Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Luận án: Hoàn thành công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP – BỘ MÔN BẢO HIỂM
Địa chỉ: Số 279 – Đường Nguyễn Tri Phương – Quận 10 – TP.HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM
XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM FUBON – CHI NHÁNH
TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG”
 Họ và tên sinh viên: NGUYỄN QUỐC PHÁP MSSV: 31091023395
Ngành: Tài Chính – Ngân hàng
Chuyên ngành: Kinh doanh bảo hiểm
Điện thoại: 0982.99 02 04 Email:
 GVHD khoa học: Ths. NGUYỄN TIẾN HÙNG – Trưởng Bộ môn
Điện thoại: 0979.39 36 39 Email:
 Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM FUBON _ CHI NHÁNH
TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG (FUBON BÌNH DƯƠNG).
PHÒNG : Giám Định Bồi Thường.
Lãnh đạo Ban:
ÔNG : Chang Cheng Wen – Phó Giám Đốc Chi Nhánh
 Chuyên viên hướng dẫn thực tế: Ông : TĂNG VĂN NHÂN
Điện thoại: 0909.001.558 Email:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
Trang ii
NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
Trang iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
GVHD: Ths. Nguyễn Tiến Hùng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
Trang iv
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, dựa trên sự cố gắng của bản thân em
nhưng không thể thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô, các anh chị tại đơn vị thực tập.
Em cũng xin được gửi lời cám ơn đến ông Chang Cheng Wen – Phó Giám Đốc
Chi Nhánh Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon – Chi nhánh tại tỉnh Bình Dương
(Fubon Bình Dương), anh Tăng Văn Nhân – chuyên viên phòng Tái Công ty Bảo
hiểm Fubon Bình Dương, anh Nguyễn Quốc Hạo - chuyên viên phòng kinh doanh
Bảo Hiểm Fubon Bình Dương và các anh chị trong Công ty Bảo hiểm Fubon Bình
Dương đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình em trong quá trình thực tập
tại công ty. Em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Nguyễn Tiến Hùng –
trưởng bộ môn Bảo Hiểm trường đại học Kinh Tế TP.HCM, đã dành thời gian quý
báu hướng dẫn và chỉnh sửa để em hoàn thành bài khoá luận này. Một lần nữa em
xin chân thành cám ơn!
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
1
Mục Lục
CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ
CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 3
2.1. Khái quát chung về bảo hiểm xe cơ giới 3
2.1.1. Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ
giới. 3

2.1.1.1. Đặc điểm của xe cơ giới 3
2.1.1.2. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ 5
2.1.1.3. Sự cần thiết của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BH TNDS) của chủ xe
cơ giới đối với người thứ 3 10
2.1.1.4. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 10
2.1.2. Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới 11
2.1.2.1. Tác dụng của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 11
2.1.2.2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 12
2.1.3. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 12
2.1.3.1. Đối với BH TNDS 12
2.1.3.2. Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới 13
2.1.4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 13
2.1.4.1. Giá trị bảo hiểm 13
2.1.4.2. Số tiền bảo hiểm 14
2.1.5. Phí bảo hiểm 14
.1 Công tác giám định bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm 15
2.1.6. Công tác giám định 15
2.1.6.1. Khái niệm, mục đích công tác giám định 15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
2
2.1.6.2. Nguyên tắc công tác giám định 15
2.1.6.3. Quy trình giám định 16
2.1.6.4. Vai trò, nhiệm vụ của giám định viên bảo hiểm xe cơ giới 17
2.1.7. Công tác bồi thường 18
2.1.7.1. Nguyên tắc bồi thường 18
2.1.7.2. Xác định số tiền bồi thường 18
2.1.8. Quy trình giám định bồi thường 19
CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH, BỒI THƯỜNG BẢO
HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM FUBON – CHI NHÁNH

TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ( FUBON BÌNH DƯƠNG) GIAI ĐOẠN 2010 - 2012.21
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH bảo hiểm Fubon và Fubon Bình Dương 21
.1.1 Sự ra đời và phát triển của công ty TNHH bảo hiểm Fubon và Fubon Bình
Dương. 21
3.1.1. Một số thông tin cơ bản 21
3.2.2.5 Thiết lập đường dây nóng 55
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
3
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Fubon Bình Dương : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn bảo hiểm FuBon (Việt
Nam) – Chi nhánh tại tỉnh Bình Dương.
DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm
BH : Bảo hiểm
TNDS : Trách nhiệm dân sự
BHPNT : Bảo hiểm phi nhân thọ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
4
TLBT : Tỷ lệ bồi thường
TNGT : Tai nạn giao thông
TTATGT : Trật tự an toàn giao thông
HĐBH : Hợp đồng bảo hiểm
GT : Giao thông
GPLX : Giấy phép lái xe
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam trong những
năm gần đây 5
Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường đường bộ ở Việt Nam, giai đoạn 2000-

2011 27
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon giai
đoạn 2010-2011 29
Bảng 2.2: Doanh thu phí các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon giai đoạn 2010-
2011 35
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
5
Bảng 2.3: Tình hình chi bồi thường các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình
Dương giai đoạn 2011-2012 39
Bảng 2.4: Tình hình chi giám định – bồi thường tại Fubon giai đoạn 2012-2013. 41
Bảng 2.5: Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Fubon Bình Dương giai
đoạn 2011-2012 40
Bảng 2.6: Bảng phân tích SWOT Fubon Bình Dương 41
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Bảo Hiểm Fubon Việt Nam 20
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới ( Tổn thất vật chất xe)22
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình giải quyết của Garage Service (đối với garage được ủy quyền)
23
Hình 2.4: Sơ đồ quy trình giải quyết của Garage Service (đối với garage không được ủy
quyền) 23
Hình 2.5 : Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới (Tai nạn con người bên thứ
ba) 26
Hình 2.6 : Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới (Thiệt hại tài sản bên thứ ba)
28
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta, trong những năm gần

đây nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng gia tăng đã kéo theo sự
gia tăng đáng kể về số lượng các phương tiện vận tải. Tuy nhiên, do điều kiện về cơ
sở hạ tầng giao thông nước ta còn nhiều bất cập, trong khi đó ý thức chấp hành luật
lệ an toàn giao thông của người dân chưa cao đã dẫn đến phát sinh nhiều hệ lụy, đặc
biệt là vấn đề tai nạn giao thông đã trở thành vấn nạn của xã hội. Mặc dù chính phủ,
các cấp, các ngành đã và đang thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhưng tình trạng
tai nạn giao thông không những không được kiềm chế mà còn diễn biến hết sức
phức tạp. Hàng năm có đến hàng vạn người chết và bị thương, thiệt hại về vật chất
là vô cùng to lớn và trở thành nỗi ám ảnh của mọi người, nhất là đối với chủ nhân
có các phương tiện tham gia giao thông. Trước thực trạng đó, nhu cầu về bảo hiểm
xe cơ giới ngày càng được các chủ xe quan tâm và xem đây là một trong những biện
pháp tích cực để khắc phục những hậu quả khôn lường do tai nạn giao thông gây ra,
qua đó giúp họ ổn định về mặt tài chính và an tâm hơn trong quá trình hoạt động
nghề nghiệp của mình khi đã chuyển giao rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (chủ yếu là bảo
hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới với người
thứ ba) luôn là một nghiệp vụ mang lại doanh thu phí cao cho các công ty bảo hiểm.
Cũng như các công ty bảo hiểm khác trên thị trường, Công ty Bảo hiểm Fubon Bình
Dương cũng triển khai nghiệp vụ này ngay khi mới thành lập. Và để cạnh tranh
được trong thi trường ngày nay thì Công ty cũng đã rất chú trọng tới khâu giám
định bồi thường – là khâu mà khách hang nhìn vào đó để đánh giá sản phẩm và lựa
chon công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng.
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu tại vị trí giám định bồi thường ở công ty
TNHH bảo hiểm Fubon – chi nhánh tại tỉnh Bình Dương, em cảm thấy rất muốn tìm
hiểu về những vấn đề trên, nên em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác
giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công Ty TNHH Bảo Hiểm Fubon –
Chi nhánh tại tỉnh Bình Dương”.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
2

Các mục tiêu cụ thể - Các câu hỏi nghiên cứu
 Cơ sở lý luận chung về công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới.
 Tổng quan công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại bảo hiểm
thế giới và trong nước.
 Thực trạng và kết quả thực hiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe
cơ giới tại Fubon Bình Dương.
 Giải pháp và những kiến nghị để hoàn thiện công tác giám định bồi thường
bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp;
phương pháp phân tích SWOT; phương pháp nghiên cứu định tính.
Phạm vi nghiên cứu và thu thập dữ liệu
 Không gian nghiên cứu : Công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương
 Thời gian nghiên cứu : Giai đoạn năm 2010-2012.
 Pham vi nội dung nghiên cứu : Giám định bồi thường.
 Dữ liệu nghiên cứu : Tài liệu, số liệu liên quan đến công tác
giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới: từ phòng Giám định bồi
thường và các phòng nghiệp vụ của công ty.
Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được trình bày trong 3 chương:
 Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và công tác giám
định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới
 Chương 2: Thực trạng công tác giám định, bồi thường bảo hiểm xe cơ giới
tại Công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương giai đoạn 2010 - 2012.
 Chương 3: Kiến nghị và giảm pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám
định, bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Fubon Bình
Dương.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
3
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ

GIỚI VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO
HIỂM XE CƠ GIỚI
1.1. Khái quát chung về bảo hiểm xe cơ giới.
1.1.1. Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.1.1.1. Đặc điểm của xe cơ giới.
Giao thông vận tải là ngành kinh tế có vị trí quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ
đến tất cả các ngành kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Giao thông vận tải cũng
chính là bộ phận chủ yếu của cơ sở hạ tầng, là thước đo cho sự phát triển của một
quốc gia. Nước ta có một mạng lưới giao thông khá dày đặc và phong phú với các
hình thức như vận tải đường bộ, vận tải đường sắt và vận tải đường hang không,
trong đó thì giao thông vận tải đường bộ bằng xe cơ giới là hình thức chủ yếu, phổ
biến nhất. Theo quy định hiện hành thì xe cơ giới được hiểu là tât cả các loại xe
tham gia giao thông trên đường bộ bằng chính động cơ của mình, trừ xe đạp máy và
được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Nó không chỉ là phương tiện
vận tải mà còn là một tài sản có giá trị lớn đối với cá nhân, gia đình, các tổ chức và
các doanh nghiệp.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm: xe
ôtô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương
tự kể cả xe cơ giới dành cho người tàn tật.
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp
có tham gia giao thông đường bộ.
Trong quá trình hoạt động xe cơ giới có một số đặc điểm sau liên quan đến
quá trình bảo hiểm:
 Số lượng đầu xe tham gia giao thông đường bộ ngày càng tăng, bên cạnh đó
chính là sự gia tăng đáng kể của các vụ tai nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc
sống của người dân. Năm 2004, số lượng xe ôtô là 735.000 chiếc, xe máy
12.859.000 chiếc. chỉ sau 5 năm đến năm 2009, số lượng ôtô đã là 1.597.069 chiếc,
xe máy 28.131.061 chiếc. Như vậy chỉ trong 5 năm, số lượng ôtô đã tăng 2,17 lần;
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang

4
số lượng xe máy đã tăng 2,19 lần. Theo Bộ Giao thông vận tải, trong 10 tháng đầu
năm 2011, toàn quốc đăng ký mới hơn 161.700 xe ô tô, hơn 2 triệu 488 nghìn xe mô
tô, nâng tổng số phương tiện đăng ký trong toàn quốc lên hơn 35,5 triệu xe, trong
đó có hơn 1 triệu 866 nghìn ô tô, hơn 33 triệu 643 nghìn mô tô. So với cùng kỳ năm
2010, xe ô tô đăng ký mới tăng 11,5%, mô tô tăng 10%. Sự gia tăng ngày càng
nhiều phương tiện tham gia giao thông đòi hỏi cần phải nâng cao cơ sở vật chất, hệ
thống cầu đường,… phục vụ sự đi lại cũng như phát triển của các phương tiện tham
gia giao thông.
 Xe cơ giới có tính cơ động cao, hoạt động trên nhiều loại địa hình và tham
gia triệt để vào quá trình vận chuyển. Do đó mà xác xuất xảy ra rủi ro là rất lớn.
 Mạng lưới đường bộ quốc gia hiện có tổng chiều dài khoảng 280.000km,
trong đó có gần 16.800km quốc lộ, trên 25.000km đường tỉnh, xấp xỉ 51.800km
đường huyện, hơn 17.000km đường đô thị, trên 7.800km đường chuyên dùng và
quãng 161.000km đường xã. Do hệ thống đường bộ được xây dựng qua nhiều thời
kỳ nên có tiêu chuẩn và quy mô khác nhau; số lượng cầu yếu, cầu tải trọng thấp,
chưa đồng bộ với cấp đường khá lớn; nhiều tuyến đường giao thông miền núi chưa
đi lại được quanh năm. Theo tính toán, trên toàn bộ hệ thống đường bộ Việt Nam
thì có đến 2/3 số đường cần bảo dưỡng ngay.
Do những đặc điểm trên có tính đặc thù nên ở tất cả các nước khi đã có bảo
hiểm thì bao giờ cũng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Và ở Việt Nam,
nghiệp vụ này cũng đã được triển khai phổ biến và rộng rãi. Tính tới hết quý
II/2011, doanh thu phí bảo hiểm gốc của nghiệp vụ này đạt 3.101 tỉ đồng, chiếm tỉ
trọng 31% trong cơ cấu nghiệp vụ BHPNT. Tuy nhiên, tỉ lệ bồi thường (TLBT)
nghiệp vụ này cũng thuộc vào dạng “topten” của thị trường. Tính riêng 6 tháng đầu
năm 2011 là 43%, chỉ xếp sau 2 nghiệp vụ bảo hiểm hàng không (50%) và bảo hiểm
con người (44%)…
Để biết cụ thể số lượng xe cơ giới tại Việt Nam hiện nay, có thể quan sát ở
bảng sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng

SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
5
Bảng 1.1: Số lượng xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam trong
những năm gần đây.
Chỉ tiêu
Năm
Tổng số ôtô + xe máy Ôtô Xe máy
Số lượng Tốc độ
tăng (%)
Số lượng Tốc độ
tăng (%)
Số lượng Tốc độ
tăng (%)
2004 13.594.000 12,7 735.000 12,0 12.859.000 13,0
2005 16.549.980 21,7 862.000 17,3 15.687.980 22,0
2006 19.821.264 19,8 980,000 13,7 18.841.264 20,1
2007 23.369.691 17,9 1.127.000 15,0 22.232.691 18,0
2008 26.832.679 14,8 1.351.645 19,9 25.481.034 14,6
2009 29.728.130 10,8 1.579.069 18,2 28.131.061 10,4
2010 32.849.729 10,5 1.694.575 7,3 31.155.154 10,8
2011 35.589.000 - 1.733.000 - 33.856.000 -
Nguồn: Ủy ban an toàn giao thông quốc gia.
1.1.1.2. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ.
Tai nạn giao thông là mối quan tâm hàng đầu của đất nước ta. Đảng và Chính
phủ đã đang và cố gắng để giảm thiểu một cách tối đa số lượng tai nạn giao thông.
Và nó đang là bài toán không có lời giải đối với toàn xã hội đòi hỏi tất cả mọi người
phải cùng nhau tham gia giải quyết.
Khi tai nạn giao thông xảy ra thường để lại hậu quả rất nặng nề cả về tinh thần
và vật chất cho người bị nạn. Qua số liệu thống kê cho thấy, tình hình tai nạn giao
thông ngày một tăng về số lượng lẫn tính nghiêm trọng. Đòi hỏi tất cả các cấp, ban

ngành liên quan phải sớm vào cuộc tìm ra lời giải cho bài toán này vì tai nạn giao
thông không những làm mất đi của cải xã hội, gây mất ổn định xã hội mà còn
nghiêm trọng hơn ở hậu quả mà nó để lại. Cụ thể trong những năm qua:
- Trong giai đoạn từ năm 2000-2002, năm 2000 xảy ra 22.486 vụ và đến năm
2002 con số này đạt là 27.134 (tăng gấp 1,21 lần so với năm 2000). Năm 2000, số
người chết do tai nạn giao thông là 7.500; Cuối năm 2000, Bộ giao thông thống kê
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
6
được toàn quốc một ngày có 20 người chết vì tai nạn giao thông, nhưng chỉ hết quí
một năm 2003 số người chết đã tăng lên 35 người và số người bị thương là 70 người.
- Giai đoạn từ năm 2003-2008, năm 2003 xảy ra 19.852 vụ đến năm 2004 con
số này đã gấp 1,6 lần (số người chết do tai nạn giao thông năm 2004 là 12.000
người, số người bị thương do tai nạn giao thông là 21.728). Điều đáng mừng là đến
năm 2008 đã giảm còn 10.518 vụ. Đặc biệt trong năm 2008, tốc độ gia tăng tai nạn
giao thông mang dấu âm (-28%), đây là dấu hiệu đáng mừng. Đây chính là thành
quả của những nỗ lực phòng tránh tai nạn giao thông của các cơ quan chức năng có
liên quan đã đưa ra các biện pháp như: giải tỏa chỗ lấn chiếm lòng đường vỉa hè,
họp chợ trái phép… cho tới những biện pháp mạnh tay như: bắn tốc độ, kiểm tra
nồng độ cồn… cũng trong năm này rất nhiều dự án an toàn giao thông đã được đưa
vào hoạt động và có tác động tích cực.
- Ông Thân Văn Thanh - chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc
gia - cho biết năm 2010 cả nước xảy ra gần 15.000 vụ tai nạn giao thông (TNGT),
làm chết trên 11.000 người, bị thương hơn 10.500 người. So với năm 2009 tăng
1.788 vụ, giảm 47 người chết và tăng khoảng 2.500 người bị thương. Trong đó
đường bộ xảy ra nhiều TNGT nhất. Nếu tính trung bình thì số người thiệt mạng mỗi
ngày do TNGT là hơn 31 người. Riêng TP.HCM năm 2010 có 785 người chết, giảm
74 người; Hà Nội có 735 người chết, giảm 89 người.
- Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cả nước năm 2012
xảy ra 36,376 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9,838 người, bị thương 38,060 người.

So với cùng kỳ năm 2011, giảm 7,446 vụ (16,99%), giảm 1,614 người chết
(14,09%), giảm 9,529 người bị thương (20,02%). Có 40 tỉnh, thành phố giảm trên
10% số người chết và tai nạn giao thông; 10 tỉnh, thành phố có số người chết vì tai
nạn giao thông giảm từ 5 - dưới 10%; có 11 tỉnh, thành phố có số người chết vì tai
nạn giao thông giảm từ 1 đến dưới 5%, trong đó có tỉnh Bình Dương; 02 tỉnh có số
người chết vì tai nạn giao thông tăng là Bắc Kạn, Đồng Nai; có 24 tỉnh, thành giảm
cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương và 04 tỉnh giảm cả 3 tiêu
chí về số vụ, số người chết và số người bị thương trên 30%: Vĩnh Phúc, Cần Thơ,
Kiên Giang, Hà Tĩnh;
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
7
Tai nạn giao thông để lại rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng cho tất cả mọi
người, có những nạn nhân phải lìa xa cuộc sống này, cũng có những người bị bệnh
nặng phải nằm một chỗ sống dựa vào thu nhập và khả năng chăm sóc của người
khác, cũng có những nạn nhân bị hoảng loạn tinh thần sau khi xảy ra tai nạn,… có
rất nhiều những điều đáng tiếc xảy ra sau một vụ tai nạn giao thông, đằng sau nó
chính là những giọt nước mắt đau buồn tiếc nuối cho những vụ tai nạn giao thông.
Để biết cụ thể tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam qua các năm,
quan sát bảng sau:
Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường đường bộ ở Việt Nam, giai đoạn
2000-2011
Chỉ tiêu
\
Năm
Số vụ tai nạn Số người chết
Số vụ Tốc độ tăng
(%)
Số người Tốc độ
tăng (%)

2000 22.486 17,2 7.500 19,3
2001 25.040 11,4 9.510 26,8
2002 27.134 8,4 12.800 34,6
2003 19.852 -26,4 11.319 -11,6
2004 17.530 -11,7 12.000 6,0
2005 14.141 -19,3 11.184 -6,8
2006 14.533 2,8 12.609 12,7
2007 14.624 0,6 13.150 4,3
2008 10.518 -28,0 10.477 -20,3
2009 11.798 12,2 11.091 5,9
2010 13.713 16,2 11.060 0,3
2011 12.133 - 10.129 -
Nguồn: Ủy ban an toàn giao thông quốc gia.
Tình hình tai nạn giao thông tăng một cách đáng lo ngại như vậy bởi các
nguyên nhân sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
8
 Nguyên nhân chủ quan:
- Vì xe cơ giới có tính cơ động cao và tham gia triệt để vào quá trình vận
chuyển, vì vậy mà xác suất rủi ro lớn hơn các loại hình giao thông vận tải khác.
- Nước ta nằm trong vùng địa lý khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều,
thường xuyên gặp phải hạn hán, lũ lụt, địa hình hiểm trở, 3/4 diện tích là đồi núi gây
khó khăn cho việc đi lại vận chuyển.
 Nguyên nhân khách quan:
- Sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện xe cơ giới trong khi cơ sở hạ tầng
chưa đáp ứng kịp làm cho mật độ phương tiện tham gia giao thông càng tăng, điều
này cũng đồng nghĩa với việc tăng xác suất gây tai nạn giao thông.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông đường bộ trong những năm qua đã được
cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của xe cơ giới, nhất

là tại các thành phố lơn như Hà Nội, Hồ Chí Minh.
 Nguyên nhân trực tiếp:
- Nhận thức pháp luật còn yếu kém của người tham gia GT; nhiều vi phạm
dẫn đến TNGT mà nguyên nhân là do không chấp hành nghiêm chỉnh Luật GT, quy
tắc GT như sử dụng rượu bia, chạy quá tốc độ, đi không đúng làn đường, điều khiển
phương tiện khi không đủ tuổi hoặc không có GPLX, chở quá số người quy định, tái
diễn tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy hoặc đội MBH
không đảm bảo chất lượng để đối phó. Thống kê trong nhiều năm qua cho thấy từ
70-80% các vụ tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông không chấp hành
đúng các quy định về trật tự an toàn giao thông (vi phạm tốc độ chiếm 30%; tránh,
vượt sai quy định chiếm 21%; say bia rượu chiếm 7,3% ).
- Ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông của người dân Việt Nam
còn kém. Hiện tượng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh,
họp chợ…còn xảy ra phổ biến; hiện tượng coi đường quốc lộ là sân phơi, nơi tập
kết vật liệu xây dựng, nơi chơi thể thao… tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến mất an
toàn giao thông.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
9
- Tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về TTATGT ngày càng
nghiêm trọng như không đủ tuổi hoặc không có GPLX vẫn điều khiển mô tô, thậm
chí còn chở người vượt quá quy định, lạng lách đánh võng trên đường; đi xe đạp
dàn hàng ngang và đùa nghịch gây cản trở GT, Nguyên nhân là do nhà trường
thiếu các biện pháp giáo dục hiệu quả hoặc chưa quan tâm đúng mức, lực lượng
chức năng xử phạt chưa mạnh tay và chưa thường xuyên thông tin về đối tượng vi
phạm gửi về cơ quan, đơn vị, nhà trường để kiểm điểm giáo dục.
- Trên địa bàn tỉnh, nhiều người đi bộ trên đường sắt, và người điều khiển
phương tiện thiếu chú ý quan sát khi qua nơi giao nhau giữa đường bộ với đường
sắt không có người gác.
Có thể nói công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tuy đã

được chú trọng, hình thức tuyên truyền được đổi mới phong phú hơn và từng bước
phát huy hiệu quả nâng cao ý thức của người dân, tạo sự đồng thuận cao của mọi
tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT, nhưng
chưa được thường xuyên liên tục, chỉ chú trọng đẩy mạnh ở khu vực nội thành nội
thị, chưa phổ biến rộng đến cộng đồng xã hội, nhất là đối tượng thanh thiếu niên,
người lao động, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nên các đối tượng này còn vi
phạm chiếm tỷ lệ cao.
1.1.1.3. Sự cần thiết của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BH TNDS) của
chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
Tính mạng của con người luôn luôn được đề cao trong bất kì tình huống nào.
Nó không thể tính toán bằng tiền cụ thể, cũng khó có thể đánh giá được thiệt hại về
sức khoẻ một cách chính xác.
Tai nạn giao thông là mối đe doạ từng ngày từng giờ đối với các chủ phương
tiện, những người trực tiếp tham gia giao thông. Khi tai nạn xảy ra thì việc giải
quyết hậu quả thường phức tạp, kéo dài, cho dù nhà nước có quy định rõ chủ
phương tiện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài
sản do việc lưu hành xe của mình gây ra theo nguyên tắc “gây thiệt hại bao nhiêu
thì phải bồi thường bấy nhiêu”. Nhưng vẫn không có cơ sở để định ra một mức bồi
thường nào cả. Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra đều bồi thường theo thoả thuận giữa
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
10
chủ phương tiện và người bị hại, nên cũng không hẳn là thiệt hại bao nhiêu thì bồi
thường bấy nhiêu.
BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời nhằm đảm bảo lợi
ích cho người bị hại và giảm bớt gánh nặng cho chủ xe cũng như đáp ứng kịp thời
nhu cầu của xã hội. Chính phủ đã ban hành NĐ30/HĐBT và bây giờ được thay
bằng NĐ 115/CP/1997 “về chế độ thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe
cơ giới”. Như vậy càng khẳng định quyết tâm của Chính phủ thực hiện triệt để loại
hình bảo hiểm này. Đây là cơ sở pháp lý nhất để các công ty bảo hiểm đẩy mạnh

công tác bảo hiểm cho chủ xe cơ giới tại Việt Nam.
1.1.1.4. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Ai ai cũng có nguy cơ, rủi ro bất ngờ xảy ra trong khi mình đang tham gia
giao thông dù cho chủ phương tiện luôn luôn có ý thức ngăn ngừa và đề phòng tai
nạn nhưng họ vẫn có thể gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Những rủi ro này có
thể do chính họ vì một phút sơ ý và cũng có thể do các tác nhân từ bên ngoài, do các
đối tượng khác cùng tham gia giao thông.
Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước thì số lượng xe cơ giới nói chung và
số lượng ôtô, xe gắn máy nói riêng cũng không ngừng tăng lên. Hàng năm trên cả
nước lượng ôtô xe máy, ôtô tăng 20% -24%. Theo ước tính của cơ quan quản lý
giao thông thì tốc độ này sẽ còn tăng cao hơn nữa. Điều này làm cho các nhà quản
lý và nhân dân hết sức lo ngại vì lưu lượng tham gia giao thông đường bộ ngày một
quá tải làm cho xác suất xảy ra tai nạn ngày càng tăng cao hơn.
Như vậy, tình trạng giao thông ngày một gia tăng, gây thiệt hại rất lớn về
tính mạng, sức khoẻ và tài sản… của con người. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra đời
nhằm giúp giảm bớt sự lo lắng của người dân khi tham gia giao thông, đồng thời
làm giảm thiểu tai nạn giao thông, góp phần vào việc đề phòng và hạn chế tổn thất
xảy ra.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
11
1.1.2. Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới.
1.1.2.1. Tác dụng của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
Sau mỗi vụ tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ giám định, bồi thường, thống kê các
tai nạn đó và nguyên nhân gây ra tai nạn, từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa và hạn
chế tối đa những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, giảm bớt thiệt hại cho xã hội.
BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 ra đời không những làm giảm nhẹ
gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà cò tăng thu ngân sách thông qua thuế.
BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 còn góp phần xoa dịu căng
thẳng giữa 2 bên trong vụ tai nạn, mục đích cao cả của nghiệp vụ này là nó thể hiện

vai trò làm trung gian hoà giải có tính chất pháp lý của công ty bảo hiểm.
Với tư cách pháp lý là một nghiệp vụ BH, BHTNDS của chủ xe cơ giới với
người thứ 3 vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, thể hiện tính nhân văn sâu
sắc. Một lần nữa BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 khẳng định sự
cần thiết khách quan cũng như tính bắt buộc của mình.
1.1.2.2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
- Bồi thường kịp thời, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh
- Tạo tâm lý thoải mái, yên tâm cho người điểu khiển phương tiện khi tham
gia giao thông
- Góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất
- Góp phần tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước thông qua thuế, để từ đó
có điều kiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo thêm công ăn việc
làm cho người lao động.
- Góp phần phát huy quyền tự chủ tài chính của các đơn vị bằng việc nâng
cao hiệu quả sử dụng xe.
Ngày nay, các chủ xe đã ý thức được tầm quan trọng của bảo hiểm vật chất
xe cơ giới, nên số chủ xe tự động đến tìm nhà bảo hiểm ngày càng nhiều và với xu
hướng này thì chắc chắn bảo hiểm vật chất xe cơ giới sẽ ngày càng phát triển và
hoàn thiện hơn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
12
1.1.3. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm.
1.1.3.1. Đối với BH TNDS.
- Đối tượng.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới kể cả chủ xe là người nước ngoài sử
dụng xe cơ giới trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có nghĩa
vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
- Phạm vi:
Chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong BH

TNDS gồm:
 Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây
ra thiệt hại về người và tài sản đối với người thứ 3.
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với thiệt hại về thân thể
và tính mạng của khách hàng theo hợp đồng vận chuyển hành khách.
1.1.3.2. Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
- Đối tượng Bảo Hiểm.
Đối tượng Bảo Hiểm vật chất xe cơ giới là tất cả các loại xe tham gia giao
thông đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó ( bao gồm mô tô, ôtô, xe máy )
còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ nước ta. Cụ thể.
 Đối với xe mô tô các loại người ta tiến hành bảo hiểm vật chất thường xuyên.
 Đối với xe ôtô các loại có thể tiến hành toàn bộ vật chất thân xe hoặc từng bộ
phận chiếc xe.
- Phạm vi Bảo Hiểm.
Là việc xác định những rủi ro bảo hiểm làm căn cứ xét bồi thường. Các rủi
ro được bảo hiểm thông thường bao gồm.
- Tai nạn do đâm va, lật đổ.
- Cháy, nổ, bão, lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa đá.
- Mất cắp toàn bộ xe ( đối với xe môtô chỉ bảo hiểm khi có thoả thuận riêng ).
- Tai nạn rủi ro bất ngờ khác gây lên.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
13
Ngoài việc bồi thường những thiệt hại vật chất cho xe được bảo hiểm trên,
các công ty còn thành toán những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các nguyên
nhân trên
- Chi phí bảo vệ và kéo xe thiệt hại tới nơi sữa chữa gần nhất.
- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm
1.1.4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.

1.1.4.1. Giá trị bảo hiểm.
Là giá trị thực thế trên thị trường của xe tại thời điểm mà người tham gia bảo
hiểm mua bao hiểm.
Việc xác định đúng, chính xác giá trị bảo hiểm chính là cơ sở để bồi thường
chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, việc xác định
giá trị của xe ngày nay cũng gây không ít khó khăn vì giá xe trên thị trường luôn
luôn biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới, có nhiều loại xe đã sử dụng lâu
hay mới cần phải khấu trừ,…. Trên thực tế các công ty bao hiểm thường dựa trên
các yếu tố để xác định giá trị xe là : loại xe, năm sản xuất , mức độ mới cũ của xe,
thể tích làm việc của xi lanh.
Các công ty bảo hiểm cũng có thể xác định giá trị bảo hiểm theo giá trị còn lại:
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu – Khấu hao.
Tuỳ đặc điểm, thời kỳ kinh doanh của từng công ty mà có phương pháp tính tích
hợp.
1.1.4.2. Số tiền bảo hiểm.
Số tiền Bảo Hiểm là số tiền được ghi rõ trên đơn bảo hiểm, là giới hạn bồi
thường tối đa của công ty bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm của xe được xác định theo cách nói trên sẽ là căn cứ để hai
bên thoả thuận số tiền bảo hiểm trong hợp đồng. Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm
không vượt quá giá trị của xe.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
14
Khi tham gia bảo hiểm chủ xe phải chú ý một số vấn đề sau:
- Bảo hiểm không chịu trách nhiệm phần trượt giá của xe.
- Bảo hiểm không chịu trách nhiệm phần hao mòn của xe, tức là phải tính đến
khấu hao làm trong theo tháng.
- Nếu xe bị tai nạn, bị thiệt hại toàn bộ hoặc một phần nào đó hay bị mất cắp
toàn bộ thì phải tính khấu hao.
- Nếu chủ xe mua bảo hiểm sau đó chuyển quyền sở hữu cho người khác thì

chủ xe mới vẫn được hưởng quyền lợi cho đến khi hết hạn hợp đồng.
1.1.5. Phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe phải nộp cho công ty bảo hiểm để hình
thành nên một quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn để bồi thường thiệt hại xảy ra trong năm nghiệp
vụ theo phạm vi bảo hiểm. Có thể coi phí bảo hiểm là giá cả của của sản phẩm bảo hiểm
nên nó có thể tăng giảm như các sản phẩm khác.
Biểu phí nghiệp vụ BHTNDS do Bộ Tài Chính quy định ngoài ra doanh nghiệp có thể thoả
thuận với chủ xe cơ giới để đảm bảo biểu phí cao hơn hoặc phạm vi bảo hiểm rủi ro bảo
hiểm rộng hơn theo quy tắc bảo hiểm. Phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu phương tiện đối với
mỗi loại phương tiện (thường tính theo năm) là:
P = f + d
Trong đó : P – Phí bảo hiểm / đầu phương tiện
f – Phí thuần
d - Phụ phí
.1 Công tác giám định bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.
1.1.6. Công tác giám định.
1.1.6.1. Khái niệm, mục đích công tác giám định.
Khái niệm: Giám định là công việc được tiến hành sau khi phát hiện sự cố tai nạn
nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
Mục đích:
- Xác định nguyên nhân, bản chất tai nạn sự cố (có được bảo hiểm hay không?
Bảo hiểm như thế nào? ).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
15
- Xác định mức độ thiệt hại.
- Đề xuất các giải pháp đề phòng, giảm thiểu tổn thất một cách tốt nhất.
- Xác minh điều tra những vụ việc có dấu hiệu nghi vấn gian lận trục lợi bảo
hiểm nhằm hưởng lợi từ bảo hiểm.

Thu thập chứng cứ pháp lý ( ảnh chụp, lời khai, nhân chứng, tài liệu, chứng
từ, ) để tiến hành đòi người thứ ba.
1.1.6.2. Nguyên tắc công tác giám định.
Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh mà đòi hỏi công tác giám định phải
tuân thủ theo bốn nguyên tắc cơ bản dưới đây:
Thứ nhất, công tác giám định phải được tiến hành sớm nhất ngay sau khi
nhận được thông báo về vụ tai nạn đối với xe được bảo hiểm. Nguyên tắc này giúp
nhà bảo hiểm tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm cũng như nắm bắt công việc
được chính xác giúp khách hàng thu thập hồ sơ nhanh chóng.
Thứ hai, quá trình giám định phải được tiến hành bởi giám định viên. Giám
định viên có thể là nhân viên của công ty bảo hiểm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn
mà công ty quy định hoặc do công ty bảo hiểm thuê. Nguyên tắc này bảo vệ quyền
lợi chính đáng của tổ chức bảo hiểm cũng như đảm bảo yêu cầu của công tác giám
định là nhanh chóng, chính xác.
Thứ ba, Khi tiến hành giám định phải có mặt của chủ xe, lái xe hoặc đại diện
ủy quyền hợp pháp của chủ xe để đảm bảo cho tính hợp lệ, hợp pháp của biên bản
giám định. Và phải có chữ ký của các bên nhằm tránh những trường hợp khiếu nại,
khiếu kiện có thể xảy ra.
Thứ tư, biên bản giám định cuối cùng chỉ cung cấp cho người yêu cầu giám
định, không lộ nội dung giám định cho cơ quan khác, trừ trường hợp đã được tổ
chức bảo hiểm cho phép.
1.1.6.3. Quy trình giám định.
Giám định bảo hiểm chỉ chấp nhận yêu cầu giám định trong những trường
hợp xảy ra tai nạn, có tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Tuỳ từng
nghiệp vụ bảo hiểm mà tổ chức công tác giám định cụ thể tổn thất cho phù hợp. Có
thể khái quát quy trình giám định theo các bước sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng
SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang
16
Bước 1: Chuẩn bị giám định. Trước khi tiến hành giám định phải chuẩn bị

đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm như: đơn bảo
hiểm hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm, bảng kê khai chi tiết các loại sản phẩm được bảo
hiểm, giấy ra viện, các chứng từ, hoá đơn sửa chữa, thay thế Ngoài ra, nếu cần
thiết còn phải chuẩn bị hiện trường giám định, thống nhất thời gian và địa điểm
giám định, tổ chức mời các bên có liên quan trong khi giám định (công an, chính
quyền địa phương, y bác sĩ, các nhà chuyên môn )
Bước 2: Tiến hành giám định. Công việc giám định phải được tiến hành
khẩn trương, ý kiến của chuyên viên giám định đưa ra phải chuẩn xác, hợp lý và
nhất quán. Với những trường hợp phải giám định dài ngày, chuyên viên giám định
phải bám sát hiện trường để theo dõi, thu thập thông tin và đưa ra các phương án
giải quyết phù hợp.
Bước 3: Lập biên bản giám định. Đây là tài liệu chủ yếu để xét
duyệt bồi thường. Vì vậy, nội dung văn bản này phải đảm bảo được tính trung thực,
chính xác, rõ ràng, cụ thể. Các số liệu phải phù hợp với thực trạng và không được
mâu thuẫn khi đối chiếu với các giấy tờ liên quan. Với những vụ tổn thất lớn,
nghiêm trọng và phức tạp cần phải trưng cầu ý kiến tập thể của những người có liên
quan và lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm trước khi hoàn tất biên bản giám định.
Thông thường biên bản giám định được hoàn thành tại chỗ ngay sau khi giám định
và có đầy đủ chữ ký của các bên có liên quan. Biên bản giám định chỉ cấp cho
người có yêu cầu giám định, không được tiết lộ nội dung giám định cho những
người khác khi chưa có yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, mối quan hệ
thông tin hai chiều giữa hai bộ phận này đều dựa trên cơ sở thông tin từ phía khách
hàng mà họ muốn nắm bắt, gồm những thông tin ban đầu và những thông tin sau
khi xảy ra rủi ro tổn thất. Cả hai loại thông tin này sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau và
giúp cho các bộ phận chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
1.1.6.4. Vai trò, nhiệm vụ của giám định viên bảo hiểm xe cơ giới
Vai trò của giám định viên.
- Ghi nhận trung thực các thiệt hại.
- Đề xuất những biện pháp bảo quản và hạn chế tổn thất.

×