Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Kinh nghiệm hoạt động tài chính vi mô theo xu hướng bền vững trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM





CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011”
TÊN CÔNG TRÌNH:
KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ
THEO XU HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI,
BÀI HỌC VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM.

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Diễn giải
Gốc tiếng Anh (nếu có)
TCVM
Tài chính vi mô
N/A
TCTCVM
Tổ chức tài chính vi mô
N/A
TCTD
Tổ chức tín dụng


N/A
NHNN
Ngân hàng nhà nước
N/A
OSS
Chỉ số tự bền vững về hoạt động
Operational self-sufficiency
FSS
Chỉ số tự bền vững về tài chính
Financial self-sufficiency
ROA
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản
N/A
ROE
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần
N/A
N/A: Không áp dụng từ tiếng Anh

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa ngân hàng Grameen và ngân hàng thông thường 7
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững của các TCTCVM 18
Bảng 2.2. Chi phí cơ bản để duy trì một danh mục cho vay bền vững 26
Bảng 2.3. Các biến trong mô hình (1) và (2) 35
Bảng 2.4. Kết quả hồi qui mô hình (1) 37
Bảng 2.5. Kết quả hồi quy mô hình (2) 38
Bảng 3.1. Tỷ trọng danh mục cho vay của các TCTCVM Việt Nam năm 2009 57
Bảng 3.2. Mức bền vững của một số TCTCVM Việt Nam năm 2009 59
Bảng 3.3. ROE của CEP từ 2008-2010 65
Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Xu hướng bền vững của các TCTCVM qua các năm 2000-2009 21
Biểu đồ 2.2. Khả năng tiếp cận các TCTCVM bền vững của người vay 43
Biểu đồ 2.3. Mức độ tiếp cận khách hàng của các TCTCVM tại Malaysia 44
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ phần trăm vốn của các TCTCVM trên thế giới 47
Biểu đồ 2.5. Tình trạng nghèo ở nông thôn trong giai đoạn 1976-2004 49
Biểu đồ 2.6. Tình trạng cực nghèo ở nông thôn trong giai đoạn 1976-2004 49
Biều đồ 2.7. Tình trạng nghèo ở thành phố trong giai đoạn 1976-2004 50
Biểu đồ 2.8. Tình trạng cực nghèo ở thành phố trong giai đoạn 1976-2004 51
Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng danh mục cho vay của các TCTCVM Việt Nam 2009 58
Biểu đồ 3.2. Chỉ số OSS của một số TCTCVM Việt Nam năm 2009 59
Biểu đồ 3.3. Chỉ số ROA của một số TCTCVM Việt Nam năm 2009 60
Danh mục hình
Hình 2.1: Sự phát triển của các TCTCVM 20
Hình 2.2. Tiến trình thực hiện tín dụng vi mô của các TCTCVM tại Mỹ 23
Hình 2.3. Hình chóp thể hiện độ mạnh yếu của các TCTCVM trên thế giới 48
Hình 3.1 Hệ thống TCTD Việt Nam………………………………………………54
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, lĩnh vực tài chính vi mô đã rất phát triển trên thế giới. Và các phương
pháp của TCVM đã tỏ ra hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nghèo đói, thu hẹp khoàng
cách giàu nghèo tại các nước phát triển cũng như đang phát triển. Tại Việt Nam,
TCVM đã trở nên rất phát triển trong các năm gần đây, và góp phần cải thiện đáng kể
trong việc giảm nghèo đói. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, phát triển bền vững
là mục tiêu dài hạn của các TCVM hiện nay. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề này trên thế giới và phát hiện ra nhiều nhân tố có ảnh hưởng đến tính bền
vững. Các tổ chức TCVM tại Việt Nam hiện nay cũng đã phát triển, tuy nhiên vẫn
chưa thực sự hoàn thiện. Do đó, ý tưởng nghiên cứu về tính bền vững của các tổ chức
TCVM dựa trên các nghiên cứu của thế giới hình thành trong suy nghĩ của chúng tôi.
Từ đó đề xuất kiến nghị cho sự hoạt động, phát triển các tổ chức TCVM tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các yếu tố tác động đến tính bền vững của các TCTCVM.
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình hoạt động và phát triển TCTCVM tại
Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thống kê, so sánh.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tính bền vững của TCTCVM dựa trên các nghiên cứu thực
nghiệm trên thế giới. Sau đó, đánh giá thực trạng hoạt động và phát triển của các
TCTCVM tại Việt Nam. Từ đó, rút ra những bài học và đưa ra những gợi ý hợp lý
trong việc xây dựng tính bền vững cho các TCTCVM Việt Nam.
5. Đóng góp đề tài
- Tìm ra những nhân tố tác động đến tính bền vững của TCTCVM.
- Đưa ra những gợi ý hợp lý nâng cao tính bền vững của TCTCVM Việt Nam.
6. Hạn chế đề tài
Hiện nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực TCVM nhưng do thời gian
có hạn nên nhóm nghiên cứu chỉ chọn một số bài nghiên cứu theo ý kiên chủ quan của
nhóm là tiêu biểu. Do đó, bài nghiên cứu có thể chưa mang tính tổng quát toàn bộ.
Bài nghiên cứu chỉ dựa trên những bài nghiên cứu trước nên mang nhiều định
tính. Chưa xây dựng được mô hình định lượng cụ thể để khảo sát tính bền vững cho
các TCTCVM tại Việt Nam.
7. Hướng phát triển đề tài
Xây dựng mô hình định lượng để kiểm tra tính bền vững của các TCTCVM
Việt Nam dựa trên các nhân tố tác động như nguồn tài trợ và mức độ tự do hóa nền
kinh tế.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ 1
1.1.1. Khái niệm về TCVM 1
1.1.2. Đối tượng của TCVM 2
1.1.3. Tổ chức tài chính vi mô 2
1.1.3.1. Khái niệm tổ chức tài chính vi mô 2
1.1.3.2. Các sản phẩm – dịch vụ của TCTCVM 3
1.1.4. Quan điểm xưa và nay về tín dụng vi mô 3
1.1.4.1. Quan điểm trước đây 3
1.1.4.2. Quan điểm hiện đại về TCVM 4
1.2. MÔ HÌNH TCVM NGÂN HÀNG GRAMEEN – BANGLADESH 5
1.2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Grameen 5
1.2.2. Mô hình TCVM của Grameen 6
1.2.3. Điểm khác biệt giữa ngân hàng Grameen và ngân hàng thông thường 7
CHƢƠNG II: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TCTCVM
TRÊN THẾ GIỚI 9
2.1. XU HƢỚNG CỦA CÁC TCTCVM HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI 9
2.1.1. Tổng hợp quá trình thực hiện TCVM trên thế giới 9
2.1.1.1. Sự cần thiết của tín dụng vi mô 9
2.1.1.2. Sự đổi mới trong việc cung cấp tín dụng vi mô cho người nghèo 11
2.1.1.3. Một vài dịch vụ tài chính và tín dụng khác dành cho phụ nữ 13
2.1.1.4. Tổ chức tài chính vi mô và nguồn tiền trợ cấp 15
2.1.1.5. Kết luận của Tyson Rallens và Shaikh M Ghazanfar 15
2.1.2. Tính bền vững của TCTCVM 17
2.1.2.1. Định nghĩa về tính bền vững của TCTCVM 17
2.1.2.2. Xu hướng bền vững của các TCTCVM 18
2.2. NGUỒN VỐN TÀI TRỢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TCTCVM

21
2.2.1. Giới thiệu bài nghiên cứu 21
2.2.2. Mô hình cho vay của TCTCVM tại Mỹ 23

2.2.3. Phương pháp và kết quả định giá các khoản cho vay 26
2.2.4. Tính bền vững và tự bền vững của các TCTCVM 28
2.2.5. Kết luận của J. Jordan Pollinger cùng cộng sự 30
2.3. TỰ DO KINH TẾ VÀ SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC TCTCVM 31
2.3.1. Giới thiệu bài nghiên cứu 32
2.3.2. Cơ sở lý luận 32
2.3.3. Kết quả mô hình thực nghiệm 34
2.3.3.1. Giới thiệu mô hình 34
2.3.3.2. Nguồn số liệu nghiên cứu 36
2.3.3.3. Kết quả kiểm định 37
2.3.4. Kết luận của Peter R. Crabb 39
2.4. TÍNH BỀN VỮNG CỦA TCTCVM VÀ HIỆU QUẢ GIẢM NGHÈO -
KINH NGHIỆM TỪ MALAYSIA 40
2.4.1. Giới thiệu bài nghiên cứu 40
2.4.2. Khái quát tình hình TCTCVM ở Malaysia 41
2.4.2.1. Các TCTCVM tại Malaysia 41
2.4.2.2. Điểm lại tình hình tổ chức TCVM 42
2.4.2.3. Mức độ tiếp cận khách hàng của các TCTCVM 43
2.4.3. Phân tích và thảo luận 45
2.4.3.1. Phân tích khái quát 45
2.4.3.2. Vấn đề TCVM và thu hẹp sự nghèo đói 49
2.4.4. Kết luận của tác giả 51
CHƢƠNG III: BÀI HỌC VÀ GỢI Ý CHO TCTCVM TẠI VIỆT NAM 53
3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁC TCTCVM TẠI VIỆT NAM 53
3.1.1. Các TCTCVM tại Việt Nam 53
3.1.2. Nguồn tài trợ cho các TCTCVM hiện nay 55
3.1.3. Tổng quan tính bền vững của các TCTCVM Việt Nam 57
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO TCTCVM TẠI
VIỆT NAM 61
3.2.1. Bài học kinh nghiệm 61

3.2.1.1. Bài học từ Mỹ và Malaysia 61
3.2.1.2. Tự do kinh tế và tính bền vững của TCTCVM 61
3.2.2. Các gợi ý cho TCTCVM tại Việt Nam 62
3.2.2.1. Gợi ý thu hút nguồn tài trợ 63
3.2.2.2. Gợi ý hiệu quả hoạt động 63
3.2.2.3. Gợi ý về môi trường kinh tế 65
KẾT LUẬN
PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về tài chính vi mô
1.1.1. Khái niệm về TCVM
Tài chính vi mô (Microfinance) thường được định nghĩa là các dịch vụ tài
chính cho người nghèo và khách hàng có thu nhập thấp. Theo Ngân hàng phát triển
Châu Á - ADB cho rằng “Tài chính vi mô là việc cung cấp một loạt các dịch vụ tài
chính như nhận tiền gửi, cung ứng khoản vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và
bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp
nhỏ của họ”
1
.
Trong thực tế, thuật ngữ này thường được sử dụng theo nghĩa hẹp để chỉ các
khoản vay và các dịch vụ khác từ các định chế gọi là “tổ chức tài chính vi
mô” (Microfinance Institutions). Các tổ chức này thường sử dụng các phương pháp
đã được phát triển trong 30 năm qua để cung cấp các khoản vay rất nhỏ cho khách
hàng không có thu nhập thường xuyên, không có thu nhập hoặc thu nhập rất
nhỏ, mà không yêu cầu có tài sản thế chấp hoặc nếu có thì rất nhỏ. Những phương
pháp này bao gồm cho vay và chịu trách nhiệm theo nhóm , sau đó tăng dần dần các
khoản cho vay, đảm bảo sẵn sàng cung cấp các khoản vay cho khách hàng trong
tương lai nếu các khoản vay hiện nay được khách hàng hoàn trả đầy đủ, kịp thời.

Cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng, các khoản tín dụng được cung ứng bởi TCVM
thường có giá trị nhỏ. Đây cũng có thể được coi là các đặc trưng cơ bản của TCVM.
Nói rộng ra, TCVM là một phong trào trên thế giới mà trong đó các hộ gia
đình có thu nhập thấp được tiếp cận thường xuyên với các dịch vụ tài chính chất
lượng cao, để tài trợ cho hoạt động sản xuất và mua sắm tài sản nhằm đảm bảo tạo
ra thu nhập ổn định tiến tới ổn định tiêu dùng, và bảo vệ chống lại rủi ro. Những
dịch vụ của TCTCVM này không chỉ giới hạn là tín dụng, mà còn bao gồm tiết
kiệm, bảo hiểm, và chuyển tiền


1

Trang 2
Một điều nữa là sự phân biệt giữa hai định nghĩa TCVM và tín dụng vi mô.
Ở đây, TCVM đề cập đến các hoạt động cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, chuyển giao
dịch vụ và các sản phẩm tài chính khác đến nhóm khách hàng có thu nhập thấp.
Trong khi đó, tín dụng vi mô chỉ đơn giản là một khoản cho vay nhỏ, do ngân hàng
hoặc một tổ chức nào đó cấp. Tín dụng vi mô thường dành cho cá nhân vay, không
cần tài sản thế chấp, hoặc thông qua việc cho vay theo nhóm. Có thể hiểu, tín dụng
vi mô là một mặt cho vay của TCVM.
1.1.2. Đối tượng của TCVM
TCVM chủ yếu phục vụ cho khách hàng là người nghèo và người thu nhập
thấp không được tiếp cận với các tổ chức tài chính chính thức. Khách hàng của
TCVM thường tự làm chủ doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình kinh doanh, các cửa hàng
nhỏ lẻ, bán hàng rong, sản xuất thủ công, và cung cấp dịch vụ quy mô nhỏ, các hộ
nông dân …ở khắp các khu vực từ nông thôn đến thành thị. Hiện nay TCVM còn
hướng tới phục vụ cho học sinh, sinh viên với các khoản vay hổ trợ giáo dục và
cung cấp nhiều dịch vụ khác hổ trợ đối tượng khách hàng này.
1.1.3. Tổ chức tài chính vi mô
1.1.3.1. Khái niệm tổ chức tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô là các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cho người
nghèo. Định nghĩa này rất rộng bao gồm một loạt các nhà cung cấp có thay đổi
trong cấu trúc tổ chức tín dụng và tính chất pháp lý của họ. Tuy nhiên tất cả các
TCTCVM có đặc điểm chung là đều cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng là
những người nghèo. Do đó, mức rủi ro của họ cao hơn so với các khách hàng ngân
hàng truyền thống. Trong thập niên 1970 và thập niên 1980, phong trào doanh
nghiệp siêu nhỏ dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức phi chính phủ (Non
Government Organizations - NGOs) cung cấp các khoản vay nhỏ cho người nghèo.
Ngày nay các TCTCVM đã phát triễn khá rộng và đa dạng về hình thức cũng như
tính chất sỡ hữu như đã nói ở trên, bao gồm hợp tác xã, tổ chức phát triển cộng
đồng như các nhóm hổ tương và tín dụng công đoàn , các ngân hàng thương
Trang 3
mại và ngân hàng nhà nước, ngân hàng chính sách, các công ty bảo hiểm và công
ty tín dụng…
1.1.3.2. Các sản phẩm – dịch vụ của TCTCVM
Trước đây, khi người nghèo cần tiền họ thường nhờ tới các mối quan hệ xã
hội để tiếp cận những dịch vụ cho vay không chính thức và những khoản vay này
thường có chi phí cao và không đảm bảo. Ngoài ra người nghèo không thể tiếp cận
được các dịch vụ tài chính chính thức khác. Nhưng trong 30 năm trở lại đây, các
loại dịch vụ tài chính cung cấp cho người nghèo đã xuất hiện. Các TCTCVM đã
triển khai cung ứng các dịch vụ tài chính dành cho người nghèo. TCTCVM giúp
cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản như cho vay, tiết
kiệm, dịch vụ chuyển tiền và bảo hiểm vi mô. Những người nghèo cũng cần nhiều
dịch vụ tài chính đa dạng cho hoạt động kinh doanh của họ, mua sắm tài sản, tiêu
dùng, và quản lý rủi ro.
Các TCTCVM liên tục gia tăng sản phẩm của họ và cải tiến phương
pháp và dịch vụ của họ. Những người nghèo đã chứng tỏ khả năng hoàn trả vốn vay
họ, và muốn tiếp cận các khoản vay sau đó. Các sản phẩm cung cấp các khoản
vay vốn lưu động cho doanh nghiệp nhỏ, cho vay với mục đích phục vụ cho giáo
dục (chủ yếu tập trung vào sinh viên và học sinh) và để trang trải các trường hợp

khẩn cấp …ngày càng được mở rộng.
Cùng với việc cung cấp các khoản vay thì dịch vụ chuyển tiền, các dịch vụ
ngân hàng, tiết kiệm và tư vấn rủi ro… trong TCVM là những dịch vụ giúp các
TCTCVM có thể tiếp cận với những người nghèo và giúp họ có được tiềm lực tài
chính ổn định và tốt nhất để tạo ra thu nhập ổn định và thoát khỏi cuộc sống nghèo
đói.
1.1.4. Quan điểm xưa và nay về tín dụng vi mô
1.1.4.1. Quan điểm trước đây
Trang 4
Theo quan điểm cũ, tín dụng vi mô là dịch vụ tài chính mang tính từ thiện
được tài trợ bởi chính phủ hay các tổ chức xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của quan
điểm này dần dần bộc lộ. Chi phí cho hoạt động này là rất lớn; bên cạnh đó, tín
dụng vi mô mang tính chất từ thiện… đã dẫn tới suy nghĩ lệch lạc cho rằng chỉ có
chính phủ mới là người tham gia hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực này. Theo đó,
người nghèo bị đánh giá tiêu cực như: họ không có trình độ học vấn, không biết
cách sử dụng tài chính một cách hợp lý, và thậm chí có luồng tư tưởng cho rằng dù
trợ giúp đến đâu họ mãi mãi vẫn là người nghèo.
Những nhận định sai lệch trên làm tín dụng vi mô trở thành hoạt động không
có khả năng sinh lời, kiềm hãm sự phát triển của ngành này cho đến khi có luồng
quan điểm mới thay thế.
1.1.4.2. Quan điểm hiện đại về TCVM
Hiện nay, trên thế giới xuất hiện một luồng quan điểm mới về tín dụng vi mô
với bản chất có những khác biệt nổi bật sau :
Thứ nhất, dân số thế giới ngày càng tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển
kinh tế không đồng đều giữa các khu vực, người dân rơi vào tình trạng nghèo đã đạt
tới đơn vị tỷ. Không có tổ chức nào, ngành nào, thậm chí là chính phủ có thể giải
quyết triệt để vấn đề này. Bản thân họ phải tự tìm đường để cải thiện cuộc sống bản
thân.
Thứ hai, hầu hết người nghèo đều có mong muốn vượt khó. Nếu có điều kiện
kiếm ra tiền một cách hợp pháp, họ không chỉ giúp bản thân mình vươn lên mà còn

thúc đẩy xã hội phát triển. Những khoản vốn mà họ vay trước đây sẽ được trả lại đủ.
Tuy nhiên vẫn còn tâm lý trốn tránh trách nhiệm trả nợ nhưng vẫn có cách kiểm
soát điều này.
Thứ ba, các TCTCVM bây giờ không còn như là một tổ chức từ thiện nữa.
Nó sẽ đóng vai trò là trung gian tài chính cung cấp vốn cho người nghèo. Do đó, các
tổ chức này sẽ chuyển sang hoạt động như tổ chức kiếm lợi nhuận. . Ngoài ra tín
Trang 5
dụng vi mô nên là tư nhân, tránh sử dụng trợ giá của nhà nước để không sa vào họat
động kém hiệu quả do tham nhũng, cho vay nhầm đối tượng để hưởng chênh lệch
lãi suất.
1.2. Mô hình TCVM Ngân hàng Grameen – Bangladesh
1.2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Grameen
Ngân hàng Grameen
2
thành lập bởi Giáo sư Muhammad Yunus vào năm
1976. Với mục đích là hỗ trợ người nghèo vay vốn mà không cần điều kiện đảm
bảo. Ngân hàng bắt đầu với một dự án nghiên cứu của Yunus và dự án kinh tế nông
thông tại trường đại học Chittagong, Bangladesh để kiểm tra phương pháp của ông
trong việc cho vay tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho người nghèo nông thôn.
Vào năm 1976, làng Jobra và các làng quê khác xung quanh trường đại học
Chittagong trở thành khu vực đầu tiên đạt điều kiện tiếp nhận dịch vụ từ ngân hàng
Grameen. Ngân hàng thành công vang dội và dự án, được chính phủ hỗ trợ, được
giới thiệu vào năm 1979 cho quận Tangail (phía bắc thủ đô Dhaka). Sự thành công
của ngân hàng tiếp tục và nó nhanh chóng trải rộng đến các quận các của
Bangladesh và vào năm 1983 nó chuyển thành một ngân hàng độc lập dưới quyết
định của cơ quan lập pháp Bangladesh. Tỷ lệ hoàn vốn bị ảnh hưởng mạnh bởi trận
lụt năm 1998 nhưng lại phục hồi một vài năm sau.
Ngân hàng ngày nay tiếp tục mở rộng phạm vi biên giới và vẫn cung cấp tín
dụng cho người nghèo nông thôn. Vào giữa năm 2006, số lượng chi nhánh ngân
hàng Grameen Bank vượt qua con số 2.100.


Thành công của nó truyền cảm hứng
cho các dự án tương tự trên thế giới.
Một đặc điểm đáng ngạc nhiên của Ngân hàng Grameen là ngân hàng được
sở hữu bởi những người nghèo vay vốn từ ngân hàng mà phần lớn trong số họ là
phụ nữ. Trong tổng số cổ phiếu của ngân hàng, người vay sở hữu 94%, và 6% còn
lại thuộc sở hữu của Chính Phủ Bangladesh. Một số thông tin khác về ngân hàng,
vào tháng 8 năm 2006:


2
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia -
Trang 6
 Tổng số người vay là 6.61 triệu, và 97% trong số này là phụ nữ (3.123.802 thành
viên vào năm 2003)
 Ngân hàng có 2.226 chi nhánh, bao phủ 71.371 thôn bản, với tổng số nhân viên
là 18.795. (43.681 thôn bản vào năm 2003 )
 Tỷ lệ hoàn vốn là 98.85% (tỷ lệ hoàn vốn là 95% vào năm 1998)
 Tính từ khi bắt đầu tổng số vốn được phân bổ cho vay là Tk 290.03 tỷ (tương
đương US$ 5.72 tỷ). Trong số này, Tk 258.16 tỷ (tương đương US$ 5.07 tỷ) đã
được hoàn trả.
1.2.2. Mô hình TCVM của Grameen
3

Chúng ta có thể thấy nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng Grameen khá
đơn giản. Grameen xây dựng cứ điểm ngân hàng nhỏ ở mỗi vùng dân nghèo. Tức
ngân hàng ở ngay nơi người nghèo có nhu cầu vốn. Mỗi ngân hàng nhỏ như vậy
sẽ chỉ có vài nhân viên được huấn luyện khoảng 6 tháng. Họ đi tìm người để cho
vay, chứ không đợi người đến vay như ở các ngân hàng thông thường. Họ đi điều
tra nghiên cứu tình hình trong vùng, chọn đối tượng cho vay từ những người cùng

khổ nhất. Lập ra những tổ 5 người đối tượng vay, gồm những người không có
quan hệ bà con, ruột thịt với nhau, có thể là hàng xóm láng giềng. Trong quá trình
huấn luyện ban đầu, tổ 5 người này học hỏi cách thức của Ngân hàng Grameen, và
học hỏi lẫn nhau về việc vay vốn, kinh doanh, rồi lập kế hoạch, và hỗ trợ nhau thực
hiện. Hai thành viên nghèo nhất được vay trước, mỗi tuần phải trả một phần nợ,
tích lũy một phần khác, thường là 1% tiền lời, còn lại cho thêm vào tiền vốn. Các
thành viên khác trong tổ giúp đỡ, động viên, kiểm điểm để việc hoàn trả được thực
hiện đều đặn. Khi hai thành viên đầu tiên trả xong nợ, hai thành viên tiếp theo sẽ
được vay. Và cuối cùng là tổ trưởng được vay. Khả năng tín dụng của mỗi thành
viên trong nhóm bị ràng buộc lẫn nhau, nếu một thành viên không trả nợ thì những
thành viên kia cũng bị ngưng cấp tín dụng. Tổ 5 người quyết định và kiểm soát
mọi việc, các nhân viên sẽ ngân hàng cung cấp tài liệu, tư vấn và hướng dẫn về
các dịch vụ vi tài chính của Grameen. Các cứ điểm ngân hàng như thế mang nặng


3
Theo
Trang 7
tính địa phương phải tự túc phát huy nhân lực vật lực địa phương, và nỗ lực sinh
lợi để sống còn.
Nguyên tắc hoạt động cơ bản của Grameen là cung cấp tín dụng mà không
cần thế chấp tài sản cho người nghèo trong tất cả các hoạt động kinh tế. Ngân
hàng cũng chấp nhận tiền gửi tiết kiệm ngoại trừ các giao dịch ngoại tệ, tiến hành
quan sát, nghiên cứu và xuất bản số liệu thống kê về cải cách kinh tế đối với người
nghèo. Ngân hàng đảm bảo thu nhập từ các dự án sản xuất cho người nghèo, đầu
tư vào trái phiếu chính phủ, hướng dẫn người nghèo cách thức đầu tư vào các dự
án kinh doanh nhỏ và tiểu thủ công nghiệp. Có 4 loại hình cho vay do ngân hàng
đề ra: vay cơ bản, vay phát triển nhà, vay phát triển giáo dục và cho vay hỗ trợ khó
khăn.


Những điều trên được đảm bảo thực hiện tốt là nhờ một hệ thống được kết
hợp chặt chẽ bởi tập hợp các giá trị ngân hàng và xã hội. Đó là 4 hệ thống nền
tảng của Ngân hàng Grameen bao gồm: 16 cam kết của người đi vay, 10 tiêu chí
đánh giá nghèo đói, 6 nguyên tắc của hệ thống cấp phát tín dụng và 10 nguyên
tắc hoạt động của ngân hàng (Phụ lục 1). Chính nhờ vào những giá trị cốt lõi tự đề
ra của mình, mà Ngân hàng Grameen đã thực hiện những chính sách tín dụng hiệu
quả, phù hợp với nhu cầu của người dân nghèo, tạo một hiệu ứng kinh tế xã hội đặc
biệt.
1.2.3. Điểm khác biệt giữa ngân hàng Grameen và ngân hàng thông thường
Mô hình Grameen Bank đã tạo nên một tiếng vang lớn trên toàn thế giới nhờ
sự khác biệt của nó so với các ngân hàng thông thường. Chính sự khác biệt này đã
tạo nên thành công to lớn của mô hình Ngân hàng Grameen trong công cuộc loại
trừ đói nghèo.
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa ngân hàng Grameen và ngân hàng thông thƣờng
Ngân hàng thông thƣờng
Ngân hàng Grameem
- Phải có tài sản thế chấp. Kết quả là
những người nghèo không có khả năng
tiếp cận vốn.
- Quan niệm tín dụng là nhân quyền. Do
đó, người không có tài sản thế chấp cũng
có thể vay
Trang 8
- Được sở hữu bởi người giàu, đa số là
đàn ông
- Được sở hữu chủ yếu là phụ nữ
- Mục tiêu hàng đầu là thương mại (tối
đa hóa lợi nhuận)
- Mục tiêu vừa thương mại vừa an sinh
xã hội

- Chi nhánh đặt gần trung tâm thành
phố.
- Chi nhánh tại nông thôn.
- Lãi kép tính hàng quý
- Tính theo lãi đơn.
- Không quan tâm chú ý đến hoàn cảnh
gia đình vay
- Chú ý đến hoàn cảnh gia đình của
người đi vay như tình trạng giáo dục của
trẻ em, nhà cửa
- Khi người vay nợ quá hạn đã cam
kết, ngân hàng sẽ chuyển sang chế độ
“phạt”.
- Phương thức Grameen cho phép
người vay tái sắp xếp lại khoản nợ mà
không làm họ cảm thấy họ đã vi phạm.
Trang 9
CHƢƠNG II: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA
TCTCVM TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Xu hướng của các TCTCVM hiện nay trên thế giới
2.1.1. Tổng hợp quá trình thực hiện TCVM trên thế giới
Trong những thập niên 1970, một phương pháp tiếp cận đổi mới để vượt qua
cái nghèo những nước đang phát triển trên thế giới được khởi sự đầu tiên ở
Bangladesh. Từ đó, kỹ thuật này được lan rộng ra khắp thế giới. Phương pháp đổi
mới này được gọi chung là “Tài chính vi mô”, nó được thảo luận rộng rãi bởi các
nhà nghiên cứu và những thành viên của những tổ chức học thuật. Vào năm 2005,
hai vị học giả Tyson Rallens và S M Ghazanfar
4
đã thực hiện đề tài “Microfinance:
Recent Experience, Future Possibilities”

5
để tổng hợp những nghiên cứu trước đó
về quá trình thực hiện TCVM ở các nước trên thế giới.
2.1.1.1. Sự cần thiết của tín dụng vi mô
Tín dụng vi mô, như đã nêu ra tại chương 1, nó là một phần của hình thức
cho vay TCVM. Nó cung cấp những khoản cho vay nhỏ đến những người cực
nghèo thường là không có tài sản thế chấp. Vì độ rủi ro cao mà những ngân hàng
truyền thống thường không sẵn lòng cung cấp tín dụng cho người nghèo. Do đó, các
TCTCVM sẵn sàng cung cấp tín dụng cho họ. Thêm vào đó, những tổ chức này
cũng có những sứ mệnh xã hội. Những mục tiêu của họ bao gồm việc nâng mức
sống của người nghèo và giúp những người nghèo vượt qua những hố sâu của cái
nghèo và nâng cao điều kiện kinh tế xã hội.
Những người nghèo có nhu cầu về tín dụng. Những nguồn tín dụng có thể
được sử dụng cho việc tiêu dùng hoặc cũng có thể sử dụng cho phần lớn những nhu
cầu chi tiêu như là chữa bệnh hoặc giáo dục cho trẻ em. Những dân làng nghèo
thường đến những người cho vay nhưng phí họ phải trả thường rất cao. Những


4
Tyson Rallens là nghiên cứu sinh trường Đại học Idaho, Liên bang Nga; Tiến sĩ Shaikh M Ghazanfar đã
từng là Giáo sư kinh tế vào năm 2002 tại trường Đại học Idaho, Liên bang Nga.
5
Tyson Rallens; S M Ghazanfar; “Microfinance: Recent Experience, Future Possibilities”; The Journal of
Social, Political, and Economic Studies; Summer 2006; 31, 2; ABI/INFORM Global; pg. 197
Trang 10
người cho vay có thể nhận được lãi suất cao vì họ là những nhà độc quyền trong
việc cho vay hay chỉ đơn giản lãi suất cao do khả năng vỡ nợ cũa những người
nghèo đi vay là khá cao. Tín dụng vi mô có thể giúp những người nghèo này bằng
nguồn vốn lớn hơn những người cho vay với mức lãi thấp hơn khi so với việc họ đi
vay.

Trước khi TCTCVM bắt đầu, có những tổ chức khác cung cấp tín dụng cho
người nghèo. Trong những năm 1960, chính phủ bắt đầu xây dựng ngân hàng dành
cho người nghèo. Những ngân hàng này được gọi là ngân hàng phát triển. Tuy
nhiên, những tổ chức này có khuynh hướng phân phối những khoản vay dựa trên
những lý do chính trị thường rất không công bằng. Lãi suất trợ cấp làm thị trường
không hướng tới những khoản cho vay cố định được sử dụng một cách hiệu quả.
Cuối cùng, từ khi những ngân hàng phát triển được tài trợ công khai, chúng không
có nhu cầu tiết kiệm vì thế chúng không cung cấp nhiều cơ hội cho những nghèo để
tiết kiệm.
Một giải pháp mang tính thực tiễn hơn được thực hiện trong nhiều khu vực ở
những nước đang phát triển, giải pháp này giúp người nghèo có thể vay và tiết
kiệm. Nó được gọi là Tổ chức tiết kiệm và tín dụng luân phiên – (The Rotating
Savings and Credit Association - ROSCA). Dưới sự sắp xếp có hệ thống này, các
nhóm gồm những người quen biết lẫn nhau có thể góp vốn chung vào nguồn vốn
chung của họ để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và việc liên doanh những kinh
doanh nhỏ. Mỗi thành viên tham gia sẽ đóng góp những phần bằng nhau trong
khoảng thời gian xác định, thường là một tuần hoặc một tháng. Một trong những
thành viên tham gia trong nhóm sẽ giữ tổng số tiền đóng góp trong khi những thành
viên còn lại tiếp tục đóng góp cho đền hết kỳ. Sự sắp xếp này thường được xây
dựng trên cơ sở lòng tin và quan hệ gần gũi giữ các thành viên trong nhóm. Nếu
một thành viên bị thất bại trong việc trách nhiệm trả nợ, những thành viên còn lại sẽ
gánh chịu phần nợ đó nhưng họ có thể ngăn chặn những thành viên chểnh mảng từ
những giao dịch địa phương và thậm chí là khai trừ họ ra khỏi nhóm. Mặc dù
ROSCAs chắc chắn giúp những thành viên có thu nhập thấp trong việc tiến đến
Trang 11
những khoản vốn lớn nhưng những khoản vốn này có thời gian và lượng cho vay
cứng nhắc, kém linh hoạt.
Phương pháp tiếp cận khác là cung cấp những dịch vụ tài chính cho những
người nghèo là hợp tác tín dụng và cộng đồng tín dụng. Không giống như ROSCAs,
những tổ chức này không yêu cầu người tiết kiệm cuối cùng là những người đi vay.

Sự hợp tác này được vận hành nội bộ giữa các thành viên. Sự hợp tác có thể linh
hoạt hơn ROSCAs mặc dù nó cũng có cấu trúc quản lý cồng kềnh. Vì vậy , cách
tiếp cận và giải pháp mới mở ra giúp cho nguồn vốn đến những người nghèo trở nên
dễ dàng hơn.
2.1.1.2. Sự đổi mới trong việc cung cấp tín dụng vi mô cho người
nghèo
Trong khi những ngân hàng truyền thống thì không cung cấp tín dụng vi mô
cho người nghèo, thì những TCTCVM trong những thập niên vừa qua nổi lên với
những phương pháp cách tân đã giúp cho việc cho vay được an toàn và hiệu quả
hơn. Những phương pháp này giúp người cho vay thành công trong việc giải quyết
những rắc rối bên trên. Nhiều ý tưởng sáng tạo này được vận hành bởi ngân hàng
Grameen, Bangladesh trong những năn 1970.
Như đã nêu ra trong chương 1, ý tưởng cơ bản của mô hình này là những
người đi vay có trách nhiệm cho khoản nợ vay trong nhóm từ 5 đến 20 người. Nếu
thành viên trong nhóm thất bại, không ai trong nhóm có đủ tiêu chuẩn để nhận
khoản vay tương lai. Trong trường hợp này, đôi khi nhóm sẽ cứu giúp những thành
viên có nguy cơ đối mặt với việc vỡ nợ.
Chiến lược của cho vay nhóm này có ưu điểm hơn so với các hình thức cho
vay của ngân hàng truyền thống. Đó là thay vì tăng lãi suất cho những khoản đi vay
rủi ro, thì những người cho vay tín dụng vi mô sử dụng cấu trúc cho vay nhóm để
hạ thấp những nhóm rủi ro và tạo nên những nhóm đi vay an toàn. Bởi vì những
người đi vay có thể hiểu nhau tốt hơn, những người đi vay an toàn sẽ từ chối kết
Trang 12
nhóm với những người đi vay rủi ro. Do đó, những người đi vay rủi ro phải kết
nhóm với những người có mức độ rủi ro tương tự .
Mặc dù, hình thức nhóm cho vay xem như giúp những người cho vay vi mô
có thể trang trải chi phí và hoạt đông có hiệu quả, nhưng nó cũng có một số hạn
chế. Đầu tiên, chi phí giám sát các thành viên lẫn nhau có thể cao hơn là mức xã hội
tối ưu. Đặc biệt ở những khu vực thành phố, việc giám sát có thể mất thời gian và
những nguồn lực khác. Thứ hai, sự trừng phạt tài chính và xã hội đối với việc thất

bại trong việc chi trả những khoản vay quá khắc nghiệt. Đặc biêt đối với trường hợp
mất khả năng hoản trả không phải là do chủ quan thiếu soát của người đi vay mà là
bị tác động bởi hoàn cảnh bên ngoài. Áp lực nhóm đối với việc hoàn trả, thậm chí
đối mặt với những khó khăn không thể tránh được có thể làm cho những thành viên
nghèo nhất của nhóm có thể bị làm hại nhiều hơn trước đây.
Cách thức cho vay lũy tiến là một công cụ tiến bộ của TCTCVM sử dụng để
khuyến khích sự hoàn trả các khoản nợ vay. Những khoản vay có khuynh hướng bất
đầu rất nhỏ nhưng tăng dần về qui mô khi người đi vay hoàn trả và vay thêm những
khoản nợ mới. Điều này hạn chế trường hợp người đi vay vay các khoản vay mới để
chi trả cho các khoản nợ hiện thời. Khi qui mô khoản vay dừng gia tăng, người đi
vay sẻ học cách trả hoàn trả giá trị các khoản nợ vì những lý do khác chẳng hạn như
là để giữ danh tiếng của họ. Mặt khác, cách thức cho vay tiến bộ có thể sẽ từ chối
tất cả các tín dụng tương lai nếu như không hoàn thành việc chi trả ở hiện tại. Nếu
lãi suất là thích hợp, những người đi vay buộc phải trả những khoản vay cũ để có
thể nhận lấy những khoản vay mới phục vụ cho việc đầu tư của họ.
Những hình thức hỗ trợ cho việc thực hiện cho vay nhóm và cho vay lũy
tiến:
 Thứ nhất, những người cho vay vi mô có thể đòi hỏi sự hoàn trả từng
lần thường xuyên. Nếu sự hoàn trả khoản nợ được thực hiện hàng tuần
hoặc nửa tuần thì người đại diện ngân hàng có thể biết những người đi
vay tốt hơn và có những dấu hiệu cảnh báo để loại trừ liệu người đi
Trang 13
vay có thể gặp khó khăn trong việc hoàn trả. Hệ thống này còn giúp
cho những hộ gia đình không có những điều kiện thuận tiện cho việc
tiết kiệm tiền cho những lần hoàn trả. Việc đòi hỏi hoàn trả từng lần
(mỗi tuần sau khi khoản nợ được vay) yêu cầu người đi vay có nguồn
thu nhập thêm từ bên ngoài. Vì vậy, việc đòi hỏi hoàn trả thường
xuyên từng phần giúp cho người cho vay tồi thiểu rủi ro của khách
hàng.
 Thứ hai, việc yêu cầu người đi vay trả cho những khoản vay của họ

được công khai có thể gia tăng sự hoàn trả. Chiến lược này giúp ngân
hàng giảm bớt được chi phí bởi vì người đại diện ngân hàng có thể
quan sát được tất cả những người đi vay. Những tiện ích khác của việc
hoàn trả công khai là giảm bớt được những khoản gian lận từ phía
những người đại diên ngân hàng bởi vì có nhiều người chứng kiến với
việc hoàn trả và những người dân thường xem những người đại diện
ngân hàng với tư cách như những người bạn.
 Thứ ba, một vài người cho vay vi mô chấp nhận những vật thế chấp
không có giá trị cao nhưng nó có giá trị lịch sử hoặc là giá trị tình
cảm. Vì vậy, nó được xem như công cụ để ngăn chặn việc vỡ nợ.
 Thứ tư, những người cho vay vi mô có thể đòi hỏi một khoản tiết
kiệm từ ngưởi đi vay tiềm năng. Sự tiết kiệm có thể hoạt động như là
một khoản phụ thêm mà có những tác dụng đặc biệt nếu người đi vay
đặt vật thế chấp là những vật có giá trị tinh thần trong những khoản
tiết kiệm.
2.1.1.3. Một vài dịch vụ tài chính và tín dụng khác dành cho phụ nữ
Như đã đề cập ở trên, nhiều TCTCVM có mục tiêu là phụ nữ bởi vì họ là
những khách hàng tốt. Với những bằng chứng cụ thể đã chỉ ra rằng những người
phụ nữ thì thích trả các khoản đã vay hơn so với đàn ông. Hơn nữa, với cùng một
Trang 14
đồng vốn vay thì người phụ nữ có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Những ngân hàng
cũng dễ dàng quan sát người phụ nữ hơn vì họ thường xuyên được tìm thấy tại nhà,
và những người phụ nữ có trách nhiệm nhiều trước những áp lực từ những người
thân và nhân viên ngân hàng trong việc hoàn trả khoản vay. Cuối cùng, người nữ
ngại rủi ro hơn đàn ông vì thế những ngân hàng sẽ xếp họ vào những người đi vay
an toàn.
Có rất nhiều lý do để tập trung cho người nữ vay. Hầu hết các TCTCVM là
những tổ chức phi lợi nhuận mà nhiệm vụ của tổ chức này là nâng cao mức sống
của người dân nghèo. Trong khi mục đích này ngoài việc tác động đến mặt tài
chính, nó cũng bao gồm những mặt xã hội như nâng cao trình độ sức khỏe và giáo

dục cũng như mức độ tự do và giải phóng cho người phụ nữ. Mục đích tập trung
vào phụ nữ bởi vì người phụ nữ thường quan tâm đến việc đầu tư thu nhập của họ
vào việc nâng cao sức khỏe và giáo dục hơn đàn ông. Và với lượng tham gia lớn
trong nền kinh tế xã hội sẽ giúp họ được bình đẳng hơn và cải thiện luật về phụ nữ
trong gia đình. Hơn nữa, TCTCVM còn giúp cho người phụ nữ làm việc có hiệu
quả hơn, có cơ hội tiết kiệm thời gian, giảm việc sinh sản , nâng cao nhận thức. Vì
thế, có rất nhiều lý do tại sao TCTCVM phải tập trung nhiều hơn việc mở rộng tín
dụng cho người nữ.
Tuy nhiên, có nhiều sự không đồng ý rằng TCVM trao quyền tự do cho
người nữ. Một cuộc tranh luận đã diễn ra. Nội dung cuộc tranh luận cho rằng
TCVM có thể làm cho luật về bình đẳng giới truyền thống trở nên cứng nhắc hơn.
Nếu một người phụ nữ nhận được khoản vay, họ cũng chỉ có thể đầu tư vào những
công nghệ và sản phẩm gia đình. Những người chồng của họ có thể quản lý những
nguồn tiền mặc dù đó là doanh nghiệp vi mô do những người vợ thành lập.
Một cuộc nghiên cứu tìm ra rằng TCVM không trao quyền tự do cho người
phụ nữ ở Cameroon. Người phụ nữ không thể tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh mà
được vận hành theo kiểu truyền thống bởi người đàn ông. Bởi vì những nguồn vốn
thị trường cho những ngành này thì bị ảnh hưởng bởi người đàn ông và có sự phân
Trang 15
biệt đối với người nữ. Với nghiên cứu này cũng khám phá ra rằng trong hộ gia đình
người nữ có thể gia tăng thu nhập của họ qua những khoản cho vay tín dụng được
nhận từ chồng mình cho việc chi tiêu trong gia đình.
2.1.1.4. Tổ chức tài chính vi mô và nguồn tiền trợ cấp
Mặc dù những người khởi sướng TCVM lý luận rằng việc cho vay người
nghèo có thể có được lợi nhuận nhưng hầu hết TCTCVM đều phải nhận trợ cấp
bằng nguồn tiền từ bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc những tổ chức định
hướng xã hội cần nguồn tài trợ ngay từ lúc đầu. Bởi vì khi bước vào thị trường
TCVM, các TCTCVM sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém thời gian, ví du như đào
tạo đội ngũ nhân viên, hay tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, hiện tại ngay cả ngân
hàng Grameen vẫn phải tiếp tục chấp nhận nguồn tài trợ.

Nguồn trợ cấp có thể được điều chỉnh giảm tùy thuộc vào những người
nghèo vì nếu TCTCVM cho họ vay nhưng họ lại không đủ trình độ, khả năng giao
tiếp, kỹ năng làm việc… để tạo ra thu nhập.Việc này sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn
trả lại vốn ban đầu cho các tổ chức. Do đó, theo tác giả, nguồn trợ cấp nên được tập
trung đầu tư vào những TCTCVM hoạt động tốt, khả năng phát triển cao.
Một nghiên cứu khác đo lường theo kinh nghiệm tác động của tín dụng vi mô
trong kinh tế, xã hội. Theo đó, họ nhận ra rằng có 2 dạng người nghèo. Dạng thư
nhất là những người không đủ khả năng để mua những vật cần thiết cho cuộc sống.
Dạng thứ hai là nhận thức của những người đó tự thấy họ nghèo. Tác động của tín
dụng vi mô đều tác động lên cả 2 dạng người nghèo này. Và nó sẽ làm giảm số
lượng người nghèo nếu khoản tín dụng vi mô này phát huy hiệu quả. Nghiên cứu
cũng kết luận rằng khi những tổ chức tín dụng vi mô thành công trong việc giảm
ghèo, thì những tổ chức này cần có những chiến lược mới để có thể hoạt động bền
vững trong một thời gian dài.
2.1.1.5. Kết luận của Tyson Rallens và Shaikh M Ghazanfar
Trang 16
Sau khi nghiên cứu những bài nghiên cứu trước đây, Tyson Rallens và
Shaikh M Ghazanfar đã đưa ra một số kết luận:
 Một trong những kết luận quan trọng đó là không phải tất cả các
TCTCVM đều có kết quả giống nhau. Sự quản lý là vấn đề quan trọng
trong việc xác định mức độ hiệu quả của tồ chức này.
 Các nghiên cứu chỉ ra rằng mục đích xã hội thì không phù hợp vời
mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận.
 Nguồn tài trợ mở rộng sẽ giảm thiểu được rủi ro đạo đức. Do có nhiều
nhà tài trợ phân tích và quan sát tỉ mỉ tình hình hoạt động cũng như
cách thức điều hành của nhà quản lý nên sẽ giảm thiểu tình trạng
những nhà quản lý sử dụng nguồn tiền tài trợ không hiệu quả…
Những nhà tài trợ này thường xuyên đo lường tổng thể tỷ lệ hoàn trả
để xác định liệu có nên mở rộng vốn tài trợ thêm hay không. Do đó,
người đi vay phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn là tổ chức sẽ

ngừng hoạt động vì người tài trợ tin rằng tỉ lệ hoàn trả sẽ thấp.
 Cuối cùng, một số nhà phân tích khác nhận ra rằng sự phát triển của
TCTCVM thật sự có thể gia tăng những thách thức trong việc giải
quyết những vấn đề mục tiêu xã hội. Có 4 thách thức:
o Thứ nhất, khi một TCTCVM phát triển trên một ngưỡng nào
đó, chính phủ sẽ ra một điều luật để ngăn chặn sự phát triển xa
hơn hoặc gây khó khăn cho tổ chức đó trong viêc hoàn thành
những mục tiêu này.
o Thứ hai, nhóm người giàu có trong vùng có thể chống đối
TCTCVM sau khi họ nhân ra rằng cân bằng sức mạnh đã bị
sụp đổ. Họ không còn tác động đến những người nghèo nữa.
o Thứ ba, khi một TCTCVM mở rộng sang một khu vực khác, sự
khác biệt về phong tục và dân số sẽ làm cho tổ chức phải tốn
nhiều chi phí phục vụ cho từng nhóm hơn và làm giảm đi hiệu
quả của tổ chức.
Trang 17
o Thứ tư, sự phát triển thì đi kèm với vốn thương mại. Các
TCTCVM sẽ quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận. Điều này có
thể làm cho các TCTCVM đi ngược với những mục đích xã
hội.
2.1.2. Tính bền vững của TCTCVM
2.1.2.1. Định nghĩa về tính bền vững của TCTCVM
Tính bền vững của một TCTCVM là khả năng tổ chức đó cung ứng cho
khách hàng các dịch vụ tài chính có lợi nhuận và phát triển lâu dài. Tính bền vững
được đo bằng các tỷ lệ tự bền vững và các hệ số sinh lời. Có ba mức độ bền vững
là: tự bền vững về hoạt động OSS (operational self-sustainablity), tự bền vững về
tài chính FSS (financial self-sustainablity), và tự bền vững về thể chế ISS
(institutional self-sustainablity)
6
. Hiện nay, mức độ tự bền vững về thể chế không

được định lượng hóa nên chỉ số ISS không được nêu ra cụ thể trong bài nghiên cứu
nay.
Thứ nhất, Tự bền vững về hoạt động (OSS). Tỷ số tự bền vững về hoạt động
OSS thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hoạt động và tổng chi phí hoạt động. Các
nhà tài trợ và nhà quản lý TCTCVM sử dụng chuẩn tiêu biểu này để đánh giá xem
TCTCVM đã tự trang trải được các chi phí hoạt động của nó bằng thu nhập từ hoạt
động hay chưa.
Thu nhập hoạt động
OSS =
Chi phí hoạt động + Chi phí tài chính + Dự phòng rủi ro
Thứ hai, Tự bền vững về tài chính (FSS). Tỷ số tự bền vững về tài chính
(FSS) cũng đo lường xem mức độ thu nhập trang trải các chi phí hoạt động của một
TCTCVM có điều chỉnh theo lạm phát và loại bỏ tác động của trợ cấp. Các điều
chỉnh này nhằm làm rõ tình hình tài chính của một TCTCVM sẽ như thế nào nếu
không có các khoản trợ cấp, khi vốn được huy động trên thị trường thương mại,


6
Giovanni FERRO LUZZI; Sylvain WEBER. (2006). “Measuring the Performance of Microfinance
Institutions”.

×