Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Vấn đề khai thác chung giữa Việt Nam và các nước trong khu vực biển Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 133 trang )





MỤC LỤC



Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC CHUNG
8
1.1.
1.1.1.
1.1.2.

1.2
1.2.1.
1.2.1.1.
1.2.1.2.
1.2.2.
1.2.2.1.
1.2.2.2.
1.2.2.3.
1.2.3.
1.2.3.1.
1.2.3.2.
1.2.3.3.
1.2.3.4.
1.3.


1.4.

1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
Lịch sử vấn đề khai thác chung
Khái quát lịch sử phát triển của Luật biển quốc tế
Vấn đề khai thác chung trong tiến trình phát triển của
Luật biển quốc tế
Khái niệm về khai thác chung
Định nghĩa về khai thác chung
Các quan niệm về khai thác chung
Định nghĩa và đặc điểm của khai thác chung
Phân loại khai thác chung
Căn cứ vào đối tượng khai thác chung
Căn cứ vào chủ thể của quan hệ khai thác chung
Căn cứ vị trí của vùng khai thác chung
Nội dung của thỏa thuận khai thác chung
Xác định vùng khai thác chung
Xác định đối tượng khai thác chung
Thỏa thuận về cơ chế hợp tác và các vấn đề có liên quan
Thỏa thuận về phân chia lợi nhuận
Vai trò của khai thác chung
Cơ sở pháp lý của khai thác chung trong Luật quốc
tế hiện đại
Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
Các điều ước quốc tế về khai thác chung
8
8

15

21
21
21
25
29
29
31
32
32
32
33
34
37
38
39

40
41
44




1.4.4.

Phán quyết của Tòa án quốc tế và khuyến nghị của Ủy
ban hòa giải
45


Kết luận chương 1
46
Chương 2. KHAI THÁC CHUNG GIỮA VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG KHU VỰC BIỂN ĐÔNG
48
2.1.

2.1.1.
2.1.2.
2.2.

2.2.1.

2.2.1.1.
2.2.1.2.
2.2.1.3.
2.2.2.

2.2.2.1.
2.2.2.2.
2.2.2.3.
2.2.2.4.
2.2.3.

2.2.3.1.
2.2.3.2.
2.2.3.3.
2.2.3.4.
Biển Đông và vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên

Biển Đông
Vị trí chiến lược của Biển Đông
Vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
Các thoả thuận liên quan đến khai thác chung giữa
Việt Nam và các quốc gia trên Biển Đông
Hiệp định về vùng nước lịch sử chung giữa Việt Nam và
Campuchia năm 1982
Lịch sử hình thành Hiệp định
Nội dung cơ bản của Hiệp định
Đánh giá chung
Thoả thuận ghi nhớ về khai thác chung dầu khí giữa Việt
Nam và Ma-lay-xia năm 1992
Lịch sử hình thành Thoả thuận ghi nhớ
Nội dung cơ bản của Thoả thuận ghi nhớ
Thực tiễn thực thi Thỏa thuận ghi nhớ
Đánh giá chung
Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt
Nam và Trung Quốc năm 2000
Lịch sử hình thành Hiệp định
Nội dung cơ bản của Hiệp định và Nghị định thư bổ sung
Thực tiễn thực thi Hiệp định và Nghị định thư bổ sung
Đánh giá chung
48

48
50
58

58


58
60
60
62

62
63
66
68
71

71
72
74
77
Kết luận chương 2
79




Chương 3. TRIỂN VỌNG KHAI THÁC CHUNG VÀ MỘT
SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC KÝ KẾT, THỰC HIỆN CÁC
THỎA THUẬN KHAI THÁC CHUNG CỦA VIỆT NAM
TRÊN BIỂN ĐÔNG
81



3.1.


3.1.1.

3.1.1.1.
3.1.1.2
3.1.1.3
3.1.1.4.
3.1.2.

3.1.3.
3.2.

3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.

3.2.4.
3.2.5.

3.3.

3.3.1.

Triển vọng khai thác chung giữa Việt Nam với các
quốc gia trong khu vực Biển Đông
Triển vọng khai thác chung ở Vịnh Thái Lan và Nam
Biển Đông
Khai thác chung với Campuchia
Khai thác chung với Thái Lan
Khai thác chung ba bên Việt Nam - Ma-lay-xia - Thái Lan

Khai thác chung với In-đô-nê-xia
Triển vọng khai thác chung ở khu vực Vịnh Bắc Bộ với
Trung Quốc
Triển vọng khai thác chung ở khu vực Trường Sa
Yếu tố chi phối việc ký kết và thực thi các thỏa thuận
khai thác chung của Việt Nam
Sự phát hiện các tiềm năng tài nguyên biển
Nhu cầu sử dụng tài nguyên dầu khí của thế giới
Năng lực của Việt Nam về tài chính, kỹ thuật, nguồn
nhân lực
Tình hình giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
Chính sách và luật pháp của Nhà nước liên quan đến vấn
đề khai thác chung
Một số đề xuất đối với việc đàm phán và ký kết các
thỏa thuận khai thác chung của Việt Nam
Hoàn thiện chính sách quốc gia về biển, trong đó xác
định hợp tác khai thác chung tài nguyên biển là một
81

82

82
83
83
84
85

87
88


88
90
91

93
96

99

99






3.3.2.

3.3.3.

trong các nội dung của vấn đề hợp tác cùng phát triển
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đàm phán, ký kết và
thực thi các thoả thuận khai thác chung
Một số đề xuất với các khu vực có triển vọng khai thác
chung

103

107
Kết luận chương 3

114
KẾT LUẬN
115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC PHỤ LỤC












NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Công ước 1982: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
ĐQKT : Đặc quyền kinh tế
LHQ : Liên hợp quốc
KTC : Khai thác chung
Nxb : Nhà xuất bản
PSCs : Production Sharing Contracts
TLĐ : Thềm lục địa
XHCN : Xã hội chủ nghĩa



1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (Công ước 1982)
có hiệu lực kể từ ngày 16-11-1994 đã thiết lập một trật tự pháp lý mới trên
biển, mở rộng đáng kể chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển
đối với các vùng biển kề cận, đặc biệt là quyền chủ quyền đối với vùng đặc
quyền kinh tế (ĐQKT) và thềm lục địa (TLĐ). Tuy nhiên, ở những vùng biển
hẹp, giữa các quốc gia có bờ biển kề cận hoặc đối diện sẽ có sự chồng lấn
theo các yêu sách về lãnh hải, vùng ĐQKT và TLĐ, đặt ra cho các quốc gia
ven biển nhiệm vụ phải cùng thỏa thuận về phân định biển để xác định các
đường ranh giới trên biển. Quá trình đàm phán để có được thỏa thuận cuối
cùng về phân định biển thường rất phức tạp và kéo dài, trong nhiều trường
hợp các quốc gia hữu quan phải nhờ đến sự phán quyết của các cơ quan tài
phán quốc tế.
Một trong các lý do dẫn đến các tranh chấp về phân định biển là lợi ích
tài nguyên to lớn do biển mang lại. Trong điều kiện tranh chấp chưa được giải
quyết, việc từng quốc gia đơn phương khai thác tài nguyên thiên nhiên trong
vùng tranh chấp là không thể thực hiện được. Mặc dù vậy, các quốc gia có thể
tạm gác tranh chấp để đi đến một thoả thuận tạm thời hợp tác khai thác chung
(KTC) tài nguyên ở khu vực biển chồng lấn yêu sách. Đây là một phương án
khả thi, phù hợp với khuyến nghị tại Điều 74 và Điều 83 Công ước 1982 về
việc các quốc gia ven biển, trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, cần cố gắng xác
lập các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn (provisional arrangements of a
practical nature) trong giai đoạn quá độ của việc phân định vùng ĐQKT và
TLĐ [26]. KTC tài nguyên biển là một trong các biện pháp dàn xếp tạm thời
có tính chất thực tiễn hữu hiệu, đã được các quốc gia ven biển vận dụng để
thúc đẩy việc khai thác các nguồn tài nguyên trong khi chờ đợi một thoả


2

thuận cuối cùng về phân định biển. Đồng thời, KTC còn có thể áp dụng để
hợp tác khai thác tài nguyên ở cả những vùng biển đã có thỏa thuận phân
định, bởi lẽ, biển là môi trường đồng nhất, ranh giới trên biển (nếu đã được
xác lập) có ý nghĩa chủ yếu về mặt địa lý và pháp lý.
Biển Đông được bao bọc bởi 9 quốc gia (gồm Trung Quốc, Phi-lip-pin,
Ma-lay-xia, Bruney, In-đô-nê-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Campuchia, Việt
Nam) và 1 vùng lãnh thổ (Đài Loan), và là biển nửa kín rìa Thái Bình Dương,
giàu có về tài nguyên. Có nhiều tranh chấp phức tạp về phân định biển và chủ
quyền biển đảo là một đặc điểm nổi bật hiện nay của Biển Đông, phức tạp
nhất vẫn là tranh chấp chủ quyền đối quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường
Sa và các vùng biển kề cận. Việc giải quyết các tranh chấp gặp nhiều khó
khăn, không thể nhanh chóng được. Song song với quá trình đàm phán phân
định biển, các quốc gia trong khu vực Biển Đông đều có chủ trương hướng
đến hợp tác KTC tài nguyên biển. Cho đến nay, KTC ở khu vực Biển Đông
đã có thực tiễn và triển vọng KTC trong khu vực Biển Đông là rất đáng kể.
Là một quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam cũng đang phải đối diện với
các tranh chấp song phương và đa phương phức tạp về chủ quyền biển đảo.
Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về phân
định biển: ký kết Hiệp định với Thái Lan về phân định ranh giới trên biển
giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan (năm 1997), Hiệp định phân định Vịnh
Bắc Bộ với Trung Quốc (năm 2000), Hiệp định phân định TLĐ với In-đô-nê-
xia (năm 2003). Cùng với phân định biển, Việt Nam đã ký kết và cùng với các
bên ký kết đang thực thi một số thỏa thuận KTC: hợp tác nghề cá trong Vịnh
Bắc Bộ với Trung Quốc (năm 2000), KTC dầu khí ở khu vực chồng lấn yêu
sách TLĐ với Ma-lay-xia (năm 1992), và hợp tác quản lý, tuần tra chung với
Campuchia trong vùng nước lịch sử chung (năm 1982). Những thành tựu đó
thể hiện Việt Nam là quốc gia đi đầu trong khu vực về thực thi Công ước

1982 và chủ trương giải quyết hòa bình các vấn đề trên biển.

3

Tương lai trước mắt cũng như trong một, hai thập kỷ tới, xuất phát từ
yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, bối cảnh giải quyết tranh chấp trên Biển
Đông, căn cứ thực tiễn, xu hướng phát triển và pháp luật quốc tế, Việt Nam
cùng với các quốc gia láng giềng trên biển sẽ hướng đến việc tiếp tục ký kết
và thực thi các thỏa thuận hợp tác KTC. Việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển
lý luận khoa học về KTC là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn,
đặc biệt là xây dựng cơ sở lý luận cho việc đàm phán, ký kết và thực thi các
thỏa thuận KTC của Việt Nam cho phù hợp với các điều kiện thực tế. Đó là lý
do chủ yếu để tác giả lựa chọn nghiên cứu “Vấn đề khai thác chung giữa
Việt Nam và các nước trong khu vực Biển Đông” làm đề tài cho luận văn
thạc sĩ luật học của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cho đến nay, vấn đề KTC đã được các nhà khoa học, các luật sư ở
nhiều quốc gia có nền khoa học pháp lý và công pháp quốc tế phát triển quan
tâm nghiên cứu, có nhiều tài liệu nghiên cứu về KTC đã được công bố. Trong
số các tác phẩm đó, ấn bản năm 1990 của Viện Luật quốc tế và Luật So sánh
của Anh quốc với tiêu đề “Joint development at offshore Oil and Gas - a
model Agreement for joint development with explaratoty commentary” (lược
dịch sang tiếng Việt là Khai thác chung dầu và khí xa bờ - bản thỏa ước mẫu
thực hiện khai thác chung, có bình luận giải thích) được đánh giá là ấn phẩm
giới thiệu cách xử lý hàm súc và chi tiết nhất về chủ đề KTC dầu và khí xa bờ
[33]. Ở Việt Nam, một số nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu công lập cũng
đã nghiên cứu và bình luận về chủ đề hợp tác KTC và thực tiễn KTC của Việt
Nam với các nước trong một số công trình nghiên cứu tổng hợp về biển, nhiều
nhất là các nghiên cứu của Ủy ban Biên giới - Bộ Ngoại giao. Gần đây nhất,
chuyên khảo xuất bản năm 2006 với tiêu đề “Chính sách, pháp luật biển của

Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững”- công trình nghiên cứu công phu

4

của nhiều tác giả, do Trung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế - Khoa Luật -
ĐHQGHN giữ bản quyền cũng đã có bình luận về chủ đề này.
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt, toàn diện về chủ
đề Khai thác chung giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Biển Đông
được công bố ở Việt Nam. Kế thừa và tiếp thu những kết luận của các nghiên
cứu trước đây, tác giả tiếp tục nghiên cứu đề tài này với hy vọng có được sản
phẩm nghiên cứu đầy đủ và toàn diện hơn, có những đóng góp nhất định về
mặt lý luận đối với việc đàm phán, ký kết và thực thi các thỏa thuận KTC của
Việt Nam trong tương lai.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Góp phần bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và vai trò
của KTC trong đời sống pháp lý quốc tế.
- Nghiên cứu các thỏa thuận về KTC mà Việt Nam đã ký kết và đang
thực hiện.
- Bình luận về các yếu tố chi phối đối với việc ký kết và thực thi các
thỏa thuận KTC.
- Đánh giá về triển vọng KTC giữa Việt Nam và các quốc gia khác
trong khu vực Biển Đông.
- Đưa ra một số đề xuất cụ thể đối với việc đàm phán, ký kết và thực thi
các thỏa thuận KTC của Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được các mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số tác phẩm chính về KTC hoặc có liên quan đến chủ
đề KTC, một số Hiệp định về KTC để tổng hợp thành các vấn đề lý luận và
thực tiễn của KTC, từ đó phân tích các đặc điểm và đưa ra định nghĩa thể hiện

bản chất pháp lý của KTC, phân loại KTC.

5

- Nghiên cứu ba thỏa thuận về KTC mà Việt Nam đã ký kết với Trung
Quốc, Ma-lay-xia và Campuchia để có thêm những bình luận về ý nghĩa, nội
dung và bài học rút ra từ thực tiễn ký kết và thực thi các thỏa thuận đó.
- Khái quát đặc điểm và tình hình của Biển Đông, đánh giá triển vọng
KTC, từ đó phân tích các yếu tố chi phối trong hoàn cảnh thực tế của Việt
Nam đối với việc đón nhận triển vọng KTC trong tương lai.
- Trên cơ sở các nội dung trên, luận văn đưa ra một số đề xuất đối với
việc đàm phán, ký kết và thực thi các thỏa thuận KTC của Việt Nam với các
quốc gia khu vực Biển Đông, để các thỏa thuận KTC đạt được kết quả như
mục đích bản chất vốn có, đáp ứng yêu cầu khách quan và phù hợp với điều
kiện thực tế của Việt Nam.
4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
- Nội dung cơ bản của luật biển quốc tế về nghĩa vụ pháp lý của quốc
gia ven biển liên quan đến vấn đề phân định biển, khai thác tài nguyên biển và
bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu tổng quan về KTC (cơ sở lý luận, cơ sở
thực tiễn, vai trò của KTC);
- Các thỏa thuận KTC điển hình của các quốc gia trên thế giới và của
Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực Biển Đông;
- Bối cảnh và triển vọng KTC trong khu vực Biển Đông; phân tích các
yếu tố chi phối đến việc đàm phán, ký kết và thực thi các thỏa thuận KTC của
Việt Nam trong tương lai. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số đề xuất đối
với việc ký kết, thực hiệc các thỏa thuận KTC của Việt Nam trên Biển Đông.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận khoa học của triết
học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phương

pháp nghiên cứu cụ thể để giải quyết các vấn đề của đề tài chủ yếu là: phương

6

pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp đối chiếu và so sánh, phương pháp
lịch sử…
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Nội dung của luận văn kế thừa một phần các kết luận của các công
chính nghiên cứu khoa học trước đó được liệt kê trong Danh mục Tài liệu
tham khảo. Đồng thời, luận văn có những đóng góp khoa học mới, đó là:
- Khái quát lý luận và thực tiễn của KTC, phân tích các đặc điểm cơ
bản của KTC dưới góc nhìn của khoa học luật quốc tế hiện đại.
- Tổng hợp các đánh giá và có đánh giá thêm đối với các thỏa thuận về
KTC mà Việt Nam đã ký kết và đang thực thi.
- Làm rõ sự cần thiết khách quan của việc Việt Nam tiếp tục hướng đến
xác lập các thỏa thuận KTC với các quốc gia trong khu vực Biển Đông. Phân
tích các yếu tố chi phối đối với việc đàm phán, ký kết và thực thi các thỏa
thuận KTC trong điều kiện hiện nay của Việt Nam.
- Đề xuất về việc: KTC có thể được xác định là một biện pháp của vấn
đề hợp tác cùng phát triển trong chính sách quốc gia về biển của Việt Nam;
chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc đàm phán, ký kết và thực thi các
thỏa thuận KTC; nêu các phương án về hợp tác KTC trong tương lai với từng
khu vực có triển vọng KTC trên Biển Đông có liên quan đến Việt Nam .
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm ba chương:
Chƣơng 1. Tổng quan về khai thác chung
1.1. Lịch sử vấn đề khai thác chung
1.2. Khái niệm về khai thác chung
1.3. Vai trò của khai thác chung

1.4. Cơ sở pháp lý của khai thác chung trong Luật quốc tế hiện đại

7

Kết luận chương 1
Chƣơng 2. Khai thác chung giữa Việt Nam và một số quốc gia
trong khu vực Biển Đông

2.1. Biển Đông và vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
2.2. Các thoả thuận liên quan đến khai thác chung giữa Việt Nam và
các quốc gia trên Biển Đông
Kết luận chương 2
Chƣơng 3. Triển vọng khai thác chung và một số đề xuất đối với
việc ký kết, thực hiện các thỏa thuận khai thác chung của Việt Nam trên
Biển Đông
3.1. Triển vọng khai thác chung giữa Việt Nam với các quốc gia trong
khu vực Biển Đông
3.2. Yếu tố chi phối việc ký kết và thực thi các thỏa thuận khai thác
chung của Việt Nam
3.3. Một số đề xuất đối với việc đàm phán và ký kết các thỏa thuận khai
thác chung của Việt Nam
Kết luận chương 3

8

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC CHUNG
1.1. Lịch sử vấn đề khai thác chung
1.1.1. Khái quát lịch sử phát triển của Luật biển quốc tế
Hành tinh của chúng ta có đến 71% bề mặt là biển và đại dương, chiếm

khoảng 362 triệu km
2
. Từ lâu, con người đã quan tâm đến biển và coi biển là
một nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng, khai thác sử dụng biển cho hàng
hải và các cuộc viễn chinh đến những miền đất mới. Cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những
lợi ích to lớn của biển, về tầm quan trọng của việc chinh phục biển, khai thác
tài nguyên và lợi thế của biển phục vụ cho nhu cầu của mình.
Biển gồm các phần chính: nước, TLĐ, đáy đại dương, và vùng trời trên
biển. Khối lượng nước biển chiếm 97,3% toàn bộ nước của trái đất. Nước
biển chứa đựng nhiều tài nguyên sinh vật biển quý giá cũng như hoà tan rất
nhiều tài nguyên không sinh vật. TLĐ chứa đựng 90% trữ lượng dầu khí
ngoài khơi, ngoài ra TLĐ còn có các tài nguyên khác như cát, sỏi, san hô,
ngọc trai, than… cũng như các tài nguyên có nguồn gốc từ đất liền do các con
sông và hiện tượng sói lở bờ biển đưa ra. Tài nguyên ở đáy đại dương được
biết đến là các quặng đa kim chứa đồng, coban, ti tan, chủ yếu là sắt và
mangan. Biển còn có các giá trị khác như công nghiệp giải trí, giao thông vận
tải, thông tin, điều hoà khí hậu và hấp thụ tiêu thụ chất thải… Biển là môi
trường thông thương, và mang lại cho con người nguồn thực phẩm quan
trọng, biển đóng vai trò không thể thiếu đối với sự phát triển của con người.
Lịch sử hình thành và phát triển của Luật biển cho đến hiện nay phản
ánh cuộc đấu tranh và điều hoà giữa hai nguyên tắc lớn: tự do biển cả và chủ
quyền của quốc gia trên biển. Nguyên tắc tự do biển cả tuyệt đối được xây
dựng và ủng hộ dựa trên quan niệm tài nguyên biển là vô tận. Khi con người

9

nhận thức được tài nguyên đó không phải là không cạn kiệt nếu như không
bảo vệ và tái sinh chúng, thì một cách duy nhất có thể thực hiện được là thiết
lập một trật tự pháp lý đi ngược lại với nguyên tắc tự do biển cả tuyệt đối.

Đặc biệt là sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, với sự thay đổi về kinh tế và
chính trị trên thế giới, sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm thay đổi sâu sắc
khả năng khai thác biển, đã đặt ra nhu cầu thiết lập một trật tự pháp lý trên
biển mang tính toàn cầu.
Hội nghị pháp điển hoá luật quốc tế được tổ chức tại La Haye từ ngày
13-3 đến 12-4-1930 với 47 quốc gia tham dự có một trong ba nội dung chính
là pháp điển hóa luật biển để bàn về các vấn đề: nguyên tắc tự do hàng hải,
chế độ pháp lý của lãnh hải, đường cơ sở, quy định qua lại không gây hại của
tàu thuyền và chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải. Hội nghị đã thất bại
trong việc đưa ra một chiều rộng lãnh hải chung, nhưng đạt được hai nội dung
rất quan trọng là: (i) công nhận các quốc gia ven biển có một lãnh hải rộng ít
nhất 3 hải lý thuộc chủ quyền quốc gia, và (ii) công nhận quốc gia ven biển có
một vùng tiếp giáp lãnh hải. Kết quả của Hội nghị là đưa đến mối quan tâm
của các quốc gia về việc tiếp tục hoàn thiện pháp điển hoá luật biển quốc tế.
LHQ được thành lập năm 1945 đã tạo điều kiện cho quá trình pháp điển
hoá luật biển quốc tế bằng việc khuyến khích sự phát triển tích cực của luật
pháp quốc tế và pháp điển hoá luật pháp quốc tế. Điều 13.1 Hiến chương Liên
hợp quốc (LHQ) quy định Đại hội đồng tổ chức nghiên cứu và thông qua
những kiến nghị nhằm … thúc đẩy việc pháp điển hoá và sự phát triển của
luật quốc tế theo hướng tiến bộ [28, tr 174]. Đến nay, LHQ đã tổ chức ba hội
nghị quốc tế để pháp điển hóa luật biển quốc tế.
Hội nghị lần thứ nhất của LHQ về luật biển năm 1958 (từ ngày 24-2
đến 29-4) tại Giơnevơ có kết quả là sự ra đời của 4 Công ước quốc tế liên
quan đến biển: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (có hiệu lực

10

kể từ ngày 10-9-1964, 48 quốc gia thành viên); Công ước về biển cả (có hiệu
lực kể từ ngày 10-9-1962, 59 quốc gia thành viên); Công ước về đánh cá và
bảo tồn các tài nguyên sinh vật của biển cả (có hiệu lực kể từ ngày 20-3-1966,

36 quốc gia thành viên); Công ước về TLĐ (có hiệu lực kể từ ngày 10-6-
1964, 54 quốc gia thành viên). Các Công ước Giơnevơ 1958 đã pháp điển hoá
rất nhiều các tập quán (tự do biển cả, chế độ hàng hải, qua lại không gây hại,
chế độ nội thuỷ, chế độ lãnh hải) và đưa ra một số khái niệm mới như bảo tồn
các nguồn tài nguyên sinh vật của biển cả, TLĐ…[30, tr 17-18]. Tuy nhiên,
số lượng quốc gia thành viên còn ít, các Công ước vẫn thất bại trong việc
thống nhất chiều rộng lãnh hải và xác định ranh giới của TLĐ.
Hội nghị lần thứ hai của LHQ về luật biển được tổ chức tại Giơnevơ từ
ngày 17-3 đến 26-4 năm 1960 đặt mục tiêu xem xét chiều rộng lãnh hải và
ranh giới của vùng đánh cá. Tuy nhiên, hội nghị không đạt được sự nhất trí
giữa các quốc gia về chiều rộng của lãnh hải.
Ngày 17-8-1967, Đại sứ Malta tại LHQ - Arvid Pardo - đã đưa ra đề
nghị tại phiên họp thứ 22 của Đại hội đồng LHQ coi vùng biển nằm ngoài
quyền tài phán của các quốc gia là di sản chung của nhân loại. Đề nghị đó đã
nhận được sự ủng hộ của các quốc gia thành viên LHQ và được ghi nhận tại
Nghị quyết 2749 của Đại hội đồng LHQ ngày 17-12-1970 “Tuyên bố về các
nguyên tắc quản lý đáy biển và đại dương cũng như các lòng đất của chúng
nằm ngoài ranh giới quyền tài phán quốc gia”. Các sáng kiến này đã mở ra
việc chuẩn bị cho một hội nghị mới về luật biển (thời gian trù bị diễn ra trong
5 năm từ năm 1967 đến năm 1972). Ngày 16-11-1973, Đại hội đồng LHQ
bằng Nghị quyết 3067 đã quyết định triệu tập hội nghị lần thứ ba về luật biển
nhằm thông qua một công ước giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến biển.
Hội nghị lần thứ ba của LHQ về Luật biển được tổ chức từ năm 1973 đến năm
1982 với 9 năm đàm phán và 11 khoá họp. Công ước của Liên hợp quốc về

11

Luật biển năm 1982 đã được bỏ phiếu (130 phiếu thuận, 4 phiếu chống và 17
phiếu trắng), được ký kết tại Montego - Bay Jamaica ngày 10-12-1982 bởi
117 quốc gia (trong đó có Việt Nam), đảo Cook (quốc gia tự trị liên kết) và

Fiji đã phê chuẩn và nộp lưu chiểu cùng ngày. Mỹ và số đông các quốc gia
công nghiệp phát triển (trừ Cộng hoà Pháp) không ký kết Công ước 1982,
phản đối phần XI quy định về Vùng di sản chung của loài người và thể thức
điều hành của cơ quan quyền lực Vùng (Cơ quan quyền lực đáy đại dương).
Công ước 1982 có hiệu lực kể từ ngày 16-11-1994, 12 tháng sau ngày
Guyana - quốc gia thứ 60 - phê chuẩn theo quy định tại Điều 308. Công ước
bao gồm 17 phần với 320 điều, 9 phụ lục và 4 nghị quyết kèm theo, là một
văn kiện quốc tế tổng hợp toàn diện, bao quát tất cả những vấn đề quan trọng
nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương, quy định quyền lợi và nhiệm vụ
về nhiều mặt của mọi quốc gia (có biển hoặc không có biển) đối với từng
vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như đối với vùng
biển quốc tế. Để Công ước 1982 thực sự mang tính phổ thông, có sự tham gia
của đông đảo các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc, chấp nhận toàn diện
Công ước, Ngày 29-7-1994 “Hiệp định về việc thực hiện phần XI của Công
ước LHQ về Luật biển ngày 10 tháng 12 năm 1982” được thông qua (cho
phép thay đổi một số nội dung của Phần XI Công ước 1982 nhưng không thay
đổi nguyên tắc chính là mọi hoạt động trong Vùng là vì lợi ích của toàn thể
loài người), theo đó các quốc gia thành viên cam kết thực hiện Phần XI -
Công ước 1982 theo đúng nội dung của Hiệp định. Lời nói đầu khẳng định
việc ký kết Hiệp định có mục đích là mong muốn tạo thuận lợi cho việc tham
gia đầy đủ của thế giới vào Công ước 1982.
Thành công của Công ước 1982 thể hiện tính đúng đắn và tiến bộ, được
sự ủng hộ của đa số về các tư tưởng, nguyên tắc và mục đích của một trật tự
mới cho các vùng biển và đại dương. Phần lớn các quốc gia không tham gia

12

bỏ phiếu sau đó cũng đã ký vào Công ước 1982 [28, tr 19-20]. Bên cạnh quy
định các phương pháp có thể áp dụng xác định đường cơ sở tính chiều rộng
lãnh hải, Công ước 1982 quy định chế độ pháp lý về các vùng biển thành 3

loại: (i) các vùng biển thuộc chủ quyền của các quốc gia ven biển (nội thuỷ và
lãnh hải); (ii) các vùng biển thuộc quyền tài phán (quyền chủ quyền) của quốc
gia ven biển (tiếp giáp lãnh hải, ĐQKT và TLĐ); (iii) biển cả và vùng, trong
đó các quốc gia có biển hay không có biển đều được hưởng quyền tự do biển
cả, đặt dưới quyền quản lý của Cơ quan quyền lực Vùng
- Công ước 1982 quy định hai phương pháp mà quốc gia ven biển có
thể áp dụng hoặc kết hợp áp dụng để xác định đường cơ sở đó là: đường cơ sở
thông thường và đường cơ sở thẳng tuỳ thuộc vào địa lý bờ biển. Đường cơ sở
do quốc gia ven biển tự xác định phù hợp với quy định của Công ước 1982 và
công bố, thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn, và đó là căn cứ để xác định lãnh hải
cùng như các vùng biển khác. Đối với phương pháp xác định đường cơ sở
thẳng, Điều 7.6 Công ước 1982 quy định phương pháp xác định đường cơ sở
thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc
gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng ĐQKT.
- Nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải (trừ nội thuỷ của quốc gia quần đảo được xác định theo
Điều 50 Công ước 1982). Trong nội thuỷ, quốc gia thực hiện chủ quyền của
mình như trên đất liền, trừ trường hợp quy định tại Điều 8.2 Công ước 1982
quy định quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền áp dụng đối với vùng
nước trước đây chưa được coi là nội thuỷ nhưng được gộp vào nội thuỷ do
vạch đường cơ sở thẳng quy định tại Điều 7 Công ước.
- Lãnh hải là vùng biển rộng 12 hải lý bên ngoài và tính từ đường cơ
sở, quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải nhưng không phải là tuyệt
đối như chủ quyền đối với nội thuỷ. Công ước 1982 thừa nhận quyền qua lại

13

không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven
biển. Điều 15 Công ước 1982 quy định nguyên tắc hoạch định ranh giới lãnh
hải giữa các quốc gia có bờ biển kề cận hoặc đối diện nhau là không quốc gia

nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm
trên đó cách đều các điểm gần nhất các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải của các quốc gia, trừ khi có thoả thuận ngược lại và trừ trường hợp
có danh nghĩa lịch sử hoặc hoàn cảnh đặc biệt khác cần hoạch định ranh giới
lãnh hải một cách khác.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển bên ngoài và kề cận với lãnh hải
có chiều rộng là 12 hải lý (24 hải lý tính từ đường cơ sở). Trong vùng tiếp
giáp lãnh hải, quốc gia ven biển có quyền thực hiện các hoạt động kiểm soát
cần thiết để ngăn ngừa và/hoặc xử lý những vi phạm pháp luật về hải quan,
thuế, nhập cư… trên lãnh thổ hoặc lãnh hải của mình.
- Vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh
hải và tiếp liền với lãnh hải không mở rộng quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối
với vùng ĐQKT, các quốc gia khác có biển hay không có biển đều được
hưởng quyền nhất định (tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp
và ống dẫn ngầm) trong vùng ĐQKT của quốc gia ven biển. Điều 56 Công
ước 1982 quy định, trong vùng ĐQKT, quốc gia ven biển có (i) các quyền
thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên
thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước trên đáy biển, của
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm
thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế như sản xuất năng lượng từ
nước, hải lưu, gió; (ii) quyền tài phán theo quy định của Công ước về việc lắp
đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình, nghiên cứu khoa học
biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển…

14

- Thềm lục địa (TLĐ) là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm
bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh
thổ đất liền của quốc gia ven biển cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến

cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài
của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục
địa của quốc gia ven biển kéo dài quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, quốc gia
ven biển có thể xác định ranh giới ngoài của TLĐ tới một khoảng cách không
quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500m một
khoảng cách không quá 100 hải lý. Quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ
quyền đối với TLĐ về việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của
mình - đây là đặc quyền của quốc gia ven biển không phụ thuộc vào việc
chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa cũng như bất cứ một tuyên bố rõ ràng nào.
Các quốc gia khác đều có quyền đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở TLĐ nhưng
phải thoả thuận với quốc gia ven biển của tuyến đường đi của ống dẫn hoặc
cáp; quyền tự do hàng hải, hàng không theo quy định của Công ước 1982.
- Biển cả là vùng biển nằm ngoài các vùng biển thuộc chủ quyền và
quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển. Tất cả các quốc gia dù có biển
hay không có biển đều được hưởng các quyền tự do hàng hải, tự do hàng
không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tự do xây dựng các đảo nhân tạo,
tự do đánh bắt hải sản và tự do nghiên cứu khoa học biển…
- Vùng là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài các vùng biển
thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển. Tài nguyên ở
Vùng thuộc di sản chung của nhân loại mà việc khai thác chúng được thực
hiện theo quy định của Cơ quan quyền lực Vùng (Cơ quan quyền lực đáy đại
dương) vì các mục đích quy định tại Công ước 1982, bảo đảm phân chia công
bằng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, những lợi ích tài chính và lợi ích
kinh tế khác.

15

1.1.2. Vấn đề khai thác chung trong tiến trình phát triển của Luật
biển quốc tế
Công ước 1982 - thành quả của cuộc đấu tranh thiết lập một trật tự

pháp lý mới, công bằng và có lợi cho các quốc gia ven biển - đã mở rộng đáng
kể chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển, đặc biệt là quyền
chủ quyền đối với vùng ĐQKT và TLĐ. Nhiều quốc gia ở xa nhau địa lý về
lãnh thổ đất liền trở thành láng giềng trên biển. Thực tế, ngay từ khi Công ước
1982 chưa có hiệu lực, các quốc gia ven biển đã vận dụng các nội dung của
Công ước 1982 để tuyên bố khẳng định và mở rộng quyền tài phán của mình
đối với các vùng biển kề cận.
Công ước 1982 đặt ra nhiệm vụ mới và khó khăn: xác định các đường
biên giới trên biển [32, tr 186]. Ở những vùng biển hẹp, giữa các quốc gia có
bờ biển kề cận hoặc đối diện sẽ có sự chồng lấn theo các yêu sách về lãnh hải,
vùng ĐQKT và TLĐ. Phân định biển là quá trình đàm phán giữa các quốc gia
để giải quyết vấn đề chồng lấn này. Thực tế, mỗi quốc gia đều cố gắng vận
dụng và giải thích Công ước 1982 theo hướng mang lại lợi ích tối đa cho
mình khi đưa ra yêu sách về chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng
biển, dẫn đến bất đồng giữa các quốc gia ven biển về việc áp dụng Công ước
1982 trong nhiều vụ việc. Phân định biển liên quan trực tiếp đến chủ quyền và
lợi ích lâu dài của các quốc gia, nên là vấn đề không dễ dàng được thoả hiệp
hay nhượng bộ. Công ước 1982 chưa quy định đủ cơ sở pháp lý để các quốc
gia có thể dễ dàng đi đến thoả thuận phân định các vùng biển có tranh chấp,
do đó quá trình đàm phán để đi đến thỏa thuận cuối cùng về phân định biển
thường rất phức tạp và kéo dài, nhiều trường hợp các quốc gia hữu quan phải
nhờ đến sự phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế. Nhiều tài liệu nghiên
cứu cho rằng, trên thế giới có trên 400 vùng biển cần phải được phân định.
Theo hai nhà nghiên cứu Blake và Swarbrick, tính đến năm 1996, chỉ có 136

16

đường phân định biển đã được xác định toàn bộ hay từng phần (bằng thoả
thuận trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phán quyết của Toà án hay Trọng
tài) trong số 379 đường ranh giới cần phải phân định trên toàn thế giới, như

vậy vẫn còn khoảng 2/3 số đường ranh giới chưa được phân định. [33, tr 6]
Một trong các lý do dẫn đến các tranh chấp về phân định biển là các
quốc gia ven biển đều thực sự ý thức sâu sắc được sự lợi ích về tài nguyên do
biển mang lại. Khai thác tài nguyên thiên nhiên biển có vai trò quan trọng đối
với bất kỳ quốc gia ven biển nào để xây dựng đất nước trở nên giàu có. Tài
nguyên thiên nhiên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, khoa học kỹ thuật khai
thác biển ngày càng phát triển, xu hướng mở rộng khai thác các lợi thế của
biển là tất yếu. Trong điều kiện tranh chấp chưa được giải quyết, việc từng
quốc gia đơn phương khai thác tài nguyên trong vùng biển tranh chấp là việc
không thể thực hiện được, do ảnh hưởng đến lợi ích và gặp phải sự phản đối
từ các quốc gia ven biển có liên quan.
Trong khi chờ đợi một giải pháp phân định cuối cùng cho các vùng
biển tranh chấp, các quốc gia có thể xác lập các thoả thuận tạm thời hợp tác
để KTC tài nguyên biển ở toàn bộ hoặc một phần khu vực chồng lấn. Đây là
một phương án khả thi, ngăn chặn các mâu thuẫn xung đột phát sinh từ việc
khai thác tài nguyên đơn phương của giữa các quốc gia, tránh được lãng phí
do không khai thác được các nguồn tài nguyên biển trong giai đoạn quá độ
của việc phân định biển. Công ước 1982 đã dự liệu tại Điều 74 và Điều 83
cho trường hợp các quốc gia chưa đi đến được thoả thuận cuối cùng về phân
định vùng ĐQKT và TLĐ. Theo đó, Công ước 1982 đã khuyến nghị rằng,
trong khi chờ đợi việc thoả thuận về hoạch định ranh giới vùng ĐQKT và
TLĐ giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau, các quốc gia
hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các
“dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn” không phương hại hay làm cản trở

17

việc ký kết các thoả thuận dứt khoát, nghĩa là “dàn xếp tạm thời không làm
phương hại đến kết quả phân định cuối cùng”[26]. Thực tế cho thấy, việc
thành lập các vùng thăm dò và KTC tài nguyên thiên nhiên biển là một biện

pháp dàn xếp tạm thời hữu hiệu, đã được các quốc gia ven biển vận dụng, cho
phép các quốc gia hợp tác khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên biển trong
điều kiện chưa có thoả thuận dứt khoát về phân định biển.
KTC không chỉ được áp dụng đối với những vùng biển chưa phân định,
mà còn có thể áp dụng ở cả những nơi đã có đường ranh giới trên biển giữa
các quốc gia. Bởi lẽ, biển là môi trường đồng nhất, đường ranh giới trên biển
(nếu đã được thoả thuận xác lập) có ý nghĩa chủ yếu về mặt địa lý và pháp lý,
việc khai thác cũng như bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật biển trong
môi trường đồng nhất đó của quốc gia này thường ảnh hưởng đến lợi ích của
các quốc gia khác, sự công bằng khó có thể xác định được. Đối với khai thác
tài nguyên không sinh vật (chủ yếu là tài nguyên dầu và khí với bản chất hoá
lỏng) trong trường hợp túi dầu khí nằm vắt ngang đường ranh giới đã phân
định, thì cũng rất cần thiết khi các quốc gia thoả thuận xác lập một vùng KTC
để cùng quản lý, cùng khai thác, cùng chịu chi phí và cùng hưởng lợi nhuận
theo một tỷ lệ nào đó. Việc các quốc gia liên quan thoả thuận cùng khai thác
để đồng nhất hoá mỏ tài nguyên nằm vắt ngang qua đường ranh giới bảo đảm
cho sự bình đẳng về lợi ích giữa các quốc gia. Một số nhà nghiên cứu đã bình
luận rằng, ở một mức độ nhất định nào đó, bản chất hoá lỏng của dầu hoặc khí
là cơ sở đích thực của ý tưởng KTC [33, tr 3].
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng, ý tưởng về KTC lần đầu tiên xuất
hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, thông qua các công trình nghiên cứu
và các án lệ KTC dầu mỏ ở Mỹ. Tiếp đến, những thực tiễn đầu tiên của các
mô hình KTC đã được xác lập tại Thỏa thuận Ba ranh - Arập Xêút ngày 22-
02-1958 và Thỏa thuận Cô oét - Arập Xêút ngày 07-7-1965.

18

- Thỏa thuận Ba ranh - Arập Xêút ngày 22-02-1958 xác lập mô hình
KTC dầu khí tại khu vực biển đã có đường ranh giới phân định, với tính thiện
chí rất cao của các quốc gia ký kết. Khu vực chồng lấn TLĐ giữa hai quốc gia

trong Vịnh Pếch-xích cần phải được phân định và phân chia nguồn tài nguyên
dầu mỏ tại khu vực đó. Tuy nhiên, cả hai bên đều nhận thấy việc tìm ra một
phương án hợp lý để phân chia mỏ dầu là rất khó khăn. Do đó, bằng Thỏa
thuận ngày 22-02-1958, hai quốc gia thống nhất: (i) vạch đường ranh giới
TLĐ trùng khít với ranh giới mỏ dầu và mỏ dầu nằm hoàn toàn ở TLĐ phía
Arập Xêút, (ii) thiết lập quan hệ KTC đối với mỏ dầu, theo đó Chính phủ Ba
ranh trao quyền quản lý và khai thác cho Chính phủ Arập Xêút, nhưng lãi
ròng thu được từ hoạt động khai thác dầu trong vùng này được chia đều cho
hai quốc gia - thỏa thuận phân chia lợi nhuận này không ảnh hưởng đến chủ
quyền của Arập Xêút đối với khu vực này theo đường ranh giới phân định.
- Thỏa thuận Cô oét - Arập Xêút ngày 07-7-1965 có nội dung chính là (i)
phân định TLĐ giữa hai quốc gia, (ii) tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ
KTC tại vùng trung lập (Neutral zone) đã được xác lập trước đó bằng việc các
quốc gia đã ký các thỏa thuận đặc nhượng cho các công ty dầu khí:
+ Mô hình KTC được xác lập trước ngày 07-7-1965 bằng việc cả hai
quốc gia cấp cùng cấp đặc nhượng cho các công ty thăm dò và khai thác dầu
khí của Mỹ trong vùng biển chưa phân định của vùng trung lập, sau đó các
Công ty này ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc khoan chung và tiến hành
các hoạt động dầu khí chung. Cô oét ký thỏa thuận cấp đặc nhượng cho Công
ty dầu độc lập Hoa Kỳ (Aminoil) ngày 28-6-1948, còn Arập Xêút đã ký thỏa
thuận cấp đặc nhượng cho Công ty dầu Tây Thái Bình Dương (sau này trở
thành Công ty dầu Getty) ngày 20-02-1949. Các thỏa thuận này bao trùm hết
lên vùng trung lập, và bằng các thỏa thuận cấp đặc nhượng đó hai quốc gia
dường như đều hướng đến KTC cho vùng trung lập [35, tr 7].

19

+ Công ty dầu Tây Thái Bình Dương và Công ty dầu độc lập Hoa Kỳ đã
ký kết thỏa thuận cùng khoan chung (ngày 26-6-1956) và thỏa thuận hoạt
động chung (ngày 05-02-1960). Hai công ty chỉ thiết lập một chương trình

cùng hợp tác khai thác thương mại dưới sự điều khiển và giám sát của Ủy ban
hoạt động chung. Vấn đề tài phán trong vùng được áp dụng theo Hiệp định
dẫn độ người phạm tội giữa hai quốc gia ngày 20-4-1942.
+ Vùng trung lập được phân định trong Thỏa thuận Cô oét - Arập Xêút
ngày 07-7-1965, theo đó các quốc gia có toàn quyền đối với phần của mình về
quản lý, lập pháp và quốc phòng. Tuy nhiên, theo thỏa thuận này hai quốc gia
vẫn tiếp tục tiến hành KTC theo nguyên tắc công bằng. Một Ủy ban gồm đại
diện bằng nhau của hai quốc gia được thành lập chịu trách nhiệm tư vấn cho
hai Bộ trưởng phụ trách về tài nguyên của hai nước. Điều lệ hoạt động, việc
cấp hoặc sửa đổi các hợp đồng đặc nhượng mới thuộc khu vực phân chia, kể
cả khu vực ngoài khơi… đều do hai Bộ trưởng thảo luận quyết định.
Bước phát triển tiếp theo thể hiện ở việc KTC chính thức được ghi nhận
tại phán quyết của Tòa án công lý quốc tế (IJC) về vụ tranh chấp TLĐ Biển
Bắc giữa Đan Mạch, Hà Lan và Cộng hòa liên bang Đức năm 1969. Từ đó,
KTC tài nguyên biển có căn cứ pháp lý vững chắc hơn - đó là án lệ của Tòa
án công lý quốc tế, và bắt đầu trở thành chủ đề được các nhà nghiên cứu thảo
luận rộng rãi. Các mô hình KTC tài nguyên biển được thiết lập nhiều hơn
bằng các thỏa thuận song phương.
Ngày 29-11-1971, Iran và Sharjah (một bang của Liên hợp các tiểu
Vương quốc Arập thống nhất) ký kết Bản ghi nhớ (MOU) về việc giải quyết
tranh chấp chủ quyền đối với đảo Abu Musa và các vùng biển xung quanh
hòn đảo này trong Vịnh Pếch - xích mà giữa hai bên đã có tranh chấp kéo dài
từ lâu trước đó. Theo Bản ghi nhớ, tranh chấp giữa hai bên vẫn chưa được
giải quyết, mà hai quốc gia thỏa thuận trao quyền khai thác dầu khí ở TLĐ, và

20

lòng đất dưới lãnh hải của đảo Abu Musa cho Công ty dầu khí Buttes, một
nửa lợi nhuận thu được sẽ được Công ty trả đều bằng nhau cho hai Chính phủ
(Iran và Sharajah). Như vậy, đây là thỏa thuận đơn thuần về KTC dầu khí, mà

không ảnh hưởng đến lập trường và yêu sách của mỗi bên đối với khu vực
tranh chấp. Bản ghi nhớ khẳng định “Cả Iran và Sharjah không từ bỏ yêu
sách đối với Abu Musa, đồng thời không thừa nhận yêu sách của bên kia”.
Thỏa thuận KTC Nhật Bản - Hàn Quốc ngày 30-01-1974 đánh dấu một
bước ngoặt tiếp theo của KTC và luật biển quốc tế về vấn đề này. Mô hình
KTC dầu khí xa bờ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã được xác lập ở nơi mà các
bên thất bại trong việc phân định đường biên giới - giống như án lệ năm 1969
của Tòa án công lý quốc tế về vụ TLĐ biển Bắc. Trong thỏa thuận này, các
bên có quy định về việc điều chỉnh lợi ích đánh cá của các bên, để hạn chế sự
ảnh hưởng của hoạt động khai thác dầu khí đối với ngư trường đánh cá của
các ngư dân hai nước… Trước đó, ngày 29-01-1974 Thỏa thuận Pháp - Tây
Ban Nha đã được ký kết phân định TLĐ, đồng thời xác lập mô hình KTC cho
vùng đặc biệt (zone speciale) nằm ngang trên đường ranh giới phân định biển
trong Vịnh Bích cây.
Trong Vịnh Thái Lan, Ma-lay-xia và Thái Lan ký Thỏa thuận ghi nhớ
ngày 21-02-1979 (MOU 1979) về việc thành lập Cơ quan quyền lực chung
(Joint Authority) chịu trách nhiệm điều hành hoạt động thăm dò, khai thác tài
nguyên không sinh vật tại đáy biển và lòng đất dưới đáy biển tại khu vực
KTC - vùng chồng lấn TLĐ theo yêu sách của hai quốc gia. Đây là thỏa thuận
về KTC đầu tiên trong Vịnh Thái Lan và khu vực Biển Đông. Tuy nhiên,
Thỏa thuận ghi nhớ không ghi nhận về hợp tác quản lý khai thác tài nguyên
sinh vật ở vùng biển này. Cho đến năm 1994, hai bên mới thống nhất được
những bất đồng về cơ cấu của Cơ quan quyền lực chung và hợp đồng phân
chia sản phẩm đối với các nhà thầu mới được ký kết.

×