Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Cam kết của việt nam với wto Lĩnh vực dịch vụ chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.2 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
 
BÀI TIỂU LUẬN
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO:
LĨNH VỰC DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN
GVHD : Phạm Đức Huy
Lớp : ĐH24NH_T03
Nhóm 17:
1. Trần Thị Kim Liền
2. Nguyễn Hữu Tiến
3. Võ Ngọc Khánh Vân
4. Hứa Hoàng Vũ
5. Huỳnh Thị Phi Yến
TP.HCM – 2011
MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Họ tên MSSV Công việc
Trần Thị Kim Liền 030124080443
Phần 4: Giải pháp
Phần 3: Tác động
Nguyễn Hữu Tiến 030124080946 Phần 1: Sự cấp thiết gia
2
nhập WTO của TTCK
VN
Phần 2.1: Cam kết
Võ Ngọc Khánh Vân 030124081103 Phần 2.2: Lộ trình
Hứa Hoàng Vũ 030124081131
Kịch bản Gameshow


Powerpoint
Huỳnh Thị Phi Yến
(nhóm trưởng)
030124081151 Phần 3: Tác động
Tổng hợp bài
Trình bày Word
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TTCK
CTCK
TTGDCK
SGDCK
NĐT
Thị trường chứng khoán
Công ty chứng khoán
Trung tâm giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán
Nhà đầu tư
1. Sự cấp thiết gia nhập WTO của thị trường chứng khoán Việt Nam
1.1. Thực trạng TTCK VN trước khi gia nhập WTO
3
Sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 11/07/1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/
CP ban hành về chứng khoán và TTCK, chính thức khai sinh TTCK Việt Nam.
Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập TTGDCK đặt tại TP. Hồ Chí
Minh và Hà Nội. TTGDCK TP.HCM được thành lập theo Quyết định số 127/1998/
QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động, thực hiện phiên giao dịch
đầu tiên vào ngày 28/07/2000. TTGDCK Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày
08/03/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng
khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN vừa và
nhỏ (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng).
Giai đoạn từ năm 2000 cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái “gà

gật”, ngoại trừ cơn sốt vào năm 2001, chỉ số VN-index cao nhất đạt 571.04 điểm
sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ chưa đầy 4 tháng sau, từ tháng 6 đến tháng 10, các
cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN-Index sụt từ 571.04 điểm
vào ngày 25/04/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Trong 4
tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường thì
một số nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm
được lợi nhuận. Dường như thị trường trong giai đoạn này không thực sự thu hút
được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị
trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành
của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. Ta có thể nhận định rõ
được điều này thông qua bảng số liệu sau:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số công ty niêm yết 5 5 20 22 26 41
Mức vốn hóa thị trường
(%GDP)
0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21
Số lượng công ty chứng khoán 3 8 9 11 13 14
Số tài khoản khách hàng 2908 8774 13520 15735 21616 31316
(Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước)
Năm 2006 đánh dấu mốc phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng
khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại
cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp. Hồ Chí Minh, TTGDCK Hà Nội và thị trường OTC.
Mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 giúp thị trường chứng
khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ
sau Zimbabwe. Chỉ số VN-Index cuối năm tăng 2.5 lần so với đầu năm. Tổng giá trị
4
vốn hóa thị trường đạt 13.8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22.7% GDP), với giá trị
cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm
16.4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41
công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn, gấp

3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Yếu tố quan trọng góp phần vào sự
tăng trưởng “nóng” trong giai đoạn này phải kể đến sức cầu trên thị trường tăng một
cách đột biến khiến giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên giao dịch lên tới hàng
ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, tình trạng đầu tư mang tâm lý “đám đông” của cả người
có kiến thức, hiểu biết và những người mua - bán theo phong trào, qua đó đẩy
TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật.
Tiếp tục đà tăng trưởng đó sang đầu năm 2007 cùng với việc Việt Nam gia
nhập WTO, TTCK Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển “bùng nổ”. Luật Chứng
khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và
tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế, tính công khai, minh
bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.
1.2. Vai trò của TTCK Việt Nam đối với quá trình phát triển kinh tế xã
hội đất nước
Xây dựng và phát triển TTCK là một xu thế tất yếu của tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng không thể tách rời xu thế đó. TTCK hình thành và
phát triển sẽ cùng với thị trường tiền tệ tạo ra một thị trường tài chính vận hành có
hiệu quả hơn, góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Năm 2006 và quý I/2007, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, giúp
thu hút một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế (mức vốn hóa của thị trường đến cuối
tháng 4/2007 đạt 24.4 tỷ USD, chiếm 39.8% GDP). Vốn đầu tư nước ngoài thông
qua kênh chứng khoán cũng tăng đáng kể. Số lượng hàng hóa trên thị trường không
ngừng tăng lên với 193 loại cổ phiếu được giao dịch trên cả 2 “sàn” tính đến năm
2007. TTCK không chỉ là công cụ khuyến khích tiết kiệm mà còn tạo thói quen đầu
tư mới cho công chúng. Hệ thống các tổ chức trung gian trên TTCK đã hình thành
và phát triển nhanh chóng với 55 CTCK, 18 công ty quản lý quỹ, 35 quỹ đầu tư (23
quỹ đầu tư nước ngoài và 12 quỹ đầu tư trong nước), gần 50 tổ chức đầu tư theo
hình thức ủy thác qua các CTCK, 41 tổ chức tham gia hoạt động lưu ký chứng
khoán, 6 ngân hàng lưu ký, 8 công ty kiểm toán độc lập góp phần tạo sự hiệu quả
cho thị trường, đánh giá được hoạt động của các doanh nghiệp.

5
Khung pháp lý cho hoạt động và phát triển TTCK bao gồm Luật Chứng
khoán, những vấn đề liên quan đến TTCK, trong đó những quy định về đăng ký, lưu
ký, công khai và minh bạch, giám sát và kiểm tra của các cơ quan chức năng quản
lý hoạt động của TTCK từng bước được hoàn thiện, bảo vệ NĐT từ đó khuyến
khích các NĐT mạnh dạn tham gia thị trường và giúp Chính phủ thực hiện chính
sách kinh tế vĩ mô thông qua TTCK.
 Hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thì TTCK Việt Nam chỉ mới phát triển
và không thể tránh khỏi những hạn chế, chủ yếu bao gồm:
– Mức vốn hóa trên thị trường tăng nhanh, nhưng lượng vốn hóa đạt
thấp, quy mô TTCK còn nhỏ. TTCK Việt Nam phát triển chưa ổn định, chưa
phải là kênh huy động quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam, biến động
trên TTCK chưa phản ánh đúng trạng thái của nền kinh tế.
– Lượng hàng hóa trên TTCK còn ít, dẫn đến mất cân đối cung cầu và
những biến động bất lợi cho thị trường. Hậu quả là chỉ số P/E (giá trên thu nhập)
quá cao với mức tăng bình quân 21 lần và khoảng 1/4 công ty đạt 30-70 lần.
Chính vì vậy, khi thị trường sụt giảm thì giá cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh, kể
cả những cổ phiếu được coi là có chất lượng.
– Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và nguồn nhân lực của các
TTGDCK và của các CTCK không theo kịp được sự phát triển quá nhanh của
thị trường, nhiều CTCK bị quá tải, hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK
chưa đầy đủ.
– Tính dễ bị tổn thương của TTCK Việt Nam là khá cao do phụ thuộc
nặng nề vào các NĐT nước ngoài, trong khi các công cụ quản lý và giám sát
TTCK còn hạn chế.
– Diễn biến thất thường của TTCK Việt Nam thời gian qua là do nhiều
nguyên nhân, bao gồm: sự thiếu hoàn chỉnh của hành lang pháp lý, sự mất cân
đối cung cầu chứng khoán, tình trạng đầu cơ và đầu tư theo “bầy đàn”, tính công
khai minh bạch của thị trường còn hạn chế, v.v…

2. Những cam kết trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán
2.1 Các cam kết với WTO về lĩnh vực dịch vụ chứng khoán
Cùng với việc mở cửa thị trường hàng hoá, khi đàm phán gia nhập WTO và
tham gia các thỏa thuận Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Việt Nam phải tiến hành
mở cửa các thị trường dịch vụ cho các đối tác nước ngoài. Theo đó, thực hiện lộ
trình mở cửa thị trường dịch vụ với sự tham gia của các đối tác nước ngoài bao gồm
6
các hình thức như sau: cho phép nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài cung cấp dịch
vụ cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (loại hình 1); cho phép các tổ chức, cá nhân
ở Việt Nam sử dụng các dịch vụ ở nước ngoài (loại hình 2); cho phép bên nước
ngoài thành lập đại diện thương mại ở Việt Nam (văn phòng đại diện, chi nhánh,
liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài) để cung cấp dịch vụ (loại hình 3); cho
phép cá nhân nước ngoài vào Việt Nam, độc lập cung cấp dịch vụ tại thị trường
trong nước (loại hình 4).
 Liên quan đến các dịch vụ chứng khoán
Việt Nam cam kết cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp các
dịch vụ chứng khoán sau tại Việt Nam:
(a) Giao dịch cho tài khoản của mình hoặc tài khoản của khách hàng tại
SGDCK, thị trường giao dịch trực tiếp (OTC) hay các thị trường khác
những sản phẩm sau:
- Các công cụ phái sinh, bao gồm cả hợp đồng tương lai và hợp
đồng quyền lựa chọn.
- Các chứng khoán có thể chuyển nhượng.
- Các công cụ có thể chuyển nhượng khác và các tài sản tài chính,
trừ vàng khối.
(Các dịch vụ này bao gồm cả nghiệp vụ môi giới).
(b) Tham gia vào các đợt phát hành mọi loại chứng khoán, bao gồm bảo
lãnh phát hành, và làm đại lý bán (chào bán ra công chúng hoặc chào
bán riêng), cung cấp các dịch vụ liên quan đến các đợt phát hành đó.
(c) Quản lý tài sản như quản lý danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý

đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác.
(d) Các dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, các công cụ
phái sinh và các sản phẩm liên quan đến chứng khoán khác.
(e) Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan của
các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán.
(f) Tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán,
ngoại trừ các hoạt động tại tiểu mục (a), bao gồm tư vấn và nghiên
cứu đầu tư, danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại công ty, lập chiến
lược và cơ cấu lại công ty.
 Liên quan đến phương thức cung cấp các dịch vụ tài chính qua biên
giới
7
Việt Nam chưa cam kết các nghĩa vụ liên quan đến tiếp cận thị trường và đãi
ngộ quốc gia đối với phương thức cung cấp qua biên giới trong dịch vụ tài chính,
ngoại trừ:
- Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan của các
nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán;
- Tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán.
 Liên quan đến hiện diện thương mại
Việt Nam cam kết cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài, các nhà
đầu tư nước ngoài hoạt động chứng khoán ở Việt Nam dưới các hình thức và điều
kiện sau đây:
(a) Văn phòng đại diện, với điều kiện các văn phòng đại diện không được
thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời trực tiếp (ngay khi gia
nhập).
(b) Liên doanh với đối tác Việt Nam, với điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía
nước ngoài không vượt quá 49% (ngay khi gia nhập) (quy định tại
khoản 1 Điều 3 Quyết định 55/2009/QĐ-TTg).
(c) Doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn nước ngoài (kể từ 11/01/2012,
5 năm kể từ ngày gia nhập ).

(d) Chi nhánh của công ty chứng khoán nước ngoài (11/01/2012, 5 năm
kể từ ngày gia nhập và kèm theo các điều kiện là hoạt động của chi
nhánh chỉ giới hạn ở cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản, ngân quỹ
đầu tư, ký gửi, thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, cung cấp
và chuyển giao thông tin tài chính, tư vấn cũng như môi giới và các
hoạt động phụ trợ khác liên quan đến chứng khoán, các phần mềm
liên quan). Tuy nhiên, các chi nhánh không được phép tiếp cận thị
trường giao dịch và phát hành chứng khoán.
Như vậy, Việt Nam không mở cửa cho chi nhánh của công ty chứng
khoán nước ngoài đối với các loại hình dịch vụ kinh doanh chứng khoán và
tham gia phát hành, cũng như không cam kết mở cửa đối với loại hình cung
cấp dịch vụ thứ 1 ( trừ các dịch vụ trong tiểu mục (e), (f)) và 4 nêu trên.
Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/04/2009 hiệu lực từ ngày
01/06/2009 thay thế cho quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/09/2005 của Thủ
tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng
khoán Việt Nam có quy định ở Điều 2: NĐT nước ngoài mua, bán chứng khoán trên
thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ:
8
1. Đối với cổ phiếu: tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại
chúng. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng theo quy
định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp tỷ lệ sở hữu bên nước ngoài được
phân loại theo danh mục các ngành nghề cụ thể thì áp dụng theo danh mục phân
loại.
2. Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng: tối đa 49% tổng số chứng chỉ
quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng.
3. Đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng: tối đa 49% vốn điều lệ của
một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
4. Đối với trái phiếu: tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm
giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành.
Như vậy ở quyết định này có thêm quy định đối với công ty đầu tư chứng khoán đại

chúng cho phù hợp với Luật Chứng khoán 2006 và cam kết gia nhập WTO của Việt
Nam.
Theo Điều 3 Quyết định 55/2009/QĐ-TTg, tổ chức kinh doanh chứng khoán
nước ngoài được tham gia thành lập CTCK, công ty quản lý quỹ tại Việt Nam như
sau:
1. Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn mua cổ
phần thành lập CTCK. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49%
vốn điều lệ của CTCK.
2. Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài có nghiệp vụ quản lý
quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức kinh doanh bảo hiểm nước ngoài được góp vốn,
mua cổ phần thành lập công ty quản lý quỹ. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước
ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ.
Quyết định 121/2008/QĐ-BTC ngày 24/12/2008 ban hành Quy chế hướng
dẫn hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên TTCK Việt Nam
hiệu lực từ ngày 17/3/2009. Theo quy định tại Điều 3 thì Nhà đầu tư nước ngoài
thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới các hình thức sau:
a) Trực tiếp thực hiện đầu tư thông qua việc:
(i) Mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán niêm yết
khác trên Sở Giao dịch Chứng khoán, TTGDCK hoặc đăng ký giao dịch tại
các CTCK;
(ii) Mua, bán cổ phần và các loại chứng khoán chưa niêm yết trên Sở
Giao dịch Chứng khoán, TTGDCK hoặc chưa đăng ký giao dịch tại các
CTCK;
9
(iii) Tham gia đấu giá mua chứng khoán, đấu giá mua cổ phần tại các
doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa;
(iv) Tham gia góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán với tỷ lệ
góp vốn của bên nước ngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
(v) Tham gia góp vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ góp
vốn của bên nước ngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

b) Thực hiện đầu tư thông qua việc uỷ thác quản lý vốn đầu tư cho công ty
quản lý quỹ trên cơ sở Hợp đồng quản lý đầu tư ký với công ty quản lý quỹ.
Quyết định 124/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008 ban hành Quy chế thành lập
và hoạt động văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại
Việt Nam hiệu lực từ ngày 19/3/2009. Theo quy định tại Điều 10 thì phạm vi hoạt
động của văn phòng đại diện gồm một, một số hoặc toàn bộ các nội dung sau đây:
+ Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu TTCK;
+ Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trên lĩnh vực chứng khoán và TTCK
tại Việt Nam;
+ Thúc đẩy, giám sát thực hiện các hợp đồng thoả thuận đã ký kết giữa Tổ
chức kinh doanh chứng khóan nước ngoài với các tổ chức kinh tế của Việt Nam
trong lĩnh vực chứng khoán;
+ Thúc đẩy, giám sát thực hiện các dự án do Tổ chức kinh doanh chứng
khóan nước ngoài tài trợ tại Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán.
2.2 Lộ trình thực hiện cam kết
Năm 2006, TTCK VN được đánh giá là đang ở giai đoạn đầu của sự phát
triển. Đây cũng là thời điểm nở rộ các CTCK thành lập mới trong nước. Nhiều
CTCK nước ngoài cũng đã bắt đầu đến Việt Nam bằng việc thành lập các văn
phòng đại diện, xây dựng vốn kinh nghiệm và nắm bắt thị trường để sẵn sàng nhập
cuộc ngay một khi rào cản được xóa bỏ. Theo số liệu nghiên cứu của Tập đoàn
HSBC Holdings Plc, tại Việt Nam, tổng giá trị thị trường của công ty niêm yết trên
sàn mới chỉ đạt chừng 3,2 tỷ USD, tổng giá trị các công ty giao dịch trên thị trường
OTC cũng không vượt quá 6 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị các công ty niêm yết của
nước láng giềng Thái Lan lên tới 138 tỷ USD.
Năm 2006 thực sự là một năm “bản lề” đối với nhà đầu tư nước ngoài. Riêng
trong năm này, tỷ lệ sở hữu của các NĐT nước ngoài tại TTCK Việt Nam đã tăng
vọt gấp gần ba lần, từ 6% lên 17%. Đến đầu tháng 3/2007, tỷ lệ này lên đến 19% và
cho đến tháng 5/2007, có tính toán cho biết tỷ lệ này đã lên đến 20-25%. Như vậy,
so sánh hai mốc thời điểm đầu năm 2006 với những tháng đầu năm 2007, tỷ lệ sở
hữu giá trị cổ phiếu của NĐT nước ngoài đã tăng gấp gần 4 lần. Tình hình đó cũng

có tính tương ứng với thông tin của Ngân hàng thế giới ước tính các NĐT nước
ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào TTCK Việt Nam.
10
Gía trị đầu tư nước ngoài tính đến tháng 4/2007
Tại thị trường niêm yết, NĐT nước ngoài đã nhanh chóng sở hữu đến 49%
hoặc đang có xu hướng đạt đến 49% (tỷ lệ cao nhất cho phép đối với NĐT nước
ngoài) đối với một số mã cổ phiếu như AGF, CII, BT6, GIL, GMD, IFS, SAM,
TDH, TMS, TYA, VNM, chứng chỉ quỹ VFMVF1.
Lúc này, có những quỹ đầu tư nước ngoài được đánh giá là hoạt động thành
công trên thị trường Việt Nam là Vina Capital, Indochina Capital, Dragon Capital,
IDG Vietnam, PXP Vietnam, City Group, HSBC, JP Morgan, Deutsch AG… Trong
số các NĐT nước ngoài, các quỹ đầu tư có người quản lý quỹ tại Việt Nam chiếm
tỷ trọng 70% trên tổng quy mô vốn đầu tư của các NĐT nước ngoài. Tuy nhiên,
trong số các quỹ đầu tư nước ngoài chưa có mặt các quỹ Mutual Fund và Pension
Fund – là các quỹ có mục tiêu đầu tư rất dài hạn. Đến cuối năm 2007, tại Việt Nam,
NĐT nước ngoài mới chỉ có 8.140 tài khoản cá nhân và 477 tài khoản tổ chức, giao
dịch của khối này chiếm khoảng 25% tổng giá trị vốn hóa trên sàn TP.HCM
(khoảng 5,3 tỷ USD). Bên cạnh đó là khoảng 44 quỹ đầu tư cả trong và ngoài nước,
hơn 70 quỹ nước ngoài khác được kỳ vọng sẽ vào Việt Nam trong tương lai gần,
mang theo số vốn khoảng 4-5 tỷ USD.
Trong tháng 1/2008, đã có 35 tổ chức và 399 cá nhân nước ngoài được cấp
mã giao dịch tại TTCK Việt Nam. Tính đến ngày 3/3/2008, đã có 600 tổ chức và
9.220 cá nhân là NĐT nước ngoài được cấp mã giao dịch, tăng thêm 30 tổ chức và
223 cá nhân nước ngoài so với thời điểm tháng 2/2008. Trong quý 2/2008, theo số
liệu công bố mới nhất từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, đã có thêm 1.239 NĐT
nước ngoài được cấp mã số giao dịch, trong đó bao gồm: 112 tổ chức và 1127 cá
nân người nước ngoài. Cụ thể, tính đến ngày 2/6/2008 đã có 712 tổ chức và 10.347
cá nhân người nước ngoài được cấp mã số giao dịch tại TTCK Việt Nam. Trong đó,
riêng tháng 6/2008 có thêm 28 tổ chức và 383 cá nhân nước ngoài, tháng 5/2008 có
thêm 38 tổ chức và 358 cá nhân nước ngoài, tháng 4/2008 có 46 tổ chức và 386 cá

nhân nước ngoài. Tính đến 31/12/2008 đã có 12.720 tài khoản giao dịch thuộc khối
đầu tư nước ngoài, trong đó 887 tài khoản là của tổ chức còn lại là của NĐT cá
11
Cổ phiếu niêm yết
Trái phiếu niêm yết
Trái phiếu không niêm yết
Cổ phiếu không niêm yết
nhân nước ngoài. Tại thời điểm này, khối đầu tư nước ngoài đã giao dịch
2.263.341.354 chứng khoán với giá trị 202.534,873 tỷ đồng tại sàn Hà Nội và tương
ứng là 1.119.037.618 chứng khoán với giá trị 68.974,151 tỷ đồng tại Sở GD
TP.HCM. Như vậy, khối NĐT nước ngoài tính đến hiện tại có giao dịch chiếm
khoảng 68,07% doanh số giao dịch toàn thị trường và khoảng 48,82% khối lượng
giao dịch toàn thị trường.
Theo khoản 3 Điều 2 Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg, các NĐT nước ngoài
được sở hữu tối đa 49% vốn điều lệ của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng,
có hiệu lực từ ngày 1/6/2009. Chính vì vậy, việc các CTCK bán cổ phần cho các đối
tác chiến lược nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Những thương vụ này đã bắt
đầu từ 2007, nhưng diễn ra mạnh trong nửa đầu năm 2008 với các thương vụ như:
Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Lạc bán 4,9 triệu cổ phần, tương đương 49%
vốn điều lệ, trong đợt phát hành tăng vốn từ 50 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng cho đối tác
nước ngoài là Công ty Technology CX (Cayman); Công ty Cổ phần Chứng khoán
Hướng Việt chuyển nhượng 14,5 triệu cổ phần, có giá trị 145 tỷ đồng theo mệnh
giá, tương đương 48,33% vốn điều lệ cho Morgan Stanley (Singapore) Holdings
Pte. Ltd; Công ty Cổ phần Nhấp và Gọi bán 49% vốn điều lệ cho nhà đầu tư Hàn
Quốc là Công ty TNHH Chứng khoán và Đầu tư Golden Bridge với 6,615 triệu cổ
phần, có giá trị theo mệnh giá là 66,15 tỷ đồng, tương đương 49% vốn điều lệ trong
đợt tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng. Hay Công ty Chứng khoán Tân
Việt bán hơn 3,8 triệu cổ phần, tương đương 30% vốn điều lệ trong đợt phát hành
tăng vốn điều lệ lên 128 tỷ đồng cho Công ty VietBridge (British Virgin Island);
Tập đoàn Daiwa Securities Group - DSGI (Nhật Bản) và ANZ trở thành cổ đông

chiến lược lớn của công ty chứng khoán SSI; Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt
Nam chuyển nhượng 49% cho ngân hàng RHB (Malaysia)…
Trong năm 2009, UBCKNN đã tổ chức triển khai thực hiện Quy chế thành
lập và hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước
ngoài tại Việt Nam và Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK
Việt Nam. UBCKNN thường xuyên tham gia ý kiến với Bộ Tài chính, Bộ Công
Thương, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế để xây dựng các chính sách
liên quan tới việc thực hiện các cam kết WTO liên quan tới ngành dịch vụ tài chính,
trong đó có việc tham gia xây dựng và triển khai Chương trình hành động của Bộ
Tài chính bao gồm Kế hoạch triển khai thực hiện các cam kết WTO thuộc lĩnh vực
tài chính và Kế hoạch triển khai các hoạt động để thực hiện có hiệu quả các cam kết
WTO. Năm 2009 cũng là năm gia tăng về số lượng các đoàn khách quốc tế tới thăm
và làm việc với UBCKNN. Thông qua những hoạt động này, các cơ quan quản lý
TTCK các nước, các tổ chức tài chính quốc tế, các NĐT nước ngoài có tổ chức và
cá nhân đã được cung cấp đầy đủ những thông tin về thị trường và môi trường đầu
tư của Việt Nam, về những cơ hội đầu tư trên TTCK Việt Nam, về những nỗ lực
của UBCKNN để thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển một cách an toàn và bền
vững trong quá trình hội nhập với các thị trường khu vực và thế giới. Các hoạt động
12
này cũng đã góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ quốc tế giữa UBCKNN với
các cơ quan quản lý chứng khoán nước ngoài trong việc nâng cao sự hiểu biết và hỗ
trợ lẫn nhau trong công tác quản lý thị trường, đồng thời thu hút các dòng vốn đầu
tư gián tiếp của các NĐT đến từ các quốc gia trên thế giới.
Tính đến ngày 1/10/2010, các NĐT nước ngoài đã được phép sở hữu 49%
vốn điều lệ công ty đại chúng nhưng chỉ mới có 4/598 cổ phiếu niêm yết có tỷ lệ sở
hữu của NĐT nước ngoài đạt 49% (tất cả niêm yết tại SGDCK TPHCM). Chỉ
71/598 cổ phiếu niêm yết có tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài trên 20% (62 niêm
yết tại SGDCK TPHCM, 9 niêm yết tại SGDCK Hà Nội). Sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài đạt 19.25% giá trị vốn hóa của toàn thị trường (127.587 tỷ VND hoặc
6,73 tỷ USD tính theo giá thị trường, tỷ lệ này trên SGDCK TPHCM là 21.69%,

SGDCK Hà Nội là 9.53%). Giao dịch chứng khoán của NĐT nước ngoài trong 12
tháng gần nhất chiếm 5,88% giá trị mua và 4,19% giá trị bán, cho thấy xu thế NĐT
nước ngoài nắm giữ cổ phiếu lâu hơn NĐT trong nước. Như vậy dư mua của NĐT
nước ngoài là 11.835 tỷ VND hoặc 657,50 triệu USD, khoảng 90% giao dịch được
thực hiện trên sàn giao dịch của SGDCK TPHCM. Cụ thể:
- Vốn đầu tư nước ngoài tại CTCK:
+ 17 CTCK có vốn đầu tư nước ngoài trên 10%.
+ Phần lớn các NĐT nước ngoài đến từ châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan, Singapore và Thái Lan.
+ CTCK có vốn đầu tư nước ngoài hiện chiếm 17,58% thị phần môi giới.
- Văn phòng đại diện CTCK nước ngoài:
+ 14 văn phòng đại diện CTCK nước ngoài tính đến 01/10/2010.
+ 5 CTCK nước ngoài đồng thời có văn phòng đại diện và cổ phần tại
CTCK VN.
Bắt đầu 2011, trào lưu “săn mua” CTCK VN của NĐT nước ngoài diễn ra
khá “nóng” do TTCK không sôi động, khiến giá mua các CTCK rất hời, cùng với
việc từ đầu năm 2012, NĐT ngoại được phép thành lập CTCK 100% vốn nước
ngoài tại VN (theo Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg). Ngày 24/02/2011, CTCK
Nikko Cordial (Nhật Bản) trở thành cổ đông chiến lược của CTCK Dầu khí PSI với
việc CTCK Nikko Cordial mua 14,9% cổ phần của PSI. Trước đó, Công ty chứng
khoán và đầu tư Hàn Quốc đã mua gần 49% cổ phần của CTCK Gia Quyền (EPS);
CTCK Hướng Việt chuyển nhượng 48,33% cổ phần cho Morgan Stanley
(Singapore), CTCK Nhấp&Gọi bán 49% cổ phần cho Công ty TNHH CK&Đầu tư
Golden Bridge (Hàn Quốc); CTCK Sài Gòn bán cổ phần cho Tập đoàn Daiwa
Securities (Nhật Bản) và Ngân hàng ANZ; CTCK Việt Nam bán 49% cho Ngân
hàng RHB (Malaysia)… Một số thương vụ khác cũng đang được xúc tiến, điển hình
là SBI Securities (Nhật Bản) đang thương thảo mua 20% cổ phần của CTCK FPT.
Vì thời điểm NĐT nước ngoài được phép thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài
tại VN đang cận kề. Bên cạnh đó, nhiều CTCK thua lỗ trong năm 2010 tiếp tục đối
13

×