Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đặc điểm hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.21 KB, 13 trang )

Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, việc giám sát các hoạt động của
nhà nước được thực hiện bởi rất nhiều cơ quan, tổ chức: giám sát của cơ quan dân
cử (Quốc hội và HĐND); giám sát của Chủ tịch nước; kiểm tra, thanh tra của
Chính phủ và bộ máy hành chính; kiểm tra giám sát của VKSND và TAND; giám
sát của tổ chức chính trị - xã hội, giám sát của nhân dân... Trong đó, giám sát của
HĐND có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của địa phương. Xuất
phát từ vị trí, vai trò của HĐND và tính phong phú trong hoạt động giám sát, giám
sát của HĐND có các đặc điểm sau:
1.2.2.1. Đặc điểm về chủ thể giám sát
Theo Điều 57 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, giám sát của
HĐND bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực
HĐND, giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của Đại biểu HĐND.
Như vậy, chủ thể thực hiện quyền giám sát của HĐND bao gồm:
- HĐND: một tập thể các đại biểu HĐND tại phiên họp hội đồng.
- Thường trực HĐND.
- Các ban của HĐND.
- Đại biểu HĐND.
Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 (sửa đổi), thường trực
HĐND chưa phải là chủ thể của hoạt động giám sát, mới chỉ là người đôn đốc,
kiểm tra các hoạt động của UBND cùng cấp cũng như vấn đề giải quyết khiếu nại,
tố cáo của công dân ở địa phương. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện
hành, chủ thể giám sát của HĐND ngày càng được mở rộng và quy định chặt chẽ
hơn.
1.2.2.2. Đặc điểm về đối tượng giám sát


Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, đối tượng giám sát của
HĐND bao gồm:
+ Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp [Khoản 1, Điều
58].


+ Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các thành viên khác của UBND, Thủ
trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân,
Chánh án TAND cùng cấp [Khoản 2, Điều 58].
+ Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân và công dân ở địa phương (Điều 1, Điều 41, Điều 42, Điều 55].
Như vậy, theo pháp luật hiện hành, đối tượng giám sát của HĐND cấp
tỉnh rất phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị
kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân ở địa phương.
Tuy nhiên cần lưu ý, trong luật hiện hành không phân cấp giám sát giữa
HĐND các cấp, điều đó không có nghĩa HĐND mỗi cấp thực hiện thẩm quyền
giám sát như nhau đối với mọi hoạt động của đối tượng chịu giám sát. Đối tượng,
phạm vi, mức độ giám sát của HĐND phụ thuộc vào vị trí, vai trò và sự phân cấp,
tính chất của mối quan hệ giữa HĐND với đối tượng chịu sự giám sát. Chẳng
hạn với UBND do mối quan hệ chấp hành (trực thuộc) của cơ quan này với
HĐND mà phạm vi mức độ giám sát của HĐND rất lớn, bao trùm mọi hoạt
động của UBND và khả năng xử lý lớn đối với quyết định, hành vi và cả nhân
sự của UBND. Nhưng với TAND, VKSND thì hoạt động giám sát của HĐND
chủ yếu ở việc xem xét tính pháp chế của các bản án đã được giải quyết và sự
phối hợp của Toà án, Viện kiểm sát với địa phương trong việc thực hiện các nhiệm
vụ chính trị của địa phương. Kết quả giám sát của HĐND đối với Toà án chỉ có thể
là đề nghị. Nếu có hậu quả pháp lý nào đó đối với Toà án chỉ là hậu quả gián tiếp
không xuất phát từ thẩm quyền của HĐND.
1.2.2.3. Đặc điểm về hình thức giám sát


Hình thức ở đây được hiểu là cách thức mà HĐND cấp tỉnh áp dụng để giám
sát các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 58 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạt động
của HĐND 2005, HĐND cấp tỉnh sử dụng các hình thức giám sát sau:
- Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, TAND,

VKSND cùng cấp.
- Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các
thành viên khác của UBND, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện
trưởng VKSND, Chánh án TAND cùng cấp.
- Xem xét văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của UBND cùng cấp,
nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND
cùng cấp.
- Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết.
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.
Thứ nhất, xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND,
TAND, VKSND cùng cấp.
Đây là một hình thức giám sát trực tiếp rất quan trọng của HĐND. HĐND
xem xét thảo luận báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, TAND và
VKSND cùng cấp tại kỳ họp cuối năm. Tại kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gửi
báo cáo công tác đến các đại biểu HĐND, khi cần thiết HĐND có thể xem xét thảo
luận. Việc xem xét, thảo luận các báo cáo hàng năm hoặc 6 tháng tại các kỳ họp
cuối năm hay giữa năm được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ do luật định.
Trong đó có thẩm tra, phản biện, thảo luận, tranh luận của đại biểu HĐND đối
với các đối tượng thuộc quyền giám sát của HĐND tỉnh. Theo quyết định của


Chủ tịch HĐND hoặc của người điều khiển phiên họp, báo cáo của các đối
tượng giám sát được chuyển cho các ban của HĐND thẩm tra, nghiên cứu trước.
Trên cơ sở ý kiến tham gia, thảo luận báo cáo của các thành viên, các ban phải
chuẩn bị báo cáo thuyết trình thẩm tra trước HĐND.
Việc HĐND xem xét, thảo luận các báo cáo được diễn ra theo một trình tự
nhất định: người đứng đầu các cơ quan bị giám sát trình bày báo cáo; Trưởng ban
HĐND trình bày báo cáo thẩm tra; HĐND thảo luận; người đứng đầu cơ quan bị

giám sát trình bày báo cáo và có thể trình bày thêm những vấn đề có liên quan mà
HĐND quan tâm; HĐND ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xét
thấy cần thiết [49, tr.79].
Việc xem xét báo cáo buộc chủ thể bị giám sát phải báo cáo về công tác của
mình là một hình thức giám sát quan trọng. Trên cơ sở đó, HĐND có thể kiểm soát
tình hình thực thi Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên cũng như nghị quyết của hội đồng trong thực tiễn đời sống xã hội; tăng cường
trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu UBND và các ban ngành về công
tác của họ trước HĐND.
Thứ hai, chất vấn, nghe trả lời chất vấn.
Tại Điều 122 Hiến pháp năm 1992: "Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ
tịch HĐND, chủ tịch và các thành viên khác của UBND, Chánh án TAND,
VKSND và Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND. Người bị chất vấn phải trả lời
trước HĐND trong thời hạn do luật định".
Để cụ thể hoá Hiến pháp, Điều 61 và khoản 2 Điều 58 Luật Tổ chức HĐND
và UBND năm 2003, Điều 53 quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 đã quy
định một cách chi tiết về trình tự, thủ tục chất vấn tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp
của đại biểu HĐND. Cụ thể:
Đối với việc ra câu hỏi chất vấn:


+ Đại biểu HĐND ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi
chất vấn và gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân (TTHĐND); TTHĐND
chuyển nội dung chất vấn đến người bị chất vấn và tổng hợp các chất vấn của đại
biểu HĐND để báo cáo HĐND.
+ Thường trực HĐND dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời
chất vấn và báo cáo HĐND quyết định; ngoài câu hỏi chính, có thể nêu câu hỏi bổ
sung liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời.
Đối với việc trả lời chất vấn: người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ
về các nội dung và đại biểu HĐND đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm cũng

như biện pháp khắc phục.
Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động chất vấn cũng như ràng buộc trách
nhiệm của đối tượng bị chất vấn, luật còn quy định khi đại biểu Hội đồng không
hài lòng với câu trả lời của người nào đó thì có quyền yêu cầu HĐND thảo luận và
xem xét trách nhiệm đối với người đó. HĐND có thể ra nghị quyết về việc trả lời
chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết.
Thực chất hoạt động chất vấn là việc đại biểu HĐND đưa ra các câu hỏi chất
vấn cho các đối tượng bị chất vấn, nội dung của câu hỏi này thường xoay quanh
các vấn đề nóng bỏng mà nhân dân địa phương quan tâm thuộc lĩnh vực quản lý
trực tiếp hoặc có liên quan đến đối tượng bị chất vấn.
Thứ ba, xem xét VBQPPL của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp
dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp và những văn bản pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên.
Đây là hình thức HĐND giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các VBQPPL
do các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND tỉnh ban hành. Để thực hiện tốt
nhiệm vụ trên, tại các kỳ họp HĐND cũng như giữa hai kỳ họp, Thường trực
HĐND, các ban HĐND và từng đại biểu HĐND phải thường xuyên thực hiện việc


giám sát các văn bản thuộc thẩm quyền của mình nhằm có những kiến nghị, đề
xuất kịp thời.
Các bước để HĐND xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản được quy
định như sau:
Đại diện của Thường trực HĐND trình VBQPPL có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, luật và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; HĐND thảo luận. Trong
quá trình thảo luận, người đứng đầu cơ quan đã ban hành VBQPPL có thể trình
bày bổ sung những vấn đề liên quan. Hệ quả của hoạt động này có thể dẫn đến hai
khả năng: HĐND ra nghị quyết khi VBQPPL trên không trái với Hiến pháp, luật
và VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, hoặc quyết định bãi bỏ một phần hoặc
toàn bộ văn bản đó.

Nhìn chung, pháp luật hiện hành chưa quy định một cách cụ thể quy trình
HĐND xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của VBQPPL. Từ Hiến pháp đến các đạo
luật như Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Ban hành văn bản của HĐND và
UBND, Quy chế hoạt động của HĐND mới dừng lại ở những quy định khái quát,
chung chung nên rất khó thực thi. Vì vậy, trên thực tế HĐND tỉnh Nghệ An chưa
một lần thực hiện quyền huỷ bỏ VBQPPL bất hợp hiến.
Thứ tư, thành lập đoàn giám sát.
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, khi xét thấy cần
thiết phải xác minh, làm rõ, hoặc muốn biết một số thông tin cụ thể trong quá trình
hoạt động của các đối tượng chịu giám sát thì HĐND thành lập Đoàn giám sát.
Hàng năm, căn cứ vào chương trình giám sát đề ra hoặc theo đề nghị của Thường
trực HĐND, các Ban HĐND hoặc của đại biểu HĐND, HĐND quyết định thành
lập Đoàn giám sát. Khác với hoạt động thanh tra, kiểm tra, những nội dung hoạt
động của Đoàn giám sát bao giờ cũng được thông báo trước cho đối tượng bị giám
sát trong thời gian chậm nhất là 7 ngày trước khi Đoàn giám sát bắt đầu các hoạt


động giám sát. Trong quá trình làm việc với đối tượng bị giám sát, Đoàn giám sát
có quyền xem xét, xác minh tất cả những vấn đề mà Đoàn xét thấy cần thiết; có
quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn
bản, cung cấp thông tin tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; đồng thời giải
trình tất cả những vấn đề mà đoàn giám sát quan tâm. Khi phát hiện có hành vi vi
phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân thì đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND
bầu.
Việc HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND
bầu là một công cụ giám sát mới của HĐND. Đây là hình thức HĐND giám sát

hoạt động của các cá nhân thuộc đối tượng bị giám sát. Có ý kiến cho rằng, bỏ
phiếu tín nhiệm là hệ quả của giám sát, song thực chất đó là cơ sở để quy kết hệ
quả, tức là tiền đề để đi đến việc áp dụng các biện pháp chế tài giám sát.
Những chủ thể có quyền nêu ra vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm là: Thường trực
HĐND, các ban HĐND, đại biểu HĐND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh. Mặc
dù theo quy định của pháp luật có nhiều chủ thể có quyền đặt ra vấn đề bất tín
nhiệm nhưng việc trình HĐND xem xét bỏ phiếu tín nhiệm chỉ thuộc thẩm quyền
của Thường trực HĐND.
Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình
trước HĐND, HĐND thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm. Trong trường hợp không
được quá nửa tổng số đại biểu HĐND tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới
thiệu để bầu ra người có trách nhiệm trình HĐND xem xét, quyết định việc miễn
nhiệm, bãi nhiệm người không được HĐND tín nhiệm.


Như vậy, quy định bỏ phiếu tín nhiệm theo pháp luật Việt Nam chỉ áp dụng
đối với cá nhân chứ không áp dụng đối với tập thể. Đây là một đặc thù của giám
sát quyền lực ở Việt Nam.
1.2.3. Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Để có cơ sở pháp lý cho HĐND tỉnh thực hiện tốt chức năng giám sát, trước
hết phải xác định rõ nội dung giám sát của cơ quan này. Theo các quy định của
Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Khi quyết định những vấn đề thuộc
nhiệm vụ quyền hạn của mình, HĐND ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện
Nghị quyết đó; và căn cứ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND,
nội dung giám sát của HĐND cấp tỉnh bao gồm các lĩnh vực sau:
- Giám sát về lĩnh vực kinh tế (Điều 11).
- Giám sát các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá,
thông tin, thể dục, thể thao (Điều 12).
- Giám sát các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học, công
nghệ, tài nguyên và môi trường (Điều 13).

- Giám sát việc thực hiện nghĩa vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã
hội (Điều 14).
- Giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo (Điều
15).
- Giám sát việc thi hành pháp luật (Điều 16).
- Giám sát việc xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành
chính (Điều 17).
Như vậy, nội dung giám sát của HĐND cấp tỉnh rất rộng, toàn diện, bao quát toàn
bộ hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng, củng cố chính quyền, thực hiện pháp luật, bảo
đảm phát huy quyền làm chủ nhân dân ở địa phương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Nguyễn Khắc Bộ (2001), Công tác giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của Hội đồng nhân dân, Kỷ yếu nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát
của Hội đồng nhân dân, Văn phòng Quốc hội.

2.

Bộ Nội vụ (2005), Tài liệu bồi dưỡng trưởng, phó ban chuyên trách và ủy
viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hà Nội.

3.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội và Hội đồng nhân dân (1996), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.


4.

Nguyễn Như Du (2004), "Cử tri đang mong chờ vào hiệu quả giám sát", Báo
Người đại biểu nhân dân, (31), tr.1.

5.

Nguyễn Sĩ Dũng (chủ biên) (2004), Quyền giám sát của Quốc hội, nội dung
và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

6.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8.

Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ
An lần thứ XVI, Tài liệu lưu hành nội bộ.

9.

Nguyễn Minh Đoan (2001), Hiệu quả pháp luật, Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


10. Trần Hữu Đức (2006), "Nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân",
Bản tin Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội, (1), tr.19.
11. Minh Đức (2006), "Giám sát là động lực của phát triển", Bản tin Hội đồng
nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An, (1), tr.6.
12. Ninh Viết Giao (2005), Nghệ An lịch sử và văn hoá, Nxb Nghệ An,
Nghệ An.


13. Hà Thị Mai Hiên (2003), Cơ chế kiểm tra giám sát trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, trong sách: "Giám sát và cơ chế giám sát việc
thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta", Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
14. Hiến pháp nước Cộng hoà xã h chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa
đổi bổ sung 2001) (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (1999), Báo cáo kết quả bầu cử Hội đồng
nhân dân tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 1999-2004.
16. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2004), Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội
đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 1999-2004.
17. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2004), Báo cáo kết quả bầu cử Hội đồng
nhân dân tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2004 - 2009.
18. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2005), Báo cáo kết quả hoạt động của
thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An năm 2005 khoá XV tại kỳ
họp thứ 6.
19. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2005), Báo cáo kết quả hoạt động của Ban
pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An năm 2005 và định hướng
trọng tâm công tác 2006.
20. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2005), Báo cáo hoạt động của Ban Kinh tế
và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An 2005 định hướng công
tác năm 2006.
21. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2005), "Giám sát dễ dãi sẽ mất lòng dân",

Bản tin Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An,
tr.14.
22. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2005), Báo cáo thẩm tra của Hội đồng
nhân dân tỉnh Nghệ An về tình hình văn hoá - xã hội trên địa bàn năm
2005.


23. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2006), Báo cáo kết quả hoạt động của
thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh 6 tháng đầu năm 2006.
24. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2006), Báo cáo kết quả hoạt động của Ban
pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh 6 tháng đầu năm và định hướng trọng
tâm công tác 6 tháng cuối năm 2006.
25. Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2006), Báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng
đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2006 của Ban
Kinh tế ngân sách.
26. Trần Đình Huề (2001), Mấy vấn đề về vai trò hoạt động giám sát của Hội
đồng nhân dân và bước đầu xây dựng quy trình một cuộc giám sát, Kỷ
yếu nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Văn
phòng Quốc hội.
27. Vũ Hùng (2001), Hoạt động giám sát của Ban Văn hoá xã hội, Hội đồng
nhân dân thành phố Đà Nẵng và một số kiến nghị nhằm góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Kỷ yếu
nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Văn
phòng Quốc hội.
28. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
29. Leni Montiel (2001), Bài phát biểu tại Hội thảo nâng cao năng lực và hiệu
quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Kỷ yếu Nâng cao năng lực và hiệu
quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.
30. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

31. Nguyễn Văn Mạnh (2002), Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả giáo dục pháp
luật cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn
Hà Nội, Kỷ yếu khoa học đề tài cấp bộ "Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp
luật trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội hiện nay", Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
32. Một vụ thất thoát, tham nhũng được nêu trên Vietnet ngày 19/10/2005, tr.1.


33. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Chu Hồng Thanh (1993), Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật trong cơ
chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Luật học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
35. Lê Minh Thông (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của
bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội nhân văn, Hà Nội.
36. Nguyễn Văn Thuật (2001), Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thực
hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An, Kỷ yếu
về nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Văn
phòng Quốc hội.
37. Vũ Thư (2003), Vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của
Hội đồng nhân dân, Trong sách: "Giám sát và cơ chế giám sát việc thực
hiện quyền lực nhà nước ở nước ta", Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
38. Nguyễn Văn Tri (2001), Chất vấn và trả lời chất vấn, một hình thức giám sát
quan trọng của Hội đồng nhân dân, Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả, Kỷ yếu nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng
nhân dân, Văn phòng Quốc hội.
39. Dương Quang Tung (2001), Bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương,
Trong sách: Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Từ điển bách khoa luật (1987), Mátxcơva

41. Từ điển học sinh (1971), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
42. Từ điển Lepetitlasousse (1999), Paris.
43. Từ điển luật học (1999), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
44. Đào Trí Úc (2003), "Quan niệm về giám sát việc thực hiện quyền lực nhà
nước và các cơ chế thực hiện giám sát", Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
(6), tr.4.


45. Trần Văn Vinh (2006), Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Hội đồng nhân
dân bầu, thực trạng và giải pháp, Bản tin Hội đồng nhân dân và đoàn đại
biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An.
46. Võ Khánh Vinh (2003),Một số vấn đề chung về hiệu quả và việc nâng cao
hiệu quả giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước, Trong sách: "Giám
sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước", Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
47. Hồ ĐứcViệt (chủ biên) (2005), Sổ tay hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Viện Ngôn Ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
49. Vụ Công tác đại biểu (2005), Những điểm mới trong quy chế hoạt động của
Hội đồng nhân dân 2005, Nxb Chính trị quốc gia.



×