Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội - lý luận và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 112 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




ĐỖ NGỌC THÙY





HÌNH PHẠT TÙ
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM
TỘI -
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG




luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc






Hµ néi - 2011







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



ĐỖ NGỌC THÙY





HÌNH PHẠT TÙ
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM
TỘI -
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Luyện



Hµ néi - 2011




MỤC LỤC



TRANG

Trang phụ bìa


LỜI CAM ĐOAN


Mục lục


DANH MỤC CÁC BẢNG


MỞ ĐẦU
1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH
PHẠT TÙ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

PHẠM TỘI
7
1.1.
Khái niệm; đặc điểm tâm, sinh lý của người chưa thành
niên
7
1.1.1.
Khái niệm
7
1.1.2.
Đặc điểm tâm, sinh lý người chưa thành niên
8
1.2.
Khái niệm người chưa thành niên phạm tội và hình thức
xử lý người chưa thành niên phạm tội
12
1.2.1.
Khái niệm
12
1.2.2.
Hình thức xử lý người chưa thành niên phạm tội
13
1.2.2.1.
Nguyên tắc xử lý
13
1.2.2.2.
Hệ thống biện pháp xử lý chính thức
15
1.3.
Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội

18
1.3.1.
Nguyên tắc thứ nhất
21
1.3.2.
Nguyên tắc thứ hai
22
1.3.3.
Nguyên tắc thứ ba
24
1.3.4.
Nguyên tắc thứ tư
27
1.3.5.
Nguyên tắc thứ năm
30


1.4.
Tìm hiểu hình thức xử lý người chưa thành niên phạm tội
của Liên hợp quốc và một số nước trên thế giới
31
1.4.1.
Các quy định quốc tế về tư pháp người chưa thành niên
31
1.4.1.1.
Can thiệp mà không sử dụng đến quá trình tố tụng tư
pháp và can thiệp trong quá trình tố tụng tư pháp
37
1.4.1.2.

Độ tuổi và trẻ em có xung đột với pháp luật
40
1.4.2.
Quy định của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề
quyền của người chưa thành niên phạm tội
44

Chương 2: QUY ĐỊNH ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG
49
2.1.
Quy định áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành
niên phạm tội
49
2.1.1.
Khái niệm, đặc điểm, mục đích hình phạt
49
2.1.2.
Các loại hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
56
2.1.2.1.
Hình phạt cảnh cáo
57
2.1.2.2.
Hình phạt tiền
58
2.1.2.3.

Hình phạt cải tạo không giam giữ
61
2.1.3.
Hình phạt tù có thời hạn và thực tiễn áp dụng với người
chưa thành niên phạm tội
64
2.1.3.1.
Khái niệm, đặc điểm
64
2.1.3.2.
Hình phạt tù áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội
67
2.2.
Thực tiễn áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành
niên phạm tội ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010
73
2.3.
Nhận xét, đánh giá về quy định áp dụng hình phạt tù đối
79


với người chưa thành niên phạm tội và thực tế áp dụng
2.3.1.
Ưu điểm
79
2.3.2.
Hạn chế
81
2.3.3.

Nguyên nhân
84

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HÌNH
PHẠT TÙ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI
86
3.1.
Quan điểm chung
86
3.1.1.
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoàn
thiện pháp luật hình sự nói chung và các quy định về xử lý
người chưa thành niên phạm tội nói riêng
87
3.1.2.
Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về hình
phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội phải thể
hiện nguyên tắc nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong
đường lối xử lý người phạm tội
88
3.1.3.
Bảo đảm tính kế thừa và phát triển các quy định về hình
phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội của pháp
luật hình sự Việt Nam với sự tiếp thu hợp lý các quy định
của luật pháp quốc tế
89
3.2.
Các giải pháp, kiến nghị

91

KẾT LUẬN
97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
99






DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Số người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng các loại
hình phạt trên cả nước từ tháng 10 năm 2006 đến tháng
09 năm 2010
74
2.2
Số người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng hình phạt
tù tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội từ tháng 10 năm
2006 đến tháng 9 năm 2010
74
2.3

Số người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng hình phạt
tù tại Toà án nhân dân quận Tây Hồ từ tháng 10 năm 2006
đến tháng 9 năm 2010
75



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI được một thập kỷ, toàn cầu hóa và
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại là xu hướng chung của thế
giới. Những tác động của nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của Việt
Nam, một trong những nước đang phát triển, được cộng đồng quốc tế đánh
giá là có tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Sự phát triển của
khoa học - công nghệ và kinh tế đã kéo theo sự phát triển nhiều mặt của đời
sống xã hội mà nổi bật là vấn đề nhân quyền, đặc biệt là quyền trẻ em. Cộng
đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng luôn quan tâm sâu sắc đến trẻ
em, bởi vì trẻ em là tương lai của thế giới "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày
mai".
Từ khi gia nhập Liên hợp quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ
động tham gia các Công ước quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em như Công ước về
Quyền trẻ em 1989, Nguyên tắc tối thiểu chuẩn về quản lý người chưa thành
niên (Nguyên tắc Bắc Kinh) 1985, Nguyên tắc về bảo vệ người chưa thành
niên bị tước đoạt tự do (UNJDLS) 1990, Hướng dẫn về phòng ngừa tội phạm
chưa thành niên 1990 (Hướng dẫn Riyadh)… Đồng thời nội luật hóa, xây
dựng những chính sách pháp luật phù hợp như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Bộ luật Lao động; Bộ luật
Dân sự; Bộ luật Hình sự; Luật Hôn nhân và gia đình… với mục đích bảo vệ

quyền và lợi ích của trẻ em cũng như quy định trách nhiệm của cha mẹ, gia
đình và các tổ chức xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, một hiện tượng đang xảy ra phổ biến tại các
nước trên thế giới là tình hình tội phạm là người chưa thành niên ngày càng
gia tăng. Mỗi quốc gia đều giải quyết vấn đề người chưa thành niên phạm tội
theo những mức độ, cách thức khác nhau tùy thuộc vào những điều kiện, tập


2
quán, pháp luật của mỗi nước. Một hoạt động mà các nước trên toàn cầu đang
nỗ lực thực hiện là tìm mọi cách đảm bảo hệ thống tư pháp người chưa thành
niên tuân thủ theo đúng luật pháp quốc tế về quyền con người. Để đảm bảo
tính công bằng và nghiêm khắc của pháp luật hình sự cũng như yêu cầu bảo
vệ trẻ em một cách tốt nhất, thì vấn đề xử lý tội phạm là người chưa thành
niên luôn là yêu cầu cấp thiết đặt ra với mỗi quốc gia. Đặc biệt, vấn nạn người
chưa thành niên phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng ngày càng nhiều và có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Việt Nam không
nằm ngoài tình trạng chung đó.
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung một số điều
năm 2009 đã dành một chương riêng quy định đối với người chưa thành niên
phạm tội, với mục đích phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng phạm tội do người
chưa thành niên gây ra. Đồng thời, dung hòa chính sách bảo vệ và chăm sóc
trẻ em với tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật hình sự. Việc thực
hiện chúng trong thực tiễn có hiệu quả là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy
nhiên, những chính sách pháp luật đó được áp dụng như thế nào lại là vấn đề
không đơn giản, đặc biệt là việc quyết định hình phạt tù khi xét xử đối với
người chưa thành niên phạm tội. Bởi đối tượng bị xử lý là những người được
quan tâm đặc biệt và hình phạt tù, một loại hình phạt nghiêm khắc, tước đoạt
tự do luôn được quốc tế nhấn mạnh chỉ như là biện pháp cuối cùng. Đã có
một số công trình nghiên cứu về chính sách hình sự đối với người chưa thành

niên phạm tội nhưng nghiên cứu ở dạng khái quát, tổng thể hoặc ở một địa
phương cụ thể. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu hình phạt tù đối với
người chưa thành niên phạm tội.
Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả nghiên cứu đề tài "Hình
phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội - Lý luận và thực tiễn áp
dụng".
2. Tình hình nghiên cứu


3
Hình phạt tù là hình phạt chính và là hình phạt nghiêm khắc nhất áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, loại hình phạt được quốc tế
khuyến cáo chỉ áp dụng như là biện pháp cuối cùng và được pháp luật hình sự
Việt Nam quy định là nên hạn chế áp dụng. Vì là hình phạt chính nên hình
phạt tù áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại
Điều 69, Điều 74 Chương X "Những quy định đối với người chưa thành niên
phạm tội" của Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều
năm 2009.
Trên phương diện lập pháp và trên phương diện lý luận, hình phạt tù
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tương đối cụ
thể. Tuy nhiên, là một hình phạt nằm trong hệ thống hình phạt áp dụng cho
người chưa thành niên phạm tội nên hình phạt tù được các tác giả nghiên cứu
chung với các loại hình phạt khác hoặc được đề cập đến trong các công trình
nghiên cứu chung về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên. Cụ thể,
luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Trần Văn Dũng nghiên cứu "Trách nhiệm
hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật Việt Nam" năm 2003;
luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Văn Dũng nghiên cứu "Hoàn
thiện quy phạm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, đấu tranh với hành vi
phạm tội của người chưa thành niên" năm 1996; luận văn thạc sĩ luật học của
tác giả Nguyễn Thị Kiểm nghiên cứu "Hình phạt áp dụng đối với người chưa

thành niên phạm tội: Lý luận và thực tiễn áp dụng" năm 2010. Hình phạt tù
chưa được nghiên cứu chuyên sâu để giải đáp được những vướng mắc trong
việc áp dụng trong thực tiễn xét xử. Trong khi đó, trước yêu cầu của quốc tế
về việc bảo vệ quyền trẻ em, thực tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội
và việc áp dụng hình phạt tù với đối tượng đặc biệt này, việc có một công
trình nghiên cứu sâu về loại hình phạt nghiêm khắc nhất với người chưa thành
niên phạm tội là rất cần thiết. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của người nghiên cứu và thực thi pháp luật hình sự.


4
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu chính sách xử lý hình sự của
Đảng và Nhà nước ta đối với người chưa thành niên phạm tội, đặc biệt là việc
áp dụng hình phạt tù, hình thức tước bỏ tự do, biện pháp nghiêm khắc nhất,
đảm bảo dung hòa pháp luật hình sự với chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ
em. Đồng thời, tìm hiểu việc áp dụng những chính sách này trong thực tiễn.
Từ đó, đưa ra những đề xuất và kiến nghị cụ thể đến các biện pháp và sáng
kiến mang tính khả thi để góp phần hoàn thiện pháp luật, tìm ra các giải pháp
nhằm cải thiện tình hình hiện tại về người chưa thành niên phạm tội ở Hà Nội,
thủ đô nghìn năm tuổi của Việt Nam, một thành phố vì hòa bình.
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận văn có phạm vi nghiên cứu là
xem xét và giải quyết một số vấn đề xung quanh hình phạt tù, lý luận và thực
tiễn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, nội dung nghiên cứu cụ thể
là:
- Khái niệm, đặc điểm tâm, sinh lý của người chưa thành niên phạm tội.
- Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình
sự Việt Nam.
- Các quy định quốc tế về tư pháp người chưa thành niên.
- Quy định áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm

tội trong luật hình sự Việt Nam và thực tế áp dụng.
- Các giải pháp hoàn thiện các quy phạm trong phạm luật hình sự Việt
Nam về hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội.
Phạm vi của đề tài được giới hạn trong 5 năm, từ năm 2006 đến năm
2010. Địa bàn nghiên cứu tập trung ở Thủ đô Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu


5
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu nêu trên, trong luận văn này tác
giả tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ chính sau:
- Phân tích và xây dựng khái niệm người chưa thành niên, người chưa
thành niên phạm tội, các đặc điểm tâm, sinh lý cơ bản của người chưa thành
niên và hình phạt tù.
- Khái quát một số quy định của quốc tế về tư pháp người chưa thành niên.
- Khái quát lịch sử xây dựng chính sách xử lý người chưa thành niên
phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam.
- Phân tích nội dung và những quy định áp dụng hình phạt tù đối với
người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa
đổi, bổ sung một số điều năm 2009.
- Thực tiễn áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm
tội. Từ đó, phân tích một số tồn tại xung quanh việc quy định và áp dụng hình
phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Đề xuất hoàn thiện các quy định về hình phạt tù áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt được những mục đích đã đặt ra trên cơ sở lý luận là phép duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học,
nghiên cứu lịch sử cũng như phương pháp khoa học luật hình sự, khoa học

luật tố tụng hình sự, xã hội học pháp luật… Ngoài ra, tác giả còn sử dụng
phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và điểm mới về khoa học của luận
văn


6
Luận văn đã làm rõ khái niệm, bản chất pháp lý và hình thức áp dụng
hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội trên cơ sở xem xét những
quy định của luật pháp quốc tế, pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, đồng
thời đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam và việc áp dụng trong thực tiễn.
Ngoài ra, đối tượng áp dụng hình phạt tù được nghiên cứu trong luận
văn là người chưa thành niên phạm tội - một đối tượng đặc biệt. Vì vậy, để
góp phần nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự của Nhà nước ta, phù hợp
với các yêu cầu của thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự của các nước cũng
như các quy định của quốc tế, tác giả kiến nghị sửa đổi một số quy định khi
áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội.
Đây là công trình nghiên cứu sâu về loại hình phạt tù áp dụng cho
người chưa thành niên phạm tội, có ý nghĩa lý luận sâu sắc, là tài liệu tham
khảo trong công tác giảng dạy và cho cán bộ thực tiễn áp dụng hình phạt tù
đối với người chưa thành niên phạm tội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hình phạt tù đối với người
chưa thành niên phạm tội.
Chương 2: Quy định về hình phạt tù đối với người chưa thành niên
phạm tội trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao

hiệu quả áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội.




7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TÙ
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

1.1. KHÁI NIỆM; ĐẶC ĐIỂM TÂM, SINH LÝ CỦA NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN
1.1.1. Khái niệm
Điều 1 Công ước quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê
chuẩn ngày 20 - 11- 1989 đã định nghĩa về trẻ em như sau: "Trẻ em được xác
định là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia công nhận tuổi thành
niên sớm hơn".
Quy tắc tối thiểu chuẩn của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật
đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) được Đại hội đồng Liên
hợp quốc thông qua ngày 29 – 11 - 1985 nêu: "Người chưa thành niên là trẻ
em hay người ít tuổi tuỳ theo từng hệ thống pháp luật cụ thể bị xét xử vì phạm
pháp theo một phương thức khác với việc xét xử người lớn" (Quy tắc số 2.2
mục a).
Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa
thành niên bị tước quyền tự do (Quy tắc Havana) thông qua ngày 14-12-1990
nêu cụ thể: "Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới hạn tuổi dưới
mức này cần phải được pháp luật xác định và không được tước quyền tự do
của người chưa thành niên" (Quy tắc 2.1 mục a).
Như vậy, có thể khẳng định rằng, khi đưa ra khái niệm về trẻ em hay
người chưa thành niên, pháp luật quốc tế dựa vào đặc điểm tâm, sinh lý hay

sự phát triển thể chất, tinh thần thông qua việc xác định độ tuổi. Kể cả khái
niệm trẻ em và khái niệm người chưa thành niên đều giới hạn là dưới 18 tuổi,
đồng thời đưa ra khả năng mở cho các quốc gia tuỳ điều kiện kinh tế - xã hội,


8
văn hóa truyền thống của mình có thể quy định độ tuổi đó sớm hơn. Nội dung
các quy tắc trên có tính đến sự đa dạng và cơ cấu pháp luật của các quốc gia,
phản ánh mục đích và tinh thần của tư pháp người chưa thành niên, đề ra
những nguyên tắc mong muốn và thông lệ đối với việc quản lý những người
chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Theo đó, pháp luật Việt Nam cũng quy định độ tuổi đủ 18 tuổi là căn
cứ để xác định người đó đã thành niên. Điều 18 Bộ luật dân sự năm 2005 quy
định "Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ
mười tám tuổi là người chưa thành niên". Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em Việt Nam quy định "Trẻ em quy định trong Luật này là công
dân dưới 16 tuổi". Vì vậy, người chưa thành niên được xác định là người dưới
18 tuổi.
1.1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý người chưa thành niên
Sở dĩ Nhà nước ta có những chính sách riêng cho đối tượng phạm tội
là người chưa thành niên vì xuất phát từ tính đặc thù của đối tượng này.
Chủ thể của tội phạm là những người tuổi đời còn ít, kinh nghiệm
sống chưa nhiều, hiểu biết pháp luật và các chuẩn mực xã hội còn hạn chế.
Đặc biệt, đây là lứa tuổi đang có sự biến đổi mạnh mẽ về tâm, sinh lý và là
giai đoạn quan trọng của quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Người chưa thành niên đang ở giai đoạn dậy thì, xảy ra những biến
động mãnh liệt về tâm lý của mỗi con người, cũng là thời kỳ then chốt của
phát triển tâm lý. Đương nhiên, quá trình phát triển tâm lý có quan hệ chặt
chẽ với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa mà những người chưa thành niên
đang sống và cũng liên quan đến quá trình phát dục, thành thục về sinh lý.

Bước vào thời kỳ này, họ phải đối phó với những thay đổi to lớn trong môi
trường học tập và rất nhiều yêu cầu mới của xã hội. Con người đứng trước
những thay đổi sinh lý hình thái rất đột ngột, như cao vổng lên, sức mạnh cơ
bắp, kinh nguyệt, di tinh, vỡ giọng… tất nhiên sẽ dẫn đến hàng loạt những


9
biến động tâm lý. Ở thời kỳ này, đặc trưng tâm lý còn vương chút trẻ con lại
có những mầm mống mới nhú của tâm lý người lớn. Qua giai đoạn này có sự
thay đổi căn bản về tâm, sinh lý nên thường mong muốn người lớn tôn trọng
mình, luôn muốn khẳng định mình đã trưởng thành và không chấp nhận sự
can thiệp quá sâu của người lớn vào đời sống cá nhân. Tuy nhiên, họ thường
có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh giá. Hoặc đánh giá thấp cái tích
cực, tập trung phê phán cái tiêu cực, hoặc lại đánh giá quá cao nhân cách của
mình, tự cao tự đại. Ở lứa tuổi này, nếu không quan tâm sát sao thì sẽ tạo cho
họ cơ hội vi phạm các chuẩn mực hành vi, chuẩn mực đạo đức và vi phạm
pháp luật. Bởi thời kỳ này bộc lộ cá tính rất mạnh, sự tự quan sát, tự đánh giá,
tự thể hiện, tự đôn đốc, tự khống chế… đều được tăng cường. Ở thì kỳ này bắt
đầu có cảm nghĩ mình là người lớn, thầm lặng cảm thấy mình đang dần thành
người lớn. Vì tự ý thức được như thế nên tính tự giác cũng được nâng cao,
nôn nóng tìm kiếm cái cốt lõi của cuộc sống. Ý thức xã hội được tăng cường
mau chóng, rất nhạy bén với mọi biến động của xã hội, dám nói lên ý kiến và
nhận định của bản thân và khát khao được người khác đánh giá, hết sức quan
tâm đến sự phát triển sở thích cá nhân. Ở tuổi này, dễ bị ảnh hưởng ở hoàn
cảnh bên ngoài, bởi tính nết, tình cảm. Bên cạnh đó, xã hội hiện đại ẩn chứa
nhiều mặt trái kích thích người chưa thành niên phạm tội: Những trò chơi
điện tử bạo lực với những cảnh bắn súng, chém giết…; phim hành động bạo
lực không chỉ chiếu ở rạp phim, băng đĩa mà còn cả trên truyền hình hằng
ngày. Những yếu tố này, khiến chúng hoài nghi và cảm thấy xung quanh bất
ổn, muốn bảo vệ bản thân. Trạng thái tâm lý đó kéo khoảng cách giữa hành

động ảo và hành động phạm tội gần nhau hơn và khiến chúng bắt chước theo.
Người chưa thành niên còn "có xu hướng thiếu khả năng kiềm chế do
các quá trình hưng phấn của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế, các quá trình ức
chế có điều kiện bị suy giảm" [11, tr. 91]. Do vậy, nhiều khi họ không làm chủ
được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh, dễ bị kích
động, dễ bị tức, cáu kỉnh, mất bình tĩnh… nên dễ phạm sai lầm. Ở lứa tuổi


10
này còn xuất hiện hiện tượng "khủng hoảng" về tâm lý. Sự khủng hoảng có
thể dẫn đến những "xung đột" nhất định. Những "khủng hoảng" và những
"xung đột" này nếu không được giải tỏa kịp thời, đúng đắn sẽ dẫn đến các
hành vi bạo động hoặc sống buông thả, bất cần.
Nhu cầu giao tiếp và mở rộng mối quan hệ bạn bè là một điểm đặc
trưng của lứa tuổi chưa thành niên. Trong hoàn cảnh giao tiếp tự do, rỗi rãi,
trong tiêu khiển, trong việc phát triển nhu cầu, sở thích… người chưa thành
niên hướng vào bạn bè nhiều hơn là hướng vào cha mẹ. Họ thích giao du bạn
bè, thích túm năm tụm ba. Nếu không có sự quản lý chặt chẽ của gia đình, nhà
trường thì họ dễ bỏ học, đi lang thang. Vì vậy, dễ có khả năng họ có những
hành vi phạm tội. Nhóm bạn xấu cũng xuất hiện từ đây. Đa số những người vi
phạm pháp luật ở độ tuổi chưa thành niên đều có hiện tượng bỏ học, đi lang
thang. Lứa tuổi này rất dễ bị lôi kéo bởi bạn bè xấu. Bởi ở lứa tuổi này, tính
tình có sự bộc lộ hết sức mạnh mẽ, rất không ổn định, rất dễ chuyển từ cực
này sang cự kia. Sở dĩ gọi là lưỡng cực trong tính nết của người chưa thành
niên là do họ có biểu hiện trong tính tình khẳng định và phủ định, tích cực và
tiêu cực, khẩn trương và buông lỏng, hoạt động và lập lờ, yêu và ghét, vui vẻ
và chán nản, hấp tấp và bình tĩnh, cáu bẳn và bình ổn Tính hai cực có nguồn
gốc ở cơ chế sinh lý, nhưng nó có nguyên nhân xã hội. Nếu phân tích theo cơ
chế sinh lý thì tính nết là kết quả của hoạt động phối hợp của vỏ đại não và
thần kinh giao cảm dưới lớp vỏ đó. Ở tuổi dậy thì chức năng nội tiết phát triển

rất mau lẹ, nhưng tác dụng ức chế của vỏ não thì chưa tới mức hoàn hảo, nên
có đặc trưng là tính nết ở tuổi này rất thất thường. Còn nếu phân tích theo
nguyên nhân xã hội thì đối với những người chưa thành niên có nhiều nhu cầu
rất mãnh liệt, ra sức muốn biểu hiện sức lực của mình. Nhưng chưa có được
nhận thức đầy đủ với tính cách phức tạp của xã hội, chưa thấu hiểu tính hợp
lý và tính khả thi trong hành vi của bản thân cũng như chưa xác lập được một


11
nhân sinh quan đúng đắn, nguyện vọng và hiện thực không sao thống nhất
được, nên dẫn họ đến những xao động rất lớn trong tính tình.
Sự nhận thức ở người chưa thành niên còn rất hạn chế, trình độ học
vấn chưa hoàn thiện, vốn kinh nghiệm và hiểu biết xã hội còn ít, sự thông
hiểu và chấp hành các chuẩn mực hành vi, chuẩn mực xã hội và pháp luật
chưa cao. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này những điều kiện về mặt trí tuệ, nhân cách
và xã hội để xây dựng một hệ thống quan điểm riêng đã được hình thành. Đặc
biệt là sự phát triển của tư duy lý luận và tư duy trừu tượng nên các em có khả
năng lĩnh hội nhanh những vấn đề được giáo dục. Bởi đây là thời kỳ hoàng
kim để phát triển trí lực, họ chuyển từ ghi nhớ máy móc sang phần ghi nhớ có
ý nghĩa và bắt đầu nhớ được từng phần theo ý nghĩa sang ghi nhớ có ý nghĩa
toàn bộ như về tư duy, tư duy lấy tôi làm trung tâm đã phát triển tới tư duy
logic, trừu tượng. Về mặt học tập, động cơ, thái độ, hứng thú và năng lực học
tập đều được nâng cao. Vì các môn học nhiều thêm, nội dung đã phân biệt,
nên tư duy trừu tượng logic được dịp phát triển. Khả năng phân tích, tổng
hợp, suy luận, phán đoán cũng được nâng cao. Do thân hình lớn vổng lên,
chuyển hóa trong cơ thể mạnh mẽ, tinh lực dồi dào, hiếu động luôn chân luôn
tay, tựa như toàn thân chỗ nào cũng dư thừa sức lực, nhất là trong những hoạt
động tranh đua, cùng với sự tự ý thức hơi quá và lòng tự tôn hừng hực, tạo
nên sự bất kham, mọi trường hợp đều muốn bộc lộ nguyện vọng mãnh liệt của
bản thân.

Trong đặc điểm tâm, sinh lý của người chưa thành niên phạm tội thì
có hai khuynh hướng nổi bật liên quan tới việc thực hiện tội phạm và khả
năng giáo dục cải tạo họ. Họ dễ bị kích động, thúc đẩy vào việc thực hiện tội
phạm nhưng cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục thành người có ích cho xã hội.
Những biểu hiện về nhận thức, tình cảm, hành động của lứa tuổi chưa
thành niên phạm tội là rất yếu kém. Để giáo dục, cải tạo những đối tượng này,


12
cần có sự quan tâm sát sao, tỷ mỷ của gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn
thể, chính quyền địa phương và của toàn xã hội. Trong đó sự giáo dục của gia
đình đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi gia đình là môi trường tự nhiên cho
sự phát triển của người chưa thành niên. Trong gia đình, họ được học tập các
chuẩn mực và giá trị văn hóa. Gia đình có trách nhiệm đầu tiên trong việc
nuôi nấng, bảo vệ, giáo dục, chăm sóc người chưa thành niên.
1.2. KHÁI NIỆM NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ HÌNH
THỨC XỬ LÝ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
1.2.1. Khái niệm
Trong pháp luật hình sự Việt Nam, người chưa thành niên phạm tội
chỉ bao gồm những người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm. Điều 12 Bộ
luật Hình sự quy định:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [31].
Điều 68, Chương X: Những quy định đối với người chưa thành niên
phạm tội, Bộ luật Hình sự quy định: "Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi
đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu tránh nhiệm hình sự theo những quy định

của Chương này, đồng thời theo những quy định của các Phần chung Bộ luật
không trái với những quy định của Chương này" [31].
Căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và trên cơ sở
tham khảo kinh nghiệm của một số nước khác, Bộ luật Hình sự Việt Nam đã
xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ là đủ 16 tuổi trở lên và tuổi


13
chịu trách nhiệm hình sự hạn chế là đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Dù pháp luật
quy định người đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,
song những người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là người
chưa thành niên nên họ vẫn được hưởng chính sách xử lý hình sự của Nhà
nước đối với người chưa thành niên phạm tội.
TSKH.GS. Lê Cảm và TS. Đỗ Thị Phượng đưa ra khái niệm người
chưa thành niên phạm tội tương đối đầy đủ và lập luận việc quy định trong
luật hình sự về người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm xác định tính
chất phạm tội với hành vi do người chưa thành niên thực hiện và tạo điều kiện
cho việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên sao cho phù hợp
với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ đã thực hiện
trên cơ sở những đặc điểm về tâm, sinh lý của họ vào thời điểm họ phạm tội.
Từ lý do trên, các tác giả đưa ra khái niệm: "Người chưa thành niên phạm tội
là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự chưa
đầy đủ, do hạn chế bởi các đặc điểm về tâm sinh lý và có lỗi (cố ý hoặc vô ý)
trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm" [6, tr.
9]. Theo đó, năm dấu hiệu cơ bản về người chưa thành niên phạm tội dưới
khía cạnh pháp lý hình sự là: 1) Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi; 2) Có năng
lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ do sự hạn chế bởi các đặc điểm tâm sinh
lý; 3) Đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; 4) Hành vi mà người chưa
thành niên thực hiện là hành vi bị pháp luật hình sự cấm; 5) Có lỗi (cố ý hoặc
vô ý) trong thực hiện hành vi đó.

1.2.2. Hình thức xử lý người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên phạm tội, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm
của họ, có thể bị xử lý bằng các biện pháp chính thức là hành chính hoặc hình
sự hoặc các biện pháp không chính thức.
1.2.2.1. Nguyên tắc xử lý


14
Một nguyên tắc tối cao trong việc xử lý người chưa thành niên phạm
tội là phải luôn quan tâm, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em.
Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (tại các điều 7,
23, 24, 26) thì người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi vi phạm hành
chính chỉ bị phạt cảnh cáo; người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên vi
phạm hành chính thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt không quá một phần hai mức phạt đối
với người thành niên hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội phải đáp ứng được mục
đích chính là giáo dục, giúp đỡ các em sửa chữa sai lầm và trở thành người có
ích cho xã hội. Tinh thần này được thể hiện từ trong Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em năm 2004 (Điều 58) và Bộ luật Hình sự năm 1999 (Điều
69). Theo đó, việc xử lý người chưa thành niên vi phạm nói chung và phạm
tội nói riêng chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển
lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Các em được gia đình,
nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, có ý thức tôn
trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm
với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp
luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và
áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và

phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân
thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Đây là một trong những
nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại
Điều 69 Bộ luật Hình sự. Ngoài những điều kiện miễn trách nhiệm hình sự áp
dụng chung, người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội có thể được
miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội


15
nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình
hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội
thì các em chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội rất nghiêm trọng do
cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng và việc miễn trách nhiệm hình sự đối với
các em được thực hiện theo quy định chung.
1.2.2.2. Hệ thống biện pháp xử lý chính thức
Việt Nam có hai hệ thống chính thức xử lý đối với các hành vi vi
phạm pháp luật nói chung và đối với vi phạm của người chưa thành niên nói
riêng (còn gọi là hệ thống xử lý chính thức). Đó là hệ thống xử lý vi phạm
hành chính và hệ thống tư pháp hình sự. Đặc điểm chung của hai hệ thống xử
lý vi phạm này là chúng mang tính quyền lực nhà nước và việc thi hành các
quyết định xử lý được bảo đảm bằng cưỡng chế của Nhà nước.
Xử lý vi phạm hành chính
Theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà người chưa thành niên vi phạm hành chính sẽ bị xử
phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.
Xử lý hình sự
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (các điều 34, 35, 68, 75)
thì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi phạm tội sẽ
bị xử lý về hình sự và bị áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp mang

tính giáo dục, phòng ngừa. Cụ thể:
1. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm; người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng (tức tội
phạm có mức cao nhất của khung hình phạt do luật định là từ trên 7 năm đến


16
15 năm tù) do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (tức tội phạm có mức
cao nhất của khung hình phạt do luật định là trên 15 năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình).
2. Không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình đối với người
chưa thành niên phạm tội. Nếu trong khung hình phạt được áp dụng có quy
định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt tù có thời hạn
cao nhất được áp dụng là không quá 18 năm (đối với người chưa thành niên
từ đủ 16 tuổi trở lên khi phạm tội) hoặc 12 năm (đối với người chưa thành
niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội).
3. Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội cũng nhẹ hơn so với người đã thành niên. Cụ thể là mức phạt tù có
thời hạn cao nhất được áp dụng là không quá ba phần tư (đối với người chưa
thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên khi phạm tội) hoặc một phần hai (đối với
người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội) mức phạt
tù mà điều luật quy định.
4. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên
phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định và người
chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ không bị khấu trừ thu nhập.
5. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm
tội ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. Phạt tiền là hình phạt chính chỉ áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi,
nếu các em có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức phạt tiền không quá một

phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
6. Không áp dụng các hình phạt bổ sung đối với người chưa thành
niên phạm tội.
7. Khi thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội, Tòa án có thể áp dụng một trong các biện pháp tư pháp


17
có tính chất giáo dục, phòng ngừa sau: giáo dục tại xã, phường, thị trấn và
đưa vào trường giáo dưỡng.
Trình tự, thủ tục xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
được quy định rõ trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, (đặc biệt là Chương 32:
Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên), theo đó, quá trình xử lý vụ án
hình sự diễn ra qua 4 giai đoạn: khởi tố vụ án hình sự; khỏi tố bị can và tiến
hành các hoạt động điều tra (như hỏi cung bị can, khám xét, khám nghiệm,
thu giữ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, v.v ); truy tố; xét xử sơ thẩm
và phúc thẩm. Tuy nhiên, thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội có một số điểm đặc thù đáng lưu ý như sau:
Thứ nhất, Bộ luật Tố tụng hình sự bảo đảm tối đa quyền bào chữa của
bị can, bị cáo chưa thành niên. Việc tham gia của người bào chữa trong các vụ
án người chưa thành niên phạm tội là bắt buộc. Nếu gia đình không mời
người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng phải yêu cầu Đoàn luật sư phân
công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho các em hoặc đề nghị Ủy ban
Mặt trận và các tổ chức thành viên (như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên) cử
người bào chữa cho các em (Điều 305).
Thứ hai, Bộ luật Tố tụng hình sự (Điều 306) quy định việc tham gia tố
tụng của gia đình, nhà trường, tổ chức đoàn thanh niên,… trong các vụ án
người chưa thành niên.
Thứ ba, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng yêu cầu cán bộ làm công tác
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án người chưa thành niên phạm tội phải là

người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như
về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên,
đồng thời, thành phần Hội đồng xét xử bắt buộc phải có một Hội thẩm là giáo
viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Điều 302 và 307).


18
Thứ tư, để bảo đảm bí mật đời tư cho người chưa thành niên, Bộ luật
Tố tụng hình sự quy định trong trường hợp cần thiết thì Tòa án có thể xét xử
kín vụ án người chưa thành niên phạm tội.
Xử lý không chính thức
Đối với những hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên
thì ngoài các biện pháp xử lý mang tính quyền lực nhà nước là xử lý vi phạm
hành chính và xử lý hình sự (hay còn gọi là biện pháp xử lý chính thức) như
đó nêu trên, còn có các biện pháp xử lý khác không mang tính quyền lực nhà
nước (hay còn gọi là biện pháp xử lý không chính thức) như: hoà giải, xử lý
kỷ luật của nhà trường,… Các biện pháp xử lý này được áp dụng trong những
trường hợp để giải quyết những vi phạm nhỏ nhặt, các tranh chấp, mâu thuẫn
xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội xuất phát từ quá
trình nhận thức của các nhà làm luật về đối tượng này và từ các chính sách
chung của pháp luật hình sự. Các nguyên tắc đó là tư tưởng chỉ đạo, cơ bản,
định hướng cho toàn bộ hoạt động tư pháp của cơ quan nhà nước và những
người có thẩm quyền trong vấn đề xử lý người chưa thành niên phạm tội.
Việc thực hiện đúng các nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn
đảm bảo đúng các nguyên tắc nói chung của luật hình sự như nguyên tắc pháp
chế, nguyên tắc công bằng và nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa.
Lịch sử phát triển pháp luật từ sau Cách mạng tháng Tám tới nay, điều
dễ nhận thấy là cùng với sự quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ, pháp luật nói

chung và pháp luật hình sự nói riêng từ trước đến nay chưa bao giờ coi nhẹ
việc định ra những chuẩn mực mang tính đặc thù trong việc xử lý người chưa
thành niên phạm tội. Tuy chưa tập hợp thành một hệ thống quy phạm pháp
luật cho phép giải quyết toàn bộ những vấn đề liên quan đến chế định trách
nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội, song nhiều tư tưởng, quan


19
niệm và quy tắc mà sau này Bộ luật Hình sự tiếp thu và hoàn thiện, đã được
ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý như Sắc lệnh số 150-SL ngày 7/11/1950
về tổ chức trại giam, Nghị định số 181-NV-6 ngày 12/6/1951 của Liên Bộ Nội
vụ - Tư pháp ấn định chi tiết về sự thiết lập, tổ chức, kiểm soát trại giam và
ban hành Bản quy tắc trại giam và nhất là trong Tổng kết hội nghị công tác 4
năm (1965 - 1968), Báo cáo tổng kết công tác năm 1971… của Tòa án nhân
dân tối cao. Mặc dù vai trò pháp lý ở mức độ khác nhau do hình thức văn bản
quy định, nhưng những văn bản liệt kê trên đây một thời gian dài đã vận dụng
một cách phổ biến trong hoạt động tư pháp hình sự, do vậy chúng đã giúp cho
việc hình thành và củng cố quan điểm, quan niệm chung nhất trong lĩnh vực
đấu tranh, xử lý tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.
Từ những kinh nghiệm thừa nhận trong lịch sử, đồng thời dựa trên
những thành tựu mới nhất do các ngành khoa học như tâm lý học, xã hội học,
tội phạm học, khoa học luật hình sự… mang lại, với Bộ luật Hình sự, nhà làm
luật đã giải quyết cơ bản và đồng bộ những vấn đề thuộc cơ sở pháp lý để xác
định và truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội. Đó là việc định ra ranh giới độ tuổi có thể chịu trách nhiệm
hình sự toàn phần và có hạn chế, là việc khẳng định cụ thể hóa nguyên tắc bao
trùm trong các giai đoạn truy cứu trách nhiệm người chưa thành niên phạm
tội; xử lý họ chủ yếu là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát
triển lành mạnh và để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Định ra các nguyên tắc xử lý đặc thù, mang tính chất giảm nhẹ đặc

biệt đối với những người chưa thành niên phạm tội, nhà làm luật xuất phát từ
những căn cứ sau đây:
Một là, thừa nhận người chưa thành niên là một nhóm nhân khẩu-xã
hội đặc thù, cần phải được sự bảo trợ của pháp luật nói chung và pháp luật
hình sự nói riêng. Sự bảo trợ đặc biệt này không chỉ khi người chưa thành

×