Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 93 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGUYỄN THỊ DUNG






TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC










HÀ NỘI - 2012



2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN THỊ DUNG





TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn




HÀ NỘI - 2012


3
MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các bảng



MỞ ĐẦU
1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI VI
PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÍ RỪNG TRONG
BỘ LUẬT HÌNH SỰ
6
1.1.
Sự cần thiết quy định tội vi phạm các quy định về quản lý
rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam
6
1.2.
Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm các quy
định về quản lý rừng
11
1.2.1.
Khái niệm
11
1.2.2.
Các dấu hiệu pháp lý về tội vi phạm các quy định về quản
lý rừng
14
1.2.2.1.
Khách thể của tội phạm
14
1.2.2.2.
Mặt khách quan của tội phạm
17
1.2.2.3.

Mặt chủ quan của tội phạm
22
1.2.2.4.
Chủ thể của tội phạm
24
1.3.
Quy định về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong
pháp luật hình sự trong một số nước
29
1.3.1.
Tội vi phạm các quy định về quản lí rừng trong Bộ luật Hình
sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
30
1.3.2.
Tội vi phạm các quy định về quản lí rừng trong Bộ luật Hình
sự Liên bang Nga
33

4
1.3.3.
Tội vi phạm các quy định về quản lí rừng trong Bộ luật
Hình sự của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
35

Chương 2: PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM
CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÍ RỪNG QUA CÁC
THỜI KỲ
37
2.1.
Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong pháp luật

hình sự Việt Nam trước năm 1945
37
2.1.1.
Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong Quốc triều
Hình luật
37
2.1.2.
Tội vi phạm các quy định về quản lí rừng theo quy định của
Bộ Hình luật Canh cải, Hình luật Việt Nam thời Pháp thuộc
38
2.2.
Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong pháp luật
hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ
luật Hình sự năm 1985
40
2.3.
Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong Bộ luật
Hình sự năm 1985
46
2.4.
Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong Bộ luật
Hình sự năm 1999
50
2.5.
Phân biệt tội vi phạm các quy định về quản lý rừng với một
số tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999
55
2.5.1.
Phân biệt tội vi phạm các quy định về quản lí rừng (Điều 176)
với tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

(Điều 175)
55
2.5.2.
Phân biệt tội vi phạm các quy định về quản lí rừng (Điều 176)
với Tội hủy hoại rừng (Điều 189)
57
2.5.3.
Phân biệt tội vi phạm các quy định về quản lí rừng (Điều 176)
với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công
58

5
vụ (Điều 281)

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ
QUẢN LÝ RỪNG VÀ MỘT SỐ VƢỚNG MẮC
60
3.1.
Tình hình tội vi phạm các quy định về quản lý rừng ở Việt
Nam hiện nay
60
3.1.1.
Số vụ và số bị cáo phạm tội vi phạm các quy định về quản
lí rừng
61
3.1.2.
Diễn biến của tình hình tội phạm
68
3.1.3.

Tính chất tình hình tội phạm
68
3.2.
Những vướng mắc trong quá trình xử lý tội phạm vi phạm
các quy định về quản lý rừng
72
3.2.1.
Về các quy định pháp luật và việc áp dụng pháp luật
72
3.2.2.
Về công tác điều tra, truy tố, xét xử
74
3.2.3.
Tăng cường các biện pháp về tổ chức, quản lý
76

KẾT LUẬN
80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
82

6




DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Số liệu rừng bị tàn phá các năm 2005 - 2011
63
3.2
Số liệu lâm sản bị tịch thu các năm 2005 - 2011
64
3.3
Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội vi phạm các quy
định về quản lý rừng trong bảy năm, từ năm 2005 - 2011
64
3.4
Số vụ, số bị cáo phạm tội vi phạm các quy định về quản
lý rừng so sánh với tội phạm nói chung của từng năm, từ
2005 đến năm 2011
65
3.5
Số liệu đối tượng vi phạm lâm luật các năm 2005 - 2011
65
3.6
Mức độ gia tăng hằng năm của số vụ và số bị can phạm
tội vi phạm các quy định về quản lý rừng
68


7
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn được mệnh danh là "lá phổi" của trái đất, rừng có vị trí rất quan
trọng trong việc duy trì sinh thái và sự đa dạng sinh học trong hành tinh của
chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và tài nguyên rừng luôn trở thành một nội
dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất các quốc gia trên thế giới
nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị hủy hoại ở mức độ báo động mà
nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra.
Thực tiễn cho thấy, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam
cần phải được tiếp cận và được tiến hành gắn liền với các biện pháp quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bảo vệ tính đa dạng sinh học và tính ổn định,
bền vững của quá trình phát triển tài nguyên rừng thì nhất thiết phải đặt sự
nghiệp bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sống là bộ phận
cấu thành hữu cơ không thể thiếu của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Trong đó, cần chú trọng hơn nữa đến đổi mới cơ chế chính
sách, quy định về quản lý rừng nhằm chuyển mạnh một cách hiệu quả ngành
lâm nghiệp theo hướng lâm nghiệp hóa - lâm nghiệp cộng đồng, huy động
mọi nguồn lực và lực lượng xã hội tham gia quản lý, bảo vệ rừng vì lợi ích
trực tiếp của cộng đồng. Đây là một trong những hướng đi thiết thực nhằm
ngăn chặn và đẩy lùi những thảm họa đáng tiếc gây thương tổn đến "lá phổi"
của chúng ta.
Công tác bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Trong
đó, trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật có vai trò rất quan trọng.
Nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước ta thực hiện nền kinh tế thị
trường, tình hình tội phạm vi phạm các quy định về quản lý rừng đang diễn ra
hết sức phức tạp với tính chất mức độ nguy hiểm. Nhận thức tầm quan trọng

8
của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm các quy định về quản lý
rừng, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp, xử
lý nghiêm minh tội vi phạm các quy định về quản lý rừng và đã đạt được

những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, việc áp dụng của pháp luật đối với tội vi
phạm các quy định về quản lý rừng cũng còn nhiều hạn chế, bất cập: Các văn
bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, thống nhất; chưa có cơ chế phối kết
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; biện pháp áp dụng của pháp
luật chưa triệt để, nghiêm minh. Chính vì thế, đã ảnh hưởng đến kết quả thi
hành pháp luật đối với tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong giai
đoạn hiện nay. Về mặt pháp luật, các quy định của pháp luật và việc áp dụng
pháp luật về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng tuy đã được ban hành
khá đầy đủ và đã quan tâm nghiên cứu nhưng vẫn còn thiếu các công trình
nghiên cứu chuyên sâu mang tính tổng kết về mặt lập pháp, thực tiễn áp dụng
pháp luật đối với tội phạm này. Theo đó, những vấn đề lý luận trong lĩnh vực
này vẫn còn nhiều điểm chưa có nhận thức khoa học thống nhất dẫn đến
những vướng mắc trong tư pháp hình sự cho đến nay vẫn chưa được giải đáp.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về công tác này là
sự đòi hỏi cấp bách về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức
như vậy, học viên đã chọn đề tài: "Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng
trong luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong lĩnh vực nghiên cứu, tội vi phạm các quy định về quản lý rừng
được đề cập trong bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999
được nhiều tập thể các tác giả nghiên cứu xuất bản như: Bình luận khoa học
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 giáo trình luật hình sự Việt Nam, do
Uông Chu Lưu chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, 2001; Bình luận khoa học
Bộ luật Hình sự Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung năm 2009, do TS. Trần
Minh Hưởng chủ biên, Nxb Lao động, 2009; Bình luận khoa học Bộ luật

9
Hình sự - phần các tội phạm tập VII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế, Bình luận chuyên sâu, của Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
2006 ; Cao Anh Đức, Một số khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định

về quản lý, khai thác và bảo vệ rừng, Tạp chí Kiểm sát, số 22, 2010; Đỗ Đức
Hồng Hà, Một số điểm mới trong chương các Tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế của Bộ luật Hình sự năm 1999, Tạp chí Luật học, số 2, 2000;
Ngoài các nhóm đề tài liên quan đến tội vi phạm các quy định về quản
lý rừng ở trong nước còn một số các đề tài liên quan đến rừng ở nước ngoài như
một vài báo cáo, tạp chí nước ngoài: Báo cáo World Bank "Tăng cường pháp
luật rừng và thực trạng quản lý" tháng 8 năm 2006; "Những vấn đề về rừng
quy định của pháp luật và vấn đề thực thi" của Viện Tài nguyên Washington.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên, chỉ dừng lại ở mức độ
chung, khái quát và chưa đi sâu là rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn về việc áp
dụng của pháp luật đối với đối với tội vi phạm các quy định về quản lý rừng
trên các địa bàn, đối tượng, tình huống cụ thể khác nhau. Đây là vấn đề cần
quan tâm nhưng chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ và toàn diện. Cho
nên, việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa thiết thực cho công tác điều tra, truy
tố, xét xử và đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong
giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc
quy định tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật và
đấu tranh chống tội vi phạm các quy định về quản lý rừng.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội vi phạm các quy định về
quản lý rừng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam như làm rõ khái niệm, dấu hiệu

10
pháp lý về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng; phân biệt tội phạm này
với các tội phạm khác có liên quan;
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu, cũng như đánh giá những yếu tố làm
cho tình hình về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng ngày càng diễn

biến phức tạp hậu quả xảy ra rất nghiêm trọng;
- Đề xuất một số giải pháp góp phần bổ sung, hoàn thiện các quy định
pháp luật về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong Bộ luật Hình sự
Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội vi phạm các
quy định về quản lý rừng, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
phòng chống tội vi phạm các quy định về quản lý rừng.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách hình sự của Nhà nước ta
trong lĩnh vực bảo vệ rừng nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là:
phân tích, tổng hợp, thống kê so sánh, lịch sử cụ thể
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài là công trình chuyên khảo có hệ thống ở cấp độ luận văn
thạc sĩ luật học nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về tội vi
phạm các quy định về quản lý rừng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
- Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập, đồng
thời cung cấp cho cán bộ làm công tác thực tiễn những hướng dẫn, chỉ dẫn cụ
thể, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn
hiện nay.

11
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quy định tội vi phạm các quy định
về quản lý rừng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Chương 2: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm các quy định về

quản lý rừng qua các thời kỳ.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội vi
phạm các quy định về quản lý rừng và một số vướng mắc.

12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI VI PHẠM
CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÍ RỪNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1.1. SỰ CẦN THIẾT QUY ĐỊNH TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ
QUẢN LÝ RỪNG TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, với diện tích 330.991,5 km
2
, khí
hậu nhiệt đới gió mùa, cây cối quanh năm xanh tốt. Việt Nam có thế mạnh về
phát triển nông nghiệp, có diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng (30%)
diện tích lãnh thổ. Rừng là nguồn tài nguyên to lớn, là nguồn thu lợi lớn cho
nền kinh tế quốc dân. Rừng không những có giá trị kinh tế mà rừng còn có vai
trò quan trọng trong quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, rừng đã tạo ra sự ổn định
và cân bằng về môi trường sinh thái, hạn chế các tác hại của lũ lụt, mưa gió,
hạn hán, phục vụ đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch của nhân dân.
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị kinh tế lớn nên rừng đã trở thành
đối tượng, mục tiêu khai thác của nhiều cá nhân, tổ chức với mục đích vụ lợi.
Rừng là hợp phần quan trọng tạo nên sinh quyển, chứa đựng tài
nguyên động thực vật phong phú. Là nhà che chở cho loài động vật, là "lá
phổi" của sự sống. Nói chung rừng là một hệ sinh thái lớn, quan trọng, có đa
dạng sinh học cao có ý nghĩa phát triển kinh tế xã hội. Rừng giữ vai trò điều
hòa khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ
thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con
người. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn

thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quí giá, là nguồn đề tài
nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học. Đối với dân tộc Việt Nam, rừng
còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng: "Rừng che bộ đội, rừng

13
vây quân thù". Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham
quan du lịch của mọi người.
Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế
ra nhiều nguyên liệu tổng hợp từ các sản phẩm hóa học, nhưng vẫn không thể
thay thế được vai trò của gỗ trong đời sống. Tre, nứa, trúc, mai, vầu… cùng
với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quan
trọng khác. Rừng còn cung cấp cho ta những sản vật quí hiếm. Nhiều loại cây
cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khỏe và sự sống cho con người.
Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nên con người ra sức khai thác
nguồn lợi quí giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quí khắp nơi. Muốn lấy
một cây gỗ quí, chúng chẳng ngại phá hại hàng trăm cây cối to nhỏ xung
quanh.Việc đốt rừng làm rẫy đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại
nhất là việc làm đó đã phá hủy vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm họa sạt
núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được sẽ gây hậu quả
ghê gớm. Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết,
nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người cần phải biết bảo vệ rừng.
Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây, gây rừng. Khai
thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc
mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với
gió, cát, nước lũ… và lấy đâu ra rừng vàng, biển bạc cho con cháu mai sau.
Vậy nhận thấy rằng, rừng là nguồn tài nguyên quý giá, một mối liên
kết và sự sống trên trái đất. Nếu không có rừng bảo vệ và che chở chúng ta
khi thảm họa thiên nhiên ập đến thì con người có thể sẽ không còn tồn tại trên
trái đất được lâu nữa nhưng trong mỗi chúng ta có thể có, có thể không biết

cách bảo vệ rừng như vậy mỗi việc làm của chúng ta dù chỉ nhỏ thôi cũng đã
làm hại đến thiên nhiên đặc biệt là lá phổi xanh của nhân loại. Rừng cũng như
những nguồn tài nguyên khác cũng cần được bảo vệ và làm sao cho lá phổi ấy
giữ mãi một màu xanh là do ý thức của mỗi con người.

14
Trước vai trò to lớn của rừng, chúng ta cần phải có những biện pháp
cụ thể trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trên thực tế hành vi vi
phạm các quy định quản lý về khai thác, bảo vệ rừng hiện nay xảy ra hết sức
phức tạp với những thủ đoạn tinh vi, hậu quả của tội phạm gây ra hết sức
nặng nề, không những ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước,
mà trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của nhân dân. Hành vi
khai thác, chặt, phá rừng bừa bãi, nạn lâm tặc, khai thác tài nguyên, khoáng
sản trái phép, săn bắn động vật hoang dã, quí hiếm diễn ra nhiều địa phương,
tài nguyên đang cạn kiệt, nạn chặt phá rừng ở nước ta đang diễn ra bức xúc,
cùng với đó là các hành vi của những người làm trong công tác quản lý rừng
như cho phép khai thác, chặt, đốt rừng bừa bãi đã làm môi trường sống của
chúng ta ở mức báo động. Do tính nguy hiểm ở hành vi này nên trong pháp
luật hình sự từ xưa đến nay ở bất kỳ quốc gia, bất kỳ nhà nước nào cũng
nghiêm trị hành vi xâm phạm đến rừng và áp dụng hình phạt. Do vậy việc quy
định là tội phạm trong luật hình sự để đấu tranh phòng ngừa và chống hành vi
nguy hiểm này thực sự cần thiết. Không những vậy, chế tài đưa ra cũng cần
nghiêm khắc mới đáp ứng đòi hỏi của công tác đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm.
Khi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là đáng kể, được quy định
thành tội phạm và chịu hình phạt trong luật hình sự thì pháp luật hình sự trở
thành công cụ hữu hiệu tác động đến hành vi sai lệch này. Đồng thời tác động
đến ý thức của người dân nói chung tạo ra một giới hạn trong ý thức của họ
về việc thực hiện các hành vi của mình và đấu tranh phòng chống những hành
vi vi phạm pháp luật.

Theo đó, người thực hiện hành vi vi phạm các quy định về quản lý
rừng bị coi là tội phạm và phải chịu các chế tài nghiêm khắc của luật hình sự
đó là hình phạt. Đây chính là thái độ của xã hội đối với hành vi đi ngược lại
những chuẩn mực xã hội, đi ngược lại lợi ích của xã hội. Việc chịu hình phạt
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời đảm bảo công bằng xã

15
hội. Trên cơ sở đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có điều
kiện để cải tạo, giáo dục bản thân trở thành người có ích cho xã hội.
Việc quy định phù hợp giữa tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi vi phạm và chế tài bị áp dụng hình phạt, có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Nó phát huy hiệu quả của công cụ đấu tranh phòng chống tội phạm,
đồng thời đảm bảo công bằng xã hội. Hành vi càng thể hiện tính nguy hiểm
cho xã hội cao bao nhiêu, thì hình phạt đối với hành vi ấy phải càng nghiêm
khắc bấy nhiêu. Khi hai yếu tố này tương xứng nó góp phần là giảm thiểu mặt
tiêu cực của hình phạt. Không chỉ cộng đồng xã hội nói chung mà ngay cả
người phạm tội cũng nhận thấy hình phạt cho mình như vậy là thích đáng. Có
như vậy, bản thân họ mới có thể cải tạo trở thành công dân có ích cho xã hội.
Quy định tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong pháp luật
hình sự là cơ sở để Nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước sử
dụng các công cụ pháp lý đấu tranh phòng chống tội phạm. Thực tiễn điều tra,
truy tố, xét xử những năm qua cho thấy rằng, mỗi loại tội phạm có tính chất
mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, phương pháp đấu tranh phòng ngừa
và chống tội phạm cũng khác nhau. Nhưng cho dù như thế nào thì chúng đều
gây những thiệt hại nhất định cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự
bảo vệ. Chúng là những hiện tượng xã hội tiêu cực cần chúng ta không ngừng
đấu tranh, hạn chế và từng bước loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.
Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm vi phạm các quy định về
quản lý rừng nói riêng và tội phạm nói chung đòi hỏi chúng ta phải tiến hành
một cách có hệ thống đồng bộ, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp khác nhau,

không ngừng bổ trợ, tương hỗ cho nhau để phát huy mặt tích cực và hạn chế
những điểm yếu của từng biện pháp. Trên cơ sở đó, phát huy tốt nhất hiệu quả
đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Đây không phải là nhiệm vụ của
riêng ai. Từ hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, cơ quan tư pháp, đến
các tổ chức chính trị, chính trị xã hội và đặc biệt quan trọng đó là ý thức đấu

16
tranh phòng ngừa và chống tội phạm của chính mỗi người dân. Đồng thời sử
dụng nhiều biện pháp từ những biện pháp như giáo dục, thuyết phục đến các
biện pháp cưỡng chế trong đó, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước
nghiêm khắc nhất.
Trước đòi hỏi đó, Bộ luật Hình sự đầu tiên năm 1985 đã quy định tội
vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng (Điều 181 Bộ luật Hình sự).
Tuy nhiên, cấu thành tội phạm được quy định gộp hai loại hành vi trong một
cấu thành tội phạm chung. Bao gồm hành vi vi phạm về quản lý và bảo vệ
rừng. Do nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và các loại tội
phạm về rừng nói riêng và việc thực hiện triệt để nguyên tắc cá thể hóa hành
vi, cũng như cá thể hóa hình phạt, đồng thời thể hiện quan điểm xử lý của
Nhà nước đối với từng loại tội phạm. Do vậy hai hành vi này cần thiết phải
xây dựng thành các cấu thành tội phạm của các tội danh khác nhau. Chúng
cần phải được xây dựng độc lập. Xuất phát từ tính nguy hiểm cho xã hội của
hai loại tội phạm này. Việc quy định riêng biệt cấu thành tội phạm của chúng
là cơ sở để quy định dấu hiệu trong mỗi cấu thành tội phạm phù hợp ở mức
cao nhất với đặc điểm và tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và
hình phạt tương ứng. Đồng thời cho phép tiếp tục phân hóa các cấu thành tội
phạm này trong phạm vi từng tội danh. Bên cạnh việc phân hóa hành vi nguy
hiểm cho xã hội của các loại hành vi khác nhau thành các cấu thành tội phạm
độc lập. Mỗi cấu thành tội phạm cũng cần phải phản ánh đúng tính nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm. Xem xét phân tách cấu thành tội phạm cơ bản, cấu
thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng rất quan

trọng góp phần phân hóa trách nhiệm hình sự của từng mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi. Chia tách theo từng mức độ như vậy là cơ sở để chúng ta
đưa ra mức chế tài phù hợp. Sự phân hóa trách nhiệm hình sự càng triệt để
bao nhiêu thì sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý thuận lợi bấy nhiêu cho công tác
cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong thực tiễn xét xử.

17
Từ những đòi hỏi trên, việc quy định tội vi phạm các quy định về quản
lý rừng là thực sự đúng đắn và cần thiết đáp ứng đòi hỏi lý luận và thực tiễn.
1.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI VI PHẠM CÁC
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG
1.2.1. Khái niệm
Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng được xếp vào chương XVI -
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Trước khi tìm hiểu khái niệm tội vi
phạm các quy định về quản lý rừng, ta cần phải hiểu rõ khái niệm trật tự quản
lý kinh tế và các tội xâm phạm trật tự kinh tế.
Trật tự kinh tế có thể hiểu là các quan hệ xã hội đảm bảo cho sự ổn
định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế đó là "nền kinh tế
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa" [54, Điều 15]. Việc xác định một cách đầy đủ
và chính xác nội hàm khái niệm trật tự quản lý kinh tế ở điều luật này có ý
nghĩa quan trọng trong việc quy định giới hạn các hành vi xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ trật
tự quản lý kinh tế, đấu tranh phòng và chống các tội xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế.
Để hiểu rõ hơn khái niệm vi phạm các quy định về quản lý rừng chúng ta
cần hiểu các tội xâm phạm trật tự quản lý xã hội. Theo Giáo trình luật hình sự
Việt Nam (phần 2), Trường Đại học Luật Hà Nội: "Các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc
dân, gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và

của công dân qua việc vi phạm quy định Nhà nước trong quản lý kinh tế" [63].
Như vậy, các tội xâm phạm trật tự kinh tế xâm phạm đến các quan hệ
xã hội đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tội vi
phạm các quy định về quản lý rừng là một trong những tội xâm phạm đến các
quan hệ xã hội đó.

18
Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng được tách từ tội vi phạm
các quy định và bảo vệ rừng tại Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 1985 do nhu
cầu đấu tranh phòng chống tội phạm tội vi phạm các quy định về quản lý rừng
tuy vẫn cấu tạo thành ba khung hình phạt nhưng các tình tiết là yếu tố định tội
và yếu tố định khung hình phạt có nhiều thay đổi, quy định tình tiết làm ranh
giới phân biệt giữa hành vi vi phạm với hành vi phạm tội, quy định cụ thể các
hành vi vi phạm về quản lý rừng, hình phạt bổ sung được quy định ngay cùng
một điều luật. Việc tách Điều 181 thành các tội độc lập là hết sức cần thiết.
Nó đảm bảo cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách cụ thể, tránh
tình trạng hiểu thế nào cũng được, xử lý kiểu nào cũng được. Tội vi phạm các
quy định về quản lý rừng sau khi được tách từ Điều 181 vẫn được giữ nguyên
trong chương về các tội xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế nhưng nó không
còn trực tiếp điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội như trước nữa. Các quan hệ xã hội
được gộp trong khách thể trực tiếp của một điều luật nay được tách ra và quy
định trong nhiều điều luật thuộc các chương khác nhau. Ví dụ như: Điều 175,
Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Chưa có một định nghĩa chính thức về tội vi phạm các quy định về
quản lý rừng trong các giáo trình chính thống. Tuy nhiên, có thể đưa ra khái
niệm Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng dựa trên quan điểm
GS.TSKH. Lê Cảm:
Tội phạm phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu bao gồm ba
bình diện với năm đặc điểm (dấu hiệu) của nó là:
a) Bình diện khách quan: Tội phạm là hành vi nguy hiểm

cho xã hội.
b) Bình diện pháp lý: Tội phạm là hành vi trái pháp luật
hình sự.
c) Bình diện chủ quan: Tội phạm là hành vi do người có
năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách có lỗi [6].

19
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm tội vi phạm các quy định về quản lý
rừng như sau: Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, trái pháp luật hình sự của người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự xâm hại đến các quy định của Nhà nước
về giao rừng, thu hồi đất rừng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng,
khai thác vận chuyển gỗ.
Từ khái niệm chung của tội vi phạm các quy định về quản lý rừng nêu
trên chúng ta xác định phạm vi của tội phạm này. Để hiểu rõ tội vi phạm các
quy định về quản lý rừng một cách rõ ràng và cụ thể hơn, đặc biệt nhằm áp
dụng chính xác các quy định tương ứng của Bộ luật Hình sự trong cuộc sống
đòi hỏi nghiên cứu cấu thành tội phạm thể hiện qua bốn yếu tố cấu thành tội
phạm đó là: Khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể.
Một nguyên tắc chung được xác định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự năm
1999: "Chỉ người nào phạm một tội đã được quy định mới phải chịu trách
nhiệm hình sự" [55]. Điều này hoàn toàn phù hợp với tuyên ngôn nhân quyền
của Liên Hợp Quốc: Không ai bị kết án vì một hành vi mà lúc họ thực hiện
luật pháp quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm.
Tội phạm là hiện tượng xã hội có tính lịch sử, được đặc trưng bởi tính
nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi và tính trái pháp luật hình sự. Theo luật hình
sự Việt Nam, bất cứ hành vi phạm tội nào dù đặc biệt nghiêm trọng hay ít
nghiêm trọng, dù bị quy định bởi hình phạt tù chung thân, tử hình hay chỉ là
cảnh cáo phạt tiền cũng đều là thể thống nhất giữa mặt khách quan hay mặt

chủ quan - giữa những biểu hiện bên ngoài và những quan hệ tâm lý bên
trong, đều là những hoạt động của con người cụ thể gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hay cho quan hệ xã hội nhất định. Tuy có đặc điểm chung như vậy
nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội rất khác nhau. Bốn yếu tố cấu thành tội phạm có những nội dung biểu
hiện khác nhau quyết định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội

20
phạm. Mỗi tội phạm đều khác các tội phạm khác về đặc điểm cấu trúc của
bốn yếu tố của tội phạm.
Những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho tội vi phạm các quy
định về quản lý rừng quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự bao gồm bốn yếu
tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm.
1.2.2. Các dấu hiệu pháp lý về tội vi phạm các quy định về quản
lý rừng
1.2.2.1. Khách thể của tội phạm
Tội phạm là hiện tượng xã hội vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính
lịch sử. Về mặt cấu trúc, tội phạm được hợp thành bởi bốn yếu tố: Khách thể,
chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Bốn yếu tố này tồn tại không tách
rời nhau với tư cách là một bộ phận cấu thành trong một thể thống nhất là tội
phạm. Mặc dù vậy, bốn yếu tố cấu thành tội phạm có thể phân chia được
trong tư duy và do vậy, có thể cho phép nghiên cứu từng yếu tố một cách độc
lập với nhau.
Khách thể của tội phạm nói chung có thể được hiểu khái niệm theo
quan điểm GS. TS Lê Cảm: "Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được
pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm nhưng bị
tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng
kể nhất định" [7]. Còn theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội
được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được
xác định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999. Một hành vi bị coi là tội phạm

phải là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đã
được xác định đó.
Khách thể của tội phạm bao giờ cũng có ảnh hưởng nhất định ở các
mức độ khác nhau đến bản chất xã hội, cũng như đến tính nguy hiểm cho xã
hội của nó. Nhà làm luật thường liệt kê danh mục các khách thể được nhà

21
nước bảo vệ bằng sức mạnh cưỡng chế của các biện pháp tác động về mặt
pháp lý hình sự nên sự xâm hại có tính chất tội phạm đến các giá trị đó sẽ thấy
rõ bản chất, xu hướng và tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Căn cứ vào mức độ khái quát các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ và bị tội phạm xâm hại, khoa học luật hình sự đã chia khách thể của tội
phạm thành ba loại: "Khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp.
Việc xác định đúng khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp mà
tội phạm xâm hại đến sẽ có ý nghĩa pháp lý hình sự quan trọng đối với quá
trình đánh giá chúng và giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự" [7].
Khách thể của tội vi phạm các quy định về quản lý rừng là các quan
hệ xã hội bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Hành vi phạm tội đã xâm hại đến các quan hệ này thông qua việc vi phạm các
quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế và qua đó gây thiệt hại cho lợi
ích của nhà nước, lợi ích của tổ chức, công dân. Khách thể trực tiếp của tội
phạm đó là xâm hại các quy định Nhà nước về quản lý rừng.
Như vậy, so với Điều 181 của Bộ luật Hình sự năm 1985, khách thể
trực tiếp của tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong Bộ luật Hình sự
năm 1999 được xác định một cách cụ thể. Một số hành vi như vi phạm về
khai thác và bảo vệ rừng, hủy hoại rừng, khai thác săn bắt động vật hoang dã
quý hiếm tuy cũng xâm phạm đến trật tự quản lý và bảo vệ rừng nhưng nay đã
được tách và được điều chỉnh bằng các điều luật độc lập thuộc nhiều chương
khác nhau trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Việc tách tội là cần thiết vì nó
hướng đến cụ thể hóa phạm vi những quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ.

Nói đến khách thể của tội phạm nói chung cần phải xem xét về đối
tượng tác động. Nó là bộ phận cấu thành của khách thể của tội phạm bị sự
xâm hại của tội phạm tác động đến và gây nên thiệt hại đáng kể cho các số
trường hợp được pháp luật hình sự bảo vệ. Việc xem xét đối tượng tác động
của tội phạm là đưa ra được việc phân biệt hành vi tội phạm với hành vi

22
không phải là tội phạm cũng như những hành vi gần giống nhau hay nó còn là
dấu hiệu định khung tăng nặng của cấu thành tội phạm và trong tội phạm nào
cũng đều có đối tượng tác động.
Sự gây thiệt hại cho khách thể, dù ở hình thức nào, cũng luôn luôn diễn
ra trên cơ sở hành vi phạm tội tác động vào đối tượng tác động, làm biến đổi tình
trạng bình thường của đối tượng tác động. Đối tượng tác động mà hành vi phạm
tội hướng đến trong tội vi phạm các quy định về quản lý rừng đó chính là những
chính sách, những quy định về quản lý kinh tế trong quản lý rừng. Thông qua sự
tác động vào những quy định này người phạm tội đã không thực hiện đúng chế
độ quản lý gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của Nhà nước, tổ chức, công dân.
Quản lý rừng với tính chất là đối tượng tác động đồng nghĩa với việc
quản lý nhà nước thông qua các chính sách giao, thu hồi rừng, chuyển mục
đích sử dụng, khai thác, bảo vệ rừng và qua đó bảo vệ trật tự quản lý kinh tế.
Các quy định về quản lí rừng được nhà nước xác lập, muốn tồn tại và phát
triển được đòi hỏi phải có sự bảo đảm tình trạng rừng không bị tác động trái
phép. Tuy nhiên, các chính sách, những quy định về quản lý kinh tế trong
quản lý rừng với tư cách là đối tượng tác động bị tội phạm làm biến đổi tình
trạng nêu trên. Vì vậy cần phải căn cứ vào tính chất quan trọng của quan hệ
xã hội, mức độ thiệt hại, mục đích chủ quan của kẻ phạm tội để xác định đầy
đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, từ đó xác định được khách thể
của tội phạm. Giữa khách thể và đối tượng tác động của tội phạm mà điều luật
điều chỉnh là hai khái niệm cần phân biệt, tránh nhầm lẫn và cho rằng đó là
một "bản chất tội phạm của hành vi không phải là việc xâm hại đến rừng cây

với tính cách như là một thứ vật chất mà việc xâm hại đến hệ thần kinh của
Nhà nước, đến quyền sở hữu" [58].
Do vậy, trong quá trình áp dụng luật cần nắm vững sự khác biệt này
để đánh giá chính xác bản chất giai cấp của tội phạm, tính nguy hiểm của
hành vi phạm tội, xác định đúng khách thể mà điều luật điều chỉnh.

23
1.2.2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành của
tội phạm. Không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội
phạm và cũng không có tội phạm. "Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên
ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn
tại bên ngoài thế giới khách quan" [40].

Theo đó, mặt khách quan của tội vi
phạm các quy định về quản lý rừng là những biểu hiện của tội vi phạm các
quy định về quản lý rừng diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Giống như bất cứ tội phạm nào khác, tội vi phạm các quy định về quản lý
rừng khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới
khách quan, thông qua những biểu hiện đó mà con người có thể trực tiếp nhận
biết được tội phạm. Những biểu hiện đó là:

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả.
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công
cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…).
Trong đó hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là những biểu hiện cơ bản của yếu
tố mặt khách quan của tội vi phạm các quy định về quản lý rừng.

Về hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội vi phạm các quy định về quản lý rừng là
yếu tố cơ bản không chỉ đối với tội vi phạm các quy định về quản lý rừng mà
còn là yếu tố cơ bản của mọi cấu thành tội phạm. Hành vi khách quan là
nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra hậu quả nguy hiểm, là nguyên nhân gây thiệt
hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình bảo vệ.
Hành vi khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của con người
được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển nhằm đạt được mục đích nhất định.

24
Hành vi khách quan của tội vi phạm các quy định về quản lý rừng là những
biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình
thức cụ thể có sự kiểm soát của ý thức và điều khiển của ý chí.
Về mặt lí luận có thể khẳng định rằng, trong yếu tố mặt khách quan
của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội vi phạm các quy định về
bảo vệ rừng là những biểu hiện có bản chất và có ý nghĩa quan trọng. Những
biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ có ý nghĩa khi có hành vi nguy hiểm
cho xã hội. Không thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng như biểu hiện
khách quan khác như: Công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian phạm tội…
khi không có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ thông qua hành vi nguy hiểm
cho xã hội là mối quan hệ xã hội mới bị tác động bởi một chủ thể nào đó,
hành vi khách quan là cầu nối giữa khách thể và chủ thể. Còn các nội dung
biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ được phản ánh trong một số cấu thành
tội phạm nhất định như cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ. Việc xác
định dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm cơ bản và
một số nội dung khác trong nhiều trường hợp nhất định là bắt buộc, có ý nghĩa
trong việc định tội. Trong nhiều trường hợp, bên cạnh ý nghĩa định tội thì mặt
khách quan của tội phạm còn có ý nghĩa trong việc xác định khung hình phạt
(hậu quả, công cụ, phương tiện…) đồng thời xác định lỗi và mức độ lỗi.
Hành vi phạm tội bao giờ cũng được thực hiện dưới một trong hai dạng:

- Bằng hành động: Là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi
tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm hay nói cách
khác là làm những động tác cơ học mà người phạm tội thực hiện và bị luật
hình sự cấm.
- Không hành động: Là hình thức hành vi khách quan làm biến đổi
tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho
khách thể của tội phạm thông qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp
luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm.

25
Theo nguyên tắc pháp chế: "Nullum crimen sine lege" tức là không có
tội phạm nếu không có luật quy định. Nếu như không có việc thực hiện hành
vi phạm tội được quy định trong luật hình sự thì cũng không có tội phạm.
"Nếu phân biệt rõ được các cấu thành tội phạm mà trong đó hành vi được
thực hiện bằng hành động hoặc không hành động chính là một trong những
điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự được chính xác" [7].
Hành động phạm tội vi phạm các quy định về quản lý rừng là hình
thức của hành vi khách quan như:
- Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;
- Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;
- Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
Các hành vi này thông qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật
cấm Hành động phạm tội có thể chỉ tác động đơn giản xảy ra một lần trong
thời gian ngắn hoặc dài, hoặc có thể là tổng hợp của nhiều động tác khác
nhau, hoặc có thể lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian dài.
Không hành động phạm tội là hình thức hành vi khách quan tạo ra các
quyết định hành chính cho phép người khác thực hiện thông qua việc chủ thể
không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để
làm. Tính trái pháp luật được thể hiện ở chỗ, chủ thể phải làm việc đó đã
không thực hiện việc làm đó mặc dù có điều kiện để làm, nghĩa vụ phải làm.

Nghĩa vụ phải làm này có thể xuất phát từ nhiều căn cứ như: căn cứ phát sinh
do luật định, do quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Về hậu quả phạm tội
Ngoài hành vi khách quan mang tính nguy hiểm cho xã hội, tính nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm còn bởi tội phạm đã gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đó là
"hậu quả của tội phạm".

×