Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo luật hình sự Việt Na

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 101 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN ĐỨC LỰC




NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRÁCH
NHIỆM
HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ
CHÍNH QUYỀN
NHÂN DÂN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM







Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số: 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC







Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN LUYỆN























HÀ NỘI - 2011




3
MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mụclục


Danh mục các bảng


Danh mục các biểu đồ


MỞ ĐẦU
1

Chương1: lý luận chung về trách nhiệm hình sự đối với tội
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
9

1.1.
Khái niệm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
9
1.2.
Trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân
14
1.2.1.
Khái niệm trách nhiệm hình sự
14
1.2.2.
Khái niệm trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân
15
1.3.
Nội dung trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân
17
1.4
ý nghĩa của việc nghiên cứu trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
24

Chương 2: Cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với tội
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và
thực tiễn áp dụng
27
2.1.
Cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

27
2.1.1.
Khách thể của tội phạm
27
2.1.2.
Mặt khách quan của tội phạm
28
2.1.3.
Chủ thể của tội phạm
35
2.1.4.
Mặt chủ quan của tội phạm
37
2.1.5.
Hình phạt đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
40
2.2.
Phân biệt cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối tội hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân với một số tội phạm khác trong
chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia
42
2.2.1.
Phân biệt cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và tội phản bội Tổ quốc
42
2.2.2.
Phân biệt cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và tội bạo loạn
45




4
2.2.3.
Phân biệt cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và tội khủng bố nhằm
chống chính quyền nhân dân
47
2.2.4.
Phân biệt cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và tội tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
49
2.3.
Thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối vơi tội hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong giai đoạn từ năm 2000
đến nay
52
2.4.
Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử tội phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
69
2.4.1.
Những khó khăn, vướng mắc
69
2.4.2.
Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc
73

Chương 3: hoàn thiện pháp luật hình sự và một số giải pháp nâng

cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân
75
3.1.
Yêu cầu khách quan phải hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng
những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
75
3.2.
Những kiến nghị về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
78
3.3.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật
hình sự năm 1999 về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
82
3.3.1.
Giải pháp phòng, chống tội phạm
82
3.3.2.
Giải pháp tuyên truyền vạch rõ các âm mưu, phương thức, thủ
đoạn của tội phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân
87
3.3.3.
Giải pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ
cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng
88

KẾT LUẬN
92


NHỮNG BÀI VIẾT ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH
93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
94



5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
2.1
So sánh tỉ lệ số vụ đã xét xử sơ thẩm về các tội xâm phạm
an ninh quốc gia với số vụ đã xét xử sơ thẩm về tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
54
2.2
So sánh tỉ lệ số vụ án đã xét xử sơ thẩm hàng năm với số
vụ đã xét xử sơ thẩm về tội hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân
55




DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
2.1
Số lượng vụ án đã khởi tố, truy tố, xét xử về tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân năm 2000 đến
nay
56
2.2
Số lượng bị can, bị cáo đã bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân từ năm
2000 đến nay
58





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một giá trị thiêng liêng
của bất kỳ ai là công dân của đất nước Việt Nam. Được thành lập và trải qua
hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc ngoại xâm, chúng ta đã phải đánh
đổi bằng máu và nước mắt, biết bao nhiêu thế hệ hy sinh cả tuổi thanh xuân,
nhiều người đã để lại một phần cơ thể nơi chiến trường, hay sống một cuộc
sống thực vật, tất cả những hy sinh mất mát đó, chỉ nhằm mục đích, giành

độc lập tự do cho dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng Nhà nước vững
mạnh với mục tiêu "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân".
Ấy vậy mà! những kẻ phản động trong và ngoài nước, không chỉ số
cũ mà cả số mới, không hiểu được những giá trị cao đẹp đó, lại hận thù giai
cấp "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", họ là những người bị ảnh
hưởng bởi tư tưởng phản động, những người đã từng phục vụ trong chế độ
ngụy quyền, còn luyến tiếc chế độ cũ, nghe theo sự dụ dỗ của các thế lực thù
địch, thành lập các tổ chức phản động, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân, xâm phạm sự tồn tại và vững mạnh của chính quyền nhân dân.
Kể từ khi đất nước thống nhất (mùa xuân năm 1975), có rất nhiều tổ
chức phản động được thành lập, hoạt động chống phá, nhằm lật nhằm đổ
chính quyền nhân dân như tổ chức của Hoàng Cơ Minh trong cái gọi là: "Việt
Nam canh tân cách mạng đảng" mà tiền thân của nó là "Mặt trận quốc gia
thống nhất giải phóng Việt Nam", Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh với cái gọi
"Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước Giải phóng Việt Nam", chúng
được các quốc gia thù địch, tài trợ và giúp sức, kêu gào chống cộng, vũ trang,
đột nhập về Việt Nam, móc nối với bọn phản động ở trong nước hoạt động
lật đổ chính quyền nhân dân, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.


2
Khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển mình từ nền
kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế. Cùng với sự thay đổi này, hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa cũng thay đổi. Sau khi
Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, có hàng loạt tổ chức phản động
được thành lập, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, ngoài các

tổ chức phản động cũ như: "Việt Tân", "Việt Cách", hàng loạt các tổ chức
phản động mới cũng ra đời như: "Đảng nhân dân hành động", sau này kết
hợp với "Tập hợp thanh niên dân chủ" và Hoàng Minh Chính lập ra"Đảng
dân chủ Việt Nam". Nguyễn Hữu Chánh với "Đảng dân tộc", Nguyễn
Công Bằng với cái gọi là "Đảng vì dân" …
Các tổ chức phản động không còn hoạt động theo những phương
thức, thủ đoạn trước đây. Chúng hoạt động với những phương thức, thủ
đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, với rất nhiều chiêu bài như: lợi
dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, lôi kéo, kích động
gây hằn thù giữa các tôn giáo, dân tộc, nếu có xảy ra mâu thuẫn thì lợi
dụng vấn đề này, để gây áp lực với Nhà nước ta trên bình diện quốc tế.
Bọn chúng lợi dụng thế mạnh về công nghệ thông tin, lợi dụng kẽ hở về
quản lý hành chính trong lĩnh vực đất đai, để gây chia rẽ, lôi kéo người
vào tổ chức phản động, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Hiện nay, mặc dù đất nước ta đang được hòa bình phát triển đúng
hướng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, nhưng không vì thế mà chúng
ta chủ quan trước những hoạt động chống phá của các tổ chức phản động.
Hơn lúc nào hết chúng ta phải tăng cường các biện pháp làm thất bại chiến
lược "Diễn biến hòa bình", bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ sự tồn tại và
vững mạnh của chính quyền nhân dân. Trong đó xây dựng và hoàn thiện quy
định của pháp luật về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là một
trong những biện pháp để thực hiện mục tiêu trên. Thực tiễn đấu tranh phòng


3
chống tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong thời gian qua ở
nước ta đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết về mặt lý luận
như: trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân, cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân, đường lối xử lý của Đảng và Nhà nước đối với tội

hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Nhìn chung chưa có công trình
khoa học đầu tư nghiên cứu về vấn đề này. Tình hình đó đã và đang đặt ra
yêu cầu, cần thiết, cấp bách phải nghiên cứu một cách nghiêm túc cả về lý
luận và thực tiễn, hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự
đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân để nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật hình sự về tội phạm này, góp phần giữ vững an ninh quốc
gia, phát triển đất nước.
Với lý do trên đây, tôi chọn đề tài "Những vấn đề lý luận và thực
tiễn về trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân theo Luật hình sự Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Về các công trình nghiên cứu về trách nhiệm hình sự nói chung có các
công trinh nghiên cứu đáng chú ý như: PGS.TSKH. Lê Cảm, "Sách chuyên khảo
sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự”, chương thứ sáu,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2005. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa “Trách
nhiệm hình sự và hình phạt”, Nxb Công an nhân dân, năm 2001. Phạm Mạnh
Hùng với các bài viết: “Khái niệm trách nhiệm hình sự”, Tạp chí Luật học, số
01/2002. “Cơ sở của trách nhiệm hình sự”, Tạp chí Luật học, số 6/2002.
Là tội xếp thứ hai trong Chương "Các tội xâm phạm an ninh quốc
gia", tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đã được các nhà
nghiên cứu luật học đề cập trong một số công trình nghiên cứu, cũng như
sách báo pháp lý hình sự. Có thể nhắc đến một số công trình nghiên cứu đáng
chú ý như sau: Luận án tiến sĩ của tác giả Bạch Thành Định "Các tội xâm
phạm an ninh quốc gia trong luật hình sự Việt Nam", Trường Đại học luật Hà


4
Nội, năm 2001; PGS.TSKH. Lê Cảm (chủ biên) "Bảo vệ an ninh quốc gia, an
ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn
xây dựng Nhà nước pháp quyền", Nxb Tư pháp, năm 2007; PGS.TS Kiều

Đình Thụ với các bài: "Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, lịch sử, thực
trạng và phương hướng hoàn thiện", Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý, Bộ
Tư pháp, năm 1994. "Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự với các
tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia", Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, năm 1995. "Về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc
gia", Tạp chí Khoa học Công an nhân dân, năm 1995; TS. Trần Đình Nhã
"Về sửa đổi, bổ sung Chương I phần các tội phạm của Bộ luật hình sự ", Tạp
chí Khoa học Công an, năm 1996.
Ngoài ra, một số giáo trình do tập thể tác giả biên soạn phục vụ cho
công tác giảng dạy và nghiên cứu trong các trường đại học có đề cập đến tội
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như: Giáo trình luật hình sự
Việt Nam (Phần các tội phạm), Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội do
PGS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2005;
Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Tập I), Trường Đại học luật Hà Nội do
PGS. TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân năm 2005;
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm) do tập thể
TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện… biên soạn, Nxb Công an nhân dân,
năm 2001.
Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân của các tổ chức phản
động luôn là vấn đề thời sự, nổi cộm được quan tâm, nghiên cứu, phản ánh
trên các báo, tạp chí, báo điện tử nêu lên các thủ đoạn, phương thức hoạt
động của những con người và tổ chức phản động, qua đó có biện pháp đấu
tranh chống lại các tổ chức này như các bài:"Nguyễn Sĩ Bình và tổ chức Đảng
nhân dân hành động", " Sự thật về cái gọi là Đảng dân chủ Việt Nam" và
"Trần Anh Kim và bước đường tội lỗi", đăng trên trang
. Bài viết "Âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để


5
chống phá cách mạng Việt Nam và một số yêu cầu đặt ra", của Trần Đắc

Hiên, Văn phòng Chính Phủ đăng trên trang Web
. Bài viết "Vấn đề dân tộc trong mưu đồ
hiểm độc của các thế lực thù địch chống Việt Nam", của Hoàng Huân đăng
trên trang Web .
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu công khai mới chỉ dừng lại ở
việc đề cập khái quát hoặc mô tả sơ bộ về các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của
tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Các bài viết trên các báo,
tạp chí chỉ mang tính chất cảnh báo về thực trạng của hoạt động chống phá
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân của các tổ chức phản động, cũng như
nghiên cứu về trạng thái tâm lý, mối nguy hiểm của tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân đối với an ninh quốc gia, nghiên cứu ở mặt nghiệp vụ
phản gián trong việc triệt phá các tổ chức phản động, chứ chưa có công trình
nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về trách nhiệm
hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tổng kết
đánh giá thực tiễn áp dụng, cũng như chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong
thực tế, để đề xuất các ý kiến lập pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu toàn diện quy định của pháp
luật hình sự về trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân; đánh giá tổng quát về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân xảy ra ở Việt Nam trong những năm qua; chỉ ra những hạn chế,
thiếu sót, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật; tìm ra những vấn đề,
đòi hỏi phải hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân. Qua đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng những quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu



6
Luận văn giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu toàn diện về mặt lý luận về trách nhiệm hình sự đối với
tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và thực tiễn điều tra, truy tố,
xét xử tội phạm này qua các vụ án, các bản án đã xét xử.
- Chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, vướng mắc trong việc áp dụng. Đề
ra những giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự về
tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, nâng cao hiệu quả áp dụng
những quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm này.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân theo Luật hình sự Việt Nam.
Nghiên cứu các vụ án, các bản án đã xét xử, tìm hiểu một cách sâu
sắc tội phạm này, cũng như một số tội trong Chương "Các tội xâm phạm an
ninh quốc gia", có dấu hiệu pháp lý khá giống nhau, để thấy được những
điểm khác nhau giữa lý luận và thực tiễn.
-Việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của
Nhà nước và những giải thích thống nhất trong thực tiễn xét xử của Tòa
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có liên quan đến tội
phạm này, những số liệu thống kê, tổng kết trong các báo cáo tổng kết
của ngành Tòa án nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân, thông tin trên các
báo, tạp chí, báo điện tử để tổng hợp các kiến thức, lý luận về trách
nhiệm hình sự nói chung, trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân nói riêng.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân theo Luật hình sự Việt Nam trong thời gian từ
năm 2000 đến nay trong phạm vi toàn quốc.



7
4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, cũng như thành tựu của các
chuyên ngành khoa học pháp lý như: Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, điều
tra hình sự… những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách
chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình
sự. Hoạt động của các tổ chức phản động cũng như thực tiễn hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng, phổ biến
như: Lịch sử, lôgic, so sánh, phân tích tổng hợp, thống kê, chuyên gia…
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt
Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách tương đối toàn
diện và có hệ thống về trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân. Có thể xem những nội dung sau đây là đóng góp mới
về mặt khoa học của luận văn:
- Phân tích làm rõ: Khái niệm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, khái niệm chính quyền nhân dân, khái niệm lật đổ chính quyền
nhân dân và khái niệm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; khái
niệm trách nhiệm hình sự; khái niệm trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; nội dung của trách nhiệm hình sự
đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và ý nghĩa của việc
nghiên cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này.
- Làm sáng tỏ những dấu hiệu pháp lý đặc trưng (Cơ sở pháp lý) của trách
nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Luật
hình sự Việt Nam, phân biệt, so sánh tội phạm này với một số tội khác trong
Chương "Các tội xâm phạm an ninh quốc gia" có dấu hiệu pháp lý khá giống nhau.



8
- Trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng, đề xuất các kiến nghị hoàn
thiện pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định luật
hình sự về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân để đáp ứng yêu
cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong tình hình mới.
6. Ý nghĩa của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu tiên nghiên
cứu một cách khá có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn
về trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân ở cấp độ luận văn thạc sĩ. Kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận
văn có ý nghĩa tích cực nhất định đối với việc nâng cao hiệu quả việc áp dụng
những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này. Qua kết quả nghiên
cứu và các đề xuất trong luận văn, tác giả muốn đóng góp một phần nhỏ bé
của mình vào việc xây dựng và phát triển lý luận về tội hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân nói riêng và pháp luật hình sự Việt Nam nói
chung.
Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các
nhà nghiên cứu luật học, cán bộ nghiên cứu, sinh viên, học viên cao học, cũng
như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về trách nhiệm hình sự đối tội hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Chương 2: Cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự và một số giải pháp nâng cao hiệu

quả đấu tranh phòng chống tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân


9


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI HOẠT
ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN
1.1. KHÁI NIỆM TỘI HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN
NHÂN DÂN
Theo triết học Mác - Lênin, tội phạm là một hiện tượng xã hội phát
sinh do điều kiện kinh tế nhất định, nó là hiện tượng tiêu cực của xã hội, ra
đời và tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội. Việc quy định một tội phạm
nào đó trong Bộ luật hình sự, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ các
quan hệ xã hội mà Nhà nước đó phải duy trì. Pháp luật luôn là công cụ hữu
hiệu nhất thể hiện ý chí của Nhà nước, của giai cấp thống trị. Tội hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định trong Bộ luật hình sự Việt
Nam cũng không ngoài mục đích nhằm bảo vệ sự tồn tại và vững mạnh của
chính quyền nhân dân. Để hiểu rõ về khái niệm tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân trước hết phải tìm hiểu một số khái niệm như: Nhà
nước, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khái niệm chính quyền
nhân dân, khái niệm lật đổ chính quyền nhân dân.
Triết học Mác - Lênin chỉ ra rằng: Nhà nước không phải là hiện
tượng vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước là một phạm trù lịch sử, có quá trình phát
sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản
phẩm có điều kiện của xã hội loài người. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội
phát triển đến một mức độ nhất định và tiêu vong khi những điều kiện khách
quan cho sự tồn tại đó mất đi. "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của
những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào

và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hòa được, thì Nhà nước xuất hiện" [1, tr. 394].
Theo Jean Jacques Rousseau trong Khế ước xã hội thì:


10
Nhà nước là sản phẩm của một khế ước (một hợp đồng)
được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái
tự nhiên không có Nhà nước dựa trên cơ sở mỗi người tự nguyện
nhường một phần trong số quyền tự nhiên vốn có của mình giao
cho một tổ chức xã hội đặc biệt là Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích
chung của cả cộng đồng [Dẫn theo 22, tr. 64].
Vì vậy, chủ quyền trong Nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước
phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên trong xã
hội đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ họ.
Thực chất, Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng
đặc biệt với bộ máy thực hiện cưỡng chế và quản lý đời sống xã hội; Nhà
nước có lãnh thổ và thực hiện sự quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính
lãnh thổ; có chủ quyền quốc gia; là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp
luật và đảm bảo sự thực hiện pháp luật; có quyền định ra và thu các loại thuế
dưới hình thức bắt buộc.
Từ các đặc điểm trên đi đến định nghĩa về Nhà nước: "Nhà nước là
hình thức tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng
đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết của giai
cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất của
xã hội" [22, tr. 87].
Khái niệm Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện
đầy đủ trong Điều 2 Hiến pháp năm 1992: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp

công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức" [25].
Đó là Nhà nước của nhân dân: nhân dân có toàn quyền quyết định tính
chất, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng hoạt động, xu hướng


11
phát triển của bộ máy Nhà nước, sử dụng bộ máy Nhà nước để thực hiện
quyền lực của mình và kiểm tra, giám sát sự hoạt động của bộ máy Nhà
nước.
Nhà nước do nhân dân: là Nhà nước mà các cơ quan nhà nước từ Trung
ương đến địa phương đều do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập để
thực hiện quyền làm chủ Nhà nước của mình.
Nhà nước vì nhân dân: là Nhà nước mà mọi chủ trương, chính sách,
pháp luật đều được xây dựng và thực hiện xuất phát từ lợi ích của nhân dân.
Khái niệm chính quyền nhân dân phát sinh từ bản chất của Nhà nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
"Chính quyền nhân dân là chính quyền hợp hiến xuất phát từ ý
nguyện của đa số nhân dân thông qua một cuộc bầu cử tự do, trung thực,
công bằng và bình đẳng theo hiến pháp và luật pháp quy định". Nói cách
khác thì chính quyền ấy nhất thiết phải do dân quyết định, tức là nhân dân
phải là người thực hiện quyền lực, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các
đại biểu của mình. Để thực hiện quyền làm chủ của mình, nhân dân có quyền
bầu cử, tự do ứng cử, tham gia các cơ quan quyền lực Nhà nước, Quốc hội,
Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp. Từ cơ quan quyền lực cao nhất quyết
định tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Nhà nước do nhân dân bãi
miễn nếu không đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của
nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm "ủy thác" để nói về
việc nhân dân trao một phần quyền lực của mình cho Nhà nước [20].
Từ việc đưa ra và phân tích khái niệm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và khái niệm chính quyền nhân dân trên đây cho thấy hai

khái niệm này đồng nghĩa.
Việc dùng khái niệm chính quyền nhân dân trong các cấu thành tội phạm
của chương " Các tội xâm phạm an ninh quốc gia" nói chung, tội hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân nói riêng, có ý nghĩa nhấn mạnh chính quyền mà các
thế lực thù địch đang âm mưu chống phá không mang ý nghĩa bình thường như


12
các thể chế chính trị khác trên thế giới mà đó là chính quyền của toàn thể dân
tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam phải đổ biết bao mồ hôi và xương máu, trải
qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, để
giành độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Chính quyền đó phải mãi
mãi trường tồn. Những hành động xâm phạm đến sự tồn tại, vững mạnh của
chính quyền nhân dân tức là xâm phạm đến toàn thể nhân dân Việt Nam, đi
ngược lại xu thế của xã hội. Những hành động này phải bị nghiêm trị để bảo vệ
sự tồn tại vững mạnh của chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chúng ta cũng cần phải làm rõ khái niệm lật đổ chính quyền nhân dân:
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông thì:"lật đổ" có nghĩa là "làm cho
sụp đổ bằng bạo lực" một chế độ, một chính quyền, một thể chế quyền lực
này bằng một chế độ, một chính quyền, một thể chế quyền lực khác bằng bạo
lực [36, tr. 495].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: "Lật đổ chính quyền là dùng sức
mạnh chính trị, vũ trang hoặc các phương pháp đặc biệt khác để xóa bỏ bộ
máy thống trị của một giai cấp, một tập đoàn đang cầm quyền, thay thế bằng
bộ máy thống trị của một giai cấp một tập đoàn khác" [35, tr. 662].
Từ khái niệm lật đổ chính quyền trong Từ điển Bách khoa Việt Nam rút
ra khái niệm lật đổ chính quyền nhân dân: "là việc các thế lực phản động dùng
sức mạnh chính trị, vũ trang hoặc các phương pháp đặc biệt nhằm mục đích lật
đổ chính quyền nhân dân, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thiết lập
chế độ, Nhà nước theo hệ tư tưởng mà các thế lực phản động tôn thờ". Việc làm

rõ khái niệm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ là nền tảng cho việc nghiên cứu
trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo
Luật hình sự Việt Nam.
Khái niệm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:
Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà
Nội (2005), đưa ra khái niệm về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân như sau: "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi


13
thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" [15, tr.
336].
Trong sách chuyên khảo "Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và
các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà
nước pháp quyền" do PGS.TSKH Lê Cảm chủ biên định nghĩa: "Tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi (bằng hành động hoặc
không hành động) nhằm xâm phạm sự tồn tại vững mạnh của chính quyền
nhân dân trong nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [5].
Hành vi phạm tội của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân xâm phạm trực tiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân.
Đối tượng tác động là chính quyền nhân dân các cấp từ Trung ương
đến địa phương tùy theo quy mô của tội phạm những người phạm tội có thể
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ở một cấp, ở một địa phương nào đó
trong lãnh thổ Việt Nam song mục tiêu cuối cùng là lật đổ chính quyền, thay
đổi chế độ xã hội.
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được giới hạn bởi
hai loại hành vi của mặt khách quan tội phạm đó là hành vi thành lập hoặc
tham gia tổ chức phản động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Hoạt động thành lập tổ chức là hoạt động khởi xướng thành lập tổ
chức, soạn thảo, viết đề cương, điều lệ, kế hoạch thành lập tổ chức; đứng ra

tuyên truyền lôi kéo người khác vào tổ chức; vạch ra kế hoạch hoạt động của
tổ chức.
Hoạt động tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là
việc gia nhập tổ chức phản động khi biết rõ tổ chức ấy có mục đích lật đổ
chính quyền nhân dân, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, tán thành, tích cực
hoạt động theo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức đó. Một người bị coi là phạm
tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân phải thỏa mãn đầy đủ các dấu
hiệu của tội phạm. Theo PGS.TSKH Lê Cảm, phải thể hiện ba bình diện với
năm dấu hiệu của nó là: a) bình diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy hiểm


14
cho xã hội; b) bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c)
bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [4, tr. 102].
Trên cơ sở phân tích trên, chúng tôi xin đưa ra khái niệm tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như sau: Tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân là hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực
hiện nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân.
1.2. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT
ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là khái niệm cơ bản của Luật hình sự, quan
điểm và nhận thức vầ khái niệm này là cơ sở lý luận cho việc xây dựng các
khái niệm khác của luật hình sự là khái niệm dùng để chỉ hậu quả pháp lí bất
lợi mà một người phải gánh chịu trước Nhà nước và xã hội vì họ đã thực hiện
những hành động mà pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện nhĩa vụ mà
pháp luật hình sự bắt buộc phải thực hiện. Nhà nước bảo vệ những quan hệ
xã hội này bằng việc quy định những cấu thành tội phạm cụ thể và hình phạt

(hình phạt chính, hình phạt bổ sung) tương ứng trong Bộ luật hình sự, nếu
một người thực hiện hành vi bị cấm được nêu trong cấu thành tội phạm cụ thể
thì họ phải gánh chịu một hậu quả pháp lý nhất định. Hậu quả pháp lý ấy
chính là trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh khi có sự
việc phạm tội nên nó là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất so với
các dạng trách nhiệm pháp lý khác.
Theo từ điển luật học: “Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của
người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội
của mình”[35,tr. 801].
Hiện nay, còn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm trách
nhiệm hình sự:


15
PGS.TSKH. Lê Cảm cho rằng: “Trách nhiệm hình sự là hậu quả
pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối
với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do
luật hình sự quy định”[5, tr.609].
GS.TS. Đỗ Ngọc Quang cho rằng: “Trách nhiệm hình sự là một dạng
trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất
lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành
vi mà người đó đã thực hiện”[18, tr.41].
GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa và PGS. TS Lê Thị Sơn lại cho rằng:
“Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những
hậu quả bất lợi về hành vi phạm tội của mình. Trách nhiệm hình sự là một
dạng trách nhiệm pháp lý bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt
động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện
pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và
chịu mang án tích”[17, tr.281-282].

Tuy nhiên, các quan điểm này đều thống nhất trách nhiệm hình sự là
một dạng trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý của việc phạm tội. Trách
nhiệm hình sự được thực hiện trong phạm vi quan hệ pháp luật hình sự giữa
một bên là Nhà nước và một bên là người phạm tội. Nhà nước có quyền truy
tố, xét xử và buộc người phạm tội phải chịu hình phạt nhất định tương xứng
với tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm do họ thực hiện và phải mang
án tích trong một thời hạn nhất định sau khi đã chấp hành xong hình phạt.
Như vậy, có thể hiểu: “ Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của
việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều
biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Luật hình sự quy định đối với người
phạm tội”.
1.2.2. Khái niệm trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân


16
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi thành lập
hoặc tham gia tổ chức phản động, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
thực hiện nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân.
Trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân cũng biểu hiện đầy đủ những đặc điểm của trách nhiệm hình sự nói
chung đó là:
Trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi thành lập hoặc tham
gia tổ chức phản động hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Ví dụ: Nguyễn Đan Quế (tên gọi khác là Nguyễn Châu), trước năm
1975 là bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Chợ Rãy, là người lớn lên và được nuôi
dưỡng dưới chế độ tư bản nên Nguyễn Đan Quế tiếp thu ý thức hệ tư sản
muốn lật đổ chính quyền nhân dân thiết lập Nhà nước theo độ tư bản. Năm

1978, Nguyễn Đan Quế bị bắt, tập trung cải tạo vì cầm đầu tổ chức phản
động “Mặt trận dân tộc tiến bộ”. Năm 1988 được ra tù lại tiếp tục soạn thảo
tài liệu “Học thuyết Nhà nước và nhân bản” và thành lập tổ chức “ Cao trào
nhân bản” hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Nguyễn Đan Quế đã
bị Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 20 năm tù về tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ
quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện. Trình tự này bắt đầu bằng hoạt
động khởi tố của cơ quan điều tra, hoạt động truy tố của Viện kiểm sát, hoạt động
xét xử của Tòa án, hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án.
Trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khác nhất của


17
Nhà nước là hình phạt (cao nhất là tử hình), biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế
một số quyền công dân.
Trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân là trách nhiệm hình sự đối với Nhà nước hay nói cách khác là trách
nhiệm đối với chính quyền nhân dân khách thể mà người phạm tội hướng tới
để xâm hại.
Trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân phải được phản ánh trong bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án
cơ quan nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử
người phạm tội.
Từ phân tích trên đây cho chúng ta thấy: “Trách nhiệm hình sự đối
với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hậu quả pháp lý của
việc thực hiện hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức phản động hoạt động

nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và được thể hiện bằng việc áp dụng một
hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Luật hình sự quy định đối
với người phạm tội”.
Để kết luận hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức phản động hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân có phạm tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân hay không, hình phạt áp dụng đối với họ như thế nào?
cần phải xác định hành vi đó đã thỏa mãn những dấu hiệu cấu thành tội phạm
tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định trong Bộ luật
hình sự chưa. Nếu thỏa mãn tức là người ấy đã phạm tội hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân.
Như vậy, cấu thành tội phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân.
1.3. NỘI DUNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI HOẠT ĐỘNG
NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN


18
Nội dung trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân chính là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm
này, là việc người thực hiện hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức phản
động hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân chịu bị kết tội, phải chịu
biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và chịu mang án tích.
Trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi thành lập hoặc tham
gia tổ chức phản động hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bắt đầu
kể từ thời điểm Tòa án nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tuyên một bản án có hiệu lực pháp luật mà trong đó khẳng định người
đã thực hiện hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức phản động hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành
tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và phải chịu trách nhiệm

hình sự tương xứng với hành vi đó thông qua hình phạt tuyên trong bản án.
Có quan điểm cho rằng: nội dung trách nhiệm hình sự đối với tội
phạm nói chung, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nói riêng
còn bao gồm cả việc chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm
hình sự tức là buộc người phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện
như: bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giam, cấm đi khỏi nơi cứ
trú, bảo lĩnh… bị tống đạt kết luận điều tra, tống đạt cáo trạng. Tuy nhiên
chúng tôi cho rằng đây chỉ là các biện pháp bảo đảm trách nhiệm hình sự sẽ
được thi hành sau khi bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải
là nội dung của trách nhiệm hình sự.
Nội dung của trách nhiệm hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân là người có hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức
phản động hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân chịu bị kết tội, bị áp
dụng một hay nhiều biện pháp cưỡng chế do Nhà nước quy định đối với
người phạm tội và chịu mang án tích.


19
Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam kết án người phạm tội nói chung người phạm tội
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nói riêng. Không có ai bị coi là
có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp
luật. Khi kết án bản án của Tòa án đã nêu rõ các chứng cứ xác định hành vi
phạm tội của người phạm tội, tính chất mức độ mức độ nguy hiểm của hành
vi, nguyên nhân điều kiện dẫn đến phạm tội, tiền án, tiền sự, nhân thân người
phạm tội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để từ đó làm
căn cứ quyết định trong bản án. Trong bản án mà Tòa án nhân danh Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên đối với người phạm tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như thế nào thì người đó phải chấp

hành như thế, đó chính là trách nhiệm hình sự mà người đó phải chịu.
Ví dụ: Trong bản án hình sự sở thẩm số 42/2009/HSST ngày 28
tháng 12 năm 2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xét xử bị cáo Trần
Anh Kim phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được tuyên như
sau:
“…Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
1. Tuyên bố bị cáo Trần Anh Kim phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân”
2. áp dụng khoản 1 Điều 79, Điều 92, các điểm p, s khoản 1 và khoản
2 Điều 46, Điều 47 của Bộ luật hình sự; xử phạt Trần Anh Kim: 05 (năm)
năm 06 (sáu) tháng tù; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày
07/7/2009.
- Phạt quản chế bị cáo Trần Anh Kim 03 (ba) năm tại địa phương nơi
bị cáo cư trú trước khi phạm tội kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.
- Tước quyền ứng cử và bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước
các cấp dối với bị cáo Trần Anh Kim trong thời hạn 03 (ba) năm, kể từ ngày
chấp hành xong hình phạt tù”.


20
Thời điểm chính thức người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự
về một tội phạm nói chung, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
nói riêng là thời điểm ra Quyết định thi hành án, kể từ thời điểm đó người
phạm tội chính thức phải chịu hình phạt trong bán án hình sự mà Tòa án nhân
danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tuyên đối với người
phạm tội.
Theo tiểu mục 1.1. mục 1 Phần I Nghị quyết số 02 /2007/ NQ- HĐTP
ngày 02 tháng 10 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần
thứ năm “ Thi hành bản án quyết định của Tòa án” của Bộ luật tố tụng hình

sự: “Bản án quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của
Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày
hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, tức là kể từ ngày tiếp theo sau thời điểm
kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị”[32].
Thời điểm kết thúc kháng cáo kháng nghị được hướng dẫn tại tiểu
mục 4.1 mục 4 phẩn I Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP ngày 08/12/2005
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
“…a) Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày
tiếp theo của ngày được xác định. Ngày xác định là ngày Tòa án tuyên án
hoặc ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát, bị cáo, đương sự có mặt
tại phiên tòa hoặc là ngày bản án, quyết định được giao hoặt niêm yết trong
trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa.
Trong trường hợp ngay trong ngày Tòa án tuyên án hoặc ra quyết
định mà bị cáo, đương sự có mặt tại phiên tòa có đơn kháng cáo ngay, thì
Tòa án cấp sở thẩm nhận đơn kháng cáo theo thủ tục chung.
b) Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết
thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày
nghỉ cuối tuần (Thứ bảy, Chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc
tại thời điểm kết thúc ngày làm việc đầu tiên tiếp theo của ngày đó. Thời
điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày


21
đó”. Kể từ thời điểm đó người phạm tội là bị án và phải chấp hành hình phạt
mà Tòa án đã tuyên [31].
Trách nhiệm hình sự mà người có hành vi thành lập hoặc tham gia tổ
chức phản động hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân phải chịu đó
chính là hình phạt mà Nhà nước đã quy định trong Bộ luật hình sự là biện
pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế
quyền và lợi ích của người phạm tội.

Trong các vụ án xét xử về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân người phạm tội không những phải chịu hình phạt chính (thường là
hình phạt tù) còn phải chịu một số hình phạt bổ sung như: phạt quản chế, bị
tước quyền ứng cử và bầu cử cơ quan quyền lực Nhà nước các cấp trong một
thời hạn nhất định.
Đổi với việc chấp hành hình phạt quản chế thì hai tháng trước khi hết
hạn chấp hành án phạt tù đối với người phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân bị tuyên hình phạt bổ sung là hình phạt quản chế, Giám thị
trại giam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án
hình sự Công an cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú
để chấp hành hình phạt quản chế.
Khi phạm nhân bị kết án về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân chấp hành xong hình phạt tù, Giám thị trại giam nơi phạm nhân bị kết
án về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân có hình phạt bổ sung
là hình phạt quản chế phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã nơi
người đó về cư trú chấp hành án quản chế. Trại giam phải giao người bị quản
chế kèm theo bản sao bản án, quyết định thi hành án, giấy chứng nhận chấp
hành xong hình phạt tù, nhận xét kết quả chấp hành án phạt tù và tài liệu liên
quan cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tại trụ sở ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú. Cơ quan thi hành án hình sự Công an

×