2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ TUYẾT GIANG
PHÁP LUẬT ÁP DỤNG TRONG CÁC HỢP ĐỒNG
MUA BẤN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
Mã số : 30 38 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN BÁ DIỄN
HÀ NỘI – NĂM
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HOÁ QUỐC TẾ VÀ LUẬT ÁP DỤNG TRONG CÁC HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
8
1.1. Một số vấn đề chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
8
1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
8
1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng
8
1.1.1.2. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
9
1.1.1.3. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
14
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
19
1.1.3. Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại quốc
tế
21
1.2. Luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
23
1.2.1. Khái niệm về luật áp dụng
23
1.2.2. Vai trò của luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
24
1.2.3 Xác định luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
27
1.2.3.1. Các nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
27
1.2.3.2. Căn cứ xác định luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế
34
Chƣơng 2: LUẬT ÁP DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HOÁ QUỐC TẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TƢƠNG QUAN
SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI
37
2.1. Nguồn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở
Việt Nam
37
2.1.1 Các điều ước quốc tế
37
2.1.2 Tập quán thương mại quốc tế
39
2.1.3 Pháp luật quốc gia
41
2.1.4 Thói quen trong hoạt động thương mại
42
2.1.5 Các nguồn luật khác
43
2.2. Luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp
luật Việt Nam trong tƣơng quan so sánh với pháp luật quốc tế và pháp
luật nƣớc ngoài
44
2.2.1 Luật áp dụng cho năng lực chủ thể tham gia hợp đồng
44
2.2.2. Luật áp dụng cho hình thức của hợp đồng
50
2.2.3. Luật áp dụng cho nội dung hợp đồng
53
2.2.3.1. Luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hoá theo sự lựa
chọn của các bên
55
2.2.3.2. Luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hoá theo mối
quan hệ gắn bó nhất
65
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG CÁC HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN Ở
VIỆT NAM
79
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật và những hạn chế trong việc áp dụng
pháp luật đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam
79
3.1.1. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế ở Việt Nam.
79
3.1.2 Những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật đối với hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế ở Việt Nam
85
3.2. Những đề xuất hoàn thiện việc áp dụng pháp luật đối với hợp đồng
mua bán quốc tế ở Việt Nam
92
KẾT LUẬN
99
PHỤ LỤC 1: Các hiệp định thương mại song phương Việt Nam đã ký
với các nước
101
PHỤ LỤC 2: Thống kê các vụ tranh chấp thương mại được Trọng tài
quốc tế Việt Nam thụ lý giải quyết
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
112
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài luận văn
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cách thức cơ bản trong hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giữa các thương nhân, đóng góp một
phần quan trọng vào việc tăng giá trị thương mại thế giới. Theo báo cáo của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), giá trị thương mại thế giới trong các
năm 1960 - 1970 tăng trung bình 8,8%/năm, 1971 - 1980 là 5,8%/năm, 1981-
1990 là 5,5%/năm, 1991-1998 là 6,4%/năm [26, tr. 26-27]; trong năm 2005,
với mức tăng gần 7%, giá trị thương mại hàng hóa thế giới đã tăng hơn rất
nhiều so với tốc độ tăng hàng năm giai đoạn 2000-2005 [65, tr. 2]. Ở Việt
Nam, sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được
ký kết năm 2000, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Mức
tăng trưởng thực tế là hơn 8%/năm trong các năm 2005 và 2006 [50, tr. 54];
trong năm 2007, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm
qua (8,5%), kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao (20,5%) [9, tr. 2].
Hợp đồng thương mại quốc tế là một quan hệ tư pháp quốc tế mà có thể
được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, nên thường xảy ra
hiện tượng pháp luật của nhiều nước liên quan đến hợp đồng cùng có thể
được viện dẫn trong quá trình ký kết, thực hiện hoặc giải quyết tranh chấp
hợp đồng. Điều này dẫn đến hệ quả làm phát sinh nhiều khả năng pháp lý với
các quyền và nghĩa vụ khác nhau của các bên hợp đồng mà hợp đồng không
có khả năng dự đoán trước hoặc nếu có thì tính minh bạch trong các điều
khoản của hợp đồng không cao, mà nguyên nhân chính là do pháp luật ở mỗi
nước là khác nhau. Vì vậy, một trong những điều quan trọng trước khi các
bên ký kết một hợp đồng thương mại quốc tế là các bên phải thông qua luật
2
sư tư vấn hoặc tự mình có được sự am hiểu nhất định về các vấn đề pháp lý
liên quan đến hợp đồng, nhất là việc hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi hệ
thống pháp luật nào để từ đó biết được các quyền và nghĩa vụ của mình, đồng
thời có thể tránh được những bất đồng, tranh chấp không cần thiết có thể xảy
ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trên thực tế, để bảo vệ quyền lợi của
mình một cách tốt nhất, trong nhiều trường hợp, các bên thỏa thuận một cách
rõ ràng trong hợp đồng về pháp luật sẽ áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa của mình.
Trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu
vực và thế giới, số lượng các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà trong
đó Việt Nam là một bên đang ngày càng tăng về số lượng và giá trị. Theo
nguyên tắc tự do hợp đồng, tự do thỏa thuận, các bên trong hợp đồng hoàn
toàn có quyền thỏa thuận luật áp dụng là pháp luật Việt Nam hay pháp luật
nước ngoài mà họ cho là phù hợp nhất đối với giao dịch của mình. Tuy nhiên,
việc các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế lựa chọn pháp luật
Việt Nam là không nhiều. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân là
pháp luật Việt Nam còn chưa tạo được niềm tin cho phía đối tác nước ngoài
cũng như cho chính các doanh nghiệp Việt Nam, nên hầu hết các hợp đồng
thương mại như vậy đều quy định dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài để điều
chỉnh. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần phải có sự đánh giá, nghiên cứu pháp
luật của mình để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang
pháp lý, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng,
đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động giao lưu thương mại giữa Việt Nam và
các nước. Với tinh thần đó, trong thời gian qua Việt Nam đã có những nỗ lực
đáng khích lệ để hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động
thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng, trong đó có vấn đề
3
chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, mà đáng kể nhất
là việc ban hành Bộ luật Dân sự năm 2005 thay thế Bộ luật Dân sự năm 1995,
ban hành Luật Thương mại năm 2005 thay thế cho Luật Thương mại năm
1997 với những điểm mới phù hợp hơn với các quy định của pháp luật thương
mại quốc tế. Các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật này cũng được ban
hành (như Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006, Nghị định số
12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006, Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày
06/04/2006 của Bộ Thương mại,…) để đưa các quy định của luật vào cuộc
sống. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập, hạn chế. Ngay cả một số quy định của Luật Thương mại, mặc
dù mới được ban hành năm 2005 nhưng cũng đã bắt đầu bộc lộ những điểm
không phù hợp với điều kiện thực tế nảy sinh.
Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế nhằm
thu hẹp khoảng cách giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, đáp ứng
yêu cầu phát triển thương mại quốc gia, thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực
và quốc tế của Việt Nam thì những vấn đề lý luận và thực tiễn đa dạng và
luôn phát triển liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế cần được cập nhật,
nghiên cứu, đánh giá ở cả cấp độ quốc gia lẫn cấp độ doanh nghiệp. Đặc biệt,
trong thời gian qua, nhiều vụ tranh chấp liên quan đến các hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài đã
phát sinh với hàng loạt các vấn đề đặt ra mà đáng tiếc là phần thua thiệt nhiều
khi lại rơi về phía Việt Nam. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng của các
doanh nghiệp và thậm trí các cơ quan nhà nước Việt Nam khi tham gia quan
hệ thương mại quốc tế cho thấy, dường như phía Việt Nam chưa quan tâm
hoặc quan tâm chưa đúng mức tới các vấn đề pháp lý trong giao dịch hợp
đồng dẫn đến những thua thiệt không đáng có Điều đáng quan tâm là mặc
4
dù chúng ta đã có khuôn khổ pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng
mua bán hàng hoá nói riêng (trong đó có hợp đồng mua bán có yếu tố nước
ngoài), nhưng một câu hỏi lớn đang được đặt ra là tại sao đa số các hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế mà Việt Nam là một bên lại lựa chọn pháp luật
nước ngoài để áp dụng? Thực tế này đòi hỏi chúng ta cần phải tiếp tục tìm
hiểu một cách thấu đáo, kỹ càng hơn nữa về hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế, đặc biệt là vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng
Nói tóm lại, việc nghiên cứu pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam,
đồng thời đây là mối quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã,
đang và sẽ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu và căn cứ lý luận của đề tài luận văn
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về hợp đồng chung đã có từ lâu nhưng
phạm trù hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dường như mới được quan tâm
nhiều trong thời gian gần đây, nhất là từ khi thực hiện chính sách đổi mới của
Đảng và Nhà nước. Trong số các công trình nghiên cứu, bài viết liên quan có
thể kể đến như các cuốn sách “Hướng dẫn pháp luật hợp đồng thương mại”
của Thạc sỹ Đặng Văn Được (Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2006);
“Hoàn thiện pháp luật về thương mại và hàng hải trong điều kiện Việt Nam
hội nhập kinh tế” của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Mơ (Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, năm 2002); “Hợp đồng thương mại quốc tế” của Giáo sư,
Tiến sỹ Nguyễn Trọng Đàn (Nhà xuất bản Thống kê, năm 1999); “Tìm hiểu
về pháp luật trong thương mại quốc tế” của Phó Tiến sỹ Lê Quang Liêm (Nhà
xuất bản Thống kê, năm 1996); các giáo trình giảng dạy của Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Bá Diến chủ biên như
“Giáo trình Tư pháp quốc tế” (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm
5
2003), “Giáo trình Luật thương mại quốc tế” (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, năm 2005); Giáo trình Tư pháp quốc tế của Đại học Luật Hà Nội
(Nhà xuất bản Công an Nhân dân, năm 1999); Giáo trình Luật thương mại
quốc tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, năm 1999),…
Ngoài ra, vấn đề hợp đồng thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng cũng đã được đề cập đến trong một số
công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết chuyên khảo trên các tạp chí Nhà
nước và pháp luật, Dân chủ và pháp luật, Nghiên cứu lập pháp, Luật học,
Hiến kế lập pháp, Diễn đàn Doanh nghiệp, Tạp chí Toà án Nhân dân như:
“Chọn luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” của Thạc sỹ
Nguyễn Tiến Vinh (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6, tháng 6/2003); “Chọn
luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế theo Công ước Rome 1980
về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng” của Thạc sỹ Bùi Thị Thu (Tạp chí
Luật học số 01/2005); “Luật áp dụng trong xét xử của trọng tài thương mại
quốc tế” của Thạc sỹ Nông Quốc Bình (Tạp chí Luật học số 4/1999); “Quyền
lựa chọn luật áp dụng của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực tư pháp quốc
tế” của Thạc sỹ Nguyễn Bá Chiến (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2006);
“Công ước Rome năm 1980 về luật áp dụng cho quan hệ nghĩa vụ phát sinh
từ hợp đồng” của Thạc sỹ Lê Hương Lan (Tạp chí Luật học tháng 2/2000),
“Giải quyết hợp đồng mua bán quốc tế” của Thạc sỹ Nguyễn Minh Hằng
(Diễn đàn Doanh nghiệp, ngày 12/02/2006),… Những công trình nghiên cứu
và bài viết như trên đi sâu nghiên cứu và phân tích về một số vấn đề khác
nhau của luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ở Việt Nam,
trong đó nhiều công trình được thực hiện trước khi ban hành Bộ luật Dân sự
năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005.
6
Vì vậy, việc nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, mà
đặc biệt là vấn đề pháp luật áp dụng trong các hợp đồng này ở Việt Nam trở
nên cần thiết, nhằm góp phần bổ sung và phát triển những kết quả nghiên cứu
trong điều kiện phát triển mới của Việt Nam.
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận văn
Như đã đề cập ở trên, các công trình nghiên cứu về hợp đồng mua bán
hàng hóa tập trung ở các bài viết về một số vấn đề khác nhau của luật áp dụng
cho hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó có cả nội dung chọn luật áp dụng
cho hợp đồng. Trong luận văn này, tác giả không tham vọng nghiên cứu mọi
vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế mà chỉ tập trung làm sáng
tỏ một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc chọn luật áp dụng cho các hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế xét từ góc độ các bên chủ thể tham gia hợp
đồng và từ phía các cơ quan giải quyết tranh chấp. Đồng thời, Luận văn cũng
đề cập đến một số thực trạng của việc chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm góp phần tìm hiểu, nâng cao nhận
thức, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến luật áp
dụng cho các hợp đồng mua bán quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam; từ đó
đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như
công tác áp dụng pháp luật cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt
Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu truyền thống được sử dụng rộng rãi trong khoa học pháp lý như:
7
phương pháp lịch sử, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, trích dẫn, đối
chiếu, quy nạp, diễn dịch, khảo sát thực tế và lấy ý kiến của các chuyên gia để
làm rõ các vấn đề liên quan trong luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trong điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam cũng như thế giới có những
biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc, chọn luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế là vấn đề được đặc biệt quan tâm và có những diễn biến đa dạng,
phức tạp mà pháp luật chưa có sự điều chỉnh kịp thời. Luận văn là công trình
nghiên cứu khoa học góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm một số vấn đề
lý luận về vấn đề chọn luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Các nội dung nghiên
cứu, đề xuất, kiến nghị được nêu tại luận văn có thể được sử dụng làm nguồn
thông tin hữu ích để giải quyết được phần nào những vấn đề pháp lý liên quan
đã và đang đặt ra trong thực tiễn đối với các nhà làm luật, những cơ quan áp
dụng pháp luật và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
được chia làm 3 chương như sau:
- Chương 1: Một số vấn đề chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế và luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Chương 2: Luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
theo pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật quốc tế và
pháp luật nước ngoài.
- Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật trong các hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế và đề xuất hoàn thiện ở Việt Nam.
8
Chƣơng 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ LUẬT ÁP DỤNG TRONG CÁC
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HOÁ QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng
Trên thế giới hiện nay có nhiều cách quan niệm khác nhau về khái niệm
hợp đồng:
Theo pháp luật Hoa Kỳ, hợp đồng là một thỏa thuận giữa hai hoặc
nhiều người mà theo đó hình thành nên một nghĩa vụ phải làm hoặc không
được làm một việc cụ thể [62, tr.322].
Theo pháp luật của Pháp, hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó một hoặc
nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác chuyển giao một vật, làm
hoặc không làm một việc nào đó (Điều 1101 Bộ luật Dân sự Pháp) [32, tr. 306].
Pháp luật của Trung Quốc quy định: “hợp đồng là sự thỏa thuận nhằm
thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể
là thể nhân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác trên cơ sở công bằng” (Điều 2 Luật
Hợp đồng Trung Quốc năm 1999) [53].
Pháp luật Liên bang Nga quy định: “hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai
hoặc nhiều người nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ
dân sự” (Khoản 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga) [63]
9
Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, hợp đồng là
sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ (Điều 388) [5].
Như vậy, mặc dù được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng
pháp luật các nước đều quan niệm chung về hợp đồng, đó là sự thỏa thuận
giữa các bên về việc thực hiện một việc, một nghĩa vụ nào đó. Nghĩa vụ hợp
đồng có thể phát sinh đối với một bên (hợp đồng đơn vụ) hoặc giữa các bên
với nhau (hợp đồng song vụ).
1.1.1.2. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
Về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa, pháp luật các nước trên thế
giới có những cách tiếp cận không hoàn toàn không giống nhau:
Theo pháp luật của Pháp, hợp đồng mua bán là một thỏa thuận theo đó
một bên có nghĩa vụ giao một vật và người kia có nghĩa vụ trả tiền cho vật ấy.
Việc mua bán được hoàn thành khi quyền sở hữu vật được coi là đã chuyển
sang cho người mua sau khi đã thỏa thuận về vật bán và giá cả, tuy rằng vật
chưa được giao và tiền chưa được trả. Việc mua bán có thể được tiến hành
không kèm theo điều kiện hoặc kèm theo điều kiện đình chỉ thi hành hoặc
điều kiện hủy bỏ (Điều 1582, Điều 1583 và Điều 1584 Bộ luật Dân sự Pháp)
[32, tr. 402].
Theo pháp luật của Anh, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng theo
đó người bán chuyển giao hoặc đồng ý chuyển giao quyền sở hữu hàng cho
người mua và đổi lại số tiền thỏa đáng (Khoản 1 Điều 2 Luật Mua bán Hàng
hóa năm 1979) [35, tr. 66].
Pháp luật Hoa Kỳ khẳng định: hợp đồng mua bán hàng hoá được xác
định là một hợp đồng mà theo đó bên bán thực hiện một nghĩa vụ đối với bên
10
mua để giải phóng một vật, với tư cách là người chủ sở hữu, với một giá tiền
nhất định và bên mua có nghĩa vụ trả tiền [62, tr.326].
Pháp luật Trung Quốc quy định: “hợp đồng mua bán hàng hóa là một
hợp đồng theo đó người bán chuyển giao quyền sở hữu một vật cho người
mua và người mua trả tiền cho vật đó” (Điều 130 Luật Hợp đồng Trung
Quốc năm 1999).
Pháp luật Liên bang Nga quy định: “Bằng hợp đồng mua bán, một bên
(bên bán) sẽ thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu một vật (hàng hóa)
cho bên kia (bên mua), trong khi đó bên mua sẽ chấp nhận hàng hóa này và
trả một khoản tiền nhất định (giá) cho hàng hóa đó” (Khoản 1 Điều 454 Bộ
luật Dân sự Liên bang Nga).
Ở Việt Nam, mua bán hàng hóa được hiểu là một hoạt động thương
mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa
cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên
bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (Khoản 8 Điều 3
Luật Thương mại năm 2005) [25]. Việc mua bán hàng hóa được thực hiện
trên cơ sở hợp đồng. Có thể thấy, ở Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa
cũng được hiểu là thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, còn bên mua có
nghĩa vụ nhận hàng, nhận quyền sở hữu hàng và trả tiền cho bên bán. Cách
hiểu này cũng phù hợp với quy định tại Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2005 về
hợp đồng mua bán tài sản.
Như vậy, mặc dù được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng
pháp luật các nước đều có một số điểm chung trong cách hiểu về hợp đồng
mua bán hàng hóa như sau:
11
Thứ nhất, đó phải là một giao kết hay thỏa thuận giữa các bên.
Hợp đồng hay thỏa thuận giữa các bên chỉ có giá trị khi thể hiện đúng ý
chí của các bên khi giao kết. Sự thỏa thuận đó sẽ không có giá trị nếu đạt
được do bị nhầm lẫn, bị đe dọa hoặc bị lừa dối (Điều 131 và Điều 132 Bộ luật
Dân sự năm 2005, Điều 1109 Bộ luật Dân sự Pháp).
Sự thỏa thuận đạt được do bị nhầm lẫn có thể trở nên vô hiệu khi đó là
nhầm lẫn về nội dung của giao dịch hay nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng.
Tuy nhiên, sự nhầm lẫn đó sẽ không là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu nếu
là nhầm lẫn về chủ thể giao kết, trừ trường hợp người giao kết không có đủ
năng lực giao kết hợp đồng (Điều 1110 Bộ luật Dân sự Pháp); nếu một bên cố
ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch hay đối tượng của hợp
đồng thì thỏa thuận hay giao dịch đó cũng sẽ trở nên vô hiệu (Đoạn 2 Điều
131 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Sự thỏa thuận đạt được do bị đe dọa cũng có thể trở nên vô hiệu khi
hành vi đó là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia
buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản. Việc đe dọa có thể hướng tới bản thân
người giao kết hợp đồng hoặc hướng tới người thân của người đó như cha,
mẹ, vợ, chồng, con (Đoạn 3 Điều 132 Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 112 và
Điều 113 Bộ luật Dân sự Pháp).
Sự thỏa thuận đạt được do lừa dối có thể bị vô hiệu nếu do hành vi cố ý
của một bên làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng
hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó (Đoạn 2 Điều
132 Bộ luật Dân sự năm 2005). Nói một cách khác, sự lừa dối là căn cứ làm
cho hợp đồng vô hiệu khi các “thủ đoạn” do một bên thực hiện mà nếu không
12
có các thủ đoạn đó thì bên kia đã không ký kết hợp đồng (Điều 1116 Bộ luật
Dân sự Pháp).
Ngoài ra, những người tham gia giao kết hợp đồng phải có đủ năng lực
hành vi dân sự để có thể bày tỏ được đúng ý chí của mình tại thời điểm giao
kết. Theo quy định của pháp luật Việt Nam và các nước thì mọi người đều có
quyền giao kết hợp đồng nếu không bị pháp luật coi là vô năng (Điều 19 Bộ
luật Dân sự năm 2005, Điều 1123 Bộ luật Dân sự Pháp). Nhìn chung, pháp
luật các nước đều quy định người chưa thành niên hoặc người được giám hộ
không có năng lực giao kết hợp đồng. Ngoài ra, đối với những người mất
năng lực hành vi dân sự do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không
thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình hoặc những người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự do nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác thì
cũng bị coi là không có năng lực giao kết hợp đồng. Khi đó, những giao kết,
thỏa thuận do những người này thực hiện cũng có thể trở nên vô hiệu.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng là hàng hóa hay vật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, hàng
hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương
lai và những vật gắn liền với đất đai. Việc quy định về đối tượng của hợp
đồng mua bán hàng hóa như vậy phù hợp với quy định của pháp luật về
thương mại các nước. Ví dụ: Khoản 11 Điều 201 Bộ luật Thương mại Thống
nhất Hoa Kỳ (U.C.C) quy định: “khi mua bán, hợp đồng hoặc thỏa thuận bị
giới hạn đối với những vật có liên quan đến việc mua bán tại thời điểm hiện
tại hoặc trong tương lai”.
Thứ ba, có việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa hoặc vật từ người
bán sang người mua.
13
Sau khi giao kết hợp đồng, bên bán có nghĩa vụ giao hàng cũng như các
chứng từ liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng cho bên
mua; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán số tiền cho bên bán như
đã thỏa thuận. Việc chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản mua bán từ bên
bán sang bên mua thường được thực hiện tại thời điểm chuyển giao tài sản
(Điều 133 Luật Hợp đồng Trung Quốc năm 1999). Tuy nhiên, đối với những
tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền
sở hữu chỉ được chuyển giao cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục
đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó. Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2005, ngoại trừ một số loại tài sản mà pháp luật quy định
phải đăng ký quyền sở hữu như máy bay, tàu biển, ô tô, xe máy hoặc quyền
tài sản… thì việc mua bán hàng hóa được coi là hoàn tất và quyền sở hữu đối
với tài sản, hàng hóa được coi là đã chuyển từ người bán sang người mua kể
từ thời điểm giao hàng (Khoản 2 Điều 439).
Có thể thấy, hành vi giao nhận hàng hóa (đối tượng của hợp đồng) có
vai trò hết sức quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, vì nó có giá trị
pháp lý đối với chuyển giao rủi ro đối với tài sản, hàng hóa từ người bán sang
người mua. Về vấn đề này, Điều 440 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao
cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận
tài sản, nếu không có thỏa thuận khác” (Khoản 1); “đối với hợp đồng mua bán
tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên
bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro
kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài
sản, nếu không có thỏa thuận khác” (Khoản 2).
14
1.1.1.3. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Về vấn đề này, mặc dù pháp luật quốc tế và pháp luật các nước có các
cách tiếp cận khác nhau, nhưng các hệ thống pháp luật đều thống nhất chung
một quan điểm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán
hàng hóa có “tính chất quốc tế”. Dưới đây là một số cách tiếp cận chủ yếu về
“tính chất quốc tế” trong hợp đồng mua bán hàng hóa:
Thứ nhất, tính chất quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo
Công ước La-hay năm 1964 (Công ước về Luật Thống nhất về Mua bán Quốc
tế các Động sản Hữu hình được các nước tư bản chủ nghĩa ở lục địa Châu Âu
ký tại La-hay ngày 01 tháng 7 năm 1964).
Điều 1 Công ước La-hay năm 1964 quy định: “Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở
thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa trong hợp đồng được dịch
chuyển qua biên giới, hoặc việc ký kết hợp đồng được diễn ra ở các nước
khác nhau” [11, tr. 197].
Như vậy, theo quy định trên của Công ước La-hay năm 1964, một hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải bảo đảm điều kiện các bên có trụ sở
thương mại ở các nước khác nhau và hợp đồng đó thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
“Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới
của một quốc gia; hoặc
Việc ký kết hợp đồng được diễn ra ở các nước khác nhau.”
Việc quy định như trong Công ước La-hay năm 1964 cho thấy rằng, để
xác định một hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì yếu tố các
bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau là hết sức quan trọng. Yếu tố
15
quốc tịch của các bên trong hợp đồng không có ý nghĩa trong việc xác định
“tính chất quốc tế” của loại hợp đồng này. Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng
hóa được ký kết tại Anh giữa một thương nhân Anh có nơi cư trú tại
Singapore và một doanh nghiệp Anh có trụ sở tại London; hàng hóa được
chuyển từ Singapore về Anh. Hợp đồng này hoàn toàn đủ điều kiện là hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Công ước La-hay năm
1964 mặc dù các bên chủ thể có cùng quốc tịch.
Thứ hai, tính chất quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo Công
ước Viên năm 1980 (Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng Mua bán
Hàng hóa Quốc tế được ký kết tại Viên năm 1980).
Điều 1 Công ước Viên năm 1980 quy định:
“1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa
các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau: (i) khi các quốc gia
này là thành viên của Công ước, hoặc (ii) khi theo quy tắc tư pháp quốc tế thì
luật được áp dụng là luật của quốc gia thành viên Công ước.
2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau
không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan
hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng giữa các bên hoặc là từ
việc trao đổi thông tin giữa các bên.
3. Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính
chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định
phạm vi áp dụng Công ước này” [22, tr. 300].
Từ quy định trên của Công ước Viên năm 1980 cho thấy, tính chất quốc
tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác định chỉ bởi một tiêu
chí duy nhất, đó là các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại tại các
16
quốc gia khác nhau. Điều này khác với Công ước La-hay năm 1964, các yếu
tố như địa điểm ký kết hợp đồng, việc dịch chuyển qua biên giới đối với đối
tượng của hợp đồng không được Công ước Viên năm 1980 đề cập đến. Ngoài
ra, giống như Công ước La-hay năm 1964, Công ước Viên năm 1980 cũng
không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định tính chất quốc
tế của hợp đồng mua bán hàng hoá.
Thứ ba, tính chất quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp
luật của một số nước trên thế giới.
Theo pháp luật của Pháp, khi xác định tính chất quốc tế trong hợp đồng
mua bán hàng hoá, người ta căn cứ vào hai tiêu chí là kinh tế và pháp lý:
Theo tiêu chí kinh tế, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế khi
nó tạo nên sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa
hai nước.
Theo tiêu chí pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế nếu
nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch,
nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh
toán, [35, tr. 87-88]
Thứ tư, tính chất quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp
luật Việt Nam
Ở Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được biết đến với
nhiều tên gọi khác nhau như: Hợp đồng mua bán quốc tế, Hợp đồng xuất nhập
khẩu, Hợp đồng mua bán ngoại thương, Hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài,
Trước khi ban hành Luật Thương mại năm 1997, theo Quy chế tạm thời
hướng dẫn việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương số 4794/TN-XNK do
17
Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công thương) ban hành ngày 31/7/1991 thì
Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất
quốc tế; “tính chất quốc tế” của hợp đồng ngoại thương được xác định bởi 3
tiêu chí sau đây: Chủ thể của hợp đồng là những pháp nhân có quốc tịch khác
nhau; Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển từ nước này
sang nước khác; Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ đối với một
bên hoặc cả hai bên ký kết hợp đồng.
Luật Thương mại năm 1997 quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa
một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”
(Điều 80). Theo quy định này, việc xác định “tính chất quốc tế” của hợp đồng
mua bán hàng hóa chỉ dựa vào yếu tố quốc tịch của các bên tham gia ký kết.
Cách hiểu này khác xa so với các quy định trong các điều ước quốc tế và tập
quán thương mại quốc tế.
Luật Thương mại năm 2005 không đưa ra tiêu chí để xác định “tính
chất quốc tế” của hợp đồng mua bán hàng hóa mà liệt kê những hoạt động
được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Cụ thể, Điều 27 của Luật quy định rõ
mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức: xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa. Đồng
thời, Luật cũng xác định rõ thế nào là xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái
xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa tại các Điều 28, Điều 29 và
Điều 30, theo đó:
Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 28).
18
Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam
từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi
là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 28).
Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ lãnh thổ
nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi
là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó
ra khỏi Việt Nam (Khoản 1 Điều 29).
Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu
ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt
Nam (Khoản 2 Điều 29).
Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để
bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ
tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam (Khoản 1 Điều 30).
Như vậy, có thể thấy, các điều ước quốc tế mặc dù cùng điều chỉnh về
vấn đề mua bán hàng hóa quốc tế nhưng có sự khác nhau về tiêu chí xác định
“tính chất quốc tế” trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Pháp luật các nước trên
thế giới cũng vậy, mỗi quốc gia căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện chính trị, kinh
tế - xã hội của mình cũng có những quy định không giống nhau về vấn đề này.
Ở Việt Nam, việc xác định “tính chất quốc tế” hay yếu tố “ngoại thương” hoặc
“nước ngoài” trong hợp đồng mua bán hàng hóa có sự thay đổi qua các thời kỳ:
từ ba tiêu chí là quốc tịch của chủ thể của hợp đồng, việc dịch chuyển hàng hóa
19
và đồng tiền thanh toán theo Quy chế 4794/TN-XNK năm 1991 xuống còn duy
nhất một tiêu chí là quốc tịch của chủ thể hợp đồng theo Luật Thương mại năm
1997. Tiêu chí này tiếp tục thay đổi trong Luật Thương mại năm 2005, chỉ còn
là việc dịch chuyển hàng hóa qua biên giới hoặc qua khu vực hải quan.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Như đã trình bày trên đây, pháp luật nhiều quốc gia có sự phân biệt
giữa hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước và hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế. So với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế theo pháp luật các nước và dựa trên các điều ước quốc tế
liên quan có những đặc điểm khác biệt sau đây:
Về chủ thể của hợp đồng: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế là các bên (người bán và người mua) có trụ sở thương mại đặt ở các
nước khác nhau. Ví dụ: Thương nhân A có trụ sở thương mại đặt tại Thái Lan
ký kết hợp đồng mua bán gạo với thương nhân B có trụ sở thương mại tại
Nhật Bản.
Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế có thể được chuyển dịch qua biên giới giữa các quốc
gia. Ví dụ: Công ty C của Việt Nam ký hợp đồng với một Công ty D của Liên
bang Đức để xuất khẩu sản phẩm cá da trơn (catfish) sang thị trường EU.
Về địa điểm ký kết hợp đồng: Việc ký kết hợp đồng có thể diễn ra ở
nước ngoài đối với một hoặc cả hai bên. Ví dụ: Hợp đồng xuất khẩu sản phẩm
cá da trơn giữa Công ty C của Việt Nam và Công ty D của Đức nêu trên được
các bên ký kết tại một hội chợ hàng thủy sản tổ chức tại Thái Lan - là nước
ngoài đối với cả hai bên hợp đồng.
20
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, đặc điểm về
địa điểm ký kết hợp đồng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã không
còn trở nên phổ biến, bởi lẽ tùy thuộc vào tính chất của mối quan hệ mà các
bên có thể tiến hành việc đàm phán, ký kết hợp đồng thông qua các công cụ
hỗ trợ như thư điện tử (email), fax, hoặc có trường hợp các bên không cần
ký kết hợp đồng mà chỉ cần thể hiện yêu cầu và sự chấp nhận theo thói quen
trong hoạt động thương mại. Trong những trường hợp như vậy, địa điểm ký
kết hợp đồng không có ý nghĩa đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán theo hợp đồng có
thể là ngoại tệ đối với các bên. Ví dụ: Hợp đồng được giao kết giữa người bán
Việt Nam và người mua Trung Quốc, hai bên thoả thuận sử dụng đồng Đôla
Mỹ (USD) làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, đồng Đôla Mỹ là ngoại tệ đối
với cả người bán Việt Nam và người mua Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay,
nhiều khu vực kinh tế chung được hình thành (ví dụ: Cộng đồng kinh tế châu
Âu - EC) thì yếu tố đồng tiền thanh toán không còn nhiều ý nghĩa trong hợp
đồng thương mại quốc tế, bởi lẽ các nước trong khu vực cùng sử dụng một
đồng tiền chung (đồng tiền chung Euro).
Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết
và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giải quyết bằng
toà án hoặc trọng tài nước ngoài đối với một hoặc cả hai bên. Ví dụ: Khi phát
sinh tranh chấp trong hợp đồng mua bán gạo giữa thương nhân A có trụ sở
thương mại tại Thái Lan và thương nhân B có trụ sở thương mại tại Nhật Bản,
hai bên có thể thỏa thuận lựa chọn tòa án của một trong hai nước hoặc trọng
tài nước thứ ba (ví dụ: Trọng tài Quốc tế Singapore) để giải quyết tranh chấp
phát sinh.
21
Về pháp luật điều chỉnh hợp đồng: pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế có thể là pháp luật nước ngoài đối với một hoặc cả hai
bên, điều ước quốc tế hoặc tập quán thương mại quốc tế. Ví dụ: Thương nhân
Thái Lan và thương nhân Nhật Bản có thể thỏa thuận về việc lựa chọn pháp
luật của Anh (là pháp luật nước ngoài đối với cả hai bên) hoặc họ có thể lựa
chọn điều ước quốc tế (ví dụ như Công ước Viên năm 1980) hoặc tập quán
thương mại quốc tế (như INCOTERMS 2000) để điều chỉnh các quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán của mình.
1.1.3. Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hoá trong thƣơng mại
quốc tế
Hiện nay, cùng với việc tăng trưởng không ngừng của hoạt động
thương mại quốc tế, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đang
tăng đáng kể. Một ví dụ tiêu biểu là sau 5 năm triển khai thực hiện Hiệp định
Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, số vốn FDI đăng ký đầu tư
vào Việt Nam liên quan đến Hoa Kỳ gia tăng mạnh mẽ (tăng gần 10 lần), tính
đến ngày 01/6/2006, số vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam liên quan đến
Hoa Kỳ là 1.051 triệu USD [50, tr. 92]. Về cán cân thương mại giữa hai nước,
đặc biệt là giá trị thặng dư thương mại hai chiều của Việt Nam với Hoa Kỳ đã
tăng nhanh chóng. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ
(USITC), giá trị thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng từ
khoảng 600 triệu USD lên khoảng 7,5 tỷ USD từ năm 2001 đến 2006; theo số
liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, giá trị thặng dư thương mại tăng từ
khoảng 650 triệu USD lên khoảng 6,8 tỷ USD trong cùng thời kỳ [50, tr. 71].
Trong hoạt động thương mại quốc tế, các hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế chiếm giá trị, tỷ trọng khá lớn. Thực tế, hợp đồng mua bán hàng hóa
là phương thức bảo đảm an toàn cho giao dịch thương mại, là cam kết, giao