Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 125 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



NGUYỄN HẢI LONG




ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH




CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT

MÃ SỐ: 60 38 01




LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS HOÀNG THỊ KIM QUẾ








HÀ NỘI – NĂM 2006



3
MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa 1
Lời cam đoan 2_
Mục lục 3
Mở đầu 7
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc đổi mới hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh hiện nay ở nước ta 12
1.1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong bộ máy
nhà nước 12
1.1.1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh qua các
thời kỳ 12
1.1.2. Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về Hội

đồng nhân dân cấp tỉnh. 18
1.1.3. Một số mô hình tổ chức chính quyền địa phương trên
thế giới. 20
1.1.4. Kinh nghiệm giám sát của cơ quan dân cử địa phương ở
một số nước. 22
1.2. Yêu cầu khách quan đổi mới hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh 24
1.2.1. Khái niệm giám sát của Hội đồng nhân dân 24
1.2.1.1. Khái niệm 24


4
1.2.1.2. Phân biệt giám sát của HĐND và một số hình thức
giám sát khác. 27
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển chế định giám sát của Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh. 30
1.2.2.1. Giai đoạn 1945- 1959 31
1.2.2.2. Giai đoạn 1959 - 1980 33
1.2.2.3. Giai đoạn 1980-1992 33
1.2.2.4. Giai đoạn 1992 -2003 35
1.2.2.5. Giai đoạn 2003 đến nay 36
1.2.3. Yêu cầu khách quan đổi mới hoạt động giám sát 38
1.2.3.1. Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh đặt
trong yêu cầu chung về mới tổ chức bộ máy nhà nước. 38
1.2.3.2. Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh
trong yêu cầu hội nhập quốc tế. 39
Chương 2. Thực trạng về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 41
2.1. Thực trạng pháp luật về giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 41
2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 44
2.2.1. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

cấp tỉnh 46
2.2.2 Thực trạng hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh 55
2.2.3 Thực trạng hoạt động giám sát của các Ban của Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh. 67


5
2.2.4. Thực trạng hoạt động giám sát của đại biểu HĐND cấp
tỉnh. 80
2.2.5. Thực trạng công tác đôn đốc, theo dõi giải quyết kiến nghị sau
công tác giám sát. 83
2.3. Những nhân tố quyết định tới hiệu quả, hiệu lực hoạt động giám sát 84
2.3.1. Nhận thức vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng 85
2.3.2. Cơ chế pháp luật 86
2.3.3. Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát 88
2.3.4 . Cơ cấu tổ chức 89
2.3.4.1. Cơ cấu, thành phần, trình độ đại biểu Hội đồng nhân
dân 89
2.3.4.2. Cơ cấu Thường trực HĐND và các Ban của HĐND. 91
2.3.4.3. Mối quan hệ giữa HĐND và các cơ quan, tổ chức ở
địa phương; với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và
các cơ quan của Quốc hội. 93
2.3.4.4. Các yếu tố tâm lý, xã hội 94
2.3.4.5. Các điều kiện đảm bảo. 95
Chương 3. giải pháp đổi mới hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 96
3.1. Đổi mới nhận thức về vai trò của Hội đồng nhân dân và hoạt động
giám sát của Hội đồng nhân dân 98
3.2. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng 102
3.3. Đổi mới tổ chức Hội đồng nhân dân. 104



6
3.4. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động giám
sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. 111
3.5. Quy định cụ thể về hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát. 114
3.6. Nâng cao các điều kiện đảm bảo phục vụ hoạt động giám sát 116
3.7. Một số vấn đề khác nâng cao hoạt động giám sát 117
Kết luận 119
Tài liệu tham khảo 120


7
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu
Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ
ban nhân dân (UBND), là trung tâm , xương sống của hệ thống chính trị ở địa
phương, trong đó, HĐND giữ vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Vị
trí và vai trò của HĐND càng trở nên quan trọng khi chúng ta xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
HĐND có 2 chức năng chính là: quyết định và giám sát, hai chức năng
này bổ trợ cho nhau, giúp hoạt động của HĐND có hiệu quả. Hoạt động giám
sát của HĐND các cấp, trong đó có HĐND cấp tỉnh trong thời gian qua tuy đã
có đổi mới, được coi trọng hơn, toàn diện hơn và có tiến bộ, song chưa đáp
ứng được yêu cầu và mong đợi của người dân.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật tổ chức HĐND và
UBND (năm 2003), trong đó, một điểm mới là có riêng một chương quy định
về hoạt động giám sát của HĐND. Tiếp theo đó, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
có Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 ban

hành Quy chế hoạt động của HĐND với nhiều quy định hướng dẫn về hoạt
động giám sát của HĐND. Mặc dù Quy chế đã hướng dẫn tương đối cụ thể
hoạt động giám sát được quy định trong Luật tổ chức HĐND và UBND
nhưng thực tiễn cho thấy, nhiều địa phương còn vướng mắc trong quá trình
thực thi vì nhiều lý do. Những lý do này xuất phát từ sự chưa hoàn thiện của
quy định pháp luật cũng như từ thực tiễn hoạt động, tổ chức bộ máy nhà
nước
2. Tình hình nghiên cứu


8
Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh là một đề tài thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà luật học, bởi để HĐND làm tốt chức năng quyết định của
mình thì một yếu tố không thể thiếu là làm tốt chức năng giám sát. Tuy đã có
đề tài nghiên cứu về đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND hay của chính
quyền địa phương (bao gồm cả HĐND và UBND) của một số nhà luật học và
thậm chí cả HĐND một số địa phương nhưng hầu như chỉ nghiên cứu hoạt
động giám sát trong tổng thể chung về đổi mới tổ chức và hoạt động của
HĐND mà ít có nghiên cứu sâu về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh.
Cũng có đề tài nghiên cứu về hoạt động giám sát của Quốc hội (một cơ quan
nằm trong hệ thống cơ quan dân cử có hình thức hoạt động tương tự như
HĐND) và giám sát của HĐND, các đề tài này phần nào có đề cập tới hoạt
động giám sát của HĐND nhưng chưa sâu và chưa cụ thể. Ngoài ra, sau khi
Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND
năm 2005 ra đời với nhiều quy định mới về hoạt động giám sát thì hầu như
chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh” vừa tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trên phạm vi cả
nước phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát

HĐND cấp tỉnh hiện tại, vừa đề xuất những vấn đề có tính chất pháp lý, khoa
học về tổ chức, phương pháp hoạt động giám sát của HĐND trong thời gian
tới. Với tinh thần đó, trong tình hình mới hiện nay, mục tiêu nghiên cứu là:
- Tổng kết các cơ sở lý luận hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh;
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về hoạt
động giám sát của HĐND cấp tỉnh;


9
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực
HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND cấp tỉnh (trước và sau khi có
Luật tổ chức HĐND và UBND 2003, Quy chế hoạt động của HĐND2005), từ
đó rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các vấn đề nhằm từng
bước hoàn thiện cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động giám sát
của HĐND cấp tỉnh.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề liên quan đến hoạt
động giám sát của HĐND cấp tỉnh, đề ra giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của hoạt động giám sát.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài phục vụ cho việc Uỷ ban thường
vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND trên cơ sở Luật tổ
chức HĐND và UBND 2003, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
HĐND, UBND và Quy chế hoạt động của HĐND 2005.
Luận văn sẽ tập trung đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
giám sát của HĐND cấp tỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong các lĩnh vực sau:
- Các tài liệu, tư liệu, văn bản pháp lý liên quan đến tổ chức và hoạt
động của HĐND.
- Các tài liệu, tư liệu, văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động giám sát
của HĐND

- Các văn bản tài liệu hướng dẫn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và
Chính phủ đối với HĐND.


10
- Các báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Ban Công tác đại biểu
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và các loại văn bản khác có liên quan.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của
HĐND, đại biểu HĐND cấp tỉnh.
- Các quy định của Hiến pháp 1946-1959-1980-1992-Hiến pháp sửa đổi
2002, Luật tổ chức HĐND và UBND, Luật bầu cử đại biểu HĐND, Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND và Quy chế hoạt động của
HĐND các văn bản có liên quan đến tổ chức và hoạt động của HĐND cấp tỉnh.
- Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện (HĐND) ở
một số nước trên thế giới.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp biện chứng, lịch sử.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, thống kê.
- Phương pháp xã hội học, hội thảo và chuyên gia.
- Phương pháp mô hình hoá, hệ thống hoá.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đổi mới hoạt động giám sát của
HĐND cấp tỉnh hiện nay ở nước ta.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh



11
Chương 3: Giải pháp đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh.



12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH HIỆN NAY Ở NƢỚC TA

1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH
TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
Trên thế giới có nhiều học thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước,
nhưng chủ yếu chỉ dừng ở tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương với việc
phân chia quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoặc đề cập tới việc
phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp ở địa
phương. Lý luận mang tính học thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước ở cấp
địa phương, cụ thể là cấp tỉnh, chưa hình thành rõ ràng. Trong 61 năm xây
dựng bộ máy chính quyền địa phương ở Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng
của các tư tưởng khác nhau qua từng thời kỳ. Nhưng một nguyên lý cơ bản
nhất, xuyên suốt, đó là: HĐND là cơ quan dân cử ở địa phương, đại diện cho
nhân dân địa phương quyết định những vấn đề cơ bản ở địa phương, bầu ra cơ
quan hành pháp ở địa phương.
1.1.1. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh qua các thời kỳ.
Xét về lịch sử hình thành chính quyền địa phương ở Việt Nam, chỉ 2
tháng sau khi cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945, Điều thứ nhất Sắc
lệnh nói rõ: “Để thực hiện chính quyền nhân dân địa phương trong nước Việt
Nam, sẽ đặt hai thứ cơ quan: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính. Hội

đồng nhân dân do dân bầu ra theo lối phổ thông và trực tiếp đầu phiếu là cơ
quan thay mặt cho dân.”. Sắc lệnh cũng xác định sự hình thành của HĐND
cấp tỉnh, mối quan hệ giữa Uỷ ban hành chính và HĐND, giữa HĐND cấp


13
tỉnh và chính quyền cấp trên. Uỷ ban hành chính tỉnh do HĐND tỉnh bầu ra,
HĐND có quyền bỏ phiếu tín nhiệm Uỷ ban hành chính, quyết nghị của
HĐND hàng tỉnh không được trái với chỉ thị của các cấp trên, [19, Điều thứ
48, 80, 84, 90]. Như vậy, ngay từ văn bản đầu tiên, vị trí và vai trò của HĐND
cấp tỉnh đã được xác nhận, theo đó, HĐND tỉnh là cơ quan do cử tri bầu ra,
nằm trong hệ thống bộ máy nhà nước thống nhất, chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban
hành chính cấp trên (cấp kỳ) và HĐND tỉnh bầu ra cơ quan hành chính ở địa
phương là Uỷ ban hành chính tỉnh. Tư tưởng này xuyên suốt các lquy định
của pháp luật về tổ chức HĐND và UBND sau này. Sắc lệnh 63 là văn bản
đầu tiên của nhà nước cách mạng công nông để thành lập chính quyền ở địa
phương, đặt nền móng cho việc thành lập chính quyền địa phương ở nước ta.
Tiếp sau Sắc lệnh 63 năm 1945, Hiến pháp 1946 đã có một chương
riêng (chương VI gồm 6 điều, từ Điều 57 đến Điều 62) quy định rất rõ về việc
thành lập HĐND và Uỷ ban hành chính (UBND), trong đó, quy định HĐND
được thành lập ở cấp tỉnh và cấp xã. Hiến pháp là văn bản quy định những
vấn đề cơ bản, nên quy định một đạo luật khác sẽ quy định hoạt động của
HĐND. Sau 12 năm, đến ngày 31 tháng 5 năm 1958, Quốc hội thông qua
Luật tổ chức chính quyền địa phương gồm 5 chương, 43 điều. Tổ chức chính
quyền đại phương ở Việt Nam lúc đó cũng khác so với bây giờ, đó là có
những khu tự trị, trong các khu tự trị có các tỉnh, thành phố trực thuộc. Chính
quyền lúc đó không được tổ chức như một hệ thống chính quyền thống nhất.
Tuy nhiên, Luật tổ chức chính quyền địa phương 1958 đã khẳng định HĐND
là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân bầu ra. Như vậy, ở
Việt Nam, bắt đầu từ 1958, HĐND được xác định là cơ quan quyền lực của

nhà nước ở địa phương.
Trong thời gian từ 1946 đến 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký một số
sắc lệnh như sắc lệnh 254, 255 ngày 19-11-1948 để chỉ ra cách tổ chức chính


14
quyền trong các vùng kháng chiến và trong các vùng tranh chấp. Trong đó,
đối với những vùng bị địch tạm kiểm soát hay uy hiếp chưa có HĐND, thì có
thể chỉ định ra một HĐND lâm thời (Điều 3, Sắc lệnh 255). Như vậy, dù trong
thời kỳ chiến tranh, việc bầu cử HĐND rất khó khăn nhưng về mặt tổ chức
chính quyền vẫn phải tuân thủ nguyên tắc ở bất cứ nơi nào có dân, có chính
quyền thì phải có HĐND.
Hiến pháp 1959 cũng có một chương với 19 điều quy định về cách thức
tổ chức của HĐND, chế độ hoạt động cũng như các mối quan hệ của HĐND.
Hiến pháp 1959 cũng như Luật tổ chức HĐND và Uỷ ban hành chính năm
1962 đều quy định vị trí của HĐND cấp tỉnh vẫn được giữ nguyên, hầu như
không có thay đổi so với Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958.
Hiến pháp 1980 đã hoàn thiện quy định về tổ chức HĐND và UBND
lên một bước rõ rệt. Sau đó, Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức HĐND và
UBND năm 1983 gồm 9 chương, 71 điều. Tuy nhiên, cũng như trước đây,
HĐND chỉ hoạt động chủ yếu thông qua kỳ họp, cơ quan chịu trách nhiệm
chung giữa hai kỳ họp HĐND là UBND và kỳ họp HĐND do UBND triệu
tập. Như vậy, vai trò của HĐND là tương đối mờ nhạt, việc quy định quyền
hạn phần nhiều mang tính hình thức.
Trong khi đang thực hiện Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức HĐND và
UBND năm 1983, Đảng có chủ trương đổi mới, trong đó có việc sửa đổi về
tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương, dẫn đến việc ban hành Luật tổ chức
HĐND và UBND năm 1989. Lần sửa đổi này, một cơ quan mới, tổ chức mới
đã xuất hiện trong HĐND, đó là Thường trực HĐND cấp tỉnh và cấp huyện,
tổ chức này được hiểu là cơ quan hoạt động thường xuyên của HĐND giữa 2

kỳ họp. Sự xuất hiện của Thường trực HĐND ở cấp tỉnh là bước ngoặt rất
quan trọng trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh, thúc đẩy hoạt động của


15
HĐND đến một bước mới, tạo cho hoạt động của HĐND linh hoạt hơn so với
trước kia. HĐND cấp tỉnh đã ngày càng có vai trò và vị trí trong hệ thống cơ
quan nhà nước, giảm bớt tính hình thức thông qua hoạt động thường xuyên.
Hiến pháp 1992, tại Điều 119, một lần nữa khẳng định “Hội đồng nhân
dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu
trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”.
Năm 1994, khi sửa đổi Luật tổ chức HĐND và UBND thì Thường trực
HĐND cấp tỉnh vẫn giữ nguyên nhưng về tổ chức thì không còn chức danh
Uỷ viên Thư ký mà gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND, số Phó Chủ tịch
do Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định. Tuy nhiên, trong
nhiệm kỳ HĐND 1994-1999 và 1999-2004, do Chính phủ trình chỉ có 1 Phó
Chủ tịch nên Thường trực HĐND cấp tỉnh gồm: Chủ tịch và 1 Phó Chủ tịch.
Năm 2003, Luật tổ chức HĐND và UBND được ban hành thay thế luật năm
1994, vị trí và vai trò của HĐND cấp tỉnh nói riêng và HĐND nói chung vẫn
được giữ nguyên nhưng có bước phát triển mới với nhiều quy định cụ thể về
nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND, nhằm làm cho hoạt động của HĐND thực
quyền hơn. Ngoài ra, về tổ chức, Thường trực HĐND gồm 3 thành viên, Chủ
tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên thường trực HĐND.
Xuất phát từ vị trí, vai trò đó, HĐND có 2 chức năng chính là: quyết
định và giám sát. Hai chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ
nhau. HĐND quyết định các vấn đề quan trọng và giám sát việc thực hiện các
quyết định đó, thông qua hoạt động giám sát, phát hiện vấn đề cần sửa đổi,
HĐND ban hành nghị quyết quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương.
Như vậy, HĐND nói chung và HĐND cấp tỉnh nói riêng dần dần từ

những bước sơ khai ban đầu đã được xác định rõ ràng vai trò, vị trí trong Hiến


16
pháp và trong Luật tổ chức HĐND và UBND. Trong đó, HĐND cấp tỉnh luôn
được đề cao và có vị trí, vai trò to lớn trong bộ máy chính quyền địa phương,
đã có thời kỳ cấp kỳ, cấp khu tự trị và cấp huyện không có cơ quan dân cử
nhưng từ khi thành lập nước đến nay, chưa thời điểm nào không có HĐND cấp
tỉnh.
Cấp tỉnh là cấp trung gian giữa chính quyền trung ương và chính quyền
địa phương, nếu phân cấp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
phương thì cấp tỉnh là cấp đầu tiên của chính quyền địa phương. Nếu cấp
trung ương là cấp đề ra chính sách thì cấp địa phương là cấp thực hiện chính
sách và cấp tỉnh là cấp quan trọng chuyển tải chính sách từ trung ương xuống
tới người dân và quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Xét dưới
góc độ tự chủ, quyền tự quản của nhân dân, thì cấp tỉnh là cấp có quyền tự
chủ tương đối cao so với cấp huyện và cấp xã, quyền quyết định lớn, có tác
động tới hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. Chính vì vậy, HĐND cấp
tỉnh càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống bộ máy nhà nước.
HĐND cấp tỉnh là cơ quan đại diện cho nhân dân, do nhân dân cử ra,
quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương, một cấp ngay dưới cấp
trung ương. Vì vậy, HĐND cấp tỉnh có vị trí, vai trò to lớn trong bộ máy
chính quyền địa phương, quyết sách những vấn đề trực tiếp ở địa phương, giải
quyết những khó khăn vướng mắc của nhân dân và quyết định đường hướng
phát triển cho kinh tế – xã hội ở địa phương mình.
Như vậy, HĐND có vai trò là cầu nối giữa cơ quan nhà nước cấp trên
với nhân dân địa phương, đồng thời có tính hai mặt: vừa đại diện cho nhân
dân địa phương, vừa đại diện cho quyền lực nhà nước ở cấp trên. Tổ chức
quyền lực ở Việt Nam theo mô hình phân công, phân nhiệm trong cùng cấp
và thống nhất quyền lực từ trung ương xuống địa phương. Như vậy, HĐND



17
cấp tỉnh cũng nằm trong mối quan hệ đó, HĐND cấp tỉnh có quyền quyết định
những vấn đề quan trọng ở địa phương nhưng phải tuân thủ quy định của
Quốc hội, Chính phủ theo hệ thống dọc. Xét theo chiều ngang, HĐND bầu ra
cơ quan chấp hành là UBND, và gần như có sự “phân công” nhiệm vụ giữa
HĐND và UBND, HĐND quyết định vấn đề quan trọng và UBND chịu trách
nhiệm thi hành. Khi đã có sự phân công rồi thì tất yếu phải có theo dõi, kiểm
tra, giám sát để bảo đảm cho các cơ quan hoạt động đúng chức năng, nhiệm
vụ và hoàn thành tốt công việc. HĐND cấp tỉnh cũng giám sát một phần hoạt
động của HĐND cấp huyện bởi có sự phân cấp, phân quyền giữa cấp tỉnh và
cấp huyện.
Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh phụ thuộc rất
nhiều vào mô hình của chính quyền địa phương và mối quan hệ giữa cấp tỉnh
và trung ương. Có thể thấy rằng về cơ bản, sự phát triển của HĐND cấp tỉnh,
vị trí và vai trò trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam qua các thời kỳ hầu như
không có sự thay đổi, cụ thể như sau:
- HĐND cấp tỉnh do cử tri trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
- HĐND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước ở trung
ương, chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của chính phủ trong việc thực hiện các văn
bản của cơ quan nhà nước ở trung ương.
- HĐND cấp tỉnh bầu ra UBND cùng cấp là cơ quan chấp hành của
HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Trong hệ thống dọc,
UBND cấp tỉnh lại chịu sự chỉ đạo của Chính phủ.


18

1.1.2. Quan điểm của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh.
Quá trình ra đời và phát triển HĐND các cấp ở nước ta là sự vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhà nước và các cơ quan dân cử kiểu mới
xã hội chủ nghĩa. Phong trào Xô viết - nghệ Tĩnh năm 1930, Quốc dân Đại
hội được triệu tập trong những ngày chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945 là tiền thân của cơ quan dân cử xã hội chủ nghĩa. Đây chính là
bước tập dượt quan trọng đầu tiên, để lại những bài học kinh nghiệm quý giá
cho Đảng và nhân dân ta.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh
đạo đã quán triệt vận dụng đúng đắn sáng tạo những tư tưởng của chủ nghĩa
Mác- Lênin về xây dựng cơ quan dân cử xã hội chủ nghĩa vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam. Sự ra đời và phát triển của cơ quan dân cử các cấp chính
quyền ở nước ta gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc
đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm, chăm lo
xây dựng Nhà nước Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Sau Cách mạng
Tháng Tám thành công, các cơ quan dân cử từ trung ương đến địa phương
được chính thức thành lập với nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về
nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Quốc hội và
HĐND các cấp. Phát huy tinh hoa của dân tộc Việt Nam và nhận thức sâu sắc
Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nước ta là
nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”. “Chính quyền từ xã đến
Chính phủ trung ương do dân cử ra” [30, tr.95]. Tư tưởng của Hồ Chí Minh
được thể hiện một cách đồng bộ, toàn diện và nhất quán trong những bài phát
biểu, bài viết, trong các Hiến pháp và những văn bản pháp luật quan trọng mà
Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, chỉnh lý và ký lệnh ban hành như
Sắc lệnh 63 năm 1945 và nhiều sắc lệnh khác, Hiến pháp đầu tiên của Nhà


19

nước ta - Hiến pháp 1946 . . . mà trong đó sự tồn tại của HĐND cấp tỉnh được
khẳng định ngay từ những văn bản đầu tiên.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chế định HĐND đã được tiếp tục kế thừa và
phát triển, thể hiện rõ và sâu sắc hơn trong các Hiến pháp năm 1959, Hiến
pháp 1980 và Hiến pháp 1992. Tư tưởng đó khẳng định và làm rõ tính đại
diện, tính quyền lực, nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan hệ của HĐND
trong hệ thống chính trị, với nguyên tắc: Hội đồng nhân dân là cơ quan đại
diện của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
Trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo Nhà nước đã luôn
luôn quan tâm vấn đề xây dựng các cơ quan đại diện quyền lực của nhân dân
từ trung ương đến chính quyền cơ sở, đảm bảo phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt
của Đảng ta là không ngừng nâng cao vị trí, vai trò của Quốc hội và HĐND,
làm cho các cơ quan này hoạt động có thực quyền, thực sự đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Thể hiện tư tưởng đó, Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới đã
nhấn mạnh cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
để làm đúng chức năng quy định. Các nghị quyết Đại hội VII, Đại hội VIII,
IX và X của Đảng đã tiếp tục khẳng định vấn đề nâng cao chất lượng hoạt
động của các cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND) để các cơ quan này thực sự
là cơ quan đại diện của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước trong việc
xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa
phương. Như vậy, ở vào mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng, trong đường
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quán triệt tư tưởng xây dựng Nhà
nước của dân, do dân, vì dân.


20
Đặc biệt, trong Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khóa IX tại Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, bên cạnh việc tiếp tục khẳng định
đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND nói chung, còn nhấn mạnh cần
“phát huy vai trò giám sát của HĐND”. Trong thời kỳ mới, để tiếp tục cải
cách và hoàn thiện Nhà nước, xây dựng Nhà nước ngày càng trong sạch, vững
mạnh và có hiệu quả, một trong những vấn đề quan trọng là nâng cao năng
lực của các cơ quan dân cử. Đặc biệt là tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động,
nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND. Đây là vấn đề có ý nghĩa
về nhiều mặt, cả về xã hội và pháp lý cũng như ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Như vậy, có thể thấy rằng quan điểm của Đảng ta từ khi xây dựng nhà
nước năm 1945 đến nay luôn đề cao vai trò của HĐND trong đó chú trọng
HĐND cấp tỉnh, cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa
phương. Trong thời kỳ đổi mới, một trong những chức năng của HĐND ngày
càng được nhấn mạnh, tập trung đổi mới là chức năng giám sát.
1.1.3. Một số mô hình tổ chức chính quyền địa phƣơng trên thế
giới.
Theo một số nhà nghiên cứu về chính quyền địa phương, trên thế giới
có 4 mô hình tổ chức chính quyền địa phương cơ bản:
- Mô hình Anh (Anh, Mỹ, Canada, Uc, Niu Dilân ). Điểm đặc biệt là
tính độc lập của hệ thống chính quyền địa phương, tính toàn năng của Hội đồng
(không có cơ quan mang tính chất như UBND giống ở Việt Nam). Như vậy,
quyền giám sát của Hội đồng (do dân bầu ra) không phát triển do đối tượng
giám sát chủ yếu (UBND- cơ quan chấp hành của HĐND) không tồn tại.
- Mô hình Pháp (Pháp, một số nước Nam Âu, nhiều nước Châu Mỹ La
tinh, Thái Lan). Điểm đặc biệt là đại diện của chính quyền trung ương ở các
cấp của địa phương và địa phương chịu sự song trùng giám sát. Bên cạnh cơ


21
quan Hội đồng còn có cơ quan hành pháp. Tuy nhiên, chính quyền trung ương
áp đặt rất nặng, làm hầu hết các việc nên chính quyền địa phương chỉ còn lại

môt ít chức năng và phụ thuộc nhiều vào cấp trung ương, vì vậy, Hội đồng
không có nhiều nhiệm vụ, quyền hạn. Do đó, chức năng giám sát của Hội
đồng không phát triển.
- Mô hình Đức (Đức, các nước Bắc Âu, Nhật). Điểm đặc trưng là tính
phân quyền, những gì địa phương làm tốt thì địa phương làm. Bên cạnh Hội
đồng còn có cơ quan hành pháp.
- Mô hình Xô Viết (Liên Xô cũ, các nước Đông Âu, Việt Nam, Trung
Quốc, Cu Ba và một số nước Châu Phi). Một đặc trưng khác là ở hầu hết các
nước này chỉ có 1 Đảng cầm quyền. Mô hình này có đặc điểm là song trùng
trực thuộc, trong đó, biến Xôviết – cơ quan đại diện nhân dân – thành hình
thức và do đó, quyền giám sát của HĐND cũng là hình thức.
Tham khảo những mô hình tổ chức chính quyền của các nước trên thế
giới, chính quyền địa phương ở Việt Nam có thể xếp vào mô hình song trùng
trực thuộc, có nhiều nét tương tự như mô hình của Liên Xô trước đây.
Mô hình Xô Viết có một đặc trưng rất nổi bật là đã có cấp chính
quyền thì phải có HĐND. Ở mô hình này không có sự phân chia theo
cấp mà tất cả các cấp chính quyền là bộ phận cấu thành của hệ thống
nhà nước thống nhất Trong hệ thống này, các cơ quan Xô Viết
(HĐND) được gọi là cơ quan quyền lực [27, tr.68].
Trên thế giới, cách thức tổ chức chính quyền địa phương là rất đa dạng,
cùng một mô hình nhưng ở mỗi nước lại có những biến thể khác nhau cho
phù hợp với điều kiện từng nước. Mỗi cách thức đều có những ưu điểm và
nhược điểm nhất định, không thể đem mô hình nước khác áp dụng máy móc


22
vào thực tế của một nước, cần có sự nhìn nhận khách quan, nhiều chiều, tránh
định kiến mới có thể xây dựng một mô hình phù hợp.
1.1.4. Kinh nghiệm giám sát của cơ quan dân cử địa phƣơng ở một
số nƣớc.

Như phần trên đã trình bày về các mô hình tổ chức của chính quyền địa
phương trên thế giới, với mỗi mô hình khác nhau thì mối quan hệ giữa cơ quan
dân cử và cơ quan hành chính ở địa phương khác nhau, do đó, chức năng giám sát
của cơ quan dân cử (Hội đồng) cũng khác nhau. Mặt khác, yếu tố phát triển về
kinh tế, xã hội cũng quyết định quan trọng tới việc thực hiện quyền giám sát của
Hội đồng.
Na Uy là nước Bắc Âu phát triển, quy định của pháp luật về chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan dân cử và cơ quan hành pháp cụ thể, rõ ràng, bên cạnh
đó, Hội đồng là cơ quan có quyền rất lớn, người đứng đầu cơ quan hành chính
do Hội đồng bổ nhiệm và chỉ là người thừa hành nên phương thức giám sát
cũng đơn giản, chủ yếu là giám sát nội bộ. Mối quan hệ giữa chính quyền địa
phương và trung ương là tương đối độc lập. Hội đồng không phải là cơ quan
có quyền giám sát trực tiếp mà quyền đó được giao cho các cơ quan do Hội
đồng bầu ra. Ông Lundevall, chuyên gia về cơ quan dân cử, cố vấn cấp cao
của dự án cho Văn phòng Chính phủ trong một Hội thảo về HĐND ở Việt
Nam có trình bày về hoạt động giám sát của Hội đồng ở Na Uy.
Một điểm đặc trưng khác của Hội đồng chúng tôi là về mặt
giám sát, chúng tôi tổ chức cơ chế giám sát nội bộ trong bộ máy,
trong tổ chức chứ không quá phụ thuộc vào hệ thống giám sát của cấp
trên hoặc hệ thống giám sát từ bên ngoài vào. Điều này được thực
hiện bằng cách Hội đồng bầu ra 2 Uỷ ban, một Uỷ ban kiểm toán của
Hội đồng và một Uỷ ban kiểm tra của Hội đồng. Uỷ ban kiểm tra và


23
Uỷ ban kiểm toán của Hội đồng sẽ kiểm tra kiểm toán mọi hành vi
hoạt động của hệ thống đó và báo cáo trực tiếp cho Hội đồng. Phục
vụ các Uỷ ban này có một ông tổng kiểm toán, ông này là một quan
chức hoàn toàn độc lập, không phải do cấp hành pháp của chính
quyền bổ nhiệm Uỷ ban kiểm toán và Uỷ ban kiểm tra này đảm bảo

cho tất cả các tổ chức (hành chính hay chính trị) trong khuôn khổ đơn
vị địa phương đó phải tuân thủ tuyệt đối các quy định mang tính chất
pháp luật của Hội đồng ban hành và các quyết định về ngân sách – kể
cả Thường trực của Hội đồng cũng phải tuân thủ [28, tr. 56-57].
Đối với mô hình của nước Anh, Hội đồng do dân bầu ra và cũng làm
luôn chức năng hành pháp, mặc dù hiện nay, một cơ chế mới là có Thị trưởng
độc lập với Hội đồng nhưng vị trí, vai trò của Thị trưởng trong hoạt động
hành chính ở địa phương còn hạn chế. Hội đồng địa phương điều hành công
việc hành pháp ở địa phương thông qua các Uỷ ban của Hội đồng, đại biểu
Hội đồng tham gia các Uỷ ban này. Một địa phương nhỏ như quận Brent ở
Luân Đôn cũng có tới 30 Uỷ ban theo từng vấn đề và thực tế là các Uỷ ban
này quyết định mọi việc. Hướng cải cách thời gian gần đây, các Uỷ ban của
Hội đồng được chia thành hai loại: Uỷ ban chuyên làm chức năng quyết định
và Uỷ ban chuyên làm chức năng giám sát. Ông Lenni Montiel, Cố vấn
trưởng dự án VIE/98/H01 trong một Hội thảo cung cấp thông tin:
Các Uỷ ban làm chức năng giám sát thì thường tổ chức các cuộc gần
như “chất vấn” của mình để mà liên tục chất vấn, trao đổi làm sáng tỏ. Uỷ
ban cũng trực tiếp nhận các khiếu nại của người dân và họ tổ chức các cuộc
chất vấn đối với các Đại biểu Hội đồng vì Hội đồng làm bên hành pháp nên
Đại biểu Hội đồng phải bị chất vấn kết quả của cuộc chất vấn được đưa
lên cho Uỷ ban thường trực” [28, tr.100]


24
1.2. YÊU CẦU KHÁCH QUAN ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1.2.1. Khái niệm giám sát của Hội đồng nhân dân
1.2.1.1. Khái niệm
Hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm sát, thanh tra là những hoạt động
thực hiện quyền lực nhà nước. Đây là những hoạt động mang tính tất yếu

khách quan của tất cả các Nhà nước ở mọi thời đại lịch sử. Việc tìm hiểu khái
niệm giám sát của cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị không thể chung
chung như giám sát của nhà trường với học sinh, giám sát của bố mẹ với con
cái mà gắn với tính pháp lý của nó.
Xem xét các khái niệm giám sát, kiểm tra, kiểm sát, thanh tra dưới góc
độ này, theo Hiến pháp năm 1992, Nhà nước không chỉ ban hành Hiến pháp,
pháp luật để quản lý xã hội mà còn thường xuyên tiến hành hoạt động giám
sát, kiểm tra việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật. Để bảo đảm thực hiện một
cách có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, bảo đảm pháp
chế xã hội chủ nghĩa, có thể nêu ra một số hình thức giám sát, kiểm tra của các
cơ quan nhà nước như: giám sát của Quốc hội, HĐND và Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; kiểm tra, thanh tra của hệ thống cơ quan hành pháp; kiểm tra, kiểm sát của
Viện kiểm sát nhân dân các cấp; kiểm tra của Toà án nhân dân (thông qua hoạt
động giám đốc thẩm). Ngoài ra, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước còn chịu sự kiểm tra, giám sát của công dân, các tổ chức xã hội và
đoàn thể quần chúng đối với hoạt động của mình.
Có thể nêu một số điểm khác nhau giữa thẩm quyền giám sát của cơ
quan dân cử với chức năng giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà
nước khác như sau:


25
- Kiểm tra là khái niệm rộng, được hiểu là hoạt động thường xuyên của
cơ quan, tổ chức cấp trên với cơ quan, tổ chức cấp dưới nhằm xem xét, đánh
giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi cần thiết, hoặc kiểm tra một vấn đề cụ
thể.
- Thanh tra là phạm trù dùng chỉ hoạt động của các tổ chức có chức
năng thanh tra, giữa chủ thể thanh tra và đối tượng thanh tra thường không có
quan hệ trực thuộc. Thanh tra là một chức năng quan trọng của cơ quan quản
lý nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản

lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa (Điều 1, Pháp lệnh
Thanh tra năm 1990). Đây là hoạt động tự kiểm tra, giám sát của cơ quan
quản lý nhà nước đối với việc thi hành Hiến pháp, pháp luật trong quá trình
điều hành của Chính phủ. Kết quả của công tác thanh tra là chỉ xử lý các vi
phạm pháp luật trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước chưa đến
mức tội phạm. Khác với hoạt động kiểm tra là trong hoạt động thanh tra, cơ
quan, tổ chức tiến hành thanh tra có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để
bảo đảm hoạt động thanh tra được tiến hành thuận lợi.
- Kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là
hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật
được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất. Đối tượng chịu sự kiểm sát là
hoạt động của các cơ quan tư pháp, bao gồm các cơ quan: điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án và các cơ quan thực hiện các hoạt động bổ trợ tư pháp. Đây là
mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp và chủ yếu là quan hệ về mặt tố tụng.
Khi phát hiện vi phạm, hậu quả pháp lý của hoạt động này là Viện kiểm sát
nhân dân tối cao có quyền ra kháng nghị đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
vi phạm hoặc khởi tố về hình sự (nếu có dấu hiệu tội phạm).


26
- Quyền giám đốc xét xử của Toà án nhân dân tối cao là hoạt động xem
xét, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động xét xử của Toà án nhân
dân các cấp, Tòa án quân sự theo trình tự tố tụng.
Như vậy, giám sát, kiểm sát, kiểm tra, thanh tra xét đến cùng là những
hoạt động kiểm sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan nhà
nước có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau. Sự khác nhau của
hoạt động giám sát, kiểm tra giữa các cơ quan chính là ở thẩm quyền, đối
tượng, phạm vi, nội dung, phương thức thực hiện và hậu quả pháp lý của nó.
Để hiểu đúng chức năng giám sát của HĐND cần phải thống nhất về mặt
quan điểm là hoạt động giám sát, kiểm tra không chỉ do cơ quan dân cử mà

còn do nhiều cơ quan nhà nước khác thực hiện, tuỳ theo vị trí, chức năng,
thẩm quyền của các cơ quan này do pháp luật định mà hoạt động giám sát của
HĐND chỉ là 1 trong các hoạt động đó.
Theo cách hiểu chung, khái niệm “giám sát” có nội hàm gồm các yếu tố sau:
+ Là hoạt động xem xét, theo dõi, kiểm tra của một chủ thể;
+ Là phương thức bảo đảm cho công việc hoặc hoạt động được thực
hiện đúng theo quy định.
Như vậy, khái niệm “giám sát” dưới góc độ ngôn ngữ thông thường
được hiểu là: việc theo dõi, xem xét, kiểm tra của chủ thể có quyền đối với chủ
thể khác để qua đó có được các nhận định về hoạt động của chủ thể này.
Qua khái niệm “giám sát” nêu trên, có thể đưa ra năm nhận xét sau:
Thứ nhất, dùng để chỉ các hoạt động theo dõi, xem xét, kiểm tra đối với
đối tượng nhất định, từ đó đưa ra nhận định về một việc làm nào đó đã được
thực hiện đúng hay sai so với các quy định hiện hành;
Thứ hai, luôn phải gắn với một hoặc một số đối tượng cụ thể;

×