Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Những vấn đề pháp lý về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường chất lượng Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




PHẠM THANH TRÀ



NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN, ĐO LƢỜNG,
CHẤT LƢỢNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số : 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Năng



Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa


vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

i

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC HÌNH VẼ iv
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 2
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài 3
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu: 4
7. Kết quả đạt đƣợc 4
8. Kết cấu luận văn 4
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN, ĐO LƢỜNG, CHẤT
LƢỢNG 5
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng 5
1.1.1 Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ 5
1.1.2 Trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng về hội nhập

quốc tế 7
1.2 Khái niệm hội nhập quốc tế; khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lƣờng,
chất lƣợng 8
1.2.1 Khái niệm hội nhập quốc tế 8
1.2.2 Khái niệm hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ 9
1.2.3 Khái niệm hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng . 11
ii

1.3 Hình thức hội nhập quốc về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng: 12
1.4 Nguyên tắc hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng 13
1.4.1 Khái niệm nguyên tắc hội nhập quốc tế: 13
1.4.2 Khái niệm nguyên tắc hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng,
chất lƣợng 15
1.5. Cơ sở pháp lý của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng,
chất lƣợng 16
1.6. Kinh nghiệm một số nƣớc về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và
công nghệ; tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng: 20
1.6.1 Kinh nghiệm quốc tế về hội nhập quốc tế về khoa học và công
nghệ: 20
1.6.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia về hội nhập quốc tế trong lĩnh
vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng 26
Singapore 28
1.6.3 Luật Đo lƣờng của Singapo 33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN, ĐO LƢỜNG, CHẤT
LƢỢNG 35
2.1 Thực trạng Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn, đo
lƣờng, chất lƣợng 35
2.1.1 Khái quát về 05 tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất
lƣợng mà Việt Nam là thành viên 36

2.1.2 Thực trạng tiến trình tham gia hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng của Việt Nam: 53
2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu
chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng 73
2.1.1 Các văn bản pháp lý điều chỉnh các quan hệ pháp luật về tiêu
chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng của Việt Nam. 74
iii

2.3 Đặc điểm một số quy định của pháp luật Việt Nam về hội nhập quốc tế
trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng: 77
Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP
LÝ CHO HỘI NHẬP QUỐC 81
TẾ VỀ TIÊU CHUẨN, ĐO LƢỜNG, CHẤT LƢỢNG 81
3.1 Những vấn đề pháp lý phát sinh trong hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo
lƣờng, chất lƣợng 81
3.1.1 Vƣớng mắc trong thực áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về
hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng: 81
3.1.2 Trong xử lý, quản lý hàng hóa nhập lậu (hàng nhập tiểu
ngạch): quy định pháp lý, chế tài, cơ chế phối hợp xử lý nghiêm các
hành vi nhập lậu (con đƣờng tiểu ngạch) hàng hóa chƣa đạt yêu cầu
về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng 86
3.2 Phƣơng hƣớng hoàn thiện cơ sở pháp lý về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng 87
3.3 Giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu
chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng 89
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống khung pháp lý quốc gia, để thúc đẩy hội
nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng có hiệu quả bền
vững 90
3.3.2 Hoàn thiện cơ sở pháp lý để đẩy mạnh việc tham gia và nêu cao
vai trò của Việt Nam trong các cam kết quốc tế với ASEAN 93

3.3.3 Tận dụng các Dự án song phương về tiêu chuẩn, đo lường,
chất lượng 96
3.3.4 Thực hiện vai trò thành viên đối với tổ chức WTO/Hiệp định
TBT 98
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
iv

DANH MC CC T VIT TT

ACCSQ: Uỷ ban t- vấn về Tiêu chuẩn và Chất l-ợng của ASEAN
ACCS/ASEAN: U ban t vn v tiờu chun v cht lng ca ASEAN
APO: T chc nng sut chõu
APLAC: T chc hp tỏc v cụng nhn th nghim khu vc chõu Thỏi
Bỡnh Dng
APMP: Chng trỡnh o lng chõu Thỏi Bỡnh Dng
ASEM TFAP: Din n hp tỏc u chng trỡnh thun li húa thng
mi
ASEM/TFAP/SCA: Diễn đàn Thuận lợi hoá th-ơng mại về Tiêu chuẩn và sự
phù hợp của ASEM
ISO: T chc tiờu chun quc t
IEC: U ban k thut in
OIML: T chc quc t v o lng hp phỏp
ILAC: T chc hp tỏc v cụng nhn v th nghim
SCSC: Tiểu ban Tiêu chuẩn và Sự phù hợp của APEC.
WTO/TB: Hiệp đinh Hng ro kỹ thuật trong th-ơng mại







Formatted: English (United States)
v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng: 3.1: Bảng tiến trình tham gia vào các tổ chức quốc tế, khu vực về tiêu
chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng của Việt Nam 53
Bảng 3.2: Bảng thể hiện sự tham gia của Việt Nam vào hoạt động ACCSQ.
58



vi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Sơ đồ sự tham gia của Việt Nam trong các nhóm công tác của
ACCSQ 64



















1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng bắt đầu đƣợc thực hiện từ lâu.
Tuy nhiên, ngày 04/4/1962 Viện Đo lƣờng và Tiêu chuẩn là cơ quan quản lý
Nhà nƣớc đầu tiên về đo lƣờng và tiêu chuẩn hoá của nƣớc ta mới đƣợc thành
lập và trực thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà nƣớc (nay là Bộ Khoa học Công nghệ).
Thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng đổi mới và hội nhập quốc tế của Đảng và
Nhà nƣớc ta từ năm 1986 trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học
và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng đã chủ động và tích
cực tham gia đàm phán với các tổ chức quốc tế và khu vực về tiêu chuẩn, đo
lƣờng, thử nghiệm và chất lƣợng; duy trì và phát triển sự hợp tác với nhiều quốc
gia, với các tổ chức quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, thông tin, tƣ liệu và
nghiệp vụ công tác, đã góp phần làm cho vị thế, uy tín của Việt Nam trong các
tổ chức trên dần đƣợc khẳng định. Kết quả cho đến nay Việt Nam đã trở thành
viên của 20 tổ chức quan trọng của Quốc tế và khu vực trong lĩnh vực tiêu chuẩn
đo lƣờng và quản lý chất lƣợng, trong đó có những tổ chức lớn và có uy tín nhƣ:
WTO, ISO, IEC, OIML, APLMF, APQO, APO.
Kỷ niệm 50 (từ năm 1962 – 2012) ngày hoạt động tiêu chuẩn, đo lƣờng,
chất lƣợng (ngày 07/4/2012) tại Hà Nội, thay mặt Đảng, Nhà nƣớc, Phó Chủ tịch
Quốc hội Uông Chu Lƣu đã trao tặng Huân chƣơng Độc lập hạng Nhất cho tập
thể cán bộ, công nhân viên chức Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng.

Theo Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân: “trong 50
năm qua, ngành tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng Việt Nam đã đạt đƣợc những
thành tựu quan trọng, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành đã làm tốt công tác
tham mƣu cho Đảng và Nhà nƣớc ban hành kịp thời những chủ trƣơng, chính
sách về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng, giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao
năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm mang hàm lƣợng trí tuệ cao, đạt tiêu chuẩn
trong khu vực và quốc tế”
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
2

2. Tình hình nghiên cứu
Kết quả khảo sát tại Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy có 02 đề tài cấp
cơ sở có liên quan do Vụ Hợp tác Quốc tế thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lƣờng,
chất lƣợng thực hiện: “Nghiên cứu các biện pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả
tham gia của Việt Nam vào các tổ chức khu vực và quốc tế trong lĩnh vực tiêu
chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng” thực hiện năm 2007 và đề tài “Nghiên cứu đề xuất
các biện pháp đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng suất chất
lƣợng và tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng góp phần vào quá trình hội nhập quốc
tế về khoa học và công nghệ” thực hiện năm 2012. Kết quả tìm hiểu các thông
tin về các đề tài luận văn đƣợc nghiên cứu tại Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà
Nội trong những năm gần đây cho thấy chƣa có đề tài thạc sĩ, tiến sỹ nào nghiên
cứu trùng tên với đề tài này.
Nhƣ vậy, cho đến nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu về “những vấn đề
pháp lý về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng:
thực trạng và giải pháp”.
Trong khi đó, hiện nay thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhƣ
vũ bão và hoạt động tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng sản phẩm hàng hóa đang
diễn ra hàng ngày, liên quan trực tiếp tới việc quản lý sản xuất, xuất nhập khẩu,
kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng và đƣa

ra những giải pháp pháp lý về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo
lƣờng, chất lƣợng là việc làm có tính cấp bách.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn hƣớng tới việc chỉ ra một số vấn
đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn, đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp
cơ bản nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Dutch (Netherlands)
3

Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan về hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng để có kiến thức tổng quát về
thực trạng này.
Nghiên cứu một số tổ chức, diễn đàn, điều ƣớc khu vực, quốc tế mà Việt Nam
là thành viên, tham gia ký kết về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng để thấy rõ đƣợc vị
trí, những thách thức của Việt Nam với tƣ cách là thành viên của tổ chức đó.
Tác giả cũng nghiên cứu pháp luật về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng
của một số quốc gia nhƣ: Trung Quốc, Singapo, Liên Bang Nga để có kinh
nghiệm trong hoạt động nghiên cứu, xây dựng, đề xuất hoàn hiện khung pháp lý.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đề tài “những vấn đề pháp lý về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu
chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng: thực trạng và giải pháp” đến nay chƣa có công
trình nghiên cứu trùng tên đƣợc công bố, vì thế các vấn đề tác giả nghiên cứu là
hoàn toàn mới.
Những đóng góp của luận văn: góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề
về lý luận và thực tiễn hoạt động hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất
lƣợng, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật

Việt Nam và triển khai có hiệu quả hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất
lƣợng, hiện nay đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công
nghệ thống nhất quản lý nhà nƣớc, và Bộ khoa học và Công nghệ ủy quyền cho
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng trực tiếp quản lý, thực hiện.
Nội dung quản lý nhà nƣớc về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng nói
chung và hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng có phạm vi rất
rộng. Vì vậy luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành
của Việt Nam về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng và quy chế của một số tổ chức
4

quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng mà Việt Nam là thành viên; thực
trạng hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng của Việt Nam và
kinh nghiệm của một số nƣớc điển hình.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật, luận văn sử
dụng những phƣơng pháp khoa học cụ thể nhƣ so sánh, phân tích, tổng hợp,
thống kê để giải quyết những vấn đề đƣợc đặt ra trong đề tài.
7. Kết quả đạt đƣợc
Xây dựng cơ sở lý luận pháp lý cơ bản về hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn,
đo lƣờng, chất lƣợng.
Đánh giá đúng thực trạng pháp luật về hội nhập quốc tế của Việt Nam về
tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng.
Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài lời nói đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, luận

văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I. Một số vấn đề lý luận pháp lý cơ bản về hội nhập quốc tế trong
lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng
CHƢƠNG II. Thực trạng pháp luật về hội nhập quốc tế của Việt Nam
trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng
Chƣơng III. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hội
nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng.


Formatted: Portuguese (Brazil)
Formatted: Portuguese (Brazil)
5

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ
CƠ BẢN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG
LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN, ĐO LƢỜNG, CHẤT LƢỢNG
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng
1.1.1 Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc Việt Nam về hội nhập quốc tế trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ đã đƣợc khẳng định trong các văn kiện, văn bản
pháp lý dƣới các hình thức đa dạng nhƣ Hiến pháp, Luật, Nghị định, Quyết định
quy phạm, Báo cáo chính trị, Nghị quyết trung ƣơng của Đảng và hệ thống các
thông tƣ, các văn bản pháp quy. Và đƣợc ban hành bởi hệ thống các cơ quan nhà
nƣớc nhƣ: Quốc hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ và các cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền.
Các quan điểm của Đảng, nhà nƣớc đã đƣợc cụ thể hóa khá đầy đủ, điều
chỉnh các quan hệ pháp luật về hội nhập quốc trong lĩnh vực khoa học và công
nghệ, xin đƣợc đƣa ra một số nội dung sau:

- Phát triển khoa học và công nghệ nói chung, hội nhập quốc tế nói riêng
là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp phát triển tổ quốc và đƣợc nhà nƣớc ƣu
tiên đầu tƣ, phát triển. Quan điểm này đƣợc cụ thể hóa tại Điều 62 Hiến pháp
năm 2013: 1.“Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai
trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; 2. Nhà
nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát
triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo
đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà
nƣớc bảo đảm chi cho khoa học và công nghệ từ 2% trở lên trong tổng chi ngân
sách nhà nƣớc hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp khoa
học và công nghệ (khoản 1 Điều 49 Luật Khoa học và Công nghệ).
6

- Đề ra những chiến lƣợc, mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể: quan
điểm, chính sách này đƣợc thể hiện rõ trong Điều 2 mục III Báo cáo chính trị
của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng và Trong Nghị quyết Trung ương 6 về phát triển khoa học và
công nghệ: “Xác định rõ đối tác chiến lƣợc trong hợp tác nghiên cứu chung và
địa bàn trọng điểm có công nghệ nguồn cần khai thác, chuyển giao. Triển khai
hợp tác khoa học và công nghệ tầm quốc gia với các nƣớc tiên tiến về khoa học
và công nghệ, là đối tác chiến lƣợc của Việt Nam.
Tăng cƣờng hợp tác giữa các trung tâm nghiên cứu trong nƣớc với các tổ
chức nghiên cứu khoa học và công nghệ nƣớc ngoài. Nghiên cứu hình thành một
số trung tâm khoa học công nghệ hiện đại có liên kết với các tổ chức khoa học
tiên tiến nƣớc ngoài.
Có cơ chế, chính sách ƣu đãi về đầu tƣ, đất đai, cơ sở hạ tầng, thủ tục
hành chính để tạo đột phá trong thu hút các chuyên gia, nhà khoa học và công
nghệ Việt Nam ở nƣớc ngoài, các chuyên gia, nhà khoa học và công nghệ nƣớc
ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam.
Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lƣới đại diện khoa học và công

nghệ Việt Nam ở nƣớc ngoài”.
- Tích cực, chủ động và bảo đảm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, bình
đẳng và cùng có lợi; đảm bảo chế độ đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử
giữa nhà khoa học trong nƣớc, doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong nƣớc
với tổ chức cá nhân nƣớc ngoài. Nội dung này đƣợc quy đinh chi tiết tại các
Điều 70, Điều 71, Điều 72 của Luật Khoa học và công nghệ năm 2013.
- Đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm, chú trọng, xây dựng thành đề án chi
tiết theo chu kỳ thời gian và phát triển của xã hội, đồng thời giao cho nhiều bộ,
ngành có liên quan triển khai thực hiện. Nội dung này đƣợc thể hiện chi tiết tại
Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 18/5/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt
đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020 và các văn bản
quy định chi tiết.
Formatted: Portuguese (Brazil)
Formatted: Portuguese (Brazil)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
7

1.1.2 Trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng về hội nhập quốc tế
Hoạt động tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng thuộc hệ thống các lĩnh vực
khoa học và công nghệ, vì vậy những quan điểm của Đảng, nhà nƣớc đối với
khoa học và công nghệ nêu trên cũng chính là quan điểm của Đảng, nhà nƣớc
đối với lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng. Và đồng thời Đảng, nhà nƣớc
cũng có quan điểm cụ thể đối với lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng và
đƣợc thể chế hóa cụ thể trong hệ thống các văn bản pháp luật chuyên ngành, nhƣ
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Đo lƣờng; Luật chất lƣợng sản
phẩm, hàng hóa và đƣợc cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm dƣới luật, với
một số các quan điểm cơ bản nhƣ sau:
- Khuyến khích đầu tƣ, mở rộng hợp tác, tạo điều kiện cho tổ chức, cá

nhân, tổ chức nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam:
Nhà nƣớc khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nƣớc, tổ chức, cá nhân
nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài tham gia xây dựng, áp dụng
tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tƣ phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu
chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật.
Nhà nƣớc khuyến khích mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ,
tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài về tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật; tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ
chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trên cơ sở bảo đảm
nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.
Nhà nƣớc tạo điều kiện và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết các thoả
thuận song phƣơng và đa phƣơng về thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá
sự phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển thƣơng mại giữa Việt Nam
với các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
8

- Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ là đầu mối, thống nhất quản
lý nhà nƣớc về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng; và giao các bộ, ngành phối hợp
thực hiện quản lý theo ngành và lĩnh vực đƣợc phân công:
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành,
lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý nhà nƣớc về chất
lƣợng, quy chế quản lý các tổ chức đánh giá sự phù hợp, quy chế chỉ định các tổ
chức đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm trong sản xuất và hàng hóa trong
xuất khẩu, nhập khẩu và lƣu thông trên thị trƣờng; tổ chức hoạt động hợp tác
quốc tế về chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa.
- Hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng là những hoạt động cụ
thể về kỹ thuật, ví dụ nhƣ trong hợp tác về đo lƣờng, thì đƣợc thực hiện thông qua

các hoạt động: Ký kết điều ƣớc quốc tế về đo lƣờng; gia nhập tổ chức quốc tế về
đo lƣờng; ký kết thỏa thuận, thừa nhận kết quả phép đo, kết quả kiểm định, hiệu
chuẩn, thử nghiệm giữa tổ chức của Việt Nam với tổ chức tƣơng ứng của các
quốc gia, chủ thể khác của pháp luật quốc tế; Thực hiện chƣơng trình, dự án hợp
tác quốc tế; Trao đổi chuyên gia, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đo lƣờng với các
quốc gia khác, các tổ chức quốc tế; Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, nghiên
cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; Việt Nam về tiêu chuẩn, đo
lƣờng, chất lƣợng, học hỏi kinh nghiệm của thế giới, đƣa Việt Nam hài hóa với
quốc tế về khoa học và công nghệ, và nâng cao vị thế của khoa học và công
nghệ Việt Nam trên trƣờng quốc tế trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế, pháp luật Việt Nam.
1.2 Khái niệm hội nhập quốc tế; khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo
lƣờng, chất lƣợng
1.2.1 Khái niệm hội nhập quốc tế
Ở Việt Nam, những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí
nói ngắn gọn là “hội nhập”) đƣợc sử dụng ngày càng phổ biến hơn với hàm
nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế.
Formatted: Dutch (Netherlands)
9

Mặc dầu vậy, hiện nay vẫn không có một định nghĩa nào về khái niệm
“hội nhập quốc tế” giành đƣợc sự nhất trí hoàn toàn trong giới học thuật và cả
giới làm chính sách ở Việt Nam. Từ các định nghĩa khác nhau nổi lên hai cách
hiểu chính.
Thứ nhất, cách hiểu hẹp coi “hội nhập quốc tế” là sự tham gia vào các tổ
chức quốc tế và khu vực.
Thứ hai, cách hiểu rộng, coi “hội nhập quốc tế” là sự mở cửa và tham gia
vào mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít
giao lƣu quốc tế. Với tƣ duy theo cách này, không ít ngƣời thậm chí đã đánh
đồng hội nhập với hợp tác quốc tế.

Từ lý luận trên và nghiên cứu hội nhập khoa học và công nghệ, tiêu
chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng, tác giả xin đƣa ra quan điểm của mình về hội nhập
quốc tế:
Hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá
trình áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng
quốc tế, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam.
Các nƣớc, các tổ chức và cá nhân tham gia hội nhập quốc tế dƣới nhiều
hình thức, các cấp độ hội nhập trong các lĩnh vực này thể hiện “độ sâu” hội nhập
chung của một quốc gia.
1.2.2 Khái niệm hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ
Theo Nghị định số 20/2013/NĐ-CP thì lĩnh vực khoa học và công nghệ,
bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và
công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng; năng lƣợng nguyên
tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công trong lĩnh vực
thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Formatted: Spanish (Spain, International
Sort)
10

Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đã đƣợc thể hiện rõ nhất tại
Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 18/5/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê
duyệt Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020. Chiến
lƣợc của hội nhập quốc tế cũng đƣợc nêu cụ thể trong mục tiêu, nội dung, nhiệm
vụ, chƣơng trình hội nhập quốc tế. Trên cơ sở các văn bản pháp luật và Đề án
nêu trên, tác giả xin đƣợc đƣa ra khái niệm về hội nhập quốc tế nhƣ sau:
Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là quá trình áp dụng và tham
gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc tế phù hợp với lợi
ích quốc gia, dân tộc Việt Nam; ký kết các điều ƣớc quốc tế, thỏa thuận quốc tế
phù hợp với Hiến pháp, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam về lĩnh
vực khoa học và công nghệ.

Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nƣớc Việt Nam theo quy định của pháp luật
đƣợc tiến hành các hoạt động tăng cƣờng sự gắn kết, cam kết của Việt Nam với
các cá nhân, tổ chức, quốc gia, chủ thể của luật quốc tế nhằm mục tiêu cùng chia
sẻ lợi ích, hợp tác phát triển khoa học và công nghệ (bao gồm: tiêu chuẩn, đo
lƣờng, chất lƣợng, sở hữu trí tuệ, năng lƣợng nguyên tử, công nghệ cao, chuyển
giao công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, khoa học và công nghệ, và
những hoạt động khác liên quan đến khoa học và công nghệ đƣợc Chính phủ
giao…), nhằm nâng cao trình độ của chuyên gia Việt Nam, cán bộ, cơ quan nhà
nƣớc Việt Nam về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng, học hỏi kinh nghiệm của
thế giới, đƣa Việt Nam hài hóa với quốc tế về khoa học và công nghệ, và nâng
cao vị thế của khoa học và công nghệ Việt Nam trên trƣờng quốc tế trên cơ sở
tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, pháp luật Việt Nam
Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là một trong những lĩnh vực
hợp tác quốc tế đƣợc phát triển rộng rãi, phổ biến trên thế giới hiện nay. Hội
nhập quốc tế về khoa học và công nghệ cũng đƣợc Việt Nam đặc biệt chú trọng
phát triển nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực và các thành tựu khoa học và công
nghệ từ các nƣớc trên thế giới, đặc biệt từ các nƣớc có nền khoa học và công
11

nghệ tiên tiến để phát triển nền khoa học và công nghệ Việt Nam phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Thậm
chí Đảng và Nhà nƣớc ta còn khẳng định chủ trƣơng tiến xa hơn trong hoạt động
hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ đến mức là phải tích cực và chủ động
hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ
1.2.3 Khái niệm hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng
Tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng là một lĩnh vực cụ thể của hoạt động
khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trƣớc
Chính phủ thống nhất quản lý, hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ ủy quyền
cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng trực tiếp quản lý.
Các khái niệm về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng đƣợc thể hiện tại các

văn bản luật chuyên ngành, cụ thể nhƣ sau:
Tiêu chuẩn: là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trƣờng
và các đối tƣợng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả của các đối tƣợng này (khoản 1 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật)
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dƣới dạng văn bản để tự nguyện áp
dụng.
Quy chuẩn kỹ thuật: là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và
yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trƣờng và các
đối tƣợng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an
toàn, vệ sinh, sức khoẻ con ngƣời; bảo vệ động vật, thực vật, môi trƣờng; bảo vệ
lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và các yêu cầu thiết
yếu khác (khoản 2 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật)
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành dƣới
dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.”
12

Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm,
hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật
tƣơng ứng. (khoản 5 Điều 3 Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa).
Đo lường: là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lƣợng cần đo. (khoản
1 Điều 3 Luật Đo lƣờng).
Chất lượng: đƣợc hiểu là chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa. Theo khoản 5
Điều 3 Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, thì chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa
là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu
chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng.
Nhƣ vậy, tác giả xin đƣợc đƣa ra khái niệm hội nhập tế về tiêu chuẩn, đo
lƣờng, chất lƣợng nhƣ sau:
Hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng là quá trình áp dụng

và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc về tiêu
chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh
vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng, và đảm bảo lợi ích quốc gia.
Các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức đại diện của Việt Nam tham gia hội
nhập quốc tế dƣới nhiều hình thức, các cấp độ hội nhập trong các lĩnh vực này
thể hiện “độ sâu” hội nhập chung của một quốc gia.
Thành viên của các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng, các tổ chức quốc tế, ký
kết các thỏa thuận quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng; đào tạo chuyên
gia, trao đổi kinh nghiệm; thực thi, áp dụng triển khai các nội dung hợp tác quốc
tế đã thỏa thuận, các điều ƣớc quốc tế đã ký; điều chỉnh, ban hành hệ thống văn
bản pháp lý cho phù hợp với các cam kết đã ký.
Hiện nay, Tổng cục tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng là đơn vị đầu mối
nghiên cứu, trình, đề xuất cấp có thẩm quyền ký kết, tham gia hợp tác quốc tế về
tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng.
1.3 Hình thức hội nhập quốc về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng:
Formatted: Spanish (Spain, International
Sort)
13

Theo từ điển Tiếng việt hình thức là cách thức của hình dạng, vẻ bề ngoài,
tiếng Anh đƣợc viết là from, tiếng pháp là forme, formel.
Về mặt triết học: Hình thức là phạm trù chỉ phƣơng thức tồn tại và phát triển
của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tƣơng đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật
đó.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hình thức của hội
nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng bao gồm các nội dung sau:
- Ký kết điều ƣớc quốc tế về đo lƣờng; gia nhập tổ chức quốc tế về đo
lƣờng; ký kết thỏa thuận, thừa nhận kết quả phép đo, kết quả kiểm định, hiệu
chuẩn, thử nghiệm giữa tổ chức của Việt Nam với tổ chức tƣơng ứng của các
quốc gia, chủ thể khác của pháp luật quốc tế;

- Thực hiện chƣơng trình, dự án hợp tác quốc tế;
- Trao đổi chuyên gia, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đo lƣờng với các quốc
gia khác, các tổ chức quốc tế;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và
chuyển giao công nghệ;
- Phối hợp giải quyết tranh chấp
1.4 Nguyên tắc hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng
1.4.1 Khái niệm nguyên tắc hội nhập quốc tế:
Nguyên tắc hội nhập quốc tế là tổng hợp những tƣ tƣởng, quan điểm
chính trị, pháp luật cơ bản chỉ đạo, làm cơ sở cho hoạt động ký kết, gia nhập vào
các tổ chức quốc tế, điều ƣớc quốc tế, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về hội nhập quốc tế để thực thi có hiệu quả tại Việt Nam
Formatted: Spanish (Spain, International
Sort)
Formatted: Spanish (Spain, International
Field Code Changed
Formatted: Spanish (Spain, International
Formatted: Spanish (Spain, International
Field Code Changed
Formatted: Spanish (Spain, International
Sort)
Formatted: Spanish (Spain, International
Sort)
Formatted: Spanish (Spain, International
Sort)
14

Quan điểm chỉ đạo về hội nhập quốc tế đƣợc thể hiện rõ tại mục II phần
thứ hai của Nghị quyết 07/NQ-TW ngày 27/11/2001 của Bộ chính trị về hội
nhập kinh tế quốc tế, cụ thể:

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy
tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế bảo đảm độc lập, tự chủ và
định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trƣờng”.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; trong quá trình hội
nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của
toàn xã hội, trong đó kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh
tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn
khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tƣợng,
vấn đề, trƣờng hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tƣ tƣởng trì trệ, thụ
động, vừa phải chống tƣ tƣởng giản đơn, nôn nóng.
- Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nƣớc ta, từ đó đề ra kế hoạch và
lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nƣớc, vừa đáp ứng
các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nƣớc ta tham gia; tranh thủ
những ƣu đãi dành cho các nƣớc đang phát triển và các nƣớc có nền kinh tế
chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trƣờng.
- Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững
an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cƣờng sức mạnh tổng hợp của
quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nƣớc, cảnh giác với những
mƣu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hoà bình” đối với
nƣớc ta.”
Formatted: Spanish (Spain, International
Sort)
15

1.4.2 Khái niệm nguyên tắc hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất
lƣợng
Nguyên tắc hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng là tổng
hợp những tƣ tƣởng quan điểm chính trị, pháp luật chỉ đạo, làm căn cứ pháp lý

cho hoạt động ký kết, gia nhập vào các tổ chức quốc tế, điều ƣớc quốc tế, ban
hành các văn bản pháp luật và thực thi có hiệu quả các cam kết về hội nhập quốc
tế trong quản lý nhà nƣớc về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng.
Hiện nay, nguyên tắc hội nhập quốc tế đƣợc thể hiện tại các văn kiện pháp
lý về hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ (Hiến pháp; Báo cáo chính trị
của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng; Nghị quyết Trung ƣơng 6 về phát triển khoa học và công
nghệ; Luật khoa học và công nghệ); các văn bản pháp luật chuyên ngành (Luật
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, hàng
hóa, Luật Đo lƣờng và Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 18/5/2011 của Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ
đến năm 2020) và Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ƣớc quốc tế 2005,
Pháp lệnh Ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế năm 2007.
Nguyên tắc hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng đƣợc thể
hiện rõ ràng nhất tại Điều 8 Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa:
- Nhà nƣớc khuyến khích mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh
thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài về tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật; tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ
chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trên cơ sở bảo đảm
nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.
- Nhà nƣớc tạo điều kiện và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết các thoả
thuận song phƣơng và đa phƣơng về thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá
Formatted: Spanish (Spain, International
16

sự phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển thƣơng mại giữa Việt Nam
với các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Nhƣ vậy, nội dung các nguyên tắc hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn, đo
lƣờng, chất lƣợng đƣợc thể hiện trong các văn kiện Đảng, nhà nƣớc và các văn
bản pháp luật chuyên ngành đã thống nhất, phù hợp thực tiễn.

1.5. Cơ sở pháp lý của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng,
chất lƣợng
Việc hợp tác quốc tế của Việt Nam về khoa học và công nghệ đƣợc thực
hiện trên cơ sở pháp lý vững chắc là các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành
viên và các quy định pháp luật quốc gia của Việt Nam.
Các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về khoa học và công nghệ, tiêu
chuẩn đo lường chất lượng:
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác về khoa học và công nghệ với
gần 70 nƣớc, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ. Hơn 80 hiệp định hợp tác khoa
học và công nghệ cấp Chính phủ và cấp Bộ đã đƣợc ký kết và đang triển khai
thực hiện. Việt Nam đã là thành viên của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về
khoa học và công nghệ.
Trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng, hiện nay Việt Nam đã
tham gia vào 20 tổ chức quốc tế, diễn đàn quốc tế, khu vực về tiêu chuẩn, đo
lƣờng, chất lƣợng nhƣ: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, Uỷ ban kỹ thuật
điện quốc tế (IEC), Uỷ ban thực phẩm CAC, Diễn đàn Châu á-Thái Bình Dƣơng
APLMF, Diễn đàn Đo lƣờng hợp tác quốc té OIML, Diễn đàn Tiêu chuẩn khu
vực Thái Bình Dƣơng PASC, Chƣơng trình Đo lƣờng Châu á – Thái Bình
Dƣơng APMP, Hợp tác công nhận Thái Bình Dƣơng PAC, PEC, ASEM, APO,
APQO, ASEAN/ACCSQ. APMP, APLMF…. và hiện nay Việt Nam đang cùng
với các quốc gia khác tiến hành đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc
xuyên Thái Bình Dƣơng (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement - viết tắt TPP).
17

Điều cần lƣu ý ở đây là tất cả các điều ƣớc quốc tế, các thỏa thuận quốc tế
về/liên quan đến khoa học và công nghệ đều phải đƣợc đàm phán, ký kết, gia
nhập và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam
về ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
Các quy định của pháp luật quốc gia về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực

khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tiêu
chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng từ lâu đã đƣợc quy định trong các văn bản pháp
luật Việt Nam. Hệ thống các văn bản pháp luật có chứa đựng các quy định về
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm:
- Hiến pháp năm 2013;
- Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;
- Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;
- Luật Đo lƣờng năm 2011;
- Các văn bản cấp Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ hƣớng dẫn thi hành
Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật
Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa; Luật Đo lƣờng;
- Các văn bản cấp Bộ, ngành hƣớng dẫn thi hành các luật nêu trên
(trƣờng hợp các luật giao trục tiếp cho Bộ, ngành), hƣớng dẫn thi hành các văn
bản cấp Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn
đo lƣờng chất lƣợng
- Các bộ luật, luật, pháp lệnh thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội và các văn
bản cấp Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, cấp Bộ, ngành hƣớng dẫn thi hành
Formatted: Dutch (Netherlands)

×