Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tIỂU LUẬN NGOẠI THƯƠNG Công ước Rotterdam - Công ước Liên hiệp quốc về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.35 KB, 21 trang )

---Tiểu luận “Rotterdam Rules”---
MỤC LỤC
MỤC TIÊU ĐỀ TRANG
Lời mở đầu 2
I Khái quát về Rotterdam Rules 4
1. Hoàn cảnh ra đời 4
2. Phạm vi áp dung 6
II Nội dung Rotterdam Rules 7
1. Những điểm thay đổi so với ba quy tắc hiện
hành
7
2. Những khái niệm mới 15
III Kỳ vọng áp dụng Rotterdam Rules trong tương lai 16
1 Thế giới 16
2 Việt Nam 17
Kết luận 18
Tài liệu tham khảo 19
Danh sách nhóm thực hiện 20
LỜI MỞ ĐẦU
Trong vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, vận tải đường biển đóng vai trò
quan trọng nhất với hơn 80% khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tề
1
Nhóm 7 – Lớp TMA303.1 - Vận tải và giao nhận
Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội
---Tiểu luận “Rotterdam Rules”---
được vận chuyển bằng đường biển (theo ước tính năm 2007, khối lượng
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là khoảng 8 tỷ tấn, tương đương 32
nghìn tấn/hải lí). Các công ước quốc tế về vận đơn và vận tải đường biển
điều chỉnh vận đơn đến nay bao gồm công ước Brussels 1924 hay còn gọi là
qui tắc Hague, qui tắc Hague – Visby và qui tắc Hamburg. Ba qui tắc này có
phạm vi áp dụng là khác nhau, đồng thời trách nhiệm của người chuyên chở


đối với mất mát, hư hỏng của hàng hoá cũng khác nhau. Những qui tắc đã
lâu đời như vậy không thể đáp ứng được đà phát triển vũ bão của thương
mại quốc tế hiện nay, mục tiêu đặt ra là một qui tắc mới hiện đại hoá những
qui tắc đã có và hướng đến sự thống nhất về luật lệ trong vận tải đường biển,
và 23/9/2009, một qui tắc mới ra đời “Công ước Liên hiệp quốc về hợp đồng
vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển : UN
Convention on Contracts for the International Carriage of Goods Wholly or
Partly by Sea” hay chính là Rotterdam Rules. Một công ước mới, được đánh
giá là hiện đại và công bằng là một chủ đề hấp dẫn mà nhóm 7 quyết định
nghiên cứu qua đề tài Công ước Rotterdam - Công ước Liên hiệp quốc về
hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng
đường biển. Qua quá trình tìm hiểu các tài liệu liên quan trong và ngoài
nước, người thực hiện hy vọng bài tiểu luận sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan
nhất về công ước này, tại sao cần có công ước, những điểm cải tiến và
những điểm hoàn toàn mới của công ước so với ba qui tắc hiện hành và khả
năng áp dụng của công ước trong điều kiện hiện nay.
Về kết cấu , ngoài phần Mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 mục chính:
I. Khái quát về Rotterdam Rules.
2
Nhóm 7 – Lớp TMA303.1 - Vận tải và giao nhận
Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội
---Tiểu luận “Rotterdam Rules”---
II. Nội dung Rotterdam Rules.
III. Những kỳ vọng về áp dụng Rotterdam Rules trong tương lai.
Tiểu luận được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Trịnh Thị Thu Hương.
Thiếu sót sẽ là khó tránh khỏi trong bài tiểu luận này do trình độ của người
thực hiện còn hạn chế, rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của thầy
cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
tieu luan

(ngoai
3
Nhóm 7 – Lớp TMA303.1 - Vận tải và giao nhận
Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội
---Tiểu luận “Rotterdam Rules”---
thuong).do
c
I. KHÁI QUÁT VỀ ROTTERDAM RULES
1. Hoàn cảnh ra đời của công ước Rotterdam
1.1. Lí do cần có một công ước mới điều chỉnh vận đơn
đường biển
4
Nhóm 7 – Lớp TMA303.1 - Vận tải và giao nhận
Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội
---Tiểu luận “Rotterdam Rules”---
Hiện nay trên thế giới cùng tồn tại 3 công ước quốc tế điều chỉnh các quan
hệ pháp lý liên quan tới vận đơn và hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển, đó là Hague Rules, Hague Visby Rules và Hamburg Rules.
Hague Rules và Hague Visby Rules quá thiên về lợi ích chủ tàu, Hamburg
Rules lại nghiêng về bảo vệ cho chủ hàng nhiều hơn. Trên thực tế đại đa số
các nước đều áp dụng Hague và Hague Visby Rules, điển hình như Vương
quốc Anh, Singapore lấy toàn văn Hague Rules để ban hành thành luật nước
mình, ngược lại một số nước như Trung Quốc, Thái Lan thì trích dẫn một số
điều quan trọng để đưa vào luật nội địa. Tinh thần và nội dung cơ bản của
một số quy định quan trọng trong Hague Visby Rules cũng đã được đưa vào
Bộ luật hàng hải Việt nam 2005. Trong khi đó, số phận của Hamburg Rules
thì như “dead in the water”, rất ít quốc gia mạnh về hàng hải phê chuẩn, chỉ
có Aó, Chilê, Hy Lạp,… và một số quốc gia châu Phi.
Cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 toàn cầu hóa đã và đang diễn ra với tốc độ
vũ bão, các rào cản thương mại và hàng hải giữa các quôc gia thành viên

WTO dần dần từng bước được dỡ bỏ thế nhưng vẫn tồn tại những điểm khác
biệt đáng kể giữa 3 công ước trên với luật hàng hải thương mại từng nước
riêng biệt. Một tình hình khác cũng làm nhiều người lo ngại là cuối thế kỷ
20 Mỹ từng dự định sửa đổi Đạo luật chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
năm 1936 (US COGSA 1936) theo hướng cục bộ bản vị cho quyền lợi riêng
của Mỹ. Trong khi đó những năm gần đây EU cũng muốn có những quy tắc
riêng điều chỉnh quan hệ vận tải biển theo hướng bảo vệ chặt chẽ quyền lợi
các nước thành viên.
Ngoài ra chế độ pháp lí hiện hành cũng chưa tính đến sự phát triển nhanh
của vận tải đa phương thức, các phương tiện vận tải hiện đại, quá trình
5
Nhóm 7 – Lớp TMA303.1 - Vận tải và giao nhận
Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội
---Tiểu luận “Rotterdam Rules”---
container hoá, việc áp dụng ngày càng nhiều các chứng từ điện tử, sự khác
nhau về chế định vận tải trong các loại hợp đồng quốc tế về mua bán, vận
tải, bảo hiểm, tín dụng, giao nhận… cũng góp phần làm cho những khác biệt
trên càng lớn và hệ quả tiếp theo là giá thành vận tải ngày càng tăng lên
chóng mặt. Những tình hình và những khác biệt như đã nêu, trong một
chừng mực đáng kể, đã gây trở ngại cho quá trình đẩy nhanh tốc độ phát
triển thương mại quốc tế. Chính vì vậy dưới sự chủ trì của UNCITRAL với
sự phối hợp của CMI một công ước mới đã ra đời thay thế 3 công ước nói
trên nhằm làm tăng tính bền vững, ổn định, hiệu quả của vận chuyển hàng
hoá quốc tế trong đó có chặng đường biển, và giảm thiểu các trở ngại pháp
lí.
1.2. Rotterdam Rules ra đời
Bắt đầu từ năm 2002, trải qua nhiều cuộc tranh cãi gay cấn, cuối năm 2008
các chuyên gia của UNCITRAL (Uỷ ban của Liên hiệp quốc về luật thương
mại) phối hợp với các chuyên gia của CMI (Uỷ ban hàng hải quốc tế) mới
hoàn tất công việc dự thảo cho một công ước mới sẽ thay thế cho 3 công ước

hiện hành.
Ngày 23 tháng 9 năm 2009 đại diện 20 nước thành viên Liên hiệp quốc
chiếm 25% khối lượng thương mại quốc tế đã tập hợp tại thành phố
Rotterdam Hà lan để ký kết “Công ước Liên hiệp quốc về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển : UN
Convention on Contracts for the International Carriage of Goods Wholly or
Partly by Sea”. Công ước gồm 18 chương và 96 điều, qui định nghĩa vụ và
6
Nhóm 7 – Lớp TMA303.1 - Vận tải và giao nhận
Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội
---Tiểu luận “Rotterdam Rules”---
trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình chuyên chở hàng hoá xuất
nhập khẩu bằng đường biển, qui định rất rõ ràng về việc ai phải chịu trách
nhiệm, về cái gì, chịu trách nhiệm như thế nào, khi nào, ở đâu, mức độ đến
đâu.
2. Phạm vi áp dụng
Công ước áp dụng cho các hợp đồng vận tải có nơi nhận hàng để chở và nơi
giao hàng ở các nước khác nhau và cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng của
chặng đường biển cũng phải ở các nước khác nhau, nếu, theo hợp đồng vận
tải, bất kì địa điểm nào sau đây nằm ở nước thành viên (contracting state):
i) nơi nhận hàng để chở
ii) cảng xếp hàng
iii) nơi giao hàng
iv) cảng dỡ hàng
Công ước không áp dụng cho vận tải bằng tàu chợ (liner transportation), hợp
đồng thuê tàu và các hợp đồng khác thuê cả con tàu hoặc một phần trên tàu
để vận chuyển hàng hoá; hợp đồng vận tải bằng tàu không phải tàu chợ
(non-liner transportation) trừ trường hợp giữa các bên không có hợp đồng
thuê tàu hoặc không có hợp đồng thuê toàn bộ hoặc một phần con tàu nhưng
có phát hành một chứng từ vận tải hoặc một chứng từ vận tải điện tử.

7
Nhóm 7 – Lớp TMA303.1 - Vận tải và giao nhận
Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội
---Tiểu luận “Rotterdam Rules”---
II. NỘI DUNG ROTTERDAM RULES
1. Những điểm thay đổi so với ba qui tắc hiện hành
1.1. Chứng từ vận tải điện tử (electronic transport records)
Được qui định trong chương 3, art.8 qui định chứng từ vận tải điện tử có tác
dụng như chứng từ vận tải (transport documents) nếu được sử dụng. Art.9
nêu ra qui trình sử dụng chứng từ vận tải điện tử lưu thông được, và art10
qui định việc thay thế chứng từ vận tải lưu thông được hoặc chứng từ vận tải
điện tử lưu thông được cho nhau, khi được thay thế thì bộ chứng từ bị thay
thế sẽ không còn hiệu lực nữa.
1.2. Chứng từ vận tải và chứng từ vận tải điện tử
Thêm nhiều thông tin cần được cung cấp trong chứng từ so với 2 qui tắc
Hague và Hague – Visby theo art36
(a) A description of the goods; (mô tả hàng hoá)
(b) The leading marks necessary for identi
fi
cation of the goods; (kẻ kí
mã hiệu cần thiết cho việc nhận dạng hàng hoá)
(c) The number of packages or pieces, or the quantity of goods; (số
lượng hàng hoá) and
(d) The weight of the goods (khối lượng hàng hoá), if furnished by the
shipper
Ngoài ra, trong khoản 2 còn qui định thêm:
8
Nhóm 7 – Lớp TMA303.1 - Vận tải và giao nhận
Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

×