Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MACLENIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.63 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC –
LÊNIN
Câu 1: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ? Liên
hệ vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân ?
TL:
- Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi xuất phát từ thực tế khách quan, tôn
trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
- Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát từ tính khách quan của
vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật,
nhận thức và hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối
với đời sống tinh thần của con người, của xã hội. Điều đó đòi hỏi ttrong nhận thức và hành
động của con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích đề ra đường
lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở,
phương tiên; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức nhân tố ấy thành lực lượng vật
chất để hành động.
- Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý
thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động,
sáng tạo ấy. Điều này còn người phải tôn trọng tri thức khoa học và truyền bá nó vào quần
chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động.
Mặt khác phải tự tu dưỡng rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng,
tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân
văn trong định hướng hành động.
- Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhân
thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí; đó là
những hành động lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn
chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược Đây
cũng phải là quá trình chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem
thường lí luận, bảo thủ, trì trệ, thụ động trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
* Liên hệ vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân là:
- Là giáo viên trong tương lai khi giảng dạy phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp để có
những kế hoạch thực hiện mục đích yêu cầu nhăm fnaang cao chất lượng trong giảng dạy


cũng như chất lượng học tập của học sinh.
- Luôn phát huy và khuyến khích tính năng động sáng tạo của học sinh, không áp đặt hay ép
buộc học sinh làm theo ý mình.
Câu 2: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biển? Vận
dụng vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân ?
TL:
- Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải
xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố,
giữa các mặt của chính sự vật và trọng sự tác động qua lại của chính sự vật đó với các sự
vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các
vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến
diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
- Từ tính chất đa dạng phong phú của các mon liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận
thức và thực tiến khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng phải kết hợp với
quan điểm lịch sử cụ thể.
+ Quan điểm lịch sử cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt
động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình
huống, phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn, phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau
của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tính huống cụ thể để từ đó có những giải pháp đúng
đắn và có hiệu quả trong việc sử dụng, trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy trong
nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện,
siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung ngụy biện.
* Vận dụng vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân là:
- Là giáo viên trong tương lai khi nhận xét đánh giá học sinh, đồng nghiệp phải xem xét họ
trong các mối quan hệ với bạn bè và gia đình, xã hội không nên đánh giá, nhận xét một
người chỉ qua vẻ bề ngoài hay một mặt nào đó.
- Trong cuộc sống khi giải quyết các tình huống cần phải xem xét quá trình cũng như các
hoạt động từ quá khứ đến hiện tại trong các mối liên hệ qua lại lẫn nhau để có cách giair

quyết xử lý tốt nhất.
Câu 3: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển? Vận dụng vấn
đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân ?
TL:
- Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế
giới và cải tạo thế giới.Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần có quan
điểm phát triển.
- Quan điểm đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát
triển.
+ Theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn,
một mặt cần phải đặt sự vật hiện tượng theo khuynh hướng đi lên của nó; mặt khác, con
đường của sự phát triển lại là một quá tình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu
thuẫn, vì vậy đòi hỏi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng
trong quá trình phát triên của nó, tức là cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể trong nhận
thức và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng,
phức tạp của nó.
+ Như vậy, với tư cách là khoa học về mối liên phổ biến và sự phát triển , phép biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác-Leenin giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức và
thực tiễn. Khẳng định vai trò đó của phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen viết: “ Phép
biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản
ánh của chúng trong tư tưởng trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng
buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng. V.I Leenin cũng cho rằng:
“Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hẹ
trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó.
* Vận dụng vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân là:
- Trong cuộc sống có những điều ta xuất phát từ con số không nhưng quan quá trình rèn
luyện tu dưỡng tích cực thì kết quả đạt được sẽ là ta có những kiến thức linh nghiệm trong
cuộc sống; khi giải quyết các tình huống ta cần xét chúng trong các mối liên hệ để xem
nguyên nhân dẫn đến là ở đâu từ đó có những cách giải quyết phù hợp.
Câu 4: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật lượng chất ? Vận dụng vấn đề này

trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân ?
TL:
- Vì bất kì sự vật nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn
nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn cần phải
coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật, tạo nên sự nhận thức
toàn diện về sự vật.
- Vì những thay đổi về lượng của sự vạt có khả năng tất yếu chuyển hóa thành những thay
đổi về chất của sự vật và ngược lại, do đó, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo
mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng đẻ có thể làm thay đổi về chất của sự vật;
đồng thời, có thể phát huy tác động của chât mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự
vật.
- Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của xự vật với điều kiện
lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, do đó, trong công tác thực tiễn cần phải khắc
phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh; mặt khác, theo tính tất yếu quy luật thi khi lượng đã
được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy chất của sự
vật, vì thế cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực
tiễn.Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, không tích lũy về
lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất. Hữu khuynh là sự biểu
hiện tư tưởng bảo thủ trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy mặc dù lượng đã tích lũy tới
điểm nút và quan niệm phát triển đơn thuần là sự tiến hóa về lượng.
- Vì bước nhảy của sự vật là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong nhận thức và thực
tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng
điều kiện, từng kĩnh vực cụ thể. Đặc biệt trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không
chỉ phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con
người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình
chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
* Vận dụng vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân là:
- Trong cuộc sống khi chúng ta học từ tiệu học lên trung học, cấp 3 khi đã tích lũy đủ về
lượng để thể hiện bước nhảy thi tốt nghiệp cấp 3 và kì thi đại học cao đẳng. Như vậy đã có
sự biến đổi từ học sinh thành sinh viên (sự biến đổi về chất)

- Trong giảng dạy tích lũy những kinh nghiệm trong dạy học tập khi tham gia các kì thi giáo
viên dạy giỏi cấp trường cấp thành phố
Câu 5: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật mâu thuẫn ? Vận dụng vấn đề này
trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân ?
TL:
- Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận
động, phát triển, do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát
triển mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh
hướng của sự vận động và phát triển.
- Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và giải quyết mâu
thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn
và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn,
cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn ttrong từng hoàn cảnh, điều kiện
nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại
mâu thuẫn một cách đúng nhất.
* Vận dụng vấn đề này trong cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân là:
- Trong cuộc sống khi có mâu thuẫn xảy ra có thể là giữa phương pháp dạy với phương tiện
giáo dục cần phải bình tĩnh tìm ra chỗ mâu thuẫn để có cách giải quyết đúng và không ảnh
hưởng đến chất lượng của giáo dục.
Câu 6: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật phủ định của phủ định? Vận dụng
ý nghĩa phương pháp luận đó trong việc thực hiện đối mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hiện nay ?
TL:
- Quy luật phủ định của phủ địnhlà cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về xu
hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó không diễn ra theo đường
thẳng mà là con đường quanh co, phức tạp , gồm nhiều giai đoạn, nhiêu giai đoạn khác
nhau. Tuy nhiên tính đa dạng phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sự biểu hiện khuynh
hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo quy luật. Cần phải nắm được đặc điểm, bản chất,
các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động tới sự phát triển, phù hợp với yêu cầu
hoạt động, nhận thức của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi

hoạt động của chúng ta và trong thực tiễn.
- Theo quy luật phủ định của phủ định, trong thế giới khách quan, cái mới tất yếu phải ra đời
để thay thế cái cũ. Trong tự nhiên, cái mới ra đời và phát triển theo quy luật khách quan.
Trong đời sống xã hội, cái mới ra đời trên cở hoạt động có mục đích, có ý thức tự giác và
sáng tạo của con người.Vì vậy, cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi
hoạt động, có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái
mới thắng lợi. Do đó, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát
triển của cái mới, làm trái với quy luật phủ định của phủ định.
- Quan điểm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải theo
nguyên tắc kế thừa có phê phán; kế thừa những nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ, vượt qua,
cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy sự phát triển theo hướng tiến bộ.
* Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận đó trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hiện nay là:
- Trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã vận dụng được phương
pháp luận này theo hướng tích cực.
- Các giáo viên hiện nay với trình độ cao đẳng, đại học đã được nhà trường đào tạo một
cách bài bản và có khoa học. Họ được trang bị đầy đủ các kiến thức để đổi mới phương
pháp giảng dạy. Trước hết là cần thay đổi thói quen cũ đọc – chép, thuyết giảng, lệ thuộc
sách giáo khoa của một bộ phận giáo viên. Căn bệnh cố hữu này là chây ỳ, ngại thay đổi,
thậm chí lười biếng khiến nhiều giáo viên trong đó có cả giáo viên lâu năm, đã thuộc lầu nội
dung kiến thức trong sách giáo khoa nên khi giảng thường đọc luôn cho học sinh chép lại
các ý chính. Điều này tạo ra thói quen thụ động của trò. Thầy nói sao, trò ghi vậy avf chỉ biết
học thuộc lòng, không suy nghĩ. Để chống lại thói quen xấu này, nhiều giáo viên đã chủ
động trong việc tìm tòi những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức. Cần phải có cái
mới để thay đổi cái cũ, cái cũ ở đây không còn phù hợp.
Câu 7: Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng ?
Vận dụng vấn đề này trong việc đánh giá thực tế giáo dục của của địa phương với cả
nước, giáo dục của Việt Nam với giáo dục thế giới ?
TL:
- Cần phải nhận thức cái chung về vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận thức và

thực tiễn. Không nhận thức được cái chung thì trong thực tiễn khi giải quyết mối cái riêng,
mối trường hợp cụ thể sẽ nhất định vấp phải những sai lầm, mất phương hướng.
- Mạt khác cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, khắc phục
bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục bộ, địa phương trong vận dụng mỗi cái chung
để giải quyết mỗi trường hợp cụ thể.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cũng cần phải biết vận dụng các điều kiện thích
hợp cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung theo những mục đích nhất định, bới
vì giữa cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác
định.
* Vận dụng vấn đề này trong việc đánh giá thực tế giáo dục của địa phương với cả nước,
giáo dục của VN với giáo dục thế giới là:
- Thực tế giáo giáo dục của địa phương với cả nước: Các địa phương luôn luôn chấp hành
đúng theo chỉ đạo của bộ giáo dục và đạo tạo, và nhà nước. Cả nước đang thay đổi chương
trình giáo dục từng môn, từng lớp, nền giáo dục cũng phải thay đổi và làm theo. Cả nước
thay đổi, đổi mới phương pháp giảng dạy, song một số thầy cô ở địa phương đã không thay
đổi theo những phương pháp mới đó nên dẫn đến tình trạng nền giáo dục ở địa phương đạt
kết quả không cao.
- Thực tế giáo dục ở nước ta với thế giới: so với thế giới thì nền giáo dục của ta vẫn chưa
theo kịp họ. Vì ta vẫn giáo dục theo những phương pháp rất lạc hậu.
Câu 8: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ
vấn đề này ? Vận dụng quan điểm thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy
của bản thân ?
TL:
- Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của
chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.
- Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó đề ra nhu cầu,
nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính con
người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải quyết thế giới và cải tạo thế giới nên con
người tất yếu phải tác động vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình.
Sự tác động đó làm cho các sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ

và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức giúp cho nhận thức
nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới.Trên cơ sở đó mà
hình thành nên các lý thuyết khoa học.
- Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động thực
tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy logic
không ngừng được củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có
tác dung “nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới.
- Thực tiễn chẳng những là cơ sỏ, động lực, mục đích của nhận thức mà còn đóng vai trò là
tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.
- Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò
quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải
luôn luôn hướng tới để thể hiện tính đúng đắn của mình.
* Vận dụng quan điểm thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân là:
- Với công tác giảng dạy ta nên vận dụng quan điểm này. Thực tiễn luôn luôn đồng hành với
nhận thức. Thực tiễn công tác giảng dạy của bản thân mình như thế nào, tốt hay chưa tốt,
cong thiếu sót cái gì, cần bổ sung những gì thì đòi hỏi phải nhận thức được. Chính từ đòi hỏi
thực tiễn đó mà ta có được nhận thức đúng đắn.
Câu 9: Vì sao ý thức xã hội có tính lạc hậu hốn với tồn tại xã hội ? Vận dụng kiến
thức về vấn đề này vào việc giải thích những quan điểm lạc hậu về giáo dục còn tồn
tại ở nước ta hiện nay ?
TL:
- Sở dĩ như vậy là vì: Một là, do bản chất của ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xã
hội cho nên nói chung ý thức xã hội chỉ có thể biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã
hội.
- Hai là do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo
thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
- Ba là ý thức xã hội gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp
nhất định trong xã hội.
* Vận dụng kiến thức về vấn đề này vào việc giải thích những quan điểm lạc hậu về giáo dục
còn tồn tại ở nước ta hiện nay là:

- Hiện nay ý thức xã hội về vấn đề giáo dục nước ta vẫn còn một số lạc hậu rõ rệt. Trước
hết, về phía gia đình học sinh, phụ huynh quá bận rộn với công việc hàng ngày nên không
chăm lo đến việc học hành của con cái, học giao trách nhiệm này cho giáo viên và nhà
trường. Về phía nhà trường, giáo viên vẫn còn giữ cách dạy rất lạc hậu đó là hình thức đọc
– chép. Làm như vậy học sinh rất thụ động khi tiếp thu bài giảng của thầy cô. Học sinh sữ
hình thành thói quen xấu và luôn ỷ lại vào thầy cô vì thầy cô sẽ làm hết cho chúng và chúng
vẫn được điểm cao, phụ huynh rất yên tâm về còn cái mình. Họ không biết đó chỉ là những
kết quả giả.
Câu 10: Phân tích vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Vận dụng vấn đề
này vào việc phát huy sức mạnh của tập thể trong quá trình công tác ?
TL:
- Theoquan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra
lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển củ lịch sử. Do đó, lịch sử trước hết và căn bản là
lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã
hội.
- Vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử của quần chúng
nhân dân được phân tích từ ba giác ngộ sau đây:
+ Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản
xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và
phát triển của con người, của xã hội – đây là nhu cầu quan trọng bậc nhất của mọi xã hội ở
mọi thơì đại, mọi giai đoạn lịch sử.
+ Thứ hai, cùng với quá trình sáng tạo ra của cải vật chất, quần chúng nhân dân đồng thời
cũng là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội; là lực lượng
trực tiếp hay gián tiếp “kiểm chứng” các giá trị tinh thần đã được các thế hệ và các cá nhân
sáng tạo ra trong lịch sử.
+ Thứ ba quần chúng nhân dân là lực lượng và động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng
và các cuộc cải cách trong lịch sử.
* Vận dụng vấn đề này vào việc phát huy sức mạnh của tập thể trong quá trình công tác là:
- “Một cây làm chẳng lên non ”Đó là sức mạnh đồng đội. Khái niệm tập thể ở đây được
hiểu là sự gắn kết của những cá nhân thông qua công việc nhằm đạt giá trị cao nhất. Giá trị

đó chính là bản sắc văn hóa trong một tập thể. Xây dựng tinh thần tập thể cũng chính là xây
dựng bản sắc văn hóa xã hội. Làm điều này không dễ đây là quá trình cung phấn đấu nỗ lực
lâu dài của từng cá nhân và xã hội.
Câu 11: Trình bày hai thuộc tính của hàng hóa. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề
này trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay ?
TL:
- Giá trị sử dụng:
+ Với tư cách là giá trị sử dụng, hàng hóa trước hết “là một vật nhờ có những thuộc tính của
nó mà thỏa mãn được một loại nhu cầu nào đó của con người”, không kể nhu cầu đó được
thỏa mãn một cách trực tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sinh hoạt, hay gián tiếp, nếu vật ấy là
một tư liệu sản xuất.
VD: gá trị áo để mặc, cơm để ăn, máy móc thiết bị
+ Và mỗi ngày một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có
nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau.
+ Giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc mà nó được phát hiện dần dần trong
quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật.
+ Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tinhstwj nhiên của vật thể hàng
hóa quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
+ Giá trị sử dụng nó là nội dung vật chất của của cải.
+ Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng đều cần đến các giá trị sử dụng khác nhau của vật
phẩm để thỏa mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình.
- Giá trị hàng hóa:
+ Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.
VD: 1 mét vải = 10kg thóc.
+ Sở dĩ hai hàng hóa khác nhau là vải và thóc lại có thể trao đổi được với nhau, bới vì giữa
những hàng hóa khác nhau đó có một cái gì đó chung, cái chung đó không phải là vải, là
thóc , nhưng lại là cái mà cả vải và thóc đều có thể quy về được. Các giá trị trao đổi khác
nhau phải được quy thành cái chung đó, và mỗi giá trị trao đổi đều đại biểu cho một lượng
hay ít của cái chung ấy.
+ Nếu gạt đi gái trị sử dụng của vật thể hàng háo ra một bên, thì vật thể hàng hóa chỉ có một

thuộc tính mà thôi, cụ thể là: chúng là sản phẩm của lao động.
+ Như vậy nếu bóc cái vỏ giá trị sử dụng, cũng như tính hữu ích của lao động ra, gạt đi cái
vỏ bề ngoài tùy tiện ngẫu nhiên của gí trị trao đổi, thì ta sẽ thấy tất cả các hàng hóa đều
giống nhau hoàn toàn, đều có một thực thể xã hội như nhau, đều là những vật kết tinh đồng
nhất – đó là sức lao động của con người tích lũy lại. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng
háo có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua
là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy. Chính lao động hao phí để
tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị trao đối của hàng
hóa.
+ Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị
trao đổi chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa.
+ Nhưng cũng cần nhận thấy hao phí lao động của con người kết tinh trong sản phẩm không
phải lúc nào cũng là giá trị. Trong các xã hội mà người ta sử dụng sức lao động làm ra sản
phẩm để tự tiêu dùng cho bản thân và gia đình mình, thì sự hao phí lao động đó không có
hình thái giá trị.
+ Như vật thuộc tính tự nhiên của hàng hóa là giá trị sử dụng, thuộc tính xã hội của hàng
hóa là hao phí lao động kết tinh trong nó và là giá trị. Bất kỳ một vật nào muốn trở thành
hàng hóa đều phải có đủ hai thuộc tính: giá trí sử dụng và giá trị, nếu thiếu một trong hai
thuộc tính đó, sản phẩm không thể là hàng hóa.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay
là:
- Giá trị sử dụng là công cụ của hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Còn
gía trị hàng hóa là lao động xã hội của nhà sản xuất. Hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Thực chất của giá trị hàng hóa chính là lao động. Để do giá trị hàng hóa dịch vụ cần có vật
ngang giá. Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán (bên bán) và người mua
(bên mua). Thị trường hoạt động được là nhờ sự trao đổi giữa người bán và người mua về
những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nào. Để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ cần có. Vật
ngang giá hiện đại là tiền
Câu 12: Thế nào là tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế ? Khi lạm phát tăng thì
tiền công thực tế của giáo viên là tăng hay giảm ? Vì sao ?

TL:
- Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công dân nhận được do bán sức lao độngcủa
mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công
danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế.
- Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch
vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
- TIền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm xuống tùy
theo sự biến động của quan hệ cung – cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường. Trong
một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu
dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên.
* Khi lạm phát tăng thì tiền công thực tế của giáo viên tăng. Vì:
- Lạm phát tức là vật giá leo thang, giá trị hàng hóa dịch vụ tăng cao khiến với cùng một số
lượng tiền, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để
hưởng cùng một dịch vụ. Khi đó nhà nước sẽ phải tăng mức lương hay tiền công thực tế
cho giáo viên.
Câu 13: Phân tích tác động của quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa. Vận dụng vấn
đề này vào việc giải thích hiện tượng “cháy máu chất xám” của giáo dục VN hiện
nay ?
TL:
- Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh
vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông quặ biến động của giá cả hàng
hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. Nếu ở ngành nào đó cung nhỏ hơn
cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất
sẽ đổ xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động chuyển dịch vào
ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm
xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn.Tình hình ấy buộc người sản xuất phải
thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao.
+ Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường. Sự biến động
cảu giá cả thị trường cúng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả

cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.
- Thứ hai, kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy
lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
+ Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết
sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản,
họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng hao phí lao động xã hội
cần thiết. Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực
hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng xuất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá
trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được
thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
- Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoáng]ời sản xuaatshangf hóa thành
người giàu, người nghèo.
+ Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật
tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát
tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ngược lại những người không có điều kiện thuận lợi, làm ắn kém cỏi, hoặc gặp phải rủi
rotrong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
+ Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lý luận và thực
tế hết sức to lớn: một mặt quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu
kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu
người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
* Vận dụng vấn đề này vào việc giải thích hiện tượng “cháy máu chất xám” của giáo dục VN
hiện nay là:
- Hiện nay hiện tượng “chảy máu chất xám” ở VN đang hiện tượng phổ biến. Điều đó ảnh
hưởng đến nền tri thức của VN. Phải mất rất nhiều năm mới đào tạo được một người có tài,
nhưng đa số nhân tài của VN hay các du học sinh ở nước ngoài đều muốn làm việc ở nước
ngoài nơi có điều kiện cho sự phát triển của họ cũng như thu nhập cá nhân. Họ không trở về
VN điều đó khiến nước ta kém phát triển, không phát triển như các nước khác.
Câu 14: Phân tích bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản. Ý nghĩa của việc
nghiên cứu vấn đề này đối với chính sách tiền lương của nhà nước hiện nay ?

TL:
- Biểu hiện bề ngoài của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho nhà tư bản trả cho
công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa
hay hoàn thành một số công việc nào đó thì nhà tư bản trả cho công nhân một số tiền nhất
định gọi là tiền công.
- Vậy bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá
trị sức lao động, hay giá cả sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của
lao động.
- Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó là do những hình thức sau đây:
+ Thứ nhất, đặc điểm của hàng hóa sức lao động là không bao giờ tách khỏi người bán, nó
chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư
bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.
+ Thứ hai, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngaỳ là phương tiện để có tiền sinh
sống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Còn đối với nhà tư
bản bỏ tiền ra là để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động.
+ Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm
sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với chính sách tiền lương của nhà nước hiện
nay là:
- VN là nước có mức lương tối thiểu thấp. Khi tăng mức lương tối thiểu có thể dẫn đến các
cơ sở sản xuất nhỏ phải đóng cửa, đồng thời sẽ khó khăn hơn cho tạo ra việc làm mới. Hiện
nay tiền lương của người dân VN cũng đã tăng nhưng chưa đáng kể khi lạm phát cũng
tăng.
Câu 15: Phân tích mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Vận dụng mối quan hệ đó
vào cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân ?
TL:
- Trong đó, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại
của nó; cái chúng không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng, tức mỗi sự vật, hiện tượng, quá
trình cụ thể.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc lập

tuyệt đối tách rời cái chung.
- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng.
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện nhất định.
- Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung đã được V.I. Lenin khái quát ngắn
gọn: “Như vậy, các mặt đối lập là cái đồng nhất: cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa
đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng là
cái chung. Bất cứ cái chung naò cũng là của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao
quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy
đủ vào cái chung. Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên
hệ với những cái riêng thuộc loại khác.
* Vận dụng mối quan hệ đó vào cuộc sống và công tác giảng dạy của bản thân là:
- Chúng ta đã biết rằng cái chung và cái riêng tồn tại rất gần gũi với chúng ta xung quanh
cuộc sống của chúng ta bao giờ cũng có những sự khác nhau không chỉ là sự khác nhau
giữa con người với con người mà còn có sự khác nhau giữa tất cả các mối quan hệ khác.
Trong cuộc sống cái riêng có thể là:
VD: Một đặc tính riêng của một người nào đó hay một sự vật nào đó, là cái đơn nhất trong
giới tự nhiên, hay là tên riêng của một con người cho một gia đình nào đó cũng là cái riêng.
Cái riêng còn có thể hiểu là một nhóm sự vật ra nhập vào một nhóm các sự vật rộng hơn,
phổ biến hơn. Sự tồn tại cá biệt đó của cái riêng cho thấy nó chứa đựng trong bản thân
những thuộc tính không lặp lại ở những cấu trúc sự vật khác. Tính chất này được diễn đạt
bằng khái niệm cái đơn nhất. Cái đơn nhất là một phạm trù triết học dùng để chỉ những
thuộc tính, những mặt chỉ có ở một sự vật nhất định mà không lặp lại ở những sự vật khác.
VD: chiều cao, cân nặng, vóc dáng của 1 người là cái đơn nhất. Nó cho biết những đặc
điểm chỉ riêng người đó không lặp lại ở những người khác.
Ta có thể thấy rằng cái chung tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện
sự tồn tại. không có cái chung tồn tại độc lập bên ngoài cái riêng.
VD: Quy luật bóc lột giá trị thặng dư của nhà TB là một cái chung, không thế thì không phải
là nhà tư bản nhưng quy luật đó được thể hiện ra ngoài dưới những biểu hiện của các nhà
TB cái riêng.

- Trong quá trình dạy học ta có thể thấy rằng các môn học ở các trường đều khác nhau, đều
là cái riêng, các môn đều có cách giảng, cách dạy riêng những tất cả các môn đó đều có
cái chung đó là trong tất cả các môn học đều có hoạt động học và hoạt động dạy đều có 2
chủ thể là thầy và trò và có không gian là lớp học.
- Qua công tác giảng dạy ta có thể thấy rằng: trong một lớp học mỗi học sinh đều khác nhau,
đều có tính cách khác nhau, cách học khác nhau nhưng các HS đó đều có điểm chung là
đều học trong một lớp cùng một môn, cùng một thầy cô giảng dạy. Từ đó mà các HS giỏi có
thể phụ đạo cho các HS yếu kém trong lớp. Điều đó chứng minh rằng cái chung và cái riêng
luôn tồn tại song song không tách rời nhau.
Câu 16: Phân tích quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Sự vận dụng của Đảng CSVN trong công cuộc đổi mới ?
TL:
- Vai trò quyết địnhcủa cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng:
+ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện trên
nhiêu phương diên: tương ứng với một cơ sở hạ tâng sữ sản sinh ra một kiến trúc thượng
tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó.
+ Tính chất mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng phán ánh thành mâu thuẫn trong hệ thống kiến
trúc thượng tầng. Sự đấu tranh trong lĩnh vực ý thức hệ xã hội và những xung đột lợi ích
chính trị - xã hội có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giành lợi ích trong
cơ sở kinh tế của xã hội. Giai cấp nắm giữ quyền sở hưu tư liệu sản xuất của xã hội đồng
thời cũng là giai cấp nắm được quyền lực nhà nước trong kiến trúc thượng tầng, còn các
giai cấp và tầng lớp xã hội khác ở vào địa vị phụ thuộc đối với quyền lực nàh nước. Các
chính sách và pháp luật của nhà nước, suy đến cùng chỉ là phản ánh nhu cầu thống trị về
kinh tế của giai cấp nắm giữ quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
+ Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ tính
tất yếu kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, dù đó là lĩnh vực thực tiễn
chính trị, pháp luật, hay lĩnh vực sinh hoạt tinh thần của xã hội.
- Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể thông qua nhiều
phương thức. Điều đó tùy thuộc vào bản chất của mỗi nhân tố trong kiến trúc thượng tầng,

phụ thuộc vào vị trí, vai trò của nó và những điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, trong điều kiện kiến
trúc thượng tầng có yếu tố nhà nước thì phương thức tác động của các yếu tố khác tới cơ
sở kinh tế của xã hội mà phải thông qua nhân tố nhà nước mới có thể thực sự phát huy
mạnh mẽ vai trò của nó. Nhà nước là nhân tố có tác đọng trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất
tới cơ sở hạ tầng kinh tế.
* Sự vận dụng của Đảng CSVN trong công cuộc đổi mới là:
- VN trong sự phát triển của đông á và dông nam á hay nói rộng hơn là vòng cung châu á -
thái bình dương, hiện nay đang thu hút được nhiều người trong giới lãnh đạo và giới kinh
doanh trên thế giới. Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng
xã hội ở nước ta, cần vận dụng và quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng.
- Cơ sở hạ tầng là kết cấu kinh tế đa thành phần trong đó có thành phần kinh tế quốc doanh,
tập thể và nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tính chất đan xen về kết cấu của cơ sở kinh
tế vừa làm cho nền kinh tế sôi động, phong phú, vừa mang tính phức tạp trong quá trình
phát triển nền kinh tế. Đây là một kết cấu kinh tế năng động, phong phú được phản chiếu
trên nền kiến trúc thượng tầng và đặt ra đòi hỏi khách quan là nền kiến trúc thượng tầng
cũng phải đổi mới.
- Đáng ta khẳng định: Phải tập trung nguồn vốn đầu tư nha nước cho việc xây dựng cơ sở
hạ tầng kinh tế xã hội và một số công trình cong nghiệp then chốt đã được chuẩn bị vốn và
công nghệ. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng, thông tin
liên lạc, giáo dục và đào tạo, y tế. Đồng thời phải quan tâm đến công nghiệp hóa HĐH nông
nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp
chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp SX hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Câu 17: Thế nào là phủ định, phủ định biện chứng ? Vận dụng nội dung quy luật này
trong công tác đánh giá của học sinh ?
TL:
- Sự vật, hiện tượng sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiện
tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật
trong quá trình vận động, phát triển của nó. Sự thay thế đó gọi là sự phủ định.
- Mọi quá trình vận động và phát triển trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy đều

diễn ra thông qua sự phủ định, trong đó có những sự phủ định chấm dứt sự phát triển,
những cũng có những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự
vật. Những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật được gọi
là sự phủ định biện chứng.
* Vận dụng nội dung quy luật này trong công tác đánh giá của học sinh là:
- KHi đánh giá một học sinh không nên chỉ nhìn vào một hành động nào đó của hs đó . Vì
theo qui luật phủ định thì một hành động hiện tượng nào đó xuất hiện , phát triển rồi mất đi .
Khi đánh giá hs ta phải phụ thuộc vào bản chất của hs đó , cách học , thái độ học tập trên
lớp ,làm bài tập về nhà của hs đó .
- Theo qui luật phủ định biện chứng , khi đánh giá hs chúng ta nên đánh giá hs sao cho tạo
điều kiện tiền đề cho hs đó có niềm tin , động lực cố gắng học tập tốt hơn , khuyến khích hs
luôn luôn cố gắng trong học tập .
Câu 18: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin về bản chất con người. Vận
dụng vấn đề này vào việc xây dựng con người VN trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta
hiện nay ?
TL:
- Trong tác phẩm luận cương về phoiobac, C.Mác đã phê phán vắn tắt những quan niệm đó
và xác định quan niệm mới của mình: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng
cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó,bản chất con người là tổng hòa
những quan hệ xã hội”.
- Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là đã trừu tượng hóa, tuyệt
đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lý giải con người từ
phương diện lịc sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ thấy bản tính tự nhiên của con
người. Khác với quan niệm đó, quan niệm duy vật biện chứng về con người trong khi thừa
nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử
xã hội, từ đó phát triển bản tính xã hội của nó. Hơn nữa, chính bản chất xã hội của con
người, phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên.
- Vậy bản chất của con người, xét trên phương diện tính hiện thực của nó, chính là “tổng
hòa các quan hệ xã hội”, bởi xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên từ toàn bộ
các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa.

-Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và
phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần phải được tiếp
cận từ giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển của những quan hệ xẫ hội của
nó trong lịch sử.
- Như vậy, không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với những điều kiện hoàn
cảnh lịch sử nhất định.
- Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người trong haotj động thực tiễn, thông qua
hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh
tồn và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực
hiện sự phát triển của lịch sử đó
* Vận dụng vấn đề này vào việc xây dựng con người VN trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta
hiện nay là:
- Hơn bất cứ một lĩnh vực nghiên cứu nào khác , lĩnh vực phát triển con người là mục tiêu
cao cả nhất của toàn dân , đưa loài người tới một kỉ nguyên mới , mở ra nhiều khả năng để
tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát
trienr con người trong sự nghiệp CNH , HĐH đất nước .
- Do nhận thức được vai trò và tàm quan trọng của vấn đè con người đặc biệt là vấn đè con
người trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước ta hiện nay . Đảng và nhân dân ta đã và đang
xây dựng ,phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt đặc biệt là lĩnh vực kinh tế , nó phụ
thuộc rất nhiều vào chiến lược của con người
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của đảng đã khẳng định “ nâng cao dan trí,bồi
dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của người vn là nhân tố quyết định thắng lợi của công
cuộc đỏi mới đat nước “
- Chỉ có cnMac – Lenin mói có thể vạch rõ được hướng đi đúng cho con đường đi lên CNXH
ở VN ,thực tế cho thấy cùng với tư tưởng HCM , Cn Mac- Lenin vào VN đã làm nên thắng
lợi cách mạng giải phóng dân tộc ( 1945 ) thống nhất đất nước ( 1975) ,thực hiện ý chí độc
lập tự dô của con người VN điều mafbao nhiêu học thuyets trươc Mac không thể áp dụng
được , CN Mac – lenin đã làm thay đổi hệ tư tưởng chính thống của toàn xh , thay đổi nhanh
chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân VN .
- Chúng ta cũng đã có những đổi mới rõ rệt , sự phát triển hàng hóa nhiều thành phần theo

cơ chế thị trường, sự phấn hóa giàu nghèo , sự phan tầng xã hội , việc mở rộng đan chủ đối
thoại trong sinh hoạt chính trị của đất nước , vieecj mở cửa và phát triển giao lưu quốc tế về
các mặt kinh tế ,văn hóa và chính trị . Sự biến đỏi nhanh chóng của tình hình chính trị quốc
tế ,sự phát triển vũ bão của cuộc CM khoa học và công nghệ Điều đó đòi hỏi chúng ta
phải biet vận dụng chủ nghĩa Mac một cách khoa học , hợp lí và sáng tạo để đáp ứng được
những đòi hỏi của XH mới nếu muốn tồn tại và vươn lên một tầm cao mới .
Câu 19: Thế nào là mâu thuẫn biện chứng ? Vận dụng vấn đề này vào việc phân tích
những mâu thuẫn của nền giáo dục VN hiện nay ?
TL:
- Khái niệm mâu thuẫn: Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên
hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng
hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
* Vận dụng vấn đề này vào việc phân tích những mâu thuẫn của nền giáo dục VN hiện nay
là:
- Nhiệm vụ ngày càng lớn nhưng đầu tư chưa theo kịp
- Chương trình học ngày càng nhiều nhưng thời gian học thì ít
- Điều kiện dạy và học thấp kem trong khi nhiệm vụ cứ nâng cao
- Nhiều thứ phải học nhưng không có ích khi ứng dụng vào thực tế .
Câu 20: Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả ?
Vận dụng vấn đề này vào cuộc sống và nghề nghiệp của bản thân ?
TL:
- Vì mối liên hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, tất yếu nên trong nhận thức và
thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân quả.Trong thế giới hiện thực không thể tồn tại
những sự vật, hiện tượng hay quá trình biến đổi không có nguyên nhân và ngược lại không
có nguyên nhân nào không dẫn tới những kết quả nhất định.
- Vì mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại
nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể
trong nhận thức và thực tiễn.
- Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả có thể do
nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch

sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân quả.
* Vận dụng vấn đề này vào cuộc sống và nghề nghiệp của bản thân là:
- Nhu cầu học của con người tăng lên dẫn đến các trường đào tọa nan rải
- Phương pháp dạy học của các trường mang tính lí thuyết , chưa thực hành mà thực hành
thì chỉ mang tính chất tương đối.
- Như cầu về băng cấp trong xh cao ,dẫn đến tình trạng “ thừa thầy, thiếu thợ”
- Sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều, làm không đúng ngành nghề, nguyên nhân do chất
lượng đào tạo chưa đáp ứng theo nhu cầu của xã hội.
Câu 21: Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng ?
Vận dụng vấn đề này trong công tác đánh giá học sinh ?
TL:
- Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng thì không dừng lại ở hiện tượng bên ngoài mà
phải đi vào bản chất. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng bản
chất. Theo Lenin: “Tư tưởng của người ta đi sâu một cahcs vô hạn, từ hiện tượng đến bản
chất, từ bản chất cấp một đến bản chất cấp hai ?
- Mặt khác, bản chất phản ánh tính tất yếu, tính quy luật nên trong nhận thức và thực tiễn
cần phải căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng thì mới có thể đánh giá bản
chất một cách chính xác về sự vật, hiện tượng đó và mới có thể cải tạo căn bản sự vật.
* Vận dụng vấn đề này trong công tác đánh giá học sinh là:
- Đáng giá hs phải toàn diện thông qua các kì kiểm tra , duyệt hạnh kiểm
- Đánh giá hs không được dựa vào bề ngoài , không thẻ căn cứ một khía cạnh nào đó
nhưng không thẻ dựa vào học lực hay không thẻ dựa vào ý thưc không .
- Trên lớp luôn lắng nghe ý kiến hs , theo dõi tinh hình khả năng học tập của hs
Câu 22: Trình bày những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lenin về vấn đề dân tộc. Ý
nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với việc đề ra chính sách dân tộc của Đảng
và nhà nước ta hiện nay ?
TL:
- Cùng với vấn đề giai cấp,vấn đề dân tộc luon luôn là một nội dung quan trọng có ý nghĩa
chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những
vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng tan rã của một

quốc gia dân tộc.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa mác – lenin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vấn
đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc
phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân
tộc trong một quóc gia,giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội.
- V.I. Lenin đã nêu ra “Cương lĩnh dân tộc” với ba nội dung cơ bản: các dân tộc hoàn toàn
bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây
được coi là cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa mác – lenin.
+ Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng
của các dân tộc. Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao
hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế,
chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.
+ Các dân tộc được quyền tự quyết: Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân
tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình.
Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc
độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: Đây là tư tưởng, nội dung cơ bản trong cương
linhxdaan tọc của V.I. Lenin. Tư tưởng này là sự thể hieenjbanr chất quốc tế giai cấp công
nhân, phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc
với giải phóng giai cấp.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với việc đề ra chính sách dân tộc của Đảng và
nhà nước ta hiện nay là:
- VN là một quốc gia có 54 dân tộc anh em . Nhà nước ta đặc biệt coi trọng chính sách dt ,
bảo dảm quyền bình dẳng giũa các dt , coi đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự
phát triển bền vững đất nước .Chính sách này được thể hiện một cách toàn diện trên mọi
lĩnh vực : chính trị ,kinh tế , văn hoa , xh được thể hiện trong đường lối chính sách pháp luật
cảu đảng và nhà nước vn. Nhà nước có trách nhiệm giúp các dt có kinh tế chậm phát triển
dể cùng đạt được trình đọ phát triển chung vơi các dt khác trong cả nước . Bình đẳng về

văn hóa , xã hội bảo đảm cho việc giữa gìn phát huy bản sắc của dt , làm phong phú đa
dang nền văn hóa vn
-Đảng và nhà nước ta làm nhiều chủ trương chính sách ưu tiên với đồng bào dt thiểu sso
một cách đồng bộ và toàn diện , trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xh , triển kahi thực
hiện nhiều chương trình , dự án đầu tư phát triển trên đại bàn miền núi , vùng đòng bào dt
như: chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng , chương trình xóa đói giảm nghèo
Câu 23: Phân tích bản chất của ý thức. Liên hệ vấn đề này trong công tác giảng dạy
của bản thân ?
TL:
- Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt
động tam – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông
tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra
những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động
sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người taioj ra những ý
tưởng, giả thiết, huyền thoại trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất,
quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con
người.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thế
giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung, cả về hình
thức biểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến
thông qua lăng kính chủ quan của con người.
- Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức
gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên mà
còn là của các quy luật xã hội; được quy định bới nhu cầu giao tiếp xã hội và các điềukiện
sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội.
* Liên hệ vấn đề này trong công tác giảng dạy của bản thân là:
- Trong công tác giảng dạy luôn hướng cho hs có ý thưc tự học và ngheein cứu bài trước khi
đén lớp .Phương pháp hiện đại là “ Lấy người học làm trung tâm “ tạo cho hs có khả năng tư
duy ,sangs tạo vè bài học ngay trên tiết học
Câu 24: Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực ?

Vận dụng vấn đề này vào việc phân tích xu hướng phát triển của nền giáo dục VN
hiện nay ?
TL:
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải dựa vào hiện thực để xác lập nhận thức
và hành động. Lenin cho rằng: “Chủ nghãi Mác căn cứ vào những sự thật chứ không phải
dựa vào những khả năng. Người macxitchir có thể sử dụng để làm căn cứ cho chính sách
của mình, những sự thật được chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi được.
- Tuy nhiên, trong nhận thức và thực tiễn cũng càn phải nhận thức toàn diện các khả năng
từ trong hiện thực để có được phương pháp hoạt động thực tiễn phù hợp với sự phát triển
trong những hoàn cảnh nhất định; tích cực phát huy nhân tố chủ quan trong việc nhận thức
và thực tiễn để biến khả năng thành hiện thực theo mục đích nhất định.
* Vận dụng vấn đề này vào việc phân tích xu hướng phát triển của nền giáo dục VN hiện
nay là:
- Nền giá dục hiện đại đều hướng tới mục tiêu giúp các cá nhan nhận thấy đưuọc khả năng ,
năng lực của bản thân mình ,tìm cách khuyến khích phat huy tiềm năng cá nhân để tham gia
một cách thức ứng vào các hoạt động kinh tế xã hội
- Để đạt được mục tiêu này pphap giáo dục trong đó GV là người thiêt kế ,tổ chức , hướng
dãn các hoạt động cho người học , đối thoại với người học từ đó giúp người học tìm kiếm
kiến thức . GV có thể là người khẳng định những ý kiens của hs hay đưa ra những ý kiến đó
thành nội dung bàn luận trong một tập thể người học . Cũng chính bằng cách này mà hoạt
đọng dạy học có thể đạt được mục đích khuyến khích phát triển tư duy thông qua hình thức
tự học , hình thưc thu nạp kiến thức quan trọng cho bất cứ ai tại bất kì nơi đâu .
- Để bồi dưỡng và tạo đK nâng cao khả năng tự học , khả năng tổ chức và làm việc theo
nhóm thì yêu cầu về tài liệu hay nói rộng hơn là các nguồn tai nguyên trong giáo dục đóng
vai trò vô cùng quan trọng
Câu 25: Trình bày nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lenin trong việc giải quyết vấn đề
tôn giáo. Liên hệ thực tế VN về vấn đề này ?
TL:
- Một là, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải
gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đó là yêu cầu khách quan của

sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Hai là, khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân thì nhà
nước xã hội chủ nghĩa phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín
ngưỡng của mọi công dân. Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều bình đẳng
trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.
- Ba là, thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những người không có tôn giáo,
đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết những người theo tôn giáo với những người không theo tôn
giáo, đoàn kết toàn dân toccj xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể
hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, khắc phục
mặt này là việc làm thường xuyên, lâu dài.
-Năm là, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
* Liên hệ thực tế VN về vấn đề này là:
- VN là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng , tôn giáo .Vói vị trí đại lí nằm ở khhu vực
ĐNA có 3 mặt giáp biển ,VN rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và
cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luống văn hóa ,các tôn giáo trên thế giới .Vn có
nhiều dân tộc nên có nhiều tôn giáo ( cả tôn giáo phương tây và phương đông) chính sách
tôn giáo của Đảng và nhà nước ta được xd trên quan điểm cơ bản của học thuyets Mac –
lenin và tư tưởng HCM về tín ngưỡng ,tôn giáo , căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng , tôn giáo
ở VN .Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo của nhân dân , đoàn kết tôn
giáo ,hòa hợp dt .
- 18/11/1930 Đảng đã có tuyên bố đầu tiên về chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng cuả
quần chúng :” phải lãnh đạo tưng tập thể sinh hoạt hay tập đoàn củ nhân dân ra nhập
một tổ chức cách mạng để dần dần cách mạng hóa quần chúng và lại đảm bảo tự do tín
ngưỡng của quần chúng ”
- 14/6/1955 Chủ tịch HCM kí sắc lệnh 234- SL ban hành chính sách tôn giáo cảu chính phủ
VN DCCH , trong đó ghi rõ:” Việc tự do tín ngưỡng , thờ cúng là một quyền lợi của nhân dân
.Chính quyền DCCH luôn luôn tôn trọng quyền lợi ấy và giúp đỡ nhân dân thực hiện .
- Đánh giá sự trưởng thành và đóng góp của ban tôn giáo chính phủ năm 2002 nhà nước
trao tặng huân chương độc lập hạng nhất và để khẳng định

truyền thống của ngàng quản lí nhà nước về tôn giáo và xác lập cơ ché quản lí theo ngành –
một ngành vốn có nhiều nét đặc thù , nhạy cảm .
- 27/5/2005 Thủ tướng chính phủ kí quyết định số 445 /QĐ-TTG lấy 2/8 hàng năm là ngày
truyên thống cảu ngành quản lí nhà nước về tôn giáo đây là phần thưởng cao quí của đảng
và nhà nước giành cho các thế hệ làm công tác tôn giáo trong cả nước.

×