Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân định thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 100 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NÔNG XUÂN TRƯỜNG


PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN HÀNH CHÍNH VÀ
THẨM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA CƠ QUAN, NGƯỜI TIẾN
HÀNH TỐ TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC










HÀ NỘI - NĂM 2007



4
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
7
Chương 1. Mét sè vÊn ®Ò chung vÒ thÈm quyÒn hµnh
chÝnh vµ thÈm quyÒn tè tông trong ho¹t ®éng tè tông
h×nh sù

15
1.1. Khái niệm thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố
tụng trong hoạt động tố tụng hình sự
15
1.1.1. Khái niệm về thẩm quyền hành chính
15
1.1.2. Khái niệm về thẩm quyền tố tụng trong hoạt động tố
tụng hình sự
17
1.2. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển các
quy định về thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng
trong pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam

20
1.3. Ph©n biÖt gi÷a thÈm quyÒn hµnh chÝnh vµ thÈm quyÒn
tè tông trong ho¹t ®éng tè tông h×nh sù

28
1.3.1. Sự khác biệt giữa thẩm quyền hành chính và thẩm quyền
tố tụng
28
1.3.2. Ý nghÜa cña viÖc ph©n ®Þnh thÈm quyÒn hµnh chÝnh vµ
thÈm quyÒn tè tông trong ho¹t ®éng tè tông h×nh sù
30
1.3.3. Mối quan hệ giữa thẩm quyền hành chính và thẩm
quyền tố tụng của Cơ quan điều tra và của các chức danh trong Cơ
quan điều tra trong hoạt động tố tụng hình sự

32
1.3.4. Mối quan hệ giữa thẩm quyền hành chính và thẩm
quyền tố tụng của Viện kiểm sát, của các chức danh tố tụng trong
Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng hình sự

35
1.3.5. Mối quan hệ giữa thẩm quyền hành chính và thẩm
37


5
quyền tố tụng của Toà án nhân dân, của các chức danh tố tụng
trong Toà án trong hoạt động tố tụng hình sự
1.4. Kết luận Chƣơng 1
41
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN
HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA CÁC CƠ QUAN,
NGƢỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH
SỰ


43
2.1. Thực trạng về việc phân định thẩm quyền hành chính
và thẩm quyền tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng trong
hoạt động tố tụng hình sự

43
2.1.1. Thực trạng về việc phân định thẩm quyền hành chính và
thẩm quyền tố tụng của Cơ quan điều tra
43
2.1.2. Thùc tr¹ng vÒ viÖc ph©n ®Þnh thÈm quyÒn hµnh chÝnh vµ
thÈm quyÒn tè tông cña ViÖn kiÓm s¸t

45
2.1.3. Thực trạng về việc phân định thẩm quyền hành chính và
thẩm quyền tố tụng của Toà án nhân dân
48
2.2. Thực trạng về việc phân định thẩm quyền hành chính
và thẩm quyền tố tụng của ngƣời tiến hành tố tụng
51
2.2.1. Thực trạng về thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố
tụng giữa Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng Cơ quan điều tra với Điều
tra viên

51
2.2.2. Thực trạng về thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố
tụng giữa Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng Viện kiểm sát với Kiểm
sát viên

54

2.2.3. Thực trạng về thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố
tụng giữa Chánh án, Phó Chánh án với Thẩm phán
58
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế - tồn tại trong việc
61


6
phân định thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng trong
hoạt động tố tụng hình sự
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
61
2.3.2. Nguyên nhân khách quan
63
2.4. Kết luận Chƣơng 2
65
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ VỀ PHÂN ĐỊNH
THẨM QUYỀN HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN TỐ TỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

68
3.1. Nội dung cải cách tƣ pháp và nhu cầu tất yếu khách
quan của việc phân định rõ thẩm quyền hành chính và thẩm
quyền tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự

68
3.1.1. Nội dung cải cách tƣ pháp liên quan đến thẩm quyền của
các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng
68
3.1.2. Phân định rõ thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố

tụng - Một trong những nội dung quan trọng của đổi mới tổ chức và
hoạt động của các cơ quan tƣ pháp trong tiến trình cải cách tƣ pháp

71
3.2. Một số giải pháp cơ bản
75
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự
liên quan đến việc phân định thẩm quyền
75
3.2.2. Đổi mới về tổ chức hệ thống các cơ quan tƣ pháp trong
hoạt động tố tụng hình sự
82
3.3. Một số kiến nghị
89
KẾT LUẬN
92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
94



7
më ®Çu

1. Tính cấp thiết của Đề tài
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, cùng với công
cuộc đổi mới toàn diện của đất nƣớc, cải cách tƣ pháp ngày càng đƣợc Đảng
và Nhà nƣớc chú trọng đẩy mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng hình sự,
nhằm đảm bảo một nền tƣ pháp minh bạch, vì con ngƣời, tôn trọng và bảo
vệ các quyền cơ bản của công dân, đồng thời đấu tranh có hiệu quả đối với

các hành vi vi phạm và tội phạm.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, thẩm quyền của những ngƣời tiến
hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án có vai trò rất quan trọng. Thực
hiện đúng thẩm quyền theo luật định sẽ làm cho công tác điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án hình sự đƣợc minh bạch, chính xác, đảm bảo xử lý
đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân. Ngƣợc lại, thẩm quyền đƣợc quy định không rõ ràng sẽ dẫn
đến tình trạng lạm quyền, chồng lấn về thẩm quyền tố tụng, đặc biệt là giữa
thẩm quyền tố tụng với thẩm quyền hành chính, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến
quá trình giải quyết vụ án và xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, làm mất niềm tin của công chúng đối với nền tƣ pháp quốc gia và
tính đúng đắn của công lý.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, Đảng và Nhà nƣớc đã có
những Nghị quyết về cải cách tƣ pháp đề cập đến vấn đề này. Nghị quyết số
08 ngày 2/1/2001 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác
tư pháp trong thời gian tới” đã nêu: “…mỗi đơn vị, bộ phận thuộc cơ quan
điều tra cần được tổ chức, phân công chuyên sâu về từng lĩnh vực và quy
định rõ quyền hạn, trách nhiệm, đặc biệt là quyền hạn, trách nhiệm của từng


8
chức danh trong cơ quan điều tra; kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động điều tra
và trinh sát…”.
Tiếp đó, ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49 về
“Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020” trong đó nêu rõ: “Phân định rõ
thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong
hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho điều
tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán để họ chủ động trong việc thực thi
nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các
hành vi và quyết định tố tụng của mình…”.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng trong các nội dung cải cách tƣ pháp, vấn đề
phân định thẩm quyền tố tụng của những ngƣời tiến hành tố tụng với thẩm
quyền hành chính là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt có ý nghĩa to lớn
rất đƣợc Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ các cơ quan tƣ pháp quan tâm đến để
đáp ứng mục tiêu của tố tụng hình sự là giải quyết vụ án một cách đúng đắn,
công bằng, tránh sự lạm dụng quyền lực từ phía các cơ quan tiến hành tố
tụng, đồng thời xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi phạm tội.
Nhằm đạt hiệu quả cao trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, các cơ
quan bảo vệ pháp luật cần có những thẩm quyền cần thiết để có thể thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Các thẩm quyền này có thể là thẩm
quyền hành chính, thẩm quyền tố tụng kết hợp với các phƣơng pháp phát
hiện các quy luật phát sinh, phát triển và điều kiện tồn tại của tội phạm từ đó
mới có thể đề ra các biện pháp, bố trí lực lƣợng, phƣơng tiện và các chi phí
cần thiết khác nhằm giải quyết triệt để vấn đề tội phạm trong xã hội nói
chung cũng nhƣ trong quá trình giải quyết một vụ án cụ thể.
Thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự có hai loại thẩm quyền cơ bản, thứ nhất là thẩm quyền
hành chính áp dụng trong một số trƣờng hợp nhƣ: quản lý, phân công cán bộ


9
tham gia vào việc giải quyết vụ án, bố trí công tác và điều hành công việc
chung. Các thẩm quyền này chủ yếu liên quan đến công tác nội bộ của các
cơ quan tiến hành tố tụng….Loại thứ hai là thẩm quyền tố tụng do ngƣời tiến
hành tố tụng có thẩm quyền theo luật định tiến hành và chỉ liên quan đến quá
trình giải quyết vụ án hình sự nhƣ: Ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi
tố bị can; phê chuẩn quyết định khởi tố của cơ quan điều tra, thẩm quyền ra
quyết định bắt ngƣời (bắt khẩn cấp, bắt bình thƣờng…), thẩm quyền ra quyết
định tạm giữ, tạm giam; phê chuẩn quyết định tạm giữ, tạm giam, quyết định
triệu tập bị can, ngƣời làm chứng, quyết định trƣng cầu giám định v.v…Nói

chung, các thẩm quyền tố tụng thƣờng do ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố
tụng áp dụng đối với các đối tƣợng là ngƣời tham gia tố tụng trong quá trình
xử lý vụ án hình sự.
Tuy nhiên, việc phân định thẩm quyền tố tụng và thẩm quyền hành
chính trong các quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam vẫn chƣa thật rõ
ràng, chặt chẽ. Điều này đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của cuộc
đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, nhất là trong quá trình thực thi
nhiệm vụ của những ngƣời tiến hành tố tụng mà chỉ có một số quyền năng
hạn chế, phụ thuộc nhiều vào các quyết định, phân công mang tính hành
chính của thủ trƣởng cơ quan và không có nhiều thực quyền trong hoạt động
tố tụng thực tế. Do đó, dẫn đến tình trạng phải thỉnh thị, xin ý kiến và chờ
quyết định của cấp trên, thiếu chủ động trong hoạt động đấu tranh chống tội
phạm và trong hoạt động tác nghiệp chuyên môn. Đôi khi, chính những vấn
đề chƣa rõ ràng về phƣơng diện thẩm quyền là những tác nhân gây tác động
tiêu cực đến việc giải quyết án và làm chậm tiến độ, quá thời hạn hoặc gây
ra những bị động, lúng túng không đáng có của những nhân viên thực thi
pháp luật trực tiếp đấu tranh với tội phạm trƣớc các diễn biến phức tạp, đa
dạng của tội phạm .


10
Nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm là trách nhiệm của toàn xã
hội nói chung, trực tiếp đấu tranh với các loại tội phạm là nhiệm vụ của các
cơ quan tiến hành tố tụng mà nòng cốt của các cơ quan này là những ngƣời
tiến hành tố tụng có thẩm quyền theo luật định. Để đạt đƣợc hiệu quả tối đa
trong công tác này, những ngƣời tiến hành tố tụng cần có đầy đủ thẩm quyền
trong hoạt động nghiệp vụ. Mặc dù các quy định của pháp luật tố tụng hình
sự đã có những quy định về vấn đề này nhƣng có thể nói pháp luật tố tụng
hiện hành vẫn còn một số quy định chƣa đầy đủ và rõ ràng về thẩm quyền
cũng nhƣ phân định thẩm quyền hành chính trong hoạt động tố tụng và thẩm

quyền tố tụng của ngƣời tiến hành tố tụng. Trong thời gian qua, việc đấu
tranh phòng chống tội phạm ở Việt Nam đã có thành tựu đáng khích lệ,
nhƣng để công tác này đạt hiệu quả cao hơn cần có thêm những yếu tố tích
cực tác động vào, trong đó có yếu tố pháp luật quy định và phân định rõ
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể hơn nữa cho các cơ quan và ngƣời tiến hành tố
tụng để các cơ quan này có thêm cơ sở pháp lý trong hoạt động tố tụng hình
sự.
Trƣớc yêu cầu đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về thực trạng
về phân định thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng của cơ quan,
ngƣời tiến hành tố tụng để phân tích một cách sâu sắc những bất cập trong
thực tế do thiếu các quy định của pháp luật từ đó đề ra những giải pháp, kiến
nghị về hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với vấn đề
này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện
nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, cùng với chính sách đổi mới và hội nhập,
nền kinh tế Việt Nam đã ổn định và có sự phát triển đáng khích lệ. Các lĩnh
vực trong đời sống kinh tế-văn hóa-xã hội từng bƣớc đƣợc cải cách, đổi
mới, đời sống của nhân dân dần đƣợc nâng cao. Bên cạnh những thành tựu


11
đã đạt đƣợc, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng cũng bộc lộ những mặt tiêu
cực và tác động không nhỏ tới đời sống xã hội làm cho tình hình an ninh-
chính trị và tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp với những phƣơng thức,
thủ đoạn hoạt động mới ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sự phát triển lành mạnh
của xã hội và quốc gia. Mặc dù các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có những nỗ
lực to lớn trong cuộc chiến chống tội phạm, đề ra nhiều chƣơng trình nghiên
cứu phòng chống tội phạm, nhƣng kết quả vẫn chƣa đƣợc nhƣ mong muốn.
Trong những hạn chế của cuộc đấu tranh chống tội phạm có nhiều nguyên

nhân, nhƣng một trong những nguyên nhân quan trọng là các quy định pháp
luật về thẩm quyền của những cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng chƣa đầy đủ
và chặt chẽ, do đó, thiếu cơ sở pháp lý cần thiết cho các lực lƣợng chuyên
trách trực tiếp đấu tranh chống tội phạm, thậm chí, trên thực tế đôi khi còn
chồng lấn giữa thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng trong các cơ
quan tiến hành tố tụng và với những ngƣời tiến hành tố tụng.
Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý
trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Tuy nhiên, chỉ có một số chuyên đề đề cập tới
vấn đề thẩm quyền của một cơ quan hay một loại ngƣời tiến hành tố tụng
hình sự cụ thể nhƣ đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên…chƣa có một công
trình nào nghiên cứu chuyên sâu vấn đề phân định thẩm quyền hành chính
và thẩm quyền tố tụng của các cơ quan và ngƣời tiến hành tố tụng với thực
tế hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam để từ đó đề ra những phƣơng
hƣớng, kiến nghị lập pháp về vấn đề này trên phƣơng diện tổng thể cho phù
hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị để phân định rõ hơn từng loại thẩm quyền của các cơ quan và ngƣời
tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả công tác
đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.


12
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung chủ yếu vào phân tích, nêu
lên thực trạng về vấn đề phân định thẩm quyền tố tụng với thẩm quyền hành
chính của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự, những ngƣời
tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Cụ thể là Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát và Toà án cũng nhƣ những ngƣời trong các cơ quan này có
chức danh và thẩm quyền tiến hành hoạt động tố tụng hình sự. Tuy nhiên, đề
tài không nghiên cứu vấn đề này trong hệ thống tƣ pháp quân đội nhƣ cơ

quan An ninh quân đội, các Viện kiểm sát quân sự và hệ thống Toà án quân
sự các cấp.
Nghiên cứu pháp luật thực định (có so sánh với trƣớc đây) và tham
khảo pháp luật nƣớc ngoài về thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng
trong tố tụng hình sự.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận và
thực tiễn một số nội dung cơ bản về thẩm quyền hành chính và thẩm quyền
tố tụng của các cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự, khái quát thực trạng phân định và thực hiện các thẩm quyền
trên trong hoạt động thực tiễn ở Việt Nam, phân tích và đƣa ra một số nhận
định về những thành tựu cũng nhƣ các mặt còn hạn chế trong các quy định
hiện hành của pháp luật tố tụng hình sự ở nƣớc ta:
+ Nghiên cứu về phƣơng diện lý luận bao gồm cả những quy định của
pháp luật và một số quan điểm của các học giả cũng nhƣ những ngƣời làm
công tác thực tiễn trong hoạt động tố tụng hình sự về phân định thẩm quyền
hành chính với thẩm quyền tố tụng.
+ Đánh giá thực trạng việc phân định thẩm quyền hành chính và thẩm
quyền tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố
tụng từ khi có Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đến nay (2001-2006).


13
+ Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng việc phân định thẩm quyền
hành chính và thẩm quyền tố tụng của các cơ quan và ngƣời tiến hành tố
tụng. Những khác biệt cơ bản giữa hai loại thẩm quyền này, hiệu quả trong
công tác đấu tranh chống tội phạm khi áp dụng các thẩm quyền này. Quan
niệm của một số nhà nghiên cứu về sự cần thiết phải phân định rõ hai loại
thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng khi tiến hành giải quyết vụ án
hình sự.

+ Nêu lên những đặc trƣng pháp lý, mối liên hệ giữa hai loại thẩm
quyền hành chính và tố tụng. Những bất cập trong thực tế khi chƣa có sự
phân định rạch ròi hai loại thẩm quyền trong quá trình tiến hành giải quyết
án hình sự. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị lập pháp về tố tụng hình
sự nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở các phƣơng pháp sau:
+ Phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử;
+ Phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống;
+ Phƣơng pháp lịch sử, logic;
+ Phƣơng pháp phân tích, so sánh;
+ Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp.
6. Những cái mới về mặt khoa học
- Đây là luận văn cao học đề cập tới vấn đề phân định thẩm quyền
hành chính và thẩm quyền tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự, khái
niệm pháp lý của các loại thẩm quyền này, rút ra những yếu tố hợp lý trong
việc áp dụng các thẩm quyền hành chính, thẩm quyền tố tụng trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời, nêu lên những bất cập, hạn chế trong
thực tiễn hoạt động tiến hành tố tụng của các cơ quan, ngƣời tiến hành tố


14
tụng do sự phân định chƣa rạch ròi của những loại thẩm quyền này gây ra,
đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp để phân định các thẩm quyền này.
- Rút ra một số kết luận mang tính khoa học về hiệu quả của việc áp
dụng các loại thẩm quyền trên trong hoạt động tố tụng hình sự, những đóng
góp của nó trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Đề xuất những kiến
giải về những biện pháp khắc phục những hạn chế của việc phân định thẩm
quyền không rõ ràng giữa hành chính và tố tụng để góp phần nâng cao hơn

nữa hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và công tác giải
quyết vụ án hình sự nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 99 trang. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục
tài liệu tham khảo, Luận văn có 3 chƣơng, 11 mục.


15
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM QUYỀN HÀNH CHÍNH
VÀ THẨM QUYỀN TỐ TỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1. KHÁI NIỆM THẨM QUYỀN HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN TỐ
TỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1.1. Khái niệm về thẩm quyền hành chính
Ở bất kỳ xã hội có Nhà nƣớc nào, nói đến hành chính là đồng nghĩa
với các hoạt động thể hiện quyền lực nhà nƣớc do cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền thực hiện nhằm mục đích quản lý xã hội trên mọi lĩnh vực chính trị-
kinh tế- văn hóa, lập pháp, hành pháp và tƣ pháp v.v…để thực hiện các chức
năng cơ bản của Nhà nƣớc là đối nội và đối ngoại thông qua việc sử dụng
quyền lực nhà nƣớc tổ chức và điều khiển hoạt động của các đối tƣợng bị
quản lý, qua đó thể hiện mối quan hệ quyền lực- phục tùng giữa chủ thể
quản lý và đối tƣợng bị quản lý.
Theo quan điểm hiện nay, có thể phân chia khái niệm hành chính
thành 2 loại: Thứ nhất là hành chính công, là hoạt động mang tính quyền lực
nhà nƣớc, do các chủ thể sử dụng quyền lực nhà nƣớc tiến hành để quản lý
công việc của Nhà nƣớc nhằm phục vụ lợi ích chung, lợi ích hợp pháp của
các tổ chức và công dân [64,tr 320]; thứ hai là hành chính tƣ pháp, là hoạt
động quản lý hành chính trong lĩnh vực tƣ pháp.

Hành chính công thể hiện thành một hệ thống thiết chế, cơ cấu tổ chức
và đội ngũ viên chức thi hành công vụ, theo đó, các nguồn lực và nhân sự
công đƣợc tổ chức và phối hợp để tạo ra, đƣa vào vận hành, thực thi và quản
lý các chính sách công đƣợc bảo đảm bằng chế độ công vụ với trách nhiệm
hành chính chặt chẽ, rành mạch.


16
Trong mô hình hành chính công đƣợc phân chia thành 2 loại chủ yếu
là mô hình hành chính công truyền thống với những đặc tính chủ yếu nhƣ
sau: Đƣợc tiến hành dƣới sự kiểm tra chính thức của lãnh đạo chính trị; dựa
trên hệ thống thứ bậc cấp trên - cấp dƣới; có biên chế cụ thể gồm những
ngƣời làm việc chuyên trách phục vụ lợi ích chung và không tham gia chính
trị và chủ yếu đƣợc sử dụng bằng phƣơng pháp mệnh lệnh trực tiếp.
Mô hình hành chính công hiện đại có các đặc tính chủ yếu sau: Định
hƣớng thị trƣờng rõ hơn cho dịch vụ công; chú ý đến khu vực công và tƣ;
quá trình quản lý, điều hành linh hoạt hơn và công khai hơn; đề cao tính
chính trị; hoạt động công vụ mang tính chuyên nghiệp hơn.
Hành chính tƣ pháp, là hoạt động quản lý hành chính trong lĩnh vực tƣ
pháp, theo đó, hành chính tƣ pháp gắn bó chặt chẽ với các hoạt động tƣ pháp
cũng nhƣ quyền tƣ pháp và mang một số đặc điểm sau: Là hoạt động quản lý
nhà nƣớc mang tính chất chấp hành, điều hành đối với lĩnh vực tƣ pháp;
Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất có nhiệm vụ quản lý tất cả các mặt,
các lĩnh vực của đời sống xã hội; nội dung quản lý hành chính tƣ pháp còn
bao gồm toàn bộ các hoạt động trong lĩnh vực tƣ pháp và bổ trợ tƣ pháp.
Trong các cơ quan tƣ pháp, hoạt động quản lý hành chính nội bộ của
các cơ quan này bao gồm cả điều hành công việc nội bộ với một số nội dung
nhƣ xây dựng tổ chức bộ máy của cơ quan; quản lý, điều hành cán bộ; quản
lý công sản, tài chính ngân sách v.v…Ngoài ra, còn có những hoạt động
mang tính chất hành chính phục vụ đƣợc thực hiện tại các cơ quan tƣ pháp

thuộc thẩm quyền của cán bộ, công chức có chức danh quản lý, lãnh đạo cơ
quan đó. Đây đƣợc coi là hoạt động quản lý bên trong cơ quan tƣ pháp do
cán bộ có thẩm quyền của cơ quan tƣ pháp thực hiện.
Nhƣ vậy, trong hoạt động hành chính tƣ pháp có hai dạng chủ yếu là
hoạt động quản lý hành chính nội bộ và hoạt động tƣ pháp, nghĩa là nhân
danh Nhà nƣớc thực thi quyền tƣ pháp theo quy định của pháp luật tố tụng


17
nhằm duy trì công lý, bảo đảm trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của
Nhà nƣớc, các tổ chức và công dân cũng nhƣ lẽ phải và sự công bằng.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm về thẩm quyền hành
chính nhƣ sau: “Thẩm quyền hành chính là hoạt động mang tính quyền lực
Nhà nước do cán bộ, công chức và những người nắm giữ các chức vụ lãnh
đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước tiến hành nhằm tổ chức, điều hành
công việc trong nội bộ cơ quan và điều chỉnh hoạt động của các đối tượng
bị quản lý khác thông qua mối quan hệ quyền lực-phục tùng với mục đích
thực hiện quản lý nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội phục vụ
cho lợi ích chung”.
1.1.2. Khái niệm về thẩm quyền tố tụng trong hoạt động tố tụng
hình sự
Hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động đấu tranh phòng chống tội
phạm và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân cũng nhƣ duy trì
trật tự xã hội, thực thi công lý theo một trình tự, thủ tục nhất định đƣợc quy
định trong luật tố tụng hình sự do các cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến
hành tố tụng thực hiện. Để đạt đƣợc những mục tiêu này, đòi hỏi Bộ luật tố
tụng hình sự phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan tiến
hành tố tụng cũng nhƣ từng chức danh cụ thể trong quá trình thực thi nhiệm
vụ để nâng cao tính chủ động, tích cực và trách nhiệm của họ trong việc điều
tra, truy tố, xét xử. Hơn nữa, một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra

trong nội dung cải cách tƣ pháp là phải nghiên cứu và hoàn thiện quy định
về thẩm quyền của các cơ quan tƣ pháp nói chung và trong hoạt động tố tụng
hình sự nói riêng. Vì vậy, khi nghiên cứu để hoàn thiện các chế định về thẩm
quyền tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng cần
phải xem xét đến một số khía cạnh sau:


18
- Việc hoàn thiện các quy định về thẩm quyền tố tụng của cơ quan,
ngƣời tiến hành tố tụng phải đƣợc thực hiện phù hợp với những điều kiện
kinh tế-xã hội của Việt Nam.
- Việc hoàn thiện các quy định về thẩm quyền tố tụng của cơ quan,
ngƣời tiến hành tố tụng phải đƣợc đặt trong bối cảnh cải cách tƣ pháp và xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam.
- Việc hoàn thiện các quy định về thẩm quyền tố tụng của cơ quan,
ngƣời tiến hành tố tụng phải đƣợc đặt trong khả năng thực tế của hiện tại và
tƣơng lai gần của các cơ quan này cũng nhƣ các cơ quan bổ trợ tƣ pháp
khác.
- Việc hoàn thiện các quy định về thẩm quyền tố tụng của cơ quan,
ngƣời tiến hành tố tụng phải đƣợc thực hiện trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện hội nhập nền kinh tế
quốc tế hiện nay.
Ngoài ra, khi nghiên cứu, xem xét đến việc hoàn thiện các chế định về
thẩm quyền tố tụng cũng cần cân nhắc đến một số yếu tố khác nhƣ: Cách
thức tổ chức của bộ máy nhà nƣớc; tính chất nghiêm trọng, phức tạp của vụ
án; năng lực thực tế của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố
tụng và hiệu quả của việc thực hiện thẩm quyền của các cơ quan tƣ pháp nói
chung xét từ góc độ pháp lý, xã hội và kinh tế.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, mỗi giai đoạn tố tụng
hình sự đều có một nhiệm vụ riêng của từng giai đoạn đó, tƣơng ứng với nó

là cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng phù hợp theo từng
giai đoạn với những thẩm quyền nhất định đƣợc quy định trong luật tố tụng
hình sự. Ví dụ nhƣ trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra mà cụ thể ở đây
là Thủ trƣởng, Phó thủ trƣởng Cơ quan điều tra có một số thẩm quyền nhƣ ra
quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay
đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định truy nã bị can, khám xét thu


19
giữ, tạm giữ, kê biên tài sản; Quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định
đình chỉ điều tra v.v…Đối với Điều tra viên cũng có một số thẩm quyền nhất
định nhƣ lập hồ sơ vụ án hình sự; triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và
lấy lời khai ngƣời làm chứng…; quyết định áp giải bị can, dẫn giải ngƣời
làm chứng; thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; tiến hành khám nghiệm
hiện trƣờng, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra
v.v…
Cũng trong giai đoạn điều tra, ngoài những thẩm quyền tố tụng của
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng có những thẩm quyền nhất định trong
giai đoạn này, đó là các thẩm quyền của Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng Viện
kiểm sát nhƣ ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự; khởi
tố bị can; phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều
tra hoặc huỷ bỏ các quyết định đó nếu không có căn cứ và trái pháp luật; yêu
cầu Thủ trƣởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên; quyết định áp dụng,
thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định gia hạn điều tra, quyết
định gia hạn tạm giam; quyết định truy tố v.v…Đối với Kiểm sát viên, trong
giai đoạn điều tra cũng có một số thẩm quyền cụ thể nhƣ kiểm sát việc khởi
tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều
tra; đề ra yêu cầu điều tra; triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời
khai ngƣời làm chứng; kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam v.v…
Tƣơng tự nhƣ vậy, trong giai đoạn truy tố và xét xử, các cơ quan và

ngƣời tiến hành tố tụng cũng có những thẩm quyền riêng của mình theo quy
định của luật tố tụng hình sự với mục đích áp dụng các thẩm quyền này để
giải quyết vụ án hình sự một cách khách quan, công bằng, đúng ngƣời, đúng
tội, đúng pháp luật.
Từ những phân tích trên đây, có thể đƣa ra khái niệm về thẩm quyền
tố tụng nhƣ sau: “Thẩm quyền tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng
là quyền do pháp luật quy định giao thực hiện hành vi, quyết định tố tụng


20
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự tuỳ theo từng giai đoạn cụ thể với
mục đích thực thi công lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân và của xã hội, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi
phạm tội bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án một cách
công bằng, khách quan”.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC
QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN TỐ TỤNG
TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Chính phủ nƣớc Việt Nam
dân chủ cộng hòa mặc dù rất bận rộn với việc xây dựng và củng cố chính
quyền Cách mạng non trẻ nhƣng cũng đã rất quan tâm đến công tác xây
dựng pháp luật để có công cụ sắc bén nhằm trấn áp các phần tử phản cách
mạng và bảo vệ chính quyền nhân dân, Chính phủ lâm thời đã ban hành một
loạt sắc lệnh về thiết lập các Toà án quân sự để truy tố và xét xử những tội
phạm phản cách mạng và các vụ bắt cóc, tống tiền, ám sát cán bộ…trong các
văn bản ở thời kỳ sơ khai này cũng đã có một số quy định liên quan đến
thẩm quyền tố tụng và thẩm quyền hành chính của các cơ quan chuyên chính
thời kỳ đầu cách mạng. Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng 8, nhân dân ta mới
giành đƣợc chính quyền lại phải đối phó với tình hình phức tạp thời kỳ đó
rồi bắt tay ngay vào cuộc trƣờng kỳ kháng chiến nên trong hoàn cảnh này,

một số nguyên tắc dân chủ cũng nhƣ tổ chức và phân định quyền hạn của
các cơ quan tƣ pháp chƣa đƣợc chặt chẽ và rõ ràng. Mặt khác, tổ chức các cơ
quan tƣ pháp chƣa đƣợc hoàn thiện, do đó, các quy định về thẩm quyền cũng
chƣa đƣợc đầy đủ, nhƣng có một số văn bản đã quy định về vấn đề này trong
thời kỳ từ 1946 đến 1957.
Kể từ khi giành đƣợc chính quyền, các cơ quan nhƣ Toà án và công tố
viện của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đều trực thuộc quyền quản lý
hành chính của Bộ Tƣ pháp, Bộ Tƣ pháp cũng có quyền ra một số quyết


21
định mang tính hành chính đối với cơ quan tƣ pháp. Ví dụ: Điều 51 Sắc lệnh
số 13 ngày 24 tháng 1 năm 1946 về tổ chức Toà án và các ngạch Thẩm phán
quy định: “Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể ra lệnh cho ông Công tố uỷ viên
Toà án nhân dân phúc thẩm khu hoặc thành phố phải hành động hay không
hành động, nhưng không có quyền thế vào ông Công tố uỷ viên mà hành
động”[33, tr 14]. Sắc lệnh này cũng có một số quy định sơ khai về thẩm
quyền hành chính trong nội bộ của Toà án về việc kiểm soát các nhân viên
thuộc Tòa. Điều 95 và 96 của Sắc lệnh này quy định: “Trong quản hạt của
Toà án nhân dân tỉnh, Chánh án và Công tố ủy viên kiểm soát các Thẩm
phán Toà án nhân dân huyện và cảnh cáo các viên ấy khi họ phạm lỗi;
Trong quản hạt Toà án nhân dân phúc thẩm khu hoặc thành phố, Chánh án
đối với các Thẩm phán xử án và Công tố ủy viên đối với Thẩm phán buộc
tội có quyền kiểm soát, cảnh cáo”[33, tr.37].
Đối với các cơ quan công an, Chính phủ cũng ban hành một số Sắc
lệnh về tổ chức Tƣ pháp công an và Công an quân pháp. Ngày 21 tháng 2
năm 1946, Chủ tịch lâm thời Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký
Sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các Sở liêm phóng và Sở cảnh sát trên toàn quốc
thành một cơ quan đặt tên là Việt Nam Công an vụ. Đến ngày 20 tháng 7
năm 1946 tiếp tục ban hành Sắc lệnh số 131/SL về tổ chức Tƣ pháp công an,

tiền thân của Cơ quan điều tra trong lực lƣợng công an ngày nay. Sắc lệnh
quy định: “Tư pháp công an có nhiệm vụ truy tầm tất cả các sự phạm pháp
(đại hình, tiểu hình hoặc vi cảnh); sưu tập các tang chứng, bắt người phạm
pháp giao cho các Toà án xét xử trong phạm vi luật pháp ấn định”[36, tr.1].
Ngoài ra, các Sắc lệnh số 40 ngày 20/3/1946 và Sắc lệnh số 51 ngày
17/4/1946 cũng quy định cả về tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực
lƣợng công an trong khi thực thi nhiệm vụ, thẩm quyền của từng chức danh
trong lực lƣợng công an và thẩm quyền chỉ đạo lực lƣợng công an của Dự
thẩm, Ủy viên công tố đối với lực lƣợng này trong quá trình tố tụng. Đây là


22
những quy định sơ khai đầu tiên trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự
về thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng của cơ quan tƣ pháp Việt
Nam thời kỳ đầu thành lập.
Tiếp đó, ngày 17 tháng 4 năm 1946, Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 51 về ấn định thẩm quyền của các Toà án và
sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa, trong đó có những quy định về
thẩm quyền của Tƣ pháp công an, nhiệm vụ của Chánh án Toà án, nhiệm vụ
của Ủy viên công tố, Phó công tố ủy viên…Đa số các quy định trong Sắc
lệnh này là những thẩm quyền tố tụng của Toà án. Điều đáng chú ý trong
thời kỳ này là các tổ chức Tƣ pháp công an và Công tố viện đều nằm trong
Toà án cho đến khi tách Viện công tố ra khỏi Toà án và trực thuộc Bộ Tƣ
pháp trong những năm 1959-1960.
Ngoài các Sắc lệnh do Chính phủ ban hành, Bộ Tƣ pháp cũng có
quyền ban hành một số văn bản quy định về thẩm quyền và sự phân công
cho Toà án, loại văn bản này đƣợc coi là văn bản hành chính của cấp trên
đối với cấp dƣới nhƣ Thông tƣ số 1840-P/4 ngày 10 tháng 6 năm 1946 của
Bộ Tƣ pháp về sửa đổi sự phân công trong Toà án trong đó đề cập tới quyền
điều khiển và kiểm soát các nhân viên của Toà án của Chánh án và Biện lý

(trừ các Thẩm phán xét xử).
Để thực hiện nhiệm trên, pháp luật thời kỳ đó đã giao cho một số chức
danh công an với tƣ cách là Uỷ viên tƣ pháp công an có toàn quyền điều tra
các vụ phạm pháp. Đó là các chức danh Trƣởng ty, Trƣởng phòng, Trƣởng
ban chính trị, Tƣ pháp hoặc các Trƣởng ban khác đƣợc Bộ Nội vụ chỉ định.
Việc chỉ đạo, kiểm soát tổ chức và hoạt động của Tƣ pháp công an thuộc
thẩm quyền của Chƣởng lý, Biện lý (sau này là Công tố, Kiểm sát) thuộc
ngành Toà án. Nhƣ vậy, trong hoạt động tố tụng điều tra tƣ pháp, thời kỳ này
các Ủy viên tƣ pháp công an không đƣợc độc lập về mặt tố tụng mà phải
tuân thủ sự chỉ đạo của các viên chức có thẩm quyền trong ngành Toà án,


23
còn trong nội bộ ngành công an, các hoạt động điều tra, trinh sát bí mật nếu
không qua trình tự tƣ pháp công an đều không có giá trị pháp lý để đƣa vụ
án ra Tòa. Trong thời kỳ từ 1946 đến 1953, số cán bộ điều tra thực chất là
ngƣời giúp việc cho Ủy viên tƣ pháp công an kiêm vai trò chấp pháp, xét hỏi
bị can.
Đánh giá về bộ máy và thẩm quyền tố tụng trong giai đoạn 1946-1953
thấy rằng bộ máy điều tra hình sự nói riêng và cơ cấu tƣ pháp nói chung tuy
có nội dung và bản chất mới nhƣng về hình thức vẫn còn bị ảnh hƣởng cơ
cấu điều tra cũ. Các cơ quan điều tra và công tố là các lực lƣợng phục vụ
cho hoạt động tố tụng của Toà án, bị chi phối bởi các chức danh có thẩm
quyền nhƣ Chƣởng lý, Biện lý thuộc ngành Toà án. Về thẩm quyền tố tụng,
điều đáng chú ý là giai đoạn này, pháp luật trực tiếp giao thẩm quyền điều
tra hình sự cho từng chức danh tƣ pháp là Uỷ viên tƣ pháp công an chứ
không phải là Cơ quan điều tra một cách chung chung.
Cũng trong giai đoạn này, có thể thấy rằng mặc dù rất bận rộn với
công cuộc kháng chiến kiến quốc, nhƣng Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ
cộng hòa đã rất chú ý tới việc cải cách tƣ pháp. Ngày 22 tháng 5 năm 1950,

Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 35 về cải cách bộ máy tƣ pháp và luật tố
tụng, trong đó có nhiều quy định khá chi tiết về tổ chức tƣ pháp và thẩm
quyền tố tụng tƣơng đối cụ thể thể hiện bƣớc phát triển mới của các quy
định pháp luật tố tụng trong cơ quan tƣ pháp Việt Nam trong thời kỳ này.
Ngày 16 tháng 2 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số
141/SL đổi Nha Công an Việt Nam thành Thứ Bộ Công an. Sắc lệnh này
quy định về tổ chức bộ máy của Thứ Bộ Công an trong đó có Vụ Chấp pháp
với nhiệm vụ điều tra, lập hồ sơ đề nghị truy tố các tội phạm phản cách
mạng và các tội hình sự khác, đồng thời có nhiệm vụ quản lý các trại giam.
Ty Công an các tỉnh có Ban chấp pháp làm nhiệm vụ điều tra và ở Công an
liên khu có các phòng chấp pháp. Đây là bƣớc chuyển đổi quan trọng trong


24
tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra nói chung và lần đầu tiên, pháp
luật đã quy định về cơ quan điều tra chuyên trách, còn các lực lƣợng khác
chỉ chuyên làm công tác phòng ngừa, phát hiện tội phạm bằng biện pháp
trinh sát và quản lý hành chính.
Điểm mới tiếp theo là về thẩm quyền của ngƣời tiến hành tố tụng,
thay vì quy định các chức danh pháp lý làm nhiệm vụ điều tra hình sự, giờ
đây luật quy định cụ thể hơn về Cơ quan điều tra hình sự. Nhƣ vậy, trách
nhiệm và quyền hạn điều tra hình sự thực chất thuộc về ngƣời đại diện cho
cơ quan điều tra nhƣ Vụ trƣởng, Phó Vụ trƣởng, Trƣởng phòng, Phó phòng
chấp pháp v.v…, ngƣời có thẩm quyền điều tra ở mức rất hạn chế theo giới
hạn luật định. Trƣớc đây, ngoài Trƣởng ty, Trƣởng phòng, Trƣởng ban chính
trị, tƣ pháp ra, Bộ trƣởng Bộ Nội vụ còn có quyền chỉ định các trƣởng ban
khác là Ủy viên tƣ pháp công an.
Từ năm 1958 đến 1960, hệ thống các cơ quan tƣ pháp của nƣớc Việt
Nam dân chủ cộng hòa đƣợc đổi mới một cách cơ bản. Cùng với nó, các văn
bản pháp luật quy định về thẩm quyền của các cơ quan này cũng đƣợc ban

hành và quy định cụ thể, chi tiết hơn. Ngày 20/4/1958, Quốc hội khóa VIII
đã ban hành Nghị quyết thành lập Toà án nhân dân tối cao và hệ thống Toà
án nhân dân tách khỏi Bộ Tƣ pháp, đặt Toà án nhân dân tối cao thuộc Hội
đồng Chính phủ và có trách nhiệm, quyền hạn ngang với một Bộ. Tiếp đó,
ngày 9/5/1959, Bộ Tƣ pháp ban hành Thông tƣ số 4018-TTC hƣớng dẫn
kiện toàn các Toà án nhân dân địa phƣơng, trong đó quy định về thẩm quyền
cụ thể của các Toà án địa phƣơng, đƣợc kiện toàn tổ chức theo sự hƣớng dẫn
của Uỷ ban hành chính địa phƣơng. Ngoài những thẩm quyền tố tụng của
Toà án, Thông tƣ còn quy định cho các Toà án nhân dân địa phƣơng đảm
nhận cả công tác hành chính tƣ pháp và các phƣơng pháp tiến hành.
Do cách thức tổ chức bộ máy Nhà nƣớc của nƣớc ta trong thời kỳ này
nên không chỉ Bộ Tƣ pháp có quyền ban hành các văn bản hƣớng dẫn và


25
quy định đối với Toà án nhƣ Thông tƣ số 11-TC ngày 2/5/1960 về việc xúc
tiến tăng thẩm quyền cho Toà án huyện mà cả Chính phủ cũng có thẩm
quyền hƣớng dẫn Toà án tối cao. Ví dụ nhƣ Nghị định số 381-TTg ngày
20/10/1959 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của
Toà án nhân dân tối cao trong đó có cả các quy định về thẩm quyền tố tụng
và cả thẩm quyền hành chính của Toà án tối cao nhƣ quản lý cán bộ và biên
chế ngành Toà án theo chế độ phân cấp quản lý cán bộ và biên chế v.v…
Còn mối quan hệ giữa ngành Công an và Kiểm sát thì sau khi có Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và
Bộ Công an đã ký Thông tƣ liên ngành số 427 ngày 28/6/1963 phân công
thẩm quyền điều tra giữa Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan Công an. Theo
đó, các Ban trinh sát ở Ty Công an, Cục trinh sát thuộc Bộ Công an đều có
quyền khởi tố vụ án, bắt khẩn cấp. Theo sự phân công của Bộ, Cơ quan chấp
pháp chỉ thụ lý điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự các vụ án phản cách
mạng, còn đối với các tội hình sự khác do cơ quan trinh sát hình sự, trinh sát

bảo vệ kinh tế khởi tố, điều tra cho đến khi kết thúc điều tra mới chuyển
sang cơ quan chấp pháp làm cáo trạng truy tố. Đến năm 1973, Hội đồng
Chính phủ ra Nghị định số 32/CP sửa đổi tổ chức, bộ máy của Bộ Công an.
Căn cứ Nghị định này, Bộ Công an quyết định giao công tác hỏi cung, lập hồ
sơ truy tố các loại tội phạm hình sự cho Cục cảnh sát hình sự đảm nhiệm. Về
án kinh tế, mãi đến năm 1975 mới thực hiện sự phân công theo hƣớng: án
nghiêm trọng, phức tạp do cơ quan chấp pháp khởi tố, điều tra, hỏi cung, lập
hồ sơ đề nghị truy tố, án đơn giản và ít nghiêm trọng do cơ quan trinh sát
khởi tố, điều tra, hỏi cung, lập hồ sơ đề nghị truy tố. Cơ chế điều tra trên đây
tồn tại đến năm 1981 khi triển khai thực hiện Nghị định 250/CP của Chính
phủ. Theo Nghị định này, Cục Chấp pháp ở Bộ Công an đƣợc chia thành
Cục An ninh điều tra xét hỏi và Cục cảnh sát điều tra xét hỏi. Các cơ quan
trinh sát hình sự, kinh tế không làm công tác điều tra hỏi cung mà chỉ


26
chuyên trách công tác điều tra trinh sát bí mật là chính. Do vậy, các văn bản
này hầu nhƣ chỉ quy định về thẩm quyền tố tụng của cơ quan Công an, Viện
kiểm sát và Toà án chứ không quy định gì về thẩm quyền hành chính của
những cơ quan và nhân viên trong hệ thống các cơ quan này.
Có thể nói rằng, các quy định về thẩm quyền hành chính và thẩm
quyền tố tụng của cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng trong giai đoạn trƣớc khi
có Bộ luật tố tụng hình sự chỉ thiên về cơ quan Công an mà đối với các cơ
quan tiến hành tố tụng khác hầu nhƣ không có quy định gì. Theo các quy
định này thì từ năm 1953 đến 1988, trong lực lƣợng công an luôn tồn tại tách
biệt hai hệ thống cơ quan điều tra. Thứ nhất là cơ quan điều tra chuyên trách
và công khai theo pháp luật tố tụng mà trƣớc năm 1973 là Cơ quan chấp
pháp; từ 1973 đến 1981 là Cơ quan cảnh sát hình sự; từ 1981 đến 1988 là Cơ
quan an ninh điều tra xét hỏi và Cơ quan cảnh sát điều tra xét hỏi có thẩm
quyền thụ lý điều tra theo pháp luật tố tụng đối với các vụ án phản cách

mạng, các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, các vụ án kinh tế nghiêm
trọng, phức tạp. Thứ hai là các cơ quan trinh sát bí mật về hình sự, kinh tế
cũng có thẩm quyền khởi tố, bắt khẩn cấp, tiến hành điều tra một số vụ án an
ninh-xã hội, kinh tế cho đến khi kết thúc điều tra mới chuyển sang cơ quan
điều tra công khai (chủ yếu là để làm nốt phần xét hỏi và hoàn tất hồ sơ điều
tra để truy tố).
Trách nhiệm và quyền hạn tố tụng trong thời kỳ này có xu hƣớng
chuyển từ cá nhân Uỷ viên tƣ pháp công an (trƣớc 1953) sang cho cơ quan
điều tra công khai theo pháp luật tố tụng, các hành vi điều tra và các văn bản
tố tụng điều tra công khai đều đƣợc đƣa ra nhân danh cơ quan điều tra và do
Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng cơ quan điều tra ký và đóng dấu. Tuy nhiên,
trên thực tế, việc điều tra thu thập và đánh giá chứng cứ, lập các văn bản tố
tụng đều do cán bộ điều tra thuộc cơ quan điều tra công khai và cơ quan
trinh sát thực hiện, nhƣng theo pháp luật tố tụng những cán bộ này dƣờng


27
nhƣ là “vô danh” vì gần nhƣ không có quyền ký xác nhận vào các văn bản tố
tụng và do đó họ cũng dƣờng nhƣ “vô can” trong tiến trình tố tụng, không
phải chịu trách nhiệm gì trong giai đoạn điều tra.
Ngày 28 tháng 6 năm 1988, Quốc hội khoá VIII đã thông qua Bộ luật
tố tụng hình sự. Nhƣ vậy, sau 43 năm tồn tại, lần đầu tiên Nhà nƣớc ta có Bộ
luật TTHS quy định về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và
thi hành án hình sự cũng nhƣ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan
hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy vậy, trong Bộ luật đầu tiên này,
các quy định về thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng của các cơ
quan, ngƣời tiến hành tố tụng cũng chƣa đƣợc cụ thể, rõ ràng. Không quy
định về nhiệm vụ, quyền hạn của những ngƣời tiến hành tố tụng tại phần
Những quy định chung mà chỉ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của
những ngƣời tiến hành tố tụng trong từng giai đoạn cụ thể.

Bộ luật TTHS năm 1988 cũng chủ yếu nặng về các quy định về quyền
hạn tố tụng, còn quyền hạn mang tính hành chính hầu nhƣ để cho nội bộ các
cơ quan tự điều chỉnh bằng nhiều loại quy phạm hành chính khác nhau theo
đặc trƣng của từng ngành. Ví dụ nhƣ chỉ quy định chung về nhiệm vụ, quyền
hạn của Viện trƣởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên mà chƣa quy định cụ
thể và có sự phân biệt chức năng quản lý và chức năng tố tụng của những
ngƣời này.
Qua 14 năm thực hiện Bộ luật TTHS năm 1988 đã phát huy hiệu quả
trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, tuy nhiên cũng đã bộc
lộ nhiều hạn chế, bất cập trong đó có bất cập về phân định thẩm quyền hành
chính và thẩm quyền tố tụng trong tố tụng hình sự. Do đó, ngày 26 tháng 11
năm 2003, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Bộ luật TTHS năm
2003 sửa đổi và bổ sung tƣơng đối cơ bản nhằm khắc phục thiếu sót này, có
sự phân định rõ hơn giữa các chức năng quản lý và chức năng tố tụng của cơ
quan và ngƣời tiến hành tố tụng nhằm tạo những chuyển biến tích cực hơn

×