Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 124 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT
***


TRẦN THU HẰNG




MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP L‎Ý VỀ
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ






CHUYÊN NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ

MÃ SỐ: 60.38.60


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG NGỌC GIAO


HÀ NỘI - NĂM 2006


MỤC LỤC

Phần mở đầu 1
Chương 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ 5
1.1. Khái niệm, đặc điểm của vận chuyển hàng không quốc tế 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Đặc điểm vận chuyển hàng không quốc tế 8
1.2. Sự cần thiết phải có những qui định pháp lý điều chỉnh hoạt động vận
chuyển hàng không quốc tế 10
1.3. Các giai đoạn phát triển của pháp luật quốc tế về vận chuyển hàng
không 13
1.4. Một số vấn đề về vận chuyển hàng không quốc tế được đề cập trong các
điều ước quốc tế đa
phương 20
1.4.1. Nguyên tắc thiết lập chuyến bay quốc
tế 20
1.4.2. Điều chỉnh các hoạt động bay quốc tế trong lãnh thổ quốc gia
khác 27
1.4.3. Quyền thực hiện chuyến bay 30
1.4.4. Một số nội dung về hợp đồng vận chuyển hàng không quốc tế 32
1.4.5. Trách nhiệm của người vận
chuyển 35
1.4.5.1. Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm của người vận

chuyển 35


1.4.5.2. Mức giới hạn trách nhiệm 36
1.4.6. Thủ tục tố tụng trong vận chuyển quốc tế 37
1.4.7. Một số điều ước quốc tế bổ sung Công ước Vac-sa-va về hợp đồng
vận chuyển hàng không quốc tế 38
1.4.7.1. Nghị định thư La-hay 1955 38
1.4.7.2. Công ước Gua-da-la-ja-ra
1961 40
1.4.7.3. Nghị định thư Gua-ta-ma-la 1971 41
1.4.7.4. Bốn nghị định thư Montreal 1975 42
1.4.7.5. Công ước Môn-rê-an 1999 43
1.4.8. Hệ thống điều ước về trách nhiệm ngoài hợp đồng 47
Chương 2. MỘT SỐ QUI ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG
KHÔNG QUỐC TẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 52
2.1. Các giai đoạn phát triển của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động
vận chuyển hàng không quốc
tế 52
2.1.1.Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1976 52
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1976 đến 1995 52
2.1.3.Giai đoạn từ năm 1995 đến nay 55
2.2. Các qui định cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt
động vận chuyển hàng không quốc tế 56
2.2.1. Pháp luật Việt Nam trong việc xác lập các nguyên tắc để thực hiện
các hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế 56
2.2.2. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng không
quốc tế 70



2.2.2.1. Trách nhiệm phát sinh do việc gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính
mạng của hành khách cũng như gây hư hỏng, mất hành lý xách tay, hành lý ký
gửi và hàng hoá 73
2.2.2.2. Trách nhiệm phát sinh do vận chuyển chậm hành khách, hành lý
và hàng
hoá 81
2.2.3. Qui định về cơ quan giải quyết tranh chấp trong vận chuyển hàng
không quốc tế 86
Chương 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ 89
3.1. Luật hàng không của một số quốc gia qui định các vấn đề điều chỉnh hoạt
động vận chuyển hàng không quốc tế 89
3.2. Tổng quan về hệ thống văn bản của Việt Nam điều chỉnh hoạt động vận
chuyển hàng không quốc tế 94
3.2.1. Hệ thống điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia liên quan đến việc
điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không 94
3.2.2. Bộ luật dân sự năm 2005 96
3.3. Đánh giá và so sánh mức độ tương thích của hệ thống pháp luật Việt
Nam hiện nay đối với các điều ước quốc tế
97
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 1 110
PHỤ LỤC 2 114




1



PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Ngày nay quá trình giao lƣu và hợp tác kinh tế, thƣơng mại trong nƣớc
và giữa các quốc gia ngày một phát triển. Vận chuyển hàng không trở thành
một công cụ quan trọng của sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy các
mối quan hệ quốc tế. Tuy nhiên nếu so với những phƣơng tiện khác nhƣ
đƣờng sắt, đƣờng bộ và đƣờng biển thì hàng không là một loại hình vận
chuyển hình thành và phát triển muộn. Mặc dù ra đời muộn nhƣng đây lại là
ngành kinh tế có tốc độ phát triển khá nhanh. Các qui định pháp luật điều
chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không luôn trong quá trình cần phải đƣợc
bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp. Khi điều kiện kinh tế, xã hội của một
quốc gia ngày một phát triển thì các yêu cầu đòi hỏi đối với ngành hàng
không ngày một khắt khe, do vậy cần phải có những qui định pháp lý phù hợp
để điều chỉnh.
So với những phƣơng tiện viện chuyển khác, vận chuyển bằng đƣờng
hàng không có ƣu thế về mặt thời gian, độ an toàn và chất lƣợng dịch vụ.
Nhƣng vận chuyển hàng không là một lĩnh vực chịu nhiêù rủi ro và tác động
của các yếu tố chính trị, kinh tế, pháp lý và các tác động nằm ngoài sự kiểm
soát của con ngƣời nhƣ thiên tai, dịch bệnh Do vậy những qui định pháp
luật điều chỉnh lĩnh vực này cũng mang những đặc thù riêng.
So với các lĩnh vực hoạt động khác, vận chuyển hàng không mang tính
quốc tế khá cao. Tính quốc tế của hoạt động vận chuyển bằng đƣờng hàng
không không chỉ đƣợc thể hiển trên các lĩnh vực khai thác quốc tế, lĩnh vực
thƣơng mại mà còn ở phạm vi hoạt động và không gian mà các hoạt động này
thực hiện. Các hãng hàng không đa phần có hoạt động mang tính quốc tế. Rất


2

ít hãng hàng không chỉ hoạt động mang tính chất nội địa. Chính do đặc điểm
này nên hoạt động vận chuyển hàng không liên quan đến nhiều quốc gia và
phạm vi lãnh thổ vì vậy cần phải có những qui định mang tính quốc tế chung
điều chỉnh. Hiện nay các nƣớc đã cùng nhau ký ‎‎kết các điều ƣớc quốc tế song
phƣơng và đa phƣơng để điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không quốc
tế. Các điều ƣớc quốc tế này đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động vận chuyển hàng không của các quốc gia và tạo ra một hành lang pháp
lý chung thống nhất. Đồng thời, mỗi quốc gia đều ban hành những qui định
pháp lý riêng của mình, thể hiện tính chủ quyền quốc gia. Những văn bản
pháp lý đó là cơ sở giúp cho việc điều tiết hoạt động vận chuyển hàng không
quốc tế.
Hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế không chỉ liên quan đến lĩnh
vực con ngƣời mà còn liên quan đến cả vấn đề an ninh hàng không và sự an
toàn của quốc gia. Với vai trò quan trọng nhƣ vậy, việc nghiên cứu một số
vấn đề pháp lý về hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế có ‎ ý nghĩa rất
quan trọng, góp phần hoàn thiện thêm những qui định có liên quan của Việt
Nam về vận chuyển hàng không quốc tế . Xuất phát từ lý do đó, tôi đã chọn
đề tài:
“Một số vấn đề pháp lý ‎ về vận chuyển hàng không quốc tế”
làm đề tài luận văn thạc sỹ Luật học của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU :
Đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết về những vấn đề liên quan
đến nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động hàng không dân dụng nói chung.
Tuy nhiên, vận chuyển hàng không chỉ là một bộ phận cấu thành trong hoạt
động hàng không rộng lớn này. Do vậy các vấn đề pháp lý điều chỉnh lĩnh vực
này cần phải đƣợc tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu và làm rõ.


3
Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu những qui định quốc tế, luận văn

cũng muốn đối chiếu vào qui định của Việt Nam để đƣa ra một số ý kiến nhận
xét và đánh giá về thực trạng của hệ thống này nhằm phục những bất cập, hạn
chế đang tồn tại của hệ thống đó.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN:
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vận chuyển hàng không quốc tế,
những qui định cụ thể trong các điều ƣớc quốc tế và pháp luật Việt Nam về
vận chuyển hàng không quốc tế để đánh giá thực trạng hiện có pháp luật của
Việt Nam trong việc điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế, từ
đó đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực vận chuyển
hàng không quốc tế.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không rất rộng
và bao trùm lên nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều đối tƣợng do đó luận văn
không tham vọng đề cập tất cả các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng
không quốc tế mà chủ yếu đề cập đến một số vấn đề pháp lý chi phối đến
hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế đƣợc qui định trong một số điều
ƣớc quốc tế đa phƣơng. Trên cơ sở đó đƣa ra những nhận xét và đánh giá về
thực trạng của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
5. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:
Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn áp dụng Luật Hàng không dân dụng Việt
Nam và vai trò của hoạt động hàng không trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


4
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn là phép biện chứng khoa học
kết hợp với các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, thống kê

dựa trên các văn bản pháp luật trong nƣớc và quốc tế cũng nhƣ các nguồn tƣ
liệu sách báo, bài viết, các giáo trình của các học giả trong và ngoài nƣớc liên
quan đến vận chuyển hàng không quốc tế.
7. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các qui định pháp lý quốc tế và Việt
Nam về vận chuyển hàng không quốc tế một cách có hệ thống để tìm ra
những hạn chế và bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời đƣa ra
những nhận xét đánh giá về mức độ tƣơng thích giữa pháp luật Việt Nam và
pháp luật quốc tế có liên quan, góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật hàng
không dân dụng của Việt Nam.
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Luận văn đƣợc bố cục gồm: Phần mở đầu, 3 chƣơng và phần kết luận.
Chương 1: Tổng quan chung về những vấn đề pháp lý liên quan đến
vận chuyển hàng không quốc tế.
Chương 2: Một số qui định điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng
không quốc tế trong pháp luật Việt Nam.
Chương 3: Đánh giá thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam
điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế.
KẾT LUẬN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.











5




CHƢƠNG I

TỔNG QUAN CHUNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN
CHUYỂN HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm, đặc điểm của vận chuyển hàng không quốc tế:

1.1.1 Khái niệm:

Vận chuyển hàng không là một trong các yếu tố cấu thành nên hoạt
động hàng không dân dụng. Với tƣ cách là một ngành kinh tế - kỹ thuật -dịch
vụ vận chuyển hàng không có đầy đủ các đặc điểm của một ngành dịch vụ,
đồng thời mang những yếu tố có tính chất đặc thù riêng.
Vận chuyển hàng không hiểu theo một nghĩa chung nhất là quá trình sử
dụng tầu bay để phục vụ cho vận chuyển công cộng, trên cơ sở thƣờng lệ hay
không thƣờng lệ. Khái niệm vận chuyển hàng không quốc tế đƣợc qui định
trong một số điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng về hàng không dân
dụng cũng nhƣ trong các văn bản pháp luật về hàng không dân dụng của Việt
Nam. Theo điều 96 của Công ƣớc Chi-ca-go về hàng không dân dụng năm
1944 (còn đƣợc gọi là Công ƣớc Chi-ca-go), dịch vụ vận chuyển hàng không
quốc tế là dịch vụ hàng không mà thông qua vùng trời trên lãnh thổ của hai
quốc gia trở lên.
Tuy nhiên, mục đích của việc thiết lập giao lƣu hàng không quốc tế
không phải chỉ để thực hiện các chuyến bay quốc tế mà nhằm mục đích vận

chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý và bƣu kiện vì lý do thƣơng mại. Vận
chuyển hàng không quốc tế là việc thiết lập các chuyến bay thƣơng mại vận
chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá và bƣu kiện bằng tầu bay một cách


6
thƣờng lệ giữa hai hay nhiều quốc gia. Theo Điều 1 khoản 2 của Công ƣớc
Vac-sa-va năm 1929, vận chuyển quốc tế đƣợc qui định nhƣ sau:
Vận chuyển quốc tế có nghĩa là bất kỳ việc vận chuyển nào trong đó,
theo hợp đồng ký kết giữa các bên, nơi xuất phát và nơi đến, có hoặc không
có gián đoạn hay chuyển tải ở trong hoặc lãnh thổ của các bên ký kết hoặc
trong lãnh thổ của một bên ký kết, nếu có một nơi dừng thoả thuận trong lãnh
thổ thuộc chủ quyền, bá quyền, quyền uỷ trị hoặc uỷ thác của một quốc gia
khác
Nhƣ vậy Công ƣớc Vac-sa-va đã đƣa ra định nghĩa rõ ràng về ”vận
chuyển quốc tế” là bất kỳ một việc vận chuyển nào mà phụ thuộc vào hợp
đồng của các bên, nơi khởi hành và nơi đến có hoặc không có gián đoạn trong
vận chuyển hoặc chuyển tải đƣợc nằm trong hoặc lãnh thổ của hai quốc gia ký
kết. Định nghĩa này đƣợc đƣa ra không căn cứ vào các bên tham gia hợp đồng
vận chuyển hàng không quốc tế mang quốc tịch của nƣớc nào, có nơi cƣ trú
hoặc có trụ sở kinh doanh chính nằm ở đâu, tầu bay đƣợc đăng ký ở quốc gia
nào, hợp đồng đƣợc ký kết ở đâu mà chỉ chú trọng đến ý định của các bên
trong hợp đồng vận chuyển, và lƣu ý đến nơi khởi hành, nơi đến hoặc nơi
dừng thoả thuận theo hợp đồng giữa các bên nằm trong lãnh thổ của các Quốc
gia khác nhau. Nhƣ vậy tính chất quốc tế của vận chuyển hàng không đƣợc
xác định dựa trên:
- Nơi đi và nơi đến nằm trong lãnh thổ của hai quốc gia khác nhau,
hoặc
- Nơi đi và nơi đến nằm trong lãnh thổ của một quốc gia, nhƣng có một
nơi dừng thoả thuận nằm trong lãnh thổ của quốc gia khác.

Khi đƣa ra khái niệm vận chuyển hàng không quốc tế, Luật hàng không
Việt Nam ban hành năm 1991 cũng có điểm tƣơng đồng nhƣ trên. Điều 82
của Luật này (đƣợc sửa đổi năm 1995) có qui định rằng:


7
Vận chuyển quốc tế là bất kỳ việc vận chuyển nào bằng tầu bay mà
theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng vận chuyển, nơi khởi hành và nơi
đến trên lãnh thổ của hai quốc gia hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng
có nơi dừng thoả thuận trên lãnh thổ của một quốc gia khác, không kể có gián
đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tải.
Để làm rõ thêm định nghĩa vận chuyển quốc tế, trƣớc đây Luật hàng
không năm 1991 đã có sự phân biệt giữa vận chuyển quốc tế và chuyến bay
quốc tế. Điều 23 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991 có qui
định rằng: ”chuyến bay quốc tế là chuyến bay được thực hiện trên lãnh thổ
của hai hoặc nhiều quốc gia”. Nhƣ vậy theo qui định này nếu tầu bay vận
chuyển từ lãnh thổ của quốc gia này sang lãnh thổ của quốc gia khác thì đó
đƣợc gọi là chuyến bay quốc tế nhƣng đây có phải là vận chuyển quốc tế
không thì phải dựa vào sự thoả thuận giữa hành khách với ngƣời vận chuyển
là tầu bay có dừng lại tại lãnh thổ của quốc gia bay qua hay không. Nếu theo
thoả thuận có một nơi dừng tại lãnh thổ của quốc gia bay qua thì việc vận
chuyển này mới đƣợc coi là vận chuyển quốc tế.
Xuất phát từ bản chất của hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế là
hoạt động đƣợc thực hiện trên lãnh thổ của các quốc gia có liên quan. Luật
hàng không dân dụng Việt Nam vừa đƣợc Quốc hội thông qua ngày
29/6/2006, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007 đã đƣa ra một định
nghĩa rất tổng quát về vận chuyển hàng không quốc tế. Theo Điều 114 thì :
”Vận chuyển hàng không quốc tế là việc vận chuyển bằng đường hàng không
qua lãnh thổ của hơn một quốc gia.”.
Cũng giống nhƣ trong Luật hàng không năm 1991, khái niệm chuyến

bay quốc tế trong Luật hàng không năm 2006 đƣợc qui định là chuyến bay
đƣợc thực hiện trên lãnh thổ của hơn một quốc gia [3, Điều 80 khoản 2]. Nhƣ


8
vậy trong Luật hàng không vừa mới đƣợc Quốc hội ban hành, khái niệm
”chuyến bay quốc tế” và ”vận chuyển quốc tế” không có sự khác nhau.
Tóm lại, từ các nội dung đã trình bầy ở trên chúng ta có thể hiểu một
cách khái quát rằng vận chuyển hàng không quốc tế là hoạt động vận
chuyển hành khách, hàng hoá, bưu kiện bằng tầu bay từ lãnh thổ của quốc
gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác và ngược lại.

1.1.2. Đặc điểm của vận chuyển hàng không quốc tế:
Là một trong các loại hình vận tải nói chung, vận chuyển hàng không
đã tách riêng ra, đứng độc lập nhƣ một ngành kinh tế riêng biệt với những đặc
trƣng sau:
- Vận chuyển hàng không cung cấp dịch vụ có tính chất đặc biệt. Sản
phẩm vận chuyển hàng không là vô hình, không có hình dáng, kích thƣớc,
trọng lƣợng nhƣng vẫn có tính vật chất, nó cũng mang hai thuộc tính của hàng
hóa thông thƣờng. Sản phẩm vận chuyển hàng không có thuộc tính giá trị, thể
hiện ở sức lao động kết tinh trong đó và trên thị trƣờng nó cũng biểu hiện
bằng giá cả(giá cƣớc hàng không). Thuộc tính giá trị sử dụng của sản phẩm
vận chuyển hàng không thể hiện ở chỗ nó đáp ứng nhu cầu nào đó của con
ngƣời nhƣ nhu cầu đi lại, du lịch, công tác Sản phẩm vận chuyển hàng
không của các hãng hàng không khác nhau thì hầu nhƣ không khác nhau. Đối
với một hành khách đi trên máy bay thì cùng một thời gian bay nhƣ nhau, ghế
ngồi, tiện nghi , máy bay A340 hay B747 cũng chẳng khác nhau là mấy. Đối
với việc vận chuyển hàng hóa thì gần nhƣ chắc chắn không có sự khác biệt
này, bởi vì phần không gian để chở hàng hóa trên máy bay của các hãng là
giống nhau. Với việc chuẩn hóa các sản phẩm vận chuyển hàng không và chất

lƣợng dịch vụ hàng không sự khác biệt nhỏ cuối cùng cũng đƣợc san bằng.
Do vậy, tính chất cạnh tranh trong lĩnh vực này rất cao. Trong một thị trƣờng


9
mà các hãng hàng không đều kinh doanh một sản phẩm gần nhƣ giống nhau
tuyệt đối, mỗi một hãng phải tìm mọi cách để định vị sản phẩm của mình, làm
cho nó khác biệt so với các hãng khác. Sử dụng máy bay hiện đại nhất, an
toàn nhất, tăng tần suất bay, cải thiện chất lƣợng suất ăn trên máy bay, đƣa ra
những dịch vụ giải trí, thông tin liên lạc trên máy bay, thủ tục nhanh gọn là
những cách thông thƣờng mà họ thực hiện để nâng cao tính cạnh tranh của
sản phẩm. Cùng một sản phẩm cung cấp là sự di chuyển trong không trung
của hành khách và hàng hóa, hãng nào phục vụ tốt hơn, làm cho khách hàng
gắn bó với mình, tin tƣởng vào chất lƣợng của dịch vụ của mình cung cấp, sự
an toàn, hiệu quả của hãng thì hãng đó có sức cạnh tranh cao, giành đƣợc thị
trƣờng. Chừng nào mà có hãng khác có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn, tiện
nghi hơn, an toàn hơn thì hãng đó sẽ gặp phải nguy cơ mất tính cạnh tranh và
do đó mất thị trƣờng, chịu phá sản.
- Dịch vụ vận chuyển hàng không có một số tính chất đặc biệt nhƣ
khách hàng không thể tách rời khỏi dịch vụ, anh ta tác động qua lại với hãng
hàng không và trở thành một phần của sản phẩm, việc đổi máy bay, đổi
chặng, thiếu đồ ăn, ngồi sai hạng có nghĩa là quá trình dịch vụ đã không hoàn
hảo; dịch vụ có thể thay đổi đƣợc, hôm nay dịch vụ có thể đƣợc coi là hoàn
hảo nhƣng ngày mai có thể ngƣợc lại, do các hãng luôn không ngừng nâng
cao chất lƣợng dịch vụ của mình nên tính chất, mức độ thỏa mãn của dịch vụ
thay đổi liên tục và nhanh chóng; dịch vụ hàng không không thể dự trữ đƣợc,
chuyến bay cần phải khởi hành đúng giờ nhƣ đã thông báo nhƣng chỗ trống
trên máy bay thì không thể để dành để bán sau đƣợc khi máy bay đã cất cánh.
- Đặc điểm thứ ba của hoạt động vận chuyển hàng không là tốc độ đổi
mới công nghệ rất cao, ứng dụng tất cả những thành tựu khoa học, công nghệ

mới nhất trên thế giới. Máy bay- phƣơng tiện chuyên chở hành khách và hàng
hóa luôn đƣợc nghiên cứu cải tiến, liên tiếp xuất hiện nhiều loại máy bay mới


10
có tốc độ cao, thân rộng hơn, tính năng kỹ thuật và độ an toàn cao hơn. Điều
đó khiến cho năng suất khai thác đƣợc tăng lên đáng kể. Yêu cầu liên tục thay
đổi, bổ sung trang thiết bị hiện đại, công nghệ mới gây ra áp lực lớn về mặt tài
chính đối với các hãng hàng không.
- Đặc điểm thứ tƣ của hoạt động vận chuyển quốc tế là nó có tính chất
quốc tế rất cao, nên do vậy đòi hỏi một cơ chế quản lý đặc biệt. Tính chất
quốc tế thể hiện rất rõ ngay từ khi mới xuất hiện ngành vận tải hàng không.
Vận chuyển hàng không liên quan đến các vấn đề nhƣ chủ quyền quốc gia,
hành khách và hàng hóa trong quá trình chuyên chở. Ngày này vận chuyển
hàng không quốc tế đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Hoạt động vận
chuyển hàng không không chỉ biểu hiện qua lƣợng hành khách và hàng hóa,
thƣ tín đƣợc vận chuyển giữa các quốc gia mà còn thông qua những hoạt động
khác có liên quan và phục vụ cho lĩnh vực này nhƣ hoạt động quản lý và điều
hành bay, khai thác cảng hàng không, chế tạo máy bay, các tiêu chuẩn, quy
tắc về an toàn, an ninh hàng không Hoạt động vận chuyển hàng không liên
quan đến sinh mạng của nhiều ngƣời, gắn với các vấn đề nhƣ an ninh, chủ
quyền, lợi ích kinh tế của mỗi quốc gia nên nó chịu sự quản lý, điều tiết chặt
chẽ trong phạm vi của từng quốc gia cũng nhƣ cộng đồng quốc tế. Các quốc
gia tùy thuộc cơ cấu tổ chức chính phủ, chế độ chính trị, chính sách kinh tế,
trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, tập quán, mức độ phát triển để đƣa ra
những qui định pháp lý phù hợp để điều tiết hoạt động vận chuyển hàng
không.
Những đặc điểm trên đây của hoạt động vận chuyển hàng không đã cho
chúng ta thấy rằng đây là một lĩnh vực kinh tế khá phức tạp, sôi động và có
tính cạnh tranh rất cao nên do vậy đòi hỏi một sự điều tiết chặt chẽ hơn bất cứ

ngành nào khác của chính phủ mỗi nƣớc cũng nhƣ của cộng đồng quốc tế.
Điều này đặt ra yêu cầu đối với mỗi quốc gia cũng nhƣ cả cộng đồng quốc tế


11
phải cùng nhau tìm ra những biện pháp để phối hợp trong việc điều tiết hoạt
động vận chuyển hàng không quốc tế, giải quyết những xung đột về lợi ích
giữa các quốc gia để vận tải hàng không thể hiện hết tính chất quốc tế của nó.
Tạo điều kiện bình đẳng cho tất cả những ai tham gia thị trƣờng này. Đó là
yêu cầu đặt ra hiện nay cho các quốc gia trong tiến trình quốc tế hóa đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội thế giới, tiến tới một thế giới hòa đồng, hội nhập, một
bầu trời tự do cho tất cả các quốc gia.

1.2. Sự cần thiết phải có những qui định pháp lý điều chỉnh hoạt động
vận chuyển hàng không quốc tế:
Luật hàng không (Air law), có thể đƣợc hiểu một cách chung nhất là
tập hợp các qui tắc điều chỉnh việc sử dụng bầu trời và các lợi ích của nó cho
ngành hàng không dân dụng, cho cộng đồng nói chung và cho các quốc gia
trên thế giới. Điều 1 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam ban hành năm
1991 cũng đã từng qui định rằng: "Hoạt động hàng không bao gồm những
hoạt động nhằm sử dụng tầu bay vào mục đích vận chuyển hành khách, hành
lý, hàng hoá, bưu kiện, bưu phẩm "
Các hoạt động của con ngƣời nhằm sử dụng bầu trời, sử dụng tầu bay
ra đời từ rất sớm. Qua quá trình phát triển, các hoạt động ngày càng đa dạng.
Tuy nhiên, sự đa dạng này không làm lu mờ thực tế là hoạt động cơ bản của
hàng không dân dụng là cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng tầu bay. Thế kỷ
XX với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã biến ngành hàng
không dân dụng trở thành một phƣơng tiện vận tải tin cậy và công cụ đắc lực
trong việc phát triển kinh tế quốc gia và các quan hệ quốc tế. Các hoạt động
trong lĩnh vực hàng không dân dụng đã làm phát sinh và phát triển nhóm quan

hệ xã hội giữa các quốc gia với nhau, giữa các pháp nhân và thể nhân do việc
sử dụng vùng trời và các hoạt động liên quan đến việc khai thác tàu bay. Hoạt


12
động vận chuyển bằng đƣờng hàng không sử dụng phƣơng tiện là tầu bay,
môi trƣờng hoạt động là bầu trời. Vốn đầu tƣ và chi phí cho hoạt động cao,
phạm vi hoạt động rộng lớn (cả trong nƣớc và ngoài nƣớc). Hoạt động hàng
không dân dụng có sự tham gia với mức độ lớn của các yếu tố quốc tế thể
hiện giữa các quốc gia trong việc sử dụng vùng trời, sử dụng tầu bay để thực
hiện các hoạt động giao lƣu hàng không quốc tế. Việc thực hiện các chuyến
bay vƣợt qua biên giới mỗi quốc gia cùng với sự phát triển của kỹ thuật hàng
không đã làm cho từng quốc gia phải quan tâm đến điều chỉnh pháp luật đối
với hoạt động vận chuyển hàng không dân dụng. Trên thực tế, hoạt động vận
tải hàng không ngoài ý nghĩa là một dịch vụ vận chuyển bằng tầu bay thì luôn
tiềm tàng khả năng gây nguy hiểm cho sinh mạng con ngƣời và môi trƣờng
sống. Hoạt động giao lƣu càng tăng thì hoạt động vận chuyển hàng không
càng đặt ra nhiều điều kiện khắt khe hơn cho mỗi quốc gia trong việc bảo đảm
hạn chế đến mức tối đa các khả năng xảy ra rủi ro khi nó tham gia vào giao
lƣu hàng không quốc tế. Hoạt động vận chuyển hàng không luôn đòi hỏi việc
tuân thủ một cách nghiêm túc hệ thống các qui tắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra
nhằm bảo đảm cả về an ninh và an toàn cho hoạt động bay. Mặt khác, khi các
quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng vai trò cầu nối của hoạt động hàng
không cũng ngày càng thể hiện rõ nét. Chính điều này đã đặt ra những vấn đề
đòi hỏi sự điều chỉnh các hoạt động đó bằng các qui phạm pháp luật riêng biệt
mang tính đặc thù. Theo thời gian, tất cả những qui định điều chỉnh hoạt động
hàng không quốc tế ngày càng mang tính thống nhất cao trên phạm vi toàn thế
giới.
Vận chuyển hàng không đòi hỏi phải an toàn tuyệt đối, cả kỹ thuật chế
tạo và ngƣời điều khiển cho nên các qui định pháp luật cũng phải chặt chẽ,

đáp ứng yêu cầu trên. Luật hàng không có tính chất kỹ thuật vì quá trình hình
thành và phát triển của nó phải theo kịp và gắn bó với quá trình phát triển kỹ


13
thuật của ngành hàng không, nên do vậy luật điều chỉnh phải có các qui tắc
phù hợp.
Quan hệ xã hội hình thành và phát triển do việc khai thác, sử dụng tầu
bay là một nhóm quan hệ xã hội có những nét đặc thù riêng. Một chuyến bay
đƣợc thừa nhận là chuyến bay quốc tế khi chuyến bay đó ra ngoài biên giới
quốc gia. Hoạt động vận chuyển quốc tế ngày càng mở rộng, tầu bay phải bay
qua nhiều vùng trời của các quốc gia khác nhau vì vậy các Chính phủ đã phải
cùng nhau mở hội nghị quốc tế để đƣa ra các qui chế pháp lý cho phù hợp.
Các điều ƣớc quốc tế điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế ra
đời. Với bản chất quốc tế của mình, việc thống nhất một tiếng nói chung là
việc làm cần thiết nhằm nhất thể hoá các qui định có liên quan.
Tóm lại, vận chuyển hàng không quốc tế là quá trình vận chuyển hành
khách, hàng hoá và bƣu kiện qua lãnh thổ của hơn một quốc gia. Giao lƣu
hàng không quốc tế liên quan chặt đến nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Mỗi
quốc gia đều thực hiện điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động vận chuyển
hàng không ở trong nƣớc mình bao hàm cả hoạt động vận chuyển của các
hãng nƣớc ngoài trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình. Để thực hiện hoạt
động vận chuyển hàng không trên lãnh thổ của một quốc gia khác cần phải
đƣợc sự đồng ý của quốc gia có liên quan đó. Nhƣ vậy cần phải có những qui
định thống nhất về mặt quốc tế để không gây ra những rào cản đến hoạt động
này. Ngoài ra, hoạt động vận chuyển hàng không về bản chất là hoạt động
thƣơng mại. Với xu hƣớng toàn cầu hoá và tự do hoá ngày càng tăng thì vai
trò cầu nối của hoạt động vận chuyển hàng không cũng ngày càng thể hiện rõ
nét. Chính do các đặc điểm nhƣ vậy đã cho thấy vận chuyển hàng không quốc
tế một lĩnh vực khá sôi động, có tính cạnh tranh cao và đòi hỏi một sự điều

tiết chặt chẽ bằng các qui định pháp lý của từng quốc gia và cả cộng đồng
quốc tế.


14

1.3. Các giai đoạn phát triển của pháp luật quốc tế về vận chuyển hàng
không:
Đối với mỗi quốc gia, việc giao lƣu và hợp tác quốc tế là điều không
thể thiếu đƣợc và trở nên cực kỳ quan trọng. Vận tải hàng không quốc tế ngày
càng đóng một vai trò thiết yếu. Vai trò quan trọng của vận chuyển hàng
không quốc tế đã dẫn tới sự phát triển của luật hàng không quốc tế. Hoạt động
vận chuyển hàng không đƣợc điều chỉnh bởi một qui chế riêng biệt so với các
hoạt động hàng không khác, nhƣng thực chất qui chế đó chỉ là sự phát triển
đặc biệt của các qui tắc điều chỉnh các hoạt động hàng không nói chung.
Ngƣời ta đã chia quá trình hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế về
vận chuyển hàng không thành 3 thời kỳ : thời kỳ trƣớc năm 1919; thời kỳ từ
năm 1919 đến năm 1944 và thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
- Thời kỳ trước năm 1919:
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã kéo theo sự phát triển
của kỹ thuật tầu bay. Việc tầu bay thực hiện thành công các chuyến bay đã
làm cho khả năng thâm nhập vào vùng trời của các quốc gia khác trở thành
hiện thực. Vì vậy, các quốc gia đã bắt đầu chú ý đến việc bảo vệ vùng trời của
mình và sự an toàn trƣớc các hoạt động hàng không. Mặt khác trƣớc các nhu
cầu phát triển kinh tế, các quốc gia cũng nhận thấy sự cần thiết phát triển giao
lƣu hàng không quốc tế nhƣng vẫn coi trọng đến các yếu tố an ninh và chủ
quyền quốc gia.
Trong thời kỳ này, các nhà khoa học và các luật gia tập trung vào
nghiên cứu các vấn đề nhƣ chủ quyền quốc gia đối với vùng trời, khái niệm
vùng trời quốc gia, bản chất pháp lý của chuyến bay v.v Năm 1910 tại Paris

đã triệu tập Hội nghị ngoại giao với sự tham gia của 19 nƣớc để xem xét dự


15
thảo Công ƣớc quốc tế về không vận. Tuy nhiên, hội nghị này đã không giải
quyết đƣợc vấn đề về qui chế pháp lý của vùng trời.
Tiếp theo hội nghị trên, một sự kiện mang tính lịch sử của thời kỳ này
là Hội nghị quốc tế tại Paris năm 1919 đã thông qua Công ƣớc về không vận
hay còn đƣợc gọi tên là Công ƣớc về qui tắc không lƣu (Convention Relating
to the Regulation of Aerial Navigation) và đƣợc 32 nƣớc ký kết. Đây là điều
ƣớc quốc tế đa phƣơng đầu tiên trong lĩnh vực hàng không dân dụng công
nhận quyền của các nƣớc thành viên đƣợc bay qua lãnh thổ của nhau trong
thời bình. Các quốc gia chỉ đƣợc cấm bay qua một số vùng lãnh thổ vì lý do
quốc phòng. Công ƣớc cũng qui định các nguyên tắc để tạo điều kiện cho việc
giao thông nhanh chóng của các tầu bay giữa các lãnh thổ của các quốc gia ký
kết về các vấn đề nhƣ quốc tịch, chứng chỉ bay, cấm chuyên chở một số hàng
hoá,thủ tục xuất nhập cảnh, y tế, hải quan Nhằm bổ sung cho Công ƣớc
một số phụ lục kỹ thuật đi kèm để qui định những vấn đề nhƣ tiêu chuẩn khả
phi, chứng nhận bắt buộc của phi hành đoàn Những nguyên tắc pháp lý của
Công ƣớc này đã ảnh hƣởng nhiều đến việc xây dựng luật lệ về sau, đƣa hoạt
động hàng không đi vào nề nếp, không ngừng phát triển.
- Thời kỳ từ 1920 đến 1944
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phƣơng tiện bay chiến đấu của các
nƣớc thắng trận, chủ yếu là Anh, Pháp, Mỹ đƣợc chuyển sang mục đích vận
tải dân sự, thúc đẩy một bƣớc phát triển của hàng không dân dụng mà lúc bấy
giờ chủ yếu là vận chuyển quốc tế. Vào giai đoạn này hàng không dân dụng
đã trở thành một ngành vận tải đặc biệt. Tầu bay đã đƣợc sử dụng phổ biến để
vận chuyển hành khách, hàng hoá, bƣu phẩm và bƣu kiện từ quốc gia này đến
quốc gia kia và ngƣợc lại. Mạng đƣờng bay quốc tế có ý nghĩa sống còn đối
với sự phát triển thƣơng mại quốc tế của mỗi quốc gia. Đây là thời kỳ đặc

trƣng bởi các hoạt động mang tính thƣơng mại của hàng không dân dụng.


16
Giao lƣu hàng không thƣờng lệ đã đƣợc thiết lập giữa các quốc gia. Tiếp sau
Công ƣớc Paris 1919, Công ƣớc thứ hai là công ƣớc về hàng không thƣơng
mại Convention on Commercial Aviation đƣợc ký tại Ha-va-na năm 1928 có
12 nƣớc phê chuẩn. Công ƣớc này qui định về vận tải hành khách, hàng hoá
hàng không thƣơng mại giữa các quốc gia thành viên của Công ƣớc.
Vận tải hàng không thƣơng mại phát triển nhanh chóng trong những
năm 20 của thế kỷ trƣớc đã làm phát sinh một loạt vấn đề cần phải điều chỉnh
pháp luật. Đó là việc qui định trách nhiệm của nhà vận chuyển, ngƣời khai
thác tàu bay đối với hành khách và chủ hàng khi xảy ra thiệt hại trong quá
trình vận chuyển hàng không; trách nhiệm của ngƣời khai thác tàu bay khi tàu
bay gây thiệt hại cho ngƣời thứ ba ở dƣới mặt đất v.v Tất cả những mối quan
hệ mới phát sinh này đòi hỏi phải có những nguyên tắc điều chỉnh thống nhất.
Một loạt điều ƣớc quốc tế đa phƣơng đã đƣợc ký kết trong giai đoạn này nhƣ
Công ƣớc thống nhất một số qui tắc vận chuyển hàng không quốc tế ký tại
Vac-sa-va năm 1929 Convention for the Unification of Certain Rules relating
to International Carriage by air; Đây là điều ƣớc quốc tế đa phƣơng đầu tiên
khi đề cập đến giới hạn trách nhiệm của nhà vận chuyển; Công ƣớc Ro-ma
năm 1933 (Convention for the Unification of Certain Rules relating to Dâmge
caused by Aircraft to Third on the Surface) thống nhất một số qui tắc về bồi
thƣờng thiệt hại do tầu bay gây ra cho những ngƣời thứ ba ở mặt đất.
Trong những năm 20 và 30 của thế kỷ trƣớc nhiều quốc gia đã ban
hành các đạo luật qui định chế độ pháp lý của vùng trời trên lãnh thổ quốc
gia. Các hiệp định hàng không song phƣơng đã đƣợc ký kết và sau này trở
thành phƣơng thức chủ yếu để trao đổi quyền vận chuyển hàng không thƣờng
lệ giữa các quốc gia. Tuy vậy, vào thời điểm này trong các hiệp định hàng
không song phƣơng còn chƣa có sự phân biệt rõ ràng quyền bay và quyền

thực hiện vận chuyển hàng không.


17
Trong những năm cuối cùng của chiến tranh thế giới lần thứ hai, các
nƣớc đã nhìn thấy tiềm năng phát triển của ngành hàng không dân dụng, sự
đóng góp của nó trong việc tạo ra, giữ gìn tình hữu nghị, hoà bình, ổn định và
phát triển giữa các quốc gia trên thế giới. Nhằm tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh
mối quan hệ giữa các nƣớc trong lĩnh vực này, ngày 07/12/1944 tại Chicago
của nƣớc Mỹ, Công ƣớc về hàng không dân dụng hay còn gọi là Công ƣớc
Chi-ca-go (Convention on International Civil Aviation) đã đƣợc ký kết. Công
ƣớc bao gồm phần thể chế hoá luật pháp quốc tế về hoạt động hàng không
dân dụng quốc tế đồng thời thiết lập ra Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
với tên viết tắt là ICAO.
Có thể nói đây là bƣớc tiến vƣợt bậc về mặt lập pháp quốc tế trong lĩnh
vực hàng không dân dụng. Lần đầu tiên một văn bản pháp lý mang tính toàn
cầu với các qui định đầy đủ và chặt chẽ đã ra đơì. Nó thực sự là nền tảng pháp
lý cho hoạt động hàng không dân dụng quốc tế cũng nhƣ các văn bản pháp lý
quốc tế khác trong lĩnh vực này. Công ƣớc đã ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển
của luật hàng không quốc tế và luật hàng không quốc gia của tất cả các nƣớc
ở thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Thời kỳ từ năm 1945 đến nay:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vận tải hàng không thƣơng mại ngày
càng phát triển. Thực tiễn ký các hiệp định vận chuyển hàng không song
phƣơng ngày càng phổ biến. Các hiệp định nhƣ vậy đƣợc ký kết dựa trên mẫu
“Hiệp định trao các đƣờng bay” (mẫu Chi-ca-go) hoặc theo mẫu Hiệp định
Bermuda – 1 năm 1946 ký giữa Anh và Hoa Kỳ.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngƣời sở hữu và ngƣời thuê tàu bay năm
1948 tại Giơ-ne-vơ đã ký Công ƣớc về công nhận quốc tế các quyền đối với
tàu bay(Convention for the International Recognition of Rights in Aircraft).

Công ƣớc qui định các quyền của các quốc gia, thể nhân và pháp nhân liên


18
quan đến vấn đề sở hữu tầu bay, đăng ký tầu bay, thuê, tổ chức bắt giữ với tƣ
cách bảo đảm thanh toán nợ, thực hiện quyết định của tòa án.
Sự tăng trƣởng của vận chuyển hàng không quốc tế đã đặt vấn đề xem
xét lại công ƣớc Vác-sa-va năm 1929. Việc xem xét lại công ƣớc tập trung
chủ yếu vào các vấn đề sau đây: tăng mức giới hạn trách nhiệm của ngƣời vận
chuyển; nguyên tắc và chế độ trách nhiệm đối với hành khách, hàng hóa; đơn
giản hóa các chứng từ vận chuyển. Năm 1955 tại La-hay các quốc gia đã ký
nghị định thu sửa đổi công ƣớc Vac-sa-va năm 1929. Nghị định thƣ La-hay đã
tăng mức giới hạn trách nhiệm của ngƣời vận chuyển lên hai lần khi hành
khách bị chết hoặc bị thƣơng. Đồng thời làm chính xác hơn khái niệm “vận
chuyển hàng không quốc tế”, qui định thủ tục khiếu nại và đơn giản hóa việc
làm thủ tục chứng từ vận chuyển v.v Quá trình này tiếp tục bằng việc ký kết
các điều ƣớc sửa đổi, bổ sung công ƣớc Vác-sa-va, nghị định thƣ La-hay. Cụ
thể là năm 1961 tại Gua-da-la-ja-ra nghị định thƣ bổ sung Công ƣớc Vác-sa-
va (qui định áp dụng các Công ƣớc Vac-sa-va, Vác-sa-va-La-hay trong trƣờng
hợp vận chuyển đƣợc thực hiện bởi ngƣời vận chuyển không phải là ngƣời
vận chuyển theo hợp đồng) đã ra đời; năm 1971 tại Gua-te-ma-la đã ký Nghị
định thƣ tăng giới hạn trách nhiệm đối với hành khách lên 12 lần so với mức
giới hạn qui định trong Công ƣớc Vac-sa-va trong trƣờng hợp hành khách bị
chết hoặc bị thƣơng; năm 1975 Hội nghị Môn-rê-an đã thông qua 4 Nghị định
thƣ, trong đó quan trọng nhất là Nghị định thƣ số 4 qui định chế độ trách
nhiệm khách quan đối với thiệt hại xảy ra khi vận chuyển hàng hóa, cho phép
sử dụng các thiết bị điện tử xử lý chứng từ vận chuyển. Nhìn chung, các điều
ƣớc quốc tế bổ sung sau này đƣợc soạn thảo và thông qua theo quan điểm
nâng mức giới hạn trách nhiệm và đƣa nguyên tắc trách nhiệm khách quan
của ngƣời vận chuyển vào nội dung các điều khoản của mình. Hệ thống Công



19
ƣớc Vac-sa-va là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh việc giải quyết và thực
hiện trách nhiệm dân sự trong vận chuyển hàng không quốc tế.
Một vấn đề quan trọng khác của luật hàng không trong thời kỳ này là
vấn đề bồi thƣờng thiệt hại do tầu bay gây ra cho những ngƣời thứ ba ở mặt
đất. Năm 1952 tại Rome đã ký Công ƣớc về vấn đề bồi thƣờng thiệt hại do tầu
bay gây ra cho những ngƣời thứ ba ở mặt đất (Convention on Damage Caused
by Foreign Aircraft to Third parties on the surface) để thay thế cho Công ƣớc
Rome năm 1933 và nghị định thƣ bổ sung Bruxen năm 1938. Năm 1978 trong
khuôn khổ ICAO đã ký Nghị định thƣ Môn-rê-an bổ sung Công ƣớc Rome
năm 1972.
Trong thời gian cuối những năm 60, đầu năm 70 hành vi can thiệp bất
hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tăng lên rất nhanh. Các quốc
gia thành viên của ICAO và cộng đồng hàng không dân dụng quốc tế tập
trung nỗ lực vào việc tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu trên qui mô toàn cầu
để ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp ngày càng gia tăng. Một số điều ƣớc
quốc tế đa phƣơng về an ninh hàng không đã đƣợc ký kết trong thời gian từ
năm 1963 đến 1991 bao gồm: Công ƣớc về sự phạm tội và một số hành vi
khác thực hiện trên tầu bay ký năm 1963 tại Tôkyô (Convention on Offences
and Certain Other Acts commited on Board Aircraft); Công ƣớc về ngăn chặn
sự chiếm đoạt bất hợp pháp tầu bay dân dụng ký năm 1970 tại Lahay
(Convention for the suppression of Unlawful Seizure of Aircraft); Công ƣớc
về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân
dụng ký năm 1971 tại Môn-rê-an (Convention for the suppression of
Unlawful Acts Against the Safety of Civil Aviation); Nghị định thƣ về ngăn
chặn các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng khong phục vụ hàng
không dân dụng quốc tế bổ sung công ƣớc Môn-rê-an năm 1971 ký tại Môn-
rê-an năm 1988.



20
Vào cuối thập kỷ 90, các nƣớc phát triển và các hãng hàng không lớn
trên thế giới đều có quan điểm chủ đạo loại bỏ nguyên tắc trách nhiệm dựa
trên cơ sở lỗi và thay vào đó là trách nhiệm khách quan (không dựa trên cơ sở
lỗi). Để thực hiện ý tƣởng này, một sự kiện có ý nghĩa lịch sử trong lĩnh vực
pháp luật hàng không quốc tế là Hội nghị ngoại giao về luật hàng không tổ
chức tại Môn-rê-an ngày 28/5/1999 với việc ký Công ƣớc thống nhất các qui
tắc về vận chuyển hàng không quốc tế nhằm thay thế cho 8 điều ƣớc quốc tế
hiện hành của hệ thống Vac-sa-va. Công ƣớc Môn-rê-an năm 1999
(Convention for the Unification of Certain Rules relating to International
Carriage by Air) đã có hiệu lực từ ngày 04/11/2003 đƣợc ghi nhận là sự
thống nhất các điều ƣớc quốc tế về vận chuyển hàng không quốc tế.
Nhƣ vậy, thực tiễn hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế đã làm
phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi cộng đồng quốc tế cần phải đƣợc giải quyết.
Khuynh hƣớng tiến tới quốc tế hoá và toàn cầu hoá phản ánh sự hợp tác và
tính liên kết ngày càng tăng của các quốc gia. Ngƣời ta nhận thấy rằng hoạt
động vận chuyển hàng không ngày càng đƣợc các quốc gia và cộng đồng
quốc tế quan tâm bởi vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến sự an toàn cho các đối
tƣợng tham gia (đó là máy bay, hành khách, hàng hoá, ngƣời thứ ba dƣới mặt
đất ), đến lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia cũng nhƣ lợi ích quốc gia,
chủ quyền và an ninh quốc phòng. Các qui định pháp lý có liên quan đƣợc
xây dựng làm sao vừa bảo đảm an toàn, hiệu quả thúc đẩy hoạt động vận
chuyển hàng không quốc tế phát triển, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa
các chủ thể tham gia thị trƣờng, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, cân bằng lợi ích giữa
các quốc gia thông qua việc ký kết các hiệp định, trao đổi thƣơng quyền, hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực vận chuyển quốc tế cũng nhƣ đảm bảo sự phát triển
của ngành hàng không mỗi nƣớc.




21
1.4. Một số vấn đề về vận chuyển hàng không quốc tế đƣợc đề cập trong
các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng:
1.4.1. Nguyên tắc thiết lập chuyến bay quốc tế:
Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng
trời trên lãnh thổ quốc gia, tầu bay nƣớc ngoài chỉ đƣợc bay vào lãnh thổ quốc
gia khác khi đƣợc sự cho phép của quốc gia đó. Đây là nguyên tắc đƣợc cộng
đồng hàng không dân dụng quốc tế thừa nhận và khẳng định ở một loạt các
điều ƣớc quốc tế đa phƣơng cũng nhƣ đƣợc ghi nhận ở các văn bản pháp luật
của đa số quốc gia trên thế giới. Trong hoạt động giao lƣu hàng không quốc tế
phải kể đến một Công ƣớc quốc tế đa phƣơng có vị trí quan trọng trong hoạt
động vận chuyển hàng không quốc tế ghi nhận nguyên tắc cơ bản nói trên đó
là Công ƣớc Chi-ca-go. Công ƣớc Chi-ca-go về hàng không dân dụng chính là
xƣơng sống của hệ thống pháp lý để điều chỉnh, quản lý hoạt động hàng
không dân dụng quốc tế và là một trong những cơ sở, nền tảng của luật pháp
quốc tế. Công ƣớc này đƣợc ký tại Chicago ngày 07/12/1944. Với 183 nƣớc
thành viên, Công ƣớc Chi-ca-go là một trong những văn bản pháp lý của luật
quốc tế đƣợc chấp nhận rộng rãi và có tính toàn cầu nhất.
Đƣợc thảo luận tại Hội nghị Chi-ca-go từ tháng 11-12/1944 giữa 52
nƣớc trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, Công ƣớc nhằm
mục đích điều chỉnh hoạt động vận tải hàng không quốc tế sau chiến tranh và
qui định một số nguyên tắc và thoả thuận để ngành hàng không dân dụng
quốc tế phát triển an toàn và trật tự, thiết lập các dịch vụ vận chuyển hàng
không dân dụng quốc tế trên cơ sở bình đẳng, kinh tế và chính đáng. Công
ƣớc có hiệu lực vào ngày 04/4/1947 sau khi đƣợc 26 nƣớc phê chuẩn. Việt
Nam tham gia Công ƣớc vào ngày 13/3/1980. Với 4 phần, 22 chƣơng, 96 điều
khoản và 18 phụ lục, Công ƣớc qui định các nguyên tắc cơ bản của luật hàng
không quốc tế (bao gồm phần thể chế hóa luật pháp quốc tế về hoạt động

×