Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp - một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.8 KB, 89 trang )


4
MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các bảng


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM
PHẠM HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP MÀ NGƢỜI PHẠM TỘI
LÀ CÁN BỘ THUỘC CÁC CƠ QUAN TƢ PHÁP
7
1.1.
Khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người
phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp
7


1.1.1.
Khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
7
1.1.2.
Khái niệm người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp
12
1.2.
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong lịch sử phát triển
của pháp luật hình sự nước ta trước năm 1999 và của một số
nước trên thế giới
22
1.3.
Quy định của Bộ luật Hình sự 1999 về các tội xâm phạm hoạt động
tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp
27
1.3.1.
Khái quát các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật
hình sự 1999
27
1.3.2.
Các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp
30

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC TỘI XÂM
PHẠM HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP MÀ NGƢỜI PHẠM TỘI
LÀ CÁN BỘ THUỘC CÁC CƠ QUAN TƢ PHÁP
38
2.1.
Thực trạng các hành vi vi phạm hoạt động tư pháp của cán bộ

các cơ quan tư pháp
38
2.1.1.
Thực trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo hành vi xâm phạm hoạt
động tư pháp của cán bộ các cơ quan tư pháp
38

5
2.1.2.
Một số hành vi vi phạm pháp luật cụ thể của cán bộ cơ quan
tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
47
2.2.
Thực trạng giải quyết các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà
người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp
59
2.3.
Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ
án xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ
thuộc các cơ quan tư pháp
64

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU
TRANH CHỐNG CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG
TƢ PHÁP MÀ NGƢỜI PHẠM TỘI LÀ CÁN BỘ THUỘC
CÁC CƠ QUAN TƢ PHÁP
69
3.1.
Hoàn thiện các quy định của pháp luật
69

3.2.
Đẩy mạnh công tác hướng dẫn và áp dụng pháp luật
73
3.3.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng của đội ngũ
cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp
74
3.4.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến
việc giải quyết các vụ án
75
3.5.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động
tư pháp, các cơ quan tư pháp và cán bộ thuộc cơ quan tư pháp
77
3.5.1.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện quyền giám sát tư
pháp của các cơ quan dân cử
77
3.5.2.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp
luật đối với việc thực hiện các hoạt động tư pháp, các cơ quan
tư pháp và cán bộ thuộc cơ quan tư pháp
77
3.6.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan tư
pháp, các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ
các cơ quan tư pháp
79
3.7

Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với các cơ quan tư pháp
79

KẾT LUẬN
81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
82

6



DANH MỤC CÁC BẢNG

Sè hiÖu
b¶ng
Tªn b¶ng
Trang
2.1
Đơn tin báo, tố giác hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp
của cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp (từ năm 2006 đến 2010)
40
2.2
Các đối tượng bị tố cáo có hành vi xâm phạm hoạt động
tư pháp là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp xảy ra trên địa
bàn cả nước (từ năm 2006 - 2010)
43
2.3
Các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp xảy ra trên địa

bàn cả nước (từ năm 2006 đến năm 2010)
60
2.4
Các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm
tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp (từ năm 2006 đến
năm 2010)
61
2.5
Số lượng bị can trong các vụ án xâm phạm hoạt động tư
pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp
(từ 2006 đến 2010)
63


7
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan tư pháp trong hệ
thống cơ quan nhà nước ta có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ
tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do,
danh dự và nhân phẩm của công dân; bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều
phải được xử lý theo pháp luật.
Các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan này thực hiện
chức năng nhiệm vụ của mình, được pháp luật tố tụng gọi là hoạt động tư
pháp. Như vậy, hoạt động tư pháp là hoạt động quyền lực nhà nước do các cơ
quan tư pháp thực hiện. Các hoạt động này do người đại diện của các cơ quan
tư pháp nhân danh Nhà nước trực tiếp thực hiện tùy theo chức danh được bổ

nhiệm. Hoạt động tư pháp bao gồm những hoạt động trực tiếp liên quan đến
trình tự thủ tục tố tụng theo luật định mới được xác định là hoạt động tư pháp
như hoạt động điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp, hoạt động xét xử, thi hành án và các hoạt động khác của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền được giao tiến hành một số hoạt động tư pháp theo quy
định của pháp luật. Trong số các hoạt động tư pháp thì hoạt động xét xử của
Tòa án được coi là trọng tâm.
Trong những năm qua, hoạt động của các cơ quan tư pháp ở nước ta
đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhất là trong công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động của các cơ quan
tư pháp ở nước ta cũng còn không ít những hạn chế thiếu sót, đặc biệt là các
hành vi vi phạm pháp luật của các cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp. Có

8
nhiều hành vi chỉ vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến hậu quả
như là hủy án, xử lý hành chính, kỷ luật, nhưng cũng có hành vi vi phạm pháp
luật trở thành tội phạm của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
Vì vậy, để đảm bảo hoạt động đúng đắn, bình thường của các cơ quan
tư pháp Bộ luật hình sự 1999 đã quy định các tội xâm phạm hoạt động tư
pháp tại Chương XXII từ điều 292 đến điều 314.
Về mặt lý luận, đã có nhiều tác giả đề cập tới trách nhiệm hình sự, tìm
hiểu và bình luận về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong pháp luật hình
sự Việt Nam, đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, hoặc nghiên cứu các tội xâm phạm hoạt động tư
pháp với tư cách là đối tượng của hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân
dân. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một
cách tổng thể, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội xâm phạm
hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.
Thực tiễn các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là

cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp hiện nay ngày càng gia tăng, với tính chất
các vụ án ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp và hiệu quả đấu tranh
chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ
thuộc cơ quan tư pháp đạt hiệu quả chưa cao, còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Vì vậy, việc nghiên cứu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói
chung và với đối tượng phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp nói
riêng là một vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Với nhận thức như
vậy, tôi chọn đề tài: "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm
tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Qua nghiên cứu Quy định về các
tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ
quan tư pháp cũng như xác định thực trạng giải quyết các vụ án xâm phạm
hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp để

9
nờu ra mt s gii phỏp nõng cao hiu qu u tranh phũng, chng cỏc loi ti
xõm phm lnh vc ny.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu
Trong nhng nm qua, vic nghiờn cu cỏc ti xõm phm hot ng
t phỏp ó thu hỳt c s quan tõm ca nhiu nh nghiờn cu ó c cụng
b nh:
- Trn Minh Hng, ng Thu Hin: "Tỡm hiu cỏc ti xõm phm
hot ng t phỏp", Nh xut bn Vn húa Dõn tc, nm 2002
- Phm Thanh Bỡnh, Nguyn Vn Nguyờn: "Cỏc ti xõm phm hot
ng t phỏp", Nh xut bn Chớnh tr quc gia, nm 1997
- Nguyn Ngc ip, H Th N: "Tỡm hiu cỏc ti hot ng t phỏp
trong B lut hỡnh s 1999", Nh xut bn Cụng an nhõn dõn, nm 2001
- Nguyn Tt Vin, Lun ỏn Phú tin s Khoa hc Lut hc: "Cỏc ti
xõm phm hot ng t phỏp trong lut hỡnh s Vit Nam", nm 1996
- Nguyn Huy Hon, Lun ỏn tin s Lut hc: "m bo quyn con

ngi trong hot ng t phỏp Vit Nam hin nay",. nm 2005
- ti nghiờn cu khoa hc: "Thc trng cỏc ti xõm phm hot
ng t phỏp v trỏch nhim ca Vin kim sỏt nhõn dõn cỏc cp trong cuc
u tranh chng cỏc ti phm ny", Ch nhim ti Bựi c Long, C
quan ch trỡ: Trng Cao ng kim sỏt, 1998
Ngoi ra, cỏc ti xõm phm hot ng còn đ-ợc đề cập ở các mức độ khác
nhau trong các tạp chí, sỏch bỏo khỏc nh l Giỏo trỡnh Lut hỡnh s ca trng
i hc Lut H Ni, Giỏo trỡnh ca Khoa Lut - i hc Quc gia H Ni
Cỏc tỏc gi ch yu cp ti trỏch nhim hỡnh s, tỡm hiu v bỡnh
lun v cỏc ti xõm phm hot ng t phỏp trong lut hỡnh s Vit Nam,
m bo quyn con ngi trong hot ng t phỏp Vit Nam trong giai
on hin nay, hoc nghiờn cu cỏc ti xõm phm hot ng t phỏp vi t

10
cỏch l i tng ca hot ng iu tra ca Vin kim sỏt nhõn dõn. Cha cú
cụng trỡnh khoa hc no nghiờn cu sõu v cỏc ti xõm phm hot ng t
phỏp m ngi phm ti l cỏn b thuc cỏc c quan t phỏp.
3. Mc ớch, nhim v, phm vi v thi gian nghiờn cu ca lun vn
3.1. Mc ớch nghiờn cu
Mc ớch ca lun vn l lm sỏng t v mt lý lun nhng ni dung
c bn ca cỏc ti xõm phm hot ng t phỏp m ngi phm ti l cỏn b
thuc c quan t phỏp v thc trng u tranh chng cỏc ti phm ny theo
quy nh ca Lut hỡnh s Vit Nam trong nhng nm gn õy. Trờn c s
ú, lun vn a ra mt s gii phỏp nõng cao hiu qu u tranh chng cỏc
ti xõm phm hot ng t phỏp m ngi phm ti l cỏn b thuc c quan
t phỏp
3.2. Nhim v nghiờn cu
T mc ớch nghiờn cu nờu trờn, tỏc gi lun ỏn t cho mỡnh cỏc
nhim v nghiờn cu ch yu sau:
V mt lý lun: Trờn c s nghiờn cu quy nh v cỏc ti xõm phm

hot ng t phỏp trong lch s phỏt trin ca phỏp lut hỡnh s Vit Nam v
cỏc quy nh v cỏn b thuc cỏc c quan t phỏp v cỏc ti xõm phm hot
ng t phỏp trong Lut hỡnh s mt s nc trờn th gii, phân tích khái
niệm, các yếu tố, du hiu cấu thành tội xâm phạm hoạt động t- pháp m
ngi phm ti l cỏn b thuc cỏc c quan t phỏp trong Bộ luật Hình sự
năm 1999 hiện hành để làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ
bản của các tội xâm phạm hoạt động t- pháp mà ng-ời phạm tội là cán bộ
thuộc cơ quan t- pháp theo luật hình sự Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm
pháp luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động t- pháp mà ng-ời phạm tội
là cán bộ thuộc cơ quan t- pháp trong thi gian t nm 2003 n 2008, đồng

11
thời phân tích những tồn tại v vng mc xung quanh việc áp dụng trên thực
tiễn các quy định về loại tội phạm ny nhằm đề ra phng hng hon thin
cỏc quy nh ca phỏp lut v cỏc bin phỏp chng cỏc ti xõm phm hot
ng t phỏp m ngi phm ti l cỏn b thuc cỏc c quan t phỏp.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cỏc ti xõm
phm hot ng t phỏp m ngi phm ti l cỏn b thuc cỏc c quan t
phỏp theo quy định của Luật hình sự Việt Nam
5. Cơ sở lý luận và ph-ơng pháp nghiên cứu
Để đạt đ-ợc những mục đích đã đặt ra trên cơ sở lý luận là phép duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số ph-ơng pháp
nghiên cứu nh-: Ph-ơng pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và
ph-ơng pháp tổng hợp, cũng nh- những thành tựu của khoa học Luật hình sự,
khoa học luật tố tụng hình sự, xã hội học pháp luật; v.v trong các công trình
của các nhà khoa học-luật gia ở trong và ngoài n-ớc.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo
của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số vụ án

hình sự trong thực tiễn xét xử và thông tin trên mạng Internet để phân tích và
đánh giá, tổng hợp các tri thức khoa học Luật hình sự.
6. í ngha lý lun, thc tin v im mi v khoa hc ca lun vn
Về mặt lý luận: Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập một cách
có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về cỏc ti xõm phm hot ng
t phỏp m ngi phm ti l cỏn b thuc c quan t phỏp theo luật hình sự
Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học.
Về mặt thực tiễn: Luận vn góp phần vào việc xác định đúng đắn những
yếu tố cấu thành tội phạm của từng tội danh cụ thể trong ch-ơng Cỏc ti xõm
phm hot ng t phỏp m ngi phm ti l cỏn b thuc c quan t phỏp

12
cũng nh- nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật này trong giai
đoạn từ năm 2003-2008 và nêu ra các đề xuất các cỏc bin phỏp nhm nõng cao
hiu qu ca cuc u tranh chng cỏc ti xõm phm hot ng t phỏp m
ngi phm ti l cỏn b thuc cỏc c quan t phỏp.
Ngoi ra, lun vn cũn cú ý ngha tham kho cho cỏn b v hc viờn
trong nghiờn cu, ging dy v hc tp v vn ny.
7. Kt cu ca lun vn
Ngoi phn m u, kt lun v danh mc ti liu tham kho, ni
dung ca lun vn gm 3 chng:
Chng 1: Nhng vn lý lun chung v cỏc ti xõm phm hot
ng t phỏp m ngi phm ti l cỏn b thuc cỏc c quan t phỏp
Chng 2: Thc trng u tranh chng cỏc ti xõm phm hot ng t
phỏp m ngi phm ti l cỏn b thuc cỏc c quan t phỏp
Chng 3: Mt s gii phỏp nõng cao hiu qu u tranh chng cỏc
ti xõm phm hot ng t phỏp m ngi phm ti l cỏn b thuc cỏc c
quan t phỏp.







13
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP
MÀ NGƢỜI PHẠM TỘI LÀ CÁN BỘ THUỘC CÁC CƠ QUAN TƢ PHÁP

1.1. KHÁI NIỆM CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP MÀ
NGƢỜI PHẠM TỘI LÀ CÁN BỘ THUỘC CÁC CƠ QUAN TƢ PHÁP
1.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp
Theo quy định của pháp luật hình sự, mỗi loại tội phạm cụ thể đều có
những quy định riêng biệt về các yếu tố cấu thành như chủ thể của tội phạm,
khách thể của tội phạm, mặt chủ quan và mặt khách quan của tội phạm. Các tội
xâm phạm hoạt động tư pháp là nhóm tội, trong đó đặc trưng của chúng là khách
thể bị xâm phạm, bao gồm các quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình
hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng và một số cơ quan tư
pháp như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án.
Việc quy định các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình
sự có những ý nghĩa như sau:
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, bảo vệ sinh
mệnh chính trị, quyền tự do thân thể và các quyền lợi hợp pháp khác của công
dân, đề cao tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
- Bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp, tạo điều
kiện cho công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm được thực hiện một
cách có hiệu quả.
- Đề cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần trách nhiệm của những
cán bộ thuộc cơ quan tư pháp.

- Giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao tinh thần tự giác của công
dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

14
- Hỗ trợ cho các biện pháp khác trong công cuộc xây dựng xã hội tiên
tiến văn minh, thiết lập kỷ cương xã hội.
Để hiểu rõ khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thì cần nắm
vững một số khái niệm liên quan đến tư pháp và hoạt động tư pháp.
* Khái niệm về tư pháp, quyền tư pháp và hoạt động tư pháp
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tư pháp, ở
mỗi nước khác nhau sẽ có cách hiểu khác nhau về khái niệm này, nhưng tựu
chung lại có một số quan điểm chính về tư pháp như sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt thì "Tư pháp là việc xét xử theo pháp
luật" [25, tr. 967]. Còn quan niệm của pháp luật Trung Quốc thì "Tư pháp là
việc nắm giữ pháp luật" và theo nghĩa Hán Việt "Tư pháp là trông coi và bảo
vệ". Trong tác phẩm "Bàn về khế ước xã hội" của Jean - Jacques Rouseau, tác
giả có đưa ra quan điểm: "Tư pháp là cơ quan thiêng liêng nhất và được coi
trọng nhất vì nó bảo vệ luật mà luật do cơ quan quyền lực tối cao ban hành và
do chính phủ chấp hành" [21, tr. 218].
Theo tác giả Dương Thanh Mai: "Tư pháp là một ý tưởng cao đẹp về
một nền công lý đòi hỏi việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trong xã hội
phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ phải, công bằng, bình đẳng và đảm bảo sự
tin cậy đối với sự phát triển an toàn của mỗi công dân, xã hội" [24, tr. 21].
Trong khoa học lý luận chung về Nhà nước và pháp luật theo truyền
thống pháp luật Châu Âu - Lục địa có quy định hệ thống pháp luật trong một
quốc gia bao gồm Công pháp và Tư pháp. Công pháp là luật công điều chỉnh
các quan hệ giữa Nhà nước và các pháp nhân, thể nhân bằng các quy phạm
pháp luật của Luật Hành chính, Luật hình sự Tư pháp là luật tư, điều chỉnh
các quan hệ giữa các cá nhân cơ quan, tổ chức với nhau, Nhà nước chỉ tham
gia dưới góc độ quản lý và định hướng như Luật Dân sự, Luật Kinh tế, Luật

Thương mại

15
Theo quan điểm của thuyết "Tam quyền phân lập", tư pháp là một
trong ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lập pháp là làm Luật, ban
hành Luật. Hành pháp là thi hành pháp luật. Tư pháp là quyền xét xử được
giao cho Tòa án thực hiện độc lập với các quyền khác, Tư pháp là bảo vệ
pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp bằng pháp luật.
Có quan điểm cho rằng "Tư pháp" là khái niệm chung để chỉ các Chủ
thể như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án và các
cơ quan bổ trợ tư pháp, các chủ thể làm công tác tư pháp - hộ tịch. Khái niệm
này cũng bao hàm những hoạt động của các chủ thể nêu trên như: Hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; hoạt động bổ trợ tư pháp (công chứng,
giám định, bào chữa) và hoạt động hành chính tư pháp (công chứng, tư pháp -
hộ tịch). Khái niệm này rất rộng vì những cơ quan bổ trợ và hành chính tư
pháp là những hoạt động do pháp luật hành chính điều chỉnh, độc lập với hoạt
động tư pháp của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
Qua các văn kiện của Đảng như Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII);
Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII); Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị thì
nhiệm vụ đặt ra đối với tiến trình cải cách tư pháp là đổi mới, nâng cao chất
lượng hoạt động của hai hệ thống cơ quan. Thứ nhất, các cơ quan tư pháp bao
gồm Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án, trong đó
Tòa án là cơ quan trung tâm; Thứ hai, các cơ quan bổ trợ tư pháp, bao gồm tổ
chức Luật sư, cơ quan Giám định tư pháp, Lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp.
Ngoài ra, nhiệm vụ cải cách tư pháp còn đặt ra đối với công tác tư pháp bao
gồm: công tác điều tra, công tác kiểm sát, công tác xét xử, công tác thi hành
án và công tác bổ trợ tư pháp, trong đó xét xử là hoạt động trọng tâm của các
hoạt động tư pháp.
Ở nước ta, tổ chức nền tư pháp quốc gia bao gồm hệ thống các cơ

quan và tổ chức nghề nghiệp. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức này trực

16
tiếp hoặc hỗ trợ cho hoạt động xét xử của Tòa án, nhằm bảo vệ pháp luật, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
tổ chức.
Như vậy, khái niệm "Tư pháp" có hai cách hiểu: Thứ nhất, tư pháp là
hoạt động bảo vệ pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp;
Thứ hai, tư pháp là thuật ngữ để chỉ các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực tư
pháp và những hoạt động trong lĩnh vực tư pháp do các cơ quan này thực hiện.
* Khái niệm về "Quyền tư pháp"
Quyền tư pháp được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
- Nghĩa hẹp: Quyền tư pháp trong Nhà nước là quyền hoạt động tài
phán (quyền xét xử) độc lập của Tòa án.
- Nghĩa rộng: Quyền tư pháp là quyền xét xử của Tòa án nói riêng,
cũng như hoạt động bảo vệ pháp luật của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ
quan thi hành án để đảm bảo cho việc thực hiện quyền xét xử đạt hiệu quả
cao, góp phần đưa các nguyên tắc được thừa nhận chung của Nhà nước vào
đời sống thực tế [3, tr. 24].
* Khái niệm hoạt động tư pháp
Hoạt động tư pháp là một lĩnh vực hoạt động thực hiện quyền lực nhà
nước trong việc bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, tổ chức đảm bảo trật tự an toàn xã hội theo các trình tự thủ tục do pháp
luật quy định, thông qua sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau.
Hoạt động tư pháp là hoạt động của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành đối với các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và giải quyết
các quan hệ pháp luật khác được pháp sinh theo quy định của pháp luật, nhằm
bảo vệ các quyền của Nhà nước, của các tổ chức, của công dân. Hoạt động tư
pháp là hoạt động quyền lực nhà nước do các cơ quan tư pháp thực hiện. Các


17
hot ng ny do ngi i din ca cỏc c quan t phỏp nhõn danh Nh
nc trc tip thc hin tựy theo chc danh c b nhim.
Hot ng t phỏp bao gm nhng hot ng trc tip liờn quan n
trỡnh t th tc t tng theo lut nh mi c xỏc nh l hot ng t phỏp.
Vớ d nh hot ng iu tra; hot ng thc hnh quyn cụng t v kim sỏt
cỏc hot ng t phỏp; hot ng xột x, hot ng thi hnh ỏn v cỏc hot
ng ca cỏc c quan c Nh nc giao thm quyn trong vic tin hnh
mt s hot ng t phỏp theo th tc t tng. Trong ú hot ng xột x ca
Tũa ỏn l hot ng trng tõm (theo tinh thn Ngh quyt s 08-NQ/TW ngy
02/01/2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t- pháp
trong thời gian tới" v Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày
2/6/2005 "Về Chiến l-ợc cải cách t- pháp đến năm 2020").
Nh vy, "hot ng t phỏp" l "hot ng t tng", tc l hot ng
iu tra, truy t, xột x, thi hnh ỏn do cỏc C quan iu tra, Vin kim sỏt,
Tũa ỏn v c quan thi hnh ỏn thc hin; v l hot ng ca nhng ngi
nh: iu tra viờn, Th trng, Phú Th trng C quan iu tra, Kim sỏt
viờn, Vin trng, Phú Vin trng Vin kim sỏt; Thm phỏn, Chỏnh ỏn,
Phú Chỏnh ỏn, Hi thm, Th ký Tũa ỏn, qun giỏo, chp hnh viờn thc
hin trong khuụn kh phỏp lut nhm bo v cỏc quyn v li ớch Nh nc,
ca cỏc t chc v ca cụng dõn. i vi nhng trng hp c giao nhim
v tin hnh mt s hot ng iu tra theo quy nh ca iu 111 B lut
TTHS thỡ õy khụng phi l cỏc c quan t phỏp nh ó phõn tớch phn trờn
v hot ng chớnh ca cỏc c quan ny khụng phi l hot ng t tng, vỡ
vy s khụng cp n trong lun vn.
Trong B lut hỡnh s nm 1999, cỏc ti xõm phm hot ng t phỏp
c quy nh ti chng XXII, Phn cỏc ti phm vi 23 iu (t iu 292
n iu 314), trong ú cú mt iu quy nh v khỏi nim ti xõm phm hot
ng t phỏp.


18
Điều 292 Bộ luật hình sự quy định: "Các tội xâm phạm hoạt động tư
pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều
tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" [35].
Chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những người có
nhiệm vụ tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng hoặc những người
khác cố ý thực hiện, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp
trong một số trường hợp còn xâm hại đến cả quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, thông qua hành vi lạm dụng hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của
cán bộ thuộc cơ quan tư pháp hoặc qua hành vi cản trở hoạt động đúng đắn
của các cơ quan tư pháp do những người có quyền hạn trong các cơ quan nhà
nước, những người tham gia tố tụng hoặc những người khác thực hiện.
1.1.2. Khái niệm ngƣời phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tƣ pháp
Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cụ thể
thế nào là cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, có thể hiểu cơ quan tư pháp là các cơ
Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền tư pháp trong quyền lực nhà nước bao
gồm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi
hành án.
Trong các cơ quan tư pháp nêu trên thì Tòa án là cơ quan trung tâm
của hoạt động tư pháp. Tại Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII), Văn kiện
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết 08 /TW ngày 2/1/2002 của
Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian
tới… đều xác định hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan nhà
nước nói trên. Trong đó xác định: Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện
quyền tư pháp của quyền lực nhà nước thực hiện chức năng xét xử của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở nước ta, Tòa án là cơ quan trung tâm
của hoạt động tư pháp.


19
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các Tòa án sau đây:
Tòa án nhân dân tối cao; xác Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; xác Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xác Tòa
án quân sự; xác Tòa án khác do luật định, trong tình hình đặc biệt, Quốc hội
có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt.
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước hợp
thành quan trọng của hệ thống tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp
và pháp luật nhằm góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà
nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân
phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo
pháp luật.
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối
cao; các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các
kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Viện kiểm
sát quân sự.
Cơ quan điều tra là một bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống tư
pháp trong việc tiến hành điều tra các vụ án hình sự làm cơ sở cho hoạt động
truy tố, xét xử đối với người phạm tội trước Toà án. Cơ quan điều tra tiến truy
điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự
quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ
sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ
quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Cơ
quan điều tra được thành lập ở ngành Công an nhân dân, quân đội nhân dân
và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong Công an nhân dân có các Cơ quan
điều tra sau đây: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát

điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Cơ quan Cảnh sát

20
điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện);
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp
tỉnh). Trong Quân đội nhân dân có Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng;
Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự
khu vực; Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra
quân khu và tương đương. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự
trung ương. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một
số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc
các cơ quan tư pháp.
Thi hành án là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng. Nếu những
phán quyết của Tòa án không được đưa ra thi hành thì các giai đoạn trước của
quá trình tố tụng không có ý nghĩa trên thực tế.
Thi hành án là một hoạt động mang tính chất tư pháp đặt dưới sự chỉ
đạo, tổ chức và quản lý của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước. Đây là
hoạt động hành chính - tư pháp.
Tính chất tư pháp của thi hành án thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng hình sự
(Điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án) và được quy định trong Bộ luật Tố tụng
hình sự. Những hành vi xâm phạm hoạt động thi hành án đến mức là tội phạm
thì bị trừng trị theo các tội danh tương ứng được quy định tại Chương XII Bộ
luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
Thứ hai, Khoản 6 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định
một trong những nội dung để thực hiện chức năng giám sát hoạt động tư pháp
đó là kiểm sát hoạt động thi hành án. Như vậy, Luật Tổ chức Viện kiểm sát

nhân dân đã coi hoạt động thi hành án là một trong những hoạt động tư pháp.

21
Thứ ba, người được phân công tổ chức thi hành quyết định của tòa án
ở các cơ quan thi hành án là một loại chức danh tư pháp.
Tính chất hành chính của hoạt động thi hành án được thể hiện ở chỗ,
pháp luật hiện hành quy định trách nhiệm tổ chức, quản lý, chỉ đạo công tác thi
hành án thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các địa phương.
Tính chất hành chính - tư pháp là một đặc điểm rất quan trọng cần
lưu ý trong khi quy định về tổ chức và hoạt động của thi hành án. Là hoạt
động thuộc trách nhiệm của hệ thống cơ quan hành pháp nên trong các quy
định của pháp luật thi hành án phải xác định rõ trách nhiệm chính trong tổ
chức, quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án phải thuộc về Chính phủ và Ủy
ban nhân dân các địa phương. Việc tổ chức thi hành án phải huy động được
sức mạnh tổng thể cùng các điều kiện cơ sở vật chất của bộ máy hành pháp.
Điều này có ý nghĩa hết sức lớn đối với việc tổ chức cưỡng chế thi hành án.
Bởi vì, nếu không huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
công an, quân đội, các cơ quan chuyên môn của hệ thống cơ quan hành
pháp… thì một mình Cơ quan thi hành án sẽ không thể làm nổi. Với đặc
điểm là hoạt động mang tính chất tư pháp thì những tổ chức và cá nhân có
thẩm quyền trực tiếp thi hành án (thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành
viên, quản giáo ) phải có tính độc lập tương đối, hoạt động theo luật và
chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
- Cơ quan thi hành án: Bao gồm Cơ quan thi hành án dân sự và Cơ
quan thi hành án hình sự.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 thì hệ
thống tổ chức thi hành án hình sự gồm 03 cơ quan:
Thứ nhất, các cơ quan quản lý thi hành án hình sự: gồm có cơ quan
quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an và cơ quan quản lý thi hành án
hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.


22
Thứ hai, các Cơ quan thi hành án hình sự: gồm có Trại giam thuộc Bộ
Công an, Trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, Trại giam thuộc quân khu (sau đây
gọi là Trại giam); Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi là Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
tỉnh); Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi là Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);
Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là Cơ
quan thi hành án hình sự cấp quân khu).
Thứ ba, các cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự:
Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại
tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là
trại tạm giam); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban
nhân dân cấp xã); Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây
gọi là đơn vị quân đội).
Theo quy định tại Điều 13 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì hệ
thống tổ chức thi hành án hình sự gồm hai cơ quan:
Một là, cơ quan quản lý thi hành án dân sự bao gồm: Cơ quan quản lý
thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp và cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ
Quốc phòng.
Hai là, cơ quan thi hành án dân sự bao gồm: Cơ quan thi hành án dân
sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan thi
hành án dân sự cấp tỉnh); Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Cơ quan thi hành án dân sự cấp
huyện) và Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung
là Cơ quan thi hành án cấp quân khu).
Các đặc điểm của cán bộ thuộc cơ quan tư pháp:
Trong cơ quan tư pháp có nhiều cán bộ, công chức thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ nhất định như các cán bộ thực hiện các hoạt động tư pháp, các


23
cán bộ thực hiện chức năng quản lý, các cán bộ giúp việc khác… Xoay quanh
nội dung của luận văn này tác giả chỉ phân tích những đặc điểm của cán bộ
thực hiện các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp (gọi chung là cán bộ
thuộc các cơ quan tư pháp - khái niệm này không trùng với khái niệm cán bộ
tư pháp của các đơn vị hành chính sự nghiệp).
- Cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp được bổ nhiệm theo điều kiện và
cách thức điều luật quy định.
Điều kiện và cách thức bổ nhiệm cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp
theo quy định pháp luật của mỗi nước khác nhau. Thông thường đó là các tiêu
chuẩn về: Phẩm chất chính trị, trình độ học vấn, pháp luật, năng lực chuyên
môn, thời gian công tác… Theo pháp luật Việt Nam thì cán bộ thuộc các cơ
quan tư pháp phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực và phẩm chất như: phải
là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung
thực, đạt được những tiêu chuẩn cụ thể về lĩnh vực công tác như tốt nghiệp
đại học Luật, đại học an ninh hoặc đại học cảnh sát, đã qua đào tạo về nghiệp
vụ điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc thi hành án, có thời gian công tác thực tiễn
theo quy định, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể
được bổ nhiệm làm cán bộ thuộc cơ quan tư pháp.
Đối với các bậc của cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp lại có một số
tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể:
Tiêu chuẩn, điều kiện của Điều tra viên: Điều tra viên là Công dân
Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình
độ đại học an ninh, đại học cảnh sát hoặc đại học luật, có chứng chỉ nghiệp vụ
điều tra, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định, có sức khỏe bảo
đảm hoàn thành nhiệm vụ.
Điều tra viên có ba bậc là Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp

và Điều tra viên cao cấp: Người có đủ tiêu chuẩn quy định trên có thời gian

24
làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, là sỹ quan Công an, sĩ quan Quân
đội tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân, có khả năng điều tra các vụ án
thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì có thể được bổ nhiệm
làm Điều tra viên sơ cấp. Người có đủ tiêu chuẩn quy định trên và đã là Điều
tra viên sơ cấp ít nhất là năm năm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại
tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn
các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm
Điều tra viên trung cấp. Người có đủ tiêu chuẩn quy định trên và đã là Điều
tra viên trung cấp ít nhất là năm năm, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp đề
xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc
loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng
hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung
cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp. Nhiệm kỳ của Điều
tra viên là năm năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
Tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm sát viên: Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ
cấp; Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự bao gồm Kiểm sát viên Viện kiểm
sát quân sự trung ương đồng thời là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp.
Để được bổ nhiệm làm kiểm sát viên thì phải có đủ các tiêu chuẩn như
sau: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung
thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có tinh
thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa có thời gian làm công tác
thực tiễn theo quy định, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao,
thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên.

Người có đủ tiêu chuẩn quy định, có thời gian làm công tác pháp luật
từ bốn năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt

25
động tư pháp thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ
cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì
có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm
sát quân sự.
Người có đủ tiêu chuẩn quy định và đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất
là năm năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động
tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát viên sơ
cấp thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của
Viện kiểm sát nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể
được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát
quân sự.
Người có đủ tiêu chuẩn quy định và đã là Kiểm sát viên trung cấp ít
nhất là năm năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Kiểm sát
viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm
làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan
quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên
Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Thẩm phán Tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam gồm có: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán trung cấp;
Thẩm phán sơ cấp;
Ngoài ra trong hệ thống cơ quan Tòa án của nước ta còn có Tòa án
quân sự và các Thẩm phán Tòa án quân sự bao gồm Thẩm phán Tòa án quân
sự trung ương đồng thời là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán
trung cấp, Thẩm phán sơ cấp.
Tiêu chuẩn để trở thành thẩm phán là: Công dân Việt Nam trung thành

với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có
phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo

26
vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về
nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xét
xử theo quy định của Pháp luật, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ
được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.
Người có đủ tiêu chuẩn quy định, có thời gi an làm công tác pháp luật
từ bốn năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc
khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, thì có
thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân
dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và
bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự.
Người có đủ tiêu chuẩn quy định và đã là Thẩm phán sơ cấp ít nhất là
năm năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác
thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, thì có thể
được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án nhân
dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và
bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự.
Người có đủ tiêu chuẩn quy định và đã là Thẩm phán trung cấp ít nhất
là năm năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác
thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương,
thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ
nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương.
Bên cạnh thẩm phán, còn có các hội thẩm, Hội thẩm Tòa án nhân dân
ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
- Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Hội thẩm nhân dân
Tòa án nhân dân cấp huyện (gọi chung là Hội thẩm nhân dân);

- Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Hội
thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực (gọi chung là Hội thẩm quân nhân)

27
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung
thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì
có thể được bầu hoặc cử làm Hội thẩm.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên bao gồm các tiêu chuẩn chung như
là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có
phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn
thành nhiệm vụ được giao và các điều kiện cụ thể đối với từng ngạch chấp
hành viên, cụ thể:
Một là, đối với ngạch Chấp hành viên sơ cấp còn phải có đủ các điều
kiện sau đây:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
- Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
Hai là, đối với ngạch Chấp hành viên trung cấp còn phải có đủ các
điều kiện sau đây:
- Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
Ba là, đối với ngạch Chấp hành viên cao cấp còn phải có đủ các điều
kiện sau đây:
- Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
Ngoài ra, người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên
chuyển công tác đến Cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm

Chấp hành viên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển [34].

28
1.2. CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP TRONG LỊCH SỬ
PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NƢỚC TA TRƢỚC NĂM 1999 VÀ
CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI
Trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1999, các tội xâm phạm hoạt động
tư pháp đã được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Khi nghiên cứu về lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam
qua các thời kỳ thì thấy rằng ngay trong thời kỳ phong kiến đã có những quy
định về tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Trong Quốc triều hình luật hay còn
gọi là Luật hình triều Lê (1440 - 1442) nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
được quy định tại hai chương với 78 điều. Đó là:
- Chương bộ vong (bắt tội phạm chạy trốn) gồm 13 điều quy định
những tội phạm của những tù nhân bỏ trốn và chống.lại những quan ngục,
những người ở đợ, phục dịch bỏ trốn cũng như các tội phạm của những người
trong coi tù nhân.
- Chương đoán ngục (xử án) gồm 65 điều quy định những tội phạm
trong lĩnh vực xử án.
Sau năm 1945, Nhà nước ta đã có một số văn bản pháp luật quy định
một vài vấn đề để bảo đảm cho sự hoạt động của các cơ quan tư pháp, chống
các hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư
pháp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín cơ quan tư pháp như hành vi che giấutội
phạm hoặc dùng nhục hình… Tuy vậy, những quy định đó chưa được ban
hành một cách có hệ thống, thiếu cụ thể, chưa đề cập hết các khía cạnh đa
dạng, phức tạp của các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp. Điển hình như
tại Điều 18 Sắc lệnh 40 ngày 29/03/1946 của Chủ tịch nước về việc bảo vệ tự
do cá nhân, có quy định:
Những người sau đây sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm và
phạt tiền từ 1.000 đồng đến 10.000 đồng:

×