Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 102 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU……………………… 7
1.1. Biến đổi khí hậu……………………………………………………………………………7
1.1.1. Khái niệm chung về biến đổi khí hậu……………………………………………… 7
1.1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu………… 9
1.1.3. Hậu quả của biến đổi khí hậu……………………………………………………… 13
1.2. Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu…………………………………………28
1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh vấn đề biến đổi khí hậu trong luật pháp quốc tế… 28
1.2.2. Sự phát triển của luật pháp quốc tế về biến đổi khí hậu………………………………29
1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……………………………………………………………… 32
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM……………………………………………33
2.1. Các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu………………………………………… 33
2.1.1Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzôn năm 1985…………………………………………33
2.1.2. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn năm 1987……… 36
2.1.3. Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1992…………… 39
2.1.4. Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính năm 1997………………….42
2.1.5. Thỏa thuận của Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc
về biến đổi khí hậu tại Copenhanghen, Đan Mạch……………………………………….49
2.2. Vấn đề thực thi các điều ước quốc tế về chống biến đổi khí hậu……………51
2.2.1. Trên bình diện quốc tế………………………………………………………………….51
2.2.2. Vấn đề thực thi taị Việt Nam……………………………………………………… 60
2.3. Nỗ lực của thế giới nhằm xây dựng các điều ước quốc tế mới
về biến đổi khí hậu………………………………………………………………69
2.3.1. Nỗ lực chung của thế giới…………………………………………………………69
2.3.2. Đóng góp của Việt Nam………………………………………………………… 76
2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………… 79
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU………………………………………………….80
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện luật pháp quốc tế về chống biến đổi khí hậu….80


3.2. Một số kiến nghị cụ thể………………………………………………………81
3.2.1. Đảm bảo việc thực thi các quy định hiện hành của luật pháp quốc tế
về chống biến đổi khí hậu………………………………………………………………….81
3.2.2. Xây dựng điều ước quốc tế mới thay thế Nghị định thư Kyoto
– Nhiệm vụ cấp bách hiện nay………………………………………………………… 83
3.3. Các vấn đề đặt ra đối với Việt Nam………………………………………86
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………… 90
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………91
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………94


























1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, thế giới đã phải hứng chịu những
thảm họa thiên nhiên khủng khiếp gây thiệt hại nặng nề về người và của như
những cơn bão lớn, những đợt hạn hán kéo dài, sự thay đổi bất thường của
thời tiết…Nhiều nguyên nhân đã được nêu ra nhưng tựu chung lại, các nhà
khoa học đều khẳng định nguyên nhân chính gây ra những hiện tượng này là
biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu tới cả giới
tự nhiên và con người. Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng nhất của cộng
đồng thế giới trong thế kỷ XXI và chống biến đổi khí hậu cũng như hạn chế
các tác động xấu của nó không phải là trách nhiệm của riêng quốc gia hay
nhóm nước nào mà là trách nhiệm chung của toàn thế giới. Việc giải quyết
tình trạng biến đổi khí hậu đã được nêu ra trong rất nhiều các cuộc hội nghị,
hội thảo của các quốc gia hay tổ chức quốc tế không đạt được hiệu quả như
mong muốn. Biến đổi khí hậu đòi hỏi sự tham gia giải quyết của tất cả các
quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh và sự nhận thức đó, tháng 6/1992, tại
Braxin, 162 quốc gia trong đó có Việt Nam đã ký công ước Khung của Liên
hợp quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convantion on
Climate Change - UNFCCC) [6]. Năm 1997, Nghị định thư Kyoto về giảm
phát thải khí nhà kính cũng được đệ trình và đã có hiệu lực vào năm 2005.
Trong đó các quốc gia công nghiệp đã cam kết giảm khí thải nhà kính trong
khoảng thời gian đến năm 2012. Các nước đang phát triển và các nước công
nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhanh chưa phải đưa ra cam kết tại
Kyoto. Ngoài UNFCCC và Nghị đinh Kyoto, công ước Viên về bảo vệ tầng

Ôzôn (22/3/1985) và nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng

2
Ôzôn (16/9/1987) cũng có liên quan đến việc hạn chế những tác động tiêu
cực gây biến đổi khí hậu.
Chủ đề chống biến đổi khí hậu cũng là trọng tâm của Hội nghị thượng
đỉnh G8 năm 2009. Theo quan điểm của một số nước thì các nước G8 với tư
cách là các quốc gia công nghiệp có nền kinh tế mạnh nhất thế giới phải đảm
nhiệm vai trò đi đầu trong công cuộc bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, bảo
vệ tính đa dạng sinh học và thúc đẩy việc quản lý chất thải thân thiện với
môi trường. Chỉ khi nào các cường quốc công nghiệp kiên trì thực hiện mục
đích đó thì các cường quốc đang phát triển mới có thể bị thuyết phục để tiến
hành các biện pháp hữu hiệu. Cùng với đó, chủ đề của ngày Môi trường thế
giới năm 2009 là “Trái Đất cần chúng ta! Hãy liên kết chống lại biến đổi
khí hậu”. Nó phản ánh tính cấp thiết đối với các quốc gia trong việc đi đến
một thỏa thuận mới tại Hội nghị khí hậu kéo dài 180 ngày ở Copenhagen
(Đan Mạch).
Thông qua các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, khung pháp luật
quốc tế về vấn đề này đã và đang được hình thành. Cơ chế thực thi cũng
thực thi cũng đang được các quốc gia xây dựng và tự giác thực hiện. Tuy
nhiên, hệ thống thống pháp luật nhiều hạn chế và chưa đủ để chống lại sự
thay đổi khí hậu cũng như hạn chế các tác động xấu của nó. Chính vì vậy,
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế về biến đổi khí hậu là vấn đề
quan trọng và cấp bách của cộng đồng thế giới.
Trước tình hình đó, ở Việt Nam, chống biến đổi khí hậu ngày nay đã
trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.
Bằng những chính sách và biện pháp khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp
mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các
yếu tố của khí hậu. Trong những biện pháp mà Nhà nước ta sử dụng trong
lĩnh vực khác, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự xuất hiện và

vai trò ngày càng tăng của các quy định pháp luật về chống biến đổi khí hậu

3
kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường là biểu hiện rõ rệt về
sự cấp bách của vấn đề khí hậu và dẫn đến một hệ quả tất yếu là phải có
những nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về pháp luật bảo vệ khí hậu.
Đáng chú ý, với chính sách đối ngoại rộng mở trong thời gian qua của
Nhà nước ta đã tích cực ký kết và tham gia vào nhiều điều ước quốc tế về cắt
giảm khí thải, bảo vệ khí hậu quan trọng. Để thực hiện cam kết quốc tế của
mình, Nhà nước đã ban hành một hệ thống pháp luật về chống biến đổi khí
hậu tương đương đối hoàn chỉnh, được dư luận trong nước và quốc tế đánh
giá cao. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề biến đổi khi
hậu toàn cầu cần tiếp tục được quan tâm hơn nữa.
Bởi những nguyên nhân nói trên, tôi cho rằng việc nghiên cứu đề tài:
"Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tai Việt
Nam" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn khá lớn. Việc nghiên cứu đề tài này có
thể góp phần hoản thiện và nhìn nhận sâu sắc hơn nữa về vấn đề khí hậu,
qua đó đóng góp cho phong phú hơn lý luận của khoa học Luật quốc tế về
bảo vệ khí hậu toàn cầu.
2. Tình hình nghiên cứu
Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế về chống biến đổi
khí hậu và việc thực thi pháp luật đó luôn là một nội dung thu hút sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu và quản lý ở hầu hết các quốc gia, dù đó là quốc
gia phát triển hay quốc gia đang phát triển.
Đặc biệt, ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã có nhiều tác giả và tập
thể tác giả trong nghiên cứu về tác động tới khí hậu và các vấn đề pháp lý về
biến đổi khí hậu. Một số công trình có giá trị nghiên cứu về khung pháp luật
về chống biến đổi khí hậu cũng đã được công bố rộng rãi, chẳng hạn, đề tài:
Việc thực thi các cam kết của Việt Nam về biến đổi khí hậu – Lưu Ngọc Tố
Tâm, “Nghiên cứu phân tích các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu, khu vực

Đông Nam Á và các kịch bản ở Việt Nam” của Sở Khoa học Công nghệ TP

4
Hồ Chí Minh, “Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai tại Việt Nam” –
Hà Lương Thuần, Viện khoa học Thuỷ lợi, "Nghiên cứu, đánh giá thực
trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực trong công tác xây dựng,
soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trưòng" của
Viện Nghiên cứu Địa chính 3/2006, hệ thống giáo trình giảng dạy về Pháp
luật môi trường ở các trường Đại học và các Khoa đào tạo Cử nhân Luật
Mặc dù vậy, việc nghiên cứu, hệ thống hoá các nội dung chính yếu của
pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi ở Việt Nam
lại là một vấn đề khá mới. Một số khía cạnh liên quan đến vấn đề này cũng
chỉ mới được nghiên cứu trong một vài năm trở lại đây khi mà vấn đề khi
hậu đang trở nên nghiêm trọng với việc tăng cao của nhiệt độ làm cho trái
đất dần dần nóng lên. Trên thực tế số công trình ít ỏi nghiên cứu về môi
trường nói chung mới chỉ từng bước tháo gỡ và giải quyết những vấn đề
riêng biệt, nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn chưa
được lý giải hoặc lý giải nhưng chưa thoả đáng. Thậm chí đối với một số
Nhà nghiên cứu và cán bộ công tác bảo vệ môi trường cũng chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về vấn đề khí hậu ở
Việt Nam cũng như việc thực thi các công ước quốc tế về chống biến đổi khí
hậu. Bởi những lý do đó, việc tiến hành nghiên cứu một cách cơ bản, hệ
thống vấn đề này là một hướng nghiên cứu thiết thực, mang tính cấp thiết.
3. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích thống nhất một số vấn đề lý luận và tiến triển
của việc thực thi pháp luật quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam đã tham
gia trong thời gian qua trên cơ sở xác định những luận cứ khoa học làm tiền
đề cho việc đảm bảo thi hành các cam kết quốc tế đó.
Thực hiện đề tài này, tác giả hy vọng đóng góp một phần năng lực
nghiên cứu của mình vào việc thiết lập một hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề

xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước về chống biến đổi

5
khí hậu, dựa trên các văn bản điều ước đa phương mà Chính phủ Việt Nam
đã ký kết trong thời gian vừa qua.
4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trước hết, luận văn sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý
luận và thực tiễn của pháp luật về chống biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung
và khí hậu Việt Nam nói riêng, đồng thời đưa ra một số kiến nghị cho việc
hoàn thiện pháp luật thực định cũng như thúc đẩy thực thi những quy định
này trong công tác bảo vệ khí hậu hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề
mang tính cơ bản nhất của lý luận Luật quốc tế về chống biển đối khí hậu.
Việc nghiên cứu được giới hạn ở một số điều ước quốc tế cơ bản về bảo vệ
khí hậu mà Việt Nam đã ký kết tham gia trong thời gian qua. Thông qua đó
khẳng định việc tham gia các điều ước quốc tế chống biến đối khí hậu và
hoàn thiện pháp luật trong nước trong lĩnh vực này là một tất yếu khách
quan và là một vấn đề hết sức cấp bách không chỉ nhằm đáp ứng các yêu cầu
của cộng đồng quốc tế mà nhằm mong lại lợi ích thiết thực cho từng cá nhân
trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
- Phương pháp nghiêm cứu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích
và tổng hợp, thống kê; phương pháp kế thừa có chọn lọc, phương pháp khảo
sát thực tế, đồng thời so sánh đối chiếu các quy phạm thực định về chống
biến đổi khí hậu Việt Nam với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham
gia ký kết nói riêng và pháp luật quốc tế về bảo vệ khí hậu nói chung.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn có 3 chương sau đây:
Chương 1: Những vấn đề chung về Biến đổi khí hậu
Chương 2: Một số Điều ước quốc tế cơ bản về biến đổi khí hậu và thực

tiễn áp dụng tại Việt Nam

6
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và
những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.




























7
CHƢƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động
bất thường của khí hậu toàn cầu. Trên bề mặt Trái đất, khí quyền và thủy
quyển không ngừng nóng lên làm xáo động môi trường sinh thái, đã và
đang gây ra nhiều hệ lụy với đời sống loài người. Vậy biến đổi khí hậu là gì?
Nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của nó ra sao? Pháp luật quốc tế đề cập
tới vấn đề này như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu các vấn đề trên.
1.1. Biến đổi khí hậu
1.1.1. Khái niệm chung về biến đổi khí hậu
a. Khí hậu
Khí hậu thường được định nghĩa là trung bình của thời tiết trong một
khoảng thời gian và không gian nhất định (tức là ở mức độ trung bình của
các yếu tố của thời tiết, thường là 30 năm). Có những năm yếu tố chủ yếu để
hình thành một chế độ khí hậu đó là: bức xạ mặt trời, nhiệt, độ ẩm, hòan lưu
(gió) và vị trí địa lý, địa hình, mặt đệm. Những yếu tố này không tách rời
nhau. Khi khí hậu có sự thay đổi thì năm yếu tố trên cũng thay đổi theo.
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác
định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa…
Khí quyển là bầu không khí bao quanh trái đất. Nó chứa nhiều loại
chất khí và các phân tử của nhiều chất khác. Trong các loại chất khí, niơ
chiếm 78%, oxy 21%, đioxít cácbon 0,03% và agon 0,9%. Bầu khí quyển
cung có các phân tử hơi nước, Mêtan, monoxít, hydro, ôzôn, hêli, nêon,
kripton và xênon. Ngoài ra, còn có các phân tử cát, khói, phân tử muối, phân
tử tro núi lửa, bụi thiên thạch và phấn hoa khí quyển phủ dầy đặc ở gần bệ
mặt trái đất và nồng độ loãng dần ở phía ngoài [4].


8
Bầu khí quyển trái đất có vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống
còn trên trái đất cũng như sự ổn định của khí hậu. Bức xạ mặt trời chiếu
xuống trái đất bị hơi nước và khí ôzôn trong khí quyển hấp thụ khoảng 23%
lượng bức xạ này. Bề mặt trái đất và khí quyển nhận được bức xạ mặt trời
rồi phát trở lại vào khoảng trung nhưng ở các bức sóng dài hơn. Phần hồng
ngoại của bức xạ tái phát này sẽ bị các khí có trong không khí như đioxít
cácboníc (CO
2
), mêtan (CH
4
), ôxít nitrơ (N
2
0), clorofluocacbon (CFC)
(gọi là khí nhà kính) hay bay hơi nước chặn lại và hấp thụ không cho thoát
ra ngoài vũ trụ, do đó làm tăng nhiệt độ của trái đất và khí quyển, đó là hiệu
ứng nhà kính. Nếu không có hiệu ứng nhà kính thì theo các tính tóan, trái đất
sẽ không giữ được độ nóng nhận từ mặt trời và nhiệt độ trung bình của trái
đất sẽ ở mức -18
0
C. Tuy nhiên, do quá trình phát triển kinh tế xã hội, khí nhà
kính có nguồn gốc từ các hoạt động của con người đã tăng lên nhanh chóng
trong bầu khí quyển trái đất. Sự gia tăng quá mức của khí nhà kính là
nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng biến đổi khí hậu ngày nay.
b. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự biến đối trạng thái của khí hậu so với trung
bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,
thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình
tự nhiên bên trong hoặc các tác động của bên ngoài, hoặc do hoạt động của

con người làm thay đổi thành hần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng
đất.
Xét dưới góc độ khoa học môi trường, biến đổi khí hậu có nghĩa rộng
được hiểu là tất cả các sự khác nhau giữa những số liệu thống kê dài hạn các
yếu tố khí tượng ở những thời kỳ khác nhau của một khu vực, không bị phụ
thuộc vào phép thống kê và nguyên nhân đã gây ra sự khác biệt đó. Còn biến
đổi khí hậu theo nghĩa hẹp dùng để mô tả những thay đổi rõ nét về giá trị
trung bình của các yếu tố khí tượng, chủ yếu là nhiệt độ và lượng mưa, trong

9
khoảng thời gian xác định như một tháng, một mùa hay vài năm, so với giá
trị trung bình thời gian dài (từ vài chục năm trở lên) của một khu vực.
Những biến đổi đó có thể gây ra những hậu quả về kinh tế, xã hội hoặc môi
trường sinh thái của khu vực. Dưới góc độ pháp lý quốc tế, biến đổi khí hậu
nghĩa là biến đổi của khí hậu được quy trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt
động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự
thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu
quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh dược (Khoản 2 - Điều 1
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu năm 1992). Như
vậy, dưới góc độ pháp luật quốc tế, biến đổi khí hậu được hiểu là những thay
đổi của khí hậu mà nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động con người.
Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:
 Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung
 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi
trường sống của con người và các sinh vật trên trát đất
 Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của
các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
 Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các
vùng khác nhau của trái đất dẫn tói nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.

 Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển,
chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
 Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.
1.1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Theo các nghiên cứu khoa học biến đổi khí hậu xảy ra do hai nguyên
nhân sau:

10
a. Quá trình vận động của tự nhiên
Tài liệu địa chất cho thấy đã có những biến đổi sâu sắc trong khí hậu
xảy ra trong quá khứ. Những biến đổi này xảy ra từ khi con người còn chưa
xuất hiện. Nếu coi khí quyển, đại dương và bề mặt trái đất như là những
nhân tố bên trong của hệ thống khí hậu, thì những nhân tố trong lòng trái đất
và bên ngoài trái đất là nhân tố bên ngòai của hệ thống khí hậu. Bởi vậy, sự
biến đổi của các nhân tố này sẽ làm khí hậu thay đổi theo. Ví dụ như sự biến
đổi của hằng số mặt trời, quỹ đạo trái đất quanh mặt trời … đều tác động đến
khí hậu trái đất. Lục địa trôi cũng có thể được xem là một ngoại lực tác động
tới khí hậu làm thay đổi khí hậu.
Mặt khác, trong quá trình tiến hóa và phát triển, sự thối rữa của xác
động vật và thực vật chết ở tự nhiên cũng thải ra các chất khí gây ô nhiễm,
ảnh hưởng tới sự vận động các yếu tố khí hậu.
Bên cạnh đó, với sự vận động của tự nhiên, các núi lửa hoạt động,
dòng nham thạch tràn ra làm tăng nhiệt độ tại một tiểu khu vực cũng thúc
đẩy sự vận động mạnh mẽ của các dòng khí nóng, lạnh và quá trình hoàn lưu
của khí quyển , tạo ra sự đột biến trong phạm vi lớn. Sự hoạt động của núi
lửa cũng tạo ra rất nhiều các hoạt chất gây ô nhiễm, như các sol khí (là các
hạt bụi và các hạt lơ lủng). Những sol khí làm giảm độ trong suốt của khí
quyển, đồng thời cũng là tác nhân gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới thời tiết và
khí hậu. Các nhà khoa học đã tính toán rằng các loại sol khí phát sinh từ núi

lửa chiếm khối lượng từ 25 đến 150 tấn/năm trên toàn thế giới. Các sol khí
còn được tạo ra từ bụi rừng, bụi biển, từ đất, từ hoc thực vật, từ các sinh vậy
và từ các sản phẩm của chính thời tiết. Chỉ tính riêng nguồn gốc từ thiên
nhiên, các loại sol khí chiếm một khối lượng khổng lồ, từ khoảng 773 đến
2200 tấn sol khí/năm. [20,tr10]
Như vậy, chính bản thân thiên nhiên cũng đã và đang góp phần vào
quá trình tạo ra sự biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, cần

11
phải nhấn mạnh rằng, sự tác động của thiên nhiên tạo ra sự biến đổi từ từ,
chậm chạp. Tự thiên nhiên có thể lấy lại được thế cân bằng nếu không có sự
tác động mạnh mẽ của con người. Điều mà pháp luật quốc tế đề cập tới khi
muốn hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu chính là những tác động tiêu cực
của con người góp phần nghiêm trọng vào quá trình thay đổi này.
b. Tác động của con người
Con người nhằm phục vụ sự phát triển sản xuất cũng như các nhu cầu
ngày càng cao của mình đã và đang góp phần chủ yếu vào quá trình biến đổi
khí hậu. Quá trình công nghiệp hóa, sự tăng nhanh của số lượng các phương
tiện giao thông vận tải, sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác, việc
sử dụng các nguyên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng, sự thiêu đốt các
chất thải sinh hoạt, sự tích lũy ngày càng nhiều các chất thải công nghiệp…
là các tác nhân gây ra sự biến đổi khí hậu ngày nay.
Bằng các hoạt động sản xuất của mình, con người đã thải ra một
lượng lớn các khí thải độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới bầu khí
quyển (như CO
2
, CH
4
, N
2

O, HFC
s
…). Trong đó CO
2
do con người thải ra là
một trong những thủ phạm chính làm trái đất nóng lên dẫn tới sự thay đổi về
khí hậu. Ngoài ra còn có khí CFC
s
là nguyên nhân chủ yếu phá hủy tầng
ôzôn, đây là chất mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi
công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.
Bên cạnh các tác hại của các khí thải nguy hiểm mà con thải ra môi
trường thì một khối lượng khổng lồ các chất thải rắn mà con người đổ vào
môi trường cũng là một nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Nếu các chất
thải này được xử lý bằng việc tiêu hủy thì sẽ ảnh hưởng rất xấu đến bầu khí
quyển, Nền nông nghiệp hiện đại cũng là một trong các nguyên nhân trực
tiếp gây ra biến đổi khí hậu. Việc sử dụng phân bón hóa học với khối lượng
lớn và việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ cỏ, trừ sâu làm năng suất nông nghiệp

12
tăng lên đáng kể nhưng lại gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi
trường, gây biến đổi khí hậu trên diện rộng.
Cũng cần kể đến một nguyên nhân quan trọng nữa là hoạt động của
các phương tiện giao thông vận tải. Trong những năm gần đây, số lượng các
phương tiện giao thông ngày càng nhiều (nhất là ôtô, xe máy) và phần lớn
chúng đều sử dụng động cơ đốt trong là xăng hay dầu điezen, Khí thải của
những động cơ này như cácboníc, cacbon mônôxitz (CO), NO
x,
SO
x

hay
hợp chất của chì … đều là các chất gây ô nhiễm khí quyển, sinh quyển,
thạch quyển làm khí hậu thay đổi.
Đồng thời việc dân số tăng liên tục cũng là một nhân tô gây biến đổi
khí hậu thế giới, vì càng nhiều người sinh sống trên trái đất sẽ càng thải ra
nhiều lượng khí CO
2
gây hiệu ứng nhà kính. Ngay trước Hội nghị thượng
đình khí hậu thế giới ở Côpenhagen (tháng 12/2009), Quỹ Dân số Liên Hợp
Quốc (UNFPA) đã cảnh báo dân số thế giới tăng sẽ gây hậu quả nghiêm
trọng đối với biến đổi khí hậu. Báo cáo của UNFPA công bố tại Berlin ngày
18/11/2009 khẳng định, việc dân số tăng trong quá khứ phải chịu trách
nhiệm đối với khoảng 50% lượng phát thải CO
2
trên thế giới. Hiện trên trái
đất có gần 7 tỷ người sinh sống; dự đoán tới năm 2050 sẽ tăng lên hơn 9 tỷ
người. Tuy nhiên, nếu có hạn chế được dân số ở mức 8 tỷ người thì sẽ giảm
bớt được 2 tỷ tấn khí thải CO
2
[37].
Ngoài ra, các hoạt động khác của con người như khai thác mỏ, việc
chuyển đổi sử dụng đầt, khai thác rừng quá mức … cũng là nguyên nhân gây
ra biến đổi khí hậu.
Theo các nghiên cứu khoa học, thời kỳ tiền công nghiệp làm lượng
khí CO
2
đạy khoảng 280 ppm (phần triệu). Từ khoảng năm 1800, hàm lượng
khí CO
2
bắt đầu tăng lên, vượt con số 300ppm và 379ppm vào năm 2005,

nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Hàm lượng các
khí nhà kính khác như khí mêtan (CH
4
), ôxit nitơ (N
2
O) cũng tăng lần lượt

13
từ 715 ppb (phần tỷ) và 270 ppb trong thơi kỳ tiền công nghiệp lên 1774 ppb
(151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Đánh giá khoa học của Ban liên
chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do
đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng … đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự
nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng (18%) sản xuất
nông nghiệp khoảng 9%, các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng
24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác. [25]
1.1.3. Hậu quả của biến đổi khí hậu
a. Đối với thế giới
Biến đổi khí hậu đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới tự nhiên
và con người. khí hậu trái đất đã ổn định tương đối kể từ thời đại băng hà
cuối cùng (trong suốt 10.000 năm qua). Từ khi con người quan tâm đến
nhiệt độ trái đất và bắt đầu có các số liệu quan trắc, thì hiện nay là giai đoạn
đang có những nhiệt độ cao nhất trong lịch sử. Trong khoảng thời gian một
thế kỷ trở lại đây, nhiệt độ trái đất đã tăng 0,74
0
C với một tốc độ gia tăng
chưa từng có [14]. Các khí thải tạo ra hiện tượng nhà kính là nguyên nhân
của biến đổi khí hậu mà biểu hiện rõ nét nhất là việc trái đất ấm dần lên . Sự
gia tăng nhiệt độ của trái đất sẽ ảnh hưởng tới đời sống hiện đại và tương lai
của con người sống trên hành tinh. Việc nhiệt độ trái đất tăng lên sẽ gây ra

nhiều hậu quả nghiêm trọng như băng tan, nước biển dâng cao, bão tố và các
trận lụt, lốc xoáy sẽ xẩy ra thường xuyên hơn… Cùng với đó, hiện tượng El
Ninô (hiện tượng vùng biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương ấm lên
một cách bất thường gây nên những ảnh hưởng đến thời tiết trên quy mô
toàn cầu) và La Lina (ngược với El Ninô) sẽ diễn biến phức tạp và gây ta
nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhiệt độ trái đất tăng nhanh cũng làm thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển hoa sinh học và hóa học, gây nên sự mất cân bằng
về lượng và chất trong cơ thể sống.

14
Băng tan và nước biển dâng là một trong những biểu hiện rõ nét và rất
nguy hiển của biến đổi khí hậu ngày nay. Trên trái đất, băng giá chiễm 10%
bề mặt một cách thường xuyên, chủ yếu là các lục địa Nam cực hay
Greenland. Băng cũng bao phủ tren 7% diện tích biển. Vào mùa đông, tuyết
phủ đến 49% bề mặt Bắc Bán cầu. Đặc điểm của băng tuyết là có hệ số phản
xạ rất cao,bức xạ từ mặt trời bị phản chiếu lại tới 90%. Do dó, băng tuyết có
một tác động hồi tiếp rất cao trong biến đối khí hậu. Việc diện tích băng bị
giảm đi do trái đất ấm lên sẽ làm giảm khả năng phản chiếu bức xạ mặt trời
của trái đất, làm nhiệt độ trái đất tăng thêm. Bên cạnh đó, sự tan băng dưới
tác động của nhiệt độ cũng sẽ làm cho mực nước biển dâng lên cao. Các
quan sát vệ tinh trong giai đoạn 1966-2005 cho thấy bề mặt phủ tuyết ở Bắn
Bán cầu giảm đi mỗi tháng. Tính trung bình các năm thì từ cuối thập kỷ
1980, bề mặt này giảm đi 5%. Trong thế kỉ 20, các chòm sao băng ở hai cực
và các sông băng cũng tan đi ít nhiều gây hiện tượng dâng cao của mực
nước biển. Sự tan băng của các chòm băng và sông băng (trừ Greedland và
Nam cực) trong khoảng thời gian 1962-2003 tương đương với mực nước
biển dâng cao khoảng 0,5mm hàng năm, còn trong khoảng thời gian 1991-
2003 thì tương đương với mức nước biển dâng cao hằng năm khoảng 0,77
mm. Ngòai ra, sự giãn nở của nước do nhiệt độ tăng cũng là nguyên nhân
của việc nước biển dâng cao [35].

Bước vào thế kỷ 21, trên cơ sở nghiên cứu của 600 nhà khoa học
thuộc 40 quốc gia. Nhóm công tác 1 - Ban liên chính phủ về biến đổi khí
hậu (IPCC) đã đưa ra bản Báo cáo biến đổi khí hậu trong đó khẳng định: Sự
ấm lên của hệ thống khí hậu là rõ ràng; nhiệt độ không khí và nhiệt độ nhiệt
các đại dương tính trung bình trên tòan cầu đang tăng lên; các lớp tuyết,
băng đang tan chảy trên diện rộng; mực nước biển trung bình trên tòan cầu
đang dâng cao. Theo các kịch bản phát thải khí nhà kính do IPCC đưa ra,
các mô hình sử dụng kỹ thuật số dự tính trong hai thập kỷ tới thì cứ mỗi thập

15
kỷ, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ tăng lên 0,2
0
C. Thậm chí nếu khống
chế được sự phát thải khí nhà kính (chủ yếu là các chất sunphát sơ cấp,các
bon hữu cơ, các bon đen, nitơrát và bụi) được duy trì ở mức năm 2000, thì
trái đất vẫn nóng lên khoảng 0,1
0
C mỗi thập kỷ. Báo cáo cũng cảnh báo rằng
khí hậu toàn cầu sẽ nóng lên khoảng 1,3
0
C và mực nước biển dâng cao
tương đương 23 cm vào năm 2040. [32,tr.204]
Lỗ thủng tầng Ôzôn cũng là một vấn đề đáng lo ngại khác. Tầng Ôzôn
là vỏ bọc bảo vệ sự sống trên trái đất khỏi các tia cực tím gây hại của từ mặt
trời. Những hoạt động của con người ngày nay làm suy yếu dữ dội tấm chắn
Ôz ôn này. Thủ phạm chính là các phân tử chlorine tìm thấy trong các chất
hoá học công nghiệp, gọi là hydrôcácbon bị halôgen hoá. Phổ biến nhất
trong số các chất hoá học ngày là chất CFC chủ yếu được sử dụng trong
thuốc trừ sâu, ướp lạnh và hệ thống điều hoà nhiệt độ. Tầng Ôzôn suy yếu
nhất là ở vùng Nam Cực và Bắc Âu. Nơi tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh ung

thư da và các bệnh về mắt cao nhất trên thế giới. Lỗ thủng tầng Ôzôn xuất
hiện cũng đồng nghĩa với bệnh tật ở người, thực vật phát triển chậm, mưa
axit tăng lên, cây trồng vật nuôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng Ôzôn, thì các hiện tượng cực
đoan về thời tiết như bão, lũ, hạn hán cũng gây những hậu quả rất nghiêm
trọng cho con người và thiên nhiên. Theo các báo cáo gần đây, số lượng và
cường độ các trận bão nhiệt đới ra tăng đáng kể do trái đất bị nóng lên. Theo
các nhà khoa học, mỗi khi nhiệt độ nước biển tăng lên 1
0
C thì số các cơn
bão mạnh (cấp 4 – 5 theo thang đo của Mỹ) tăng lên 31%
 Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới tự nhiên
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rắng biến đổi khí hậu sẽ làm
thay đổi cấu trúc, chức năng của các hệ sinh thái và làm suy giảm đa dạng
sinh học. Qua nghiên cứu các lớp địa tầng, người ta thấy rằng các hệ sinh
thái đã có những thích nghi nhất định với những biến đổi khí hậu đã qua.

16
Tuy nhiên, sự thích nghi ấy đã bị ảnh hưởng bởi một lượng dân số ngày
càng cao, những đòi hỏi và áp lực lên hệ sinh thái ngày càng lớn.
Mất đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóng
chưa từng có, kể từ thời kỳ các loài khủng long bị tiêu diệt cách đây khoảng
65 triệu năm và tốc độ biến mất của các loài hiện nay ước tính gấp khoảng
100 lần so với tốc độ mất các loài trong lịch sử Trái đất, và trong những thập
kỷ sắp tới mức độ biến mất của các loài sẽ gấp 1.000 -10.000 lần (MA 2005)
. Có khoảng 10% các loài đã biết được trên thế giới đang cần phải có những
biện pháp bảo vệ, trong đó có khoảng 16.000 loài được xem là đang có nguy
cơ bị tiêu diệt. Trong số các loài thuộc các nhóm động vật có xương sống
chính đã được nghiên cứu khá kỹ, có hơn 30% các loài ếch nhái, 23% các
loài thú và 12% các loài chim (IUCN 2005), nhưng thực tế số loài đang

nguy cấp lớn hơn rất nhiều. Tình trạng nguy cấp của các loài không phân bố
đều giữa các vùng trên thế giới. Các vùng rừng ẩm nhiết đới có số loài nguy
cấp nhiều nhất, trong đó có nước ta, rồi đến các vùng rừng khô nhiệt đới,
vùng đồng cỏ miền núi. Sự phân bố của các loài nguy cấp nước ngọt chưa
được nghiên cứu kỹ, nhưng kết quả nghiên cứu ở một số vùng cho biết rằng
các loài ở nước ngọt nhìn chung có nguy cơ bị tiêu diệt cao hơn rất nhiều so
với các loài ở trên đất liền (Smith và Darwall 2006, Stein và cs. 2000). Nghề
khai thác thuỷ sản đã bị suy thoái nghiêm trọng, và đã có đến 75% ngư
trường trên thế giới đã bị khai thác cạn kiệt hay khai thác quá mức ( GEO 4,
2007). Ước tính đã có khoảng 60% khả năng dịch vụ cho sự sống trên Trái
đất của các hệ sinh thái – như nguồn nước ngọt, nguồn cá, điều chỉnh không
khí và nước, điều chỉnh khí hậu vùng, điều chỉnh các thiên tai và dịch bệnh
tự nhiên đã bị suy thoái hay sử dụng một cách không bền vững. Các nhà
khoa học cũng đã cảnh báo rằng tác độngtiêu cực của những suy thoái nói
trên sẽ phát triển nhanh chóng trong khoảng 50 năm sắp tới [6].

17
Các nhà khoa học cũng thống nhất y kiến cho rằng sau năm 2100, khả
nang thích nghi sẽ không còn nữa trước những biến đổi và những tác động
chưa từng có của khí hậu trên trái đất. Các hệ sinh thái sẽ phải đối mặt với
những nồng độ khí CO
2
rất cao kể từ 650.000 trở lại đây và những nhiệt độ
trung bình lớn nhất trong 740.000 năm. Nếu nhiệt độ tăng từ 1,5
0
C đến
2,5
0
C thì sẽ có khoảng 20-30% loại động vật sẽ bị tuyệt chủng. Theo các mô
hình khí hậu với kịch bản khí thải nhà kính phát tán ở nồng độ cao thì một

vài vùng của Châu Âu vào năm 2080, có đến 60% loài động, thực vật sẽ
biến mất. Các tác động của khí hậu lên hệ sinh thái ở Nam và Bắc cực sẽ rất
lớn nếu các rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ bị phá huỷ và các côn trùng dịch
bệnh, các vụ cháy rừng ở Bắc Mỹ tăng lên. Hệ sinh thái của các bãi san hô ở
Châu Úc vào năm 2020 sẽ bị đảo lôn nghiêm trọng do hiện tượng nước biển
ấm lên và có độ axit cao hơn trước. Cũng do việc tăng nhiệt độ của nước mà
các hệ sinh thái biển bị đảo lộn, ảnh hưởng đến sự sinh sản của các loại tảo,
sinh vật phù du, các loại cá và nhất là các đường di cư của cá. [6,tr.107]
Cùng với đó, sự dâng cao mực nước biển do tác động của biến đổi khí
hậu cũng có ảnh hưởng lớn tới các loại động thực vật sinh sống ở ven biển
hay ở các vùng biển gần bờ, thí dụ như các bãi đá ngầm, các bãi cỏ ven biển,
các rừng tràm, rừng đước, các vùng đất ngập nước, ngập mặn…
Biến đổi khí hậu có thể làm tăng sức ép về nước tại các vùng khô cằn
cũng như bán khô và một số khu vực sẽ bị tác động do các trận lũ lụt tăng
thêm. Biến đổi khí hậu có liên quan mật thiết với các dự báo thay đổi về
lượng mưa có thể làm tăng tần suất và mức độ hạn tại một số nơi, đặc biệt là
các vùng Trung Á, Bắc và Nam Phi, Trung Đông và Úc.
 Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới con người
Hiện nay, biến đổi khí hậu đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với
con người và trong tương lai, những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu sẽ
còn nghiêm trọng hơn.

18
Kết quả nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với con người
do Tổ chức Global Humanitarian Forum của cựu tổng Thư ký Liên Hợp
Quốc Kofi Annan vừa công bố cho biết, hiện nay, biến đổi khí hậu đã cướp
đi mạng sống của 300.000 người mỗi năm và ảnh hưởng đến cuộc sống của
300 triệu người trên trái đất do tác động từ những đợt năng nóng, lũ lụt và
cháy rừng gây ra [32].
- Hàng triệu người sống trong các khu nhà ổ chuột trở thành nạn nhân

tiềm tàng của các cơn bão hoặc cuồng phong. Cơn bão Katrina đã làm thiệt
mạng 1850 người ở Mỹ, còn cơn bão Nargis đã lấy đi sinh mạng của gần
150.000 người ở hơn 70.000 người chết. Đến năm 2100 nhiệt độ mùa hè tại
đông bắc Ấn Độ và Australia sẽ vượt quá 50 độ C.Tại tây nam và nam châu
Âu, nhiệt độ sẽ lên tới bệnh tật hoặc tử vong- đối với dân châu Phi sẽ khắc
nghiệt hơn 500 lần so với dân châu Âu [32].
- Các nhà khoa học ước tính rằng sự tăng nhiệt độ lên 1 độ C sẽ khiến
cho năng lực sản xuất lương thực giảm tới 17%. Do vậy, giá lương thực sẽ
tăng cao và nạn đói sẽ gia tăng ở các quốc gia hiện đang phải đối mặt với
những vấn đề này. “Ngày nay có một tỷ người đang thiếu dinh dưỡng. Nếu
như xuất hiện bùng nổ dân số ở Trung Quốc hay Ấn Độ vào cuối thế kỷ này
thì một nửa dân số thế giới có thể lâm vào tình trạng thiếu ăn”.
- Những căn bệnh hiện nay đang hoành hành chủ yếu tại các khu vực
nhiệt đới và cận nhiệt đới như sốt rét, viêm màng não, sốt xuất huyết sẽ lan
rộng ra trên phạm vi toàn cầu. Đến năm 2080 số người mắc bệnh sốt rét sẽ
tăng thêm 260-320 triệu người. Sẽ có 6 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết
( hiện tại con số này là 3,5 triệu người). Điều này đòi hỏi phải có sự tổ chức
lại hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong đó có huấn luyện nhân viên y tế để họ
có thể đối phó với những căn bệnh nguy hiểm nói trên [32].
- Đến năm 2020 trên 250 triệu dân châu Phi sẽ không được đáp ứng đầy
đủ nhu cầu về nước sạch . Việc thiếu nước làm gia tăng các bệnh truyền

19
nhiễm và các bệnh về đường hô hấp. Tổ chức WaterAid từng thông báo rằng
bệnh tả do thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ
tử vong ở trẻ em và tỷ lệ này còn cao hơn tỷ lệ tử vong do AIDS, sốt rét và
lao cộng lại. Trên thế giới hiện có khoảng 1,5 tỷ người không tiếp cận được
với nguồn nước sạch. “Nếu không hành động ngay thì trong vòng từ 50 tới
100 năm nữa con cháu chúng ta sẽ phải trả giá cho hậu quả của thay đổi khí
hậu do cách sống phung phí của chúng ta hiện nay. Đây là mối đe dọa cho

sự tồn vong của chính con người.”
Trước hết, biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con
người. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các đợt nóng, lạnh sẽ diễn biến
phức tạp hơn cả về tần số và cường độ. Các đợt nóng và lạnh tác động trực
tiếp lên sức khoẻ của người dân. Số dân chết trong những giai đoạn nhiệt độ
lên quá cao hay quá thấp thất thường có xu hướng tăng lên.
Đợt năng nóng vào tháng 8 năm 2003 được coi là đợt nắng nóng kỷ lục
ở Bắc bán cầu, số người chết vì năng nóng cũng được ghi nhận là kỷ lục,
riêng ở Pháp đã có 14.402 người chết vì đợt nắng nóng này, số người chết ở
Đức là 7.000 người, ở Tây Ban Nha và Italia khoảng 4.200 người. Theo báo
cáo của tổ chức Y tế thế giới, số người chết hàng năm do nắng nóng sẽ tăng
gấp đôi trong 20 năm tới. [26]
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng tác động tới tình hình dịch bệnh
trên thế giới (nhất là dịch bệnh do côn trùng mang như bệnh sốt Dengue và
sốt rét) do biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sự phát triển của loài côn trùng.
Điều này đã xảy ra với một loại bọ chét ở Đức, trong những năm qua chúng
đã phát triển dữ dội và gia tăng truyền bệnh Boreliose nguy hiểm, điều mà
theo nhiều nhà khoa học là do biến đổi khí hậu gây ra. Theo nghiên cứu của
tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2002 thì hàng năm có khoảng 150.000
người chết vì khí hậu nóng, phần lớn họ chết vì tim mạch, tiêu chảy, sốt rét
và những bệnh truyền nhiễm khác hoặc do thiếu ăn [35].

20
Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết bất thường do ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu cũng gây ta nhiều tổn thất cho thế giới. Theo các quan chức Liên
hợp quốc, thiệt hại do hạn hán và bão lụt gây ra trong năm 2005 lên tới 210
tỷ USD và có thể lên tới hàng nhàn tỷ USD vào năm 2040. Trong năm 2006,
thiệt hại do cơn báo Katrina tại Hoa Kỳ đã lên tới 120 tỷ USD. Tại Châu
Phi, riêng nạn hạn hán và lụt lội diễn ra ở Êtôpia và Xooomali đã làm cho
280.000 người mất nhà ở, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 3 triệu

người [32, tr.209]. Theo Cơ quan giảm thiểu thiên tai quốc tế của Liên hợp
quốc, 300 vụ thảm hỏa trong năm 2008 đã cướp đi sinh mạng của khoảng
236 nghìn người và gây thiệt hại khoảng 180 tỷ USD [9].
Diễn đàn Nhân đạo Toàn cầu (GHF), ngày 29/5/2009 đã đưa ra con số
cảnh báo về tác hại của biến đổi khí hậu, biểu hiện dưới dạng các thiên tai
như hạn hán lũ lụt, cháy rừng… đã cướp đi mạng sống của khoảng 315.000
người và ảnh hưởng tới đời sống của hơn 300 triệu người dân trên thế giới
mỗi năm. Tính chung tổng thiệt hại về vật chất vào khoảng 125 tỷ USD.
GHF cũng dự báo rằng, trong vòng 20 năm tới, số người thiệt hại do biến
đổi khí hậu có thể tăng lên 500.000 người/năm, đồng thời số người bị ảnh
hưởng sẽ tăng tới hơn 600 triệu người/năm và thiệt hại kinh tế là trên 600 tỷ
USD/năm. [35]
Cùng với đó, việc nước biển dâng cao cũng ảnh hưởng nghiêm trọng
tới các quốc gia ven biển. Theo các báo cáo khoa học, nếu nước biển dâng
cao 1m thì có 2,2 triệu km2 đất bị ngập trên toàn thế giới, gần 150 triệu
người chịu ảnh hưởng, 994 tỷ USD-MER (Market Exchange Rate – tỷ xuất
hối đoái thị trường và 1.114 tỷ USD-PPP (Purchasing – Power Parity – giá
trị mãi lực tương đương) bị thiệt hại [26].
b. Đối với Việt Nam
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong năm
quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Chương trình

21
mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi
trường công bố năm 2008 đã nhận định thực trạng, xu thế và tác động của
biến đổi khí hậu ở Việt Nam như sau:
 Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có
những điểm đáng lưu ý sau [32]:
- Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951-2000), nhiệt độ trung

bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,7
0
C.
- Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa
trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911-2000) không rõ rệt theo các
thời kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn
giảm xuống.
- Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở
các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên
khoảng 20 cm, phù hợp với xu thế chung của tòan cầu.
- Bão: Vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều
hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết
thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.
 Xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3
0
C vào năm 2100.
- Lượng mưa có xu thế biến đổi không đồng đều giữa các vùng có thể
tăng ( từ 0% đến 105) vào mùa mưa và giảm (từ 0% đến 5%) vào mùa khô.
Tính biến động của mưa tăng lên.
- Mực nước biển trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam có thể
dâng lên 1 m vào năm 2100.
 Tác động của biến đổi khí hậu tới Việt Nam

22
Những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu đối với Việt
Nam có thể được tóm tắt như sau:
- Tác động của nước biển dâng:
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, hơn một triệu km
2

lãnh hải và trên
3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển.
Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và
hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng
sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, tăng diện tích ngập lụt, gây khó
khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với
các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng,
các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. Mực nước biển dâng và
nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển,
gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến
nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven
biển.
Nếu mực nước biển dân 1 m, khoảng 40 nghìn km
2
đồng bằng ven biển
Việt Nam sẽ bị ngập lụt hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn tòan. Theo đánh giá của
Ngân hàng thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó vùng
đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực
nước biển dâng 1 m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn
thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3 m sẽ có khoảng 25%
dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất [4].
Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo tính toán của các chuyên gia
nghiên cứu biến đối khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam

×