ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ GIANG HƯƠNG
VẤN ĐỀ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ VÀ VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ GIANG HƯƠNG
VẤN ĐỀ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ VÀ VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Chuyên ngành: luật quốc tế
Mã số: 603860
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS: Nguyễn Bá Diến
HÀ NỘI, 2009
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin đặc biệt cảm ơn Thầy Nguyễn Bá Diến- PGS.TS. Trưởng khoa luật
quốc tế, trường đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn cho tôi ngay từ khi
lựa chọn đề tài luận văn cho đến khi hoàn thiện. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn
gia đình và các bạn bè đã động viên và khuyến khích tôi rất nhiều khi tôi thực hiện
công trình nghiên cứu này.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi về vấn đề hiệu
lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các kết quả nghiên cứu là nghiêm túc
và trung thực, các tài liệu trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy.
Tác giả luận văn
Lê Thị Giang Hƣơng
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BLDS 2005: Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005
Bộ nguyên tắc Unidroit: Bộ các nguyên tắc nguyên tắc pháp lý cơ bản về hợp
đồng thương mại quốc tế của Unidroit.
CISG: Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
năm 1980
HĐMBHHQT: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
HĐMBHH: Hợp đồng mua bán hàng hóa
Nxb: Nhà xuất bản
LTM 2005: Luật thương mại Việt Nam năm 2005
WTO: Tổ chức thương mại quốc tế
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ 5
1.1. Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa 5
1.1.1 Định nghĩa 5
1.1.2 Đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa 6
1.1.2.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa là một hành vi pháp lý được hình thành do sự thỏa
thuận thống nhất ý chí giữa hai hoặc nhiều người 6
1.1.2.2 Chủ thể của hợp đồng mua bán là các bên tham gia giao kết và thực hiện hợp
đồng. 7
1.1.2.3 Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa 7
1.1.2.4 Nội dung của hợp đồng là các điều khoản hợp pháp do các bên thỏa thuận, thể
hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng 7
1.1.2.5. Hình thức của Hợp đồng mua bán hàng hóa 8
1.2. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 8
1.2.1 Định nghĩa 8
1.2.2 Các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 12
1.2.2.1 Chủ thể của hợp đồng, người mua, người bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai
quốc gia khác nhau 12
1.2.2.2 Ðồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai
bên 13
1.2.2.3 Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi nước người
bán trong quá trình thực hiện hợp đồng 13
1.2.2.4. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có sự kiện pháp lý phát sinh ở nước
ngoài 14
1.2.3 Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 14
1.3 Khái niệm hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 15
1.3.1 Định nghĩa hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 15
1.3.2 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 18
1.3.2.1 Chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp 18
1.3.2.2. Các bên tham gia giao kết hợp đồng trên cơ sở ý chí tự nguyện, không có sự
ép buộc. 20
1.3.2.3 Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hợp pháp. 21
1.3.2.4 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hợp pháp 22
1.3.2.5 Thời điểm hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 23
1.4 Xung đột pháp luật về hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 24
1.4.1 Xung đột pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 24
1.4.2 Xung đột về thời điểm hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 26
1.5 Tầm quan trọng của hiệu lực hợp đồng và hậu quả pháp lý của hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế 27
1.5.1 Tầm quan trọng về hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 27
1.5.2 Xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cho phép xác định thời điểm bắt đầu có
giá trị pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên 28
1.5.3 Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên 29
1.5.4 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vô hiệu gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho
các bên do phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận 30
1.6 Nguồn luật điều chỉnh hiệu lực hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 31
1.6.1. Luật quốc gia 31
1.6.2 Các Điều ước quốc tế về giao dịch thương mại, hợp đồng 33
1.6.3. Tập quán thương mại 35
1.6.4.Tiền lệ pháp về dân sự, thương mại 36
CHƢƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HIỆU LỰC CỦA HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI
PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 39
2.1. Quy định của pháp luật về các yếu tố xác định hiệu lực của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế 39
2.1.1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có đủ năng lực dân sự để ký kết
hợp đồng 39
2.1.2. Ý chí chủ thể tham gia ký kết là tự nguyện, không bị đe dọa, ép buộc, không bị lừa
dối, nhầm lẫn 45
2.1.2.1. Nhầm lẫn 45
2.1.2.2. Lừa dối 47
2.1.2.3. Ép buộc, đe dọa 47
2.1.3. Mục đích và nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm hoặc không trái trật tự
công cộng và đạo đức xã hội 49
2.1.4. Hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật 54
2.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 59
2.2.1. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thông qua phương thức ký
kết gián tiếp bằng văn bản, thư tín, fax. 59
2.2.2. Hợp đồng mua bán có hiệu lực kể từ khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề
nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. 63
2.2.3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán bằng phương pháp thỏa thuận bằng lời
nói trực tiếp 64
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC THI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ 66
3.1. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt nam về hiệu lực của
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 66
3.1.1 Xác định hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và tương đối. 66
3.1.2 Xác định các điều kiện khác làm hợp đồng vô hiệu 69
3.1.2.1. Xác định yếu tố tự nguyện giao kết hợp đồng và các trường hợp vô hiệu do vi
phạm yếu tố tự nguyện khi giao kết hợp đồng 69
3.1.2.2. Xác định yếu tố thẩm quyền đại diện của chủ thể giao kết hợp đồng hợp pháp. 72
3.1.2.3. Xác định yếu tố hình thức của HĐMBHHQT 73
3.2 Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế 78
3.2.1 Một số điểm hạn chế trong Pháp luật Việt nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế 78
3.2.1.2 Chưa quy định rõ ràng tiêu chí xác định chủ thể giao kết hợp đồng, người đại
diện chủ thể giao kết Hợp đồng và hậu quả pháp lý của từng trường hợp 80
3.2.1.3 Yếu tố nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng không được định nghĩa đầy đủ như
trong quy định của Bộ nguyên tắc Unidroit 82
3.2.1.4. Chưa quy định chặt chẽ các điều kiện để xác định yếu tố đe dọa trong giao kết
hợp đồng làm hợp đồng vô hiệu 83
3.2.1.5. Bộ luật dân sự Việt Nam về HĐMBHH chưa quy định rõ ràng các trường hợp
giá trị hiệu lực của hợp đồng khi đối tượng của Hợp đồng không xác định. 84
3.2.1.6. Quy định về hình thức của HĐMBHHQT chưa đầy đủ và chưa thực sự thông
thoáng như quy định của pháp luật quốc tế. 84
3.2.1.7. Các quy định tại Bộ luật dân sự Việt nam 2005 chưa quy định rõ căn cứ xác định
hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối, hậu quả pháp lý và cách
thức xử lý. 86
3.2.1.8. Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
phải dựa vào quy định chung trong Bộ luật dân sự VN trong khi đó các quy định tại
Bộ Luật dân sự Việt nam về thời điểm xác định hiệu lực của Hợp đồng chưa thực
sự rõ ràng so với pháp luật quốc tế. 86
3.2.2 Kiến nghị sửa đổi ,bổ sung pháp luật 88
3.2.2.1. Ban hành văn bản Luật chuyên ngành về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 88
3.2.2.2. Sửa đổi hoặc bổ sung những điểm còn hạn chế trong các văn bản pháp luật hiện
tại của BLDS 2005, LTM 2005 88
3.3 Kiến nghị cơ quan thực thi pháp luật nâng cao trình độ chuyên ngành
về thƣơng mại, hợp đồng mua bán quốc tế để xử lý các tranh chấp về hiệu
lực hợp đồng 94
3.3.1 Gia nhập CISG trong thời gian sớm nhất để thống nhất nguồn luật áp dụng cho mua
bán hàng hóa quốc tế giữa các DN Việt Nam và các đối tác nước ngoài. 94
3.3.2 Cập nhật thực tiễn hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, kinh nghiệm xử lý
tranh chấp quốc tế đồng thời nâng cao nghiệp vụ thực thi và bảo vệ pháp luật 95
3.4 Kiến nghị về nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật các chủ thể khi
tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 96
KẾT LUẬN CHUNG 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh
tế của Việt Nam là hòa nhập thành công vào sân chơi chung quốc tế. Dưới sự chỉ
đạo của Đảng, Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo
tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế bảo đảm độc
lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia,
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho Việt Nam cơ hội bứt phá để gia
nhập vào hệ thống các quốc gia phát triển trên thế giới. Tuy nhiên để đạt được mục
tiêu đó, Việt Nam không những phải chấp nhận luật chơi chung của quốc tế, phải
chơi theo cách mà luật quốc tế đặt ra mà còn phải tự đặt ra cho mình biện pháp để
làm thế nào Việt Nam hòa nhập được vào sân chơi chung quốc tế đó. Trong xu thế
chung đó, hoạt động giao lưu thương mại, kinh tế đóng vai trò quan trọng để thúc
đẩy Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để các giao lưu thương mại đó
được thông thương, ổn định và phát triển thì yếu tố quan trọng đầu tiên đó là sự
hiểu biết và tôn trọng và thực thi luật lệ của nhau và luật lệ chung trong quan hệ
buôn bán.
Ở Việt Nam, thực tiễn giao lưu thương mại quốc tế nói chung và thực tiễn ký
kết hợp đồng mua bán quốc tế nói riêng cho thấy có rất nhiều tranh chấp thương
mại xảy ra do các bên nhầm lẫn hoặc không hiểu biết pháp luật khi tham gia vào
quan hệ buôn bán quốc tế, điều đó gây ra không ít thiệt hại kinh tế cho các bên.
Không chỉ vậy, nhiều tranh chấp xảy ra còn xuất phát từ chính nguyên nhân nội tại
là hệ thống pháp luật thực định hiện hành về các giao dịch thương mại quốc tế hay
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây viết tắt là: HĐMBHHQT) của Việt
Nam chưa được hoàn thiện đầy đủ so với quy định pháp luật quốc tế.
Xuất phát từ thực trạng đó, nhiều giáo trình, bài giảng của các Trường đại
học đã viết về các vấn đề pháp lý trong hợp đồng thương mại quốc tế, nhiều công
2
trình nghiên cứu khoa học đã được thực hiện nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật
Việt Nam về vấn đề này. Tuy nhiên mỗi đề tài và công trình nghiên cứu đều có
nghiên cứu ở những góc độ và khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như Luận văn thạc
sĩ luật học của Phạm Lê Vân Hà, Trường đại học Luật Hà Nội (2002) với đề tài:
“Một số vấn đề pháp lý về Hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận án tiến sĩ luật học Trương Văn Dũng Trường đại
học Luật Hà Nội với đề tài: “Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam”…Sách chuyên khảo của TS. Lê
Thị Bích Thọ về Hợp đồng kinh tế vô hiệu (2004), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên biệt về hiệu lực của HĐMBHHQT,
vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài này với nội dung: “Vấn đề hiệu lực của
HĐMBHHQT và việc hoàn thiện pháp luật việt nam trong thời kỳ hội nhập
quốc tế”. Tôi hy vọng bằng việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định
pháp luật và thực trạng thực thi pháp luật về HĐMBHHQT trong tương quan so
sánh với pháp luật một số nước trên thế giới tôi có thể đóng góp được một phần nhỏ
bé nhằm hạn chế bớt được tranh chấp quốc tế có thể xảy ra khi các bên tham gia ký
kết HĐMBHHQT và hoàn thiện một số quy định pháp luật Việt Nam còn bất cập so
với pháp luật quốc tế về HĐMBHHQT.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của quá trình nghiên cứu đề tài luận án là nghiên cứu và làm rõ các
quy định về hiệu lực của HĐMBHHQT theo pháp luật quốc tế, pháp luật nước
ngoài và pháp luật Việt Nam đồng thời đưa ra những phân tích, đánh giá những
điểm giống nhau, khác nhau và sự không phù hợp về các điều kiện có hiệu lực
HĐMBHHQT theo pháp luật VN so với pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và
đề xuất hướng hoàn thiện.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Tác giả luận văn đã nghiên cứu các định nghĩa, khái niệm về HĐMBHHQT;
khái niệm về hiệu lực của HĐMBHHQT; nghiên cứu nội dung các quy định pháp
luật về điều kiện có hiệu lực của HĐMBHHQT, trường hợp HĐMBHHQT vô hiệu
3
và hậu quả pháp lý của nó. Ngoài ra tác giả cũng nghiên cứu một số bản án xét xử
các tranh chấp hợp đồng xuất nhập khẩu liên quan đến xác định hiệu lực của hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế; một số mẫu ký kết HĐMBHHQT được các doanh
nghiệp áp dụng và thực tiễn ký kết hợp đồng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả luận văn đã sử dụng các nguồn pháp luật từ Điều ước, Công ước đa
phương về HĐMBHHQT (Công ước quốc tế đa phương về mua bán hàng hóa quốc
tế - CISG; các nguyên tắc pháp lý cơ bản về hợp đồng thương mại quốc tế của
Unidroit…); pháp luật một số quốc gia về dân sự, thương mại, hợp đồng (Pháp luật
Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Đức); Pháp luật Việt Nam về HĐMBHHQT: Bộ
luật dân sự Việt Nam 2005, Luật thương mại 2005, Luật giao dịch điện tử và các
văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật và luật đó …
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là các phương pháp như: phương pháp
duy vật biện chứng, Phương pháp phân tích, Phương pháp diễn dịch, phương pháp
quy nạp, phương pháp so sánh….
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu một cách hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam và so
sánh pháp luật của nước ngoài và pháp luật quốc tế về HĐMBHHQT có thể dùng
làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý chuyên
ngành. Hơn nữa kết quả nghiên cứu còn thể hiện bằng một vài kiến nghị đề xuất về
sửa đổi, bổ sung pháp luật về hiệu lực của HĐMBHHQT. Tác giả cũng rất mong
muốn toàn bộ kết quả nghiên cứu về đề tài có thể được các nhà kinh doanh xuất
nhập khẩu nói riêng sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình ký kết
HĐMBHHQT và được các nhà làm luật quan tâm khi xây dựng và thực thi pháp
luật về HĐMBHHQT.
4
7. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1:
Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và vấn đề hiệu lực
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chƣơng 2:
Các quy định của pháp luật Việt Nam về hiệu lực của Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài và pháp
luật quốc tế
Chƣơng 3:
Thực trạng thực thi và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hiệu lực
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế.
5
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ
VẤN ĐỀ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1. Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1 Định nghĩa
Trong quá trình lao động của lịch sử xã hội loài người, con người sáng tạo ra
của cải vật chất, các sản phẩm này được tạo ra ngày càng đa dạng và phong phú,
không chỉ phục vụ cho nhu cầu của bản thân mà còn dư thừa cung cấp cho xã hội
thông qua sự trao đổi hàng hóa. Nhu cầu trao đổi hàng hóa ấy cũng dần trở thành xu
hướng khách quan, tạo ra mối quan hệ trao đổi, mua bán giữa con người với con
người trên cơ sở ý chí tự nguyện, mong muốn của các bên đạt được lợi ích của
mình. Mối quan hệ đó trở thành những bản giao kèo. Khi pháp luật hình thành thì
mối quan hệ đó gọi là hợp đồng hoặc khế ước (theo thuật ngữ luật nước Phương
Tây) và được pháp luật bảo vệ. Như vậy có thể nói hợp đồng mua bán được thiết lập
để mang lại lợi ích hợp pháp mong đợi cho các bên.
Hầu hết các hệ thống pháp luật Phương tây định nghĩa chung về hợp đồng là
“một lời hứa được luật pháp đảm bảo bằng các hình phạt”. Tuy nhiên luật pháp của
các nước khác nhau lại có quy định khác nhau về bản chất của lời hứa này. Các
nước theo hệ thống luật lục địa thì quan điểm “ưng thuận” (consensuel) nổi trội hơn
cả: ý định giao kết hợp đồng của các bên là điều kiện cần và đủ để chứng minh có
tồn tại một nghĩa vụ hợp đồng. Các hệ thống luật khác lại đòi hỏi rằng lời hứa phải
được hoàn chỉnh bởi một thủ tục sau đó, có thể là ký một văn bản chính thức, hoặc
trao lại một cái gì đó. Một số hệ thống luật khác lại yêu cầu phải có sự trao đổi về
kinh tế để làm rõ và củng cố lời hứa (trong luật của Anh gọi là “consideration”).
Ở các nước theo truyền thống thông luật (common law)
[13] như Anh, Mỹ,
Ốtxtrâlia và một số nước chịu ảnh hưởng của truyền thống pháp luật này không
phân biệt về mục đích và nội dung của Hợp đồng . Ở Anh có Luật về bán hàng (Sale
of Good Act) 1893 và được sửa đổi bổ sung 1980; Bộ luật dân sự của Thụy Sỹ cũng
có quy định về hợp đồng mua bán thương mại.
6
Điều 1101 của Bộ luật dân sự Pháp [2, tr. 667]
định nghĩa: “ Hợp đồng là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều
người khác về việc chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một việc gì đó.”
Điều 453 của Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan [3, tr.123] quy định:
“Mua bán là một hợp đồng mà một người gọi là người bán chuyển quyền sở hữu tài
sản cho một người khác gọi là bên mua, và người mua đồng ý trả cho người bán giá
trị của nó.”
Điều 428 của BLDS 2005 [1, tr. 95] có định nghĩa về hợp đồng mua bán tài
sản như sau: "Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên
bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ
nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”. Điều 3 Luật Thương mại 2005 [4, tr.3] của
Việt Nam (LTM 2005) đã định nghĩa “hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động
thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa
cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán,
nhận hàng và quyên sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Như vậy, pháp luật Việt
Nam không có định nghĩa chính xác thế nào là Hợp đồng mua bán hàng hóa
(HĐMBHH). Tuy nhiên trên cơ sở các định nghĩa chung về hợp đồng, hợp đồng
dân sự, hợp đồng mua bán tài sản, có thể định nghĩa HĐMBHH như sau:
“HĐMBHH là sự thỏa thuận của các bên về việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa
trong đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho
bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên bán, quyền được nhận
hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa”. Bằng sự thỏa thuận giữa các bên, HĐMBHH
được lập ra trở thành một công cụ pháp lý quan trọng làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của các bên.
1.1.2 Đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.2.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa là một hành vi pháp lý được hình
thành do sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa hai hoặc nhiều người
Tự do ý chí là một đặc điểm quan trọng của HĐMBHH. Nguyên tắc này xuất
hiện từ thế kỷ XVIII và nằm trong hệ thống các quan điểm của nền triết học ánh
7
sáng khi cho rằng ý chí của con người là tối thượng và tự chủ. Chỉ các hành vi xuất
phát từ ý chí của một người mới có hiệu lực ràng buộc đối với người đó. Một người
chỉ bị ràng buộc khi người đó muốn như vậy và ràng buộc theo cách mà người đó
muốn. Vì vậy ý chí tự nguyện tự do giao kết hợp đồng của mỗi bên sẽ quyết định
việc hình thành một thỏa thuận thống nhất. Khi giao kết hợp đồng, mỗi bên đều
mong muốn đạt được những lợi ích riêng của mình trong phạm vi pháp luật thừa
nhận và việc giao kết đó có thể được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận
về mua bán hàng hóa như: bằng lời nói, văn bản, hoặc hành vi của các bên giao kết.
Hành vi pháp lý nói trên (hay nói cách khác là các hợp đồng nói trên) trở thành
nguồn chủ yếu làm phát sinh quyền và nghĩa vụ mà các bên đã cam kết phải thực
hiện và là một trong các đặc điểm quan trọng của HĐMBHH.
1.1.2.2 Chủ thể của hợp đồng mua bán là các bên tham gia giao kết và thực
hiện hợp đồng.
Để có đủ ý chí để giao kết hợp đồng và năng lực để thực hiện những giao kết
của mình với bên kia của hợp đồng nhằm đạt được lợi ích mong muốn, chủ thể hợp
đồng phải là thực thể có đủ điều kiện về năng lực hành vi để giao kết hợp đồng.
Thực thể đó là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình…. (điều 24 LTM2005).
1.1.2.3 Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa
Có thể nói hàng hóa là vật có thực được các bên đưa ra trong hợp đồng bán hàng tại
thời điểm xác định và có thể đem ra để trao đổi, chuyển nhượng và không bị pháp
luật ngăn cấm.
1.1.2.4 Nội dung của hợp đồng là các điều khoản hợp pháp do các bên thỏa
thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng
Nội dung HĐMBHH là bất kỳ sự thỏa thuận hợp pháp nào của các bên trong
hợp đồng. Nội dung chủ yếu của hợp đồng chính là quyền và nghĩa vụ của các bên,
theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên
mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán.
Ngoài những quyền và nghĩa vụ của các bên, các điều khoản thỏa thuận chủ yếu của
Hợp đồng chính là đối tượng hàng hóa và giá cả. Pháp luật của hầu hết các nước
8
đều không quy định bắt buộc các điều khoản chủ yếu của Hợp đồng. Vì vậy bên
cạnh 03 điều khoản nói trên, một số điều khoản khác cũng được các bên thỏa thuận
trong hợp đồng như: điều khoản về phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, địa
điểm giao nhận hàng hóa….
1.1.2.5. Hình thức của Hợp đồng mua bán hàng hóa
Tùy theo từng mối hệ giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng, tùy theo từng tính
chất quan trọng /giá trị của từng đối tượng hợp đồng mà các bên lựa chọn hình thức hợp
đồng khác nhau. Thông qua cách thức biểu hiện này, người ta có thể biết được nội dung
của hợp đồng đã xác lập. Hình thức của hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố
tụng, bởi đó là chứng cứ xác nhận các quan hệ kinh doanh đã và đang tồn tại giữa các bên,
từ đó xác định trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra. Hình thức của hợp đồng có thể là lời nói,
văn bản hoặc các hành vi cụ thể. Theo đó, hợp đồng có thể được giao kết dưới hình thức
một lời thỏa thuận bằng miệng hoặc thông qua các phương tiện liên lạc trực tiếp về sự mua
bán, có khi sự thỏa thuận dưới hình thức gián tiếp bởi một văn bản như thư chào hàng và
chấp nhận chào hàng, văn bản Fax, Thư điện tử,…. Tuy nhiên dưới bất kỳ hình thức nào
thì hình thức của hợp đồng cũng không được trái với quy định của pháp luật về hình thức
của hợp đồng. Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch kinh doanh phải được thể
hiện bằng hình thức văn bản hoặc phải được công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin
phép thì các bên phải tuân thủ các quy định này.
1.2. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.2.1 Định nghĩa
Ngay khi giao lưu buôn bán phát triển, hoạt động trao đổi, buôn bán hàng
hóa không chỉ diễn ra trong phạm vi một nước mà còn lan rộng ra phạm vi khu vực
và thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người. Để giao kết được
HĐMBHH với nước ngoài, thương nhân đóng trụ sở thương mại ở nước này ký kết
hợp đồng mua hoặc bán hàng hóa với thương nhân đóng trụ sở thương mại tại nước
khác. Chẳng hạn Công ty may 10 có trụ sở tại Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu
hàng may mặc cho các công ty của Mỹ có trụ sở tại Mỹ hoặc thậm chí có trụ sở tại
Nhật. Những hợp đồng này là HĐMBHH mang tính quốc tế, nói cách khác đó là
HĐMBHHQT.
9
Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, định nghĩa về hợp đồng mua bán ngoại
thương chưa được hiểu một cách thống nhất. HĐMBHH giữa Việt Nam với nước
ngoài được gọi với nhiều tên khác nhau như: “ Hợp đồng ngoại thương”; “
HĐMBHH với thương nhân nước ngoài”…. Định nghĩa “ Hợp đồng mua bán ngoại
thương” (HĐMBNT) đã được quy định lần đầu tiên tại Quy chế tạm thời số
4794/TN-XNK ngày 31/7/1991 của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ công thương)
hướng dẫn việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và định nghĩa: “Hợp đồng
mua bán ngoại thương là HĐMBHH giữa các bên có quốc tịch khác nhau, hàng
hóa là đối tượng của hợp đồng được chuyển từ nước này sang nước khác và đồng
tiền thanh toán là ngoại tệ đối với cả hai bên”. Luật Thương mại 1997 quy định
“HĐMBHH với thương nhân nước ngoài là HĐMBHH được ký kết giữa một bên là
thương nhân Việt nam với một bên là thương nhân nước ngoài”. Theo định nghĩa
này, tiêu chí quan trọng nhất để xác định HĐMBHH với thương nhân nước ngoài là
yếu tố quốc tịch khác nhau của các bên (bên mua và bên bán); một bên mang quốc
tịch Việt nam, còn bên kia mang quốc tịch nước ngoài. Định nghĩa “ HĐMBHH với
thương nhân nước ngoài” ở đây nên được hiểu với phạm vi rộng, bao gồm cả
HĐMBHH trong nước và HĐMBHHQT.
Định nghĩa “ Hợp đồng mua bán ngoại thương” còn được đề cập tới trong
nhiều sách, tạp chí, báo, giáo trình của một số trường đại học. Giáo trình “ Pháp luật
trong hoạt động kinh tế đối ngoại” năm 1997 của Trường Đại học Ngoại thương
[23, tr.100] định nghĩa: hợp đồng mua bán ngoài thương được hiểu là “ tất cả các
hợp đồng mua bán được ký kết giữa các chủ thể của Việt Nam với các thể nhân ( tự
nhiên nhân) và pháp nhân nước ngoài, hay nói cách khác là tất cả các hợp đồng
mua bán có tính chất quốc tế ( yếu tố nước ngoài).
Giáo trình “ Tư pháp quốc tế” năm 2004 của đại học quốc gia Hà nội [22,
tr.143] định nghĩa: “ Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán có yếu
tố nước ngoài”. Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam có các định nghĩa về hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế tại Điều 27, 28, 29 của LTM 2005 [4,tr.8-9],
theo đó:
10
Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu,
nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được định nghĩa là việc hàng hoá được đưa
ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật;
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc
từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt
Nam.
Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc
đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra
khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt
Nam.
Cách định nghĩa trên cho thấy hợp đồng xuất hay nhập, tái xuất hay tái nhập
hàng hóa đều phải được làm thủ tục xuất khẩu, hay nhập khẩu qua lãnh thổ Việt
Nam. Hay nói cách khác hàng hóa phải được chuyển qua biên giới Việt nam để vào
hoặc ra khỏi lãnh thổ của một nước khác (nước nhập khẩu hoặc một nước thứ ba) và
yếu tố hàng hóa vận chuyển qua biên giới là đặc điểm để nhận biết hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.
Hoạt động mua bán hàng hóa giữa Việt Nam với nước ngoài biểu hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau nhưng có điểm chung là đều thuộc loại HĐMBHH trong
phạm vi quốc tế, theo đó một bên của hợp đồng mua bán ngoại thương có trụ sở
thương mại tại Việt Nam, còn bên kia là một thương nhân nước ngoài. Hàng hóa là
đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương được chuyển từ nước người bán
11
sang nước người mua. Hay nói cách khác, hàng hóa của hợp đồng của được chuyển
qua biên giới Việt Nam ra lãnh thổ nước ngoài hoặc được chuyển qua biên giới
nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.
Theo Điều 1 Công ước La Hay 1964 về mua bán quốc tế những động sản
hữu hình thì “ HĐMBHHQT là hợp đồng mua bán mà hàng hóa được chuyển từ
nước người bán sang nước người mua, hoặc hàng hóa được ký kết giữa các bên có
trụ sở thương mại đóng ở các nước khác nhau, ký hợp đồng được diễn ra ở các
nước khác nhau”. Theo Công ước này thì HĐMBHHQT cũng có đặc điểm là trụ sở
thương mại của các bên đóng ở các nước khác nhau; hàng hóa được vận chuyển từ
nước người bán sang nước người mua; hoặc việc ký hợp đồng được diễn ra ở các
nước khác nhau. Tiêu chí quan trọng nhất để xác định hợp đồng mua bán quốc tế
hàng hóa là tiêu chí trụ sở thương mại: các bên mua và bán phải có trụ sở thương
mại đóng ở các nước khác nhau mà không phụ thuộc vào vấn để quốc tịch của các
bên mua và bán, Công ước cũng không quy định là bên mua bên bán phải có quốc
tịch khác nhau.
Điều 1 Công ước Liên hợp quốc [10, tr.295-296] về Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế năm 1980- CISG, (United Nations Convention on contracts for
International Sales of Goods, Vienna 1980) quy định HĐMBHHQT là HĐMBHH
giữa các bên có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác nhau. Như thế ở đây chỉ
đưa ra một tiêu chí để xác định HĐMBHHQT, đó là các bên mua và bên bán phải
có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Như vậy, cả Công ước La Hay năm
1964 và CISG năm 1980 đều lấy tiêu chí trụ sở thương mại của các bên đương sự
làm tiêu chí quan trọng để xác định HĐMBHHQT. Nếu trụ sở của các bên mua và
bán đóng ở trong một nước, thì đó không phải là HĐMBHHQT. Yếu tố quốc tịch
của các bên mua và bán không được hai Công ước này đề cập tới.
Thực tế ký kết HĐMBHHQT cho thấy đa số là các hợp đồng mua bán quốc
tế được ký kết giữa các bên có trụ sở đóng ở các nước khác nhau, đồng thời có quốc
tịch khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước người bán sang nước người mua
hoặc sang nước thứ ba. Số ít trường hợp HĐMBHHQT được ký kết giữa các bên có
12
cùng quốc tịch nhưng có trụ sở thương mại đóng ở các nước khác nhau và hàng hóa
được chuyển qua khỏi biên giới nước người bán và trường hợp này cũng được coi là
HĐMBHHQT.
Tóm lại, dù được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau nhưng
HĐMBHHQT có thể được định nghĩa một cách chung nhất: “HĐMBHHQT là sự
thỏa thuận có hiệu lực bắt buộc giữa các bên có trụ sở thương mại đóng ở các nước
khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa và chuyển quyền sở hữu
hàng hóa cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng
cho bên bán”.
Bên cạnh những tính chất chung của một HĐMBHH đã trình bày trong phần
trước, HĐMBHHQT có đặc điểm đặc thù riêng so với HĐMBHH trong nước đó là
yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài của HĐMBHHQT bao gồm và không giới
hạn một trong các đặc điểm dưới đây:
1.2.2 Các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.2.2.1 Chủ thể của hợp đồng, người mua, người bán có cơ sở kinh doanh
đăng ký tại hai quốc gia khác nhau
Trong HĐMBHHQT, bên bán, bên mua phải có trụ sở không cùng trong
phạm vi một nước(có nghĩa là tại các quốc gia khác nhau), đặc điểm đặc trưng này
cho phép phân biệt với HĐMBHH trong nước. Chẳng hạn HĐMBHH được ký kết
giữa công ty của Việt Nam có trụ sở đóng tại Việt nam với một công ty có trụ sở tại
Mỹ về việc xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh từ Việt Nam sang Mỹ. Có thể nói,
trong HĐMBHHQT, chủ thể chủ yếu là các bên có quốc tịch khác nhau. Tuy nhiên
vẫn có một số ít trường hợp bên mua và bên bán có cùng quốc tịch nhưng có trụ sở
kinh doanh ở các nước khác nhau và hàng hóa được vận chuyển qua biên giới nước
ngoài. Hợp đồng đó vẫn được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 10
CISG [10, tr.299] quy định việc xác định trụ sở thương mại của một chủ thể không
chỉ dựa trên yếu tố quốc tịch mà theo Điều 10 quy định:
Theo tinh thần của Công ước này:
a. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở
thương mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào có mối liên hệ chặt
13
chẽ nhất đối với Hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng đó, có tính
tới các tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán dưới bất
kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng
b. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú
thường xuyên của họ.
Như vậy theo pháp luật quốc tế, điều kiện cần và đủ để xác định là một
HĐMBHHQT đó là, chủ thể của HĐMBHHQT là các bên có trụ sở thương mại
đóng ở các nước khác nhau. Ngoài điều kiện này, HĐMBHHQT còn có một số đặc
điểm dưới đây:
1.2.2.2 Ðồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên
hoặc cả hai bên
Với đặc điểm người mua, người bán có trụ sở đăng ký kinh doanh ở các
nước khác nhau trong HĐMBHHQT thì phương tiện thanh toán của các bên sẽ là
ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên. Chẳng hạn một công ty có trụ sở tại Việt Nam
ký hợp đồng nhập khẩu thép với một Công ty của Trung Quốc trong đó có điều
khoản đồng tiền thanh toán là đồng nhân dân tệ Trung quốc. Đồng nhân dân tệ của
Trung quốc là đồng tiền quốc nội tại Trung Quốc nhưng lại là đồng ngoại tệ đối với
Việt Nam. Tuy nhiên, nếu hai bên trong hợp đồng lại thỏa thuận phương tiện thanh
toán là đồng Đô la Mỹ thì lúc này phương tiện thanh toán lại là ngoại tệ đối với cả
hai bên.
1.2.2.3 Hàng hóa - đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển ra khỏi
nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Cũng do đặc điểm địa điểm trụ sở của các bên trong HĐMBHH là tại các nước khác
nhau nên hàng hóa thường là phải vận chuyển qua biên giới của một nước, có thể từ
nước từ nước người bán sang nước người mua hoặc sang nước thứ ba (khi người
mua hàng hóa đó xuất hàng sang nước thứ ba). Tuy nhiên cũng có trường hợp hàng
hóa không chuyển qua biên giới nước người bán nhưng vẫn coi là HĐMBHHQT,
chẳng hạn khi hàng hóa là các sản phẩm trong quá trình đang được chờ gia công.
Một công ty của Mỹ có trụ sở kinh doanh tại Mỹ ký kết hợp đồng với một công ty
14
của Việt Nam về việc mua 100 tấn vải da. Tuy nhiên trong điều khoản giao nhận
hàng hóa lại quy định hàng được giao đến kho hàng của công ty giày Thượng Đình
để chờ gia công tại công ty Giày Thượng Đình. Trong trường hợp này, vải da là đối
tượng của hợp đồng mua bán giữa 02 công ty mà không phải chuyển qua biên giới.
1.2.2.4. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có sự kiện pháp lý phát sinh ở
nước ngoài
Sự kiện pháp lý có thể là việc ký kết hoặc thực hiện hợp đồng diễn ra ở nước
ngoài đối với một hoặc cả hai bên. Nếu hai bên mua và bên bán gặp nhau ở nước
người bán để ký kết hợp đồng thì việc ký kết hợp đồng xảy ra ở nước ngoài đối với
người mua và ngược lại còn nếu hai bên gặp nhau ở nước thứ ba để ký kết hợp đồng
thì việc ký kết hợp đồng xảy ra ở nước ngoài đối với cả hai bên. Trường hợp ký kết
hợp đồng mua bán bằng phương thức giao dịch gián tiếp (chào hàng và chấp nhận
chào hàng), thì hành vi ký kết hợp đồng diễn ra ở hai nước khác nhau (nghĩa là, xảy
ra ở nước ngoài đối với cả hai bên). Tương tự như vậy, trong trường hợp hợp đồng
được thực hiện ở nước ngoài (giao và nhận hàng hóa ở nước ngoài đối với một hoặc
cả hai bên)
Tóm lại, trong các đặc điểm để xác định HĐMBHHQT thì đặc điểm: một
trong các bên hoặc các bên trong hợp đồng có trụ sở thương mại ở nước ngoài hay ở
các nước khác nhau là đặc điểm quan trọng nhất.
1.2.3 Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng nói chung là những căn cứ giúp các bên đạt được mục đích và lợi
ích mong muốn khi tham gia quan hệ hợp đồng đồng thời là căn cứ bảo vệ các
mong muốn hợp lý ấy của các bên, bên cạnh sự bảo vệ thuần túy của pháp luật.
Thường thì không thể hoặc không đạt được mục đích nếu các bên đồng thời ngừng
việc thực hiện những thỏa thuận trong hợp đồng. Chẳng hạn như người mua ký hợp
đồng với người bán ở nước ngoài để mua cà phê theo mức giá nhất định. Thiên tai
bất ngờ làm hỏng rất nhiều cà phê khiến cho mức giá hiện thời hay "giao ngay” tăng
kỷ lục, khiến người bán giao cà phê bị lỗ lớn. Bên bán có thể đã không dự liệu được
việc giá tăng cao như vậy, tuy nhiên với sự thỏa thuận theo hợp đồng, bên mua đã
15
ký hợp đồng có kỳ hạn chủ yếu nhằm giúp họ tránh việc tăng giá đột ngột và hạn
chế những thiệt hại có thể xảy ra. Luật bán hàng của các nước khác nhau có nhiều
cách quy định về cách thức giải quyết các tình huống bất ngờ này nhưng tất cả đều
áp dụng việc phân bổ những rủi ro có thể thấy trong hợp đồng giữa các bên.
Trong giao lưu thương mại cũng như bất kể hoạt động kinh doanh nào với
đối tác bên ngoài đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Đây chính là ràng buộc
pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh. Hợp đồng không chỉ mang lại lợi
ích kinh tế, đôi khi là lợi ích tinh thần cho chính các bên tham gia quan hệ mua bán
quốc tế mà còn mang lại khá nhiều lợi ích cho xã hội. Nó không chỉ làm thúc đẩy
giao lưu, trao đổi hàng hóa phát triển, cung cấp ngày càng đa dạng nhu cầu của nền
kinh tế các quốc gia mà còn giúp cho nền kinh tế thế giới đi tới xu hướng hội nhập
thống nhất. Nhiều chuyên gia kinh tế từng đặt câu hỏi: đâu là yếu tố quan trọng nhất
của một thương vụ làm ăn? Phần lớn câu trả lời nhận được là: tính chặt chẽ và hiệu
lực của hợp đồng. Khi hợp đồng phát sinh hiệu lực nó ràng buộc nghĩa vụ thực hiện
của các bên không thể chối cãi. Khẳng định vai trò của hợp đồng [27], Bill Gates,
trong một lần phỏng vấn các ứng viên thi tuyển vào Microsoft, đã đặt câu hỏi:
“Theo các bạn, đâu là yếu tố duy trì sự ổn định và thành công của các hoạt động
kinh doanh ngày nay?”. Một ứng viên đã trả lời: “Đó là tính chặt chẽ của hợp
đồng”. Nhiều người khi đó đã nghi ngờ sự nghiêm túc trong câu trả lời của ứng
viên này, chỉ duy nhất Bill Gates là không nghĩ như vậy. Ông đã cho ứng viên này
điểm tối đa.
Phân tích trên cho thấy HĐMBHHQT có vai trò rất quan trọng trong hoạt
động kinh doanh, đặc biệt là đối với các thực thể kinh doanh. Một hợp đồng ký kết
hợp pháp làm phát sinh hiệu lực thực hiện và đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham
gia và đáp ứng được mong muốn ban đầu của các bên khi giao kết hợp đồng và thúc
đẩy giao lưu thương mại quốc tế phát triển.
1.3 Khái niệm hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.3.1 Định nghĩa hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Có thể nói, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đều có quy định về hiệu lực
của Hợp đồng chính là các điều kiện để xác định một hợp đồng được coi là hợp
16
pháp, nhưng cách thể hiện các điều kiện này khác nhau và các nhà làm luật cũng sử
dụng các cách thức khác nhau để quy định về hiệu lực của HĐMBHHQT. Xét về
mặt lý luận có một số cách thức sau:
Thứ nhất, quy định trực tiếp các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, nhà làm
luật loại trừ để xác định hợp đồng vô hiệu từ các giao dịch không đủ điều kiện để có
hiệu lực này. Cách quy định này có điểm hạn chế đó là cứng nhắc thừa nhận những
quan hệ hợp đồng tuân thủ các điều kiện pháp luật đưa ra. Nói cách khác, các chủ
thể kinh doanh chỉ được làm những gì pháp luật quy định, loại trừ các giao dịch
chưa đủ điều kiện, hợp đồng vô hiệu đương nhiên. Như vậy pháp luật chưa đề cao
được vai trò chủ động trong hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm của chủ thể
giao kết hợp đồng. Bởi lẽ, trên thực tế, không phải mọi trường hợp hợp đồng ký kết
chưa tuân thủ đầy đủ điều kiện là đã xác định là vô hiệu vì có những điều có thể
chưa đáp ứng nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung hợp đồng đã ký.
Thứ hai là quy định các trường hợp vô hiệu của hợp đồng từ đó suy ra những
trường hợp còn lại (không vi phạm vào điều khoản vô hiệu) thì hợp đồng có hiệu
lực. “Đại diện cho các quốc gia có quy định này là Cộng hòa liên bang Đức và
Nhật bản. Bộ luật dân sự của Công hòa Liên bang Đức và Nhật Bản đã quy định
các trường hợp vô hiệu của hành vi pháp lý trong phần chung mà không quy định
các điều kiện hợp đồng có hiệu lực” [13, tr.58]. Cách quy định này thỏa mãn được
quan điểm lập pháp và hành pháp của cơ chế quản lý kinh tế mới đó là “ chủ thể
kinh doanh được làm những gì pháp luật không cấm” thay vì chỉ được làm những gì
pháp luật quy định.
Thứ ba là quy định cụ thể cả các điều kiện có hiệu lực và điều kiện vô hiệu
của hợp đồng. Đây là cách tiếp cận của Bộ Luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Bộ Luật
Dân sự Việt nam… Giường như đây là cách quy định chặt chẽ hơn cả bởi lẽ cả điều
kiện hiệu lực cũng như các điều kiện vô hiệu của hợp đồng đều được pháp luật ghi
nhận. Trong trường hợp này chủ thể sẽ rất an tâm vì tất cả các trường hợp đều được
pháp luật dự liệu. Tuy nhiên, thực chất cách quy định này cũng không khác cách
thức quy định thứ nhất và do đó vẫn có điểm hạn chế là vừa quy định giới hạn các
17
điều kiện hợp đồng vô hiệu (tức điều kiện cấm) nhưng đồng thời lại quy định cả
điều kiện có hiệu lực buộc phải lựa chọn theo pháp luật dự liệu.
Ở Việt nam trước khi BLDS 2005 ra đời, pháp luật có sự phân biệt giữa hợp
đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và hợp đồng thương mại nên các nhà làm luật có các
phương án tiếp cận khác nhau về điều kiện hiệu lực, vô hiệu hợp đồng trong các
lĩnh vực nói trên. Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định cả điều kiện hiệu lực và các
yếu tố vô hiệu trong giao dịch dân sự (hợp đồng). Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế lại
theo phương án hai, nghĩa là chỉ quy định các trường hợp hợp đồng kinh tế vô hiệu,
còn Luật thương Mại VN 1997, tuy không có quy định chung về điều kiện hiệu lực
cũng như vô hiệu của hợp đồng trong hoạt động thương mại, song cũng quy định
điều kiện hiệu lực của hợp đồng trong một số hợp đồng cụ thể. BLDS 2005 ra đời
đã khắc phục được những hạn chế về sự không thống nhất trong cách quy định về
hiệu lực của hợp đồng nêu trên. Theo đó, giao dịch dân sự nói chung có hiệu lực
khi đáp ứng đủ các điều kiện như : người tham gia giao dịch có năng lực hành vi
dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Giao dịch
dân sự mà vi phạm một trong các điều kiện này sẽ bị coi là vô hiệu. Đồng thời,
BLDS 2005 cũng quy định các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Như vậy pháp
luật Việt Nam quy định về hiệu lực của hợp đồng theo cách vừa dự liệu cụ thể các
điều kiện cần và đủ để giao dịch/ hợp đồng có hiệu lực vừa quy định các trường
hợp, điều kiện vô hiệu của hợp đồng. Đây là những quy định khá chặt chẽ.
Đề cập đến việc xác định hiệu lực của một hợp đồng không chỉ xác định xem
nội dung thỏa thuận/ hợp đồng đó có hợp pháp/ trái quy định của pháp luật hay
không? Mà còn xem xét hợp đồng đó có hiệu lực từ thời điểm nào? Và ở đâu?. Về
nguyên tắc, khi thỏa thuận của hợp đồng được hình thành hợp pháp sẽ ràng buộc
các bên tham gia giao kết hợp đồng mà không phụ thuộc vào điều kiện về hình thức,
thủ tục hợp đồng, trừ trường hợp ngoại lệ. Bất kỳ một hoặc các bên trong hợp đồng
nếu vi phạm những quy định về điều kiện hiệu lực hợp đồng mà pháp luật quy định
sẽ làm cho hợp đồng bị vô hiệu, không phát sinh quyền và nghĩa vụ mà các bên đã