ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐỖ VIỆT HÀ
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền ở nước ta hiện nay
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, 2002
1
MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phƣơng thức lãnh
đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay .
I. Vị trí pháp lý và chức năng nhiệm vụ của Quốc hội nƣớc
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II. Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và vấn đề tăng cƣờng vai
trò của Quốc hội nƣớc ta hiện nay.
1.2.1. Khái niệm về Nhà nƣớc pháp quyền
1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của Nhà nƣớc pháp quyền.
1.2.3. Tăng cƣờng vai trò của Quốc hội nƣớc ta hiện nay.
III. Tính tất yếu của việc chỉ có một Đảng lãnh đạo Quốc hội ở
nƣớc ta hiện nay.
IV. Nội dung Đảng lãnh đạo Quốc hội.
1.4.1. Lãnh đạo trong việc đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối
và chỉ đạo định hƣớng hoạt động lập pháp.
1.4.2. Lãnh đạo trong việc xây dựng tổ chức và đội ngũ
cán bộ cho công tác lập pháp.
1.4.3. Lãnh đạo trong việc ban hành từng đạo luật và
pháp lệnh cụ thể.
V. Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc nói chung
và Quốc hội nói riêng.
1.5.1 Khái niệm về phƣơng thức lãnh đạo.
1.5.2 Các phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nƣớc nói chung và Quốc hội nói riêng.
Chương II. Thực trạng Đảng lãnh đạo Quốc hội.
I. Đánh giá việc lãnh đạo và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng
đối với Quốc hội
2.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến 1975
2.1.2 Giai đoạn từ năm 1975 đến 1986
2.1.3 Từ năm 1986 đến nay
II. Bài học kinh nghiệm
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
Trang
3
10
10
17
17
20
25
25
30
30
34
34
37
37
37
41
41
41
43
45
58
2
63
Chương III. Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm đổi mới
phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội.
I. Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới phƣơng thức lãnh
đạo của Đảng đối với Quốc hội .
II. Phƣơng hƣớng đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối
với Quốc hội.
III. Những đề xuất và kiến nghị nhằm đổi mới phƣơng thức
lãnhđạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng
nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
63
68
72
93
94
3
ĐỔI MỚI PHƢƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUỐC HỘI TRONG
ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trƣơng đổi mới tồn diện. Đến
nay có thể nói cơng cuộc đổi mới đã diễn ra sâu rộng trong tồn bộ đời
sống chính trị, kinh tế xã hội của nƣớc ta.
Trong q trình đó, nhiều vấn đề mới đang và sẽ đặt ra . Trong đó
việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các
cơ quan Nhà nƣớc là một yêu cầu khách quan. Vì thế, Đảng Cộng sản
Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền ở nƣớc ta hiện nay cũng phải đổi
mới phƣơng thức và nội dung lãnh đạo đối với Nhà nƣớc.
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, tháng 4 năm
2001 đã xác định rõ, " Tăng cường vai trò lãnh đạo và tiếp tục đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nước thơng qua việc đề ra
đường lối, chủ trương, các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển
và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và
Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước" 1 .
Trong quá trình đổi mới, nền kinh tế bắt đầu vận hành theo cơ chế
thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc thì yêu cầu về xây dựng một Nhà
nƣớc Pháp quyền là một tất yếu lịch sử để tiến tới Nhà nƣớc dân chủ, phù
hợp với tiến bộ chung của Thế giới trong quá trình hội nhập.
1
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Trang 144, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Tháng 6 năm
2001
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
4
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất, có quyền lập
hiến và lập pháp, là cơ quan có vai trị quan trọng quyết định tính dân
chủ của xã hội, có tác động to lớn trong lộ trình xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền ở Việt Nam.
Chính từ những nguyên do trên, việc nghiên cứu về phƣơng thức
lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội và từ đó đề xuất những vấn đề cần
đƣợc đổi mới trên cả lý luận và thực tiễn hoạt động đang là vấn đề nhất
thiết phải đặt ra cả với Đảng, với Quốc hội và các Nhà nghiên cứu pháp
luật, nghiên cứu về hành chính.
Nếu chúng ta có những phƣơng thức lãnh đạo đúng đắn và phù hợp
thì sẽ :
- Nâng cao hiệu quả, chất lƣợng hoạt động của Quốc hội.
- Đảm bảo và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng với Quốc hội nói
riêng và Nhà nƣớc nói chung.
II. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan nhƣ:
- Chƣơng trình Khoa học xã hội 05, đề tài Khoa học xã hội 05.05
về Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân dƣới sự lãnh
đạo của Đảng, do PGS.TS Đào Trí Úc, Chủ nhiệm.
- Đề tài nghiên cứu về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng của Tiểu
ban Tổng kết công tác xây dựng Đảng.
- Đề tài Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng với các cơ quan
Tƣ pháp do Ban Nội Chính Trung ƣơng chủ trì.
- Bài viết của PGS.TS Trần Ngọc Đƣờng về phƣơng thức lãnh đạo
của Đảng với hoạt động tƣ pháp.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
5
- Nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, luận văn Tiến sĩ,
Luận văn Thạc sỹ đã viết và nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến
phƣơng thức lãnh đạo của Đảng với các cơ quan Nhà nƣớc.
Tuy nhiên chƣa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về phƣơng
thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội. Vì vậy ngƣời viết đã lựa chọn
đề tài " Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay " . Trong
quá trình nghiên cứu, ngoài sự hƣớng dẫn của Thầy hƣớng dẫn, sự chỉ
bảo góp ý của các Thầy cơ và đồng nghiệp, ngƣời viết sẽ tham khảo, kế
thừa các cơng trình, đề tài, bài viết đã nghiên cứu.
III. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
a. Mục đích
Mục đích của Luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận về nội
dung của sự lãnh đạo, phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội
trong điều kiện cụ thể ở nƣớc ta hiện nay. Từ đó đánh giá thực trạng và
đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của
Đảng đối với Quốc hội.
b. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động thực tiễn của
Quốc hội.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nội dung, phƣơng thức
lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội.
- Trên cơ sở lý luận, luận văn đi sâu đánh giá thực trạng Đảng lãnh
đạo Quốc hội.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
6
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất phƣơng
hƣớng và giải pháp nhằm đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối
với Quốc hội trong tình hình mới.
IV. Giới hạn của luận văn
Hoạt động của Quốc hội có nội dung rất rộng, nhƣng do khuôn khổ
của luận văn Thạc sỹ , tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Về sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong lĩnh vực lập pháp
(chức năng hàng đầu của Quốc hội) là chính.
Về phương thức lãnh đạo của Đảng với Quốc hội :
- Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua đƣờng lối, quan điểm, các
nghị quyết, các quyết định, chỉ thị, các nguyên tắc về các vấn đề hệ trọng
của Đất nƣớc.
- Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua Ban cán sự Đảng của Quốc
hội.
- Đảng thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát với hoạt động của
Quốc hội thơng qua Đảng đồn Quốc hội và Đảng viên.
- Đảng thống nhất quản lý, giới thiệu và quyết định cán bộ ở một
số chức vụ nhất định của Quốc hội.
V. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dùng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử.
- Phƣơng pháp phân tích quy phạm.
- Phƣơng pháp khảo sát thực tế.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu.
VI. Ý nghĩa của luận văn.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
7
Với kết quả nghiên cứu về phƣơng diện lý luận và thực tiễn, luận
văn đã đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm đổi mới phƣơng thức
lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong lĩnh vực lập pháp. Góp phần
nâng cao chất lƣợng hoạt động của Quốc hội, tăng cƣờng vai trò và hiệu
quả lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, giáo viên,
cán bộ công chức quan tâm đến vấn đề này.
VII. Bố cục của luận văn.
Luận văn gồm 3 chƣơng, phần mở đầu và kết luận
Chương I. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phƣơng thức lãnh đạo
của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền ở nƣớc ta hiện nay .
I. Vị trí pháp lý và chức năng nhiệm vụ của Quốc hội nƣớc Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II. Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và vấn đề tăng cƣờng vai trò
của Quốc hội nƣớc ta hiện nay.
1.2.1. Khái niệm về nhà nƣớc pháp quyền
1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của Nhà nƣớc pháp quyền.
1.2.3. Tăng cƣờng vai trị của Quốc hội nƣớc ta hiện nay.
III. Tính tất yếu của việc chỉ có một Đảng lãnh đạo Quốc hội ở
nƣớc ta hiện nay.
IV. Nội dung Đảng lãnh đạo Quốc hội.
1.4.1. Lãnh đạo trong việc đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối và chỉ đạo
định hƣớng hoạt động lập pháp.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
8
1.4.2. Lãnh đạo trong việc xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ cho
công tác lập pháp.
1.4.3. Lãnh đạo trong việc ban hành từng đạo luật và pháp lệnh cụ
thể.
V. Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc nói chung và
Quốc hội nói riêng.
1.5.1 Khái niệm về phƣơng thức lãnh đạo.
1.5.2 Các phƣơng thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nƣớc nói
chung và Quốc hội nói riêng.
a) Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua đƣờng lối, quan điểm, các
nghị quyết, các quyết định, chỉ thị, các nguyên tắc về các vấn đề hệ trọng
của Đất nƣớc.
b) Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua Ban cán sự Đảng của Quốc
hội.
c) Đảng thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát với hoạt động của
Quốc hội thơng qua Đảng đồn Quốc hội và Đảng viên.
d) Đảng thống nhất quản lý, giới thiệu và quyết định cán bộ ở một
số chức vụ nhất định của Quốc hội.
Chương II. Thực trạng việc Đảng lãnh đạo Quốc hội.
I. Đánh giá việc lãnh đạo và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối
với Quốc hội
2.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến 1975
2.1.2 Giai đoạn từ năm 1975 đến 1986
2.1.3 Từ năm 1986 đến nay
II. Bài học kinh nghiệm
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
9
Chương III. Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm đổi mới phƣơng
thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội.
I. Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới phƣơng thức lãnh đạo
của Đảng đối với Quốc hội .
II. Các quan điểm đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với
Quốc hội.
III. Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm đổi mới phƣơng thức lãnh
đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền ở nƣớc ta hiện nay.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
10
Chương I. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước
pháp quyền ở nước ta hiện nay .
I. Vị trí pháp lý và chức năng nhiệm vụ của Quốc hội nƣớc Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Vị trí pháp lý của Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam
Tuỳ vào đặc điểm của hệ thống chính trị của mỗi nƣớc, vị trí pháp
lý của Quốc hội ở các nƣớc khác nhau là khác nhau. Nhiều nƣớc Quốc
hội bao gồm hai viện (Thƣợng viện và Hạ viện), các nƣớc XHCN
không tổ chức Quốc hội thành hai viện.
Điều 83 Hiến pháp 1992 đã xác định "Quốc hội là cơ quan cao
nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử chi cả nƣớc bầu ra theo ngun
tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Quốc hội là cơ quan
Nhà nƣớc tập hợp trí tuệ toàn dân tộc, thể hiện khối đại đoàn kết nhân
dân. Nhƣ chúng ta biết khi đề cử các ứng cử viên ra tranh cử đại biểu
Quốc hội bao giờ cũng chú trọng khả năng và trí tuệ để tham gia, đại
diện cho các tầng lớp nhân dân, các vùng lãnh thổ khác nhau, cơ cấu về
lứa tuổi, giới tính, đại diện cho các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, tôn
giáo, lực lƣợng vũ trang ...
Qua các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 đều quy định Quốc
hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, bên cạnh đó Nhà nƣớc
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
11
chúng ta tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nƣớc tập
trung thống nhất ở Quốc hội và thể hiện Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của
quốc gia về đối nội và đối ngoại, an ninh quốc phịng, kinh tế xã hội;
giám sát tồn bộ hoạt động của Nhà nƣớc .
Nhƣ trên đã trình bày do tính chất nhà nƣớc khác nhau thì việc quy
định về mơ hình hệ thống chính trị sẽ khác nhau dẫn đến vị trí pháp lý
Quốc hội mỗi nƣớc khác nhau.
Khác với thuyết tam quyền phân lập của Montecxquee phân chia
rành mạnh 3 quyền (lập pháp, hành pháp, tƣ pháp), ở nƣớc ta thực hiện
sự phân nhiệm giữa Quốc hội, Chính phủ, Tồ án, Viện Kiểm sát.
Để làm rõ địa vị pháp lý của Quốc hội, chúng ta sẽ xem xét trong
mối quan hệ của Quốc hội với Chính phủ, của Quốc hội với Toà án nhân
tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Mối quan hệ của Quốc hội và Chính phủ
Chính phủ là cơ cơ quan hành chính Nhà nƣớc cao nhất, là cơ quan
chấp hành của Quốc hội nƣớc ta. Quốc hội bầu, miễn, bãi nhiệm Thủ
tƣớng theo đề nghị của Chủ tịch nƣớc ; phê chuẩn đề nghị của Thủ tƣớng
về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tƣớng và các thành viên
cịn lại của Chính phủ.
Chính phủ chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội, báo cáo cơng tác của
Chính phủ với Quốc hội (Trong khi Quốc hội khơng họp thì Uỷ ban
thƣờng vụ thay mặt Quốc hội nghe báo cáo hoặc phê chuẩn đề nghị của
Thủ tƣớng nhƣng phải báo cáo lại với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất).
Mối quan hệ của Quốc hội với Toà án nhân tối cao và Viện kiểm
sát nhân dân tối cao.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
12
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất ở nƣớc ta, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tƣ pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm
chỉnh và thống nhất.
Quốc hội bầu, miễn, bãi nhiệm Chánh án toà án nhân dân tối cao,
Viện trƣởng Viện kiếm sát nhân dân tối cao. Chánh án toà án nhân dân
tối cao, Viện trƣởng Viện kiếm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trƣớc Quốc hội (trong khi Quốc hội không họp thì chịu
trách nhiệm và báo cáo cơng tác trƣớc Uỷ Ban Thƣờng vụ Quốc hội và
Chủ tịch nƣớc).
2. Chức năng của Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Theo điều 83 Hiến pháp 1992 Quốc hội nƣớc ta có 3 chức năng :
- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
- Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối
ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nƣớc ,
những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà
nƣớc, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
- Quốc hội thực hiện giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của
Nhà nƣớc.
Về chức năng- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và
lập pháp
Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi
luật; quyết định chƣơng trình xây dựng luật và pháp lệnh.
Chủ tịch nƣớc, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các
Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Tồ án nhân tối cao, Viện kiểm sát
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
13
nhân dân tối cao, Mặt trận tổ quốc, các thành viên của Mặt trận, các đại
biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật. Đại biểu Quốc hội có quyền
trình kiến nghị về luật và dự án luật với Quốc hội. Dự án luật trƣớc khi
trình Quốc hội phải đƣợc Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội
thẩm tra, cho ý kiến và gửi đến các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, lấy ý
kiến trƣớc khi khai mạc kỳ họp.
Đối với những dự án luật cần thiết phải lấy ý kiến rộng rãi sẽ đƣợc
công bố để các cấp các ngành, nhân dân tham gia ý kiến trƣớc khi trình
Quốc hội.
Trong kỳ họp Quốc hội, dự án luật đƣợc thảo luận ở trong tổ đại
biểu hoặc ở các phiên họp toàn thể để tất cả các đại biểu tham gia. Luật
chỉ đƣợc thông qua khi quá nửa số đại biểu tán thành.
Sau khi Quốc hội đã thông qua, Chủ tịch nƣớc ký chứng thực và
công bố chậm nhất mƣời lăm ngày kể từ ngày Quốc hội thông qua.
Về chức năng - Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về
đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của
đất nƣớc , những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nƣớc, về quan hệ xã hội và hoạt động của cơng dân.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ điều
hành và quản lý đất nƣớc, nhƣng với vị trí pháp lý của Quốc hội là cơ
quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, Quốc hội sẽ quyết định về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc; quyết định chính sách tài chính,
tiền tệ quốc gia; quyết định ngân sách nhà nƣớc, phân bổ ngân sách, phê
chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nƣớc (vấn đề này dự thảo sửa đổi
về ngân sách chi tiêu cấp Tỉnh trở xuống) ; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ
các thứ thuế.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
14
Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ, các cơ quan ngang
Bộ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới Tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ƣơng; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính- kinh tế đặc
biệt.
Quốc hội quyết định đại xá, trƣng cầu dân ý.
Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hồ bình; quy định về
tình trạng khẩn cấp, các biện pháp bảo đảm đặc biệt khác về quốc phòng
và an ninh quốc gia.
Quốc hội cũng quyết định những chính sách cơ bản về đối ngoại;
phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ƣớc quốc tế đã ký kết hoặc tham gia theo
đề nghị của Chủ tịch nƣớc.
Về chức năng - Quốc hội thực hiện giám sát tối cao đối với toàn
bộ hoạt động của Nhà nƣớc.
Quyền giám sát tối cao của Quốc hội đƣợc thực hiện thông qua
việc:
Quốc hội xem xét các báo cáo hoạt động của Chủ tịch nƣớc, Uỷ
ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao.
Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nƣớc, Uỷ ban
Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp,
luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Uỷ ban thƣờng
vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tồ án nhân dân tối
cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản
của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
15
Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội và trình Quốc hội huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các văn bản của
Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thƣờng
vụ Quốc hội.
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các
cơ quan tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, báo cáo về vấn đề thuộc nội
dung đƣợc phân cơng giám sát. Trong q trình giám sát nếu phát hiện vi
phạm pháp luật, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có quyền
yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chấm dứt việc vi phạm, kiến nghị các
cơ quan có thẩm quyền khác về biện pháp giải quyết và báo cáo với Uỷ
ban Thƣờng vụ Quốc hội, sau đó thơng báo kết quả đến các cơ quan hữu
quan.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nƣớc, Chủ tịch
Quốc hội, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, các thành viên Chính phủ,
Chánh án Tồ án nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao. Ngƣời bị chất vấn phải trả lời trƣớc Quốc hội; nếu cần điều tra
thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trƣớc Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc
hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc bằng văn bản.
Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nƣớc, tổ chức
kinh tế - xã hội, đơn vị vũ trang trả lời những vấn đề mà đại biểu quan
tâm. Ngƣời phụ trách các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm trả lời mà
đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn
Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội đƣợc quy định ở điều 84
Hiến pháp năm 1992.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
16
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
quyết định chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật
và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nƣớc,
Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao;
3. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc;
4. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự
toán ngân sách nhà nƣớc và phân bổ ngân sách trung ƣơng, phê chuẩn
quyết toán ngân sách Nhà nƣớc; quy định , sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ
thuế;
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo của Nhà
nƣớc;
6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nƣớc,
Chính phủ, Tồ án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, chính quyền địa
phƣơng ;
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nƣớc, Phó Chủ tịch nƣớc,
Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên Uỷ ban
thƣờng vụ Quốc hội, Thủ tƣớng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện
trƣởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ
tƣớng về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng và
các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nƣớc
về danh sách thành viên Hội đồng quốc phịng và an ninh; bỏ phiếu tín
nhiệm đối với những ngƣời giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê
chuẩn;
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
17
8. Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ
của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới Tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ƣơng, thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
9. Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nƣớc, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc
hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của
Quốc hội;
10. Quyết định đại xã;
11. Quy định hàm, cấp trong các lực lƣợng vũ trang nhân dân,
hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp Nhà nƣớc khác; quy định huân
chƣơng, huy chƣơng và danh hiệu vinh dự Nhà nƣớc;
12. Quyết định vấn đề chiến tranh và hồ bình; quy định về tình
trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an
ninh quốc gia;
13. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi
bỏ điều ƣớc quốc tế do Chủ tịch nƣớc trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi
bỏ các điều ƣớc quốc tế khác đã đƣợc ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị
của Chủ tịch nƣớc;
14. Quyết định việc trƣng cầu dân ý.
II. Xây dựng Nhà nước pháp quyền và vấn đề tăng cường vai
trò của Quốc hội nước ta hiện nay.
1.2.1. Khái niệm về nhà nƣớc pháp quyền
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
18
Nhà nước pháp quyền là nhà nước tuân theo pháp luật và quản lý
bằng pháp luật, xem pháp luật có vị trí chi phối mọi hành vi của cơ quan
cơng quyền và cơng dân.
1
Thực ra hiện nay cũng có nhiều định nghĩa về Nhà nƣớc pháp
quyền, nhƣng định nghĩa nhƣ trên là định nghĩa tƣơng đối tổng quát và
phổ biến nhất, chúng ta cũng nên tránh nhận thức sai lầm là Nhà nƣớc
pháp quyền là một kiểu nhà nƣớc mà đó chỉ là cách thức quản lý nhà
nƣớc mà thơi.
1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của nhà nƣớc pháp quyền.
Trong cuốn “Về Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý có đƣa ra nhiều cách nhìn
khác nhau về Nhà nƣớc pháp quyền nói chung. Đứng ở mỗi quan điểm
nhìn nhận về Nhà nƣớc pháp quyền thì đƣa ra các đặc điểm cơ bản tƣơng
ứng theo cách nhìn nhận ấy. Ở đây ngƣời viết đƣa ra những đặc điểm mà
trong đề tài KHXH 05.05 đã tổng hợp. 1
* Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước
Nhà nƣớc pháp quyền là Nhà nƣớc đƣợc tạo nên theo ý chí của nhân dân,
nhằm bảo vệ quyền lợi bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội. Mỗi cá
nhân tuân thủ ý chí chung của luật pháp cũng chính là tuân thủ ý kiến của
riêng họ. Lúc đó Nhà nƣớc và pháp luật phải nhằm mục đích là phục vụ
nhân dân. Quyền lực của nhà nƣớc do nhân dân mà có, cịn pháp luật là
cơng cụ thực hiện quyền lực theo ý chí thoả thuận chung của nhân dân.
* Tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và quyền con người.
1
Định nghĩa theo bài giảng của GS Hoàng Văn Hảo. Năm 1999
Từ trang 21 đến trang 39 đề tài Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân dƣới sự lãnh đạo
…
1
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
19
Trong các hình thái Nhà nƣớc trong lịch sử, khơng phải Nhà nƣớc nào
cũng tôn trọng quyền con ngƣời. Theo xu thế phát triển của xã hội con
ngƣời đã bƣớc từ địa vị nô lệ sang địa vị công dân. Nhà nƣớc pháp quyền
ghi nhận quyền công dân, ghi nhận các quyền cơ bản, thiêng liêng nhƣ
quyền sống, quyền bình đẳng, quyền mƣu cầu hạnh phúc, quyền sở hữu
tài sản…
* Bảo đảm và phát huy dân chủ.
Có một thực tế là không phải Nhà nƣớc nào cũng là dân chủ, nhƣng
muốn có dân chủ phải đƣợc thực hiện thơng qua Nhà nƣớc. Nhà nƣớc
pháp quyền sẽ tạo ra những khung pháp lý, những cơ chế để thực hiện
dân chủ.
* Sự ngự trị của pháp luật trong đời sống Nhà nước và xã hội.
Trƣớc đây có tồn tại quan niệm là pháp luật do Nhà nƣớc ban hành nên
trƣớc hết nó phải phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị và đặt dƣới Nhà
nƣớc. Ngày nay các Nhà nƣớc nói chung không thể chỉ coi trọng quyền
lợi của những ngƣời cầm quyền hay của một nhóm lợi ích đƣợc. Mà Nhà
nƣớc pháp quyền đóng vai trị của một trọng tài, các cơ quan Nhà nƣớc
làm các dịch vụ công cho nhân dân. Những việc này đƣợc tiến hành
thông qua luật chơi là Pháp luật. Chính vì vậy Pháp luật có vị trí tối cao
trong đời sống của cả xã hội và ngay với bản thân Nhà nƣớc.
* Tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, dùng quyền lực kiểm tra và
giám sát quyền lực.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
20
Theo lý luận về Nhà nƣớc pháp quyền, quyền lực đƣợc chia thành
lập pháp, hành pháp, tƣ pháp . Các quyền lực này đƣợc giao cho các cơ
quan Nhà nƣớc tƣơng ứng. 1
Mỗi quyền này đƣợc giao cho một cơ quan khác nhau nhằm mục
đích tránh có một cơ quan nào đó có quá nhiều quyền lực dễ dẫn đến độc
đoán, chuyên quyền. Mỗi cơ quan nắm giữ một quyền nhƣng khơng hẳn
có sự phân định rạch rịi mà có sự kiểm tra đan chéo lẫn nhau, dùng
quyền lực này để chế ngự một quyền lực khác.
* Nhà nước pháp quyền được gắn bó mật thiết với xã hội cơng dân.
Xã hội cơng dân là xã hội mà trong đó mỗi ngƣời phải là một chủ thể tích
cực trong các q trình chính trị, kinh tế – xã hội. Nhà nƣớc pháp quyền
là một điều kiện để thực hiện xã hội công dân. Thông qua Hiến pháp,
pháp luật quy định đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân sẽ là
cơ sở để cơng dân tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà nƣớc và
xã hội.
* Có quan niệm đúng về mối tương quan giữa pháp luật Quốc tế
và pháp luật Quốc gia.
Trong điều kiện một xã hội phát triển mới có thể xây dựng đƣợc
Nhà nƣớc pháp quyền. Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu về
hội nhập Quốc tế càng lớn bấy nhiêu. Lúc đó pháp luật Quốc tế và pháp
luật Quốc gia có quan hệ qua lại với nhau hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát
triển. Khi xây dựng pháp luật Quốc gia trong Nhà nƣớc pháp quyền
không thể không xem xét đến các điều ƣớc, hiệp ƣớc, hiệp định mà Quốc
gia đã ký kết. Ngƣợc lại muốn hội nhập Quốc tế thì cũng phải điều chính
các luật Quốc gia phù hợp tƣơng đối với pháp luật Quốc tế.
1
Trang 29, Đề tài KHXH 05.05 (Sđd)
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
21
1.2.3. Tăng cƣờng vai trò của Quốc hội trong xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay.
Ở phần trên luận văn đã nêu ra những đặc trƣng cơ bản của nhà
nƣớc pháp quyền, trong đó ta thấy bất cứ một cơ quan công quyền nào
cũng phải đƣợc xác lập phù hợp với pháp luật và vị trí vai trò của cơ
quan ấy, phải dựa trên chức năng mà luật định cho cơ quan đó.
Do vậy muốn tăng cƣờng vai trị của Quốc hội thì phải làm rõ về
các chức năng của Quốc hội.
a. Về quyền làm luật
Trong phần trƣớc luận văn xem xét về thế nào là chức năng lập
pháp và lập hiến của Quốc hội, nhƣng nếu xem xét trên góc độ thực
quyền và để làm rõ vai trị của Quốc hội thơng qua chức năng này thì ta
xem xét qua các mối quan hệ.
* Quan hệ với các chủ thể sáng kiến pháp luật theo luật định.
Chúng ta đã thừa nhận Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập
pháp thì có nghĩa Quốc hội phải là cơ quan thực quyền trong việc chấp
thuận hay bác bỏ các sáng kiến pháp luật. Vấn đề này cần phải tách biệt
thành hai việc khác nhau đó là sáng kiến pháp luật và kế hoạch xây dựng
luật. Ngƣời viết cho rằng Quốc hội trƣớc hết phải xem xét các sáng kiến
luật sau đó những sáng kiến luật nào đƣợc chấp thuận thì mới đƣợc đƣa
vào kế hoạch xây dựng luật. Nhƣ vậy các chủ thể có quyền nêu các sáng
kiến về luật phải có nghĩa vụ báo cáo với Quốc hội về sáng kiến luật của
mình.
* Quan hệ với các cơ quan, tổ chức dự thảo luật.
Đây là một vấn đề mà nƣớc ta đã đi theo lối mịn mà chƣa có
những bƣớc thay đổi đột phá. Chúng ta vẫn thấy các dự luật đa số từ phía
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
22
Chính phủ đƣa sang, nhƣng xét về chức năng thì việc này đáng ra phải do
Quốc hội chủ trì. Trên thực tế hiện nay vai trò của Quốc hội mới chỉ
dừng lại ở việc thẩm định dự án luật thông qua các Uỷ ban tƣơng ứng và
đƣa ra thảo luận tại kỳ họp của Quốc hội. Xét về lộ trình làm luật, đây
chỉ là giai đoạn cuối. Muốn tăng cƣờng vai trị của Quốc hội nhất khốt
phải tăng cƣờng số đại biểu chuyên trách và thành lập các Ban soạn thảo
và có các Uỷ ban của Quốc hội chủ trì đồng thời mời một số cơ quan của
Chính phủ, các chuyên gia, các cơ quan tổ chức có kiến thức và kinh
nghiệm về dự thảo luật tham gia hoặc tƣ vấn. Chừng nào cách làm luật
vẫn còn nhƣ hiện nay thì khó tránh khỏi tính cục bộ, bản vị, lúc đó vai trị
của Quốc hội khó có thể nổi bật đƣợc.
* Quan hệ vói Uỷ ban Thường vụ Quốc hội - cơ quan ban hành
pháp lệnh.
Trong các quan hệ xã hội khơng thể lúc nào, quan hệ gì cũng đƣợc
luật điều chỉnh, do vậy trong mỗi giai đoạn của lịch sử khác nhau và đặc
điểm của nƣớc ta thì việc ban hành các pháp lệnh vẫn là cần thiết. Theo
quy định hiện nay thì ban hành pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Uỷ ban
thƣờng vụ Quốc hội.
Nếu quan niệm pháp lệnh có giá trị điều chỉnh các quan hệ xã hội
trên thực tiễn nhƣ luật thì Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội dƣờng nhƣ đã
xâm phạm đến quyền độc tôn làm luật của Quốc hội . Về lý thuyết thì
Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội là một cơ quan của Quốc hội do vậy nên
chăng sau khi ban hành pháp lệnh thì Uỷ ban thƣờng vụ vẫn phải đệ trình
và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trong xu hƣớng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ngƣời viết cũng
cho rằng chúng ta nên theo hƣớng giảm bớt số lƣợng các pháp lệnh mà
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
23
tăng cƣờng ban hành các đạo luật. Trong khuôn khổ của việc báo cáo của
Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội với Quốc hội về các pháp lệnh, Quốc hội sẽ
cho ý kiến nếu pháp lệnh nào thấy tính cần thiết và đáp ứng u cầu của
xã hội thì sau đó một thời gian Quốc hội cũng nên xem xét một cách tổng
thể hơn và bổ sung, sửa đổi , phát triển thành một đạo luật.
Đƣơng nhiên, Quốc hội chỉ họp theo kỳ, nên nhiều vấn đề Quốc
hội phải uỷ quyền lại cho Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, song không vì thế
mà xem Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội có quyền độc lập với Quốc hội, có
nhƣ vậy Quốc hội sẽ làm việc dân chủ hơn và chặt chẽ hơn.
Ở đây ngƣời viết cũng kiến nghị nên chăng có một cơ chế xem xét
đến hiệu lực thi hành của pháp lệnh nếu đa số các đại biểu Quốc hội
đồng ý hay phản đối sau khi nghe Uỷ ban thƣờng vụ báo cáo với Quốc
hội về pháp lệnh đã ban hành.
b. Về quyền quyết định các vấn đề quan trọng
Chúng ta mạnh dạn nhận định rằng trong việc thực hiện chức năng
này Quốc hội làm cịn hình thức, các quyết định hệ trọng của đất nƣớc ít
đƣợc khởi động từ Quốc hội, chỉ một số vấn đề đƣa ra bàn khi họp Quốc
hội, nhƣng đơi lúc lại rơi vào tình trạng "tiền trảm , hậu tấu với Quốc
hội" . Một vấn đề điển hình là việc quyết định ngân sách.
Nhà nƣớc ta hoạt động theo nguyên tắc quyền lực tập trung nhƣng
có sự phân cơng phân nhiệm. Chính phủ điều hành các hoạt động kinh tế
xã hội, nhƣng Quốc hội là cơ quan quyết định về ngân sách cho các hoạt
động của Nhà nƣớc. Vấn đề về ngân sách là rất quan trọng, cơ quan nào
có quyền năng này đồng nghĩa với việc có quyền ảnh hƣởng to lớn và
kiểm sốt đƣợc các hoạt động của Nhà nƣớc.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....
24
Cho dù các hệ thống về tổ chức bộ máy nhà nƣớc có khác nhau,
song quyền quyết định về ngân sách hầu hết là thuộc về Quốc hội và chỉ
một mình Quốc hội mà thơi. Có thể nói việc Quốc hội quyết định về
ngân sách là không phải bàn , nhƣng vấn đề chính nó phải đƣợc thực
hiện triệt để trên thực tế.
Ở nƣớc ta Chính phủ đệ trình dự toán ngân sách lên Quốc hội, hầu
nhƣ bao giờ cũng thấy Quốc hội thơng qua, thậm chí cịn có tình trạng
"vay ngân sách" , nhƣ vậy tiếng nói của Quốc hội ít có trọng lƣợng khi
quyết định vấn đề ngân sách. Có vài lý do, về chủ quan ta cũng thấy đáng
ra quyết định ngân sách là phải do các ban của Quốc hội đệ trình, Chính
phủ chỉ trình những khoản mục bổ sung, nhƣng Quốc hội chƣa đủ con
ngƣời, năng lực và điều kiện để thực hiện quyền này.
Về khách quan ngƣời viết đề nghị việc quyết định các vấn đề quan
trọng muốn đƣợc phát huy trên thực tiễn phải luật hố tồn bộ những vấn
đề nào thì Quốc hội quyết định đồng thời những luật này không chỉ là
những luật nội dung mà cần làm rõ cả về thủ tục nữa. Có nghĩa là khơng
chỉ dừng lại quy định Quốc hội quyết định vấn đề gì mà cả việc chuẩn bị
ra sao, các điều kiện hỗ trợ cho việc ra quyết định, các cơ chế đảm bảo
cho việc thực hiện quyết định ....
c. Quyền giám sát tối cao.
Quốc hội có quyền kiểm sốt tồn bộ q trình thực thi quyền lực
nhà nƣớc, nhƣng vấn đề là thực thì quyền này thế nào và bằng biện pháp
gì.
Hiện nay quyền này đƣợc quy định khái quát thông qua các hoạt
động kiểm tra, giám sát hoạt động của Chính phủ, Tồ án, Viện kiểm sát.
Về hình thức thơng qua việc nghe và thảo luận và thông qua báo cáo,
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội .....