Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự Việt Nam ( Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà Tĩnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 109 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



LÊ NHƢ QUỲNH



TỘI CHỐNG NGƢỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ
NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở HÀ TĨNH)



Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 603840


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Đỗ Ngọc Quang



HÀ NỘI - 2013





LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác
và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Lê Như Quỳnh












DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. BLHS - Bộ luật hình sự
2. CSGT - Cảnh sát giao thông
3. XHCN - Xã hội chủ nghĩa

4. XXST - Xét xử sơ thẩm
5. TP - Thành phố
6. VKS - Viện kiểm sát
7. UBNN - Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các chữ viết tắt


Danh mục các bảng


MỞ ĐẦU
1

Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CHỐNG
NGƢỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM
8

1.1.
Lịch sử hình thành và phát triển của Tội chống người thi hành công
vụ trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1999
8
1.1.1.
Tội chống người thi hành công vụ trong pháp luật hình sự giai đoạn
1945 – 1985
8
1.1.2.
Tội chống người thi hành công vụ trong pháp luật hình sự giai đoạn
1985 – 1999
10
1.2.
Những khái niệm có liên quan đến Tội chống người thi hành công vụ
12
1.2.1.
Khái niệm về công vụ
16
1.2.2.
Khái niệm người thi hành công vụ
19
1.2.3.
Khái niệm về chống người thi hành công vụ
21
1.3.
Phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính có liên quan đến hành vi
chống người thi hành công vụ
23

Chƣơng 2. TỘI CHỐNG NGƢỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG
32
2.1.
Quy định của Bộ luật Hình sự về Tội chống người thi hành công vụ
32

2.1.1.
Các dấu hiệu pháp lý về Tội chống người thi hành công vụ
32
2.1.2.
Chính sách hình sự trong xử lý đối với hành vi chống người thi hành
công vụ
33
2.2.
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội chồng người thi hành
công vụ
47
2.2.1.
Khái quát về tình hình Tội chống người thi hành công vụ trong
phạm vi cả nước
47
2.2.2.
Tình hình của tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh
54
2.2.3.
Những tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội
chống người thi hành công vụ
66


Chƣơng 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CHỐNG NGƢỜI THI
HÀNH CÔNG VỤ
77
3.1.
Hoàn thiện pháp luật hình sự
77
3.1.1.
Hoàn thiện Điều 257 Bộ luật Hình sự
77
3.1.2.
Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành đối với Điều 257 Bộ
luật Hình sự
79
3.2.
Củng cố và hoàn thiện các cơ quan tư pháp trong điều tra, xử lý đối
với Tội chống người thi hành công vụ
82
3.2.1.
Công tác tổ chức
82
3.2.2.
Công tác cán bộ
84
3.2.3.
Tăng cường các điều kiện vật chất, tinh thần cho các cơ quan tư pháp
87
3.3.
Giải pháp khác

89

KẾT LUẬN
95

TÀI LIỆU THAM KHẢO
97

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ XXST Tội chống người thi hành công vụ trong tổng số tội
phạm từ năm 2008- 2012. 50
Bảng 2.2 Số vụ và số bị can/bị cáo phạm Tội chống người thi hành công vụ bị
khởi tố, truy tố, xét xử sơ thẩm từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa
bàn cả nước. 51
Bảng 2.3: Tỷ lệ số vụ án XXST về Tội chống người thi hành công vụ trong
tổng số tội phạm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008- 2012. 54
Bảng 2.4: Số vụ và số bị can/bị cáo phạm Tội chống người thi hàn công vụ bị
khởi tố, truy tố, xét xử sơ thẩm từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh. 55
Bảng 2.5: Các hình phạt được áp dụng đối với Tội chống người thi hành công
vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 57




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo những tác động của nền kinh tế
thị trường, với những mặt tiêu cực vốn có đã làm ảnh hưởng tới nhiều khía

cạnh của cuộc sống. Nền kinh tế phát triển, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
kéo theo sự du nhập của các nền văn hóa mới, luồng tư tưởng mới, lối sống
mới đã và đang là điều kiện làm gia tăng các loại tội phạm trên địa bàn nước
ta. Tình hình tội phạm trên địa bàn nước ta ngày càng có xu hướng gia tăng về
số lượng, phức tạp và tinh vi hơn về thủ đoạn và hình thức. Song song với
thực trạng đó thì luật pháp _ cán cân công lý luôn bám sát tình hình tội phạm
và có những quy định, những sửa đổi phù hợp nhằm đạt được hiệu quả phòng
chống, ngăn ngừa và trừng trị thích đáng. Hỗ trợ và đưa pháp luật đi vào đời
sống một cách nhanh chóng và công bằng nhất là đội ngũ những người thực
thi pháp luật hay còn gọi là người thi hành công vụ, nhưng tại một thời điểm
nào đó, chính những “người thi hành công vụ” cũng là đối tượng hướng đến
của tội phạm. Pháp luật bị vi phạm, người thực thi pháp luật bị xâm hại và
đấy cũng chính là lúc sự răn đe, ngăn ngừa, phòng chống, sự nghiêm trị từ
những quy định của pháp luật cần được đề cao.
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Bộ luật
Hình sự năm 1999, là một trong những chế tài hình sự nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người thi hành công vụ cũng như răn đe và trừng phạt
những hành vi chống người thi hành công vụ.
Nếu như những năm trước đây Tội chống người thi hành công vụ chỉ
xảy ra ở những thành phố lớn trên một số lĩnh vực, với tính chất đơn giản,
mức độ nguy hiểm thấp, thì hiện nay loại tội phạm này xảy ra ở hầu hết các
địa phương, xâm hại đến người thi hành công vụ trên nhiều lĩnh vực, với mức
độ nguy hiểm ngày càng cao, để lại những hậu quả nghiêm trọng.

2
Hà Tĩnh là địa bàn có tình hình tội phạm khá phức tạp với nhiều thành
phần dân cư, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức về pháp luật của
người dân chưa cao lại là một tỉnh nghèo đang trên đà phát triển, tất cả những
yếu tố đó tạo tiền đề cho các loại tội phạm ngày càng gia tăng mà đặc biệt là
Tội chống người thi hành công vụ. Trong những năm gần đây Tội chống

người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có xu hướng tăng lên với
tính chất ngày càng phức tạp và mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Lựa chọn
đề tài luận văn về Tội chống người thi hành công vụ gắn liền với thực tế trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, tác giả muốn góp một phần tiếng nói nhằm ngăn chặn
và đẩy lùi Tội chống người thi hành công vụ trên quê hương mình.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên địa bàn cả nước
nói chung thực trạng Tội chống người thi hành công vụ ngày càng gia tăng và
trở thành một hiện tượng khá phố biến. Lựa chọn “Tội chống người thi hành
công vụ trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Hà
Tĩnh)” làm đề tài luận văn, tìm hiểu và nghiên cứu đề tài dưới góc độ khoa
học Luật hình sự tác giả mong muốn sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận của Tội chống người thi hành công vụ từ đó đưa ra được cái nhìn tổng
quát về nguyên nhân, điều kiện, thực trạng của Tội chống người thi hành công
vụ cũng như có những phương hướng, giải pháp, kiến nghị đóng góp vào
công cuộc hoàn thiện pháp luật đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và địa bàn cả nước nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Chương XX Các
tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm
1999. Từ trước tới nay, xét về mặt pháp lý và phạm vi nghiên cứu rộng trên
địa bàn cả nước đã có khá nhiều các bài viết và các công trình nghiên cứu về
tội phạm này như:

3
1. Luận văn thạc sỹ: Tội chống người thi hành công vụ trong Luật Hình
Sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này (năm 2006) của tác
giả Vũ Văn Kiệm.
2.Thực trạng, nguyên nhân Tội chống người thi hành công vụ và các
biện pháp phòng ngừa (năm 1993) của tác giả Tác giả Bùi Hữu Hùng _ Viện
Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.

3. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm _ tập VIII _
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. NXB Tổng Hợp TP.HCM (năm
2005) của tác giả Đinh Văn Quế.
4. Về mặt khách quan của Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật
Hình sự năm 1999 của tác giả Nguyễn Hữu Minh, Tòa án Quân sự Quân chủng
Hải quân đăng trên Tạp chí Tòa Án Nhân Dân số 24 tháng 12 năm 2005.
5. Xử lý đối với hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ nơi
công cộng của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Trường Đại học Luật Hà Nội đăng
trên Tạp chí Tòa Án Nhân Dân số7 tháng 4 năm 2005.
Các bài viết, công trình nghiên cứu trên phần lớn đều tập trung vào nghiên
cứu Tội chống người thi hành công vụ dưới góc độ tội phạm học hoặc nhìn nhận,
phân tích một khía cạnh nào đó của Tội chống người thi hành công vụ. Chính vì
vậy với luận văn thạc sỹ liên quan đến Tội chống người thi hành công vụ lần này
tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứu tổng thể Tội chống người thi hành công vụ
dưới góc độ pháp luật hình sự, cũng như tìm hiểu về Tội chống người thi hành
công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh_ quê hương của tác giả.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Luận văn có mục đích làm sáng tỏ một số vấn đề về mặt lý luận cũng
như các yếu tố cấu thành Tội chống người thi hành công vụ trong Luật hình

4
sự Việt Nam. Đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm pháp lý hình sự, các dấu
hiệu cấu thành của loại tội phạm này cũng như thực tế áp dụng pháp luật vào
đời sống. Để từ đó có cái nhìn chính xác hơn về Tội chống người thi hành
công vụ và thông qua đó có thể đưa ra được những giải pháp, kiến nghị nhằm
hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả xét xử
cũng như đấu tranh, ngăn chặn Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Với mục đích như đã nêu luận văn có các nhiệm vụ sau:
Về mặt lý luận: Tìm hiểu những quy định về Tội chống người thi hành
công vụ trong lịch sử và trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, làm rõ khái
niệm, các dấu hiệu pháp lý của Tội chống người thi hành công vụ được quy định
tại Điều 257 Chương XX Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân, điều kiện và
thực trạng của Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ
năm 2008 đến năm 2012, trên cơ sở đó luận văn sẽ đưa ra được cái nhìn đúng
đắn nhất về Tội chống người thi hành công vụ và đưa ra được những phương
hướng hoàn thiện pháp luật và phương hướng đấu tranh phòng ngừa có hiệu
quả tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
3.3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu về một số vấn đề lý luận về Tội chống người thi
hành công vụ. Thực trạng của tội phạm này trên địa bàn cả nước nói chung và
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, cũng như việc áp dụng những quy định
của Luật hình sự trong thực tiễn xét xử Tội chống người thi hành công vụ.
Đồng thời qua đó góp phần đấu tranh, phòng, chống Tội chống người thi hành
công vụ trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và địa bàn cả
nước nói chung.

5
3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận văn
Phạm vi: Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Chương XX
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và dưới góc pháp luật hình sự.
Bên cạnh đó để có cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn về tội phạm này luận văn
cũng đã đề cập tới một số Thông tư, Nghị quyết liên quan đến Tội chống
người thi hành công vụ nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết nhiệm vụ và đối

tượng nghiên cứu mà luận văn đã nêu.
Thời gian nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu về thực tiễn
áp dụng các quy phạm của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội chống người thi
hành công vụ trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2012.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu trên nền tảng cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác_ LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những chính sách, quan
điểm của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội
phạm nói chung và các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính nói riêng.
Luận văn là sự học hỏi và kế thừa những thành công của các chuyên
ngành khoa học pháp lý như: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Lịch
sử Nhà nước và pháp luật, Tội phạm học, Xã hội học, Luật hình sự, những
luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, cũng như các bài viết,
những bình luận khoa học của các nhà khoa học được đăng trên báo và tạp chí
chuyên ngành, các văn bản pháp luật liên quan do Nhà nước ban hành…
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân
tích, so sánh, thống kê, tổng hợp, lịch sử…
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn nghiên cứu tương đối cụ thể và có hệ thống một số vấn đề lý
luận về Tội chống người thi hành công vụ trong Luật hình sự Việt Nam cũng

6
như thực trạng và một số giải pháp đấu tranh phòng, chống, nân cao hiệu quả
trong công tác xét xử tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trong luận văn
tác giả giải quyết về mặt lý luận một số vấn đề sau:
Từ góc độ Luật hình sự, luận văn đã phân tích một cách có hệ thống
một số vấn đề lý luận cơ bản về Tội chống người thi hành công vụ như: khái
niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội, hình phạt…
Nhìn nhận Tội chống người thi hành công vụ một cách rõ nét hơn qua
việc phân tích nguyên nhân, điều kiện, thực trạng và thực tiễn xét xử Tội chống

người thi hành công vụ trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2012. Từ đó
chỉ ra được những tồn tại, vướng mắc của pháp luật cũng như những hạn chế,
khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến Tội chống
người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên địa bàn cả
nước nói chung.
Đưa ra những kiến nghị, giải pháp, đóng góp ý kiến nhằm mục đích
hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật về Tội chống người thi hành
công vụ cũng như ngăn ngừa và đấu tranh, phòng chống tội phạm này trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng như trên cả nước trong giai đoạn hiện nay. Ngoài việc
nhìn nhận đánh giá Tội chống người thi hành công vụ dưới góc độ pháp luật
hình sự luận văn còn đề cập tới những khía cạnh tiêu cực, những hệ lụy và
hậu quả của loại tội phạm này gây nên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tương đối cụ
thể và có hệ thống về Tội chống người thi hành công vụ trong Luật hình sự Việt
Nam, thực tiễn của tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các giải pháp hoàn
thiện pháp luật về Tội chống người thi hành công vụ, ngăn ngừa và đẩy lùi tội
phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng như trong phạm vi cả nước.

7
Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ đưa lại một cái nhìn tổng quát về lịch sử
phát triển của Tội chống người thi hành công vụ trong Luật hình sự Việt Nam,
phân biệt tội phạm và những vi phạm hành chính có liên quan đến hành vi
chống người thi hành công vụ. Với nhiệm vụ chính là phân tích và nghiên cứu
những quy định của pháp luật hình sự về Tội chống người thi hành công vụ và
tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh,
luận văn sẽ đề xuất những biện pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao việc
đấu tranh phòng, chống tội phạm này một cách có hiệu quả trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.
7. Bố cục của luận văn

Chƣơng 1. Những vấn đề chung về Tội chống người thi hành công vụ
trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Chƣơng 2. Tội chống người thi hành công vụ trong pháp luật hình sự
Việt Nam và thực tiễn áp dụng.
Chƣơng 3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng và áp dụng
pháp luật hình sự về Tội chống người thi hành công vụ.

8
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CHỐNG NGƢỜI
THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tội chống ngƣời thi hành
công vụ trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1999
1.1.1. Tội chống người thi hành công vụ trong pháp luật hình sự giai
đoạn 1945 – 1985
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đánh dấu một mốc lịch sử
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta.
Ngay từ khi ra đời, Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của pháp
luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nhất là trong thời kỳ đất
nước còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành,
trong đó có những văn bản pháp luật về hình sự, những văn bản pháp luật
hình sự thời kỳ này chủ yếu là các sắc lệnh, thông tư tập trung vào điều chỉnh
những mối quan hệ phức tạp, những tội phạm mang tính nguy hiểm cao. Mặc
dù còn có một số hạn chế nhưng pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn này
cũng đã có sự tiến bộ và phát triển nhất định. Đó chính là nền tảng của pháp
luật hình sự sau này và đã góp một phần không nhỏ cho công cuộc xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã Hội
Chủ Nghĩa.
Ở thời kỳ này Tội chống người thi hành công vụ chưa được quy định
thành một tội phạm riêng và chưa được điều chỉnh bởi khung hình phạt riêng

mà chỉ được gián tiếp đề cập trong các văn bản pháp luật bảo vệ sức khỏe và
tính mạng của con người nói chung. Nói như thế không có nghĩa là ở giai
đoạn này, những hành vi phạm đến quyền lợi, sức khỏe và tính mạng của
người thi hành công vụ không xuất hiện, mà trên thực tế những hành vi đó có
xảy ra, với tính chất và mức độ khác nhau. Những hành vi xâm hại đến người

9
thi hành công vụ ở thời kỳ này sẽ là yếu tố để cấu thành cho các tội phạm khác
như: Tội phá hoại công sản; Các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát; Tội xâm phạm
an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nước; Sắc lệnh số 151-SL ngày
12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật; Thông tư số 442-TTg ngày
19/01/1955 tổng kết án lệ về một số tội phạm thông thường. Cụ thể như sau:
Điều 4 Mục 2 Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 trừng trị những tội
xâm phạm an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nước quy định:
Kẻ nào phạm những tội vây quét, bắt, giết, tra tấn, khủng bố, hà hiếp cán
bộ và nhân dân, áp bức, bóc lột, cướp phá nhân dân, bắt phu, bắt lính, thu thuế
cho địch, sẽ tuỳ tội nặng nhẹ mà xử phạt như sau: a) Bọn chủ mưu, tổ chức, chỉ
huy sẽ bị xử tử hình hoặc chung thân; b) Bọn hoạt động đắc lực làm hại nhiều
người sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở lên; c) Những kẻ phạm các tội trên mà tội trạng
tương đối nhẹ, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống [15].
Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống
pháp luật quy định:
Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây: 1) Cấu kết với đế quốc,
ngụy quyền, gián điệp thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái
phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết
hại nông dân, cán bộ và nhân viên;… thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung
thân hoặc xử tử hình…[15].
Công văn số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của Toà án nhân dân tối cao về
thực tiễn xét xử tội giết người quy định những tình tiết tăng nặng đặc biệt
được quy định trong Tội giết người gồm:

Giết người vì động cơ đê hèn hoặc có tính chất côn đồ; Giết phụ nữ mà
biết là có mang; giết người bằng thủ đoạn nguy hiểm có thể làm chết nhiều
người; giết người được giao nhiệm vụ công tác hoặc trong khi nạn nhân thi
hành nhiệm vụ; can phạm có nhân thân rất xấu .[15]

10
Hành vi giết người “được giao nhiệm vụ công tác hoặc trong khi nạn
nhân thi hành nhiệm vụ” trong trường hợp này có thể bị phạt tù từ 12 đến 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Bên cạnh quy định xử lý những hành vi làm ảnh hưởng tới người thi
hành công vụ, mà chủ yếu là hành vi tước đoạt tính mạng thì việc “thi hành
công vụ sai” trong giai đoạn này cũng đã được pháp luật quy định. Trong Lời
tổng kết Hội nghị công tác ngành Toà án năm 1977, Toà án nhân dân tối cao
cũng đã hướng dẫn những điều kiện áp dụng hình phạt tử hình và đường lối
xử lý đối với “cán bộ bắn chết người chạy sang biên giới nước khác”.
Những quy định gián tiếp về người thi hành công vụ trong giai đoạn
này tuy chưa thực sự cụ thể, rõ ràng và chưa được điều chỉnh bằng một điều
luật riêng biệt, nhưng về cơ bản đó chính là “tinh thần” cho những quy định
xung quanh vấn đề công vụ sau này (Tội chống người thi hành công vụ, Tội
làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội lạm quyền trong khi thi hành
công vụ…). Thông qua đó cũng chứng tỏ sự quan tâm của các nhà lập pháp
trong việc bảo vệ các quyền lợi chính đáng mà đặc biệt là sức khỏe và tính
mạng cho người thi hành công vụ trong giai đoạn này.
1.1.2. Tội Chống người thi hành công vụ trong pháp luật hình sự giai
đoạn 1985 – 1999
Năm 1985 đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp của
nước ta, Bộ luật Hình sự được ban hành và đó cũng là bộ luật đầu tiên của
nước Việt Nam. Xã hội có nhiều thay đổi, nhiều mối quan hệ và nhiều quyền
lợi của người dân cần được bảo vệ, nền kinh tế bắt đầu có những bước phát
triển và lẽ tất yếu pháp luật không thể nằm ngoài guồng quay đó. Những đổi

mới về pháp luật hình sự nói riêng và pháp luật nói chung là đòi hỏi cấp bách
trong giai đoạn này. Ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta đang chập chững
những bước đầu cho sự pháp triển trên cơ sở nền kinh tế bao cấp, xã hội đầy

11
những rối gen, các mối quan hệ xã hội chưa đi vào ổn định…. chính vì vậy
ngay từ khi ra đời Bộ luật Hình sự năm 1985 đã bộc lộ nhiều thiếu sót và chưa
thực sự phù hợp với những yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận những thành tựu, những
kết quả mà Bộ luật Hình sự năm 1985 đem lại cho xã hội ta trong giai đoạn ấy
và đó cũng chính là nền tảng cho sự pháp triển của luật hình sự về sau. Trong
khoảng 15 năm tồn tại, Bộ luật Hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4
lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997, trong quá trình ấy đã có trên 100
lượt điều luật được sửa đổi hoặc bổ sung, đáp ứng được phần nào nhu cầu của
công cuộc đổi mới. So với pháp luật hình sự trong những giai đoạn trước thì Bộ
luật Hình sự năm 1985 có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, với những quy định rõ
ràng về tội phạm và hình phạt. Hầu hết những tội phạm xảy ra trên thực tế đời
sống đều được quy định thành các điều luật riêng và có chế tài xử lý riêng.
Trong Bộ luật Hình sự năm 1985, Tội chống người thi hành công vụ
được quy định thành một tội phạm riêng tại Điều 205 Mục C các tội xâm
phạm trật tự quản lý hành chính thuộc Chương VIII Các tội xâm phạm an toàn,
trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính. Bên cạnh đó dấu hiệu chống
người thi hành công vụ còn được quy định tại Điều 101 Tội giết người và Điều
109 Tội cố ý gây thương tích hoạc gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Cụ thể,
Điều 205 Tội chống người thi hành công vụ quy định:
Người nào dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực chống người thi hành công
vụ cũng như dùng mọi thủ đoạn cưỡng ép họ thực hiện những hành vi trái pháp
luật, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và Điều 109, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm
tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.



Điều 101 BLHS năm 1985 quy định về tội Giết người, trong đó tại
Điểm c, Khoản 1 có quy định về trường hợp “giết người đang thi hành công

12
vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”. Điều 109 BLHS năm 1985 quy định
về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, tại
Điểm d, Khoản 2 quy định về trường hợp cố ý gây thương tích hoạc gây tổn
hại sức khỏe cho người khác “để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do
công vụ của nạn nhân” thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Bên cạnh đó dấu hiệu chống người thi hành công vụ còn được đề cập
tới trong Nghị quyết số 04/ HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các
tội phạm của Bộ luật Hình sự. Thông qua việc hướng dẫn cụ thể hơn về điều
103 Tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác trong khi thi
hành công vụ (Bộ luật Hình sự năm 1985), Nghị quyết còn làm rõ hơn vấn đề
dấu hiệu chống người thi hành công vụ, cụ thể là trả lời câu hỏi “Thế nào là
người thi hành công vụ?”. Theo đó:
Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan
Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, thực hiện chức năng, nghiệp vụ của mình và
cũng có thể là những công dân được huy động làm nghiệp vụ (như: tuần tra,
canh gác…) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung
của Nhà nước, của xã hội [20].
Quy định này đã làm rõ hơn mặt khách quan của Tội chống người thi
hành công vụ, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình xét xử những hành
vi liên quan đến người thi hành công vụ.
Hành vi chống người thi hành công vụ còn được xem là tình tiết thể
hiện tính nguy hiểm cao của tội phạm được quy định tại Điềm c Khoản 1

Điều 101 Tội giết người. Nghị quyết số 04/ HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng về Điều 101

13
cũng đã giải thích “Công vụ là một công việc mà cơ quan Nhà nước hoặc tổ
chức xã hội giao cho một người thực hiện” [20].
Ngoài ra hành vi chống người thi hành công vụ còn được quy định là
dấu hiệu để cấu thành Tội phá rối an ninh được quy định tại Điều 83, mục A,
Chương I các tội xâm phạm an ninh Quốc gia: “Người nào nhằm chống lại
chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an
ninh chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước
hoặc tổ chức xã hội thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm” [30].
Như vậy cùng là hành vi chống người thi hành công vụ nhưng tùy vào
từng hoàn cảnh, mục đích và hậu quả khác nhau thì sẽ bị xem là các loại tội
phạm khác nhau và có các mức xử lý khác nhau.
Những quy định về Tội chống người thi hành công vụ và các hành vi
liên quan đến người thi hành công vụ được quy định trong giai đoạn này mà
cụ thể là trong Bộ luật Hình sự năm 1985 tuy chưa cụ thể và có phạm vi điều
chỉnh chưa thực sự hợp lý nhưng đã phần nào cho thấy thực trạng về Tội
chống người thi hành công vụ ở nước ta trong giai đoạn này. Thông qua đó
cũng thể hiện sự quan tâm của các nhà lập pháp trong việc điều chỉnh các
hành vi liên quan đến người thực thi công vụ bao gồm việc: bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của người thi hành công vụ, xét xử những hành vi chống người thi
hành công vụ cũng như xử lý những sai phạm từ phía người thi hành công vụ.
Năm 1999 Bộ luật Hình sự thứ hai của nước ta được ban hành, sự ra
đời của Bộ luật Hình sự năm 1999 đã thể hiện một bước phát triển mới của
Luật hình sự Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đấu
tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn cả nước. Trên cơ sở những nền tảng
của Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi,

bổ sung một cách tương đối toàn diện, quy định một cách tương đối hệ thống

14
các nguyên tắc, chế định chung của chính sách hình sự. Hầu như các hành vi
nguy hiểm cho xã hội đã được luật hóa, được coi là tội phạm và được xác
định hệ thống hình phạt khá toàn diện.
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 thuộc
Chương XX Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Cụ thể như sau:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác
cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ
thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm
hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức; Phạm tội nhiều lần;
Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; Gây hậu quả nghiêm trọng;
Tái phạm nguy hiểm.
Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 phần tội phạm đã được quy định cụ
thể và rõ ràng hơn, trách nhiệm hình sự được phân hoá cao hơn, cụ thể hoá ở
mức tối đa các tình tiết định khung của từng tội phạm. Cùng với việc tách tội
danh, tách khung hình phạt, nhiều loại tình tiết định khung hình phạt mới đã
được quy định bổ sung vào trong BLHS năm 1999, đó là những tình tiết định
khung tăng nặng hình phạt chưa được quy định trong BLHS năm 1985.
Những tình tiết này có thể được quy định ở một tội danh hoặc ở nhiều tội
danh khác nhau. Sự phát triển này có thể nhìn thấy rõ trong quy định về Tội
chống người thi hành công vụ.
So sánh những quy định về Tội chống người thi hành công vụ ở BLHS
năm 1985 với BLHS năm 1999 chúng ta dễ dàng nhận ra những thay đổi giữa
hai điều luật như:
Về hình phạt: Hình phạt cải tạo không giam giữ đã được tăng lên từ 1
năm (Khoản 1 Điều 205 BLHS năm 1985) lên thành 3 năm (Khoản 1 Điều 257
BLHS năm 1999); Hình phạt tù từ 2 năm đến 10 năm ở Khoản 2 (Điều 205


15
BLHS năm 1985) được giảm xuống còn từ 2 năm đến 7 năm tại Khoản 2
(Điều 257 BLHS năm 1999).
Về cấu thành tội phạm: Không quy định tình tiết loại trừ tội phạm trong
Khoản 1 Điều 205 BLHS năm 1985 “nếu không thuộc trường hợp quy định ở
Điều 101 và Điều 109” tại Khoản 1 Điều 257 BLHS năm 1999. Tại khoản 2
Điều 257 BLHS năm 1999 đã bổ sung và quy định cụ thể, rõ ràng hơn về
những tình tiết định khung tăng nặng, theo đó không chỉ có tình tiết “gây hậu
quả nghiêm trọng” như quy định tại Khoản 2 Điều 205 BLHS năm 1985 mới
được xem là tình tiết định khung tăng nặng mà còn bổ sung thêm các tình tiết
khác, quy định như sau: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức; Phạm tội nhiều lần; Xúi giục, lôi
kéo, kích động người khác phạm tội; Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm
nguy hiểm.
Nhìn chung những quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về Tội
chống người thi hành công vụ đã có sự cụ thể và rõ ràng hơn, tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình xét xử, đặc biệt là những quy định cụ thể tại Khoản 2
đã mở rộng phạm vi điều chỉnh phù hợp và sát sao hơn với thực tiễn tình hình
Tội chống người thi hành công vụ.
Tuy nhiên theo ý kiến của bản thân tác giả, cũng như trên cơ sở thực
tiễn của Tội chống người thi hành công vụ trong giai đoạn hiện nay thì một số
sửa đổi về Tội chống người thi hành công vụ tại Điều 257 Bộ luật Hình sự
năm 1999 so với những quy định tại Điều 205 Bộ luật Hình sự năm 1985 là
chưa thực sự phù hợp:
- Việc giảm khung hình phạt cao nhất tại khoản 2 từ 10 năm xuống còn
7 năm là quá nhẹ trong khi đó tình hình tội phạm chống người thi hành công
vụ ngày càng phức tạp, nguy hiểm và có chiều hướng gia tăng về cả số lượng
và nghiêm trọng hơn về hậu quả so với thời kỳ ban hành Bộ luật Hình sự năm


16
1999. Tội phạm ngày càng phức tạp, nhưng hình phạt lại được giảm nhẹ, đó là
một trong những nguyên nhân khiến pháp luật không thực sự phát huy được
hiệu quả trong công cuộc ngăn ngừa và phòng chống Tội chống người thi
hành công vụ.
- Hình phạt cải tạo không giam giữ được tăng từ một năm lên ba năm, thực
sự việc tăng thời hạn của hình phạt này cũng không phải là một giải pháp tích
cực, bởi trên thực tế hiệu quả của hình phạt này rất thấp. Khoản 1, Điều 257
Bộ luật Hình sự năm 1999 nên kế thừa quy định loại trừ tội phạm “ nếu không
thuộc trường hợp quy định ở điều…”, quy định như vậy sẽ làm rõ hơn về Tội
chống người thi hành công vụ tránh sự nhầm lẫn trong quá trình xét xử, bởi
như đã nói, hành vi chống người thi hành công vụ là cơ sở dấu hiệu của nhiều
tội phạm khác.
Nhìn lại chặng đường phát triển của Luật Hình sự Việt Nam nói chung
và Tội chống người thi hành công vụ nói riêng từ năm 1945 đến năm 1999,
chúng ta dễ dàng nhận ra những bước phát triển, những nỗ lực hoàn thiện của
các nhà làm luật, nhằm đưa pháp luật đi vào đời sống một cách hiệu quả và
sát thực nhất. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hoàn thiện hơn nữa
quy định của pháp luật về Tội chống người thi hành công vụ nói riêng là cả
một quá trình lâu dài, đòi hỏi các nhà làm luật phải nắm bắt rõ tình hình thực
tiễn, có cái nhìn tổng quát về tình hình tội phạm từ đó có những sửa đổi phù
hợp với hệ thống pháp luật chung cũng như tình hình xã hội.
1.2. Những khái niệm có liên quan đến tội chống ngƣời thi hành
công vụ
1.2.1. Khái niệm về công vụ
Công vụ là một khái niệm rộng và có ý nghĩa quan trọng trong nền
hành chính nhà nước. Công vụ hợp thành từ nhiều yếu tố như: thể chế công
vụ, đội ngũ công chức, các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước [40].

17

Công vụ là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lý được thực thi
bởi đội ngũ công chức nhằm thực hiện các chính sách của nhà nước trong quá
trình quản lý toàn diện các mặt của đời sống xã hội do công chức nhân danh
nhà nước tiến hành. Còn hoạt động công vụ chính là việc thực hiện các nhiệm
vụ, chức năng của nhà nước, gắn với quyền lực nhà nước, nhân danh nhà
nước và được điều chỉnh bởi ý chí nhà nước nhằm phục vụ lợi ích của nhân
dân và xã hội do công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và được
pháp luật bảo vệ. Ngoài ra hoạt động công vụ còn là những hoạt động của các
tổ chức do nhà nước thành lập (được nhà nước uỷ quyền công vụ được).
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:“Công vụ là một hoạt động
do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và
được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội.” [62].
Nghị quyết Nghị quyết số 04/ HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng về Điều 101 Tội giết người
của BLHS năm 1985 cũng đã định nghĩa khái niệm công vụ như sau:“Công
vụ là một công việc mà cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một
người thực hiện”. Từ những khái niệm trên ta có thể đưa ra những đặc điểm
và tính chất của công vụ cũng như mục đích phục vụ nhân dân và xã hội của
công vụ:
Nội dung hoạt động công vụ gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời thực
hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hội không vì mục
đích lợi nhuận; chủ thể thực thi công vụ là công chức. Hoạt động công vụ
không chỉ thuần tuý mang tính quyền lực nhà nước, mà còn bao gồm cả hoạt
động của các tổ chức do nhà nước thành lập (được nhà nước uỷ quyền) để
phục vụ các nhu cầu của nhân dân. Các hoạt động này đều do công chức,
nhân danh nhà nước tiến hành. Nó bao gồm các hoạt động nhân danh quyền

18
lực và các hoạt động của các tổ chức được nhà nước uỷ quyền. Ở các nước

trên thế giới, khi đề cập đến công vụ, người ta ít nói đến yếu tố quyền lực nhà
nước mà thường chỉ nói tới công chức nhân danh pháp luật hoặc nhân danh
nhà nước mà thôi, bởi lẽ, pháp luật là công cụ chính, chủ yếu do nhà nước ban
hành. Công vụ được tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhà
nước và tuân theo pháp luật. Hoạt động công vụ mang tính thường xuyên,
chuyên nghiệp [62].
Trên thế giới hiện nay, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về công vụ như:
Cộng hòa Pháp quan niệm khi nói về công vụ là chủ yếu nói về:
Toàn bộ những người được Nhà nước hoặc cộng đồng lãnh thổ bổ
nhiệm vào một công việc thường xuyên trong một công sở hay một công sở tự
quản, kể cả các bệnh viện và được thực thụ vào một trong các ngạch của nền
hành chính công [40].
Theo đó, từ điển Pratique du Francais 1987 định nghĩa rất gọn như sau:
"Công vụ là công việc của công chức" [40].
Các nhà nghiên cứu của đại học Michigan- Hoa kỳ lại quan niệm về
công vụ như sau, Công vụ là:
Một khái niệm chung miêu tả về các nhân viên do Chính phủ tuyển
dụng, những người cấu thành nên công vụ theo chức nghiệp. Các Các công
chức được tuyển dụng trên cơ sở thực tài (công tích), được đánh giá định kỳ
theo kết quả thực thi công tác của mình, được nâng bậc căn cứ theo tính điểm
hiệu quả và được bảo đảm về công việc [40].
Luật Công vụ của Liên bang Nga coi công vụ: “là hoạt động có tính
chuyên nghiệp nhằm đảm bảo thực thi thẩm quyền của các cơ quan nhà
nước.”[40].
Mặc dù được giải thích dưới những định nghĩa khác nhau, tùy thuộc
vào hình thức quản lý nhà nước của mỗi quốc gia nhưng nhìn chung công vụ

19
đều được hiểu là hoạt động của các cá nhân, tổ chức được nhà nước bổ nhiệm
hoặc giao quyền, hay nói cách khác là hoạt động do công chức thực hiện nhân

danh quyền lực nhà nước. Theo ý kiến của tác giả “Công vụ là hoạt động của
bộ máy nhà nước do công chức thực hiện, quản lý, kiểm soát mọi mặt của đời
sống nhằm mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội theo quy định của
pháp luật và được pháp luật bảo vệ đồng thời thể hiện rõ nhất vai trò quản lý
mọi mặt đời sống xã hội của nhà nước”.
Ở nước ta hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào đưa
ra cách hiểu thống nhất về công vụ, trong khi đó khái niệm về công vụ là một
trong những yếu tố quan trọng để chúng ta xây dựng Luật công vụ. Khái niệm
về công vụ cần được ban hành dựa trên bản chất và chức năng của nhà nước,
phù hợp với những đặc điểm riêng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam tuy nhiên cũng phải đáp ứng xu thế chung của thế giới.
1.2.2. Khái niệm người thi hành công vụ
Để xác định như thế nào là Người thi hành công vụ phải xét ở ba khía
cạnh: về chủ thể, về phạm vi thực hiện nhiệm vụ và về thời gian thực hiện
nhiệm vụ. Về chủ thể: Người thi hành công vụ phải là cán bộ, công chức, viên
chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội hoặc cũng có thể là một công dân
bất kỳ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động, yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ. Về phạm vi thực hiện nhiệm vụ: Chỉ có thể coi là thi hành công vụ
khi công việc mà họ làm là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ
quan nhà nước, các tổ chức nhằm phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã
hội. Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp
pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Về thời gian
thực hiện nhiệm vụ: Người đang thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực
hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc nhiệm vụ đó.

×