Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Dịch vụ Logistics và các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam với WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.88 KB, 105 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



TRẦN THẾ ANH





DỊCH VỤ Logistcs VÀ CÁC CAM KẾT MỞ CỬA
THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM VỚI WTO



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC








HÀ NỘI – 2012





2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




TRẦN THẾ ANH


DỊCH VỤ Logistcs VÀ CÁC CAM KẾT MỞ CỬA
THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM VỚI WTO


Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc Giao




HÀ NỘI - 2008



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Lời mở đầu
Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS



1.1.Khái niệm Logistics
1.1.1. Các định nghĩa về Logistics
1.1.2. Đặc điểm và phân loại logistics
1.1.2.1. Đặc điểm của logistics
1.1.2.2. Phân loại logistics
1.1.3. Vai trò và xu hướng phát triển của logistics
1.1.3.1. Vai trò của logistics
1.1.3.2. Xu hướng phát triển của logistics
1.2. Một số quy định chung của pháp luật Việt Nam về logistics
Kết luận chương 1
Chương 2 –MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ LOGISTICS VỚI WTO:
MỘT SỐ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VÀ TƯƠNG QUAN VỚI PHÁP
LUẬT TRONG NƯỚC



2.1. Các quy định chung của GATS/WTO về thương mại dịch vụ
2.1.1. Một số định nghĩa và nguyên tắc cơ bản

2.1.1.1. Các định nghĩa
2.1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của GATS: Tối huệ quốc và Minh bạch
2.1.2. Các nguyên tắc tự do hóa cụ thể: Tiếp cận thị trường và Đối xử quốc
gia ………………………………………………………………………….
2.2. Các cam kết chung của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ (bao
gồm cả dịch vụ logistics) theo GATS …
2.2.1. Cam kết ở phương thức hiện diện thương mại …………
2.2.2. Cam kết ở phương thức hiện diện thể nhân ……
2.3. Cam kết của Việt Nam trong các ngành dịch vụ logistic cụ thể
2.3.1. Các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ logistics liên quan đến vận tải…
2.3.1.1. Dịch vụ vận tải biển hàng hóa và hành khách ……………………
2.3.1.2. Dịch vụ vận tải hàng không……………………………………….
2.3.1.3. Nhóm các dịch vụ vận tải còn lại………………………………….
2.3.2. Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ bốc xếp…………………………….
2.3.3. Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ thông quan…………………………
2.3.4. Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ kho bãi……………………………
2.3.5. Các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ phân phối: bán buôn và bán lẻ
2.3.6. Các cam kết về miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo điều II của GATS.
Kết luận chương 2
Chương 3 – THỰC TRẠNG NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM
VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ
LOGISTICS …………………………………………………………………….


3.1.Thực trạng ngành dịch vụ logistics Việt Nam và các cơ hội khi hội nhập


3.1.1. Đánh giá pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics

3.1.1.1. Ưu điểm


3.1.1.2. Hạn chế

3.1.2. Hiện trạng ngành dịch vụ logistics Việt Nam

3.1.3. Cơ hội của dịch vụ logistics Việt Nam khi hội nhập

3.2. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics ……

3.2.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật

3.2.2. Các giải pháp và kiến nghị

3.2.2.1. Về lập pháp

3.2.2.2. Về cơ chế, chính sách

Kết luận chương 3

KẾT LUẬN



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh Tiếng Việt


ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


CIF Cost, Insurance and Freight Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

CFR Cost and Freight Tiền hàng và cước phí

CPC Central Product Clasification Bảng phân loại sản phẩm trung
tâm của Liên Hợp quốc

ESCAP Economic and Social
Development in Asia and the
Pacific
Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á –
Thái Bình Dương của Liên Hợp
quốc

FCA Free Carrier Giao cho người vận tải

FOB Free on Board Hết trách nhiệm khi hàng qua lan
can tàu

GATS General Agreement on Trade in
Services
Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ của WTO


MFN Most Favoured Nation Đối xử Tối huệ quốc

NT Nation Treament Đối xử quốc gia

VTĐPT Vận tải đa phương thức

XNK Xuất nhập khẩu

WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Logistics với hình thức sơ khai là giao nhận vận chuyển đã có từ rất
lâu trong lịch sử, và cùng với sự phát triển của kinh tế nói riêng và xã hội nói
chung, ngày càng xuất hiện những hình thức thể hiện mới của logistics.
Chính vì vậy mà các quan niệm về logistics trên thế giới rất đa dạng và mang
nội hàm khác nhau tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu, nhưng nhìn chung đều
thừa nhận tầm quan trọng của logistics với các hoạt động kinh tế. Với tính
hiệu quả của mình, cùng xu hướng toàn cầu hóa và xu hướng chuyển sản
xuất ra nước ngoài của kinh tế thế giới, logistics ngày càng được nhìn nhận
như một công cụ hữu ích để đạt được mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp và
thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. Mỗi quốc gia đều
mong muốn xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ logistics hoàn chỉnh và
đồng bộ, gắn kết với chuỗi logistics toàn cầu, trên cơ sở bảo hộ sự phát triển
của ngành dịch vụ logistics nội địa, tuy nhiên khi quốc gia tham gia các tổ
chức kinh tế quốc tế thì việc phải mở cửa thị trường là điều thể không tránh
khỏi. Những mục tiêu trên đặt ra các yêu cầu đối với hệ thống pháp luật liên

quan đến dịch vụ logistics của quốc gia về sự hoàn thiện, phù hợp các tập
quán và thông lệ quốc tế, khuyến khích sự phát triển của ngành dịch vụ
logistics nội địa và đảm bảo tuân thủ lộ trình mở cửa thị trường theo các cam
kết.
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO), và cũng đã cam kết mở cửa thị trường dịch vụ theo những lộ
trình nhất định, trong đó có các phân ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ logistics.
Hệ thống pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics mặc dù khá bao quát, điều
chỉnh nhiều lĩnh vực và tương đối phù hợp các cam kết quốc tế nhưng vẫn
2
còn khá nhiều bất cập cần sửa đổi và bổ sung cho phù hợp yêu cầu. Vì vậy,
việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp lý về logistics, các cam kết mở
cửa thị trường dịch vụ logistics với WTO và thực trạng pháp luật của Việt
Nam để phát hiện những bất cập từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp
hoàn thiện pháp luật lĩnh vực này là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn
hiện nay. Đề tài “ Dịch vụ Logistics và các cam kết mở cửa thị trường của
Việt Nam với WTO” được thực hiện nhằm mục đích quan trọng đó.
Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp
luật đầy đủ, phù hợp với luật pháp quốc tế và là cơ sở pháp lý cho việc nâng
cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Những kiến nghị của đề tài
hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy
định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích vừa thực hiện đúng các cam kết
quốc tế vừa khai thác tối đa tiềm năng phát triển dịch vụ logistics ở Việt
Nam, xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm logistics lớn của thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề khía cạnh pháp lý của dịch vụ
logistics, ngoài một số bài viết đề cập hoặc nghiên cứu khía cạnh kinh tế của
Logistics như “Logistics - những vấn đề cơ bản” và “ Quản trị logistics” của
TS Đoàn Thị Hồng Vân. Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ logistics

của Việt Nam với WTO cũng đã được công bố rộng rãi nhưng việc phân tích
và đánh giá so sánh với lộ trình của một số thành viên WTO có những điểm
tương đồng với Việt Nam, cũng như đối chiếu với các quy định pháp luật
trong nước để thấy được cơ hội và khó khăn mà các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ logistics của Việt Nam đang đối mặt là gần như chưa có. Ngoài ra,
các sách báo viết về Logistics hầu hết đều là của các tác giả nước ngoài, rất
nhiều trong số này được viết bằng tiếng nước ngoài và ít liên quan đến pháp
3
luật Việt Nam, lại chưa được dịch ra tiếng Việt. Trong xu thế hội nhập hiện
nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận
cơ bản về logistics và cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam khi gia nhập
WTO, phát hiện những điểm còn bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành ở
nước ta, qua đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện lĩnh vực pháp
luật này nhằm tạo môi trường pháp lý ổn định, phù hợp thông lệ và các cam
kết quốc tế, khuyến khích sự phát triển của dịch vụ logistics Việt Nam, xây
dựng Việt Nam trở thành trung tâm logistics lớn của thế giới.
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải hoàn thành được các nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về logistics và quy
chế pháp lý đối với dịch vụ logistics tại Việt Nam
- Phân tích các cam kết về lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ logistics của
Việt Nam trên cơ sở so sánh với lộ trình mở cửa của một số thành viên
WTO, qua đó đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics.
- Xác định những cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ logistics khi Việt
Nam là thành viên của WTO, từ đó đề ra các phương hướng và giải pháp
tổng thể hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics Việt Nam đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: là những cam kết của Việt Nam về mở cửa thị
trường dịch vụ logistics với WTO và một số quy định pháp lý của Việt Nam
liên quan đến dịch vụ logistics.
4
Phạm vi nghiên cứu: trong khuôn khổ một Luận văn thạc sỹ, với một
đề tài khá mới và có phạm vi rộng, khả năng nghiên cứu và nguồn tư liệu
tham khảo còn hạn chế, công trình nghiên cứu này không nhằm cung cấp tất
cả những vấn đề liên quan đến logistics và mở cửa thị trường dịch vụ
logistics trong WTO, mà chỉ nghiên cứu những vấn đề cơ bản về logistics và
các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về mở cửa thị trường từng
phân ngành dịch vụ logistics theo sự phân loại của pháp luật Việt Nam. Việc
đánh giá thực trạng pháp luật thực định chỉ giới hạn trong một số phân ngành
logistics cơ bản, và trên cơ sở đó luận văn đề xuất những phương hướng và
kiến nghị chung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về dịch vụ logistics
Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, tác giả vận dụng phương pháp
luận biện chứng duy vật và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; quán
triệt quan đểm và chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc
tế
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu là phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh luật học
6. Những đóng góp của Luận văn
- Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản
về dịch vụ logistics.
- Góp phần làm sáng tỏ các yêu cầu pháp lý quốc tế về mở cửa thị trường
thương mại dịch vụ nói chung và dịch vụ logistics nói riêng, cũng như phân
tích và so sánh các cam kết về lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ logistics

của Việt Nam khi gia nhập WTO với lộ trình của một số quốc gia thành viên
khác
5
- Đánh giá một cách khách quan những bất cập của hệ thống pháp luật Việt
Nam liên quan đến dịch vụ logistics và thực trạng của ngành dịch vụ
logistics trong nước.
- Đề xuất những phương hướng, giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về
dịch vụ logistics phù hợp các cam kết quốc tế, xây dựng Việt Nam thành một
trung tâm logistics lớn của thế giới.
7. Kết cầu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm
3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về logistics
Chương 2: Mở cửa thị trường dịch vụ logistics với WTO: một số cam kết
của Việt Nam và tương quan với pháp luật trong nước
Chương 3: Thực trạng ngành dịch vụ logistics Việt Nam và các kiến nghị
hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics
6
Chương 1– NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS

1.1. Khái niệm Logistics
Trong lịch sử, khi các tranh chấp quốc tế cũng như tham vọng bành
trướng lãnh thổ, chiếm đoạt tài nguyên thường được giải quyết thông qua
chiến tranh, thì nhu cầu điều động quân đội , vũ khí khí tài quân sự cũng như
lương thực và các vật dụng thiết yếu tới các mặt trận trong cuộc chiến luôn
luôn đặt ra trước các nhà cầm quân, và sự thành bại trên chiến trường phụ
thuộc rất nhiều vào việc đáp ứng những nhu cầu đó. Có thể lấy dẫn chứng từ
hai cuộc chiến: kết cục thất bại khi Napoleon xâm lược nước Nga do không
được chuẩn bị tốt về mặt hậu cần và cuộc đổ bộ thành công của quân Đồng
minh vào vùng Normandi của Pháp trong thế chiến thứ hai khi đã có những

sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đó là xét trên phương diện chiến tranh, còn đối với
lĩnh vực kinh tế, khi sự phân công lao động xã hội xuất hiện làm cho nền sản
xuất xã hội trở nên chuyên môn hóa thì một đòi hỏi tất yếu đặt ra với loài
người đó là sự trao đổi hàng hóa, bởi vì lúc này con người có thể không sản
xuất ra những gì mình cần, mà mục đích của sản xuất là để phục vụ nhu cầu
của những đối tượng khác tại các vùng địa lý khác. Để trao đổi được hàng
hóa, con người có hai sự lựa chọn, hoặc là tự tìm đến nơi sản xuất, hoặc hàng
hóa sẽ được mang đến nơi có nhu cầu. Lựa chọn một là không khả thi xét
trên phạm vi rộng, bởi vì không phải lúc nào và địa điểm nào con người cũng
có thể đến được, do gặp phải các vấn đề về chi phí đi lại, giao thông, lãnh
thổ biên giới quốc gia Vì thế hàng hóa sẽ được mang đến những nơi nó có
thể được tiêu thụ. Xuất phát từ những nhu cầu trong chiến tranh và của nền
sản xuất nói trên, một hoạt động xã hội đã ra đời để đáp ứng, đó là hoạt động
vận chuyển hàng hóa.
7
Cùng với sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của nền sản xuất
xã hội thì đòi hỏi đặt ra đối với hoạt động vận chuyển ngày càng cao, không
chỉ đơn thuần là sự dịch chuyển vị trí của hàng hóa từ địa danh này đến địa
danh khác trong một phạm vi lãnh thổ hay đơn vị hành chính tại quốc gia
nào đó. Các nhà sản xuất mở rộng phạm vi bán hàng cũng như nguồn cung
cấp nguyên vật liệu đầu vào trên phạm vi toàn thế giới. Ví dụ với hãng sản
xuất máy bay Boeing của Mỹ, một thành phẩm hoàn chỉnh sử dụng gần
800.000 cụm linh kiện có xuất xứ từ hơn 50 quốc gia, trong một cụm linh
kiện cũng có vô số các chi tiết với nguồn gốc khác nhau, và máy bay của
hãng thì được bán ra trên khắp toàn cầu. Cũng chính từ sự chuyên biệt hóa
lao động xã hội mà dần dần nhiệm vụ đặt ra với các nhà sản xuất đó là tập
trung sản xuất với quy mô phù hợp và chi phí thấp nhất, còn hoạt động thu
mua nguyên vật liệu hàng hóa đầu vào, cũng như phân phối thành phẩm tới
các kênh bán hàng, tới người mua sẽ do các thương nhân trung gian với kinh
nghiệm và kỹ năng chuyên biệt đảm nhiệm. Vì thế mà xuất hiện một ngành

dịch vụ mới, với nhiệm vụ cung cấp và phối hợp các dịch vụ đơn lẻ như vận
chuyển, kho bãi, bốc xếp, khai thuê Hải quan, bán buôn, bán lẻ để tạo sự
thống nhất giữa các hoạt động và tối ưu hóa lợi nhuận cho sản xuất, nhằm
thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Ngành dịch vụ này được gọi là dịch
vụ Logistics. Ngày nay logistics đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động
của doanh nghiệp, bởi vì sự chênh lệch ở các lĩnh vực cạnh tranh truyền
thống như giá cả hay chất lượng hàng hóa ngày càng bị thu hẹp, các nhà sản
xuất cạnh tranh nhau bằng sự hợp lý hóa quá trình sản xuất như chu trình lưu
chuyển nguyên nhiên liệu và bán thành phẩm, quản lý tồn kho, hiệu suất và
thời gian giao hàng , mà những vấn đề này được quyết định bởi Logistics.
Sự thành công của Công ty máy tính Dell (Mỹ) với doanh số năm 2006 trên
45tỷ USD khi trên thị trường đã có rất nhiều tên tuổi lớn tồn tại qua hàng
8
nửa thế kỷ như IBM, Hewlett-Packard xuất phát từ sự hiệu quả của hoạt
động Logistics. Cũng chính từ sự nhận thức về tầm quan trọng của chuỗi
cung toàn cầu mà Wal-mart trở thành chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới
trên phương diện doanh thu và lợi nhuận tính trên diện tích so với các nhà
bán lẻ lâu đời và nổi tiếng khác như K-mart, Sears hay Target Đó là xét
dưới góc độ các doanh nghiệp, còn ở phạm vi quốc gia, một đất nước nghèo
về tài nguyên và hạn chế về diện tích như Singapore, trong sự phát triển
chung đã có những đóng góp không nhỏ từ ngành dịch vụ logistics. Nhận
thức được những hạn chế cũng như tiềm năng của mình, Singapore đã tập
trung phát triển các ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ logistics, và hiện nay
hải cảng Singapore là một trong những cảng biển chuyển tải container đông
đúc nhất tiếp nhận hơn 140.000 lượt tàu cập cảng hàng năm của hơn 250
hãng vận chuyển kết nối tới 600 cảng biển trên toàn thế giới, và sân bay
Changi là cửa ngõ hàng không quan trọng của khu vực châu Á Thái Bình
Dương, với hơn 80 hãng hàng không có tuyến bay tới trên 180 thành phố tại
57 quốc gia và có tới 4.000 lượt chuyến bay hàng tuần (http
://

www.mpa.gov.sg
).
Tuy có tầm quan trọng như vậy, nhưng hiện nay cũng chưa có một
cách hiểu thống nhất về logistics. Mỗi quốc gia, mỗi lĩnh vực lại có những
quan niệm khác nhau về ngành dịch vụ này. Cùng với sự phát triển chung
của xã hội, logistics ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và có
nhiều biến thể mới khiến cho các quan niệm về logistics cũng luôn thay đổi.
1.1.1 Các định nghĩa về Logistics
Khái niệm Logistics trong kinh doanh hay quân sự không hề có mối
liên hệ nào với “logic” là khái niệm trong toán học. Theo từ điển American
Heritage, nguồn gốc của từ này bắt đầu từ “logistique” trong tiếng Pháp, và
từ “logistique” lại có gốc là từ “loger” có nghĩa là nơi đóng quân. Thoạt đầu,
9
logistics được sử dụng như là một từ chuyên môn trong quân đội, với ý nghĩa
là công tác hậu cần. Sau này, dần dần thuật ngữ logistics được áp dụng trong
các lĩnh vực kinh tế. Xuất phát từ tính đa dạng của hoạt động logistics cũng
như các lĩnh vực có sử dụng logistics mà hiện nay thế giới có rất nhiều định
nghĩa, mà dưới đây là một số những định nghĩa điển hình:
Từ điển American Heritage giải nghĩa logistics trên hai phương diện:
kinh doanh và quân sự. Về quân sự, logistics là một lĩnh vực hoạt động của
quân đội, liên quan đến việc thu mua, phân phối, bảo quản, thay thế thiết bị
và cả con người (
The branch of military operations that deals with the
procurement, distribution, maintenance, and replacement of materiel and
personnel
). Trong kinh doanh, logistics là việc quản lý các chi tiết của một
quá trình hoạt động (
The management of the details of an operation
)
Từ điển Webster có định nghĩa khác, theo đó logistics là quá trình thu

mua, bảo quản, phân phối, thay thế con người và thiết bị (
The procurement,
maintenance, distribution, and replacement of personnel and materiel
)
Theo Council of Logistics Management - Hoa Kỳ, logistics là quá trình
lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát hiệu quả chi phí lưu thông, tồn kho hàng
hóa, dịch vụ và dòng thông tin liên quan từ điểm xuất phát ban đầu cho đến
điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng (
the process
of planning, implementing, and controlling the efficient, effective flow and storage
of goods, services, and related information from point of origin to point of
consumption for the purpose of conforming to customer requirements
). Định
nghĩa của Canadian Association of Logistics Management cũng khá tương
đồng, chỉ cụ thể hơn nữa hàng hóa đó là nguyên vật liệu thô, hàng trong quá
trình sản xuất và hàng hóa hoàn thiện.
Tạp chí Logistics World thì định nghĩa cô đọng hơn, đó là khoa học của
việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động cung cấp hàng

10
hóa và dịch vụ (
The science of planning, organizing and managing activities that
provide goods or services
)
Theo Logistix Partners Oy, Helsinki: logistics được định nghĩa như là
một khung kế hoạch hoạt động cho việc quản lý vật tư, dịch vụ, thông tin và
dòng chảy vốn. Nó bao gồm cả hệ thống thông tin ngày càng phức tạp, sự
truyền thông và những hệ thống kiểm soát cần phải có trong môi trường kinh
doanh ngày nay (
Logistics is defined as a business planning framework for the

management of material, service, information and capital flows. It includes the
increasingly complex information, communication and control systems required in
today's business environment
).
Theo thống kê chỉ số Logistics của World Bank năm 2007 (2007
Logistics Performance Index), logistics quốc tế bao gồm rất nhiều các hoạt
động, từ vận chuyển, thu gom hàng lẻ, lưu kho bãi, thủ tục khai báo tại cửa
khẩu cho tới các hệ thống phân phối và thanh toán trong quốc gia
(
International logistics encompasses an array of actions, from transportation,
consolidation of cargo, warehousing, and border clearance to in-country
distribution and payment systems
) [21].
Theo nghiên cứu của N. Viswanadham và Rodshan Gaonkar trong tác
phẩm “E-logistics: Trends and Opportunities” (tạm dịch: logistics điện tử:
Các cơ hội và xu hướng), logistics được định nghĩa như là một loạt các hoạt
động liên quan đến sự dịch chuyển hợp lý và hiệu quả bán thành phẩm và
sản phẩm hoàn thiện từ địa chỉ kinh doanh này tới địa chỉ kinh doanh khác,
từ nhà sản xuất/nhà phân phối/nhà bán lẻ tới khách hàng cuối cùng. Các hoạt
động này bao gồm thuê cước vận chuyển, lưu kho bãi, mua bán vật liệu,
đóng gói bảo quản, kiểm soát hàng tồn, thực hiện đơn hàng, hoạt động
marketing, dự báo thị trường và dịch vụ khách hàng (
Logistics is defined as the
broad range of activities concerned with effective and efficient movement of semi-

11
finished or finished goods from one business to another and from
manufactures/distributors/retailers to the end consumer. The activities include
freight transportation, warehousing, material handling, protective packaging,
inventory control, order processing, marketing, forecasting and customer services

)
[19].
Ở Việt Nam hiện nay, trên cả phương diện khoa học cũng như luật
pháp đều chưa có một cách hiểu thống nhất về logistics. Trước đây, người ta
quan niệm logistics là tổng hợp các hoạt động trong ngành giao nhận vận tải
và kho bãi. Tuy nhiên, cách hiểu này đã thể hiện sự hạn chế, bởi lẽ trên thế
giới ngành dịch vụ logistics đã có sự phát triển vượt bậc, vượt ra ngoài
khuôn khổ của hoạt động vận tải và kho bãi, được ứng dụng trong hầu hết
các lĩnh vực của nền kinh tế và đóng góp vào thành tựu phát triển chung của
toàn nhân loại. Hiện trong tiếng Việt chưa có một thuật ngữ có thể diễn đạt
hết nội hàm của khái niệm logistics. Cũng như thuật ngữ Marketing, có lẽ
chúng ta không nhất thiết phải tìm bằng được thuật ngữ Việt tương đương,
mà chỉ cần thống nhất cách hiểu về logistics. Nghiên cứu hoạt động logistics
trong hiện thực, cũng như tổng hợp các khái niệm mà các nhà khoa học đã
đưa ra, có thể định nghĩa khái quát logistics như sau: “Logistics là tập hợp
các hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm vận chuyển và lưu
trữ các nguồn lực cũng như hàng hóa từ điểm cung ứng đầu tiên cho tới
người tiêu dùng cuối cùng với mục tiêu tối ưu hóa về vị trí, thời gian và
chi phí ” [11]. Dịch vụ logistics, đó là việc cung ứng các hoạt động trên bởi
các nhà cung cấp để đổi lại việc được hưởng thù lao
1.1.2 Đặc điểm và phân loại logistics
1.1.2.1 Đặc điểm của logistics
Thứ nhất, logistics là một quá trình, bao gồm một chuỗi các hoạt động
liên tục, và giữa các hoạt động này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chính

12
vì điều này mà cách viết chính xác phải là logistics chứ không thể là logistic.
Logistics bao gồm rất nhiều hoạt động: vận chuyển bốc xếp, thu gom hàng
lẻ, đóng gói dán nhãn, lưu kho bãi, khai thuê hải quan, phân phối nhằm
cung cấp các nguồn lực cho hoạt động sản xuất và đưa thành phẩm tới người

tiêu dùng. Ví dụ: để có được hàng hóa thành phẩm bán cho người tiêu dùng,
công ty sản xuất ra nó phải có hoạt động thu mua nguyên liệu, nhiên liệu,
bao bì, thuê nhân công lao động trước khi sản xuất. Logistics chính là các
hoạt động nhằm dịch chuyển, cung cấp các nguồn lực đầu vào từ rất nhiều
địa điểm đến nhà sản xuất, quản lý điều tiết vật tư hàng hóa trong quá trình
sản xuất, sau đó đưa thành phẩm đến tay người tiêu dùng theo yêu cầu của
thị trường, có thể là tại mọi nơi trên thế giới, và quản lý cả luồng thông tin ở
chiều ngược lại. Giữa các hoạt động logistics đều có mối liên hệ chặt chẽ,
bởi vì chúng cùng nằm trong một quá trình, nếu không có sự thống nhất sẽ
dẫn đến xung đột gây khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ, tăng chi phí và làm
giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
Thứ hai, logistics nhằm đạt mục tiêu tối ưu hóa về mặt vị trí, thời gian
và chi phí. Bài toán hiệu quả luôn là thách thức đối với mỗi doanh nghiệp,
trên cơ sở các đơn hàng của khách hàng, hoặc là sự dự báo nhu cầu thị
trường, nhà sản xuất phải có sự lựa chọn các nhà cung cấp, số lượng chất
lượng các nguồn tài nguyên/ yếu tố đầu vào, các kênh phân phối, và kiểm
soát các thông tin phản hồi trong từng giai đoạn. Về vị trí tối ưu, cần phải
giải quyết một số câu hỏi về vị trí đặt cơ sở sản xuất, kho hàng và trung tâm
phân phối, nguồn cung nguyên liệu, năng lượng, lao động, máy móc thiết
bị Về thời gian, điều quan tâm sau khi giải quyết được câu hỏi về vị trí, đó
là làm thế nào để dịch chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên đầu vào cũng
như thành phẩm đầu ra trong quá trình sản xuất từ điểm đầu đến điểm cuối
của dây chuyền cung ứng: thời điểm cần vận chuyển, phương thức vận

13
chuyển, tuyến vận chuyển, người vận chuyển, số lượng tồn kho, đóng gói
dán nhãn, phân loại Khi giải quyết tối ưu hai vấn đề trên thì vấn đề chi phí
tối ưu cũng đã được thực hiện. Hiện nay trong khoa học quản lý đang tồn tại
một khái niệm có thể nói là khá tương đồng với ý nghĩa của khái niệm
logistics, đó là quản trị chuỗi cung ứng (SCM – supply chain management).

Chuỗi cung ứng được hiểu như là một mạng lưới thực hiện việc thu mua các
yếu tố đầu vào của sản xuất, chuyển hóa thành các sản phẩm trung gian, từ
sản phẩm trung gian thành các thành phẩm hoàn chỉnh và phân phối chúng
tới nơi có nhu cầu và cuối cùng là đến tay khách hàng tiêu dùng. Như vậy,
giữa logistics và chuỗi cung ứng có sự đồng nhất về hình thức thể hiện, tuy
nhiên logistics nhấn mạnh đến tính tối ưu còn chuỗi cung ứng chủ yếu nói về
quá trình. Nhưng nếu xét trên phạm vi từng thành tố đơn lẻ của xã hội
thương mại, ví dụ một doanh nghiệp, thì khái niệm chuỗi cung ứng mang ý
nghĩa rộng hơn logistics doanh nghiệp, nó bao hàm cả hoạt động logistics
bên ngoài của doanh nghiệp đó, như hoạt động logistics tại các nhà cung cấp
và các khách hàng, các đơn vị liên kết
1.1.2.2 Phân loại logistics
Trên thực tế, do tính đa dạng của hoạt động logistics cũng như lĩnh
vực áp dụng nó mà có rất nhiều cách phân loại. Nếu dựa vào đối tượng hàng
hóa, có thể phân loại logistics thành logistics hàng máy móc, logistics hàng
dệt may, logistics hàng thực phẩm, logistics hàng hóa chất Căn cứ vào
trình tự sản xuất, logistics được phân loại thành logistics đầu vào (inbound
logistics) bao gồm các hoạt động nhằm cung ứng các tài nguyên đầu vào cho
sản xuất; logistics đầu ra (outbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung
cấp thành phẩm từ doanh nghiệp đến các trung tâm phân phối và đến người
tiêu dùng; logistics ngược (reverse logistics) là quá trình thu nhận thông tin
phản hồi từ khách hàng và thu hồi phế liệu trong quá trình sản xuất, thu hồi

14
hàng hóa hư hỏng hay bị lỗi để tái chế, xử lý Quan trọng nhất trong cách
thức phân loại, có lẽ là sự phân loại theo hình thức logistics. Căn cứ vào hình
thức, logistics bao gồm:
- Logistics bên thứ nhất (1PL- First Party Logistics): mọi hoạt động logistics
do chính chủ hàng, người sản xuất hàng hóa thực hiện trên cơ sở nhu cầu của
bản thân mình.

- Logistics bên thứ hai (2PL- Second Party Logistics): chủ hàng, người sản
xuất không tự thực hiện nữa mà đã thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ
logistics, tuy nhiên dịch vụ được cung cấp chỉ là một hoặc một số trong số
các hoạt động của logistics, như: vận tải, hoặc kho bãi, hoặc khai thuê hải
quan
- Logistics bên thứ ba (3PL- Third Party Logistics): là việc thuê ngoài các
hoạt động logistics của một công ty . Nhà cung cấp dịch vụ 3PL, theo Supply
Chain Vision, là một công ty cung cấp các dịch vụ logistics mang tính chiến
thuật đa chiều cho khách hàng. Những công ty này sẽ hỗ trợ thúc đẩy dòng
chảy thiết bị và nguyên liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất, và sản phẩm
cuối cùng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và nhà bán lẻ. Các dịch vụ
mang tính chiến thuật này thường cơ bản gồm vận tải, dịch vụ kho bãi, gom
hàng nhanh (cross-docking), quản lí tồn kho, đóng gói, khai hải quan Còn
theo định nghĩa của Protrans (dự án nghiên cứu về logistics và vận tải đa
phương thức được tài trợ bởi Ủy ban châu Âu năm 2000) thì dịch vụ
logistics thứ ba là những hoạt động được thực hiện bởi một công ty bên
ngoài thay mặt một chủ hàng và ít nhất cũng đảm bảo thực hiện được việc
quản lý nhiều hoạt động logistics. Các hoạt động này được cung cấp theo
hướng tích hợp chứ không phải là một loại riêng rẽ. Sự hợp tác giữa chủ
hàng và công ty bên ngoài là một mối quan hệ liên tục có chủ định (Third-
party logistics (3PL) are activities carried out by an external company on

15
behalf of a shipper and consisting of at least the provision of management of
multiple logistics services. These activities are offered in an integrated way,
not on a standalonebasis. The co-operation between the shipper and the
external company is an intended continuous relationship)
- Logistics bên thứ tư (4PL- Fourth Party Logistics): theo hãng kiểm toán và
tư vấn Accenture, cũng là việc thuê ngoài các hoạt động logistics, tuy nhiên
nhà cung cấp dịch vụ 4PL đóng vai trò là cầu nối duy nhất giữa khách hàng

và các nhà cung cấp khác. Mọi phương diện trong chuỗi cung ứng của khách
hàng đều được quản lý bởi công ty 4PL, và 4PL đảm nhận vai trò quản trị
chiến lược và chuyên sâu, nghĩa là tập trung vận hành toàn bộ chuỗi cung
ứng và cải tiến hiệu quả quy trình, có thể thay đổi lại tổ chức trong hoạt động
kinh doanh của khách hàng nếu điều đó là cần thiết. Là một phần trong quy
trình quản lý của khách hàng, các công ty 4PL tham gia vào việc quản lý hay
liên kết với một hoặc nhiều công ty 3PL để cung cấp toàn bộ các chức năng
logistics được thuê ngoài cho khách hàng, hoặc cũng có thể tự mình thực
hiện tất cả nếu điều kiện có thể.
Hiện người ta đang bàn về hình thức logistics bên thứ năm (5PL- Fifth
Party Logistics), tuy nhiên đó chỉ là sự phát triển của 4PL trên cơ sở quản lý
trên nền tảng điện toán cho phù hợp với sự phát triển của thương mại điện tử.
1.1.3 Vai trò và xu hướng phát triển của logistics
1.1.3.1 Vai trò của logistics
Thứ nhất, logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị
toàn cầu (GVC-Global Value Chain), từ đó hỗ trợ cho luồng chu chuyển các
giao dịch kinh tế, góp phần mở rộng thị trường buôn bán quốc tế. Trong
chuỗi logistics, các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và đưa
tới người tiêu dùng với giá trị tăng cao do cắt giảm được các chi phí không
cần thiết khi đảm bảo được tính tối ưu hóa về vị trí, thời gian, làm thỏa mãn

16
cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất. Nền kinh tế sẽ phát triển nếu như chuỗi
logistics hoạt động đồng bộ, liên tục và có hiệu quả, cũng như khả năng hội
nhập của nền kinh tế quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động logistics.
Để kinh doanh hiệu quả hơn, các doanh nghiệp với sự hỗ trợ của logistics,
đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, môi
trường kinh doanh, thị trường tiêu thụ tốt nhất, do vậy giao lưu trao đổi
thương mại trên phạm vi toàn cầu sẽ ngày càng phát triển. Ngược lại, thương
mại càng phát triển đòi hỏi logistics phải có những cải tiến, thay đổi cho phù

hợp với yêu cầu của hoàn cảnh mới.
Thứ hai, logistics góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa
chứng từ trong thương mại quốc tế. Theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia,
nếu loại bỏ, cắt giảm được tất cả các chứng từ không thực sự cần thiết trong
thương mại quốc tế thì hàng năm tiết kiệm được khoảng 1% kim ngạch mậu
dịch thế giới. Logistics cung cấp các dịch vụ đa dạng, trọn gói, đồng bộ nên
đã giảm thiểu rất nhiều chứng từ, giấy tờ, ví dụ như người cung cấp dịch vụ
vận tải đa phương thức chỉ cần phát hành cho người gửi hàng 1loại vận đơn,
trong khi đó nếu như người gửi hàng tự thu xếp việc vận chuyển với từng
nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển, đường bộ, đường sắt thì sẽ
phải có rất nhiều loại vận đơn được cấp, kết quả là số chứng từ sẽ tăng lên.
Chứng từ được giảm thiểu và chuẩn hóa sẽ làm giảm khối lượng công việc
văn phòng và giảm những khoản chi phí không thực sự cần thiết trong lưu
thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả thương mại quốc tế. Ngoài ra, cùng
với việc phát triển logistics điện tử (electronic logistics) sẽ tạo ra cuộc cách
mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong
lưu thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ
logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không
gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa. Các

17
quốc gia và doanh nghiệp sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất
và lưu thông.
Thứ ba, logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi
phí trong quá trình sản xuất và lưu thông, tăng cường sức cạnh tranh cho các
doanh nghiệp. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, các cuộc khủng hoảng năng
lượng thường xuyên diễn ra khiến các nhà sản xuất phải quan tâm hơn đến
chi phí nhiên liệu sản xuất và chi phí vận tải, và cũng trong nhiều giai đoạn
lãi suất vay vốn bị đẩy cao gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp
làm họ có nhận thức sâu sắc hơn về tồn kho bởi vì tồn kho nhiều là nguyên

nhân chính gây đọng vốn. Chính từ những nguyên nhân như thế, cách thức
tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên
hàng đầu, và với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, logistics chính là một
công cụ đắc lực để thực hiện điều này. Ngày nay, logistics đã phát triển lên
tầm cao mới so với logistics cổ điển. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, một
kho hàng đầy là một sự đảm bảo an toàn. Nhưng công ty máy tính Dell (Mỹ)
đã thay thế tồn kho bằng thông tin, sử dụng tốc độ trong chuỗi cung ứng như
một công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất. Mặc dù dây chuyền của Dell lắp rắp
khoảng 80 ngàn máy tính cá nhân mỗi 24 giờ, nhưng nó chỉ cần đến không
quá 2 giờ lưu trữ tại nhà máy và tối đa là 72 giờ trong toàn bộ chuỗi cung
ứng để được giao tới tận tay người tiêu dùng. Rồi việc áp dụng mô hình kho
hàng cross-docking (gom hàng từ nhiều nơi vào tổng kho lớn, sau đó phân
loại, xử lý, dán ký mã hiệu, tách thành các đơn vị hàng nhỏ và chuyển đi
theo các kênh phân phối) để tiết kiệm chi phí vận tải và đáp ứng những đơn
hàng nhỏ lẻ đã tạo nên chuỗi siêu thị bán lẻ Wal-mart toàn cầu hay các nhà
chuyển phát khổng lồ như FedEx, DHL và UPS trên thế giới. Nhờ có
logistics mà hoạt động của các doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn và hiệu
quả hơn.

18
1.1.3.2 Xu hướng phát triển của logistics
Thế giới đương đại đang đạt được những thành quả vượt trội so với
những gì mà các phương thức sản xuất trước đây có được, điều này xuất phát
từ việc các quốc gia không ngừng hội nhập vào nền kinh tế thế giới – xu thế
toàn cầu hóa. Không phủ nhận toàn cầu hóa có những mặt trái nhất định, như
phân cực hóa xã hội, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia trong việc tiếp nhận
các lợi ích khi hội nhập, nhưng phải khẳng định rằng, toàn cầu hóa là xu thế
tất yếu và không thể thay đổi, bất kỳ quốc gia nào không phân biệt dù lớn
hay nhỏ, giàu hay nghèo muốn tồn tại và phát triển đều không thể nằm
ngoài xu thế này. Thế giới cũng đang chứng kiến cuộc cách mạng khoa học

kỹ thuật đang làm thay đổi cuộc sống. việc ứng dụng khoa học công nghệ
được thực hiện gần như không loại trừ lĩnh vực nào. Và rõ ràng logistics
cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng trên.
Xu hướng phát triển thứ nhất của logistics, đó là tạo ra logistics toàn
cầu. Toàn cầu hóa đã mang lại cho các quốc gia, các doanh nghiệp cơ hội
phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Nhu cầu hàng hóa có thể xuất hiện ở
mọi nơi, và cũng như thế, các nguồn lực có thể được cung cấp không bị giới
hạn trong địa giới hành chính nào, bởi vì mỗi quốc gia, mỗi vùng địa lý lại
có những thế mạnh khác nhau. Vì thế, các công ty, tập đoàn có thể đặt nhà
máy, trụ sở tại một nước nhưng quan hệ thương mại của chúng được thiết lập
khắp thế giới. Do vậy phải thiết lập hệ thống logistics toàn cầu để đảm bảo
nhu cầu nguồn lực đầu vào cho sản xuất cũng như cung cấp hàng hóa, dịch
vụ theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ, Công ty Nike (Hoa Kỳ) đặt nhà máy
sản xuất tại Trung Quốc nhưng mua nguyên liệu là da giày tại Đài Loan, đế
giày tại Indonesia, keo dán tại Ấn Độ thành phẩm là giày thể thao được
phân phối đi toàn thế giới, do đó Nike cần nhà cung cấp dịch vụ logistics có
mạng lưới rộng khắp để đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu vượt ranh giới địa lý

19
của mình. Thực tế trên thế giới cũng đã xuất hiện các tập đoàn cung cấp dịch
vụ logistics toàn cầu như: APL Logistics, Maersk Logistics, Kuehne &
Nagel, DHL Danzas, Schenker
Xu hướng thứ hai, đó là thuê nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên
nghiệp thay vì tự thực hiện. Nếu trước đây các chủ hàng thường tự mình
đứng ra thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu bản thân thì
giờ đây việc đi thuê dịch vụ logistics bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến.
Điều này cũng không nằm ngoài xu thế chung của xã hội, đó là tập trung và
chuyên môn hóa vào những hoạt động mà mình có lợi thế, còn lại các hoạt
động khác có thể thuê ngoài. Nói chung việc tự tổ chức hoạt động theo kiểu
khép kín trong nội bộ doanh nghiệp sẽ làm đội lên chi phí dẫn tới hiệu quả

hoạt động của toàn tổ chức thấp. Quy mô doanh nghiệp lớn thì phạm vi hoạt
động ngày càng rộng, hoạt động logistics càng phức tạp đòi hỏi chi phí đầu
tư và tính chuyên nghiệp ngày càng cao, nếu tự thực hiện có thể dẫn tới hậu
quả thiếu tập trung vào mục tiêu sản xuất kinh doanh chính, phân tán nguồn
lực và chi phí cơ hội tăng cao. Ví dụ, rõ ràng nếu đầu tư cho một hệ thống
kho bãi riêng khi không sử dụng hết công suất sẽ gây lãng phí và tốn kém,
quản lý vận hành chưa chắc đã chuyên nghiệp và hiệu quả, trong khi có thể
sử dụng giải pháp đi thuê ngoài sẽ mang lại những lợi ích thiết thực hơn.
Logistics có xu hướng phát triển thứ ba, đó là ứng dụng triệt để công
nghệ thông tin và những thành tựu khoa học kỹ thuật mới. Công nghệ số đã
khiến các hoạt động của logistics đơn giản đi rất nhiều, các chi phí vì thế
cũng giảm theo. Logistics là một chuỗi các hoạt động được gắn kết với nhau,
vì vậy thông tin trong chuỗi được truyền đi càng nhanh và càng chính xác
bao nhiêu thì hiệu quả của hoạt động logistics càng tăng lên bấy nhiêu. Hiện
nay, một số công nghệ đang được ứng dụng trong ngành dịch vụ logistics đó
là: công nghệ nhận dạng bằng tần số radio (RFID – Radio Frequency

×