Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.15 KB, 122 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYÊ
̃
N THẾ ANH



CHIẾN LƢỢC CẢI CÁCH TƢ PHÁP
VỚI MỤC TIÊU BẢO VỆ CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: L lun v lch s nh nƣớc v php lut
Mã số: 60 38 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC



HÀ NỘI – 2014





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thế Anh



MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu

MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH TƢ
PHÁP VÀ BẢO VỆ CÔNG LÝ 8
1.1. Quan niệm “công lý” trong nền khoa học pháp lý thế giới 8
1.2. Quan niệm “công lý” tại Việt Nam 13
1.3. Khái niệm công lý và bảo vệ công lý trong Chiến lược CCTP đến năm
2020 tại Việt Nam 16
1.4. Quan niệm về Tư pháp và Cải cách Tư pháp 18
1.5. Quá trình CCTP Ở Việt Nam 31
Kết luận chương 1 37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC CẢI CÁCH TƢ
PHÁP TRƢỚC YÊU CẦU BẢO VỆ CÔNG LÝ 39
2.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các các cơ quan tư pháp trước
yêu cầu bảo vệ công lý ở Việt Nam 39
2.1.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong việc bảo
vệ công lý 39
2.1.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân 49
2.1.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Các cơ quan điều tra 60
2.1.4. Thực trạng tổ chức và hoạt động Các cơ quan Bổ trợ tư pháp 68
2.2. Thực trạng xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về
hình sự, dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp 81


2.2.1. Trong lĩnh vực hình sự 82
2.2.2. Trong lĩnh vực dân sự 83
2.2.3. Trong lĩnh vực tố tụng tư pháp 83
2.3. Thực trạng cơ chế giám sát đối với các cơ quan tư pháp 84
2.3.1. Về công tác giám sát của các cơ quan dân cử 85
2.3.2. Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên 86
2.4. Thực trạng công tác hợp tác quốc tế về tư pháp 86

2.5. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động tư pháp 88
2.6. Về cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp 89
Kết luận chương 2 91
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỤC TIÊU BẢO VỆ CÔNG
LÝ TRONG CHIẾN LƢỢC CẢI CÁCH TẠI VIỆT NAM 92
3.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp 92
3.2. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức
bộ máy cơ quan tư pháp 96
3.2.1. Tòa án nhân dân 96
3.2.2. Viện Kiểm sát nhân dân 97
3.2.3. Cơ quan điều tra 98
3.3. Các cơ quan Bổ trợ tư pháp 100
3.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch vững mạnh 103
3.5. Hoàn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và sự
tham gia giám sát của nhân dân đối với cơ quan tư pháp 105
3.6. Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp 106
3.7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí cho các cơ quan tư pháp 109
3.8. Tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp 109
Kết luận chương 3 110
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113





DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCTP :
Cải cách Tư pháp

NNPQ XHCN :
Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa
TAND :
Tòa án nhân dân
TTHS :
Tố tụng Hình sự
VKSNDTC :
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao




DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
Số ký hiệu bảng
Tên bảng
Trang
1
Bảng 2.1:
Số lượng của đội ngũ giám định viên tư pháp
70
2
Bảng 2.2:
Số liệu thống kê về hoạt động của luật sư từ
năm 2005 đến Tháng 6 năm 2013
74






1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề ti
Công lý là một khái niệm xuất hiện trong lĩnh vực triết học từ thời Hy Lạp cổ
đại và được phát triển mạnh mẽ trong nền khoa học pháp lý ngày nay. Những tư
tưởng, khát vọng về một nền công lý đích thực đã được Nguyễn Ái Quốc - người
sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà truyền bá về Việt Nam từ năm 1925
trong tác phẩm “Bản án Chế độ thực dân Pháp”(Chương VIII - Công lý). Với nhận
thức đúng đắn về tầm quan trọng của công lý, ngay sau khi thành lập nhà nước cách
mạng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến nhiệm vụ của chính
quyền nhân dân trong việc bảo vệ và thực thi công lý. Điều 47 Sắc lệnh số 13 của
Chủ tịch nước ngày 24 tháng 01 năm 1946 quy định cách tổ chức toà án và các
ngạch thẩm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã khẳng định “Các vị
thẩm phán sẽ chỉ trọng pháp luật và công lý”. Điều 25 Sắc lệnh này quy định: Khi
các Phụ thẩm nhậm chức, tại phiên toà đầu, ông Chánh án sẽ mời các Phụ thẩm
tuyên thệ, nội dung lời tuyên thệ là “Tôi thề trước Công lý và nhân dân rằng tôi sẽ
suy xét cẩn thận những án đem ra xử, không hề ăn hối lộ, vị nể, vì sợ hãi hay vì tư
lợi hay thù oán riêng mà bênh vực hay làm hại một bị can nào. Tôi sẽ cứ công bằng
mà xét định mọi việc…” [27]. Có thể nói, công lý và bảo vệ công lý đã trở thành vũ
khí tư tưởng, chính trị, pháp lý sắc bén ngay từ những ngày đầu của Nhà nước cách
mạng nhân dân.
Từ năm 1986, sau một thời gian dài đất nước trải qua chiến tranh và thực
hiện nền kinh kế hoạch hoá tập trung, Đảng ta đã thực hiện chính sách Đổi mới
trong cả kinh tế và chính trị. Trong lĩnh vực chính trị, tiến trình dân chủ hoá đã
được triển khai cả về bề rộng và chiều sâu, tính công khai, dân chủ, ý thức về công
bằng xã hội đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ trong toàn xã hội. Để thích
ứng với yêu cầu đổi mới trong kinh tế và chính trị, Đảng ta đã mạnh dạn lựa chọn

và phát triển mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (NNPQ XHCN) với
mục tiêu tạo dựng phương thức tổ chức quyền lực hợp lý, có điều kiện phát huy đầy


2
đủ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng, có khả
năng tạo môi trường và điều kiện cần thiết để người dân thực sự làm chủ đất nước,
làm chủ xã hội. Mô hình nhà nước này được xây dựng trên cơ sở kế thừa những tư
tưởng văn minh nhân loại về nhà nước pháp quyền và kinh nghiệm xây dựng Nhà
nước cách mạng từ năm 1945 đến nay.
Qua quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn sau 20 năm đổi mới, một trong
những nội dung đặc trưng của NNPQ XHCN đã được Đảng và Nhà nước ta thừa
nhận là yêu cầu tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; chăm lo
hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Trên cơ sở đó, Nghị quyết số 49-
NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư
pháp (CCTP) đến năm 2020 đã một phần hiện thực hoá nội dung đặc trưng nói trên
với yêu cầu hệ thống tư pháp phải được hoàn thiện để hướng tới mục tiêu bảo vệ
công lý, lẽ phải, lẽ công bằng. Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của
người nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người: “Xây dựng nền tư pháp
vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý…” [8]. Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta (năm 2011) cũng đã tiếp tục khẳng định yêu
cầu bảo vệ công lý trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về
“Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức
mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [13].
Điều 102 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi
năm 2013) cũng đã hiến định những giá trị căn bản và phổ quát của công lý: “ Tòa
án nhân dân (TAND) là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp. TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà

nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”[28]. Như vậy, trước yêu cầu
xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN, công lý và bảo vệ công lý đã trở thành một
trong những mục tiêu cơ bản, xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng và Nhà nước ta và là một giá trị tiến bộ xã hội nhân văn, bền vững được
toàn xã hội thừa nhận và hướng tới.


3
Sau nhiều năm đổi mới, công tác tư pháp ở nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng NNPQ XHCN. Tuy
nhiên, công tác này cũng còn đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như chính sách
pháp luật trong tư pháp còn chậm được đổi mới, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt
động còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, một số sa sút về phẩm
chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra,
bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Các giá trị của công lý và yêu cầu bảo vệ công lý còn
chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo để góp phần xử lý các vấn đề mới phát
sinh trong xã hội, từ đó làm giảm đi đáng kể tính công minh, tính dân chủ và pháp
quyền trong hoạt động quản lý của chính quyền các cấp.
Từ những nhận định, đánh giá và phân tích nói trên, việc lựa chọn đề tài “Chiến
lược CCTP với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam” sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc trong việc giúp làm sáng tỏ khái niệm công lý và nội dung yêu cầu bảo vệ công
lý trong Chiến lược CCTP đến năm 2020 tại Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề ti
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Công tác nghiên cứu và phát triển lý luận khoa học trong lĩnh công lý, tiếp cận
công lý và bảo vệ công lý chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức tại Việt Nam.
Nguyên nhân một phần quan trọng là do nội hàm của khái niệm công lý có sự gắn bó
chặt chẽ với truyền thống pháp luật tự nhiên - một học thuyết không được công nhận
trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa do nó không công nhận chủ quyền tuyệt
đối, tính độc quyền của Nhà nước trong công tác ban hành luật pháp. Đặc biệt, khi

Nhà nước ta đẩy mạnh đấu tranh chống âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình”
của các thế lực thù địch, lợi dụng chiêu bài “dân chủ” và “nhân quyền” xâm nhập,
luồn lái trong các hoạt động quản lý của Nhà nước thì thái độ thận trọng, cảnh giác
này là hết sức cần thiết.
Đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh
khác nhau về những vấn đề liên quan đến đề tài như sau:
- GS.TSKH. Đào Trí Úc, Cải cách tư pháp: ý nghĩa, mục đích và trọng tâm,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3 năm 2000.


4
- GS.TSKH. Đào Trí Úc (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt
Nam hiện nay, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội;
Trần Huy Liệu (2003), Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư
pháp theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật
học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Văn Quyền (2005), Đảng lãnh đạo các cơ quan tư pháp trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân, Tạp chí Cộng sản số 12 tháng 6 năm 2005.
- Vũ Đình Hòe (2005), Công lý và Pháp lý theo tinh thần “Chí công vô tư”
của Hồ Chí Minh” (Bộ Tư pháp: Ngành Tư pháp - 60 năm phấn đấu, xây dựng và
trưởng thành), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
- Bộ Tư pháp (2006), Chương trình KHXH cấp Nhà nước giai đoạn 2001 –
2005, đề tài KX. 04.06: Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ
tục tư pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”, Báo cáo kết quả tổng hợp nghiên cứu, do
TS.Uông Chu Lưu chủ nhiệm đề tài.
- Trương Hòa Bình (2009), Tòa án giữ vai trò Trung tâm trong quá trình Cải
cách tư pháp ở Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân số 22, tháng 11/2009.
- PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Trầm (2009), Những vấn đề lý luận cơ bản về

công bằng xã hội trong điều kiện nước ta hiện nay (Viện Khoa học xã hội Việt
Nam), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
- ThS. Đinh Thế Hưng (2011), Quyền tiếp cận công lý trong tố tụng hình sự,
Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, số 1/2011.
- Nguyễn Đăng Dung (2012), Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà
nước pháp quyền, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
- Viện Kiểm sát nhân dân (Lưu hành nội bộ năm 2012), Viện Kiểm sát nhân
dân trong tiến trình Cải cách tư pháp, Hà Nội.
- PGS.TS.Nguyễn Đức Bình (2014), Quyền Tư pháp và thực hiện quyền tư
pháp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/2014.


5
-ThS. Lê Văn Minh (2014) Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp của Tòa án
nhân dân theo quy định của Hiến pháp và đổi mới tổ chức hoạt động của Tòa án
nhân dân theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2 năm 2014.
- Trương Hòa Bình (2014), Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt
động của Tòa án nhân dân, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ “Tòa án là cơ
quan xét xử của nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân số 7 năm 2014.
- GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển (2014) Mối quan hệ giữa công lý, pháp luật và
đạo đức, Tạp chí Luật sư Việt Nam số 4 năm 2014.
Ngoài ra, trên các tạp chí khác như: Tạp chí Luật Học, Tạp chí Kiểm sát, Tạp
chí Dân chủ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Tạp chí
Nghề luật… cũng có nhiều bài viết nghiên cứu làm rõ một số khía cạnh lý luận và
thực tiễn liên quan đến cải cách tư pháp, công lý và bảo vệ công lý ở Việt Nam
Có thể nói, công lý và yêu cầu bảo vệ công lý đã từng bước giành được sự
quan tâm, đầu tư nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt là sau khi Chiến lược CCTP
đến năm 2020 của Đảng ta được triển khai và đi vào thực tế cuộc sống. Tuy nhiên,
những nghiên cứu như đã giới thiệu và phân tích ở trên còn khá ít ỏi về số lượng,

về chất lượng còn chưa có trọng tâm, tính sâu sắc và toàn diện chưa cao, đặc biệt
là trong hoạt động tư pháp. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến học
viên chọn chủ đề này làm đề tài luận văn Cao học Luật của mình.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Công lý, tiếp cận công lý và bảo vệ công lý là những khái niệm, nguyên tắc,
mục tiêu thường xuyên được nhắc đến trong nền khoa học chính trị - pháp lý thế
giới với các tên tuổi như Plato, Aristotle, Cicero, David Hume, J.S.Mill, I.Kant,
John Rawls;
Trong thời gian gần đây, trước yêu cầu nghiên cứu, phát triển lý luận về NNPQ
XHCN, một số tài liệu nước ngoài đã được dịch và giới thiệu về Việt Nam như “Công
lý: Đâu là việc đúng nên làm?” của Michael Sandel (Nhà xuất bản trẻ, năm 2011), “Về
pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến” (Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2012),


6
“Triết học luật pháp” của Raymond Wacks (Nhà xuất bản Tri thức, năm 2011),
“Đường về nô lệ” của F.A. von Hayek (Nhà xuất bản Tri thức, năm 2009).
3. Mục đích v nhiệm vụ của lun văn
Mục đích của lun văn:
Thống nhất nhận thức về công lý và yêu cầu, mục tiêu bảo vệ công lý trong
Chiến lược CCTP đến năm 2020. Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm thực
hiện mục tiêu bảo vệ công lý trong thực tiễn công tác tư pháp xét xử tại Việt Nam.
Nhiệm vụ của lun văn:
Khái quát và phân tích quá trình hình thành và phát triển của khái niệm công
lý và yêu cầu bảo vệ công lý trong nền khoa học pháp lý thế giới.
Phân tích khái niệm công lý và yêu cầu bảo vệ công lý trong Chiến lược
CCTP đến năm 2020 tại Việt Nam.
Phân tích và đề xuất những giải pháp lý luận và thực tiễn cơ bản nhằm tăng
cường thực hiện yêu cầu bảo vệ công lý tại Việt Nam.
4. Giới hạn nghiên cứu của lun văn

Đề tài “Chiến lược CCTP với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam” tập trung
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công lý, bảo vệ công lý, các giải
pháp thúc đẩy bảo vệ công lý theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02.1.2002, Bộ
Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công
tác tư pháp trong thời gian tới và Chiến lược CCTP đến năm 2020 ban hành tại
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị.
5. Cơ sở l lun v phƣơng php nghiên cứu của lun văn
Vận dụng tổng hợp các quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử (mà
hạt nhân là phép biện chứng giữa kinh tế và chính trị) của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong quá
trình tiếp cận, làm rõ nhận thức và đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo vệ công lý.
Gắn lý luận với thực tiễn và lấy thực tiễn làm cơ sở cho tư duy lý luận. Theo
dõi sát những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội thực tiễn của thế giới và của đất
nước, lấy đó làm cơ sở và mục đích hướng tới của việc phân tích và tổng kết lý luận.


7
6. Ý nghĩa l lun v thực tiễn của lun văn
Đề tài “Chiến lược CCTP với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam”có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong việc giúp làm sáng tỏ khái niệm công lý, nội
dung yêu cầu, mục tiêu bảo vệ công lý, các giải pháp thúc đẩy bảo vệ công lý theo
Chiến lược CCTP đến năm 2020 tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Đề tài cũng sẽ góp phần làm rõ một khía cạnh
quan trọng của NNPQ XHCN là yêu cầu tôn trọng và bảo vệ quyền con người,
quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người với cách
tiếp cận từ mục tiêu bảo vệ công lý trong Chiến lược CCTP của Đảng ta.
7. Đóng góp mới về khoa học của lun văn
a) Góp phần làm rõ và thống nhất nhận thức về công lý và bảo vệ công lý,
những điểm mạnh, điểm yếu của một số học thuyết về công lý khi được du nhập
vào Việt Nam.

b) Làm rõ nội hàm khái niệm công lý và mục tiêu bảo vệ công lý trong Chiến
lược CCTP Việt Nam đến năm 2020.
c) Bước đầu đánh giá sự lan tỏa và tình hình thực thi công lý trong các hoạt
động tư pháp
d) Đề xuất những giải pháp lý luận và thực tiễn từ góc độ cải cách tư pháp
nhằm tăng cường thực hiện yêu cầu bảo vệ công lý tại Việt Nam.
8. Kết cấu của lun văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương 18 mục.


8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ CẢI CÁCH TƢ PHÁP VÀ BẢO VỆ CÔNG LÝ

1.1. Quan niệm “công l” trong nền khoa học php l thế giới
Công lý là những giá trị về công bằng, lẽ phải, phù hợp với lợi ích chung, với
đạo lý được xã hội và pháp luật thừa nhận. Trong lịch sử, không phải không có những
quan niệm khác nhau về công lý. Người phương Tây quan niệm công lý trước hết là
một phạm trù đạo đức: Đó là thái độ, cách ứng xử tôn trọng chân lý và tự do của
người khác. Thái độ này có nguồn gốc bẩm sinh của mỗi người. Bất công, nếu có chỉ
được chấp nhận khi muốn tránh một bất công khác lớn hơn. Dưới góc độ pháp luật,
công lý là sự công bằng, bình đẳng, là nền tảng của xã hội dân sự. Giáo sư Jonh
Rawls của Đại học Havard, Hoa Kỳ trong cuốn sách nổi tiếng Luận thuyết về Công lý
(A Theory of Justice) xuất bản năm 1971 cho rằng: “Công lý là đức hạnh thứ nhất
cho các định chế xã hội cũng như chân lý là của các hệ thống tư tưởng. Một lý thuyết
dù có lộng lẫy đến đâu nhưng nó sai thì phải bị bác bỏ cũng như luật pháp và định
chế có hoàn chỉnh đến đâu cũng cần phải bị dẹp bỏ nếu nó là bất công [38].
Rawls gọi lý thuyết của mình là lí thuyết công lý như công bằng (Theory of

justice as fairness). Câu hỏi công lý là gì được ông định nghĩa ngắn gọn trong mệnh
đề “justice as fairess”. Ông đã đã chỉ ra vai trò của công lý, đến đối tượng của công
lý, đến ý tưởng chính của Lí thuyết về công lý, đến Vị thế khởi thủy, đến sự đối lập
với Chủ nghĩa Vị lợi cổ điển cùng một vài quan niệm đối lập khác. Ông đã chỉ rõ:
Không thể có công lý khi tự do của nhóm cá nhân bị hy sinh để
đem lai lợi ích cho một tập thể lớn hơn. Công lý không cho phép vì lợi
ích của nhiều người, bắt vài người phải hy sinh. Do vậy trong một xã hội
công bằng thì sự bình đẳng về các quyền công dân và các quyền tự do
đối với tất cả mọi người là bất di bất dịch; những quyền được công lý
đảm bảo thì không thể đem ra mặc cả về chính trị hay những tính toán về
lợi ích xã hội [38].


9
Trong truyền thống người châu Phi và châu Á cũng có những quan niệm khác
nhau về công lý. Nếu người châu Phi coi công lý là sự xử sự phù hợp với truyền
thống, tập quán của tiền nhân thì người Ấn Độ cổ đại coi công lý là sự tôn trọng và
chấp nhận đẳng cấp trong xã hội. Những người theo Cơ đốc giáo thì cho rằng công lý
là sự công bằng, sự liêm khiết, sự phán quyết khách quan, công minh phù hợp với
pháp luật và cao hơn tất cả là phù hợp với lề luật thiên chúa và luật tự nhiên.
Các quan niệm trên đều đã tiếp cận một, một vài khía cạnh của công lý. Tuy
nhiên, cái mà người ta quan tâm đó chính là nguồn gốc của công lý, là giải quyết
câu hỏi tại sao trong mỗi thời kỳ lịch sử, trong mỗi xã hội khác nhau người ta có
quan niệm không giống nhau về công lý? Nói cách khác, nếu công lý là công bằng,
là lẽ phải thì thế nào là công bằng, và lẽ phải lại có những quan niệm khác nhau? Để
giải quyết mâu thuẫn này trước hết phải khẳng định công lý là phạm trù lịch sử tự
nhiên. Nó không phải là sản phẩm của thế lực siêu nhiên thần bí, không phải là một
thứ có sẵn nằm ở đâu đó trong tự nhiên. Một trong những nguồn gốc hiện thực của
quan niệm về công lý trước hết là vấn đề lợi ích. Mỗi nhóm xã hội có lợi ích khác
nhau thì có những quan niệm tương ứng về công lý. Lợi ích bao gồm lợi ích chung

và lợi ích riêng. Tuy nhiên, công lý đích thực với tư cách là giá trị phổ quát được
xây dựng trên cơ sở những lợi ích chung nhưng cũng không thể bỏ qua việc thừa
nhận và tôn trọng những lợi ích riêng của những kẻ yếu thế hơn trong xã hội bởi
Công lý bùng nổ để bảo vệ kẻ yếu. Cách đây hàng nghìn năm Bộ luật Hammurabi
của người Hồi giáo đã viết như vậy.
Từ góc độ lịch sử, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các phân đoạn phát triển của
công lý. Theo đó, công lý trong giai đoạn thứ nhất của xã hội sơ khai được thể hiện
khá rõ nét bằng sự trả thù cá nhân, bằng luật báo thù, dĩ oán báo oán. Công lý đã
luôn được coi là vấn đề cốt tử trong tâm thức của các nhà làm luật từ thời cổ đại.
Trong bộ luật Hammurabi của nhà nước lưỡng hà được ban hành trong khoảng thời
gian từ năm 1792 đến năm 1750.TCN, công lý được được hiểu là yêu cầu áp dụng
hình phạt ngang bằng với thiệt hại mà kẻ phạm tội gây ra, đó chính là nguyên tắc
báo thù Talion (mắt đền mắt, răng đền răng). Theo đánh giá, đây là một bộ luật mà


10
nguyên tắc Talion được áp dụng một cách triệt để, tàn khốc và cứng nhắc một cách
cực đoan. Ví dụ một người thợ xây làm chết con của chủ nhà thì con của người thợ
xây phải bị giết theo nguyên tắc báo thù Talion [30].
Giai đoạn thứ hai của sự phát triển nhận thức về công lý là thay sự báo thù
bằng bồi thường, phạt vạ, để nhằm giữ yên ổn, hoà hảo trong nội bộ các bộ tộc, bộ
lạc. Một ví dụ sinh động về cách phạt vạ khá cẩn thận, tỉ mỉ của người Abysinie
trong giai đoạn này như sau: “Nếu một đứa nhỏ trên cây té xuống đúng vào một đứa
bạn của nó, làm cho đứa này chết thì mẹ của đứa chết có quyền sai một đứa khác
leo lên cây rồi buông tay cho rớt xuống đúng đầu đứa phạm tội”. Đến giai đoạn thứ
ba, để ngăn chặn các cuộc trả thù cá nhân, toà án đã được thành lập để thẩm định,
đánh giá các mức độ thiệt hại, từ đó hoà giải, điều đình, phân xử các xung đột giữa
các cá nhân trong xã hội. Công lý và tư pháp xét xử đã vững bước song hành từ
những bước phát triển của lịch sử văn minh nhân loại như vậy [42].
Trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại - cái nôi của văn minh phương Tây, công

lý được cho rằng bắt nguồn từ trật tự xã hội, một xã hội ổn định, có trật tự sẽ thúc đẩy
sự phát triển của công lý và ngược lại, một nền công lý mạnh mẽ sẽ thúc đẩy một xã
hội trật tự, ổn định. Theo Plato, công lý là một khái niệm thể hiện phẩm hạnh và sự
hài hòa của cộng đồng, là kết quả của sự đồng tâm hợp tác giữa những cá nhân có
đức hạnh tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng và quốc gia. Công lý liên
quan trực tiếp đến sự tiết chế và khả năng tự kiểm soát của mỗi cá nhân. Công lý là
một vấn đề giản dị nếu con người cũng giản dị, rời xa lòng tham lam và sự xa hoa và
sống theo đúng chức phận của mình. Công lý xuất phát từ sự hài hoà và nó hướng tới
những người khác thông qua những hành vi nhân hậu và tử tế [43].
Bộ luật Conpus Juris Civilis là bộ luật dân sự được hệ thống hóa theo lệnh
của Hoàng đế Justinian (khoảng 482- 565). Công lý ở đó được định nghĩa như là
“ước muốn liên tục và vĩnh viễn ban cho mọi người những gì mà họ xứng đáng” và
“những châm ngôn của luật pháp” được diễn đạt là “sống lương thiện, không làm
hại người khác, và công bằng với mọi người”. Những diễn đạt này, dù khá tổng
quát, nhưng cũng chứa đựng ít nhất ba đặc điểm quan trọng có phần trùng lặp của


11
bất cứ quan niệm nào về công lý. Nó truyền đạt, thứ nhất, ý tưởng về sự quan trọng
của cá nhân, thứ hai, rằng các cá nhân phải được đối xử một cách thích đáng và
không thiên vị; và thứ ba, một cách bình đẳng [41].
Còn theo Aristotle, một trong những người thầy có ảnh hưởng nhất đối với bộ
môn triết học chính trị, thì công lý cốt ở việc đối xử bình đẳng với những người ngang
nhau và bất bình đẳng với những người không ngang hàng, tương xứng với sự khác
nhau về địa vị của họ. Theo ông, công lý được chia thành “công lý cải tạo” - “công lý
phân phối” - cách thức, nỗ lực cố gắng để công bằng với mỗi người, đúng theo những
gì mà người đó xứng đáng. Theo Aristotle, công lý phân phối chính là mối quan tâm
chủ yếu, hàng đầu của các nhà lập pháp. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng luật
pháp và công lý là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất, thậm chí, trong một số xã
hội, luật pháp đôi khi đi chệch hướng hoặc đối nghịch với công lý [41].

Trong tác phẩm Nicomachean Ethics, ông đã viết:
Công lý chỉ tồn tại giữa con người, khi các quan hệ của họ được
điều chỉnh bằng pháp luật, giữa con người thường xuất hiện những bất
công, nên họ hành xử với thường theo sự bất công, việc áp dụng pháp
luật sẽ giúp con người phân biệt được giữa bất công và công lý… Đây là
lý do tại sao chúng ta không thể cho phép nhân trị, mà pháp trị. Bởi vì
với nhân trị sẽ phục vụ lợi ích cá nhân và người sẽ trở thành độc
tài…[17, tr.36].
Trong truyền thống pháp luật tự nhiên, công lý được hiểu là yêu cầu, đòi hỏi
mỗi cá nhân hoặc nhóm được hưởng những gì mà họ xứng đáng. Công lý là quyền
mà tạo hoá ban cho con người. Đây là khái niệm mang tính tổng quát và tuyệt đối,
các quy định luật pháp, các nguyên tắc, luật lệ, quy tắc chỉ là những cố gắng nhằm
hệ thống, hiện thực và cụ thể hoá khái niệm này. Công lý chỉ có thể giành được
thông qua chế độ pháp quyền chứ không phải thông qua sự cai trị của con người.
Không có công lý thì sẽ không có những đạo luật khách quan và hệ quả là các cá
nhân sẽ lệ thuộc vào kẻ cai trị. Chế độ pháp quyền ở đây được hiểu là nhà nước phải
bị chế ước bởi những quy định đã được ấn định trước hoặc được đoán định trước và
mọi người đều bị quản lý bởi cùng các đạo luật.


12
Truyền thống pháp luật tự nhiên cho rằng công lý và bất công không phụ
thuộc vào luật thực định (human/positive law). Augustine, nhà triết học có ảnh
hưởng lớn đầu tiên thời trung cổ, cho rằng công lý cao hơn nhà nước và là vĩnh cửu.
Công lý tự nhiên cao hơn luật pháp. Luật pháp không công bằng thì không phải là
luật pháp (Unjust laws are not laws). Thomas Aquinas, nhà triết học và thần học
Italia trong truyền thống kinh viện chủ nghĩa, cũng cho rằng trong thực tế những
đạo luật nhân định có thể công bằng hay không công bằng. Công lý là khái niệm cơ
sở, có nội hàm rộng hơn khái niệm luật pháp. Những giá trị của công lý cung cấp
những tiêu chí quan trọng cơ bản để đánh giá, thẩm định các đạo luật thực định.

Một đạo luật công bằng là một đạo luật dựa trên và không đối lập với các quyền tự
nhiên. Bất công chính là những hành vi liên quan đến việc vi phạm các quyền tự
nhiên như các tội giết người, hành hung, trộm cắp, bắt cóc, nô lệ, hiếp dâm, gian lận
hoặc các hành vi gây ảnh hưởng sai lệch nhất định đến sự phân phối thịnh vượng,
thu nhập. Không có cách phân phối cụ thể nào được coi là công bằng hoặc không
công bằng từ sự lựa chọn của các cá nhân. Sự phân phối lợi ích và chi phí chỉ được
coi là công bằng nếu người đó được tự do lựa chọn trao đổi với người khác.
Luật pháp và công lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Luật pháp phục vụ
công lý nếu nó giúp tạo dựng sự bình yên và bảo vệ các quyền cá nhân của con người
bị vi phạm. Công lý không có sự nâng đỡ của luật pháp sẽ trở lên yếu đuối, mờ nhạt.
Luật pháp không dựa trên các giá trị của công lý sẽ trở lên tàn bạo, hà khắc.
Các nghiên cứu ngày nay liên quan đến công lý trong lĩnh vực tư pháp xét xử
cho rằng các thủ tục tố tụng chính là những cơ chế, những công cụ xã hội giúp các
cá nhân tiếp cận được công lý. Nếu các cơ chế tố tụng không đủ mạnh và hiệu quả
thì có thể làm vô hiệu hoá quá trình thực thi các quyền cơ bản của các cá nhân. Các
cơ chế tố tụng phải đáp ứng ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu của xã hội và phải thực sự
là người đầy tớ phục vụ, thúc đẩy công lý chứ không phải là ông chủ của công lý.
Lý thuyết tìm kiếm sự thật (The truth-finding theory), một trong những học thuyết
có nhiều ảnh hưởng trong lĩnh vực tố tụng tại các quốc gia có hệ thống pháp luật
phát triển, cũng nhấn mạnh rằng mặc dù các cơ chế tố tụng đều hướng tới việc tìm


13
ra sự thật khách quan của vụ việc nhưng công lý và sự thật khách quan của vụ việc
không hoàn toàn đồng nhất. Công lý là một điều gì đó rộng lớn và có ý nghĩa sâu
sắc hơn so với sự thật. Sự thật khách quan của vụ việc chỉ là một trong những thành
tố cơ bản của công lý [39]. Trong quá trình cải cách cơ chế tố tụng, các nghiên cứu
cho rằng công lý có ba yếu tố định tính cơ bản: Thứ nhất, khả năng tìm ra sự thật và
tính chính xác của quyết định của toà án. Thứ hai, thời gian tiếp cận công lý phải
đảm bảo, công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối (justice delayed is justice denied).

Thứ ba, chi phí tài chính cho quy trình tiếp cận công lý phải đảm bảo tính hợp lý,
không mang tính chất rào cản đối với quá trình tìm kiếm công lý của các tổ chức và
cá nhân. Đây chính là những tiêu chí cơ bản được dùng để đánh giá mức độ thành
công các cuộc CCTP xét xử của các quốc gia trên thế giới [35].
Tại Hoa Kỳ, nền khoa học pháp lý có sự phân biệt khá sâu sắc giữa “công lý
theo thủ tục” và “công lý theo bản thể”. Nếu một người giết hại người khác, công lý
bản thể (công bằng về nội dung) đòi hỏi kẻ sát nhân phải bị trừng phạt theo đúng
pháp luật. Tuy nhiên, nếu kẻ sát nhân bị tra tấn một cách bất hợp pháp để phải thú tội
thì công lý thủ tục đã không được thực thi. Trong trường hợp đó, theo truyền thống
pháp luật phương Tây, công lý theo thủ tục sẽ thắng công lý theo bản thể [19,tr.33].
1.2. Quan niệm “công l” tại Việt Nam
Có thể nói, những nhận thức khởi đầu về công lý đã đánh dấu và gắn liền với
sự trưởng thành về ý thức cách mạng của của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc. Tác phẩm “Bản án Chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn
Ái Quốc xuất bản năm 1925 được coi là một tác phẩm khởi đầu cho nhận thức về
công lý của nhân dân Việt Nam. Tác phẩm gồm 12 chương và 01 phụ lục, là bản
cáo trạng không thể dung tha của chế độ thực dân Pháp đối với người dân An Nam
thuộc địa. Cùng với việc mạnh mẽ lên án chế độ thực dân qua các chương về Thuế
máu, Việc đầu độc người bản xứ, Các quan thống đốc, Các quan cai trị, Tệ tham
nhũng trong bộ máy cai trị, Bóc lột người bản xứ, các giá trị về Công lý (Chương
VIII) đã được Nguyễn Ái Quốc sử dụng như một căn cứ chính nghĩa, đạo lý, lương
tâm để vạch trần sự tàn ác của chế độ thực dân Pháp. Ở Việt Nam lúc bấy giờ, chế


14
độ thực dân Pháp đã đặt ra vô tội vạ những luật lệ, hết sức khắc nghiệt, cho phép
các nhà cầm quyền tuỳ tiện hành xử, phạt vạ, tù giam và thảm sát. Từ đó, Nguyễn
Ái Quốc đã nhận định “Làm gì có pháp luật, công lý với người bản xứ?” [27].
Những tư tưởng về một nền công lý đích thực, chân chính đã được truyền bá
vào Việt Nam kể từ khi Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập ra nước Việt Nam Dân

chủ cộng hoà, tiến hành cuộc đấu tranh nhằm vạch trần nền “công lý thực dân” giả
tạo: “Ở Đông Dương có hai thứ công lý. Một thứ cho người Pháp, một thứ cho
người bản xứ. Người Pháp thì được xử như ở Pháp. Người An Nam thì không có hội
đồng bồi thẩm, cũng không có luật sư người An Nam. Thường thường người ta xử
án và tuyên án theo giấy tờ, vắng mặt người bị cáo. Nếu có vụ kiện cáo giữa người
An Nam và người Pháp thì lúc nào người Pháp cũng có lý cả mặc dù tên này ăn
cướp hay giết người…”. Người cũng lên án chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo, phi nhân
tính, phi pháp quyền của Chính phủ Pháp tại thuộc địa Việt Nam. Bằng ngòi bút sắc
sảo, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra một hình ảnh về chế độ phi pháp quyền, vô nhân
đạo và phản tiến hoá mà người Pháp áp đặt tại Việt Nam:
Công lý được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu hiền, một
tay cầm cân, một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp đến Đông Dương xa
quá, xa đến nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân
đã chảy lỏng ra và biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai
rượu ty, nên người đàn bà tội nghiệp chỉ còn lại độc cái kiếm để chém
giết. Bà chém giết đến cả người vô tội, và nhất là người vô tội [23].
Những tư tưởng và khát vọng về công lý đã được Đảng ta tiếp tục tuyên truyền,
vận động nhằm thắp sáng thành ý nguyện, khát vọng độc lập của cả dân tộc ta, góp
phần quan trọng làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Với nhận thức đúng đắn coi công lý là một mục tiêu nhằm quy tụ, đoàn kết
mọi lực lượng bảo vệ chính quyền cách mạng, là yếu tố hiện thân của chính nghĩa,
đạo lý, đạo đức và lương tâm, ngay sau khi thành lập nhà nước cách mạng nhân
dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến nhiệm vụ của chính quyền
nhân dân trong việc bảo vệ và thực thi công lý. Điều 47 Sắc lệnh số 13 của Chủ tịch


15
nước ngày 24 tháng 01 năm 1946 quy định cách tổ chức toà án và các ngạch thẩm
phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã khẳng định “Các vị thẩm phán sẽ
chỉ trọng pháp luật và công lý”. Điều 25 Sắc lệnh này cũng quy định: Khi các Phụ

thẩm nhậm chức, tại phiên toà đầu, ông Chánh án sẽ mời các Phụ thẩm tuyên thệ
“Tôi thề trước Công lý và nhân dân rằng tôi sẽ suy xét cẩn thận những án đem ra
xử, không hề ăn hối lộ, vị nể, vì sợ hãi hay vì tư lợi hay thù oán riêng mà bênh vực
hay làm hại một bị can nào. Tôi sẽ cứ công bằng mà xét định mọi việc…”. Điều 24
và Điều 50 Sắc lệnh này cũng nhấn mạnh: Thẩm phán và Phụ thẩm phải xét xử trên
cơ sở trí sáng suốt, pháp luật và lương tâm ngay thẳng.
Trong giai đoạn đất nước kháng chiến, Chính phủ đã mở riêng lớp học chính
trị cho cán bộ tư pháp để xây dựng cho cán bộ tư pháp lập trường nhân dân, trong
xét xử phải chú trọng bảo đảm trước hết quyền lợi đa số, thuộc các tầng lớp nghèo
trong nhân dân, xây dựng một nền tảng vững chắc của tư pháp nhân dân. Qua các
cuộc chỉnh huấn, cán bộ tư pháp đã thông suốt được nội dung giai cấp của pháp luật
và công lý, dùng toà án để ủng hộ đắc lực cho cuộc đấu tranh của nông dân, đánh đổ
giai cấp địa chủ, giành lấy ruộng đất cho nông dân, đó chính là công lý mà nền tư
pháp phải bảo vệ.
Sau cải cách ruộng đất, tại buổi nói chuyện nhân dịp cuộc vận động chỉnh
huấn mùa Xuân năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Mọi người đều lao động
nên đều bình đẳng, đều có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình xây dựng đời
sống tự do, hạnh phúc cho mình”. Như vậy, công lý xã hội chủ nghĩa còn được hiểu
là là yêu cầu bảo đảm thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Xây
dựng nền công lý xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục là nhiệm vụ của ngành Tư
pháp từ đó đến nay [20].
Trước yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
CCTP đến năm 2020 đã một bước làm rõ hơn vai trò của công lý trong nền tư pháp
Việt Nam. Theo đó, các cơ quan tư pháp phải “thật sự là chỗ dựa của người dân
trong việc bảo vệ công lý, quyền con người”. Một trong những mục tiêu cơ bản của


16
công cuộc CCTP là “xây dựng nền tư pháp vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo

vệ công lý”. Thủ tục hành chính tại các cơ quan tư pháp cần được cải cách nhằm “bảo
đảm tốt hơn quyền tiếp cận công lý của người dân”. Công tác đào tạo cán bộ pháp
luật cần tiếp tục chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn, trau dồi, rèn
luyện phẩm chất, đạo đức, “dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý” [8]. Như vậy, công
lý và bảo vệ công lý đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những mục
tiêu cơ bản, xuyên suốt của các cơ quan tư pháp trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện các cơ quan tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN tại Việt Nam.
Trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN, một số quan điểm nghiên cứu đã
cho rằng pháp luật không chỉ đơn thuần là sản phẩm “độc quyền” của nhà nước mà
trước hết phải là sự kết tinh thiêng liêng những giá trị cao quý trong xã hội, dựa trên
nền tảng dân chủ, nhân bản, lương tri và đạo lý mà không một ai bác bỏ được để trở
thành lẽ phải đương nhiên như tự do, bình đẳng, công lý, công minh. Nhà nước phải
thừa nhận và phục tùng lẽ phải và công lý, lấy đó làm thước đo để hướng tới sự phù
hợp và hoàn thiện để củng cố lòng tin của nhân dân vào sự công minh của mình.
1.3. Khi niệm công l v bảo vệ công l trong Chiến lƣợc CCTP đến
năm 2020 tại Việt Nam
Trong lĩnh vực tư pháp, công lý và bảo vệ công lý được xác định là một
trong những mục tiêu cơ bản của Chiến lược CCTP của Việt Nam đến năm 2020.
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược CCTP đến năm 2020 và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng đã khẳng định yêu cầu xây dựng cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của
nhân dân trong việc bảo vệ công lý và quyền con người. Chiến lược cũng xác định
rõ mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh và
bảo vệ công lý. Hoạt động tư pháp mà trong đó toà án được xác định giữ vị trí trung
tâm và công tác xét xử là hoạt động trọng tâm cần phải được tiếp tục cải cách, nâng
cao chất lượng, bảo đảm có hiệu lực và hiệu quả cao. Thủ tục hành chính trong các
cơ quan tư pháp cần tiếp tục được đổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân tiếp cận công lý. Các thủ tục, quy trình tố tụng cần tiếp tục được rà soát, hoàn



17
thiện nhằm tạo một cơ chế tiếp cận công lý hữu hiệu, phù hợp với điều kiện thực
tiễn của Việt Nam.
Chiến lược CCTP của Việt Nam đến năm 2020 ban hành tại Nghị quyết số
49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị đã đặt một trong những
trọng tâm CCTP là mục tiêu bảo vệ công lý. Tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị đã 04
lần sử dụng từ “công lý”:
- Tại Phần Đánh giá thực trạng công tác tư pháp, Nghị quyết của Bộ Chính
trị nhận định: “Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc
bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp
luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm”.
- Tại Phần Mục tiêu CCTP, Nghị quyết của Bộ Chính trị xác định: “Xây
dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công
lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa…”.
- Tại Phần Phương hướng và nhiệm vụ, Mục “Nhiệm vụ hoàn thiện chính
sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp”, Nghị quyết của
Bộ Chính trị quy định: “Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý.”
- Cũng tại Phần này, Mục “Nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ
trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh”, Nghị quyết của Bộ Chính trị yêu cầu: “Tiếp tục
đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn các
chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo
hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng
nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức trong sạch, dũng cảm
“đấu tranh vì công lý”, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Với những phân tích nói trên, khái niệm công lý trong Chiến lược CCTP tại
Việt Nam đến năm 2020 đã được sử dụng từ cả khía cạnh công lý nội dung và công
lý thủ tục. Công lý vừa được xác định là động lực, vừa là mục tiêu hướng tới của
các cơ quan tư pháp, khái niệm công lý trong Chiến lược CCTP là công lý trong



18
lĩnh vực tư pháp xét xử. Công lý ở đây được hiểu là yêu cầu xử lý các vụ việc bằng
các thủ tục tố tụng công bằng, hợp pháp nhằm bảo vệ lợi ích của xã hội và bảo vệ
các quyền con người một cách nghiêm minh. Công lý trong tư pháp xét xử không
chấp nhận hiện tượng còn để xảy ra tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ,
truy tố và xét xử. Công lý trong tư pháp xét xử cũng đòi hỏi sự đồng thuận cao của
xã hội đối với cơ chế tố tụng, cơ quan tư pháp và các bản án, quyết định của cơ
quan tư pháp. Các giá trị cao cả của lẽ phải, đạo lý, lương tâm, lương tri, đạo đức,
sự vị tha, lòng trắc ẩn và các giá trị tiến bộ xã hội khác cần phải là điểm tựa, là các
chuẩn mực để soi rọi các bản án, quyết định của cơ quan tư pháp.
Bảo vệ công lý bảo vệ sự công bằng, lẽ phải được xã hội thừa nhận phù hợp
với đạo lý và lợi ích chung của xã hội, việc giải quyết tranh chấp xảy ra trong xã hội
phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng và bảo đảm lòng tin của nhân dân
vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật.
Như vậy, công lý trong chiến lược CCTP được quan niệm là “Sự công bằng,
sự đúng đắn, lẽ phải. Ban hành công lý là việc Tòa án xác định điều đúng, điều sai
trong một vụ việc nhằm thiết lập lại sự công bằng”. Ở đây, có thể hiểu bảo vệ công
lý là “thiên chức”, nhiệm vụ cơ bản, quan trọng, xuyên suốt, đặc trưng của hệ thống
tòa án. Khi xây dựng dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân theo tinh thần của
Chiến lược CCTP, PGS.TS. Lê Minh Thông - Ủy ban pháp luật Quốc hội cho rằng
Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý nghĩa là: Vì lẽ bảo vệ công lý, Tòa án không
được thoái thác nghĩa vụ bảo vệ công lý vì bất cứ lý do gì, kể cả trường hợp chưa có
pháp luật quy định, thì sẽ sử dụng phong tục, tập quán, lương tâm để tìm lẽ công
bằng cho các bên.
1.4. Quan niệm về Tƣ php v Cải cch Tƣ php
Hiện nay, quan điểm và nhận thức về “tư pháp” được xem xét dưới nhiều
khía cạnh khoa học và thực tiễn khác nhau.
“Tư pháp” (theo tiếng Latinh cổ “Justitia” hay “Justition”) có nghĩa là “công

lý”, “công bằng”, “pháp chế”, đồng thời dưới góc độ hẹp nội dung bao gồm toàn bộ
các cơ quan Tòa án và hoạt động thực hiện quyền xét xử của những cơ quan này.


19
Trên thế giới, khi nói đến thuật ngữ “tư pháp” (Tiếng Anh là Justice) theo
nghĩa chung nhất là công lý. Đồng tình quan điểm này TS. Nguyễn Đình Lộc và
PGS.TS. Hoàng Thế Liên cho rằng: “Tư pháp” với nghĩa chung nhất là một ý tưởng
về một nền công lý, đòi hỏi việc giải quyết mọi tranh chấp xảy ra trong xã hội phải
đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng và bảo đảm lòng tin của nhân dân và xã hội
vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho cá
nhân, sự ổn định và phát triển của xã hội [21].
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do GS. Hoàng Phê chủ
biên thì thuật ngữ “tư pháp” được hiểu là “Việc xét xử các hành vi phạm pháp và và
các vụ kiện tụng trong nhân dân (nói khái quát)”[26, tr.1071].
Còn theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) thì:
Với nghĩa chung nhất, tư pháp được quan niệm như là một ý
tưởng về một nền công lý, đòi hỏi việc giải quyết những tranh chấp xảy
ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng, bảo đảm
lòng tin của nhân dân và xã hội vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự
pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho cá nhân, sự ổn định và phát
triển của xã hội [34, tr.828].
Theo quan điểm của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung và tập thể tác giả thì “tư pháp”
là một lĩnh vực quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và
phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có
sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật” [19].
Ngoài ra, theo TS. Đinh Văn Ân, TS. Võ Trí Thành và tập thể tác giả quan
niệm “tư pháp” được hiểu theo ba khía cạnh: “Về khía cạnh pháp lý, được quan
niệm như là một ý tưởng cao đẹp về một nền công lý, giải quyết các tranh chấp
trong xã hội đúng với pháp luật, hợp lẽ công bằng; các biểu hiện của một giá trị về

lòng tin của nhân dân vào pháp luật. Về khía cạnh thể chế Nhà nước, tư pháp được
sử dụng để chỉ một quyền lực trong ba quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành
pháp, quyền tư pháp. Trong việc xác định ba quyền, quyền tư pháp được xem là
đồng nghĩa với quyền xét xử, một hoạt động duy nhất chỉ do Tòa án thực hiện. Và

×