Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo bộ luật tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.17 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌ C QUỐ C GIA HÀ NỘ I
KHO A LUÂT

LÊ THỊ VÂN HÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VÊ THỦ TỤC Tố TỤNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO BỘ LUẬT T ố TỤNG HÌNH sự.
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH sự
MÃ SỐ: 60.38.40
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS TRẦN VĂN ĐỘ
O AI HỌC QuOC G ia h a , \c
ĨÍĨUNG ÌÁM ĨHONG ỉ in IHỰ ViỂN
v - u /

■ - -
f


**■

-


HÀ NỘI - NĂM 2006
Ç îoi J tỉn ea rn đ ữ a n đ â ụ là . c ô ềtạ t r ìn h tig h te n , e ứ u e tu i rìèntẬ,
tô i, ^ á e ẳJố tíệ it đ ừ ờ e tr íc h d ẫ n t h m nhữtU Ậ, n ạ u Ầ n đ ã ũầ nq, ỉm .
3C Ú íụ iA n ê u tm n ụ . L u ù tt ú ủ n Là tr u n g , iluử L tìà c h ư a từ n ỊỊ. đ ư ờ e
e è n ụ . w ir m tụ . b ấ t Utj, cỗ ttạ . tr ìn h n à a k h ú a .
Lê T hị Vân Hà
PHẨN MỞ ĐẨU
MỤC LỤC


1.Tính cấp thiết của đề tà i
1
2. Tình hình nghiên cứu 3
3. M ục đích và nhiệm vụ của luận văn 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Những điểm mới của luận vă n 4
6. Cơ cấu của luận vă n 5
CHƯƠNG 1- NHẬN THỨC CHUNG VÊ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI. 6
1.1. KHÁI NIỆM THỦ TỤC Tố TỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT, NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ,
BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

.
6
1.1.1. K h ái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên
phạm tộ i trong pháp luật quốc tế 6
1.1.2. K hái niệm người chưa thành niên phạm tộ i theo pháp lu ậ t
V iệt N am 7
1.1.3. K hái niệm thủ tục tố tụng đối với người b ị bắty người b ị tạm giữ,
bị can, b ị cáo là người chưa thành niên phạm tộ i

9
1.1.4. K hái quát quy định của pháp lu ật quốc tế và m ột số nước về
thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tộ i 12
1.2. c ơ sở CỦA VIỆC QUY ĐỊNH THỦ TỤC Tố TỤNG Đối VỚI NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 18
1.2.1. Cơ SỞ tâm sinh lý
18
1.2.2. Cơ sở xã h ội 21
1.2.3. Cở sở pháp ỉý 23
CHƯƠNG 2- QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT T ố TỤNG HÌNH sự NƯỚC TA Đ ối VỚI

NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 27
2.1. QUY ĐỊNH VỂ ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH 28
2.1.1. T uổi, trìn h độ phá t triển về thể chất và tin h thần, mức độ nhận thức
về hành vi phạm tội của người chưa thành n iê n 30
2.1.2. Điều kiện sinh sống và giáo d ụ c

33
2.1.3. Có hay không có ngưòl thành niên xú i d ụ c

35
2.1.4. Nguyên nhân và điều kiện phạm tộ i
36
2.2. QUY ĐỊNH VÊ NGƯỜI TIẾN HÀNH Tố TỤNG 38
2.3. QUY ĐỊNH VỂ NGƯỜI THAM GIA Tố TỤNG 40
2.3.1.Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội. 41
2.3.2. Sự tham gia tố tụng của người bào chữa 42
2.3.3. Những ngưòi tham gia tố tụng kh ác 47
2.4. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN Đối VỚI NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN 48
2.4.1. Việc bắt ngư ời 50
2.4.1,1 .Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
50
2 .4 .1 .2 . B ắ t n g ư ờ i p h ạ m tộ i q u ả ta n g h o ặ c đ a n g b ị tr u y n ã .

52
2 .4 .1 3 . B ắ t b ị c a n , b ị c á o đ ể tạ m g i a m 53
2.4.2. Các biện pháp ngăn chặn kh á c

54
2.5. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỂ GIAI ĐOẠN KHỞI Tố, ĐIỂU TRA, TRUY Tố,

XÉT XỬ, THI HÀNH ÁN NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

56
2.5.1. G iai đoạn khởi tố, điều tra vụ án ngưòi chưa thành niên phạm tộ i 56
2.5.2. G iai đoạn tru y t ô
59
2.5.3. G iai đoạn xét xử sơ thẩm người chưa thành niên phạm tộ i 60
CHƯƠNG 3 - THỰC TIÊN Tố TỤNG HÌNH sự ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT, NGƯỜI BỊ
TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP.
3.1. THỰC TIỄN TỐ TỤNG HÌNH sự Đ ối VỚI NGƯỜI BỊ BẮT, NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ
CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ NHỮNG BÂT CẬP, HẠN CHÊ 71
3.1.1. Thực tiễn chứng m in h 71
3.1.2. Thực tiễn tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và
các tổ chức xã h ộ i 81
3.1.3. Thực tiễn sự tham gia của người bào chữa vào quá trìn h tố tụng 84
3.1.4. Thực tiễn bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tộ i 86
3.1.5. Thực tiễn áp dụng th ủ tục tố tụng tro n g các giai đoạn điều tra,
tru y tố và xét xử 88
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG ĐỐI VÓI
CÁC VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN


92
3.2.1. Nâng cao chất lưựng điều tra , tru y tố, xét xử, th i hành á n

92
3.2.2.Giải pháp hoàn thiện pháp lu ậ t

96
3.2.2.1. Sửa đổi luật vê bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em


96
32.2.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTHS năm 2003

97
KẾT LUẬN 101
DANH MỰC CÁC KÝ H IỆ U VÀ CHỮ VIÊT TẮT
BLHS: Bộ lu ật hình sự;
B LT T H S : Bộ lu ật tố tụng hình sự;
TNHS: T rách nhiệm hình sự;
VK SN D TC : Viện kiểm sát nhản dán Tôì cao;
TA N DT C : Tòa án nhân dân tối cao;
C H XH C NV N : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa V iệt Nam.
PH Ầ N M Ở Đ Ầ U
Ở đất nước ta, trong những năm gần đây tội phạm diễn biến phức tạp và
có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi chưa thành niên. Có thể nói, tội
phạm đang trẻ hoá trên phạm vi toàn quốc, đó là một thí dụ về sự phát triển
lệch lạc của thế hệ hệ trẻ ra khỏi quy tắc thông thường trong cuộc sống. Sự
phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên hiện nay đang dần dần gặm nhấm, làm
thui chột đi một lượng thế hệ trẻ tương lai, đây là một vấn đề nhức nhối, đã trở
thành nỗi lo lắng của gia đình, xã hội và đất nước. Không những ở Việt Nam
mà cả thế giới, tội phạm chưa thành niên được coi là vấn đề toàn cầu. "Quy tắc
tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về việc áp dụng luật đối với người chưa
thành niên" (tức Quy tắc Bắc Kinh) năm 1985; hướng dẫn RIYA D H năm
1990 của Liên hợp quốc về phòng ngừa tội phạm chưa thành niên.v.v là những
minh chứng toàn cầu về vấn đề này.
Tuy nhiên, do đặc trưng lứa tuổi và chưa phát triển đầy đủ về thể chất
cũng như tâm sinh lý mà ở người chưa thành niên tồn tại những đặc điểm
riêng biệt khác với người đã thành niên như


các em đang trong quá trình hình
thành và phát triển nhân cách, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của các
em còn bị hạn chế, thiếu những điều kiện và bản lĩnh tự lập, khả năng tự kiềm
chế chưa cao. Các em có xu hướng muốn tự khẳng định, được đánh giá, được
tôn trọng, dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, nhiều hoài bão, thiếu tính
thực tế, dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo
hiểm, dễ bị tổn thương, dễ thay đổi thích nghi, dễ uốn nắn Trong các đặc
điểm tâm lý của người chưa thành niên nói trên, ta thấy hai khuynh hướng nổi
bật liên quan đến tội phạm và khả năng giáo dục, cải tạo của họ. Đó là họ dễ
bị người khác dụ dỗ, kích động, thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng
do ý thức phạm tội của họ chưa cao và chưa chắc chắn nên dễ uốn nắn, cải tạo,
giáo dục họ thành người có ích cho xã hội. Với những đặc điểm như vậy nên
l.Tính cấp thiết của đề tài.
chính sách hình sự của Đảng và nhà nước ta đối với người chưa thành niên
phạm tội là giáo dục, giúp đỡ các em sữa chữa những sai lầm, phát triển lành
mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội. Và chính sách này được cụ thể
hoá trong luật hình sự và luật tố tụng hình sự quy định sao cho phù hợp với lứa
tuổi chưa thành niên.
Xuất phát từ tư tưởng người chưa thành niên phạm tội là đối tượng được
áp dụng đường lối đấu tranh, xử lý và cải tạo đặc thù, luật tố tụng hình sự bảo
vệ các em theo cách riêng của mình. Đó là trao cho các em những quyền tố
tụng để họ tự bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời quy định những điều
khoản đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự được khách
quan, toàn diện, đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội. Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003 đã dành một chương riêng (chương X X X II) quy định vé thủ
tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Đó là những quy định đặc biệt về
việc bắt, tạm giữ, tạm giam; việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường,
người bào chữa; về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.v.v đối với vụ
án có người chưa thành niên phạm tội.
Những quy định của BLTTHS năm 2003 đối với người chưa thành niên

phạm tội đã tương đối hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận;
có những quy định chưa chặt chẽ, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng với yêu cầu thực
tế nên tạo nhiều kẽ hở cho những vi phạm, xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của người chưa thành niên. Đứng trước những vấn đề như vậy, quy
định của pháp luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội đặt
ra những vấn đề cần phải hoàn thiện, vì vậy cần thiết phải có những quy định
cụ thể, chặt chẽ, thống nhất hơn nữa trong BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với
người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên.
Về mặt thực tiễn, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong những năm qua
cho thấy khi áp dụng những quy định về thủ tục đặc biệt này còn bộc lộ những
2
điểm hạn chế, bất hợp lý. Điều này là do một phần chưa nắm vững và vận
dụng chính xác, triệt để quy định của pháp luật tố tụng liên quan đến việc giải
quyết vụ án mà người chưa thành niên phạm tội, một phần người tiến hành tố
tụng lạm quyền, không tôn trọng, coi nhẹ các quyền lợi của người bị bắt,
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài "Một số vấn đề về lý luận và thực
tiễn về thủ tục tô' tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo BLTTHS"
làm luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. T ình hình nghiên cứu.
Ngoài các giáo trình luật tố tụng hình sự, các bình luận khoa học
BLTTHS, đã có một số công trình nghiên cứu về thủ tục tố tụng đối với người
chưa thành niên phạm tội. Các công trình này chủ yếu để cập đến thủ tục tố
tụng đối với người chưa thành niên như là một nội dung cần giải quyết (Bảo vệ
quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam - đặc san trong tạp chí Dân chủ và
pháp luật; luật hình sự, luật tố tụng hình sự và tội phạm học - Nhà xuất bản
chính trị Quốc gia năm 1 995.V .V đặc biệt tác giả Đỗ Thị Phượng đã có luận
văn Thạc sỹ Luật học nghiên cứu tương đối toàn diện về tố tụng đối với người
chưa thành niên phạm tội, nhưng được thực hiện trên cơ sở BLTTHS năm

1 9 8 8 .
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu đã được công bố, nhiều vấn
đề lý luận và thực tiễn như cơ sở của việc quy định thủ tục tố tụng riêng đối
với người chưa thành niên phạm tội, vấn đề áp dụng các biện pháp ngăn chặn,
sự tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường trong vụ án người chưa thành
niên phạm tộ i .chưa được giải quyết toàn diện, triệt để.
3. M ụ c đích và nhiệm vụ của luận văn.
a) Mục đích.
Từ những vấn đề lý luận về người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn
áp dụng pháp luật tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong những
3
năm qua để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của BLTTHS
và nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án người chưa thành niên
phạm tội.
b) Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về tố tụng đối với người chưa
thành niên phạm tội;
- Phân tích các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng đối với người
chưa thành niên phạm tội;
- Nghiên cứu thực tiễn tố tụng đối với người chưa thành niên, tìm ra
những hạn chế, vướng mắc và bất cập trong thực tế;
- Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện một số quy định của BLTTHS năm
2003 và một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án
người chưa thành niên phạm tội.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật lịch sử
và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - xít; Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng, chính sách của nước ta vẻ phòng ngừa và đấu tranh chống tội
phạm nói chung và tội phạm chưa thành niên nói riêng.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như


lịch sử, thống
kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, trao đổi chuyên gia Để hoàn thành luận
văn, tác giả khảo sát thực tiễn tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
trên phạm vi toàn quốc.
5. Những điểm m ới của luận văn.
Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, tổng hợp, toàn diện
thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của
BLTTHS năm 2003. Luận văn không chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận
chung, phân tích các quy định của pháp luật (đặc biệt là BLTTHS năm 2003)
về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội mà còn phân tích
4
thực tiễn tố tụng, làm sáng tỏ những bất cập, hạn chế và đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện BLTTHS năm 2003 và nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố,
xét xử.
6. C ơ cấu của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương không kể lời nói đầu và phần kết luận.:
Chương 1: Nhận thức chung về người chưa thành niên phạm tội.
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự nước ta đối với người
chưa thành niên phạm tội.
Chương 3: Thực tiễn tố tụng hình sự đối với người bị bắt, người bị tạm
giữ, bị can, bị cấo là người chưa thành niên và những giải pháp.
5
CHƯƠNG 1.
NHẬN THỨC CHUNG VỂ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.
1.1. KHÁI NIỆM THỦ TỤC Tố TỤNG Đối VỚI NGƯỜI BỊ BẮT, NGƯỜI BỊ TẠM
GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.
1.1.1. K hái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên
phạm tộ i tron g pháp lu ật quốc tế.
Trẻ em phạm tội và trẻ em làm trái pháp luật được nhiều nước, nhiều tổ

chức trên thế giới quan tâm, nghiên cứu.
Điều 1 phần 1 Công ước về quyền trẻ em có hiệu lực từ ngày 02/9/1990
quy định: "Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18
tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đó quy định độ tuổi
thành viên sớm hơn".
Theo Công ước, trẻ em bao gồm tất cả những ai chưa phải là người lớn,
nghĩa là những ai dưới 18 tuổi thì được hưởng mọi quyền lợi được ghi nhận
trong Công ước.
Bên cạnh Công ước quyền trẻ em thì quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên
hợp quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc
Bắc Kinh) do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 21/11/1985 cũng
là một văn bản pháp luật quốc tế sử dụng khái niệm này. Quy tắc Bắc Kinh
không nêu rõ người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi mà chỉ đưa ra khái
niệm trẻ em hoặc người ít tuổi. Theo Quy tắc Bắc Kinh thì "người chưa thành
niên phạm pháp là trẻ em hay người ít tuổi bị cho là hay bị phát hiện là phạm
pháp". Quy tắc cũng định nghĩa "người chưa thành niên" và "phạm pháp" là
những nhân tố của "người chưa thành niên phạm tội". Nhưng giới hạn độ tuổi
phụ thuộc vào từng hệ thống pháp luật của các quốc gia thành viên.
Quy tắc RIYADH về phòng ngừa phạm pháp

người chưa thành niên
được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14/12/1990 mặc dù không đưa ra khái
niệm cụ thể người chưa thành niên nhưng thông qua các quy định chúng ta
6
cũng thấy tinh thần của quy tắc là : người chưa thành niên là người dưới 18
tuổi vì Quy tắc RIY ADH có nêu
"hướng
dẫn
này phải được giải thích và dược


thực hiện trong phạm vi khuôn khổ của tuyên ngôn thê giới vê quyền con

người, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội,

Công ước về quyền trẻ em là phạm vi các quy tắc phổ biến của Liên Hợp

Quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên, cũng như các

văn kiện và tiêu c lì uẩn khác cố liên quan đến các quyền và lợ i ích, phúc lợ i

của các thanh niên ".
Mà Công ước Quyền trẻ em lại quy định trẻ em là tất
cả những ai dưới 18 tuổi. Như vậy là có quan điểm chung về độ tuổi người
chưa thành niên trong các công ước.
Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa
thành niên bị tước quyền tự do được Liên Hợp Quốc thông qua ngày
14/12/1992 cũng đề cập đến khái niệm người chưa thành niên. Bên cạnh mục
đích xác định các quyền của người chưa thành niên bị tước quyền tự do thì
Quy tắc còn quy định cách đối xử với trẻ em khi chúng phạm pháp.
Tóm lại, các văn bản pháp luật quốc tế tuy có phạm vi nghiên cứu khác
nhau song cũng đưa ra quan điểm riêng về khái niệm người chưa thành niên
và người chưa thành niên phạm tội.
1.1.2. K h á i niệm người chưa thành niên phạm tộ i theo pháp luật
V iệt Nam.
"Người chưa thành niên phạm tội" là thuật ngữ được sử dụng trong ngành
luật hình sự và tố tụng hình sự. Mặc dù BLHS năm 1999,BLTTHS năm 2003
đã dành một chương riêng để quy định về "người chưa thành niên phạm tội"
nhưng lại không có một khái niệm pháp lý chính thức nào giải thích thế nào là
người chua thành niên phạm tội.
Có quan điểm thứ nhất cho rằng "khái niệm người chưa thành niên trong

pháp luật hình sự Việt Nam chỉ bao gồm những người đã đủ 14 tuổi nhưng
chưa đủ 18 tuổi" [41

tr.166]. Nhưng quan điểm thứ hai trong cuốn “ Toà án và
7
quyền trẻ em” lại phủ nhận quan điểm này vì lý do: BLHS năm 1999 quy định
tại điểm n khoản 1 Điểu 48 quy định “ xúi giục người chưa thành niên phạm
tội" là tình tiết tăng nặng. Nếu theo quan điểm thứ nhất, chỉ xúi giục người
chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến 18 tuổi mới bị coi là tình tiết tăng nặng?
Theo quan điểm thứ hai, khi một người đã thành niên xúi dục người chưa
thành niên phạm tội (tức là người dưới 18 tuổi, kể cả người dưới 14 tuổi),
người chưa thành niên càng nhỏ tuổi thì trách nhiệm của người xúi dục hoặc
sử dụng người chưa thành niên phạm tội càng lớn, càng nguy hiểm hơn. Chính
vì vậy mà qua điểm thứ hai không đồng ý với quan điểm thứ nhất.
Điều 12 BLHS năm 1999 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“ 1 • Người đủ từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự vê mọi tội

phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phả i chịu trách

nhiệm hình sự về tộ i phạm rất nghiêm trọng do cố ỷ hoặc tộ i phạm đặc biệt

nghiêm trọng” ,
Nghĩa là, ở phương diện độ tuổi tối thiểu để chịu TNHS là 14 tuổi. Như
vậy người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật nước ta là người có độ tuổi
từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi. Vì thế, cần lưu ý rằng “ người chưa thành niên” theo
pháp luật hình sự phải nhìn từ hai góc độ, không nên đồng nhất thuật ngữ
“ người chưa thành niên” và “ người chưa thành niên phạm tội” . Ở góc độ thứ
nhất người chưa thành niên là người bị hại, người bị xúi giục, “ người chưa
thành niên” sẽ bao gồm tất cả những người ở độ tuổi dưới 18 tuổi. Nhìn ở góc

độ thứ hai “ người chưa thành niên” bằng năng lực, nhận thức của mình thực
hiện những hành vi bị pháp luật cấm, tức là quy định “người chưa thành niên
phạm tội” ,thì tại thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội, pháp luật quy định
họ phải đang

độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi và tất nhiên là có năng
lực TNHS.
8
Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như Luật hình sự và Luật tố tụng
hình sự nói riêng đều thể hiện thống nhất khái niệm người chưa thành niên là
để chỉ những người dưới 18 tuổi (còn gọi là người chưa đủ 18 tuổi). Trong độ
tuổi người chưa thành niên bao gồm trẻ em là những người chưa đủ 16 tuổi.
Trong luật hình sự và tố tụng hình sự, khái niệm người chưa thành niên phạm
tội để chỉ những người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi trở lên đến chưa đủ 18
tuổi thực hiện hành vi phạm tội và những người đó có năng lực TNHS. Nói
cách khác người chưa thành niên phạm tội là những người từ đủ 14 tuổi trở lên
đến chưa đủ 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt
nghiêm trọng, và những người từ đủ 16 tuổi trở lên những chưa đủ 18 tuổi
phạm các tội phạm khác.
Việc quy định vấn đề người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự
trước hết có ý nghĩa xác định ranh giới giữa tội phạm với không phải là tội
phạm. Một người chưa thành niên chưa đủ 14 tuổi thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội cho dù hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc người chưa thành
niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng
hoặc rất nghiêm trọng do vô ý đều không phải chịu TNHS. Ngoài ra, quy định
vấn đề người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự còn có ý nghĩa thể
hiện nguyên tắc cá thể hoá TNHS, nguyên tắc bình đẳng trong luật hình sự,
làm cơ sở cho việc quyết định hình phạt bảo đảm mục đích giáo dục, cải tạo
người phạm tội. [35


tr.34]
1.1.3. K há i niệm thủ tục tố tụng đối với người b ị bắt, người bị tạm
• « » CD C 3 • f c y t «
giữ, bị can, b ị cáo là người chưa thành niên phạm tộ i.
Người bị bắt bao gồm người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội
quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã
Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội
quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu
thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
9
Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự.
Bị cáo là người bị toà án quyết định đưa ra xét xử.
Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên
thoả mãn những quy định pháp lý về người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo nhưng họ đang

độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Vì vậy, những
thủ tục đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa
thành niên phải được tiến hành theo thủ tục đặc biệt được quy định tại chương
X X XII BLTTHS năm 2003. Các quy định này nhằm mục đích đưa ra những
thủ tục tố tụng sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người bị bắt,
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp trước cơ quan tiến hành tố tụng. Mặt khác, các quy định
này còn nhằm kết hợp hài hoà giữa các biện pháp cưỡng chế và giáo dục,
thuyết phục, tạo ra những điều kiện cần thiết để những người chưa thành niên
sửa chữa những sai lầm, sớm trở thành người có ích trong xã hội [35

tr.34-
35].
Vậy, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành

niên nghĩa là người đang ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi ở thời điểm
các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự đối với họ.
Do đó, khái niệm người chưa thành niên phạm tội và khái niệm người
bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có những
điểm khác nhau xuất phát từ thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật mà trong
đó người chưa thành niên là chủ thể. Quy định đối với người chưa thành niên
phạm tội trong BLHS chỉ áp dụng đối với đối tượng là người chưa thành niên
ở thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội. Còn những quy định thủ tục đối với
người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong
BLTTHS được áp dụng đối với đối tượng là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo vào thời điểm mà họ là người chưa thành niên nên cần áp dụng các
biện pháp tố tụng có những điểm khác so với người đã thành niên. V í dụ: một
10
người vào thời điểm thực hiện tội phạm là người chưa thành niên nhưng khi họ
bị phát hiện và là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo của vụ án đang
được giải quyết lại là người thành niên. Nếu áp đụng thủ tục đặc biệt này thì
sẽ không phù hợp trong các hoạt động tố tụng nữa mà áp dụng thủ tục tố tụng
bình thường tức là không bắt buộc phải có luật sư cũng như không nhất thiết
phải có hội thẩm là giáo viên, hoặc cán bộ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh khi xét xử tại phiên toà Nhưng khi quyết định hình phạt họ vẫn được
quyền hưởng các quy định trong BLHS đối với người chưa thành niên. Như
vậy, vào thời điểm các thủ tục tố tụng hình sự được thực hiện đối với người bị
bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, họ đang ở độ
tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi. Do vậy, Điều 301 BLTTHS mới quy định:
''Thủ tục tố tụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người

chưa thành niên được áp dụng theo quy định của Chương này đồng thời theo

quy định khác của Bộ luật này không trá i với những quy định của Chương


này
Nghĩa là khi điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị bắt, người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên không chỉ phải thực hiện các quy
định chung về thủ tục tố tụng mà còn phải thực hiện theo quy định của chương
X X X II BLTTHS. Tất cả những thủ tục đặc biệt này đều nhằm mục đích bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của người chưa thành niên.
Tuy nhiên, nếu một vụ án được bắt đầu bằng thủ tục đặc biệt đối với
người chưa thành niên thì theo quan điểm của chúng tôi nên để thủ tục đó
được áp dụng thực hiện trong cả quá trình giải quyết vụ án. Bởi vì, giả sử một
người chưa thành niên phạm tội, khi khởi tố là người chưa thành niên, trong
quá trình điều tra thời gian đầu là người chưa thành niên, được áp dụng quy
định bắt buộc mời luật sư bào chữa , người tiến hành tố tụng được chọn là
người hiểu biết về tâm sinh lý người chưa thành niên thế nhưng một thời
gian ngắn sau đó ví dụ như 1 tháng sau vẫn đang trong quá trình tố tụng thì
người đó trở thành người thành niên, lúc đó chẳng nhẽ lại thay đổi người tiến
11
hành tố tụng và đã có quyết định mời luật sư bảo vệ cho người đó lại quyết
định hủy bỏ không có luật sư nữa. Vì vậy theo chúng tôi, để áp dụng thủ tục
một cách thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với người chưa
thành niên, và cũng thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước thì một vụ án
khi đã bắt đầu bằng thủ tục đăc biệt đối với người chưa thành niên thì nên thực
hiện thủ tục đó trong cả quá trình giải quyết vụ án.
Như vậy, có thể hiểu: thủ tục tố tụng đối với người bị bắt, người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo là những thủ tục đặc biệt,cần thực hiện khi tiến hành giải
quyết vụ án mà người bị bắt người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa
thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi vào thời điểm tiến hành các thủ tục
tố tụng nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án và bảo vệ quyền và lợi
ích của họ trong suốt các hoạt động tố tụng hình sự [35

tr.35].

1.1.4. K há i quát quy định của pháp lu ậ t quốc tế và m ột số nước về
thủ tục tô tụng đôi với người chưa thành niên phạm tộ i.
Một hoạt động mà các nước trên toàn cầu đang nỗ lực thực hiện là tìm
cách bảo đảm hệ thống tư pháp người chưa thành niên tuân thủ đúng pháp luật
quốc tế và quyền con người. Kể từ năm 1989,với tốc độ ngày càng cao, các
nước trên thế giới đã và đang đưa ra những nguyên tắc quốc tế và các luật và
chính sách quốc gia, và kết quả là các nước đã soạn thảo lại luật về tư pháp
người chưa thành niên. Các nước này gồm có Australia, Canada, Costa Rica,
Niu Dilân, Uganda. Ngày càng nhiều cán bộ xã hội, cán bộ làm công tác vể
quyển trẻ em, cán bộ trại giam, thẩm phán, luật sư, công an, những người làm
luật và cán bộ thực tập được đào tạo để áp dụng những nguyên tắc quốc tế đó.
Đầu tiên phải nói đến đó là Công ước về quyền trẻ em (Nghị quyết của
Đại hội đồng 44/25) mà 191 quốc gia đã tham gia làm thành viên, là thoả ước
chủ đạo chứa đựng tất cả các quyền mà các chính phủ đồng ý là trẻ em được
hưởng. Điều 37 của Công ước đã nêu cụ thể rằng không có trẻ em nào phải
chịu sự tra tấn, đối xử và trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay làm mất phẩm
12
giá. Sẽ không áp dụng án tử hình hay tù chung thân mà không có khả năng
phóng thích. Đồng thời Cồng ước cũng quy định trẻ em không bị tước quyển
tự do một cách bất hợp pháp và tuỳ tiện. Nếu bị giam giữ, trẻ phải được cách
ly với người lớn, trừ trường hợp việc giam chung với người lớn được xem là vì
lợi ích tốt nhất cho trẻ. M ọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được đối xử nhân
đạo với sự tôn trọng và theo một cách có tính tới những nhu cầu của trẻ. Tính
nhân đạo bao gồm quyền cho trẻ có kịp thời những hỗ trợ pháp lý và các trợ
giúp khác, như các dịch vụ về y tế và tâm lý. Điều 37 cũng quy định rằng việc
tước quyền tự do của trẻ em chỉ có thể được sử dụng như một biện pháp cuối
cùng và trong thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Đại hội lần thứ sáu của Liên Hợp Quốc về phòng ngừa tội phạm và xử lý
người phạm tội, trong Nghị quyết số 4,đã kêu gọi triển khai những quy tắc tối
thiểu phổ biến cho việc thực hiện tư pháp người chưa thành niên. Với Nghị

quyết số 40/33 ngày 29/11/1985, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua
các quy tắc tối thiểu phổ biến về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa
thành niên, còn gọi là quy tắc Bắc Kinh. Quy tắc Bắc Kinh quy định một
khuôn khổ làm việc trong đó hộ thống tư pháp người chưa thành niên của mỗi
quốc gia phải hoạt động và một mô hình cho các nước về sự đáp ứng nhân đạo
và công bằng đối với những trẻ em có thể nhận thấy mình làm trái pháp luật.
Quy tắc Bắc Kinh là một văn kiện được chia làm sáu phần, bao gồm toàn bộ
các thủ tục tố tụng tư pháp trẻ em, trong đó có: những nguyên tắc chung; điều
tra và truy tố; xét xử và quyết định; xử lý không giam giữ; xử lý có giam giữ;
nghiên cứu và lập kế hoạch; đề ra chính sách; và đánh giá.
Mặc dù mục đích là nhằm bảo vệ các quyền trẻ em trong quá trình thực
hiện tư pháp, việc áp dụng Quy tắc Bắc Kinh chưa bao giờ được dự tính cung
cấp một phương pháp tiếp cận toàn diện, có hệ thống và thực tế những điều
kiện mà theo đó trẻ em có thể bị tước quyền tự do. Do thiếu luật quốc tế cụ thể
để bảo vệ quyền cho trẻ em bị tước quyền tự do, phiên họp về ân xá quốc tế
13
năm 1981 đã ra dự thảo các quy tắc tối thiểu phổ biến vẻ bảo vệ người chưa
thành niên bị tước quyền tự do. Dựa theo mô hình khi dự thảo Công ước về
quyền trẻ em, các tổ chức phi chính phủ đã thuyết phục các nước thực hiện
một giải pháp đề xuất Ưỷ ban phòng ngừa và kiểm soát tội phạm triển khai
các quy tắc tối thiều phổ biến về xử lý người chưa thành niên bị tước quyền tự
do. Sau đó, Quy tắc của liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước
quyền tự do đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng nghị quyết
số 45/113 ngày 14/12/1990. Quy tắc bảo vệ trẻ em bị tước quyền tự do và
nhấn mạnh rằng việc tước quyền tự do của trẻ em là biện pháp cuối cùng. Quy
tắc nêu cụ thể những điều kiện mà trẻ em có thể bị giam giữ và những điều
kiện đó phải tuân thủ việc tôn trọng quyền con người của trẻ.
Khác với Quy tắc Bắc Kinh- quy tắc tập trung vào việc bảo vệ trẻ em làm
trái pháp luật, Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa người chưa thành
niên hư hỏng (còn gọi là hướng dẫn Riyadh) tập trung vào việc bảo vệ và biện

pháp ngăn ngừa sớm với lưu ý đặc biệt tới trẻ em trong hoàn cảnh có nguy cơ
xã hội. Hướng dẫn Riyadh khuyến khích thực hiện luật pháp chuyên biệt về tư
pháp người chưa thành niên.
Bên cạnh Công ước, quy tắc, hướng dẫn của quốc tế thì các nước cụ thể
cũng quy định riêng cho mình những quy định về thủ tục tố tụng đối với người
chưa thành niên phạm tội trong các quy định của pháp luật quốc gia. Cụ thể
như

Thủ tục tố tụng hình sự của Australia đối với người chưa thành niên có
quy định sự khác biệt so với người đã thành niên nhưng rất ít chỉ là thủ tục
mang tính chính thống hơn. Cụ thể: quy định về thủ tục tố tụng trước khi xét
xử đối với người chưa thành niên: "Thủ tục ở giai đoạn tiền xét xử đối với
người chưa thành niên và người đã thành niên nói chung là tương tự. cảnh sát
có quyền nêu câu hỏi, bắt giữ, khám xét và truy tố người chưa thành niên. Sự
khác biệt chủ yếu là những thủ tục áp dụng đối với người chưa thành niên
14
mang tính chính thống hơn những thủ tục đã áp dụng đối với người đã thành
niên"[23, tr.13]. về thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên "việc xử lý
nghi can vị thành niên trong một chừng mực nào đó có sự khác biệt so với
nghi can đã thành niên. Ngôn ngữ sử dụng ở các toà án trẻ em hoặc toà án vị
thành niên mềm mỏng hơn, ít chính thống hơn so với các toà án xét xử người
đã thành niên. Trong một số trường hợp, người chưa thành niên có thể được
xét xử ở toà hình sự. Tất cả các tiểu bang của Australia, trẻ em trên độ tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự giống như đối với người đã thành niên. Ở một
số tiểu bang, trong trường hợp trẻ em trên độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự bị truy tố về tội giết người thì sẽ bị xét xử ở toà hình sự giống như người đã
thành niên. Ở một số tiểu bang, trong trường hợp trẻ em trên độ tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự bị truy tố về một tội phạm được xét xử bằng cáo trạng,
nếu có yêu cầu thì sẽ được bồi thẩm đoàn xét xử


toà hình sự như đối với
người đã thành niên"[23, tr.16].
Pháp luật Trung Quốc cũng đề cập đến vấn đề người chưa thành niên
nhưng đề cập rất ít, không quy định thành 1 chương riêng như của Việt Nam.
Trong đó cũng có quy định giống như Việt Nam vể hình phạt " không được áp
dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên dưới 18 tuổi"[23, tr.30].
Khi tham khảo BLTTHS của Nhật Bản, Srilanka, Philipin chúng tôi
không thấy để cập gì đến vấn đề thủ tục tố đối với người chưa thành niên mà
đưa quy định chung cho mọi tội phạm.
Luật tố tụng hình sự của Cộng hoà Triều Tiên khi đề cập đến người chưa
thành niên phạm tội có đưa ra vấn đề trợ giúp pháp luật "Nếu bị cáo vẫn
khổng có luật sư bào chữa khi vụ án của anh ta được đem ra xét xử

toà án,
toà án sẽ chỉ định một luật sư bào chữa nếu bị cáo: a) là người vị thành niên.
" [23

tr.90]‘ Việc quy định điều này cũng giống BLTTHS Việt Nam về
người bào chữa đối với người chưa thành niên phạm tội.
15
Còn ở Thái Lan, thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên không quy
định trong BLTTHS chung mà có luật tố tụng khác quy định về thủ tục của
Toà án người chưa thành niên. Người chưa thành niên ở Thái Lan được quy
định là người không được quá 17 tuổi thấp hơn của Việt Nam là 1 tuổi và
người chưa thành niên được xét xử

Toà vị thành niên và gia đình trung ương.
Ở Thái Lan đã có Toà án riêng biệt dành cho trẻ vị thành niên, đây là điểm
tiến bộ mà Việt Nam chưa có được một toà án chuyên trách xét xử riêng đối
với tội phạm chưa thành niên.

Luật tố tụng hình sự Malaysia có quy định về Toà án thanh thiếu niên
”Trẻ em từ 10 đến 18 tuổi gọi là thanh thiếu niên. Luật về các Toà án thanh
thiếu niên có một số điều khoản quy định cách xét xử và các hình phạt đối với
một số thanh thiếu niên phạm tội’
Trong những vụ án xét xử một thanh thiếu niên trước một Toà án cấp cao
cùng với các thanh thiếu niên khác, Toà án cấp cao có thẩm quyền hữu hạn
khi ban hành án. Nếu có thể phạt em này dưới hình thức như giám quản, phạt
tiền hay đưa vào trường cải huấn, toà sẽ không ra án phạt tù. Đối với trường
hợp một thanh thiếu niên đã bị buộc tội theo luật hình sự hoặc luật ma tuý
* i .
• » • • •
^
nguy hiểm, toà sẽ không phạt tử hình" [23

tr.203].
Theo pháp luật Pakistan cụ thể là Luật hình sự quy định mức tuổi tối
thiểu chịu trách nhiệm hình sự là 7 tuổi. Bộ luật tố tụng hình sự Pakistan về
vấn đề bảo lãnh: " Tuy nhiên, đối với những trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ hay
người ốm đau, bệnh tật mà phạm tội, toà có thể xét cho bảo lãnh." [23

tr.211]
Việt Nam quy định độ tuổi tối thiểu phải chịu TNHS là đủ 14,điều này thể
hiện chính sách nhân đạo, quan tâm đến trẻ em hơn nước Pakistan.
Pháp luật Inđônêxia coi lời khai có tuyên thệ là nguồn chứng cứ hợp
pháp nhưng BLTTHS Inđonêxia quy định rằng một đứa trẻ dưới 15 tuổi chưa
lập gia đình có thể làm nhân chứng và khai báo mà không cần tuyên thệ [23,
16
tr. 240]. Quy định điều này nghĩa là Inđônêxia đã căn cứ trên đặc điểm tâm
sinh lý của lứa tuổi chưa thành niên để quy định.
BLTTHS Ấn độ quy định về vấn đề bảo lĩnh "Khi có bảo lĩnh, Toà án có

thể trả tự do cho bị can, nhưng:
a) Người đó sẽ không được trả tự do nếu có cơ
sở
hợp lý để tin rằng
người đó đã phạm một tội có thể bị xử tử hình hoặc chung thân.
b) Người đó sẽ không được trả tự do nếu tội phạm có liên quan là một tội
đương nhiên thuộc quyền xét xử của Toà án và trước đó người này đã bị kết án
về một tội có thể bị xử tử hình, tù chung thân hoặc tù có thời hạn bảy năm
hoặc lâu hơn, hoặc trước đó đã bị kết án từ hai lần trở lên về tội phạm đương
nhiên thuộc quyền xét xử của toà án và không được phép bảo lĩnh.
Tuy nhiên, khi có bảo lĩnh, toà án vẫn có thể yêu cầu trả tự do cho người
nói tại điểm a hoặc điểm b

trên nếu người này dưới 16 tuổi " [23, tr.298-
299]
Đặc biệt khi nghiên cứu BLTTHS liên bang Nga, chúng tôi thấy có nhiều
nét tương đồng giữa BLTTHS liên bang Nga và BLTTHS Việt Nam. BLTTHS
liên bang Nga đã dành hẳn một chương riêng là chương 32 (phần V II) quy
định về thủ tục tố tụng đối với vụ án người chưa thành niên. Tuy nhiên Điều
391 BLTTHS liên bang Nga quy định thủ tục của chương 32 được áp đụng đối
với các vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi tại thời điểm thực hiện
tội phạm mà không quy định độ tuổi tối thiểu phải chịu TNHS. Nhưng hầu hết
các quy định về thủ tục đối với người chưa thành niên là giống BLTTHS Việt
Nam như những tình tiết cần phải xác định rõ trong vụ án người chưa thành
niên, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên (nhưng không thấy quy định về
việc bắt người chưa thành niên); giao người chưa thành niên để giám sát
(nhưng BLTTHS liên bang Nga lại có quy định về trường hợp vi phạm nghĩa
vụ thì cha mẹ, người đỡ đầu bị cảnh cáo hoặc bị phạt tiền, BLTTHS Việt Nam
không quy định trách nhiệm của cha mẹ khi vi phạm nghĩa vụ giám sát); việc
CAì HOC O U Ò C G iA HA


w
Ĩ!?IIN_S ĩ ÂM THÒNG
丁丨
N Ĩ H U

ị.N


-,•■1 *" *
17
\M x
/.销
tham gia phiên toà phải có đại diện hợp pháp của người chưa thành
niên Ngoài ra Điều 396 quy định có sự khác biệt đó là tách riêng vụ án người
chưa thành niên từ khi điều tra sơ bộ trong vụ án người chưa thành niên phạm
tội cùng người đã thành niên.
Nghiên cứu pháp luật của nước Hoa Kỳ quy định về việc xét xử như sau
"Tuổi tối đa nước Mỹ coi một kẻ phạm tội là vị thành niên là trong khoảng từ
16 đến 21 tuỳ thuộc vào phạm vi quyền hạn ở những khu vực nhất định, căn
cứ vào hình thức phạm tội và mức độ lỗi. Vì thế, có luật cho phép (và trong
một số vụ việc uỷ thác) xét xử với một trẻ vị thành niên như người trưởng
thành nếu phạm tội giết người hay những tội đặc biệt nghiêm trọng khác. Nói
chung, trong hệ thống xét xử tội phạm vị thành niên, bị can được xét xử nhẹ
hơn nhiều so với người trưởng thành mặc dù về hình thức có ít quyển tố tụng
hơn. Trong những trường hợp phạm tội cần xét xử, đòi hỏi quan toà cần phải
ra những quyết định khách quan theo tiêu chuẩn gần giống áp dụng đối với xét
xử hình sự Tình trạng tiền xét xử của cô ta/ cậu ta phụ thuộc vào duy nhất
quyết định của quan toà rằng việc tại ngoại có sự giám sát trước khi xét xử có
thể ngăn chặn sự bỏ trốn hay đảm bảo cho cộng đồng trước những nguy


trẻ
phạm tội tuổi vị thành niên có thể gây ra trong tương lai hay không. Bị can vị
thành niên không bị buộc tội theo quy định của luật, với trường hợp lần đầu
phạm tội. Tuy nhiên cô ta,cậu ta được phép đòi hỏi có luật sư để chứng minh
sự vô tội. Trẻ vị thành niên không được xét xử bởi bồi thẩm đoàn nhưng có 1/4
trong tổng số các bang đã ban hành đạo luật cho phép bổi thẩm đoàn tham gia
vào những vụ xét xử trẻ vị thành niên" [45]
1.2. Cơ SỞ CỦA VIỆC QUY ĐỊNH THỦ TỤC Tố TỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.
1.2.1. Cơ SỞ tâm sinh lý.
Nghiên cứu để tìm hiểu những đặc điểm tâm lý lứa tuổi người chưa
thành niên là một hoạt động không thể thiếu được đối với người tiến hành tố
18
tụng. Ở người chưa thành niên, về cơ bản họ cũng có những trạng thái tâm lý
khác như người bình thường. Thế nhưng, do đặc trưng lứa tuổi và do sự phát
triển chưa đầy đủ về thể chất và tinh thần, kinh nghiệm sống ít ỏi, trình độ
nhận thức còn hạn chế mà ở họ tồn tại những đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm ỉý học, một con người phát triển bình
thường, năng lực, trí tuệ trưởng thành cùng với độ tuổi, lứa tuổi 18 được các
nhà khoa học xác định là lứa tuổi con người tương đối trưởng thành vể thể lực
cũng như trí tuệ. Khi chưa đủ 18 tuổi, ở độ tuổi càng nhỏ thì càng hạn chế về
năng lực, về nhận thức và bị ảnh hưởng mạnh bởi môi trường xung quanh.
BLTTHS cần phải có những quy định đặc biệt về thủ tục tố tụng đối với
người chưa thành niên phạm tội dựa trên cơ
sở
đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt
sau đây:
- Điểm đầu tiên có thể nhận thấy trong quá trình tìm hiểu tâm sinh lý
của người chưa thành niên là ở lứa tuổi này các em đang trong giai đoạn phát

triển mạnh mẽ về thể lực và tâm sinh lý, đang

trong giai đoạn hình thành và
phát triển nhân cách. Khi các em phạm tội, do chưa phát triển đầy đủ, các em
thường hay quên, hoặc sự nhớ về sự việc phạm tội thường lộn xộn không theo
trật tự logic, do đó rất dễ nhầm lẫn và dễ quên hoặc khai báo lộn xộn không
chuẩn. Thông thường sau khi bắt mà tiến hành lấy lời khai ngay thì thường các
lời khai khá chi tiết và chính xác vì lúc này các em có trạng thái tâm lý hoang
mang, lo sợ và chưa kịp đối phó nên khai báo đầy đủ.
- Quá trình phát triển sinh lý đã ảnh hưởng đến tính cách của người
chưa thành niên, làm cho họ dễ xúc động, khi thì trầm tư, lúc thì sôi nổi. Nên
bị phát hiện ra mình phạm tội thì các em rất sợ hãi nhất là sau khi khởi tố bị
can, thông thường các em rất lo sợ sẽ phải chịu hình phạt nặng, do đó hiện
tượng tâm lý này đã kìm hãm lời khai trung thực của các em. Bên cạnh đó, các
em do tuổi đời còn nhỏ vì vậy tư duy nông cạn, sự hiểu biết pháp luật còn mơ
19

×