Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 114 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN THANH TÙNG



TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)


Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tung hình sự
Mã số: 60.38.01.04





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC





Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS CHU THỊ TRANG VÂN







HÀ NỘI - 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƢỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thanh Tùng





MỤC LỤC


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN 9
1.1. Khái niệm Tội trộm cắp tài sản 9
1.1.1. Đặc điểm pháp lý của Tội trộm cắp tài sản 9
1.1.2. Định nghĩa Tội trộm cắp tài sản 16
1.2. Phân biệt Tội trộm cắp tài sản với một số tội phạm khác có liên quan 17
1.2.1. Phân biệt Tội trộm cắp tài sản với các tội phạm khác thuộc nhóm tội
xâm phạm sở hữu 17
1.2.2. Phân biệt Tội trộm cắp tài sản với các tội phạm khác không thuộc
nhóm tội xâm phạm sở hữu 19
1.3. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về Tội trộm
cắp tài sản 23
1.3.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trƣớc khi ban hành
BLHS năm 1985 23
1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trƣớc khi
ban hành BLHS năm 1999 30
1.3.3. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1999 đến nay 32
1.4. Nghiên cứu so sánh về quy định của Tội trộm cắp tài sản trong Luật
hình sự Việt Nam với Luật hình sự của một số nƣớc trên thế giới 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 36
Chương 2: QUI ĐỊNH VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN
XÉT XỬ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 37
2.1. Quy định về Tội trộm cắp tài sản trong BLHS Việt Nam hiện hành 37
2.1.1. Dấu hiệu pháp lý của các trƣờng hợp phạm tội theo quy định tại Điều
138 BLHS năm 1999 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành 37
2.1.2. Trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với với Tội trộm cắp tài sản
theo Bộ Luật hình sự hiện hành 45
2.2. Tình trạng tội phạm trộm cắp tài sản tại địa bàn TP. HCM giai đoạn
từ 2008 đến 2012 và thực tiễn xét xử 50
2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội của TP. HCM 50
2.2.2. Phân tích về tình hình tội phạm trộm cắp tài sản tại địa bàn TP. HCM
giai đoạn từ 2008 đến 2012 52
2.2.3. Đánh giá thực tiễn hoạt động xét xử Tội trộm cắp tài sản tại địa bàn
TP. HCM giai đoạn từ 2008 đến 2012 64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 73

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VÀ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU
TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 75
3.1. Cơ sở của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự và góp phần nâng
cao hiệu quả đấu tranh phòng chống Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
TP. HCM 75
3.1.1. Quan điểm của Đảng trong công tác đấu tranh phòng chống Tội trộm
cắp tài sản 75
3.1.2. Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản và công tác phòng chống tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM trong những năm tới 77
3.1.3. Bất cập từ những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng của các cơ
quan chức năng 80
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm trộm cắp tài
sản trên địa bàn TP. HCM 84

3.2.1. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện các qui định của PLHS về Tội
trộm cắp tài sản 84
3.2.2. Giải pháp về thực tiễn công tác áp dụng pháp luật hình sự nâng cao hiệu
quả phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM 86
3.2.3. Các giải pháp khác 98
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 101

KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ
CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
KCX, KCN Khu chế xuất, khu công nghiệp
BLHS Bộ luật hình sự
TNHS Trách nhiệm hình sự
ĐTPCTP Đấu tranh phòng chống tội phạm
TAND Tòa án nhân dân
PLHS Pháp luật hình sự
NXB Nhà xuất bản
CTTP Cấu thành tội phạm
XHCN Xã hội chủ nghĩa
BLDS Bộ luật dân sự
CQĐT Cơ quan điều tra
ADPL Áp dụng pháp luật
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

HTND Hội thẩm nhân dân
HĐXX Hội đồng xét xử



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số TT Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Số vụ án phải giải quyết tội trộm cắp tài sản ở tòa cấp thành phố 52
Bảng 2.2: Số vụ án phải giải quyết tội trộm cắp tài sản ở tòa cấp quận huyện 52
Bảng 2.3: Phân tích số vụ án đã giải quyết tội trộm cắp tài sản ở tòa cấp
thành phố 53
Bảng 2.4: Phân tích số vụ án đã giải quyết tội trộm cắp tài sản ở tòa cấp
quận, huyện 53
Bảng 2.5: Phân tích số bị cáo đã bị xét xử tội trộm cắp tài sản ở tòa cấp
thành phố 61
Bảng 2.6: Phân tích số bị cáo đã bị xét xử tội trộm cắp tài sản ở tòa cấp
quận, huyện 61
Bảng 2.7: Phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo đã bị xét xử tội trộm cắp tài
sản ở tòa cấp thành phố 62
Bảng 2.8: Phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo đã bị xét xử tội trộm cắp tài
sản ở tòa cấp quận huyện 62




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc đổi mới của đất nƣớc do Đảng ta lãnh đạo trong những năm
qua đã đạt đƣợc những thành quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội… nên đời sống nhân dân đƣợc cải thiện và nâng cao, tạo
tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
đất nƣớc. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế đã làm phát sinh những bất cập cho
công tác quản lý nhà nƣớc, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng đã tác động đến
lối sống thực dụng và hƣởng thụ của không ít các tầng lớp trong xã hội, làm
phát sinh nhiều biểu hiện tiêu cực ảnh hƣởng đến trật tự an toàn của xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là đô thị lớn nhất cả nƣớc, là trung
tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ và du lịch và đầu mối giao lƣu
quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng trong cả nƣớc. Thành phố có tốc độ phát
triển kinh tế khá nhanh, nhất là trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, thƣơng
mại và du lịch. Hàng năm thành phố thu hút hành chục ngàn lao động từ các
tỉnh lân cận, cũng nhƣ các tỉnh phía Nam vào làm việc tại các khu chế xuất,
khu công nghiệp (KCX, KCN). Vì vậy cũng nhiều vấn đề nảy sinh về an ninh
trật tự và công tác quản lý xã hội cũng ngày càng phức tạp do tình trạng dân
nhập cƣ trên địa bàn ngày càng tăng, các tệ nạn xã hội phát sinh, các hành vi
vi phạm và tội phạm hình sự cũng qua đó có xu hƣớng gia tăng về số lƣợng
và quy mô về phƣơng thức vi phạm.
Trong số các tội phạm, những năm gần đây tội phạm trộm cắp tài sản
diễn ra phức tạp và phổ biến, trong đó nhiều vụ do đối tƣợng phạm tội chuyên
nghiệp, hoạt động có băng nhóm gây ra. Nhiều vụ tội phạm do các đối tƣợng
hoạt động là dân từ nơi khác đến chứ không phải trong địa bàn thực hiện.
Thực tiễn cho thấy hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh chống


2
tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM còn rất hạn chế. Công tác
phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này còn yếu kém, sự phối hợp giữa
các lực lƣợng, các ngành chƣa đồng bộ, chƣa chặt chẽ.

Một vấn đề nữa là ý thức tự bảo vệ tài sản của mình và tham gia bảo vệ
tài sản của ngƣời khác trong nhân dân còn yếu. Các cơ quan, xí nghiệp, tổ
chức kinh tế tuy có điều kiện về tài chính nhƣng công tác bảo vệ tài sản còn lơ
là mất cảnh giác, ít quan tâm trong việc trang bị các phƣơng tiện khoa học kỹ
thuật để phục vụ cho việc phòng chống tội trộm cắp. Số đối tƣợng bị phạt tù
sau khi mãn hạn tù để hoà nhập cộng đồng còn chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ,
do đó tỷ lệ tái phạm là rất cao.
Trong thời gian qua, Công an TP. HCM cũng đã đề ra nhiều kế hoạch
theo chuyên đề nhƣ phòng ngừa đấu tranh chống trộm xe gắn máy, chống
trộm két sắt trong cơ quan; phòng chống trộm cắp tài sản trong nhà dân,
phòng chống trộm cắp tài sản của ngƣời nƣớc ngoài… nhằm đấu tranh ngăn
chặn tội phạm này, nhƣng chƣa thực sự có kết quả đáng kể.
Mặt khác, Bộ luật hình sự hiện hành còn nhiều bất cập chƣa phát huy
hiệu quả trong việc xử phạt có tính chất răn đe tội phạm, làm cho tình hình tội
trộm cắp tài sản ngày càng nhiều hơn.
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tội trộm cắp tài sản không phải là mới
nhƣng lại luôn thời sự bởi đây là tội phạm có tính chất phổ biến trong thực tiễn.
Hơn nữa, với mỗi địa bàn, tình hình tội phạm và công tác xử lý của các cơ quan
chức năng cũng có những đòi hỏi, yêu cầu khác nhau. Chính vì thế, Tác giả
chọn đề tài “Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở các
số liệu địa bàn TP. HCM)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ với mục đích trên cơ sở
nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác xử lý tội phạm này tại một địa bàn xác
định là TP. HCM, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu
tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố.


3
2. Tình hình nghiên cứu
Tội trộm cắp tài sản là tội có tính phổ biến cao trong xã hội, và đã
chiếm phần lớn trong các tội phạm và đã đƣợc các nhà luật học tham gia

nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội trộm cắp tài sản, trƣớc
hết phải kể đến Giáo trình Luật hình sự của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội,
Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Sách chuyên khảo Bình luận khoa học
Bộ luật hình sự (BLHS) Phần Các tội xâm phạm sở hữu của Ths. Đinh Văn
Quế… đã phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản.
Tiếp đó là các công trình nghiên cứu nhƣ tác giả Vũ Thiện Kim với
“Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, tài
sản của công dân”; tác giả Thân Nhƣ Thành với luận văn thạc sĩ luật học
“Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”;
Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Ngọc Chí với “Trách nhiệm hình
sự (TNHS) đối với các tội xâm phạm sở hữu” (Viện nghiên cứu Nhà nƣớc và
pháp luật, 2001) đã nghiên cứu về các tội xâm phạm sở hữu, một cách toàn
diện có hệ thống, và trên hai bình diện: tội phạm học và luật hình sự, có nhận
xét đánh giá về tình hình các tội xâm phạm sở hữu, phân tích có hệ thống
chính sách hình sự, nguyên tắc xử lý và các hình thức TNHS, trong đó có đề
cập đến tội trộm cắp tài sản.
Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Gia Hoàn “ Đấu tranh phòng
ngừa và chống tội trộm cắp tài sản trong quân đội” (trƣờng Đại học Luật Hà
nội năm 2000), đã đề cập hoạt động đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài
sản trong phạm vi quân đội, đã giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về tội trộm cắp tài sản trong quân đội.
Luận án Tiến sĩ luật học về “Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng
chống tội phạm này ở Việt nam” của Hoàng Văn Hùng (Bộ tƣ pháp năm
2007) đã nghiên cứu tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt nam, phân


4
tích thực trạng nguyên nhận và điều kiện của tội phạm này, có những giải
pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm (ĐTPCTP)
trộm cắp tài sản.

Liên quan đến tội trộm cắp tài sản, có một số tác giả viết trên tạp chí
chuyên ngành nhƣ: Lê Văn Luật “Lắp đặt sử dụng thiết bị viễn thông trái
phép để thu tiền cƣớc điện thoại đã có dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản”
(Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND) số 11 năm 2004), Dƣơng Tuyết Miên
“Truy cứu TNHS đối với Lê Tuấn theo khoản 1 Điều 138 BLHS” (Tạp chí
TAND số 2 năm 2005).
Các kết quả nghiên cứu trên là cơ sở khoa học, song các công trình
nghiên cứu đó hoặc là về các tội xâm phạm sở hữu nói chung hoặc là tập
trung về mặt đấu tranh phòng chống tội phạm (ĐTPCTP), rất ít các công trình
nào nghiên cứu chuyên sâu về tội trộm cắp tài sản tại địa bàn TP. HCM theo
pháp luật hình sự (PLHS) năm 1999. Vì vậy, thông qua việc nghiên cứu Luận
văn này chúng tôi đi sâu tìm hiểu toàn diện về tội trộm cắp tài sản, kế thừa
những nội dung đã đƣợc tiếp cận từ các công trình nghiên cứu khoa học của
các tác giả trƣớc đây, các tài liệu trên tạp chí chuyên ngành, qua báo chí …
tìm ra những dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của tội phạm, những vấn đề cơ bản
về TNHS của ngƣời phạm tội, đồng thời phát hiện những điểm bất hợp lý
trong các quy định đó, đƣa ra ý kiến cá nhân nhằm hoàn thiện quy định pháp
luật về tội trộm cắp tài sản.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, lịch sử về Tội trộm cắp
tài sản theo quy định của BLHS Việt Nam năm 1999, làm sáng tỏ bản chất
pháp lý của loại tội phạm này và phân biệt với các tội phạm cùng loại khác
hoặc có liên quan;


5
- Đánh giá thực tiễn việc phát hiện, xử lý tội phạm này của các cơ quan
chức năng tại TP. HCM, qua đó xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội và
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh

phòng chống Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích trên, đề tài xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Khái quát những vấn đề lý luận, lịch sử về Tội trộm cắp tài sản.
- Nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của Tội trộm cắp tài sản theo quy định
của BLHS Việt Nam hiện hành;
- Phân biệt Tội trộm cắp tài sản với một số tội phạm cùng loại hoặc có
liên quan;
- Đánh giá thực tiễn công tác điều tra và xét xử Tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn TP. HCM.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng chống Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác điều tra và xét xử Tội trộm
cắp tài sản tại TP. HCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian là tại TP. HCM.
- Về thời gian: Các dữ liệu lịch sử đƣợc tiếp cận nghiên cứu từ khi
thành lập nƣớc năm 1945. Các số liệu thực tiễn của đề tài nghiên cứu trong
phạm vi thời gian là từ 2008 đến 2012.


6
5. Giả thuyết khoa học
Trƣớc tình hình phát triển kinh tế đi đôi với việc phát sinh tội phạm xảy
ra ngày càng nhiều và có chiều hƣớng gia tăng, việc đấu tranh phòng chống
tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM còn nhiều bất cập. Vì vậy, nếu đề

xuất đƣợc các giải pháp mang tính khoa học và khả thi thì sẽ góp phần hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống Tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn TP. HCM.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật của Triết học Mác
- Lê nin, các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về đấu tranh phòng chống
tội phạm, các đạo luật và văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến phạm
vi nghiên cứu đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong Luận văn có sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản pháp luật,
các công trình nghiên cứu, các tài liệu khác có liên quan đến Tội trộm cắp tài
sản và công tác phòng chống loại Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM.
- Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp các tài liệu, số liệu phản
ảnh hoạt động phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM,
- Phương pháp điều tra điển hình: nghiên cứu sâu một số vụ án điển
hình cho từng loại phƣơng thức, thủ đoạn gây án. Từ đó rút ra những kết luận
phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Thông qua các công tác
khảo sát tình hình thực tiễn tại các đơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt động
phòng chống các vụ án trộm cắp tài sản từ đó nghiên cứu, tổng hợp, rút ra các
nguyên nhân, bài học kình nghiệm đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động phòng chống.


7
- Phương pháp tọa đàm, lấy ý kiến chuyên gia: Trực tiếp tọa đàm, trao
đổi với các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lý luận, các cán bộ làm công tác
phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM để rút ra những kinh

nghiệm phục vụ nghiên cứu đề tài.
- Ngoài ra là các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh cũng
đƣợc sử dụng.
7. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là những quan điểm đƣờng lối chủ trƣơng của
Đảng về phòng chống tội trộm cắp tài sản và các văn bản pháp luật, tài liệu về
phòng ngừa, điều tra tội trộm cắp tài sản.
7.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của đề tài là kết quả khảo sát tình hình hoạt động phòng
ngừa và điều tra, xử lý tội phạm trộm cắp tài sản của Công an TP. HCM từ
năm 2008 đến 2012 và báo cáo kết qủa công tác hàng năm, cũng nhƣ báo cáo
chuyên đề của ngành Kiểm sát, Tòa án TP. HCM.
8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về phƣơng pháp điều tra
và phòng ngừa Tội trộm cắp tài sản.
- Những giải pháp đƣợc nêu trong đề tài nếu đƣợc áp dụng sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng trong đấu tranh
phòng chống tội trộm cắp tài sản trong thời gian tới.
- Luận văn là tài liệu tham khảo tốt cho quá trình nghiên cứu, giảng
dạy và học tập cho sinh viên, học viên chuyên ngành luật tại các cơ sở đào
tạo có liên quan.


8
9. Cấu trúc Luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của đề tài cấu trúc gồm 3 chƣơng:
- Chương 1. Một số vấn đề chung về Tội trộm cắp tài sản
- Chương 2. Quy định về Tội trộm cắp tài sản trong BLHS Việt Nam

hiện hành và thực tiễn xử lý Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM giai
đoạn 2008 - 2012.
- Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và góp phần nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng chống Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM.



9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN

1.1. Khái niệm Tội trộm cắp tài sản
1.1.1. Đặc điểm pháp lý của Tội trộm cắp tài sản
Theo từ điển PLHS định nghĩa trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm
đoạt tài sản đang có ngƣời khác quản lý [22, 283].
Xét về phƣơng diện lý luận, tội “Trộm cắp tài sản” là một loại tội phạm
có dấu hiệu hành vi khách quan khá đơn giản: “Trộm cắp tài sản là hành vi
lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác” [40, 196].
Trong BLHS Việt Nam, Tội trộm cắp tài sản đƣợc quy định tại Điều
138, trong Chƣơng các tội xâm phạm sở hữu (Chƣơng XIV- BLHS) với khách
thể trực tiếp của tội phạm là quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức và đôi
khi cả quyền nhân thân (tính mạng, sức khoẻ của con ngƣời). Là tội phạm có
bản chất là tội chiếm đoạt, tức là ngƣời có hành vi trộm cắp đã cố ý chuyển
dịch bất hợp pháp tài sản (là đối tƣợng tội phạm) từ ngƣời có tài sản sang mình
hoặc sang ngƣời mà mình quan tâm. Thủ đoạn của việc chiếm đoạt đó là hành
vi lén lút. Ngoài những dấu hiệu pháp lý chung của tội phạm hình sự, Tội trộm
cắp tài sản có một số đặc điểm/dấu hiệu pháp lý riêng, vừa để xác định bản chất
pháp lý cơ bản của Tội trộm cắp tài sản, vừa để phân biệt giữa Tội trộm cắp tài
sản với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác trong Chƣơng các tội xâm
phạm sở hữu và các tội phạm trong các chƣơng khác của BLHS.

Những dấu hiệu đó sẽ đƣợc lần lƣợt phân tích sau đây:
a) Hành vi chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản được thực
hiện một cách “lén lút”
Đặc điểm riêng biệt có tính đặc thù của tội "Trộm cắp tài sản" là hành
vi “lén lút”, không có việc lén lút thì không phải là trộm cắp. Các nghiên cứu


10
đều coi “lén lút” là thủ đoạn chiếm đoạt của Tội trộm cắp tài sản và đã lén lút
thì có nghĩa là bí mật, không công khai, Nếu một hành vi chiếm đoạt tài sản
trƣớc sự chứng kiến của chủ sở hữu tài sản, ngƣời quản lý tài sản (sau này gọi
tắt là chủ tài sản) thì không thể coi đó là hành vi trộm cắp, mà hành vi trộm
cắp phải đƣợc thực hiện một cách lén lút, vụng trộm đối với chủ tài sản. Theo
Từ điển Tiếng Việt tƣờng giải và liên tƣởng của Nhà xuất bản (NXB)Văn hóa
thông tin năm 2004, trang 467 giải nghĩa từ “lén lút” là hành vi: cố giấu diếm,
vụng trộm không để lộ ra do có ý gian. Trong tội "Trộm cắp tài sản", hành vi
“lén lút” chiếm đoạt tài sản có đầy đủ những dấu hiệu này, thiếu một trong
những dấu hiệu đó sẽ không thể hiện đƣợc bản chất của sự "lén lút", bởi nếu
làm một việc quang minh thì không bao giờ phải lén lút.
Nói cách khác, "lén lút" là hành vi của một ngƣời cố ý thực hiện một
việc làm bất minh, vụng trộm, giấu diếm không để lộ cho ngƣời khác biết,
nhằm mục đích chiếm đoạt trái phép tài sản của họ.
Tuy nhiên, nếu tất cả các hành vi "lén lút" của tội "Trộm cắp tài sản"
đều đƣợc thực hiện một cách giấu diếm, vụng trộm, thì việc nhận biết chúng
sẽ dễ dàng hơn và việc định tội danh cũng sẽ đơn giản hơn. Nhƣng bởi thực
tế, hành vi “lén lút” có nhiều cách thể hiện. Có những hành vi lén lút đƣợc
thực hiện một cách giấu diếm, vụng trộm (trƣờng hợp che giấu toàn bộ sự
việc phạm tội); nhƣng cũng có những hành vi lén lút lại đƣợc thực hiện một
cách công khai, trắng trợn không có ý che đậy hay giấu diếm hành vi của
ngƣời phạm tội (trƣờng hợp chỉ che giấu hành vi phạm tội đối với chủ tài

sản). Sự công khai ở đây có hai hình thức:
Công khai sự vi phạm pháp luật của hành vi: là trƣờng hợp ngƣời
phạm tội chỉ thực hiện việc “lén lút” với chủ tài sản, còn những ngƣời xung
quanh, ngƣời phạm tội không cần giấu diếm hay che đậy hành vi vi phạm
pháp luật của mình.


11
Công khai thực hiện hành vi, nhƣng bản chất chiếm đoạt của hành vi đã
đƣợc che đậy: là trƣờng hợp ngƣời phạm tội công khai thực hiện hành vi trộm
cắp tài sản, nhƣng bản chất tội phạm của hành vi đã đƣợc che đậy, nguỵ trang
bằng những thủ đoạn khác nhau.
b) Đặc điểm về chủ sở hữu tài sản bị chiếm đoạt
Chủ sở hữu tài sản mà tội phạm hƣớng tới để thực hiện hành vi “lén lút”
chiếm đoạt cần làm rõ bao gồm: chủ sở hữu tài sản và ngƣời quản lý tài sản.
i) Chủ sở hữu tài sản
Theo pháp luật dân sự, chủ sở hữu tài sản là ngƣời có đầy đủ 3 quyền
năng: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản theo quy
định của pháp luật. Có đầy đủ 3 quyền này mới là chủ sở hữu hợp pháp đối
với tài sản và đƣợc pháp luật bảo vệ. Nhƣ vậy, với việc thực hiện 3 quyền
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản, thì chủ sở hữu tài sản là đối
tƣợng chủ yếu mà tội phạm hƣớng tới để thực hiện hành vi "lén lút".
ii) Người quản lý tài sản
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng năm
2003, trang 800 thì “quản lý” đƣợc giải thích là: trông coi và giữ gìn theo
những yêu cầu nhất định. Từ định nghĩa này, liên hệ với pháp luật hình sự thì
ngƣời quản lý tài sản là ngƣời đang nắm giữ hoặc trông coi, bảo vệ tài sản,
nhƣng lại không phải là chủ sở hữu tài sản và không có quyền định đoạt tài
sản. Để làm rõ vai trò, ý nghĩa của ngƣời quản lý tài sản trong việc xác định
đối tƣợng mà tội phạm hƣớng tới để thực hiện hành vi lén lút, ta có thể phân

chia ngƣời quản lý tài sản theo những góc độ sau:
* Xét về góc độ nắm giữ, kiểm soát tài sản: Có thể chia ngƣời quản lý
tài sản thành 2 dạng: trực tiếp và gián tiếp:
- Người quản lý tài sản trực tiếp:
+ Là những ngƣời đƣợc chủ sở hữu phân công quản lý tài sản, giao


12
tài sản cho để quản lý, cho mƣợn, cho thuê, hoặc có đƣợc do ký kết các hợp
đồng giao dịch… và những tài sản này đang trong vòng kiểm soát trực tiếp
của ngƣời đó.
+ Là trƣờng hợp ngƣời quản lý tài sản giao tài sản cho ngƣời thứ 3
để quản lý.
+ Là ngƣời sử dụng tài sản trong trƣờng hợp không phải do chủ sở hữu
giao, hay nói cách khác là chƣa đƣợc sự đồng ý của chủ tài sản.
- Người quản lý tài sản gián tiếp
+ Là ngƣời do tính chất công việc nên có trách nhiệm bảo vệ, trông coi,
canh giữ tài sản nhƣng không trực tiếp nắm giữ tài sản.
+ Là trƣờng hợp ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ quản lý những tài sản
thuộc quyền sở hữu của các cơ quan, tổ chức Nhà nƣớc đƣợc để ở những nơi
công cộng để phục vụ sinh hoạt đời sống, những công trình phúc lợi…
* Xét về góc độ pháp lý: Có thể chia thành 2 trƣờng hợp: ngƣời quản
lý tài sản hợp pháp và ngƣời quản lý tài sản bất hợp pháp.
- Người quản lý tài sản hợp pháp
+ Là trƣờng hợp ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao cho quản lý tài sản một
cách hợp pháp; hoặc tuy không phải do chủ sở hữu giao cho nhƣng việc sử
dụng, quản lý tài sản đƣợc coi là hợp pháp; ngƣời đƣợc ngƣời quản lý hợp
pháp tài sản, giao tài sản cho để trông giữ; hoặc ngƣời phát hiện và thu giữ
các tài sản vô chủ, tài sản bị bỏ quên, chôn giấu, chìm đắm… phù hợp với các
điều kiện pháp luật quy định; hay các trƣờng hợp quản lý tài sản theo quyết

định, mệnh lệnh của cơ quan Nhà nƣớc.
- Người quản lý tài sản không hợp pháp
+ Xét về góc độ quyền sở hữu, thì đây là trƣờng hợp chiếm hữu bất hợp
pháp trong quyền chiếm hữu tài sản, trong đó có cả chiếm hữu tài sản bất hợp
pháp ngay tình và không ngay tình. Một số trƣờng hợp sau đây đƣợc coi là
ngƣời quản lý tài sản không hợp pháp:


13
Ngƣời có đƣợc tài sản do phạm tội mà có;
Ngƣời cố ý mua tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có;
Ngƣời có đƣợc tài sản do hành vi gian dối, do vi phạm pháp luật nhƣng
chƣa đến mức là tội phạm hình sự…
* Về góc độ sự kiện: Ta có thể chia thành 2 trƣờng hợp: Ngƣời quản lý
tài sản trong trƣờng hợp bình thƣờng và trong trƣờng hợp đặc biệt.
- Người quản lý tài sản trong trường hợp bình thường
Là trƣờng hợp ngƣời đƣợc giao quyền quản lý tài sản đƣợc diễn ra một
cách hợp pháp, thuần túy và có sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản.
- Người quản lý tài sản trong trường hợp đặc biệt
Đây là vấn đề khá phức tạp khi phân biệt đối tƣợng mà ngƣời phạm tội
hƣớng tới để thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản. Xác định chính xác
đối tƣợng này, ta có thể làm rõ việc ngƣời phạm tội có thực hiện hành vi lén
lút hay không, từ đó cơ sở để định tội danh sẽ rõ dàng hơn, không bị lẫn lộn
giữa tội "Trộm cắp tài sản" với các tội khác có cùng tình chất chiếm đoạt.
c) Quyền kiểm soát của chủ tài sản tại thời điểm tài sản bị chiếm đoạt
Trong tội trộm cắp tài sản, vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt, chủ tài
sản không biết việc mất tài sản. Đây là mốc thời gian quan trọng để phân biệt
với những tội khác. Thể hiện nhƣ sau:
Trƣớc khi mất tài sản, ngƣời quản lý tài sản vẫn đang kiểm soát đƣợc
tài sản của mình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ở đây, trực tiếp đƣợc hiểu là ngƣời chủ tài sản đang nắm giữ tài sản
của mình bằng cách: cầm, nắm, giữ, nhìn thấy… Sau khi mất tài sản, chủ tài
sản có thể biết ngay việc bị mất. Còn gián tiếp là trƣờng hợp chủ tài sản
không trực tiếp nắm giữ, cầm, sờ, nhìn thấy nhƣng họ biết đƣợc cụ thể tài sản
đó đang ở đâu (Ví dụ tài sản để ở nhà khi đi vắng), số lƣợng, vị trí, tình trạng
của tài sản… (ví dụ trƣờng hợp Công ty Điện lực nắm đƣợc số lƣợng, vị trí


14
của các đồng hồ công tơ điện). Trong trƣờng hợp này, thông thƣờng sau khi
bị mất tài sản, chủ tài sản không biết ngay việc bị mất tài sản.
Tại thời điểm mất tài sản, chủ tài sản không biết việc mình đã bị mất tài
sản, điều này có thể do:
- Không có mặt tại nơi để tài sản;
- Thủ đoạn và phƣơng pháp tinh vi của ngƣời phạm tội làm cho chủ tài
sản không biết đƣợc việc mình bị mất tài sản;
- Do lâm vào tình trạng không có khả năng để biết, nhƣ: bị tai nạn
ngất, bị chết.
d) Đặc điểm về tài sản là đối tượng chiếm đoạt trong Tội trộm cắp tài sản
Theo Điều 172 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: “Tài sản bao gồm
vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Từ khái
niệm về tài sản này, ta có thể thấy một điều: không phải bất cứ tài sản nào
cũng là đối tƣợng tác động của tội "Trộm cắp tài sản", có những tài sản mà tội
phạm không thể lấy trộm đƣợc, và có những tài sản không đƣợc coi là đối
tƣợng tác động của tội phạm. Cụ thể nhƣ sau:
i) Tài sản không phải là đối tượng của Tội trộm cắp tài sản
- Thứ nhất, đó là "quyền tài sản". "Quyền tài sản" là một dạng tài sản
vô hình, không nhìn thấy đƣợc, nó gắn liền với quyền nhân thân và cố định
với một chủ thể cụ thể đƣợc pháp luật công nhận. Do đó, nó không thể bị dịch
chuyển trái phép, bị chiếm đoạt bởi ngƣời khác đƣợc, vì về mặt pháp lý,

“quyền tài sản” phải đƣợc pháp luật thừa nhận thì mới có giá trị.
- Thứ hai, một số tài sản thuộc loại “bất động sản” có tính chất vật lý cố
định, ví dụ nhƣ: đất đai, nhà cửa, ao hồ. Những loại tài sản này không thể là đối
tƣợng tác động của tội “Trộm cắp tài sản” vì không dịch chuyển đƣợc chúng.
- Thứ ba, những tài sản sau tuy là động sản, nhƣng cũng không thuộc
đối tƣợng tác động của tội “Trộm cắp tài sản” nhƣ:


15
+ Tài sản vô chủ;
+ Tài sản bị rơi, bị bỏ quên, thất lạc;
+ Tài sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó.
+ Những giấy tờ có giá trị, nhƣng không trực tiếp chuyển thành tiền đƣợc.
+ Tài sản thuộc các loại có tính chất và công dụng đặc biệt (ma tuý, vũ khí….)
- Thứ tư, tài sản là tài nguyên, thiên nhiên nhƣ không khí, gió biển, tài
nguyên trong lòng đất…
ii) Tài sản là đối tượng của Tội trộm cắp tài sản
Trƣớc hết, về mặt vật lý, tài sản là đối tƣợng tác động của tội “Trộm cắp
tài sản” phải là một dạng vật chất cụ thể và tồn tại dƣới dạng là một động sản;
Là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nƣớc, đang
trong vòng kiểm soát của chủ sở hữu, ngƣời quản lý tài sản;
Là tài sản có giá trị hoặc giá trị sử dụng;
Tài sản do chiếm hữu không hợp pháp (ví dụ nhƣ tài sản do phạm tội
mà có, tài sản có đƣợc do mua nhầm của kẻ gian…)
Chiếm hữu không có căn cứ pháp lí tài sản thuộc sở hữu của ngƣời
khác. Có hai cách: chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng và chiếm hữu bất hợp
pháp không ngay thẳng. Chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng là khi ngƣời
chiếm hữu bất hợp pháp không biết và không thể biết ngƣời chuyển dịch tài
sản cho mình là ngƣời không có quyền chuyển dịch tài sản đó. Chiếm hữu bất
hợp pháp không ngay thẳng là khi ngƣời chiếm hữu bất hợp pháp biết hoặc

tuy không biết nhƣng cần phải biết ngƣời chuyển dịch tài sản cho mình là
ngƣời không có quyền chuyển dịch tài sản. Ví dụ: một ngƣời đang giữ một
vật đã mua đƣợc mà vật đó lại là tài sản ăn cắp đƣợc của ngƣời khác hoặc là
của rơi thì việc giữ vật đó là chiếm hữu bất hợp pháp (mua tài sản của ngƣời
không phải là chủ sở hữu và không có quyền chuyển dịch tài sản). Nếu ngƣời


16
mua không biết đó là tài sản có đƣợc do trộm cắp thì đó là việc chiếm hữu bất
hợp pháp ngay thẳng. Nếu biết là của ăn cắp mà vẫn mua thì đó là việc chiếm
hữu bất hợp pháp không ngay thẳng.
Tội phạm hoàn thành kể từ khi ngƣời phạm tội chiếm đoạt đƣợc tài sản,
tức là khi ngƣời chủ sở hữu, quản lý hợp pháp tài sản mất quyền kiểm soát tài
sản của mình.
1.1.2. Định nghĩa Tội trộm cắp tài sản
Nhƣ trên đã nêu, Tội trộm cắp tài sản trƣớc tiên phải có đầy đủ những
dấu hiệu đặc điểm cơ bản của Tội phạm nói chung. Do vậy, để xây dựng đƣợc
khái niệm Tội trộm cắp tài sản cần xuất phát từ khái niệm tội phạm nói chung
và những đặc điểm riêng của tội trộm cắp đã đƣợc phân tích trên, cũng nhƣ
đúc rúc từ những nghiên cứu trƣớc đó.
Theo Tiến sĩ khoa học – Giáo sƣ Lê Cảm cho rằng để đƣa ra đƣợc khái
niệm tội trộm cắp tài sản, cần khẳng định tội trộm cắp tài sản phải thỏa mãn
đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm, tức là thể hiện ba bình diện với năm đặc
điểm của nó là: bình diện khác quan - tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội; bình diện pháp lý – tội phạm là hanh vi trái PLHS; bình diện chủ quan –
tội phạm là hành vi do ngƣời có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực
hiện một các có lỗi [9, 105].
Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Hoàng Văn Hùng đƣa ra định
nghĩa “Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy tài sản của người khác với
mục đích chiếm đoạt, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi

chịu trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình thực lỗi cố ý, xâm phạm các
quyền sở hữu được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật” [27, 23].
Đơn giản hơn Tội trộm cắp tài sản đƣợc định nghĩa một cách ngắn gọn
“là hành vi lén lút bí mật chiếm đoạt tài sản” [40, 196].


17
Từ các phân tích trên, Tác giả định nghĩa về Tội trộm cắp tài sản nhƣ
sau: “Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản xâm
phạm quyền sỡ hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước do người có
năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện”
1.2. Phân biệt Tội trộm cắp tài sản với một số tội phạm khác có liên quan
1.2.1. Phân biệt Tội trộm cắp tài sản với các tội phạm khác thuộc
nhóm tội xâm phạm sở hữu
Nhóm tội xâm phạm sở hữu đƣợc quy định trong BLHS bao gồm các tội
có tính chất chiếm đoạt và các tội không có tính chiếm đoạt. Tội trộm cắp
thuộc nhóm tội có tính chất chiếm đoạt. So với các tội có tính chất chiếm đoạt
khác nhƣ Cƣớp tài sản, Cƣỡng đoạt tài sản, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì
Tội trộm cắp có hành vi là chiếm đoạt trong khi các tội kia có thể có hành vi
khách quan khác nhƣng ngƣời phạm tội thực hiện nhằm mục đích chiếm đoạt.
Tội cƣớp tài sản quy định tại Điều 133 có hành vi “ngƣời nào dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho ngƣời bị
tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự đƣợc nhằm chiếm đoạt tài
sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mƣời năm …”
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 134 có hành vi
khách quan là “ ngƣời nào bắt cóc ngƣời khác làm con tin nhằm chiếm đoạt
tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm….”
Tội "Cƣỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 135 BLHS có hành vi
khách quan "đe doạ sẽ dùng vũ lực…" là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại đến sức
khoẻ, tính mạng trong tƣơng lai nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của

ngƣời phạm tội. Xét về bản chất pháp lý thì Tội trộm cắp tài sản ít nguy hiểm
hơn so với các tội trên, khách thể xâm hại của Tội trộm cắp là quan hệ sở hữu
tài sản còn khách thể của các tội kia là bao gồm cả quan hệ nhân thân (tính
mạng, sức khỏe con ngƣời).


18
Đối với tội "Trộm cắp tài sản" thì ngƣời phạm tội lén lút chiếm đoạt tài
sản. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của tội phạm này. Ngƣời phạm tội đã lén lút
bí mật lấy tài sản mà chủ sở hữu hoặc ngƣời quản lý tài sản không biết là
mình đã bị lấy tài sản. Chỉ sau khi bị mất rồi mới biết. Vì vậy, trong cùng
nhóm các tội có hành vi chiếm đoạt nhƣ Cƣớp giật, Lừa đảo chiếm đoạt,
Công nhiên chiếm đoạt, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt thì đặc điểm “lén lút
bí mật” chính là thủ đoạn chiếm đoạt để phân biệt với những tội kia. Tính chất
lén lút thể hiện ở chỗ ngƣời phạm tội giấu diếm hành vi của mình, cũng có
nghĩa là đối lập hoàn toàn với công khai, trắng trợn trong giấu hiệu của tội
Cƣớp giật, khác so với sự ngang nhiên trƣớc mặt ngƣời có tài sản trong tội
Công nhiên chiếm đoạt. Lén lút là giấu hiệu của nhiều tội nhƣng lén lút chiếm
đoạt tài sản thì chỉ là của Tội trộm cắp.
Tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản", tội "Cƣớp giật tài sản" và tội
"Trộm cắp tài sản" quy định tại các điều 136, 137, 138 BLHS, đối với các tội
phạm này, hành vi khách quan ban đầu khác nhau, ngƣời có hành vi cƣớp giật
tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai, không có ý định
che dấu hành vi đó. Đối với tội cƣớp giật tài sản là lợi dụng sơ hở của chủ sở
hữu tài sản, ngƣời phạm tội nhanh chóng tiếp cận chủ sở hữu tài sản để chiếm
đoạt và lẩn tránh. Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì công khai, lợi
dụng hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để chiếm đoạt tài sản.
Cần chú ý là trong các trƣờng hợp trên, nếu ngƣời phạm tội đang trong
giai đoạn chiếm đoạt tài sản nhƣ vừa cầm đƣợc tài sản trong tay ngƣời bị hại
thì ngƣời bị hại giành giật lại, hoặc đang trong lúc giằng co tài sản mà ngƣời

phạm tội đánh, đấm, đâm, chém… ngƣời bị hại để chiếm đoạt bằng đƣợc tài
sản đó thì lúc này ngƣời phạm tội đã dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm
đoạt tài sản và do đó chuyển hoá thành tội "Cƣớp tài sản". Tuy nhiên trong
trƣờng hợp hành vi phạm tội trên đã hoàn thành, nhƣng do bị phát hiện đuổi

×