ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
***
Hoàng Nguyên Bình
Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà nội – 2006
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
***
Hoàng Nguyên Bình
Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Vũ Đức Long
Hà nội – 2006
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH CON NUÔI CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI
7
1. Lƣợc sử phát triển vấn đề con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài trong pháp
luật Việt Nam
7
1.1 Giai đoạn trước năm 1986
9
1.2 Giai đoạn sau năm 1986 – 2003
10
1.3 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
16
2. Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài
17
2.1 Khái niệm chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
17
2.2 Vị trí, vai trò của chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
20
3. Pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố
nƣớc ngoài
21
3.1 Pháp luật Việt Nam
21
3.1.1 Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
22
3.1.2. Điều kiện nhận nuôi con nuôi
24
3.1.3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết việc nhận con nuôi
28
3.1.4. Hệ quả pháp lý đối với việc nuôi con nuôi
39
3.1.5. Vai trò của các cơ quan giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam
40
3.1.6. Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
42
3.2 Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và Việt Nam
ký kết, tham gia
43
3.2.1. Nội dung cơ bản các HĐTTTP về dân sự
44
3.2.2. Các hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi mà Việt Nam đã ký kết
46
3.3 Một số quy định của một số nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
49
3.3.1. Nước nhận con nuôi
49
3.3.2. Nước cho con nuôi
58
CHƢƠNG 2:
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM
62
1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC
NGOÀI
62
1.1. Tình hình chung
62
1.2. Những kết quả đạt đƣợc trong thời gian vừa qua
65
1.3. Những tồn tại, vƣớng mắc cần phải tháo gỡ
68
1.3.1. Đối tượng trẻ em được làm con nuôi
68
1.3.2. Những vướng mắc về thủ tục, hồ sơ, giấy tờ
69
1.3.3. Tình trạng tồn đọng hồ sơ
72
1.3.4. Thẩm quyền của Cục con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp
73
1.3.5. Tính minh bạch trong tài chính
73
1.3.6. Hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt
Nam
74
1.3.7. Sự phối hợp giữa các cơ quan chưa có hiệu quả cao
77
1.3.8. Hiện tượng môi giới vẫn còn tồn tại
77
1.3.9. Chưa có tổ chức con nuôi trong nước
78
1.4. Đánh giá việc thực thi các điều ƣớc quốc tế về nuôi con nuôi có yếu
nƣớc ngoài
78
1.4.1 Tình hình ký kết các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi giữa
Việt Nam và các nước
78
1.4.2 Tình hình triển khai thực hiện các Hiệp định hợp tác về nuôi con
nuôi
81
1.4.2.1 Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa nước Cộng hòa xã
hội
chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp (Hiệp định Việt -
Pháp)
81
1.4.2.2 Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Vương
quốc Đan Mạch
84
1.4.2.3 Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Cộng hòa
Italia
85
1.4.2.4. Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Cộng hòa
Ailen
85
1.4.2.5. Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Vương quốc
Thuỵ Điển
86
1.4.2.6. Các hiệp định được ký kết trong năm 2005
87
CHƢƠNG 3
KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC
NGOÀI
89
1. KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG
TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG CHẾ ĐỊNH CON NUÔI CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI
89
1.1. Sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật về vấn đề con nuôi nƣớc ngoài
90
1.1.1 Soạn thảo và ban hành Luật nuôi con nuôi
90
1.1.2 Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan
93
1.1.3 Xây dựng cơ chế tài chính rõ ràng, minh bạch
95
1.2. Hoàn thiện về cơ cấu tổ choc
95
1.2.1 Tăng cường năng lực cho Cục con nuôi – Bộ Tư pháp trong
việc xử lý, giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi quốc tế.
95
1.2.2 Tăng cường năng lực cho Sở Tư pháp và các cơ sở nuôi dưỡng
trong lĩnh vực con nuôi có yếu tố nước ngoài
97
1.2.3 Tiêu chuẩn hóa các cơ sở nuôi dưỡng được phép cho trẻ em làm
con nuôi
97
1.2.4 Cho phép tổ chức trong nước hoạt động trong lĩnh vực con nuôi
có yếu tố nước ngoài
98
2. TIẾN HÀNH KÝ KẾT CÔNG ƢỚC LA HAY 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM
VÀ HỢP TÁC TRÊN LĨNH VỰC CON NUÔI NƢỚC NGOÀI
98
2.1. Những thuận lợi
99
2.2. Những khó khăn
102
KẾT LUẬN
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
107
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ số 1.1: Số lượng trẻ em làm con nuôi qua các năm
2
Biểu đồ số 1.2: Số trẻ em Việt Nam làm con nuôi các nước từ 1998 – 2003
14
Biểu đồ số 1.3: Số lượng trẻ em làm con nuôi Thụy Điển
53
Biểu đồ số 2.1: Số lượng trẻ em VN làm con nuôi Ailen qua các năm
85
HỘP SỐ
Hộp số 1.1: Quá trình hình thành chế định nuôi con nuôi, những mốc văn
bản pháp luật quan trọng
8
Hộp số 1.2: Khó khăn khi xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi
11
Hộp số 1.3: Quy định về Cơ quan trung ương
17
Hộp số 1.4: Sự quan tâm của các nước trên thế giới về nuôi con nuôi
21
Hộp số 1.5: Vai trò và MQH theo quy định của pháp luật của các cơ quan
quản lý Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
41
Hộp số 2.1: Đứa con nuôi và cuộc gặp mặt của hai người Mỹ
64
Hộp số 2.2: Người Canada chúng tôi
66
Hộp số 2.3: Số lượng văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
67
Hộp số 2.4: Bỏ con vì lỡ lầm, nghèo khó
71
Hộp số 2.5: Địa bàn hoạt động của các văn phòng con nuôi nước ngoài tại VN
76
Hộp số 2.6: Hiện tượng môi giới con nuôi nước ngoài
77
Hộp số 2.7: Đức và Việt Nam thống nhất về hiệp định cho và nhận con nuôi
80
Hộp số 3.1: Vấn đề Việt Nam gia nhập công ước La Hay 1993
101
CHỮ VIẾT TẮT
CP Chính phủ
HNGĐ Hôn nhân gia đình
HĐTTTP Hiệp định tương trợ tư pháp
HĐNN Hội Đồng Nhà nước
TW Trung ương
UBND Uỷ ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Vấn đề nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói
riêng luôn là vấn đề nhậy cảm và được các quốc gia quan tâm vì đây là vấn đề mang
tính nhân đạo cao.
Trên thế giới, vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã xuất hiện từ rất
lâu nhưng chỉ trở nên mang tầm quốc tế kể từ sau chiến tranh lần thứ hai kết thúc.
Chiến tranh đã để lại rất nhiều hậu quả trong đó có vấn đề rất nhiều trẻ em bị mồ
côi, bỏ rơi cần được chăm sóc và nuôi dưỡng. Trong những năm 70 - 80 của thế
kỷ 20 nhu cầu xin trẻ em làm con nuôi là rất lớn hầu hết từ các nước phát triển.
Trong số những nước cho nhiều con nuôi nhất ở thập kỷ 80 đó là: Hàn Quốc
(61.235); Ấn độ (15.325), Côlômbia (14.837), ở thập kỷ 90 là Nga, Trung Quốc
[23]
Ở Việt Nam, vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được Nhà nước đặc
biệt quan tâm, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, văn bản
pháp quy về cơ chế xử lý vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đặc biệt, trong
những năm qua Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi mới và thực hiện chính
sách hội nhập quốc tế, vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có xu thế ngày
một phát triển. Sự phát triển này thể hiện ở hai khía cạnh:
Thứ nhất, đó là các văn bản pháp luật của Nhà nước về vấn đề này quy định
ngày càng chi tiết, cụ thể Và rõ ràng hơn, có thể kể tên một số văn bản như: Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hiến
pháp năm 1992, Pháp lệnh hôn nhân gia đình giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài 1993, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị định 68 quy định chi
tiết hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài Ngoài ra, các hiệp định tương trợ tư
pháp và hiệp định về nuôi con nuôi cũng gia tăng về số lượng và đang hướng tới
việc gia nhập công ước đa phương về lĩnh vực này.
2
Thứ hai, số lượng trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài có tăng, đồng
thời quy trình xin được quy định chặt chẽ hơn tránh được những hiện tượng trục lợi,
cò mồi, đảm bảo tính nhân đạo và nghiêm minh của pháp luật.
181
432
1233
1584
1695
1576
1860
1474
1229
1127
1392
807
0
500
1000
1500
2000
1991 1992 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
SL con nuôi
Qua biểu đồ trên cho thấy, số lượng trẻ em làm con nuôi cho người nước
ngoài có sự chuyển biến tích cực về số lượng trong thập kỷ 90. Sau đó, số lượng có
phần thuyên giảm do nhiều nguyên nhân mà một trong những nguyên nhân là Việt
Nam quy định chặt hơn việc xin con nuôi.
Nghị định 68/2002/NĐ-CP ra đời đã khắc phục được những bất cập của Nghị
định 184/1994/NĐ-CP, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của các băn trong quan hệ nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài, hoạt động xin và cho con nuôi bước đầu đã đi vào nề
nếp. Tuy nhiên, sau hơn một năm áp dụng Nghị định 68/CP cũng đã bộc lộ những
điểm vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của hoạt động này. Chẳng
hạn như:
Vai trò, thẩm quyền của Cục con nuôi quốc tế đã xứng tầm với Cơ quan
TW về con nuôi hay chưa?
Sự phối hợp giữa Cục nuôi con nuôi quốc tế và các Sở tư pháp, UBND
tỉnh;
Nguồn: Bộ Tư pháp, 2004
Biểu đồ 1.1: Số lƣợng trẻ em làm con nuôi qua các năm
3
Đối tượng trẻ em được cho làm con nuôi đã thực sự là phù hợp với yêu
cầu chưa?
Tại sao lại có rất nhiều hồ sơ còn tồn đọng chưa giải quyết được?
Các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế được ký kết giữa Việt
Nam và các nước đã đem lại những kết quả gì trong việc giải quyết các
vấn đề nuôi con nuôi?
Việt Nam có nên gia nhập Công ước La Hay 1993 hay không? Vào khi
nào?
Tất cả những vấn đề này đang thực sự là những thách thức lớn đối với Việt
Nam khi mà chúng ta đã và đang tiếp tục đàm phán, ký kết hàng loạt các hiệp định
song vỡi với các nước về vấn đề này. Và quan trọng hơn là trong giai đoạn hiện nay
Việt Nam đang xem xét quá trình gia nhập Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em
và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống chế định nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài tại Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham
gia trong lĩnh vực này, cũng như xác định rõ cơ chế điều chỉnh mối quan hệ này trở
thành vấn đề cấp thiết.
Với những căn cứ thực tiễn và khoa học nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật quốc tế.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Thực ra vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã được khá nhiều nhà lý
luận và hoạt động thực tiễn nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Có những luận
án tiến sĩ luật học, chẳng hạn như luận án “Pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Công Khanh hoặc luận án tiến sĩ “Pháp luật
điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Hồng Bắc.
Luận văn thạc sĩ chẳng hạn như luận văn của tác giả Nguyễn Phương Lan nghiên
4
cứu về “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi theo quy định của
pháp luật Việt Nam”; luận văn “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài hướng tới gia nhập Công ước La Hay 1993” của tác giả Đào Thị
Thu Hường. Gần đây nhất, Bộ Tư pháp đã nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học
cấp bộ “Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu
gia nhập công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực
nuôi con nuôi quốc tế”. Ngoài ra, Bộ Tư pháp, Cục con nuôi quốc tế còn tổ chức
các cuộc hội thảo xoay quanh vấn đề này như Hội thảo hoàn thiện pháp luật Việt
Nam hướng tới gia nhập Công ước La Hay; Hội thảo Gia nhập Công ước La Hay
với việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi (tháng 9/2006). Một số bài báo
chuyên khảo của các tác giả đăng trên các tạp chí như Dân chủ và pháp luật, Luật
học, Nghiên cứu lập pháp… Mặc dù các công trình trên cũng đề cập tới vấn đề nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài nhưng ở những góc độ khác nhau, chẳng hạn như
luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Công Khanh thì vấn đề con nuôi có yếu tố nước
ngoài chỉ là một phần nhỏ; hoặc các tác giả có thiên hướng so sánh pháp luật Việt
Nam với Công ước La Hay nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam để gia nhập Công
ước. Chính vì vậy, khi nghiên cứu lĩnh vực này, tác giả đã cố gắng chọn lọc, kế thừa
những kết quả nghiên cứu nêu trên đồng thời nghiên cứu làm rõ vấn đề con nuôi có
yếu tố nước ngoài dưới góc độ là một Chế định pháp lý. Tác giả đã cố gắng làm rõ
quá trình phát triển của Chế định này và tập trung phân tích sâu những kết quả đạt
được cũng như những hạn chế, tồn tại khi thực hiện chính sách mới về nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài để từ đó đưa ra những kiến nghị về giải pháp nhằm hoàn
thiện chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.
3. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Mục đích nghiên cứu
Bản luận văn này là một nghiên cứu về thực trạng quan hệ nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bản luận văn này cũng
mong muốn đóng góp một phần nhỏ ý kiến trong việc hoàn thiện pháp luật Việt
5
Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Chính
vì vậy, mục đích của nghiên cứu có thể tóm tắt như sau:
- Đánh giá tổng quan pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
- Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết con nuôi có
yếu tố nước ngoài;
- So sánh với pháp luật các nước về con nuôi có yếu tố nước ngoài;
- Đưa ra một số gợi ý, ý kiến đóng góp trong việc hoàn thiện pháp luật về nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài trước xu thế hội nhập.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu lịch sử hình thành vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;
- Nêu và phân tích một số khái niệm về con nuôi có yếu tố nước ngoài;
- So sánh, đánh giá, phân tích pháp luật của một số nước trên thế giới
về con nuôi có yếu tố nước ngoài;
- Phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn và pháp luật hiện hành trong
vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài;
- Đề xuất giải pháp, đóng góp ý kiến về việc hoàn thiện pháp luật con
nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Cơ sở lý luận
- Đường lối, chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề
con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Các văn bản pháp luật về con nuôi có yếu tố nước ngoài: Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000, Nghị định 68/2002/NĐ-CP
- Các vụ việc thực tiễn về con nuôi có yếu tố nước ngoài
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
6
* Phương pháp luận: Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp so sánh: Đề tài tìm hiểu và so sánh các vấn đề liên quan
với pháp luật một số nước để khẳng định những điểm chung, những điểm khác biệt
và tìm kiếm những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam
- Phương pháp điều tra xã hội học (PRA): Để đánh giá được toàn diện,
khách quan và trung thực, đề tài cũng sẽ tiến hành phỏng vấn, thu thập số liệu tại
một số tỉnh có trẻ em làm con nuôi người nước ngoài
- Phân tích tổng hợp số liệu: trên cơ sở điều tra, khảo sát và nghiên cứu
các tài liệu có sẵn, tác giả sẽ phân tích, tổng hợp và phác thảo ra một bức tranh tổng
quát về vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để
có một bức tranh tổng thể và toàn diện về vấn đề này thì cần đầu tư thời gian và
công sức hơn nữa để thu thập số liệu và phân tích sâu.
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Những kết quả nghiên cứu của luận văn là những bổ sung vào lý luận về pháp
luật điều chỉnh quan hệ con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong hoàn cảnh
hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Những đề xuất, giải pháp của luận văn có thể
đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lĩnh vực nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài – lĩnh vực đang được Đảng và Nhà nước hết sức
quan tâm.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Không kể phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm các chương sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Chƣơng 2: Thực tiễn giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại
Việt Nam
Chƣơng 3: Kiến nghị và giải pháp về việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam
trong vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
7
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH NUÔI CON
NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
1. Lƣợc sử phát triển vấn đề con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài
trong pháp luật Việt Nam
Từ trước cho đến nay, chúng ta cũng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về sự
hình thành chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt Nam
cho nên thật khó xác định chế định nài lần đầu tiên xuất hiện trong cổ luật Việt Nam
từ khi nào. Tuy nhiên, khi xem xét trong các đạo luật của thời phong kiến thì vấn đề
nuôi con cũng đã được đề cập đến, tuy không phải là phổ biến. Trong Bộ luật Hồng
Đức ban hành dưới triều Lê, trong tập luật lệ mang tên Hồng Đức Thiện Chính Thư,
cũng được ban hành dưới triều Lê thì vấn đề nuôi con nuôi đã được quy định tại
điều 290, 380 và 381 Bộ luật Hồng Đức và các đoạn 92, 110, 254, 057, 70 và 271
Hồng Đức Thiện Chính Thư.
Khi xem xét bác chính sách cũng như các văn bản pháp luật của Việt Nam,
dường như chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mới được nói đến trong
thời gian gần đây. Cụ thể có thể chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: trước năm 1986, đây là giai đoạn trước khi ban hành
Luật hôn nhân và gia đình (HNGĐ) năm 1986
- Giai đoạn 2: từ năm 1986 đến năm 2003, đây là giai đoạn ban hành
Luật HNGĐ 2000, thay thế luật HNGĐ năm 1986 với những quy định chi tiết và rõ
ràng hơn về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Giai đoạn 3: từ năm 2003 đến nay. Việc lựa chọn thời điểm năm 2003
là thời điểm Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật HNGĐ về quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài
chính thức có hiệu lực. Trong giai đoạn này, chính sách về vấn đề con nuôi có yếu
tố nước ngoài có những thay đổi so với giai đoạn trước (Hộp số 1.1).
8
Hộp số: 1.1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHẾ ĐỊNH NUÔI CON NUÔI
NHỮNG MỐC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUAN TRỌNG
1940
1950
1960
1970
1980
1990
2000
Ban hành Luật HNGĐ (1959)
2005
Ban hành Luật hôn nhân và gia đình (1986)
Ban hành Quyết định số 145/HĐBT quy định tạm thời về việc cho
người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam bị bỏ rơi, mồ côi,
bị tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng (1992)
Ban hành pháp lệnh HNGĐ giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài (1993)
Ban hành Nghị định số 184/CP quy định về thủ tục kết hôn, nhận con
ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và
người nước ngoài (1994)
Ban hành thông tư liên bộ số 503/TT-LB hướng dẫn chi tiết thi hành
Nghị định 184/CP của Chính phủ (1995)
Ban hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật HNGĐ năm 2000 về quan hệ HNGĐ có yếu tố nước
ngoài (2002)
Ban hành Luật Hôn nhân và gia đình (2000)
9
1.1 Giai đoạn trƣớc năm 1986
Luật HNGĐ năm 1959 đã được Quốc hội khoá 1, kỳ họp thứ 11 thông qua
ngày 29/12/1959, đây là văn bản pháp lừ đầu tiên có những quy định về chế độ nuôi
con nuôi, còn trước đó vấn đề này chưa được quy đ^nh cụ thể ở bất kỳ một văn bản
pháp lý nào mà hầu như chỉ được thừa nhận như một quyền công dân nói chung và
khằng định trẻ em có quyền chăm sóc và bảo vệ. Chẳng hạn như Hiến pháp 1946
quy định: “ Trẻ em được chăm sóc về mặt giáo dưỡng” (Điều thứ 14); hoặc Hiến
pháp 1959 quy định: “ Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em,
bảo đảm phát triển các nhà đỡ trẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ” (Điều 24). Sắc lệnh số
97-SL ngày 22/5/1950 về dân luật và hôn nhân và gia đình cũng chỉ có một điều
khoản quy định: “cho phép con hoang được tự mình xin truy nhận cha hoặc mẹ”.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng những quy định này mới chỉ mang tính “tuyên
ngôn” chứ chưa được quy định cụ thể vấn đề cho trẻ em làm con nuôi nói chung và
trẻ em làm con nuôi người nước ngoài nói riêng được tiến hành như thế nào?
Như đã nói ở trên, Luật HNGĐ 1959 được Quốc hội thông qua được đánh giá
và khẳng định là: “công cụ pháp lý của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vì lợi
ích của việc xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới đáp ứng yêu cầu và nguyện
vọng của toàn dân” [30]. Tuy nhiên, chế định nuôi con nuôi không quy định tập
trung vào một chương riêng và đặc biệt là không có quy định về vấn đề nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài. Những quy định về vấn đề con nuôi được quy định tại
các điều 9, 18 và điều 24 Luật HNGĐ 1959.
Xét trên bình diện tổng thể có thể thấy rằng tư tưởng, quan điểm của nhà làm
luật thời kỳ này mong muốn xoá bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình
cũ vẫn còn tồn tại khá sâu rộng trong đại bộ phận tầng lớp nhân dân. Chính vì vậy
những quy định về con nuôi cũng bị ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng chỉ đạo đó, khi
phân tích những quy định trong luật chúng ta nhận thấy rằng những quy định này đã
không thừa nhận quan điểm nhận con nuôi xuất phát từ lợi của cha mẹ như để thừa
kế, thờ tự, chăm sóc mà dần tiếp cận với quan điểm của pháp luật hiện đại là việc
10
nhận con nuôi hay chấm dứt con nuôi đều xuất phát từ lợi ích của người được nhận
làm con nuôi.
Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con
nuôi (Điều 9)
Cha mẹ không được hành hạ con cái, không được đối xử tàn tệ với con dâu, con
nuôi, con riêng (Điều 18)
Con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ.
Việc nhận nuôi con nuôi phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người
nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.
Toà án nhân dân có thể huỷ bỏ việc công nhận ấy, khi bản thân người con nuôi hoặc
bất cứ người nào, tổ chức nào yêu cầu, vì lợi ích của người con nuôi (Điều 24)
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong giai đoạn này, khi cả nước đang
dồn sức cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và ngay
sau đó toàn Đảng, toàn dân lại hướng tới một mục tiêu vô cùng to lớn đó là: “giai
đoạn cả nước độc lập thống nhất và làm nhiệm vụ chiến lược duy nhất là tiến hành
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ
nghĩa xã hội” (Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 của Đảng) cho nên
vấn đề con nuôi, đặc biệt là con nuôi có yếu tố nước ngoài chưa được quan tâm
đúng mức, mặc dù lúc bấy giờ trong xã hội nhu cầu không phải là không có. Luật
HNGĐ năm 1959 nói riêng và những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
cũng chưa đề cập một cách cụ thể, chi tiết tới vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài.
1.2. Giai đoạn sau năm 1986 – 2003
Do có sự tác động khách quan và chủ quan, trong giai đoạn này Việt Nam đã
có những bước tiến bộ vượt bậc trong công tác xây dựng khung pháp luật về vấn đề
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cụ thể là: Luật HNGĐ năm 1986, Luật bảo vệ,
chăm sóc giáo dục trẻ em, Hiến pháp năm 1992, Pháp lệnh HNGĐ giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài 1993, Nghị định 184/CP năm 1994 quy định thủ
tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nhận đỡ đầu công dân Việt Nam với người
nước ngoài, Bộ luật dân sự năm 1995
11
Hộp số: 1.2
Khó khăn khi xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi
Trước năm 1998, việc cho trẻ em mồ côi Việt Nam có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đi làm con nuôi người
nước ngoài là những trường hợp hết sức hãn hữu với số
lượng hàng năm có thể đếm trên đầu ngón tay.
Khi đó, ông Đại sứ Thuỵ Sỹ tại Việt Nam, một người
sống độc thân, sau khi đi thăm một cơ sở nuôi dưỡng
trẻ em mồ côi, được biết một cháu bé trai và xin làm
con nuôi nhưng đã phải theo đuổi mất 2 năm mà không
có kết quả. Khi ông Đại sứ đến chào từ biệt Thủ tướng
Chính phủ cũng đã trình bày vấn đề này, nhưng khi lên
đường về nước vẫn chưa được giải quyết (Nghiêm
Xuân Tuệ, tham luận việc cho trẻ em VN làm con nuôi
người nước ngoài, hội thảo ngày 2/11/2001)
* Từ năm 1986 đến năm 1992:
Sau năm 1986, Việt Nam bước vào giai đoạn đổi mới, mở cửa phát triển kinh
tế theo nền kinh tế hàng hoá thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về quan
hệ đối ngoại, Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, hợp
tác, đôi bên cùng có lợi. Chính vì vậy, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có
những biến đổi nhất định cả về chất và lượng. Trước kia, các quan hệ dân sự giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài chỉ bó hẹp trong quan hệ giữa công dân
Việt Nam với công dân các nước xã hội chủ nghĩa, sau khi mở cửa thì những quan
hệ này mở rộng đối với người nước ngoài thuộc nhiều quốc gia với chế độ chính trị
khác nhau. Trong các quan hệ dân sự thì quan hệ hôn nhân với người nước ngoài và
quan hệ nuôi con nuôi với người nước ngoài ngày càng phát triển.
Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn trước đó, pháp luật Việt Nam chưa quy
định cụ thể việc cho và nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, cho đến ngày
29/12/1986 Luật HNGĐ mới được Quốc hội thông qua thay thế Luật HNGĐ năm
1959. Lần đầu tiên có một chương riêng quy định về việc nuôi con nuôi và đưa ra
những nguyên tắc chung nhất về nuôi con nuôi như mục đích của việc nuôi con
nuôi, điều kiện nhận nuôi con
nuôi, thẩm quyền đăng ký
việc nuôi con nuôi Tuy
nhiên, Luật HNGĐ năm 1986
chưa có quy định cụ thể về
quan hệ hôn nhân gia đình có
yếu tố nước ngoài nói chung
và quan hệ nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài nói riêng,
mà dành thẩm quyền quy
định những vấn đề này cho
Hội đồng Nhà nước (nay là
Chính phủ). Chính vì vậy,
12
mặc dù đã có những quy định chi tiết rõ ràng hơn so với trước đây nhưng việc giải
quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài gặp không ít khó khăn
và bất cập (xem hộp số: 1.2) ví dụ :
- sự áp dụng và đường hướng giải quyết của các địa phương về vấn đề cho trẻ
em làm con nuôi người nước ngoài là rất khác nhau;
- do không quản lý và không quản lý chặt chẽ được nên hiện tượng cò mồi,
môi giới nhằm mục đích kiến lời bắt đầu xuất hiện;
- một số tổ chức nuôi con nuôi quốc tế muốn mở văn phòng tại Việt Nam
nhưng chưa có cơ sở pháp lý cho phép hoạt động.
Chính sự phát triển của xã hội đã khiến cho các nhà hoạch định chính sách cần
phải xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách và pháp luật cho phù hợp và đáp ứng nhu
cầu của cuộc sống. Ngày 2 tháng 4 năm 1992 HĐBT (nay là Chính phủ) đã ban
hành Quyết định số 145/HĐBT quy định tạm thời về việc cho người nước ngoài
nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam bị bỏ rơi, mồ côi, bị tàn tật ở các cơ sở nuôi
dưỡng do ngành lao động thương binh và xã hội quản lý. Theo đó, lần đầu tiên tại
Việt Nam có một văn bản pháp luật – mặc dù là tạm thời - quy định chi tiết trình tự,
thủ tục, đối tượng được nhận trẻ và cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
Trong văn bản này, một lần nữa quan điểm vì lợi ích của trẻ em luôn được đặt lên
hàng đầu và cũng là tư tưởng xuyên xuốt trong quá trình xây dựng chính sách, pháp
luật về nuôi con nuôi sau này.
Việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam bị mồ côi, bị bỏ rơi, bị tàn tật làm con
nuôi phải xuất phát từ tình cảm giữa người nuôi với trẻ được nhận làm con nuôi trong
quan hệ cha mẹ và con cái, bảo đảm trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đầy đủ
(Điều 1, Quyết định tạm thời 145).
Cần phải khẳng định rằng Quyết định tạm thời 145 đã đặt viên gạch đầu tiên
cho việc hình thành chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trên thực tế,
Quyết định này cũng đã đóng góp phần không nhỏ trong việc giải quyết tình hình
hhện tại, giúp cho rất nhiều trẻ em tìm được nơi nuôi dưỡng đầy đủ cả vật chất lẫn
tinh thần, giúp cho chúng có được mái ấm tình thương và được học hành. Tuy
13
nhiên, việc thực hiện quyết định này cũng để lại không ít những hiệu quả phức tạp,
tạo dư luận không tốt cả trong vào ngoài nước.
* Từ năm 1993 đến năm 2003
Từ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại khi thực hiện Quyết định
tạm thời 145, ngày 2 tháng 12 năm 1993, HĐNN (nay là Chính phủ) đã ban hành
pháp lệnh HNGĐ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Pháp lệnh đã quy
định các điều kiện cụ thể đối với người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con
nuôi, quy định nghĩa vụ của người) nuôi con nuôi phải cung cấp thông tin về tình
trạng phát triển của con nuôi; thẩm quyền quyết định cho con nuôi; thủ tục xin con
nuôi Tiếp sau đó, ngày 30/11/1994 Chính phủ (CP) ban hành Nghị định số
184/CP quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ
đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất
cho công tác giải quyết trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Để hỗ trợ cho các địa
phương trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, Bộ Tư
pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công an) đã ban hành thông tư liên bộ
số 503/TT-LB ngày 25/5/1995 hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 184/CP của
Chính phủ. Bên cạnh đó, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 1 năm 1998 hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Luật HNGĐ năm 1986, trong đó giải thích việc áp dụng đồng nhất chế
độ pháp lý của con nuôi như chế độ pháp lý của con đẻ, liên quan đến quyền thừa kế
của con nuôi.
Trong giai đoạn này việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Việt
Nam trong lĩnh vực HNGĐ nói chung và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
nói riêng đã đạt được những bước tiến dài. Từ năm 1993 đến năm 1995 Việt Nam
liên tục ban hành những văn bản pháp lý quan trọng về vấn đề nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài. Có thể nói rằng, giai đoạn này đánh dấu sự hoàn thiện của chế định
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Sự hoàn thiện và phát triển này bởi các lý do
sau :
14
Biu s: 1.2
S tr em Vit Nam lm con nuụi cỏc nc t 1998-2003
Hoa Kỳ,
2670
Phá p, 2431
Bỉ, 436
Đ ức, 495
Italia, 267
Đ an Mạ ch,
427
Thuỵ Đ iển,
612
Thuỵ Sĩ,
154
Hoa Kỳ
Phá p
Bỉ
Đ an Mạ ch
Đ ức
Italia
Thuỵ Điển
Thuỵ Sĩ
Ngun: B t phỏp, 2003
- Nhu cu ca xó hi v vn cho v nhn tr em lm con nuụi l rt
ln c v cung v cu
- Vit Nam ang dn tng bc hi nhp vi th gii, mun lm bn
vi cỏc nc trờn th gii thỡ Vit Nam cng khụng th ng ngoi cuc chi, do
vy tõm lý bo th, e dố, lo ngi thi bao cp trc kia phi nhng ch cho t
tng m ca v ho nhp.
- Vit Nam vi t cỏch l nc th hai trờn th gii, th nht Chõu
phờ chun cụng c ca Liờn hp quc v quyn tr em v c bit Vit Nam mun
gia nhp cụng c La Hay s 33 v bo v tr em v hp tỏc trờn lnh vc con nuụi
nc ngoi thỡ bt buc phi dn hon thin phỏp lut v nuụi con nuụi cú yu t
nc ngoi.
Thc t ó cho thy, cựng vi vic hon thin chớnh sỏch, phỏp lut v con
nuụi cú yu t nc ngoi thỡ s lng tr em c ngi nc ngoi nhn lm con
nuụi cng tng lờn theo cp s nhõn. C th l: t nm 1990 n ht nm 1992 ch
cú 673 tr em c ngi nc ngoi nhn lm con nuụi. Nhng n giai on
1993 n nm 2003 ó cú 14.615 tr em cho lm con nuụn ngi nc ngoi (xem
biu s 1.2).
Qua biu trờn cho thy, trong s cỏc nc nhn tr em Vit Nam lm con nuụi,
Hoa K v Phỏp l
nc dn u v s
lng tr em Vit Nam
c nhn lm con
nuụi, tip theo ú l
Thu in v c.
iu ny cho thy cỏc
nc phỏt trin rt quan
tõm ti v mong mun
15
nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Việc tăng số lượng trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trong giai
đoạn này phải kể đến những quy định được coi là hết sức “thông thoáng” của Nghị
định 184/CP. Theo quy định của Nghị định, việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam là
con nuôi người nước ngoài được thực hiện từ ba nguồn cơ bản: cơ sở nuôi dưỡng,
cơ sở y tế và gia đình đã tạo cơ hội cho người nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam,
liên hệ tìm kiếm trẻ em có đủ điều kiện và phù hợp với nguyện vọng của mình để
xin nhận con nuôi một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Pháp lệnh, Nghị định 184/CP và các văn bản
khác có liên quan cũng đã phát sinh những bất cập và tồn tại chẳng hạn như:
- Xuất hiện tình trạng môi giới trẻ em cho người nước ngoài, tạo ra dư
luận xã hội không tốt đối với vấn đề cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài;
- Nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã lợi dụng hoạt động tài trợ
nhân đạo cho các cơ sở nuôi dưỡng để thực hiện việc môi giới con nuôi. Thông qua
hoạt động môi giới con nuôi bất hợp pháp này, nhiều tổ chức nuôi con nước ngoài
đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam để trục lợi;
- Việc thu phí và lệ phí giữa các địa phương không thống nhất, nhiều
nơi tự đặt ra các khoản phí và lệ phí để yêu cầu người nước ngoài phải nộp. Nhiều
khi mức phí này quá cao, gây dư luận không tốt đối với nước ngoài nói chung;
- Những quy định hiện hành không phù hợp với những quy định của
các nước trên thế giới, nhất là đối với công ước La Hay.
Chính vì vậy, một lần nữa chúng ta lại đặt ra vấn đề phải sửa đổi, bổ sung
những quy định về HNGĐ nói chung và vấn đề HNGĐ có yếu tố nước ngoài nói
riêng, trong đó có vấn đề con nuôi. Ngày 9/6/2000 Quốc hội khoá 10 kỳ họp thứ 7
tưhông qua Luật HNGĐ năm 2000 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2001 thay thế
luật HNGĐ năm 1986. Chế định nuôi con nuôi được quy định tại chương 8 với 12
điều (từ điều 67 đến điều 78) và tại chương II với 1 điều 105 về nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài. Sau khi Quốc hội thông qua Luật HNGĐ năm 2000, Chính phủ
đã ban hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành
16
một số điều của Luật HNGĐ năm 2000 về quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài
(gọi tắt là Nghị định 68/CP), trong đó có những thay đổi căn bản về nguyên tắc,
trình tự, thủ tục giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con
nuôi.
1.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
Ngày 02/01/2003 Nghị định 68/CP có hiệu lực và thay thế Nghị định 184/CP
đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài và đặc biệt với những quy định hiện hành, chúng ta đã dần tiếp cận với
những quy định của thế giới về vấn đề này. Những điểm mới của Nghị định 68/CP
so với trước kia đó là:
Thứ nhất, đối tượng trẻ em được cho làm con nuôi: Theo quy định của Nghị
định chỉ có hai đối tượng có thể cho làm con nuôi người nước ngoài đó là:
- trẻ em đang sống tại Cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại
các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, và
- trẻ em sống tâi gia đình thuộc diện mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ
hàng, thân thích với người xin con nuôi.
Thứ hai, về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi: tiếp tục tái khẳng định
việc gi6i quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trên tinh thần
nhân đạo, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản
của trẻ em. Quan trọng hơn, Nghị định đã chỉ rõ rằng chỉ giải quyết cho trẻ em Việt
Nam làm con nuôi tại nước mà nước đó với Việt Nam đã ký kết hoặc cùng gia nhập
điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam. Trường hợp ngoại lệ chỉ
giải quyết nếu người nước ngoài đã có thời gian sinh sống tại Việt Nam ít nhất 6
tháng trở lên xin nhận đích danh con nuôi là trẻ em đang sinh sống tại gia đình
thuộc trường hợp mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin
nhận con nuôi. Đây là quy định hoàn toàn mới, thực sự giúp cho Nhà nước quản lý
tốt hơn hoạt động xin con nuôi của người nước ngoài, khắc phục những tồn tại, bất
cập của Nghị định 184/CP. Nhưng chính quy định này cũng gây không ít những trở
17
ngại, khó khăn cho việc giải quyết trẻ em làm con nuôi người nước ngoài sẽ được
phân tích trong phần sau.
Thứ Ba, cho phép tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam:
Quy định này thực chất là hợp pháp hoá cho những hoạt động được coi là “ngầm”,
“bất hợp pháp” của các văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài, các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt là đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.
Thứ tư, trình tự thủ tục giải quyết được quy định chi tiết và cụ thể hơn. Với
những quy định này, cơ quan đầu mối là Cục con nuôi quốc tế, Bộ tư pháp để giải
quyết và xem xét hồ sơ xin con nuôi của người nước ngoài
Thứ năm, thành lập Cục con nuôi quốc tế trực thuộc Bộ tư pháp: lần đầu tiên
tại Việt Nam có một cơ quan chuyên môn phụ trách vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài. Cơ quan này có nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực này và trực
tiếp tham gia giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi. Đây là bước tiến bộ vượt bậc và là
minh chứng chứng tỏ
pháp luật Việt Nam
đang dần từng bước
hội nhập quốc tế, ít
nhất trong lĩnh vực
HNGĐ có yếu tố nước
ngoài (xem hộp số
1.4).
Nói tóm lại, trải
qua các thời kỳ, các
giai đoạn lịch sử của dân tộc, chúng ta đã dần từng bước soạn thảo và ban hành các
chính sách, pháp luật về vấn đề con nuôi nói chung và con nuôi có yếu tố nước
ngoài nói riêng một cách hoàn thiện, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em.
Tuy nhiên, trong thời gian tới để đạt được mục tiêu gia nhập công ước La Hay 1993
chắc chắn Việt Nam tiếp tục cần phải sửa đổi, bổ sung pháp luật về vấn đề này cho
phù hợp hơn nữa.
Hộp số 1.3: Quy định về Cơ quan trung ương:
1. Mỗi quốc gia ký kết phải chỉ định một cơ quan trung
ương có thẩm quyền (về con nuôi) để thực hiện nghĩa vụ mà
Công ước này quy định một cơ quan như vậy
2. Các cơ quan trung ương có thẩm quyền phải hợp tác với
nhau và thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà chức trách có
thẩm quyền của các quốc gia đó để đảm bảo việc bảo vệ trẻ
em và thực hiện các mục đích khác của Công ước.
(Điều 6,7 Công ước La Hay 1993)
18
2. Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài
2.1 Khái niệm chế định nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài
Theo quan điểm chung, “nuôi con nuôi” được hiểu là việc cho trẻ em đi làm
con nuôi ở gia đình khác trong cùng một nước hoặc ở nước ngoài, nhằm xác lập
mối quan hệ cha mẹ và con, giữa người nuôi với người nuôi với mục đích bảo đảm
cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục phù hợp với đạo đức xã hội. Như vậy có thể thấy rằng, “nuôi con nuôi” là một
phạm trù mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc.
Cùng với sự phát triển của xã hội, việc cho con nuôi không chỉ dừng lại ở
phạm vi trong nước mà đã mở rộng ra phạm vi “có yếu tố nước ngoài”. Nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài là loại hình nuôi con nuôi mà trẻ em có thể không còn ở
nước gốc và người nhận trẻ em làm con nuôi là người nước ngoài. Tuy nhiên, về
mặt nguyên tắc thì con nuôi trong nước hay con nuôi cho người nước ngoài đều
phải thực hiện trên tinh thần “nhân đạo, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em và
tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em” điều đó có nghĩa là tìm cho trẻ em một mái
ấm gia đình chứ không phải tìm “cho gia đình một đứa trẻ”.
Như chúng ta đã biết, vấn đề con nuôi là một vấn đề xã hội hết sức nhạy cảm
và mang tính nhân đạo sâu sắc. Việc nuôi con nuôi không chỉ là một biện pháp phúc
lợi cho trẻ em mà còn là một biện pháp xã hội và pháp lý để bảo vệ trẻ em. Vì vậy,
vấn đề nuôi con nuôi đã được hầu hết các nước trên thế giới điều chỉnh. Những
nước có truyền thống pháp luật thành văn điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi trong Bộ
luật dân sự như Đức, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc. Nhiều nước điều chỉnh vấn đề con
nuôi bằng những đạo luật riêng trong Đạo luật về tư cách cha mẹ như Thuỵ Điển,
Singapore, Trung Quốc. Cũng nhằm mục đích bảo vệ trẻ em và phòng chống lạm
dụng vấn đề con nuôi nước ngoài, cộng đồng quốc tế thông qua các tuyên bố, điều
ước quốc tế đa phương và song phương đã đề ra có quy tắc, nguyên tắc quy định
vấn đề nuôi con nuôi và những nguyên tắc này dần trở thành một chế định hiện đại
của pháp luật quốc tế mà hầu hết các nước trên thế giới đều tuân thủ và dần từng