Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Cấu trúc đề thi đại học khối A A1 B D 2015 môn toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.52 KB, 5 trang )

Cấu trúc đề thi đại học khối A A1 B D 2015 môn
Toán
Như ta đã biết Cấu trúc đề thi đại học khối A A1 B D 2015 môn
Toán đã có những điều chỉnh cập nhật mới so với với những năm
vừa qua. Có những câu bất di bất dịch về khung nội dung, tuy nhiên
vẫn có những câu mà khung nội dung đã được thay đổi.
Nội dung cụ thể về cấu trúc đề thi đại học môn Toán 2015 .
(Dùng cho các bạn ôn thi các khối A, A1, B và khối D)
Câu I (2,0 điểm)
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.
b) Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của
hàm số: chiều biến thiên của hàm số; cực trị; giá trị lớn nhất và nhỏ
nhất của hàm số; tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị
hàm số; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương
giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)
Nhận xét: Câu này là câu nhi đồng nhất trong tất cả các đề thi môn
toán các khối A B D từ trước đến nay. Có lẽ câu này nhằm mục đích
là có điểm cho thí sinh dự thi, ai cũng có quà mang về. Tuy nhiên đã
có nhiều sĩ tử là các học sinh khá giỏi đã rơi rụng ở câu này, cụ thể
là gãy ở câu b. Mình nhớ không nhầm là cách đây 3 năm, một nữ
sinh trường chuyên đạt giải nhì kỳ thi học sinh giỏi toán quốc gia đã
lầm đường ở câu này. Kết quả là môn toán của nữ sinh này chỉ đạt 8
điểm. Tất nhiên ở đây mình không tiện nêu tên.
Ví dụ mẫu câu 01:
Câu II (1,0 điểm)
- Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.
- Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình mũ, logarit.
Câu III (1,0 điểm):
- Tìm giới hạn.
- Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối


tròn xoay.
Nhận xét: Năm ngoái, câu 2 và câu 3 mức độ nội dung phù hợp để
thi tốt nghiệp thpt mà thôi, năm nay chắc cũng tiếp tục như vậy. Các
bạn hãy giải ngon câu này nhé.
Ví dụ mẫu câu 02, và 03:
Câu IV (1,0 điểm):
- Số phức.
- Tổ hợp, xác suất, thống kê.
Câu V (1,0 điểm):
Phương pháp tọa độ trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, Mặt cầu.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng;
khoảng cách giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường
thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Nhận xét: Những câu này thì vừa phải những học sinh khá giỏi sẽ
không gặp khó khăn trong việc giải quyết. Tuy nhiên cần cẩn thận
trong việc tính toán kẻo tuột cơ hội vào đại học nhé.
Ví dụ mẫu câu 04, và 05:
Câu VI (1,0 điểm):
Hình học không gian (tổng hợp): quan hệ song song, quan hệ vuông
góc của đường thẳng, mặt phẳng; diện tích xung quanh của
hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; thể tích khối lăng trụ, khối
chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và
thể tích khối cầu.
Câu VII (1,0 điểm):
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, elip.
- Viết phương trình đường thẳng.

- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng.
Nhận xét: Câu 6,7 thì cấu trúc đề thi đại học 2015 môn Toán khối A B
D sẽ không thay đổi nhiều, vẫn nằm ở mức độ phân loại thí sinh.
Ví dụ mẫu câu 06, và 07:
Câu VIII (1,0 điểm):
Phương trình, bất phương trình; hệ phương trình đại số.
Câu IX (1,0 điểm):
- Bất đẳng thức; cực trị của biểu thức đại số.
- Bài toán tổng hợp.
Nhận xét: Thường câu cuối cùng này là câu 10 điểm, mấy năm trước
câu 10 điểm rơi vào câu số 06. Để giải được câu này (thường thì là
các bất đẳng thức tương đối khó) đòi hỏi các sĩ tử phải có quá trình
luyện kỹ năng giải bđt tương đối nhiều để có thể nhận dạng và tiếp
cận hướng giải.
Ví dụ mẫu câu 08, và 09:

×