Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





TRẦN HỮU NAM




HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC













HÀ NỘI – NĂM 2003





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




TRẦN HỮU NAM



HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM



Chuyên ngành: Luật hình sự, luật tố tụng hình sự

Mã số : 5.05.14



LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Hồng Dương





HÀ NỘI – NĂM 2003










LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận văn là trung thực. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Trần Hữu Nam












2
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BLHS
Bộ luật hình sự
CHND
Cộng hòa nhân dân
CHDCND
Cộng hòa dân chủ nhân dân
GS.
Giáo sư
Nxb

Nhà xuất bản
PGS.
Phó Giáo sư
TAND
Tòa án nhân dân
TANDTC
Tòa án nhân dân tối cao
Tp.
Thành phố
tr.
Trang
TS.
Tiến sĩ
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
VKSNDTC
Viện kiểm sát nhân dân tối cao









3
MỤC LỤC



Trang

MỞ ĐẦU
4

Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH
PHẠT TỬ HÌNH
9
1.1.
Khái niệm hình phạt tử hình và ý nghĩa của việc quy định
hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt
9
1.2.
Lịch sử hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình
sự quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam
17

Chương 2:
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG
34
2.1
Những quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự
năm 1999
34
2.2
Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình
64


Chương 3:
PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
92
3.1
Sự cần thiết phải hoàn thiện những quy định về hình phạt
tử hình
92
3.2.
Nguyên tắc hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự
về hình phạt tử hình
94
3. 3.
Giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự
về hình phạt tử hình
97

KẾT LUẬN
108

TÀI LIỆU THAM KHẢO
111

4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi
mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi quan

trọng trên nhiều lĩnh vực. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất
nước đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực và được bạn bè quốc tế
đánh giá cao. Nhiều chủ trương, chính sách mới về kinh tế được ban hành,
đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, với việc bình
thường hóa quan hệ với Mỹ, việc trở thành thành viên của ASEAN và nhiều tổ
chức quốc tế khác, đã tạo ra môi trường thuận lợi, thúc đẩy sản xuất, hoạt
động xuất, nhập khẩu phát triển.
Bên cạnh những mặt tích cực của cơ chế thị trường, những mặt trái của
nó cũng đã phát sinh, phát triển, trong đó tình hình tội phạm diễn biến phức
tạp, đa dạng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tình hình tội phạm không chỉ
phá hoại nền kinh tế, cản trở việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, mà còn làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, hiệu
lực quản lý của Nhà nước. Tình hình tội phạm nói chung, tội phạm có tổ chức
nói riêng trong những năm gần đây đã tới mức báo động, đang thực sự trở
thành mối lo ngại sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta. Các vụ án giết người, hiếp
dâm, hiếp dâm trẻ em, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội phạm
về ma túy xảy ra nhiều. Đáng chú ý, số người phạm các tội với mức cao nhất
của khung hình phạt là tử hình ngày càng nhiều, đặc biệt là tội giết người và
các tội phạm về ma túy. Tòa án các cấp đã tuyên phạt tử hình hàng trăm
trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc áp dụng hình phạt tử hình
đối với các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đã có tác dụng răn đe,
giáo dục, phòng ngừa tội phạm, phục vụ các yêu cầu chính trị, đề cao sự cần

5
thiết phải áp dụng hình phạt tử hình trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ở
nước ta hiện nay.
Trong hệ thống hình phạt ở nước ta, hình phạt tử hình là hình phạt
chính nghiêm khắc nhất. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy,
hình phạt tử hình đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự, kỷ cương
pháp luật và xã hội, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển các quan hệ xã

hội lành mạnh. Đồng thời, hình phạt tử hình cũng đã đặt ra nhiều vấn đề
vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu, giải quyết để làm
sáng tỏ về mặt lý luận như: khái niệm hình phạt tử hình, phạm vi, đối tượng
áp dụng hình phạt tử hình, mối liên hệ giữa hình phạt tử hình với các hình
phạt khác, với tâm lý học tội phạm, lịch sử hình thành và phát triển của hình
phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam mà xung quanh những vấn đề này,
còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hình phạt tử hình trong luật
hình sự Việt Nam” nhằm giải quyết các vướng mắc về mặt lý luận cũng như
thực tiễn về hình phạt tử hình, góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật
hình sự về hình phạt tử hình, hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định đó
là vấn đề mang tính cấp bách, không những về mặt lý luận, mà còn là đòi hỏi
của thực tiễn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Hình phạt tử hình là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp, đã được
nhiều nhà luật học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Tác giả
Giang Sơn - Văn phòng Chủ tịch nước đã có công trình “Một số vấn đề về thi
hành án tử hình” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9 năm 1996); TANDTC có
công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ “Áp dụng và thi hành hình phạt tử hình -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (TANDTC, Hà Nội, 2002); TS. Nguyễn
Sơn có luận án tiến sĩ đề tài “Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt
Nam” (Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, 2002)

6
Tuy nhiên, các tác giả nói trên chỉ đề cập đến một số khía cạnh về hình
phạt tử hình. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có
hệ thống, toàn diện về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận
văn
Mục đích của luận văn

Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý
luận những vấn đề về hình phạt tử hình, đánh giá đúng thực trạng những quy
định về hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự hiện hành, thực tiễn áp dụng
hình phạt tử hình, xác định đúng nguyên nhân của những thiếu sót, bất cập
trong thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình và trên cơ sở đó đề xuất hệ thống
các giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử
hình.
Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, tác giả của luận văn đã đặt ra cho mình các
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Làm sáng tỏ khái niệm hình phạt tử hình, vị trí của hình phạt tử hình
trong hệ thống hình phạt.
- Phân tích, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển các quy định của
pháp luật về hình phạt tử hình ở Việt Nam.
- Phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật về hình phạt tử hình của
một số nước trên thế giới.
- Làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hình sự hiện hành và thực
trạng áp dụng hình phạt tử hình ở nước ta.

7
- Đề xuất phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về
hình phạt tử hình.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về hình
phạt tử hình, các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng hình phạt
tử hình.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề tài dưới góc độ luật hình sự.
Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình từ
năm 1993 đến 2002.

5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân, về chính
sách hình sự nói chung, về hình phạt tử hình nói riêng. Luận văn được thực
hiện trên cơ sở quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp
luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cơ sở thực tiễn của
luận văn là những bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án có tuyên hình phạt
tử hình, các báo cáo tổng kết, số liệu của TANDTC về hình phạt tử hình.
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể như phương pháp lịch sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật
để hoàn thành các nhiệm vụ mà tác giả luận văn đã đề ra.
5. Những cái mới của luận văn
Trong luận văn này, lần đầu tiên:

8
- Làm sáng tỏ được những vấn đề lý luận về hình phạt tử hình và đánh
giá đúng vị trí của hình phạt này trong hệ thống hình phạt.
- Phân tích, làm rõ thực trạng những quy định của pháp luật hình sự
hiện hành về hình phạt tử hình.
- Đánh giá đúng thực trạng áp dụng hình phạt tử hình của TAND các
cấp trong thời gian từ 1993 đến 2002.
- Kiến nghị phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về
hình phạt tử hình.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan
trọng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, việc áp
dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nói
riêng. Thông qua kết quả nghiên cứu và các đề xuất, tác giả mong muốn đóng

góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của kho tàng lý luận pháp lý hình
sự về hình phạt tử hình và thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam.
Với việc đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về hình
phạt tử hình, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc
hoàn thiện pháp luật hình sự về lĩnh vực này.
Vì vậy, luận văn này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật
hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự, tội phạm học nói riêng, cũng như trong
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành về đấu tranh phòng, chống tội phạm
thuộc các ngành Tòa án, Viện kiểm sát, Công an.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:

9
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hình phạt tử hình.
- Chương 2: Những quy định về hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự
năm 1999 và thực tiễn áp dụng.
- Chương 3: Phương hướng hoàn thiện những quy định về hình phạt tử
hình trong pháp luật hình sự Việt Nam.

10
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
1.1. KHÁI NIỆM HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY
ĐỊNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG HỆ THỐNG HÌNH PHẠT
1.1.1. Khái niệm hình phạt tử hình
Trong tất cả các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, hình phạt
là biện pháp nghiêm khắc nhất, được áp dụng phổ biến và có lịch sử lâu đời

nhất. Hình phạt luôn được coi là công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, của tổ chức và công dân như C. Mác đã từng nói: “Hình phạt không
phải là một cái gì khác ngoài phương tiện để tự bảo vệ mình của xã hội chống
lại sự vi phạm các điều kiện tồn tại của nó” [57, tr. 20].
Trong khoa học luật hình sự và thực tiễn pháp lý có những quan điểm
khác nhau về khái niệm hình phạt, trong đó nổi lên hai quan điểm chủ yếu:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, hình phạt là công cụ để trả thù người
phạm tội. Đây là quan điểm phổ biến ở những nước phương Tây thế kỷ thứ
18, 19. Hình phạt theo quan điểm này rất hà khắc, mang tính nhục hình, đầy
đọa thể xác, chà đạp lên phẩm giá của con người.
Quan điểm thứ hai cho rằng, hình phạt là công cụ đấu tranh phòng,
chống tội phạm. Đây là quan điểm của những nhà luật học tiến bộ trên thế
giới và được TS. Uông Chu Lưu, cố TS. Nguyễn Đức Tuấn ủng hộ [57, tr.
21]. Theo quan điểm này, ngoài mục đích trừng trị người phạm tội, hình phạt
còn là công cụ hữu hiệu cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành công dân
lương thiện, có ích cho xã hội.
Trong BLHS năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt
Nam, định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt được quy định tại Điều 26:
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm
tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.

11
Hình phạt được quy định trong BLHS và do Tòa án quyết định”.
Từ khái niệm trên, có thể rút ra những đặc điểm của hình phạt như sau:
Thứ nhất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của
Nhà nước.
Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, có nhiều loại
biện pháp cưỡng chế khác nhau như biện pháp cưỡng chế hành chính, biện
pháp cưỡng chế dân sự, biện pháp cưỡng chế kinh tế, biện pháp cưỡng chế lao
động, biện pháp cưỡng chế hình sự (hình phạt, các biện pháp tư pháp, các

biện pháp pháp lý hình sự khác) Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế
này, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Tính nghiêm khắc
của hình phạt thể hiện ở chỗ người bị kết án bị tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền
tự do, quyền về tài sản, về chính trị, tinh thần, thậm chí bị tước đi cả quyền
sống. Ngoài ra, hình phạt còn để lại hậu quả pháp lý là án tích cho người bị
kết án. Nói cách khác, trừng trị là nội dung, bản chất và là thuộc tính của hình
phạt. Khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, Nhà nước thể hiện thái
độ phản ứng chính thức, lên án hành vi phạm tội và người phạm tội.
Tính nghiêm khắc của hình phạt được các Nhà nước quy định không
giống nhau, mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức,
tâm lý và truyền thống của mỗi nước.
Thứ hai, hình phạt được quy định trong BLHS và do Tòa án áp dụng.
Trong các BLHS năm 1985 và 1999, hình phạt được quy định cả trong
Phần chung và Phần các tội phạm. Phần chung của BLHS quy định những
vấn đề có tính nguyên tắc như: khái niệm hình phạt (Điều 26), mục đích của
hình phạt (Điều 27), các hình phạt (Điều 28), cảnh cáo (Điều 29), phạt tiền
(Điều 30), cải tạo không giam giữ (Điều 31), trục xuất (Điều 32), tù có thời
hạn (Điều 33), tù chung thân (Điều 34), tử hình (Điều 35) Phần các tội

12
phạm của BLHS quy định các loại hình phạt và mức hình phạt đối với
từng tội phạm cụ thể.
Trong mọi trường hợp không được áp dụng hình phạt đối với người
thực hiện hành vi mà BLHS không quy định là tội phạm và cũng không được
áp dụng loại, mức hình phạt nào đó, nếu hình phạt này không được quy định
trong BLHS.
Ngoài ra, chỉ có Tòa án là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền tuyên
bố một người là có tội và áp dụng hình phạt đối với người đó. Các cơ quan
tiến hành tố tụng khác như cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không có quyền áp
dụng hình phạt mà chỉ có quyền đề xuất với Tòa án.

Thứ ba, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi
phạm tội.
Một trong những nguyên tắc được thừa nhận của luật hình sự Việt Nam
hiện nay là trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với cá nhân người phạm tội,
trách nhiệm hình sự không được đặt ra đối với pháp nhân phạm tội. Dựa trên
nguyên tắc này, trách nhiệm hình sự không thể được áp dụng đối với các
thành viên trong gia đình cũng như đối với những người thân khác của người
phạm tội. Cũng theo nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam không thừa nhận
việc chấp hành án thay cho người phạm tội, cho dù sự chấp hành án thay này
là hoàn toàn tự nguyện. Hình phạt tịch thu tài sản cũng chỉ được áp dụng đối
với tài sản thuộc quyền sở hữu của người phạm tội mà không được tịch thu tài
sản của các thành viên khác trong gia đình hay của những người thân khác
của người phạm tội.
Ngoài ba đặc điểm trên, hình phạt còn có tính giai cấp. Tính giai cấp
của hình phạt được quy định bởi bản chất giai cấp của Nhà nước. Tùy thuộc
vào nhiệm vụ của luật hình sự bảo vệ lợi ích của giai cấp nào, mà có thể xác
định bản chất giai cấp của hình phạt.

13
Từ định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt đã nói ở trên, có thể đưa
ra định nghĩa của khái niệm hình phạt tử hình như sau: tử hình là hình phạt
đặc biệt, tước bỏ quyền sống của người bị kết án, chỉ có thể áp dụng đối với
người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Do tử hình là một loại hình phạt trong hệ thống hình phạt theo luật hình
sự Việt Nam, cho nên, tử hình cũng có đầy đủ những đặc điểm của hình phạt
như đã phân tích ở trên. Ngoài ra, tử hình còn có một số đặc điểm mà chỉ hình
phạt này mới có như sau:
Thứ nhất, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình
phạt, tước đi quyền sống của người bị kết án.
Quyền sống là quyền tự nhiên quan trọng nhất của con người. Hình

phạt tử hình tước đi quyền sống của người bị kết án, do vậy, tử hình là hình
phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt.
Tử hình là một trong những hình phạt có lịch sử lâu đời, nhưng xung
quanh nó, dưới góc độ lý luận luật hình sự, còn có những ý kiến khác nhau,
trong đó nổi lên hai quan điểm trái ngược nhau về việc nên duy trì hay hủy bỏ
hình phạt này.
Những người theo quan điểm đòi phải hủy bỏ hình phạt tử hình
cho rằng, sự sống của con người là cái quý giá nhất mà tạo hóa ban
cho, con người không nên sử dụng pháp luật để tước đi cái đó. Ngoài
ra, họ còn lập luận rằng, Tòa án có thể mắc sai lầm trong việc quyết
định hình phạt tử hình, mà khi đã thi hành xong hình phạt tử hình, thì
không thể sửa chữa được nữa. Những người theo quan điểm duy trì
hình phạt tử hình, thì cho rằng, để đảm bảo an ninh cho xã hội, cần
thiết phải duy trì hình phạt tử hình đối với những tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng [45, tr. 38].

14
Thứ hai, tử hình là hình phạt không đặt ra mục đích giáo dục, cải tạo
người bị kết án.
Theo quan điểm được thừa nhận rộng rãi ở nước ta, hình phạt tử hình
không đặt ra mục đích giáo dục, cải tạo người bị kết án, bởi vì tính chất đặc
biệt nghiêm trọng của hành vi phạm tội và những đặc điểm nhân thân của
người phạm tội đã phủ nhận khả năng thực hiện mục đích đó. Việc quy định
và áp dụng hình phạt tử hình nhằm “loại bỏ hoàn toàn khả năng thực hiện tội
phạm” ở người bị kết án, có tác dụng răn đe những người không vững vàng
dễ sa vào con đường phạm tội, đồng thời động viên nhân dân trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm [47, tr. 217].
Thứ ba, không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành
niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36
tháng tuổi.

Người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới
36 tháng tuổi phạm tội là những đối tượng đặc biệt của chính sách hình sự của
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quy định tại Điều 35 BLHS năm 1999
chủ yếu xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự. Những đặc điểm
tâm - sinh lý của người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con
dưới 36 tháng tuổi có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nhận thức, điều
khiển hành vi, khả năng giáo dục, cải tạo của họ và đây cũng là điều được các
nhà làm luật quan tâm đến. Trong luật hình sự Việt Nam, ngoài hình phạt tử
hình, chỉ có hình phạt tù chung thân được quy định không áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội, còn các hình phạt khác đều không có đặc
điểm này.
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định hình phạt tử hình trong hệ thống
hình phạt

15
Hệ thống pháp luật là một chỉnh thể thống nhất được cấu thành bởi các
ngành luật khác nhau; gắn liền với các ngành luật đó là những biện pháp trách
nhiệm pháp lý với những chế tài cụ thể khác nhau. Gắn liền với luật hình sự là
các biện pháp pháp lý hình sự, trong đó có hình phạt. Hệ thống hình phạt là
tổng thể các loại hình phạt do Nhà nước quy định trong luật hình sự, có sự
liên kết chặt chẽ với nhau theo một trật tự nhất định được quy định bởi tính
chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt. Trong BLHS năm 1999, Điều 28
quy định hệ thống hình phạt, từ Điều 29 đến Điều 40 quy định nội dung và
điều kiện áp dụng của từng loại hình phạt cụ thể.
Các hình phạt trong hệ thống hình phạt rất đa dạng, bao gồm hình phạt
chính và hình phạt bổ sung, hình phạt tước tự do, hình phạt không tước tự do,
hình phạt tước quyền sống của người bị kết án. Việc nhà làm luật xây dựng
một hệ thống hình phạt với nội dung mang tính cưỡng chế, giáo dục khác
nhau là cần thiết, phù hợp với sự đa dạng về tính chất, mức độ của các loại tội
phạm trên thực tế và phù hợp với chính sách hình sự nhân đạo, tiến bộ của

Đảng và Nhà nước ta. Chính sự đa dạng các hình phạt trong hệ thống hình
phạt là điều kiện bảo đảm cho sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật và
cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong thực tiễn xét xử.
Trong hệ thống hình phạt theo luật hình sự Việt Nam, tử hình là hình
phạt chính nghiêm khắc nhất. Việc BLHS năm 1999 còn quy định hình phạt
tử hình là xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội của nước ta yêu cầu phải có
hình phạt tử hình nhằm trừng trị những kẻ phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng
xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm đến tính mạng, nhân phẩm của con
người, xâm phạm sở hữu, trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm tham nhũng,
các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân
nhân, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
Ngoài ra, việc quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự còn thể hiện thái

16
độ kiên quyết của Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là
đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Hình phạt tử hình không
đặt ra mục đích giáo dục và cải tạo bản thân người phạm tội, mà chủ yếu có
mục đích trừng trị, loại bỏ hoàn toàn khả năng phạm tội mới từ phía họ. Ý
nghĩa lớn nhất của hình phạt tử hình là răn đe những người không vững vàng
trong xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới, đồng thời động viên, khuyến khích
quần chúng nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Trong hệ thống hình phạt, hình phạt tử hình đóng một một vai trò quan
trọng. Nó bảo đảm cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, bảo
đảm hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, thể hiện sự
chuyên chính của Nhà nước XHCN trong việc đấu tranh chống tội phạm, nhất
là đối với những kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc quy định hình phạt
tử hình trong luật hình sự góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ sự an toàn, vững mạnh của chế độ XHCN, bảo vệ tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân. Tuy nhiên, việc áp dụng hình phạt
tử hình một cách tùy tiện lại bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật

nghiêm trọng, bởi lẽ nó xâm phạm đến quyền thiêng liêng nhất của con người,
đó là quyền được sống. Những hành vi vi phạm này không chỉ xâm hại hoạt
động đúng đắn của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, xâm hại quyền bất
khả xâm phạm về thân thể và sinh mạng chính trị của công dân mà còn làm
giảm uy tín của Nhà nước, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan
thi hành pháp luật. Như vậy, việc quy định một cách chặt chẽ hình phạt tử
hình trong luật hình sự và thủ tục thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng
hình sự còn bảo đảm sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân
được quy định trong Hiến pháp, thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN.
Việc quy định và áp dụng đúng đắn hình phạt tử hình chính là sự bảo
đảm chắc chắn cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ của các cơ quan bảo vệ pháp

17
luật là phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời, chính xác mọi hành vi phạm tội,
không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội, ngăn chặn không cho
người phạm tội tiếp tục phạm tội hoặc phạm tội mới; đồng thời bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Việc quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự, ngoài ý nghĩa về
mặt lập pháp hình sự, còn có ý nghĩa phục vụ việc nâng cao nhận thức của
nhân dân nói chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng về sự cần
thiết phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất trong hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử những vụ án phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc nắm vững nội
dung, bản chất pháp lý của hình phạt tử hình, cũng như những thủ tục, điều
kiện áp dụng hình phạt này, sẽ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng
đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm;
giúp công dân có cơ sở pháp lý tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống
tội phạm; đồng thời tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên
cạnh đó, việc quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự còn có ý nghĩa đặt
ra nhu cầu hoàn thiện chế định các hình phạt nói chung và hoàn thiện các quy
phạm pháp luật hình sự quy định loại hình phạt này nói riêng.

Ngoài ra, việc quy định hình phạt tử hình còn có ý nghĩa là cơ sở pháp
lý cho một số ngành khoa học pháp lý có liên quan chặt chẽ với khoa học luật
hình sự như tội phạm học, thi hành án hình sự Đối với tội phạm học, việc
quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự là cơ sở quan trọng để phục vụ
việc phân loại người phạm tội, nhân thân người phạm tội, từ đó tìm ra quy
luật phát sinh, tồn tại và phát triển của tội phạm, trong đó có những tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng. Việc quy định hình phạt tử hình còn có ý nghĩa làm
sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện phát sinh, tồn tại của các tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa hữu hiệu.

18
Đối với thi hành án hình sự, việc quy định hình phạt tử hình trong luật
hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng để quy định các trình tự, thủ tục thi hành
hình phạt này.
Đối với tâm lý học tư pháp, việc quy định hình phạt tử hình có ý nghĩa
trong việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý người phạm các tội đặc biệt nghiêm
trọng. Kết quả nghiên cứu tâm lý những loại người này sẽ phục vụ trở lại
cho công tác điều tra, truy tố, xét xử người thực hiện các tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
Đối với xã hội học luật hình sự, việc quy định hình phạt tử hình có ý
nghĩa trong việc làm sáng tỏ tính quyết định xã hội đối với các quy phạm
pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt, cũng như các giải pháp
đưa các quy phạm này vào cuộc sống.
Nói tóm lại, việc quy định hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt
của luật hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam XHCN hiện nay.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY PHẠM PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ QUY ĐỊNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
1.2.1. Những quy định về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt

Nam thời kỳ nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền Lê
Ngay từ năm 939, sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên
sông Bạch Đằng, chính quyền phong kiến dân tộc đã sử dụng nhiều biện
pháp chuyên chính bạo lực với các hình phạt nghiêm khắc, trong đó có
hình phạt tử hình.
Dưới thời Đinh, Lê, việc quy định hành vi nào là tội phạm và hình
phạt tương ứng đều tùy ý của Vua. Đinh Bộ Lĩnh đặt vạc lớn ở sân triều,
nuôi hổ dữ trong cũi và quy định: “Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc

19
dầu, cho hổ ăn” [25, tr. 305]. Điều này cho thấy, hình phạt tử hình với
những cách thức thi hành khủng khiếp được Nhà nước sử dụng như là công
cụ bảo vệ sự thống trị của giai cấp cầm quyền cũng như nền độc lập của đất
nước mới giành lại được.
Đến thời tiền Lê, hình phạt tử hình vẫn được giữ nguyên, nhưng
Vua Lê Long Đĩnh áp dụng những cách thức thi hành hình phạt tàn bạo hơn.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư:
Vua tính hiếu sát, phàm người bị hành hình, hoặc sai lấy cỏ
gianh quấn vào người mà đốt, để cho lửa cháy gần chết, hoặc sai
kép hát người nước Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn dao cùn
xẻo từng mảnh, để cho không được chết chóng Đi đánh dẹp bắt
được tù, thì giải đến bờ sông, khi nước triều rút, sai người làm lao
dưới nước, dồn cả vào trong ấy, đến khi nước triều lên, ngập nước
mà chết; hoặc bắt trèo lên ngọn cây cao rồi chặt gốc cho cây đổ,
người rơi xuống chết [25, tr. 349].
1.2.2. Những quy định về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt
Nam thời kỳ nhà Lý, nhà Trần
Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận
Thiên, lập nên nhà Lý.
Năm 1042, Lý Thái Tông sai trung thư san định luật lệ, chia ra môn

loại, biên thành điều khoản lập ra Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên
của nước ta nhưng hiện nay không còn nên chúng ta không biết rõ nội dung
các điều luật.
Qua nghiên cứu một số chiếu của các Vua nhà Lý, có thể thấy pháp luật
hình sự thời kỳ này quy định về hình phạt tử hình như sau:

20
Thứ nhất, hình phạt tử hình được áp dụng nhằm bảo vệ hoàng cung,
triều đình và củng cố uy quyền của nhà nước phong kiến.
Năm 1150, Lý Anh Tông xuống chiếu:
Cấm bọn hoạn quan không được tự tiện vào trong cung, ai
phạm thì bị tội chết. Nếu canh giữ không cẩn thận để cho người
khác vào cung cũng bị tội như thế.
Cấm các quan trong triều không được đi lại nhà các vương
hầu, ở trong cung cấm không được hội họp nhau năm, ba người bàn
luận, chê bai, ai phạm thì trị tội. Kẻ nào phạm việc qua lại bên ngoài
phía đầu hành lang chứa khí giới của đô Phụng quốc vệ thì xử 80
trượng, tội đồ; nếu vào trong hành lang ấy thì xử tử. Lính Phụng
quốc vệ ở trong hành lang ấy có chiếu chỉ mới được cầm khí giới,
không có chiếu chỉ mà tự tiện mang khí giới đi quá ra ngoài phía
đầu hành lang thì xử tử [25, tr. 494].
Thứ hai, hình phạt tử hình được áp dụng đối với các tội thập ác.
Theo Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Đức Nghinh, các tội thập ác dưới
thời nhà Lý gồm: 1. Mưu phản; 2. Mưu đại nghịch: phá hủy cung, lăng, miếu;
3. Mưu loạn: theo giặc; 4. Ác nghịch: đánh giết ông bà, cha mẹ; 5. Bất đạo:
giết người vô tội; 6. Đại bất kính: lấy trộm đồ dùng của Vua, làm giả ấn tín; 7.
Bất hiếu: chửi mắng ông bà, cha mẹ; 8. Bất mục: mưu giết người hay bán
người thân; 9. Bất nghĩa: giết trưởng quan, thầy học; 10. Nổi loạn: thông dâm
với người họ [32, tr. 5].
Năm 1225, Trần Cảnh được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi Hoàng đế,

lập nên triều đại nhà Trần.
Năm 1230, Vua Trần Thái Tông (1226-1258) cho khảo xét luật lệ của
các triều vua trước, sửa đổi hình luật, lễ nghi, soạn thành Quốc triều thông
chế gồm 20 quyển (tên gọi khác là Quốc triều hình luật). Ngày nay, chúng ta

21
chỉ biết về bộ luật này qua một đoạn được ghi lại trong cuốn Lịch triều
hiến chương loại chí của Phan Huy Chú: “Trần Thái Tông, năm Kiến
Trung thứ 6, soạn sách Quốc triều hình luật, khảo định các lệ đời trước
để làm” [5, tr. 290].
Bộ luật thứ hai của triều Trần được ban hành dưới đời Vua Trần Dụ
Tông (1341-1369). Năm 1341, Trần Dụ Tông “sai Trương Hán Siêu, Nguyễn
Trung Ngạn biên soạn bộ Hoàng triều đại điển và khảo soạn bộ Hình thư để
ban hành” [26, tr. 197].
Cũng như Bộ Hình thư nhà Lý, hai bộ luật nhà Trần đã bị mất nên
chúng ta không thể biết nội dung từng điều khoản của hai bộ luật đó. Mặc dù
vậy, qua nghiên cứu các chiếu do các vua Trần ban hành, có thể nêu một số
quy định về hình phạt tử hình thời kỳ này như sau:
Thứ nhất, hình phạt tử hình là nhằm bảo vệ vương triều nhà Trần.
Pháp luật hình sự thời nhà Trần cũng quy định các tội thập ác. Trong
đó, tội mưu phản chịu hình phạt nặng nhất, bị giết hết thân tộc. Chẳng hạn:
tháng 2 năm 1283, vua Trần Nhân Tông “trị tội thượng vị hầu Trần Lão, cho
Lão chuộc tội 1.000 quan tiền, đồ làm lính, lăng trì tên Khoáng là gia nô của
Lão ở chợ Đông [26, tr. 72].
Thứ hai, chế tài hình sự dưới thời kỳ nhà Trần nghiêm khắc hơn nhiều
so với thời kỳ nhà Lý. “Sách Cố sự sao nói, hình pháp nhà Trần rất tàn khốc,
kẻ ăn trộm và kẻ trốn tránh thì bị chặt ngón chân, giao cho người sự chủ được
thoả ý xử trị, hoặc cho voi dầy chết” [5, tr. 290].
Từ sự phân tích ở trên, có thể thấy, trong thời kỳ này, pháp luật hình sự
Việt Nam quy định về hình phạt tử hình đã từng bước được hình thành và phát

triển.
1.2.3. Những quy định về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt
Nam thời kỳ nhà Hồ, nhà Lê sơ

22
Từ cuối thế kỷ thứ XIV, vương triều nhà Trần đã trở nên suy thoái, đất
nước rơi vào tình trạng rối ren. Hồ Quý Ly là người nắm những chức vụ cao,
có uy thế lớn trong triều đình, đã từng bước thâu tóm quyền lực và cuối cùng
cướp ngôi nhà Trần vào năm 1400.
Trong thời gian giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình nhà
Trần và bảy năm trên ngôi Vua, Thượng hoàng, Hồ Quý Ly đã thi hành một
số biện pháp cải cách về chính trị, kinh tế, pháp luật nhưng không cải thiện
được tình hình xã hội bấy giờ.
Về mặt lập pháp hình sự, năm 1401, Hồ Hán Thương “định quan chế
và hình luật nước Đại Ngu” [26, tr. 314]. Dưới thời nhà Hồ, để khôi phục kỷ
cương và củng cố uy quyền của Nhà nước phong kiến, chế tài hình sự trong
đó có hình phạt tử hình được quy định và áp dụng mang tính hà khắc, nặng nề
hơn rất nhiều so với các triều đại trước.
Nhà Hồ quy định: “Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản tịch thu.
Cấm tuyệt tiền đồng, không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về
kho Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội như
làm tiền giả” [26, tr. 293].
Năm 1399, Hồ Quý Ly “sai Trần Ninh đốc suất người phủ Thanh Hóa
trồng tre gai ở phía tây thành vây quanh làm tòa thành lớn bọc phía ngoài.
Dân chúng ai lấy trộm măng thì bị xử tử” [26, tr. 308].
Năm 1403, Trần Huy bị phát giác hành nghề phương thuật, bị Hồ Hán
Thương xử tội lăng trì [26, tr. 318].
Tháng 6 năm 1407, sau khi đánh bại quân của nhà Hồ, bắt được cha
con Hồ Quý Ly, nhà Minh thi hành một chính sách khủng bố tàn bạo. Chúng
đã đốt, phá hủy hoặc mang về Trung Quốc rất nhiều sách, hiện vật quý hiếm,

trong đó có các bộ hình thư của nhà Lý và nhà Trần.
Các cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Minh do những người
trong tôn thất nhà Trần lãnh đạo đều nhanh chóng bị thất bại. Từ năm 1418,

23
dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác; năm 1428, đánh đuổi hoàn toàn quân xâm lược,
giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Vấn đề xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật hình sự quy định về
hình phạt tử hình nói riêng đã được nhà Lê quan tâm. Năm 1483, Vua Lê
Thánh Tông đã ban hành Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng
Đức nổi tiếng. Trong Bộ luật này, hệ thống hình phạt được quy định tại Điều
1, bao gồm 5 hình phạt chính, trong đó hình phạt tử hình có ba bậc:
1. Thắt cổ, chém;
2. Chém bêu đầu;
3. Lăng trì.
Pháp luật hình sự thời kỳ nhà Lê bảo vệ quyền thống trị của Nhà nước
phong kiến tập quyền, vì vậy, đã quy định áp dụng hình phạt tử hình đối với
mười tội ác (là các tội xâm hại đến các quan hệ xã hội quan trọng nhất của
chế độ phong kiến) và không được ân giảm đối với bất cứ tầng lớp nào. Đó là
các tội được quy định tại Điều 2 Bộ luật Hồng Đức: 1) Mưu phản, là mưu mô
làm nguy đến xã tắc; 2) Mưu đại nghịch, là mưu phá hủy tông miếu, lăng tẩm
và cung điện nhà Vua; 3) Mưu chống đối, là mưu phản nước theo giặc; 4) Ác
nghịch; 5) Bất đạo; 6) Đại bất kính; 7) Bất hiếu; 8) Bất mục; 9) Bất nghĩa; 10)
Nội loạn [31, tr. 33-35].
Ngoài ra, hình phạt tử hình còn được quy định nhằm bảo vệ các quan
hệ xã hội phong kiến khác như Điều 52 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Người
trèo qua tường điện bị xử tội chém, trèo qua tường cấm xử tội giảo” hoặc
Điều 55 Bộ luật này quy định: “Những người vào trong cung điện làm việc hết
giờ mà không ra khỏi khu vực ngoại điện thì xử tội lưu, ở lại trong cung bị xử tội

giảo, ở lại nơi vua nằm xử tội chém”. Thậm chí, Điều 480 Bộ luật Hồng Đức

×