Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 135 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN THỊ THANH THÚY




KHAI THÁC CHUNG DẦU KHÍ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
















HÀ NỘI - 2009

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN THỊ THANH THÚY



KHAI THÁC CHUNG DẦU KHÍ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60 38 60



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN










HÀ NỘI - 2009

- 1 -
MỤC LỤC


TRANG
Lời cam đoan
1
Mục lục
2
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
5

MỞ ĐẦU
6
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC CHUNG DẦU
KHÍ
11
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của vấn đề khai thác chung
11
1.1.1. Lịch sử phát triển của Luật biển quốc tế
11
1.1.2. Lịch sử khai thác chung trong Luật biển quốc tế
14
1.2. Khái niệm về khai thác chung dầu khí
17
1.2.1. Quan niệm về khai thác chung
17
1.2.2. Định nghĩa và đặc điểm của khai thác chung dầu khí
23
1.3. Nội dung của thoả thuận khai thác chung dầu khí
25
1.4. Vai trò của khai thác chung dầu khí
30
1.5. Cơ sở pháp lý của hoạt động khai thác chung dầu khí
32
1.5.1. Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
32
1.5.2. Điều ước quốc tế
36
1.5.3. Các phán quyết của Toà án quốc tế và khuyến nghị của Uỷ
ban hoà giải
38

Kết luận chương 1
40
Chương 2: MÔ HÌNH KHAI THÁC CHUNG VỀ DẦU KHÍ
ĐIỂN HÌNH Ở MỘT SỐ NƯỚC
42
2.1. Các quốc gia với vấn đề khai thác dầu khí
42
2.1.1. Quyền lợi khai thác dầu khí mang lại cho quốc gia
42

- 2 -
2.1.2. Các quan điểm về mô hình khai thác dầu khí
43
2.2. Các mô hình khai thác dầu khí điển hình
46
2.2.1. Khai thác chung nơi đường biên giới chưa xác định
46
2.2.1.1. Bản ghi nhớ Malayxia - Thái Lan.
46
2.2.1.2. Thỏa thuận Nhật Bản - Hàn Quốc ngày 30/1/1974
50
2.2.1.3. Hiệp định Australia - Inđônêxia
53
2.2.2. Khai thác chung nơi đường biên giới đã xác định
57
2.2.2.1. Thỏa thuận Bahrain - Ả r©p Xª ót
57
2.2.2.2. Hợp nhất hoá mỏ khí Frigg An h- Nauy
58
2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

60
Kết luận chương 2
62
Chương 3: KHAI THÁC CHUNG DẦU KHÍ GIỮA VIỆT
NAM VỚI NƯỚC NGOÀI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
64
3.1. Biển Đông và vấn đề chủ quyền của Việt Nam
64
3.1.1. Vị trí chiến lược của Biển Đông
64
3.1.2. Vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
67
3.2. Phát triển kinh tế biển và tiềm năng về dầu khí của Việt Nam
70
3.3. Thoả thuận ghi nhớ về khai thác chung dầu khí giữa Việt Nam
và Malaixya năm 1992
72
3.3.1. Lịch sử hình thành thoả thuận
72
3.3.2. Nội dung thoả thuận khai thác chung dầu khí Việt Nam -
Malayxia
76
3.3.2.1. Nội dung Thoả thuận khai thác chung ngày 5/6/1992
76
3.3.2.2. Nội dung Thoả thuận thương mại 25/8/1993
79
3.3.3. Thực trạng thực thi thoả thuận khai thác chung Việt Nam -
Malayxia
82
Đánh giá chung

85

- 3 -









Chương 4: TRIỂN VỌNG KHAI THÁC CHUNG GIỮA
VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC
90
4.1. Triển vọng khai thác chung ở khu vực biển đông
90
4.1.1. Khai thác chung ở khu vực Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và
Trung Quốc
91
4.1.2. Triển vọng khai thác chung trong Vịnh Thái Lan
94
4.1.3. Khai thác chung ở quần đảo Trường Sa
98
4.2. Chính sách pháp luật biển của nhà nước liên quan đến vấn đề
khai thác chung
101
4.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tạo ra khung pháp lý cơ
bản cho việc đàm phán, ký kết các thoả thuận khai thác chung của
Việt Nam

104
4.3.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật biển
104
4.3.2. Kiến nghị mô hình khai thác chung dầu khí
108
Kết luận chương 4
113
KẾT LUẬN:
114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
116
PHỤ LỤC
120

- 4 -



NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
:
HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
Công ƣớc 1982
:
Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
LHQ
:
Liên hợp quốc
ESCAP
:

Uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Th¸i B×nh
D-¬ng
NXB
:
Nhµ xuÊt b¶n
PSC
:
Production Sharing Contracts



- 5 -
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Biển và Đại dƣơng thuộc về tự nhiên trƣớc khi thuộc về luật pháp. Vì
vậy, nó là đối tƣợng của khoa học tự nhiên trƣớc khi là đối tƣợng điều chỉnh
của pháp luật. Con ngƣời quan tâm đến biển trƣớc hết bởi nguồn tài nguyên
vô tận mà biển mang lại cho họ. Biển cung cấp nguồn tài nguyên đa dạng và
phong phú. Từ lâu, con ngƣời đã có nhiều hoạt động trên biển. Con ngƣời
khai thác biển để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của họ nhƣ đánh bắt hải sản, khai
thác dầu khí, thông thƣơng hàng hải và cũng từ đó các quốc gia đã có không
ít các hành trình chinh phục tự nhiên, dùng biển nhƣ một mũi nhọn để mở
rộng lãnh thổ của mình. Các cuộc đấu tranh diễn ra trên biển nhằm tranh
giành quyền lực trên biển. Cuộc đấu tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn khi
các quốc gia đều muốn mở rộng quyền lực của mình ra biển và tiến tới chinh
phục đại dƣơng.
Trong giai đoạn hiện nay, tài nguyên trên đất liền đang ngày bị cạn kiệt
dần, dân số thế giới bùng nổ thì biển nhƣ một cứu cánh giải quyết các vấn đề
có tính chất toàn cầu nhƣ lƣơng thực, thực phẩm, năng lƣợng, nguyên liệu và
môi trƣờng sống. Đặc biệt, sự phát triển của kinh tế thế giới theo xu hƣớng

toàn cầu hoá và hội nhập trong thƣơng mại, biển nhƣ một cầu nối thúc đẩy sự
giao lƣu thông thƣơng giữa các nƣớc. Các quốc gia có biển và các quốc gia
không có biển cùng nhau sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên biển. Song,
trên thực tế, việc chia sẻ và tái tạo các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài
nguyên biển, đang đứng trƣớc nhiều thách thức. Với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, con ngƣời tác động tới biển một cách có quy mô hơn, cũng từ đó
những thiệt hại con ngƣời gây ra cho biển ngày càng nhiều hơn dẫn tới môi
trƣờng biển bị ô nhiễm, tài nguyên biển cạn kiệt và có thể dẫn tới nạn tiệt
chủng, hay nói cách khác, tốc độ tái tạo biển không theo kịp tốc độ khai thác.

- 6 -
Do đó, song song với việc khai thác cần phải có một cơ chế pháp luật hoàn
thiện nhằm quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên biển.
Luật biển ra đời với mong muốn quan tâm đúng mức đến chủ quyền của
tất cả các quốc gia, thiết lập đƣợc một trật tự pháp lý cho các vùng biển và đại
dƣơng làm dễ dàng cho việc giao lƣu quốc tế và thuận lợi cho việc sử dụng
hòa bình các biển và các đại dƣơng, việc sử dụng công bằng và hiệu quả
những tài nguyên việc bảo tồn những nguồn lợi sinh vật của biển và các đại
dƣơng, cho việc nghiên cứu bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng biển.
Việc chia sẻ tài nguyên biển cũng nhƣ kinh nghiệm sử dụng chúng một
cách bền vững là vô cùng quan trọng không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn
là nhu cầu cấp bách của Việt Nam. Việt Nam là một nƣớc nằm bên bờ Biển
Đông, một trong sáu biển lớn nhất thế giới và có 11 quốc gia ven biển. Việt
Nam có bờ biển dài 3260km, với diện tích gấp 3 lần lãnh thổ đất liền và trải
dài trên 13 vĩ độ trong Biển Đông. Với vị trí nhƣ vậy, nƣớc ta có các vùng
biển và thềm lục địa rộng gấp mấy lần đất liền với các loại tài nguyên đa dạng
và phong phú. Với diện tích và vị trí thuận lợi về biển, biển nƣớc ta là nơi hội
tụ kinh tế giữa các vùng và các miền trong nƣớc, lại vừa là cửa ngõ thông
thƣơng của các nƣớc trong khu vực. Mặt khác, tầm quan trong và vị trí địa lý
thuận lợi của Biển Đông cũng là nguyên nhân gây ra những tranh chấp phức

tạp về các quyền và các quyền lợi quốc gia xung quanh Biển Đông. Trên thực
tế việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nƣớc là vấn đề phức tạp và phải trải qua
một thời gian dài, trong khi vùng biển tranh chấp lại có một lợi ích kinh tế vô
cùng to lớn. Vì vậy, việc khai thác chung đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt
quan tâm.
Khai thác chung dầu khí là một dạng của khai thác chung và đóng một
vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Ngành
công nghiệp dầu khí là một ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc

- 7 -
dân. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khủng hoảng năng lƣợng đang diễn ra
trên toàn cầu, dầu khí là một nguồn năng lƣợng không thể thiếu đối với sự
phát triển kinh tế đất nƣớc. Trong khi đó tiềm năng về dầu khí trên các vùng
biển Việt Nam rất rồi dào và chƣa đƣợc khai thác đúng mức. Nhận thức đƣợc
tầm quan trọng của khai thác dầu khí đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất
nƣớc, tác giả mạnh dạn chọn đề tài "Khai thác chung dầu khí ở một số nước
trên thế giới và thực tiễn Việt Nam” làm đề tài cho luận văn nghiên cứu của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nƣớc có vị trí địa lý thuận lợi, đƣợc quyền
sử dụng và khai thác một vùng biển rộng lớn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
các vấn đề pháp lý trong việc quản lý, sử dụng và khai thác biển nhằm mục
đích bảo vệ và tận dụng tối ƣu các tiềm năng của biển đã và đang là chủ đề
quan tâm của các nhà khoa học hiện nay. Tuy nhiên, ở Việt nam hiện nay việc
nghiên cứu các vấn đề pháp lý trong việc khai thác chung giữa Việt Nam và
các nƣớc đã đƣợc nghiên cứu trong một số công trình nghiên cứu tổng thể về
biển nhƣ các công trình nghiên cứu của Ban Biên Giới - Bộ ngoại giao, công
trình nghiên cứu của Trung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế - Khoa luật -
ĐHQGHN "Chính sách, pháp luật biển của Việt nam và chiến lược phát triển
bền vững”. Tuy nhiên, chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, tổng thể về

đề tài này. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Khai thác chung dầu khí ở một
số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam” với mong muốn nghiên cứu
một cách tổng thể những quy định pháp luật quốc tế cũng nhƣ trong nƣớc về
việc khai thác chung dầu khí, các mô hình khai thác dầu khí điển hình. Từ đó
đƣa ra những nhận xét đánh giá góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về
khai thác chung dầu khí, đƣa ra những dự báo về triển vọng khai thác dầu khí
của Việt Nam ở một số khu vực nhất định, trên cơ sở đó đề xuất mô hình khai

- 8 -
thác phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị của Việt Nam và các
quốc gia tham gia ký kết để cùng nhau chia sẻ, khai thác và sử dụng nguồn tài
nguyên dầu khí…
3. Mục đích nghiên cứu
Khoá luận trên cơ sở xem xét toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn của
vấn đề khai thác chung trong luật biển quốc tế và các mô hình khai thác dầu
khí điển hình trên thế giới để từ đó đƣa ra đƣợc cách nhìn tổng quan về khai
thác chung dầu khí, góp phần bổ sung, làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và
vai trò của khai thác chung trong đời sống pháp lý nói chung và Việt Nam nói
riêng. Bên cạnh đó, tác giả còn tập trung nghiên cứu Hiệp định khai thác
chung dầu khí giữa Việt Nam - Malayxia và thực trạng triển khai hiệp định đó
trong thực tế nhƣ thế nào; Ngoài ra, khoá luận còn đƣa ra những đánh giá của
mình về triển vọng khai thác dầu khí trong tƣơng lai của Việt Nam và các
quốc gia láng giềng. Từ đó mạnh dạn đƣa ra những đề xuất về cơ chế quản lý
cho một mô hình khai thác chung giữa Việt Nam và các nƣớc trong khu vực
phù hợp với lợi ích và bảo vệ đƣợc chủ quyền của Việt Nam. .
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu dựa trên cơ sở các phƣơng pháp: duy vật lịch sử, duy
vật biện chứng, phân tích, đánh giá, tổng hợp, dự báo triển vọng, đề xuất
hƣớng thực hiện.
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
Luận văn gồm bốn chƣơng:
Chương1. Tổng quan về khai thác chung dầu khí
1. Lịch sử hình thành và phát triển của vấn đề khai thác chung
2. Khái niệm về khai thác chung dầu khí
2.1. Quan niệm về khai thác chung

- 9 -
2.2. Định nghĩa và đặc điểm của khai thác chung dầu khí
2.3. Nội dung thoả thuận khai thác chung dầu khí
2.4. Vai trò của khai thác chung dầu khí
2.5. Cơ sở pháp lý của hoạt động khai thác chung dầu khí
Chương2. Mô hình khai thác chung về dầu khí ở một số nước
2.1. Các quốc gia với vấn đề khai thác dầu khí
2.2. Các quan điểm về mô hình khai thác dầu khí
2.3. Các mô hình khai thác dầu khí điển hình
Chương3. Khai thác chung dầu khí giữa Việt Nam với nước ngoài. Thực
trạng và giải pháp
3.1. Biển Đông và vấn đề chủ quyền của Việt Nam
3.2. Phát triển kinh tế biển và tiềm năng về dầu khí của Việt Nam
3.3. Thoả thuận ghi nhớ về khai thác chung dầu khí giữa Việt Nam và
Malayxia năm 1992
Chương4. Triển vọng khai thác chung giữa Việt Nam và các nước
4.1. Triển vọng khai thác chung ở khu vực Biển Đông
4.2. Chính sách pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến vấn đề khai thác
chung
4.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tạo ra khung pháp lý cơ bản
cho việc đàm phán, ký kết các thoả thuận khai thác chung của Việt Nam
4.3.1. Hoàn thiện chính sách quốc gia về biển
4.3.1. Đề xuất mô hình khai thác chung dầu khí Việt Nam và các nƣớc

trong khu vực





- 10 -




Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC CHUNG DẦU KHÍ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của vấn đề khai thác chung
1.1.1. Lịch sử phát triển của Luật biển quốc tế
Lịch sử hình thành và phát triển của Luật biển đƣợc phản ánh qua cuộc
đấu tranh và điều hoà giữa hai nguyên tắc lớn: tự do biển cả và chủ quyền của
quốc gia trên biển. Nguyên tắc tự do biển cả tuyệt đối đƣợc xây dựng và ủng
hộ dựa trên quan niệm tài nguyên biển là vô tận. Khi con ngƣời nhận thức
đƣợc tài nguyên đó không phải là không cạn kiệt nếu nhƣ không bảo vệ và tái
sinh chúng, thì một cách duy nhất có thể thực hiện đƣợc là thiết lập một trật tự
pháp lý đi ngƣợc lại với nguyên tắc tự do biển cả tuyệt đối. Đặc biệt là sau
Đại chiến thế giới lần thứ 2, với sự thay đổi về kinh tế và chính trị trên thế
giới, sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm thay đổi sâu sắc khả năng khai
thác biển, đã đặt ra nhu cầu thiết lập một trật tự pháp lý trên biển mang tính
toàn cầu.
Hội nghị pháp điển hoá luật quốc tế đƣợc tổ chức tại La Haye từ ngày
13-3 đến 12-4-1930 với 47 quốc gia tham dự có một trong ba nội dung chính
là pháp điển hoá luật biển để bàn về các vấn đề: nguyên tắc tự do hàng hải,
chế độ pháp lý của lãnh hải, đƣờng cơ sở, quy định qua lại không gây hại của
tàu thuyền và chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải. Hội nghị đã thất bại

trong việc đƣa ra một chiều rộng lãnh hải chung, nhƣng đạt đƣợc hai nội dung
rất quan trọng là: (i) công nhận các quốc gia ven biển có một lãnh hải rộng ít
nhất 3 hải lý thuộc chủ quyền quốc gia, và (ii) công nhận quốc gia ven biển có

- 11 -
một vùng tiếp giáp lãnh hải. Kết quả của Hội nghị là đƣa đến mối quan tâm
của các quốc gia về việc tiếp tục hoàn thiện pháp điển hoá luật biển quốc tế.
Trên cơ sở quy định của Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc về việc thúc đẩy
sự phát triển của luật biển quốc tế và pháp điển hoá luật pháp quốc tế theo
hƣớng tích cực, Liên Hợp Quốc đã tổ chức ba hội nghị quốc tế để pháp điển
hoá luật biển quốc tế.
Hội nghị lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1958 (từ
ngày 24-2 đến 29-4) tại Giơnevơ có kết quả là sự ra đời của 4 Công ƣớc quốc
tế liên quan đến biển: Công ƣớc về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (có
hiệu lực kể từ ngày 10-9-1964, 48 quốc gia thành viên); Công ƣớc về biển cả
(có hiệu lực kể từ ngày 10-9-1962, 59 quốc gia thành viên); Công ƣớc về
đánh cá và bảo tồn các tài nguyên sinh vật của biển cả (có hiệu lực kể từ ngày
20-3-1966, 36 quốc gia thành viên); Công ƣớc về Thềm lục địa (có hiệu lực
kể từ ngày 10-6-1964, 54 quốc gia thành viên). Các Công ƣớc trên đã pháp
điển hoá rất nhiều các tập quán (tự do biển cả, chế độ hàng hải, qua lại không
gây hại, chế độ nội thuỷ, chế độ lãnh hải) và đƣa ra một số khái niệm mới nhƣ
bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh vật của biển cả, Thềm lục địa…[4, tr 17-
18]. Tuy nhiên, số lƣợng quốc gia thành viên còn ít, các Công ƣớc vẫn thất
bại trong việc thống nhất chiều rộng lãnh hải và xác định ranh giới của Thềm
lục địa.
Hội nghị lần thứ hai của Liên Hợp Quốc về luật biển đƣợc tổ chức tại
Giơnevơ từ ngày 17-3 đến 26-4 năm 1960 đặt mục tiêu xem xét chiều rộng
lãnh hải và ranh giới của vùng đánh cá. Tuy nhiên, hội nghị không đạt đƣợc
sự nhất trí giữa các quốc gia về chiều rộng của lãnh hải.
Ngày 17-8-1967, Đại sứ Malta tại Liên Hợp Quốc - Arvid Pardo - đã đƣa

ra đề nghị tại phiên họp thứ 22 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc coi vùng
biển nằm ngoài quyền tài phán của các quốc gia là di sản chung của nhân loại.

- 12 -
Đề nghị đó đã nhận đƣợc sự ủng hộ của các quốc gia thành viên Liên Hợp
Quốc và đƣợc ghi nhận tại Nghị quyết 2749 của Đại Hội đồng LHQ ngày 17-
12-1970 “Tuyên bố về các nguyên tắc quản lý đáy biển và đại dương cũng
như các lòng đất của chúng nằm ngoài ranh giới quyền tài phán quốc gia”.
Các sáng kiến này đã mở ra việc chuẩn bị cho một hội nghị mới về luật biển
(thời gian trù bị diễn ra trong 5 năm từ năm 1967 đến năm 1972). Ngày 16-
11-1973, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bằng Nghị quyết 3067 đã quyết định
triệu tập hội nghị lần thứ ba về luật biển nhằm thông qua một công ƣớc giải
quyết tất cả các vấn đề liên quan đến biển. Hội nghị lần thứ 3 của Liên Hợp
Quốc về Luật biển đƣợc tổ chức từ năm 1973 đến năm 1982 với 9 năm đàm
phán và 11 khoá họp. Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982
đã đƣợc bỏ phiếu (103 phiếu thuận, 4 phiếu chống và 17 phiếu trắng), đƣợc
ký kết tại Montego - Bay Jamaica ngày 10-12-1982 bởi 117 quốc gia (trong
đó có Việt Nam), đảo Cook (quốc gia tự trị liên kết) và Fiji đã phê chuẩn và
nộp lƣu chiểu cùng ngày. Mỹ và số đông các quốc gia công nghiệp phát triển
(trừ Cộng hoà Pháp) không ký kết Công ƣớc 1982, phẩn đối phần XI quy định
về Vùng di sản chung của loài ngƣời và thể thức điều hành của cơ quan quyền
lực Vùng (Cơ quan quyền lực đáy đại dƣơng).
Công ƣớc Luật biển 1982 ra đời là một bƣớc ngoặt quan trọng trong tiến
trình phát triển của luật biển quốc tế. Nó thể hiện tính đúng đắn và tiến bộ,
đƣợc sự ủng hộ của đa số về các tƣ tƣởng, nguyên tắc và mục đích của một
trật tự mới cho các vùng biển và đại dƣơng. Phần lớn các quốc gia không
tham gia bỏ phiếu sau đó cũng đã ký vào Công ƣớc 1982 [30, tr.19-20]. Bên
cạnh quy định các phƣơng pháp các phƣơng pháp có thể áp dụng xác định
đƣờng cơ sở tính chiều rộng lãnh hải, Công ƣớc Luật biển 1982 quy định chế
độ pháp lý về các vùng biển thành 3 loại: (i) các vùng biển thuộc chủ quyền

của các quốc gia ven biển (nội thuỷ và lãnh hải); (ii) các vùng biển thuộc

- 13 -
quyền tài phán (quyền chủ quyền) của quốc gia ven biển (tiếp giáp lãnh hải,
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa); (iii) biển cả và vùng, trong đó các quốc
gia có biển hay không có biển đều đƣợc hƣởng quyền tự do biển cả đặt dƣới
quyền quản lý của Cơ quan quyền lực Vùng.
Công ƣớc 1982 quy định hai phƣơng pháp mà quốc gia ven biển có thể
áp dụng hoặc kết hợp áp dụng để xác định đƣờng cơ sở đó là: đƣờng cơ sở
thông thƣờng và đƣờng cơ sở thẳng tuỳ thuộc vào địa lý bờ biển. Đƣờng cơ sở
do quốc gia ven biển tự xác định phù hợp với quy định của Công ƣớc 1982 và
công bố, thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn, và đó là căn cứ để xác định lãnh hải
cùng nhƣ các vùng biển khác. Đối với phƣơng pháp xác định đƣờng cơ sở
thẳng, Điều 7.6 Công ƣớc 1982 quy định phƣơng pháp xác định đƣờng cơ sở
thẳng do một quốc gia áp dụng không đƣợc làm cho lãnh hải của một quốc
gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng Đặc quyền kinh tế.
1.1.2. Lịch sử khai thác chung trong Luật biển quốc tế
Ngay từ thủa khai sinh, con ngƣời đã có những hoạt động khai thác các
nguồn tài nguyên trên biển để phục vụ cho nhu cầu tất yếu của mình và cũng
nhận thức đƣợc vai trò thiết yếu của biển trong mối liên hệ trực tiếp đối với
mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội…Điều đó đã góp phần thúc đẩy các
quốc gia không ngừng tìm cách mở rộng thẩm quyền của mình ra biển, dẫn
đến các tranh chấp của các quốc gia.
Công ƣớc 1982 ra đời góp phần thiết lập một trật tự pháp lý mới, mở
rộng đáng kể quyền và chủ quyền của các quốc gia ven biển, đặc biệt là quyền
chủ quyến đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Mặc dù vậy, việc
áp dụng nó trên thực tế còn mang nhiều tranh cãi, bởi ở những vùng biển hẹp,
các quốc gia có bờ biển kề cận hoặc đối diện sẽ có sự chồng lấn. Lúc này cần
phải có sự đàm phán giữa các quốc gia để phân định biển. Tuy nhiên, đây là
vấn đề khó khăn và gây nhiều tranh cãi. Trên thực tế, các quốc gia đều vận


- 14 -
dụng và giải thích Công ƣớc 1982 theo hƣớng mang lại lợi ích tối đa cho
mình khi đƣa ra các yêu sách về chủ quyền và quyền tài phán đối với các
vùng biển. Trong khi đó, Công ƣớc 1982 về luật biển lại chƣa quy định cụ thể
việc xác định các đƣờng biên giới trên biển để các quốc gia có thể dễ dàng đi
đến thoả thuận phân định các vùng biển có tranh chấp, do đó quá trình đàm
phán để đi đến thoả thận cuối cùng về phân định biển thƣờng rất phức tạp và
kéo dài, nhiều trƣờng hợp các quốc gia hữu quan phải nhờ đến phán quyết của
các cơ quan tài phán quốc tế.
Trong khi chƣa có kết luận cuối cùng cho vùng biển tranh chấp, các quốc
gia có thể xác lập một thoả thuận tạm thời để cùng nhau khai thác tài nguyên
ở toàn bộ hoặc một phần khu vực chồng lấn. Đây là biện pháp hữu hiệu đƣợc
các quốc gia lựa chọn nhằm khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên biển,
ngăn chặn các mâu thuẫn xung đột phát sinh từ việc khai thác đơn phƣơng của
các quốc gia, tránh đƣợc lãng phí do không khai thác đƣợc các nguồn tài
nguyên biển trong giai đoạn quá độ của việc phân định biển.
Theo các nhà nghiên cứu, ý tƣởng về khai thác chung đã xuất hiện ngay
từ những năm 30 của thế kỷ XX trong các công trình nghiên cứu và các án lệ
về khai thác dầu mỏ ở Mỹ. Tiếp đến thoả thuận Bahrian - Ảrập Xêút ngày
22/2/1958, thoả thuận Cô oét - Ảrập Xêút ngày 07/7/1965 cũng đã đề cập đến
việc khai thác chung.
Thoả thuận Bahrian - Ảrập Xêút ngày 22/2/1958 xác lập mô hình khai
thác chung dầu khí tại khu vực biển đã có đƣờng ranh giới phân định, với
thiện chí rất cao của các quốc gia ký kết. Khu vực chồng lấn thềm lục địa giữa
hai quốc gia trong Vịnh Pếch - xích cần phải đƣợc phân định và phân chia
nguồn tài nguyên dầu mỏ tại khu vực đó. Tuy nhiên, cả hai bên đều nhận thấy
việc tìm ra một phƣơng án hợp lý để phân chia mỏ dầu là rất khó khăn. Do đó,
bằng Thoả thuận ngày 22/2/1958, hai quốc gia thống nhất: (i) vạch đƣờng


- 15 -
ranh giới thềm lục địa trùng khít với ranh giới mỏ dầu và mỏ dầu nằm hoàn
toàn ở thềm lục địa phía Ảrập Xêút, (ii) thiết lập quan hệ khai thác chung đối
với mỏ dầu, theo đó Chính phủ Bahrian trao quyền quản lý và khai thác cho
Chính phủ Ảrập Xêút, nhƣng lãi ròng thu đƣợc từ hoạt động khai thác dầu
trong vùng này đƣợc chia đều cho hai quốc gia - thoả thuận phân chia lợi
nhuận này không ảnh hƣởng đến chủ quyền Ảrập Xêút đối với khu vực này
theo đƣờng ranh giới phân định.
Thoả thuận Cô oét - Ảrập Xê út ngày 07/7/1965 là thoả thuận phân định
thềm lục địa giữa hai quốc gia, tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ khai thác
chung tại vùng trung lập (Neutral zone) đã đƣợc xác lập trƣớc đó bằng việc
các quốc gia đã ký các thoả thuận đặc nhƣợng cho các công ty dầu khí.
Vào tháng 1 năm 1974, thoả thuận khai thác chung Nhật Bản - Hàn Quốc
ký kết đƣợc coi là bƣớc ngoặt đánh dấu quá trình phát triển của luật biển quốc
tế về vấn đề này. Lần đầu tiên trên thế giới đã áp dụng ý tƣởng khai thác
chung dầu khí ngoài khơi tại nơi đƣờng biên giới chƣa đƣợc phân định nhƣ đã
đƣợc chỉ ra trong phán quyết của Toà án năm 1969 về vụ thềm lục địa biển
Bắc. Thoả thuận này là kết quả của những cuộc thƣơng thuyết không thành
công trong việc giải quyết tranh chấp thềm lục địa giữa hai nƣớc trƣớc đó.
Trƣớc đó, ngày 29/10/1974, thoả thuận Pháp - Tây Ban Nha cũng đƣợc ký kết
với nội dung thiết lập một khu vực khai thác chung nằm ngang qua đƣờng
biên giới đã đƣợc xác định.
Trong Vịnh Thái Lan, Malayxia và Thái Lan ký thoả thuận ghi nhớ ngày
21-02-1979 (MOU 1979) về việc thành lập Cơ quan quyền lực chung (Joint
Authority) chịu trách nhiệm điều hành hoạt động thăm dò, khai thác tài
nguyên không sinh vật đáy biển và lòng đất dƣới đáy biển tại khu vực vùng
chồng lấn thềm lục địa theo yêu sách của hai quốc gia. Tuy nhiên, Thoả thuận
này không ghi nhận về hợp tác quản lý khai thác tài nguyên sinh vật. Đến năm

- 16 -

1994, hai bên mới thống nhất đƣợc những bất đồng về cơ cấu của Cơ quan
quyền lực chung và hợp đồng phân chia sản phẩm đối với các nhà thầu mới
đƣợc ký kết.
Sau đó thoả thuận khai thác chung hầu nhƣ đƣợc nhiều quốc gia lựa
chọn ký kết nhƣ là một giải pháp giải quyết những mâu thuẫn bất đồng trên
các vùng biển chƣa đƣợc phân định. Nhƣ vậy, khai thác chung trong tiến trình
phát triển của mình đã góp phần giảm thiểu xung đột thúc đẩy sự hợp tác giữa
các quốc gia để cùng nhau khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên phục vụ cho
sự phát triển kinh tế của quốc gia.

1.2. Khái niệm về khai thác chung dầu khí
1.2.1. Quan niệm về khai thác chung
Biển có vai trò quan trọng đối với con ngƣời và sự phát triển của mỗi
quốc gia. Đặc biệt, khi xã hội càng phát triển, nhu cầu khai thác tài nguyên
thiên nhiên ngày càng gia tăng trong khi đó tài nguyên biển không phải là vô
hạn. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con ngƣời không ngừng
mở rộng các hoạt động của mình ra biển để phục vụ nhu cầu phát triên của xã
hội. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa các quốc gia
trên biển. Tranh chấp biển thƣờng rất phức tạp, kéo dài và liên quan trực tiếp
đến quyền lợi của các quốc gia. Công ƣớc Luật biển 1982 ra đời đã góp phần
thiết lập một trật tự pháp lý mới trên biển, với nhiều vùng biển có quy chế
pháp lý khác nhau:
“Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp
liền với lãnh hải đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo
đó, các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do
của quốc gia khác đều do quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh” (điều

- 17 -
55 ) và “Vùng đặc quyền kinh tế không mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường
cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”. (điều 57, khoản 2).

“Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài
tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của thềm lục
địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý,
khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoản cách gần hơn” (Điều
76). Trong trƣờng hợp bờ ngoài của rìa lục địa của một quôc gia ven biển mở
rộng ra quá 200 hải lý tính từ đƣờng cơ sở, quốc gia ven biển có thể xác định
ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình:
Hoặc theo bề dày lớp đá trầm tích: đƣờng vạch theo đúng khoản 7 điều
76, nối các điểm cố định tận cùng nào mà bề dày lớp đá trầm tích ít nhất cũng
bằng một phần trăm khoảng cách từ điểm đƣợc xét cho tới chân dốc lục địa.
Hoặc theo: đƣờng vạch bằng cách nối các điểm cố định ở cách chân dốc
lục địa nhiều nhất 60 hải lý.
Tuy nhiên ranh giới này cách đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải một khoản cách không vƣợt quá 350 hải lý hoặc nằm cách đƣờng đẳng sâu
2500m một khoảng cách không vƣợt quá 100 hải lý.
Nhƣ vậy, với những quy định mới về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa thì quyền của các quốc gia đƣợc mở rộng. Song ở những nơi có bờ biển
hẹp thì các quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau sẽ có sự chồng lấn
về chủ quyền hoặc quyền tài phán. Khi thực hiện quyền mở rộng biển của
mình trong các vùng biển hẹp (bề rộng không qúa 400 hải lý), các quốc gia có
bờ biển tiếp giáp hay đối diện nhau đều có mối quan tâm chung: Phân định
các vùng biển chồng lấn. Tuy nhiên việc phân định biển không phụ thuộc vào
ý chí duy nhất của một quốc gia mà là một hành động mang tính quốc tế, song
phƣơng hoặc đa phƣơng, thể hiện sự phân chia, phù hợp với luật pháp quốc tế,

- 18 -
các danh nghĩa pháp lý tƣơng ứng của mỗi quốc gia trên các vùng biển chồng
lấn.


Giải quyết tốt vấn đề phân định sẽ góp phần giảm bớt xung đột và căng
thẳng về chính trị, quân sự từ đó tạo đƣợc một môi trƣờng ổn định và phạm vi
biển rõ ràng cho phát triển, bảo vệ, quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên
biển [29, tr.262-310]. Vì vậy, khai thác chung đƣợc đƣa ra nhƣ một giải pháp
để các quốc gia bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ một cách có hiệu quả môi trƣờng biển chung.
Trong thực tiễn đã có nhiều quốc gia tiến hành khai thác chung và các
hình thức khai thác chung trên thế giới rất đa dạng, phong phú. Vấn đề khai
thác chung đƣợc các chuyên gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực luật
biển cũng nhƣ các trung tâm nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới quan tâm
nghiên cứu: Viện luật quốc tế và luật so sánh của Anh, Trung tâm nghiên cứu
Đông Tây của Hoa Kỳ, Trung tâm Đông Tây ở Honolulu - Ha Oai…Nhiều
cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế về vấn đề này đã đƣợc tổ chức liên tiếp. Tuy
nhiên, mỗi học giả nhìn nhận khai thác chung ở mỗi khia cạnh khác nhau vì
vậy vẫn chƣa đƣa ra một định nghĩa thống nhất về khai thác chung.
Giáo sƣ Luật quốc tế Masahiro Miyoshi, khi tóm lƣợc các bài thảo luận
tại các cuộc Hội thảo do Trung tâm Đông Tây tổ chức về khai thác chung ở
Đông Nam Á đã ghi nhận rằng “Khái niệm về phát triển chung quốc tế…
chưa được hiểu hoặc được sử dụng một cách thống nhất”. [43, tr.43]. Theo
ông có 2 dạng khai thác chung:
Một là: Khai thác chung khi mà việc phân định biên giới đã đƣợc giải
quyết
Hai là: Chế độ khai thác chung đối với khu vực có đƣờng biên giới đang
phân định. [43, tr.23]
Tại Hội thảo thứ 2 tổ chức vào 8/1983 do nhóm các Luật sƣ đã bình
luận: khai thác chung “được sử dụng thường xuyên như một thuật ngữ chung,

- 19 -
từ “khai thác chung" là một khái niệm rộng, từ việc đồng nhất hoá các tài
nguyên được chia sẻ cho dến việc đơn phương khai thác các nguồn tài nguyên

ngoài ranh giới được ấn định và các hình thức phát triển đa dạng giữa hai
hình thức này”. [39, tr.43].
Dƣới góc độ chính trị, tiến sỹ - Wiliam Onorato đã định nghĩa khai thác
chung, là “Một thể chể mà theo đó toàn bộ vấn đề tranh chấp biên giới được
gác sang một bên để tạo bầu không khí hợp tác ngay từ ban đầu xung quanh
việc khai thác” [48, tr.111].

Ở góc độ này, khai thác chung chính là giải pháp
để giảm thiểu xung đột về chính trị, tháo gỡ những bất đồng, tạo dựng mối
quan hệ bền vững, ổn định cùng nhau khai thác tài nguyên biển.
Ở khía cạnh kinh tế, Giáo sƣ luật học Ian Towsend - Gault Đại học
British colombia cho rằng: “Khai thác chung là một quyết định do một hay
nhiều nước mà các nước này đóng góp bất kỳ quyền nào mà họ có đối với một
vùng nhất định và thực hiện việc cùng quản lý dưới một hình thức nào đó ở
mức độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn vì mục đích thăm dò và khai thác tài nguyên
ngoài khơi” [41, tr.275]. Nhƣ vậy, theo quan niệm của Gault, khai thác chung
đã đƣợc đặt dƣới góc độ chủ quyền của quốc gia đối với vùng đƣợc thoả
thuận khai thác chung. Khai thác chung là một thoả thuận giữa các quốc gia
và về bản chất, quyền đƣợc phân chia sản phẩm khai thác của các quốc gia có
nguồn gốc từ việc các quốc gia trƣớc đó đã “góp các quyền” của mình để hình
thành nên thoả thuận khai thác chung. Tuy nhiên, vấn đề khai thác chung mà
Gault đề cập chƣa đƣợc đầy đủ. Theo ông, Khai thác chung chỉ nhằm khai
thác và thăm dò các nguồn tài nguyên ngoài khơi. Trên thực tế khai thác
chung không chỉ nhằm khai thác và thăm dò tài nguyên thiên nhiên biển mà
còn chứa đựng trong nó những mục tiêu chính trị.
Sau đó Gault cùng với Wiliam G.Stormont đã đƣa ra một định nghĩa cụ
thể hơn về khai thác chung dầu khí.

- 20 -
“Một thoả thuận khai thác chung dầu khí ngoài khơi đặc trưng là một

thoả thận khi hai hay nhiều quốc gia đi đến một thoat thuận chính thức về
việc hợp tác khai thác và cùng nhau chia sẻ lợi nhuận có được từ các hoạt
động khai thác dầu và khí trong một vùng biển ngoài khơi xác định bằng việc
đóng góp các chủ quyền của mình đỗi với vùng biển đó” [41, tr.51].
Còn theo giáo sƣ Rainer Lagoni với tƣ cách là báo cáo viên đặc biệt của
Uỷ ban vùng đặc quyền kinh tế của Hiệp hội luật Quốc tế (ILA) trong bản báo
cáo của mình tại Hội nghị Vacsava năm 1988 đã cho rằng khai thác chung là :
“Sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm thăm dò và khai thác một số mỏ, vùng
hoặc các tích tụ tài nguyên không sinh vật mà có thể vượt qua hoặc nằm
trong khu vực có yêu sách chồng lấn” [42, tr.2].
Giáo sƣ Laconi - ngƣời chuẩn bị các báo cáo đặc biệt của Uỷ ban vùng
Đặc quyền kinh tế của Hội luật gia quốc tế khi báo cáo về khai thác chung tài
nguyên không sinh vật tại Hội nghị Warsa 1988 đã cũng chấp nhận rằng:
“Khai thác chung là một khái niệm của luật pháp quốc tế dựa trên sự chấp
thuận giữa các quốc gia”. Giáo sƣ Laconi đƣa ra cách phân tích chi tiết hơn
về khái niệm khai thác chung. Nhƣ vậy, theo ông khai thác chung bao hàm cả
việc khai thác tài nguyên sinh vật, không sinh vật và nhiều vùng có cả khoáng
sản rắn cũng nhƣ dầu và khí. Nó cũng mở rộng đến các loại khoáng sản có cơ
sở từ đất, cũng nhƣ ở xa bờ. Từ đó ông đƣa ra một định nghĩa: “Khai thác
chung là sự hợp tác giữa các quốc gia về thăm dò và khai thác một số bồn
lắng đọng nào đó, bãi tích tụ các tài nguyên không sinh vật, trải rộng hoặc
trên một đường biên giới hoặc nằm trong khu vực có các yêu sách chồng lấn”.
Theo định nghĩa này, Khai thác chung bao hàm khai thác ở khu vực có yêu
sách chồng lấn mà các nƣớc gác xung đột sang một bên, và khai thác chung
sau khi đã có thoả thuận cuối cùng về phân định ranh giới trên biển. Giáo sƣ
Laconi xác định bốn yếu tố thiết yếu trong viêc khai thác chung: ổn định một

- 21 -
vùng riêng biệt; các tài nguyên mà khai thác chung hƣớng đến; sự quyết định
của quyền tài phán và các luật điều chỉnh việc vận hành; thời hạn và điều kiện

của việc thăm dò (yếu tố cuối cùng này loại trừ một thoả tuận để thiết lập một
vùng dọc theo đƣờng biên giới mà ở đó cấm khoan và tài nguyên ở đó không
đƣợc khai thác để phát triển). Trong kết luận dựa trên 3 cuộc Hội thảo tại
Trung tâm Đông Tây, Giáo sƣ Miyoshi ủng hộ Giáo sƣ Laconi về việc chỉ
xem xét khai thác chung với tƣ cách là một thoả thuận liên Chinh phủ, loại trừ
việc đầu tƣ chung giữa chính phủ và một hoặc một tổ hợp các công ty tƣ nhân.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về khai thác chung dầu và khí xa bờ
thuộc Viện Luật quốc tế và Luật So sánh của Anh quốc thì khai thác chung là
hoạt động hợp tác giữa các quốc gia để khai thác tài nguyên biển vì mục đích
phát triển, có thể đƣợc tiến hành ở các vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng
đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển. Đó là các hoạt động mang tính
nhà nƣớc và dựa trên quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển đối với các
vùng biển đƣợc xác định theo pháp luật quốc tế. “Khai thác chung là sự thoả
thuận giữa hai quốc gia để phát triển nhằm cùng chia nhau theo một tỷ lệ đã
được chấp thuận bởi sự hợp tác liên quốc gia và những biện pháp nhà nước
đối với dầu và khí xa bờ tại một vùng đã ấn định của đáy biển và lòng đất
đưới đáy biển của thềm lục địa mà cả hai hoặc quốc gia tham gia khác đều có
quyền theo Luật pháp quốc tế. Khi các quốc gia thừa nhận một vùng đặc
quyền kinh tế thì các định nghĩa nói trên có thể được thêm để mở rộng cho sự
thoả thuận chung để phát triển vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn.” [39, tr. 44-
45]
Nhƣ vậy, khai thác chung đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều góc độ pháp lý
khác nhau. Tuy nhiên, khai thác chung đƣợc coi nhƣ một giải pháp làm dịu
căng thẳng chính trị và giúp các nƣớc cùng nhau khai thác hiệu quả nguồn tài

- 22 -
nguyên thiên nhiên nên cần thiết phải đƣa ra một cách hiểu bao quát và thống
nhất về khái niệm khai thác chung.
Cụm từ “Khai thác chung” đƣợc dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “ Joint
development” nghĩa gốc là “Phát triển chung”. Tuy nhiên theo các nhà nghiên

cứu Việt Nam thì “Khai thác chung” không có nghĩa là hẹp hơn “phát triển
chung”. Khai thác chung cần phải hiểu không đơn thuần chỉ là khai thác
chung một tài nguyên nào đó mà bao gồm cả các hoạt động nhƣ thăm dò,
nghiên cứu khoa học, quản lý, bảo vệ môi trƣờng, xây dựng đảo nhân tạo vì
một mục đích cùng phát triển chung.
Qua việc nghiên cứu các quan điểm về khai thác chung, chúng ta có thể
định nghĩa khai thác chung nhƣ sau: “Khai thác chung là một thỏa thuận quốc
tế do hai hay nhiều quốc gia xác lập nhằm thiết lập cơ chế nhất định để cùng
hợp tác thăm dò, khai thác, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên tại
một vùng biển xác định trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của quốc
gia đối với vùng biển đó và cùng chia sẻ lợi nhuận một cách công bằng phù
hợp với pháp luật quốc tế”.
1. 2. 2. Định nghĩa và đặc điểm của khai thác chung dầu khí
a. Định nghĩa
Khai thác chung dầu khí là một dạng của khai thác chung, trên cơ sở
nghiên cứu các quan điểm về khai thác chung, có thể hiểu “khai thác chung
dầu khí là sự thoả thuận của hai hay nhiều quốc gia đối với một vùng biển
xác định nhằm thiết lập cơ chế quản lý để thực hiện hoạt động thăm dò, khai
thác dầu khí và các hoạt động khác liên quan trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng
chủ quyền của quốc gia đối với vùng biển đó và cùng chia sẻ lợi nhuận một
cách công bằng phù hợp với pháp luật quốc tế”.
b. Đặc điểm

- 23 -
Thứ nhất, Khai thác chung dầu khí là một thoả thuận quốc tế đƣợc xác
lập giữa các quốc gia, hoặc giữa các công ty đƣợc Nhà nƣớc cho phép hay uỷ
quyền ký kết với danh nghĩa Nhà nƣớc, về việc cùng hợp tác khai thác các
nguồn tài nguyên biển để phát triển, chịu sự điều chỉnh của Luật quốc tế hiện
đại. Hợp tác của các quốc gia trên cơ sở Hiệp định đƣợc coi là đặc trƣng cơ
bản nhất của việc khai thác chung.

- Điều 74 và điều 83, Công ƣớc 1982 khuyến nghị các quốc gia ven biển,
trên tinh thần hợp tác và hiểu biết lẫn nhau hƣớng đến một dàn xếp tạm thời
có tính chất thực tiễn trong trƣờng hợp các quốc gia chƣa có đƣợc thoả thuận
dứt khoát về phân định vùng đặc quyền kinh tề và thềm lục địa. Trên thực tế
việc xác lập và thực hiện các dàn xếp tạm thời nhƣ thoả thuận khai thác chung
không phải là một nghĩa vụ bắt buộc của Công ƣớc 1982 quy định cho các
quốc gia và cũng không phải là một nghĩa vụ theo tập quán quốc tế. Mặc dù
vậy, khi các quốc gia ký kết các thoả thuận khai thác chung là quan hệ pháp
luật chịu sự điều chỉnh của Luật quốc tế.
Thoả thuận khai thác chung dầu khí đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức
khác nhau nhƣ Hiệp định, Thoả thuận ghi nhớ (MOU) đều là các điều ƣớc
quốc tế đƣợc ký kết bởi các quốc gia bình đẳng về chủ quyền trên cơ sở hợp
tác khai thác dầu và khí. Luật quốc tế hiện đại điều chỉnh việc ký kết, nội
dung thoả, hiệu lực và việc thực thi các thoả thuận khai thác chung theo các
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nhƣ: nguyên tắc tự nguyện, nội dung thoả
thuận không đƣợc vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại.
Các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đúng các nội dung đã cam kết.
Tuy nhiên không phải mọi quan hệ hợp tác khai thác tài nguyên thiên
nhiên tại các vùng biển đều đƣợc luật quốc tế điều chỉnh. Quan hệ hợp tác
giữa Chính phủ với các (tổ hợp) công ty tƣ nhân nhằm khai thác tài nguyên tại
vùng biển đƣợc xác định thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền riêng biệt

×