Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 115 trang )

1

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH




QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ THEO CÔNG ƯỚC
VỀ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ
VÀ LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀi

Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




HÀ NỘI - 2012


Công trình đƣợc hoàn thành
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Phƣớc Hiệp




Phản biện 1:


Phản biện 2:



Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2012.




Có thể tìm hiểu luận văn
tại Trung tâm thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Trung tâm tƣ liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

4
MỤC LỤC




Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG
CỦA PHỤ NỮ THEO CÔNG ƢỚC CEDAW VÀ LUẬT
BÌNH ĐẲNG GIỚI
7
1.1.
Vị trí của Công ước CEDAW trong Luật quốc tế về quyền
con người
7
1.1.1.
Sự hình thành và phát triển của Công ước CEDAW
7
1.1.2.
Quyền bình đẳng của phụ nữ trong nội dung cơ bản của Công

ước CEDAW
8
1.2.
Quyền bình đẳng của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam
13
1.2.1.
Quyền bình đẳng của phụ nữ trước khi có Luật Bình đẳng giới
13
1.2.2.
Quyền bình đẳng của phụ nữ theo quy định của Luật Bình
đẳng giới
16
1.3.
Mối quan hệ giữa Công ước CEDAW và Luật bình đẳng giới
23
1.3.1.
Tác động qua lại giữa các quy định của Công ước CEDAW
và Luật bình đẳng giới về quyền bình đẳng của phụ nữ
23
1.3.2.
Vấn đề nội luật hoá các quy định của Công ước CEDAW về
quyền bình đẳng của phụ nữ vào Luật bình đẳng giới
24
1.3.3.
Tiêu chí quốc tế và quốc gia về quyền bình đẳng của phụ nữ
trong CEDAW và Luật bình đẳng giới
29
1.4.
Điều chỉnh pháp lý quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực
Dân sự - Chính trị theo Công ước CEDAW và Luật bình đẳng giới

34

5
1.4.1.
Quyền bình đẳng của phụ nữ trong đời sống chính trị, công
cộng theo Công ước CEDAW và Luật bình đẳng giới
34
1.4.2.
Quyền bình đẳng của phụ nữ trong các vấn đề dân sự - pháp
lý theo Công ước CEDAW và Luật bình đẳng giới
39
1.4.3.
Quy chế quốc gia và quốc tế bảo đảm thực hiện quyền bình
đẳng trong lĩnh vực dân sự - chính trị theo Công ước
CEDAW và Luật bình đẳng giới
41
1.5.
Điều chỉnh pháp lý quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh
vực Kinh tế - xã hội và văn hoá theo Công ước CEDAW và
Luật bình đẳng giới
44
1.5.1.
Quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, lao động,
việc làm theo Công ước CEDAW và Luật bình đẳng giới
44
1.5.2.
Quyền bình đẳng của phụ nữ trong các vấn đề về y tế, giáo
dục, đào tạo
49
1.5.3.

Quy chế quốc gia và quốc tế bảo đảm thực hiện quyền bình
đẳng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và văn hoá theo Công ước
CEDAW và Luật bình đẳng giới
52

Chương 2: THỰC TRẠNG QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ
VIỆT NAM QUA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC
CEDAW VÀ LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
57
2.1.
Đánh giá chung về tình hình thực hiện Công ước CEDAW và
Luật Bình đẳng giới
57
2.1.1.
Những kết quả đạt trong khi thực hiện Công ước CEDAW và
Luật Bình đẳng giới
57
2.1.2.
Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Công
ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới
60
2.1.3.
Một số nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc trong quá
trình thực hiện Công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới
61
2.2.
Thực tiễn về bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ
theo Công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới
68


6
2.2.1.
Về xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật
69
2.2.2.
Về bộ máy nhà nước có thẩm quyền bảo đảm thực hiện quyền
bình đẳng của phụ nữ
77

Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VIỆT NAM ĐỂ ĐẢM BẢO TỐT HƠN QUYỀN BÌNH
ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
79
3.1.
Hội nhập quốc tế và những vấn đề mới đặt ra đối với việc bảo
đảm quyền bình đẳng của phụ nữ
79
3.2.
Kinh nghiệm của một số nước làm bài học thực tiễn cho Việt
Nam trong bảo đảm thực thi quyền bình đẳng của phụ nữ theo
Công ước CEDAW
82
3.2.1.
Về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị - xã hội
83
3.2.2.
Về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm
85
3.2.3.
Về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực văn hoá, giáo

dục, y tế
91
3.2.4.
Quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế
93
3.3.
Một số kiến nghị
94
3.3.1.
Phương hướng chung
94
3.3.2.
Một số giải pháp cụ thể
97

KẾT LUẬN
106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
109


7
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong xu thế phát triển của thời đại, quyền của người phụ nữ cũng vì
thế ngày càng được xã hội quan tâm. Một loạt các tuyên ngôn, công ước về
quyền của phụ nữ đã có những nhận thức của xã hội về vai trò của giới nữ
trong đời sống hiện nay. Bản thân giới nữ ngày càng khẳng định được vai trò

của mình trên các mặt của cuộc sống. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải xóa
bỏ những bất bình đẳng giữa hai giới đã và đang tồn tại như một tất yếu hiện
nay. Bình đẳng giới được thừa nhận đồng nghĩa với việc giới nữ tiến thêm
được một bước vững chắc trong quá trình khẳng định vị trí, vai trò của mình ở
mọi mặt của cuộc sống, đồng thời cũng tạo ra những động lực mạnh mẽ thúc
đẩy giới nữ phát huy hơn nữa năng lực của bản thân, từng bước tiến tới mục
tiêu xóa bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn ranh giới phân biệt đối xử.
Bình đẳng giới bảo đảm cho nam, nữ đều có cơ hội đóng góp công
sức vào sự nghiệp phát triển địa phương, đất nước; xây dựng một xã hội giàu
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; làm tròn trách nhiệm đối với gia đình
và được thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển một cách thực
chất. Trên bình diện quốc tế, bình đẳng giới đã trở thành một trong tám mục
tiêu phát triển Thiên niên kỷ của toàn cầu và là một đòi hỏi tất yếu trong quá
trình toàn cầu hóa và hội nhập của mỗi quốc gia.
Trong xu thế phát triển đó, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ (sau đây gọi tắt là Công ước CEDAW) được Đại hội
đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1979 theo Nghị quyết
số 34/180. Được đánh giá là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên khẳng định
nguyên tắc không chấp nhận sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính
tương đối triệt để, Công ước CEDAW có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và là cơ sở
pháp lí quan trọng trong quá trình đấu tranh giải phóng phụ nữ và thực hiện

8
quyền bình đẳng của phụ nữ ở các quốc gia trên thế giới. Ngày 27/11/1981,
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức phê chuẩn Công ước
CEDAW và trở thành thành viên thứ 35 của Công ước này. Việc phê chuẩn
và trở thành thành viên chính thức của Công ước CEDAW có ý nghĩa rất
quan trọng đối với việc phát triển pháp luật về quyền con người, đối với việc
tạo dựng hành lang pháp lí quan trọng cho việc bảo đảm các quyền bình đẳng
của phụ nữ, đồng thời là yếu tố quốc tế thúc đẩy việc xây dựng cơ chế quốc

gia về bảo vệ, phát triển các quyền của phụ nữ, góp phần xây dựng và thực
hiện chiến lược quốc gia về phát triển phụ nữ tại Việt Nam.
Ngay từ khi mới ra đời năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi
"nam, nữ bình quyền" là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng
Việt Nam. Khi cách mạng thành công, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa cũng quy định quyền bình đẳng về mọi mặt giữa nam,
nữ, trở thành nguyên tắc quan trọng trong nhiều lĩnh vực pháp luật. Trong thực
tế mấy chục năm qua, vấn đề bình đẳng nam, nữ luôn được quán triệt trong các
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bước vào giai đoạn
phát triển mới, trước xu thế hội nhập toàn cầu, để phát huy nhân tố con người
đồng thời phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình, khắc phục những bất cập trong xây dựng, thực hiện pháp
luật hiện hành nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ, góp phần phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, ngày 21/11/2006, Quốc hội khóa XI đã
thông qua Luật Bình đẳng giới. Luật Bình đẳng giới ra đời đã đánh dấu một
mốc son, đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình đấu tranh thực hiện
nam, nữ bình quyền, đồng thời nó làm cho hệ thống pháp luật nước ta hội
nhập sâu sắc hơn với các hệ thống pháp luật tiến bộ trên thế giới. Luật là sự
cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bình đẳng giới và tiến bộ
phụ nữ. Luật cung cấp một cơ sở pháp lý quan trọng trong cuộc đấu tranh xóa
bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, đem lại sự công bằng về quyền lợi lớn
lao cho phụ nữ trên nhiều phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

9
Trải qua hơn 28 năm thực hiện Công ước CEDAW và 4 năm áp dụng
Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam, quyền bình đẳng thực chất của phụ nữ ngày
càng được bảo đảm hơn. Nhận thức xã hội về bình đẳng giới đã có sự cải
thiện. Chúng ta đã từng bước khắc phục tệ phân biệt đối xử với phụ nữ từ
trong gia đình ra đến ngoài xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thẳng thắn
thừa nhận rằng việc thực hiện Công ước CEDAW cũng như Luật Bình đẳng

giới ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, không thể
không kể đến một thực tế trong pháp luật Việt Nam là các chính sách, tuy ban
hành nhiều nhưng chưa đồng bộ, một số chưa được thực hiện nghiêm túc,
nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống. Trong khi đó, cùng với việc tăng
trưởng kinh tế, luôn có nguy cơ gia tăng khoảng cách giới. Kết quả chúng ta
đạt được còn chưa bền vững, còn có những mặt ảnh hưởng tiêu cực đến đời
sống của phụ nữ và trẻ em.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: "Quyền bình đẳng của phụ nữ theo
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và Luật
Bình đẳng giới ở Việt Nam. Một số kinh nghiệm nước ngoài" đã được chọn
để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trướ c khi có Luậ t bì nh đẳ ng giớ i cho đế n nay , đã có nhiề u tá c giả
viế t về vấ n đề bình đẳ ng giớ i, đặ c biệ t là vấ n đề đả m bả o quyề n củ a phụ nữ và
nâng cao nhậ n thứ c về phụ nữ theo phá p luậ t như GS .TS Hoà ng Văn Hả o viế t
về quyề n phụ nữ trong phá p luậ t Việ t Nam, TS. Chu Hồ ng Thanh viế t về Luậ t
quố c tế về quyề n con ngườ i , Hồ Chí Minh và sự nghiệ p giải phóng phụ nữ ,
nhiều bài viết, hội thảo về vấn đề bình đẳng giới. Tuy nhiên, sau khi Luật
bình đẳng giới có hiệu lực (01/07/2007), vấn đề thực thi luật như thế nào đang
là vấn đề cần nghiên cứu. Trên thực tế nhiều quy định trong luật chưa đi vào
cuộc sống, một số chính sách chỉ là các khuyến nghị mà chưa có cơ chế thực

10
thi. Do đó, cần phải có các giải pháp cụ thể để luật đi vào cuộc sống, đảm bảo
các cam kết Việt Nam là thành viên của Công ước này.
Trướ c nhữ ng yêu cầ u mớ i : hộ i nhậ p quố c tế , tham gia và o quá trình
toàn cầu hóa, đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm làm ni bật thực trạng
pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở nướ c ta hiệ n nay, vấ n đề thự c thi Công ướ c
quố c tế về xó a bỏ mọ i sự phân biệ t đố i xử vớ i phụ nữ , trên cơ sở đó kiế n nghị
nhữ ng giả i phá p cho việ c đảm bả o quyề n bì nh đẳ ng giớ i trong thời gian tới.

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu những lý luận cơ bản về quyền bình đẳng của
phụ nữ theo Công ước CEDAW, lý luận và thực tế về quyền bình đẳng của
phụ nữ Việt Nam hiện nay; tập trung phân tích và làm rõ những vấn đề pháp
lý về quyền bình đẳng của phụ nữ, đồng thời cũng phân tích và đánh giá thực
trạng về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay, những thành quả đạt được và
những vướng mắc cần giải quyết. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy
quyền bình đẳng của phụ nữ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là các quy định của Công ước
CEDAW và vấn đề nội luật hóa của quy định của Công ước đó vào Luật Bình
đẳng giới về quyền bình đẳng của phụ nữ trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế -
xã hội, lao động, giáo dục Vấn đề bình đẳng giới được quy định trong Công
ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới tương đối rộng. Tuy nhiên, luận văn chỉ
tập trung nghiên cứu, phân tích và làm rõ những vấn đề pháp lý về quyền bình
đẳng của phụ nữ theo Công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới. Luận văn
tập trung nghiên cứu những quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ được
ghi nhận tại Luật Bình đẳng giới để thấy được kết quả nội luật hóa Công ước
CEDAW vào hệ thống pháp luật Việt Nam. Luận văn cũng tập trung nghiên
cứu việc thực hiện Luật Bình đẳng giới để đảm bảo quyền bình đẳng của phụ

11
nữ trên thực tiễn. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng
của phụ nữ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luậ n văn đượ c thự c hiệ n trên cơ sở vậ n dụ ng tổ ng hợ p phương phá p
luậ n củ a chủ nghĩ a duy vậ t biệ n chứ ng và duy vậ t lị ch sử , sử dụ ng chủ yế u
phương phá p so sá nh kế t hợ p vớ i phân tí ch , tổ ng hợ p, thố ng kê, khái quát hóa
để làm sáng tỏ những nội dung và mục đích của đề tài.
6. Những đóng góp mới của luận văn

Luậ n văn có ý nghĩa cả về mặt lý luận và th ực tiễ n. Luậ n văn đã phân
tích, đá nh giá và nêu bậ t lên quan niệ m đú ng đắ n về quyề n bì nh đẳ ng củ a phụ
nữ , vai trò củ a phá p luậ t trong việ c bả o vệ quyề n bì nh đẳ ng củ a phụ nữ , thự c
trạng pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở nước ta hiện nay , để từ đó kiến nghị
nhữ ng phương hướ ng cơ bả n và nhữ ng giả i phá p nhằ m hoà n thiệ n phá p luậ t
bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ trong điều kiện hiện nay.
Luậ n văn có nhữ ng đó ng gó p chí nh sau:
Luậ n văn góp phần làm sáng tỏ và b sung thêm các vấn đề lý luận và
thực tiễn trong vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ các quyền bình đẳng của
phụ nữ cũng như các tác động của xã hội tới sự bảo vệ, chăm lo quyền lợi của
phụ nữ.
Phân tích, đánh giá thực trạng các qui định pháp luật về bình đẳng giới
ở Việt Nam hiện nay, những thành quả đạt được và những tồn tại , vướng mắc
cần giải quyết. Qua đó, đề xuất phương hướ ng, giải pháp có khả năng thực thi
nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ trong thời gian tới.
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc thực hiện Công
ước CEDAW, từ đó đưa ra những giải pháp áp dụng đối với Việt Nam.

12
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quyền của phụ nữ theo
Công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới.
Chương 2: Thực tiễn quyền bình đẳng của phụ nữ theo Công ước
CEDAW và Luật Bình giới tại Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
để đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trong hội nhập quốc tế.




13
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA PHỤ NỮ
THEO CÔNG ƢỚC CEDAW VÀ LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

1.1. Vị trí của Công ƣớc CEDAW trong Luật quốc tế về quyền con ngƣời
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ước CEDAW
Trong thế giới hiện đại, xu thế phát triển của Luật quốc tế về quyền
con người đang ngày càng tăng cường và mở rộng phạm vi các quyền bình
đẳng của phụ nữ. Một loạt các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng như Tuyên
ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước về các quyền dân sự,
chính trị năm 1966… đều dựa trên cơ sở đề cao sự bình đẳng về nhân phẩm
và các quyền cho phụ nữ. Trong điều kiện như vậy, Công ước CEDAW được
xây dựng nhằm bảo vệ ở phạm vi rộng lớn các quyền của phụ nữ, trước hết là
bảo đảm cho phụ nữ được sống an toàn, tự do, phát triển bền vững, với việc
đặc biệt nhấn mạnh bảo đảm sự bình đẳng đối với phụ nữ trong hưởng thụ các
quyền cơ bản của con người.
Công ước CEDAW 1979 chiếm một vị trí rất quan trọng. Theo Nghị
quyết số 34/180 ngày 18/12/1979, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua
CEDAW và ngày 3 tháng 9 năm 1981, Công ước đã chính thức có hiệu lực.
Tính đến nay đã có 185 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc ký kết Công
ước, chiếm hơn 90% thành viên Liên hợp quốc. Công ước chính thức có hiệu
lực với Việt Nam ngày 19 tháng 3 năm 1982. Sự ra đời của Công ước
CEDAW xuất phát từ nhận thức quan trọng của cộng đồng quốc tế về quyền
con người, đó là bình đẳng trở thành thước đo giá trị phẩm giá và quyền cơ
bản của con người trong xã hội. Sự ra đời của Công ước CEDAW là kết quả
của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ vì một xã hội công bằng, dân
chủ, nhân đạo và văn minh. Công ước CEDAW được coi là một dấu mốc lịch


14
sử quan trọng trên con đường đấu tranh giải phóng một nửa nhân loại, xóa bỏ
một trong ba bất bình đẳng lớn nhất của thế kỷ XX là bất bình đẳng về giới.
Đây là văn bản pháp lý quốc tế toàn diện nhất từ trước đến nay nhằm xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, bảo đảm quyền bình đẳng giới
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội: dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
và gia đình. Công ước CEDAW là cơ sở pháp lý quan trọng cho các chương
trình hoạt động của các nhà nước, các t chức phi chính phủ, của bản thân phụ
nữ nhằm bảo đảm nhân cách, phẩm giá, các quyền con người cơ bản, quyền
bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ, cải thiện và nâng cao địa vị của người phụ
nữ trong xã hội hiện đại.
1.1.2. Quyền bình đẳng của phụ nữ trong nội dung cơ bản của Công
ước CEDAW
Là điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực quyền con người, ngoài Lời nói
đầu, Công ước CEDAW chia thành sáu phần với 30 điều. Lời nói đầu đề cập
đến cơ sở pháp lý, tính chất bức thiết của việc soạn thảo, ban hành Công ước
CEDAW, ý nghĩa của Công ước CEDAW đối với việc bảo đảm các quyền
của phụ nữ. Phần I đề cập đến khái niệm « phân biệt đối xử » và cam kết của
các nước thành viên trong việc bảo đảm các quyền bình đẳng và các cơ hội
phát triển cho phụ nữ. Phần II đề cập đến các quyền của phụ nữ trên lĩnh vực
chính trị. Phần III đề cập đến các quyền của phụ nữ trên lĩnh vực kinh tế - xã
hội - văn hóa. Phần IV đề cập đến các quyền của phụ nữ trong lĩnh vực dân
sự. Hai phần cuối, phần V và phần VI đề cập đến vấn đề thi hành và hiệu lực
của Công ước CEDAW.
Ngoài ra, theo Nghị quyết A/54/4 ngày 6 tháng 10 năm 1999, Đại hội
đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị định thư không bắt buộc của Công
ước CEDAW về Ủy ban xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ để xem xét
các kháng thư của cá nhân và nhóm cá nhân khiếu nại về việc quyền lợi của
họ hoặc của người do họ đại diện bị quốc gia thành viên vi phạm. Nghị định


15
thư này chính thức có hiệu lực từ ngày 22 tháng 12 năm 2000. Đến tháng 9
năm 2005, Nghị định thư đã có 72 quốc gia tham gia và Việt Nam chưa gia
nhập Nghị định thư này.
Về tng thể, Công ước CEDAW là một trong số những điều ước quốc
tế quan trọng nhất thuộc hệ thống điều ước quốc tế đa phương được kí kết
trong lĩnh vực nhân quyền. Nội dung cơ bản của Công ước CEDAW là hướng
vào những cách thức, biện pháp nhằm loại trừ mọi sự phân biệt đối xử với
phụ nữ trong thụ hưởng các quyền con người cơ bản đã được xác định bởi các
điều ước quốc tế về nhân quyền khác. Với tính chất này thì thực chất Công
ước CEDAW nhằm trao cho phụ nữ trên toàn thế giới những quyền con người
đã được Luật Quốc tế và luật quốc gia ghi nhận nhưng phụ nữ chưa được
hưởng hoặc chưa được hưởng một cách đầy đủ trên thực tế, bởi sự phân biệt
đối xử với phụ nữ ở các quốc gia. Ngoài ra, khác với các điều ước quốc tế về
quyền con người khác, trong đó vấn đề bình đẳng giới được qui định chung,
Công ước CEDAW đã chỉ ra cụ thể những lĩnh vực hiện đang tồn tại sự phân
biệt đối xử với phụ nữ một cách nặng nề để từ đó xác định những biện pháp
thích hợp, nhằm loại bỏ hoàn toàn tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ trong
gia đình cũng như ngoài xã hội. Nói cách khác, đây là loại hình công ước quốc tế
chuyên biệt về chống phân biệt đối xử với phụ nữ, hướng đến mục tiêu xác
lập thực tế địa vị bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Nội dung quan trọng đầu tiên phải kể đến trong Công ước CEDAW là
khái niệm "phân biệt đối xử với phụ nữ".
Điều 1 Công ước CEDAW định nghĩa sự phân biệt đối xử với phụ nữ
là: " … bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính,
có tác động hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hay vô hiệu hóa việc phụ nữ
được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con
người trên tất cả các lĩnh vực" [20]. Đối chiếu với cách tiếp cận trong các văn
kiện nhân quyền quốc tế trước đó, có thể thấy rằng Công ước CEDAW đã đưa


16
ra một định nghĩa cụ thể và đầy đủ. Nếu như trong bộ luật nhân quyền quốc tế
mới chỉ đề cập đến khái niệm này ở dạng khái quát là những hành vi phân biệt
đối xử về mặt giới tính thì trong Công ước CEDAW, khái niệm này đã được
đề cập một cách hết sức chi tiết. Định nghĩa trên đã được sử dụng một cách
thường xuyên và rộng rãi trong tất cả các Điều khoản tiếp theo của Công ước
CEDAW cũng như được coi là cách hiểu thống nhất khi đề cập đến vấn đề
nhân quyền của phụ nữ sau này. Đây có thể coi là một đóng góp có ý nghĩa
đầu tiên của Công ước CEDAW với sự nghiệp đấu tranh vì các quyền phụ nữ
trên thế giới bởi lẽ thực chất của việc bảo đảm các quyền con người cho phụ
nữ chính là việc xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ.
Các quyền bình đẳng của phụ nữ là nội dung trọng tâm của Công ước
CEDAW và được đề cập trong 14 điều khoản, từ điều 2 đến điều 16. Nếu như
các văn kiện quốc tế về nhân quyền trước đó mới chỉ đề cập đến các quyền
con người của phụ nữ ở mức độ khái quát hoặc dừng lại ở một vài khía cạnh
riêng biệt thì trong Công ước này, lần đầu tiên các quyền của phụ nữ đã được
đề cập một cách cụ thể và toàn diện nhất. Công ước CEDAW đã nêu ra một
loạt những quyền con người của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực. Trong lĩnh
vực chính trị, Công ước đề cập đến những quyền chính trị cơ bản nhất của
phụ nữ như quyền bầu cử, quyền tham gia bầu cử, ứng cử, quyền tham gia
quản lý các công việc của đất nước, quyền tham gia các t chức xã hội…
Trong lĩnh vực dân sự, Công ước CEDAW đã đề cập đến các quyền của phụ
nữ trong vấn đề sở hữu, quản lý và thừa kế tài sản, trong các vấn đề kết hôn,
ly hôn, các vấn đề liên quan đến tài sản và nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.
Trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, Công ước CEDAW đã đề cập đến
quyền bình đẳng của phụ nữ trong giáo dục, việc làm, chăm sóc sức khỏe,
trong việc hưởng thụ, tham gia các hoạt động văn hóa giải trí, thể dục thể
thao… Những qui định này cũng được xây dựng trên cơ sở khẳng định những
nguyên tắc đã được đề cập trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự,

chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 và các văn kiện khác, như Công ước

17
về các quyền chính trị của phụ nữ 1952, Công ước về quốc tịch của phụ nữ
khi kết hôn 1957, Công ước về kết hôn tự nguyện, tui tối thiểu khi kết hôn
và việc đăng kí kết hôn… Nhiều nội dung trong Công ước CEDAW chưa
từng được đề cập trong bất cứ một văn kiện quốc tế nào trước đó.
Liên quan trực tiếp đến các quyền bình đẳng của phụ nữ, Công ước
CEDAW còn đưa ra một sự nhìn nhận hết sức toàn diện về mối quan hệ tương
hỗ giữa các yếu tố truyền thống, văn hóa đối với việc tạo lập sự bình đẳng về
giới. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi lẽ việc tạo lập vị thế bình
đẳng về các quyền và địa vị cho phụ nữ chịu ảnh hưởng và phụ thuộc rất lớn
vào việc xóa bỏ những tập tục truyền thống, các chuẩn mực xã hội và văn hóa
có tính chất phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Thông qua vấn đề này, Công ước
CEDAW không chỉ cung cấp những nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng của
các yếu tố văn hóa, truyền thống đến các quyền con người của phụ nữ mà còn
đưa ra một định hướng rõ ràng với những hành động cụ thể nhằm đối phó với
vấn đề này mà biện pháp cơ bản là rà soát, sửa đi và xóa bỏ những khuôn
mẫu, chuẩn mực và tập quán có tính chất phân biệt đối xử về giới, trước hết là
trong hệ thống pháp luật.
Ngoài các nội dung đã nêu trên, Công ước CEDAW còn đề cập đến
những vấn đề riêng biệt của phụ nữ, liên quan đến những đặc thù về giới tính,
đó là các quyền của phụ nữ trong việc mang thai, sinh đẻ và nuôi con, vấn đề
buôn bán và bóc lột tình dục… Đây là một vấn đề hết sức quan trọng không
chỉ với phụ nữ mà còn với toàn thể loài người và đặc biệt, nó có quan hệ rất
mật thiết đến các quyền trẻ em. Thêm vào đó, Công ước CEDAW còn đề cập
đến vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Sự đề cập này là rất xác đáng, bởi lẽ xuất
phát từ đặc trưng về giới tính nên vấn đề kế hoạch hóa gia đình có liên quan
hết sức mật thiết đến việc hưởng thụ các quyền con người, đặc biệt là các
quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của phụ nữ. Vấn đề này chưa từng được đề cập

trong bất cứ văn kiện nhân quyền nào trước đó.

18
Tuy nhiên, có một khía cạnh rất quan trọng liên quan đến chống bình
đẳng của phụ nữ nhưng không được đề cập trong Công ước CEDAW, đó là
vấn đề bạo lực trên cơ sở giới tính. Đây có thể coi là một hạn chế lớn nhất của
Công ước CEDAW bởi lẽ bạo lực trên cơ sở giới tính là một vấn đề ni cộm,
diễn ra rất ph biến và có tác động rất xấu đến việc hưởng thụ các quyền con
người của phụ nữ. Lẽ ra, vấn đề này cần được đề cập một cách sâu rộng, làm
nền tảng cho các điều khoản cơ bản của Công ước CEDAW. Song, sự khiếm
khuyết này phần nào cũng đã được b sung trong Khuyến nghị số 19 của Ủy
ban về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, thông qua tại kì họp
lần thứ 11 năm 1992. Trong đoạn 6 của Khuyến nghị này nêu rõ:
Bạo lực giới tính là hành vi nhằm gây áp lực hoặc nhằm
điều khiển một người phụ nữ một cách không chính đáng. Nó bao
gồm những hành hạ về thể chất, tinh thần hoặc gây tổn thương hay
đau đớn về tình dục, việc đe dọa gây ra những hành động như vậy,
sự cưỡng chế và tước đoạt các tự do khác [21].
Đồng thời, Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ khẳng định rằng hành động bạo lực trên cơ sở giới tính chính là những
hành động bạo lực chống lại các quyền con người cơ bản của phụ nữ mà đã
được ghi nhận trong các văn kiện pháp lí quốc tế về nhân quyền, bất kể thủ
phạm gây ra hành động đó là cá nhân hay quan chức chính phủ. Trong đoạn
24(t) của Khuyến nghị này, Ủy ban đã kêu gọi các quốc gia thành viên của
Công ước tiến hành những biện pháp cần thiết để loại bỏ các hành động bạo
lực trên cơ sở giới tính. Đặc biệt, vào năm 1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc
đã thông qua Tuyên ngôn về xóa bỏ những hành động bạo lực đối với phụ nữ.
Tuyên ngôn này đặt ra những bước hành động và kêu gọi các quốc gia và
cộng đồng quốc tế cần tiến hành để xóa bỏ tất cả các hình thức bạo lực với
phụ nữ, bất kể những hành động đó diễn ra trong đời sống công cộng hay đời

sống gia đình.

19
Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng vẫn có thể khẳng định
rằng, Công ước CEDAW đã đưa ra một tập hợp các quyền con người của phụ
nữ một cách toàn diện và đầy đủ hơn bất kì một văn kiện pháp lý quốc tế nào
trước đó. Chính điều này đã tạo ra sức mạnh cũng như tính thuyết phục rất
cao của Công ước, làm cho Công ước CEDAW trở thành một văn kiện nhân
quyền quốc tế quan trọng bậc nhất không chỉ trong lĩnh vực quyền phụ nữ mà
còn trong lĩnh vực nhân quyền nói chung.
1.2. Quyền bình đẳng của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam
1.2.1. Quyền bình đẳng của phụ nữ trước khi có Luật Bình đẳng giới
Quyền của phụ nữ được quy định sớm trong các văn bản pháp luật
Việt Nam. Sau khi giành được chính quyền nhà nước, Việt Nam đã ban hành
những văn bản pháp luật về quyền công dân và quyền của phụ nữ. Tuy nhiên,
do điều kiện, hoàn cảnh của đất nước có nhiều thay đi, đặc biệt là Việt Nam
đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nên ở mỗi thời kỳ,
các quyền công dân nói riêng và quyền của phụ nữ nói riêng có sự thể hiện và
phát triển vừa có tính kế thừa, vừa có sự đi mới. Quyền bình đẳng của phụ
nữ đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp. Cụ thể: Quyền của phụ nữ
được thể hiện trong Hiến pháp 1946 quy định: "Đàn bà ngang quyền với đàn
ông về mọi phương diện" [25, Điều 9]. Đây là quy định đầu tiên có ý nghĩa
rất lớn trong bối cảnh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới được thành
lập. Điều đó đã góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ trong lịch sử lập
hiến của Việt Nam. Quy định đó đã thực sự phá tan xiềng xích tư tưởng
"trọng nam- khinh nữ" của chế độ phong kiến, thực dân.
Kế thừa tư tưởng đó, Hiến pháp năm 1959 đã cụ thể hóa hơn các lĩnh
vực mà phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới. Quyền bình đẳng nam-nữ
trong năm lĩnh vực, trải rộng từ xã hội đến gia đình, bao hàm tất cả các mặt
của đời sống xã hội đều được đảm bảo. Đó là sự ghi nhận và trân trọng của

toàn xã hội đối với vai trò của người phụ nữ.

20
Theo Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 thì quyền của phụ nữ
vừa được lồng vào các quyền cơ bản của công dân, vừa được quy định riêng
nhằm tạo ra những điểm nhấn về nữ quyền. Bên cạnh việc xây dựng những
quy định khác nhau nhằm đảm bảo quyền của phụ nữ thì điều khác biệt chính
là về chất lượng của các quy định. Hiến pháp đã quy định quyền ứng cử vào
Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp của phụ nữ; ghi nhận công dân nữ và
nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia
đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân
phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang
nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản (Điều 64); "Hôn nhân
theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình
đẳng "(Điều 65). Các quy định của Hiến pháp năm 1992 là sự khẳng định lại
những giá trị về nữ quyền đã được xác định và phát huy từ Hiến pháp 1980.
Như vậy, ở giai đoạn này, các quyền của phụ nữ ngoài sự thể hiện
trong các bản Hiến pháp, thì chưa có một đạo luật riêng nào quy định sâu sắc
về quyền của phụ nữ. Các quyền của phụ nữ cơ bản được lồng vào các lĩnh
vực khác nhau như chính sách tuyển dụng cán bộ, công chức, chính sách pháp
luật lao động, chính sách an sinh xã hội, chế độ hôn nhân, gia đình Các
quyền của phụ nữ tập trung trong Hiến pháp với tư cách là những quyền cơ
bản của công dân áp dụng đối với một số giới trong xã hội. Các văn bản pháp
luật khác lại tiếp tục cụ thể hóa các quyền đó để mang tính thuyết phục như:
Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai năm 2003, Bộ luật lao động.
Việt Nam cũng tham gia nhiều công ước quốc tế quan trọng liên quan
đến quyền của phụ nữ. Trong số đó Việt Nam đã phê chuẩn Công ước loại bỏ
mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ năm 1981 (Công ước
CEDAW); Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị và
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế - xã hội và văn hóa năm 1982. Trong

lĩnh vực lao động, Việt Nam đã phê chuẩn nhiều công ước quan trọng đảm
bảo quyền của người lao động, trong đó có quyền của phụ nữ như: Công ước

21
số 45 năm 1935 của T chức lao động quốc tế (ILO) về làm việc dưới mặt đất
của phụ nữ; Công ước số 100 năm 1951 của ILO về bình đẳng trong trả công
lao động; Công ước số 111 năm 1958 của ILO về phân biệt đối xử về việc
làm, nghề nghiệp Việc Việt Nam tham gia các công ước quốc tế, trong đó có
nội dung bảo vệ các quyền của phụ nữ là sự thể hiện quan điểm tiến bộ về nữ
quyền của Nhà nước Việt Nam.
Các quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ của Hiến pháp năm
1992 ngày càng được cụ thể hóa vào các văn pháp luật khác như: Luật Bảo
hiểm xã hội năm 2006, Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật
Quốc tịch năm 2008. Các đạo luật hoặc các văn bản pháp luật thể hiện quyền
của công dân Việt Nam nói chung trong đó có quyền của phụ nữ Việt Nam.
Như vậy, các quy định về quyền của phụ nữ ngày càng được chuyên biệt hóa,
đã tạo điều kiện cho quá trình thực hiện hiệu quả, thuận lợi.
Như vậy, quyền bình đẳng của phụ nữ đã được ghi nhận trong Hiến
pháp Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật. Bình đẳng nam nữ là
quyền quan trọng nhất được quy định trong hệ thống các quyền của phụ nữ.
Thân phận người phụ nữ trong xã hội trước đây, trừ những bộ tộc giữ gìn
truyền thống mẫu hệ, đều bị xem nhẹ và còn bị chà đạp thô bạo. Đối với
những quốc gia phương Đông và những quốc gia kém phát triển khác trên thế
giới, vị trí của người phụ nữ không được thừa nhận cả trong gia đình cũng
như ngoài xã hội. Quyền của người phụ nữ trong gia đình lệ thuộc vào người
chồng, không được tham gia quản lý xã hội. Cách mạng tháng Tám đã mang
lại quyền bình đẳng như quà tặng vô giá cho phụ nữ Việt Nam. Quy định
"Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện" tại Điều 9 Hiến pháp
năm 1946 là minh chứng đầy đủ và có ý nghĩa lớn về mặt pháp lí đối với
quyền của phụ nữ ở Việt Nam.

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định nguyên tắc bình đẳng như sau: "Trong
quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân

22
tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo,
trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau" [35].
Khoản 1 Điều 109 Bộ luật lao động quy định: "Nhà nước bảo đảm
quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới" [29].
Điều 3 Công ước về các quyền dân sự, chính trị mà Việt Nam đã tham
gia quy định: "Các quốc gia hội viên ký kết Công ước này cam kết bảo đảm
quyền bình đẳng nam nữ trong việc hành xử những quyền dân sự và chính trị
ghi trong Công ước" [19].
Như vậy, các quy định của Việt Nam và quốc tế đều xác định bình đẳng
là quyền quan trọng nhất, là gốc của các vấn đề về giới trong tương quan xã
hội giữa nữ giới và nam giới. Sở dĩ như vậy là vì bình đẳng, với tư cách là giá
trị nhân văn đồng thời là giá trị xã hội căn bản chính là cơ sở để có thể giúp
cho nam, nữ có môi trường tin cậy để có thể thực hiện được các quyền khác.
Với việc tham gia Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử
với phụ nữ từ năm 1980 và gần đây là thông qua hai đạo luật: Luật Bình đẳng
giới năm 2006 và Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, quyền của
phụ nữ ngày càng được khẳng định và trân trọng. Điều đó cũng thể hiện sự
quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với sự phát triển của
phụ nữ trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
1.2.2. Quyền bình đẳng của phụ nữ theo quy định của Luật Bình
đẳng giới
Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, kì họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 1/7/2007. Việc ban hành Luật Bình đẳng giới là hoàn toàn
đúng đắn và cần thiết, theo kịp xu hướng phát triển của thời đại trong xu

hướng hội nhập. Ban hành Luật Bình đẳng giới nhằm đáp ứng nhu cầu cấp

23
thiết hiện nay trong xã hội ta, cụ thể: để tiếp tục thể chế hóa các chủ trương,
đường lối của Đảng về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ; nhằm khắc phục
tình trạng phân biệt đối xử về giới và những khoảng cách trong thực tế.; góp
phần hoàn thiện hệ thống pháp nhằm khắc phục tình trạng chưa thực hiện
nghiêm các qui định về quyền bình đẳng của phụ nữ, góp phần xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; là sự tiếp tục khẳng định quyết tâm của
Việt Nam trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, hội nhập khu vực và quốc tế.
Luật qui định nhiều vấn đề về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của
đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm
của cơ quan, t chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới…
nhằm "xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ
trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình
đẳng giới thực chất giữa nam, nữ thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ
giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình" [36, Điều 4].
Những qui định cụ thể về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã
hội và gia đình được Luật đề cập đến trong chương II.
Trong lĩnh vực chính trị, Luật qui định nam nữ bình đẳng trong các
quan hệ như tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, tham gia
xây dựng và thực hiện các qui định của các cơ quan nhà nước, các t chức
khác và của cộng đồng dân cư, tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu
Quốc hội, Hội đồng nhân dân, tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ
quan lãnh đạo của các t chức xã hội, đoàn thể quần chúng, đặc biệt, trong
lĩnh vực này Luật còn qui định rõ: "Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên
môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của
cơ quan, tổ chức" [36].
Nói chung, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, sự bất bình đẳng trong
xã hội và gia đình trong tuyệt đại đa số các trường hợp đều xảy ra đối với phụ

nữ, do đó, khác với tất cả các đạo luật khác, bên cạnh việc thừa nhận quyền

24
bình đẳng nam, nữ trong từng lĩnh vực cụ thể, Luật còn qui định thêm các
biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo hướng bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
Vì vậy, bên cạnh việc thừa nhận quyền bình đẳng nam nữ trong các quan hệ
trên, Luật còn qui định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực
chính trị như: Bảo đảm thích đáng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng nhân dân, bảo đảm thích đáng tỷ lệ nữ trong b nhiệm các chức danh
trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới (bởi
vì trong thực tế, tỷ lệ này thường thấp hơn nhiều so với năng lực và tỷ lệ phụ
nữ trong xã hội)
Trong lĩnh vực kinh tế, Luật qui định: Nam, nữ bình đẳng trong việc
thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý
doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường
và nguồn lao động. Để bảo đảm cho quyền bình đẳng nam, nữ trong lĩnh vực
kinh tế có thể trở thành hiện thực trong thực tế, Luật đã qui định thêm các
biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực này như doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo qui định của
pháp luật; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư theo qui định của pháp luật.
Trong lĩnh vực lao động, Luật qui định: Nam, nữ bình đẳng về tiêu
chuẩn, độ tui khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc
làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều
kiện làm việc khác; nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tui trước khi đề bạt,
b nhiệm giữ các chức danh trong các ngành nghề có tiêu chuẩn chức danh.
Sau đó, Luật qui định tiếp các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh
vực lao động như: qui định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ. Đồng thời, Luật còn xác định
rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải tạo điều kiện để vệ sinh an

toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành nghề nặng nhọc,
nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại.

25
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Luật qui định nam, nữ bình đẳng
về độ tui đi học; đào tạo, bồi dưỡng; trong việc lựa chọn ngành, nghề học
tập, đào tạo; trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, để bảo vệ quyền của phụ nữ
và trẻ em trong lĩnh vực này, Luật qui định nữ cán bộ, công chức, viên chức
khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tui
sẽ được hỗ trợ theo qui định của Chính phủ. Còn về biện pháp thúc đẩy bình
đẳng giới trong lĩnh vực này, Luật đề cập đến những nội dung như: Qui định
tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo, lao động nữ khu vực nông thôn được
hỗ trợ dạy nghề theo qui định của pháp luật.
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nam, nữ được thừa nhận là
bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ, trong việc
tiếp cận các khóa đào tạo về khoa học và công nghệ, ph biến kết quả nghiên
cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.
Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, Luật thừa nhận
nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục,
thể thao, trong hưởng thụ văn hóa, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.
Trong lĩnh vực y tế, nam, nữ được thừa nhận là bình đẳng trong tham
gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh
sản và sử dụng các dịch vụ y tế, trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp
tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và
các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt, do thấy hiểu rất rõ hoàn
cảnh khó khăn của phụ nữ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, phụ nữ là đồng bào
dân tộc thiểu số, do ảnh hưởng của những phong tục tập quán lạc hậu hoặc do
quá nghèo túng mà thường không được chăm sóc chu đáo khi sinh con dẫn
đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả mẹ và con nên Luật qui định

phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách
dân số được hỗ trợ theo qui định của Chính phủ.

26
Lĩnh vực cuối cùng về bình đẳng giới được qui định trong Luật là bình
đẳng giới trong gia đình. Luật thừa nhận vợ, chồng bình đẳng với nhau trong
quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; trong
sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ
chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; trong việc bàn bạc, quyết
định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng
thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo qui định của pháp luật; vợ, chồng có
quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung. Điểm khác biệt giữa
qui định của Luật với tư duy thông thường trong xã hội là ở chỗ, từ trước tới
nay, thời gian nghỉ chăm sóc con ốm đương nhiên là được dành cho người mẹ
và đó được coi là điều phù hợp với lẽ tự nhiên, song hiện tại, Luật lại thừa
nhận vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc sử dụng thời gian nghỉ chăm
sóc con ốm theo qui định của pháp luật. Như vậy, không chỉ có người vợ mà
cả người chồng cũng có thể nghỉ để chăm sóc con ốm tùy theo sự bàn bạc và
quyết định của vợ chồng.
Để tiến tới xóa bỏ hoàn toàn tư tưởng "trọng nam khinh nữ" trong mỗi
gia đình và ngoài xã hội, để ngăn cản và đi đến xóa bỏ những thiệt thòi về
quyền lợi của các em gái và phụ nữ trong gia đình, Luật qui định rõ: Con trai,
con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học
tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Trước một thực trạng còn tương
đối ph biến ở Việt Nam hiện nay là trong các gia đình, sự bận rộn, vất vả
trong công việc chuyên môn và đóng góp vào thu nhập kinh tế cho gia đình
của người vợ không kém gì của người chồng, của con gái không kém so với
con trai (thậm chí trong nhiều gia đình thì người vợ còn phải chịu áp lực công
việc chuyên môn và có thu nhập cao hơn nhiều so với chồng, của con gái cao

hơn con trai), song gánh nặng của công việc gia đình hầu như vẫn chủ yếu trút
lên vai phụ nữ nên Luật đã xác định rõ là các thành viên nam, nữ trong gia
đình phải có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình với nhau.

27
Cùng với các qui định trên, Luật còn xác định rõ các biện pháp bảo
đảm bình đẳng giới và trách nhiệm của từng loại chủ thể cụ thể trong xã hội
trong việc thực hiện và đảm bảo bình đẳng giới. Các biện pháp bảo đảm bình
đẳng giới được xác định trong Luật bao gồm các biện pháp thúc đẩy bình
đẳng giới, bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn
bản qui phạm pháp luật, thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình
đẳng giới và nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới.
Về trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện và bảo đảm bình
đẳng giới, Luật đã xác định trách nhiệm cho từng loại chủ thể cụ thể. Đối với
Chính phủ thì trách nhiệm quan trọng nhất là xây dựng chiến lược, chính
sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, hằng năm báo cáo Quốc hội về
việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; chỉ đạo, t chức thực hiện
việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản qui phạm pháp
luật theo thẩm quyền; t chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, chỉ đạo
t chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng
giới. Đối với các Bộ, cơ quan ngang bộ, Luật xác định rõ trách nhiệm trong
việc rà soát văn bản qui phạm pháp luật hiện hành để sửa đi, b sung, hủy
bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đi,
b sung, hủy bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền các văn bản qui phạm pháp
luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý, nghiên
cứu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới…
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại địa phương; trình Hội đồng

nhân dân ban hành văn bản qui phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm
quyền; t chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở địa phương; thực hiện
thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về
bình đẳng giới… Về phía các t chức khác, Luật xác định trách nhiệm cụ thể

×