật hơn nhân và gia đình
năm 1959 được thơng qua và ban hành, đời sống hơn nhân và gia đình đã có
những biến động đáng kể. Với nhiệm vụ cơ bản: “Xóa bỏ những tàn dư của
chế độ hơn nhân và gia đình phong kiến, xây dựng chế độ hơn nhân và gia
18
đình mới xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, chế tài xử phạt chưa đủ răn đe và
phòng ngừa, nên vẫn xảy ra những hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, Tịa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 332NCPL ngày 04/4/1966 nhằm hướng dẫn về xử lý hình sự đối với 8 hành vi vi
phạm nghiêm trọng pháp luật hôn nhân và gia đình, đó là: tảo hơn, cưỡng ép
kết hơn, cản trở hôn nhân tự do và tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới
hỏi, lấy nhiều vợ - lấy vợ lẽ, thông gian, đánh đập hoặc ngược đãi vợ, đánh
đập hoặc ngược đãi con, ngược đãi bố mẹ. Đây là văn bản pháp đầu tiên
hướng dẫn xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật
hơn nhân và gia đình kể từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.
Ở miền Nam, các quan hệ hơn nhân và gia đình tiếp tục được điều
chỉnh qua các đạo luật: Luật Gia đình số 1/59 ngày 02/01/1959 (thời Ngơ
Đình Diệm); Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 quy định giá thú, tử hệ và tài
sản cộng đồng (thời Nguyễn Khánh); Bộ Dân luật ban hành do Sắc luật số
028/TT/SLU ngày 20/12/1972 (thời Nguyễn Văn Thiệu). Trong đó Luật 1/59
chính thức bãi bỏ chế độ hơn nhân một chồng nhiều vợ đồng thời đề ra một số
quy định khá xa lạ đối với tập quán, phong tục Việt Nam như cấm vợ chồng
ly hôn và đặc biệt đã định ra biện pháp trừng phạt khắt khe đối với các hành
vi vi phạm nghĩa vụ vợ chồng mang tính pháp lý hình sự từ Điều 71 đến Điều
76 như sau [35, tr56,57]:
Tội phạm gian: Thường gọi là ngoại tình. Người chồng hay vợ đều có thể
bị xử tội. Hành vi bị truy tố khi có đơn thưa của chồng hay vợ mình. Có thể bị
phạt tiền, phạt tù giam, nếu tái phạm có thể đày biệt xứ từ 6 tháng đến 2 năm.
Tội giao du thân mật: Người vợ (người chồng) có quyền cấm người
chồng (hay vợ) mình không được giao du một cách quá thân mật với một
người khác phái mà họ xét thấy có sự phương hại đến sự chung thủy của vợ
chồng. Mặc dù đã có sự cấm đốn ấy rồi mà người chồng (hay vợ) cùng
19
người tòng phạm vẫn tiếp tục gặp gỡ nhau một mình một cách bất chính, tại
nơi cơng cộng hay khơng công cộng và nếu sự vi phạm ấy bị thừa phát lại,
theo lời yêu cầu của người vợ (hay chồng) lập vi bằng hai lần trong một năm,
thì người vi phạm và người tịng phạm có thể bị phạt tiền; nếu tái phạm có thể
bị phạt tù giam từ 1 tháng đến 6 tháng. Người vợ hay chồng là nguyên đơn có
thể rút đơn bãi nại; song người tịng phạm không được hưởng sự bãi nại ấy.
Và một số hành vi: Vợ hay chồng khơng có lý do chính đáng mà bỏ chỗ
ở hơn nhân hơn 1 tháng, có thể bị phạt tiền, tái phạm phạt giam; Vợ hay
chồng không có lý do chính đáng mà khơng chịu nhận người chồng hay vợ tại
chỗ ở hôn nhân là hành vi ruồng bỏ vợ hay chồng, có thể bị phạt tiền hoặc
phạt giam tới 1 năm; Có lệnh của tịa án mà trong vịng 2 tháng, khơng trả tất
cả tiền cấp dưỡng cho vợ (hoặc chồng) hoặc những người được cấp dưỡng
khác, có thể bị phạt tiền hoặc phạt giam tới 1 năm.
Bên cạnh đó, Bộ Hình luật Việt Nam ban hành do Sắc luật số 26 ngày
20/12/1972 còn dành hẳn chương IV quy định về khinh tội phạm đến gia đình
đối với các hành vi như cha mẹ ngược đãi con cái, người cố ý không trả đủ số
tiền cấp dưỡng...
Đại thắng mùa Xuân năm 1975, miền Nam được hoàn tồn giải phóng,
non sơng được thu về một mối, dưới sự lãnh đạo của Đảng cả nước bước vào
thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959
với chế độ hơn nhân gia đình mới tiến bộ được thống nhất áp dụng trong cả
nước. Tuy nhiên, việc cán bộ, bộ đội đã có vợ có chồng ở trong Nam, tập kết ra
Bắc lấy vợ lấy chồng khác là loại việc mang tính chất đặc biệt. Nhân dân ta vừa
trải qua một cuộc chiến tranh ác liệt, kéo dài. Đất nước bị chia cắt hơn hai chục
năm rịng. Nhiều gia đình vợ chồng sống xa nhau quá lâu, không biết tin tức
của nhau, hoặc tin tức khơng xác thực. Do đó mà trong cuộc sống gia đình sinh
ra nhiều cảnh éo le phức tạp. Sau ngày miền Nam được hồn tồn giải phóng,
20