Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.96 KB, 93 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGUYỄN MINH CẢNH






MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ ĐẦU TƯ TẠI TỈNH THÁI
NGUYÊN




Chuyên ngành :Luật Kinh Tế
Mã Số : 60 38 01





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ






NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS NGUYỄN NIÊN





HÀ NỘI 2010

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tổng quan về đầu tư, pháp luật đầu tư và hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên 5
2. Lý do chọn đề tài 7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Phạm vi nghiên cứu 10
5. Tình hình nghiên cứu đề tài và ý nghĩa lý luận của đề tài 10
6. Phương pháp nghiên cứu 11
Chƣơng 1. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ TẠI VIỆT NAM 12
1.1. Khái niệm đầu tư và pháp luật đầu tư 12
1.1.1. Khái niệm đầu tư 12
1.1.2. Khái niệm pháp luật đầu tư 14
1.2. Cơ sở kinh tế, chính trị - pháp lý của pháp luật đầu tư Việt Nam 15
1.2.1. Cơ sở kinh tế của pháp luật đầu tư Việt Nam 15
1.2.2. Cơ sở chính trị - pháp lý của pháp luật đầu tư Việt Nam 17
Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƢ VÀ

ĐẦU TƢ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 25
2.1. Các vấn đề pháp lý về hoạt động đầu tư trước đổi mới 25
2.1.1. Các vấn đề pháp lý về đầu tư trong nước giai đoạn trước đổi mới 25
2.1.2. Khung pháp lý về đầu tư nước ngoài giai đoạn trước đổi mới 26
2.2. Pháp luật về đầu tư từ 1986 đến 2005 27
2.2.1. Khung pháp lý về đầu tư trong nước giai đoạn từ 1986 - 2005 27
2.2.2. Khung pháp lý về đầu tư nước ngoài giai đoạn từ 1986 - 2005 28
2.3. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư từ 2005 đến nay 29
2.3.1. Luật Đầu tư năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành 29
2.3.1.1. Đăng ký dự án đầu tư 29
2.3.1.2. Thẩm tra dự án đầu tư 33
2.3.1.3. Triển khai thực hiện dự án đầu tư 34


3
2.3.1.4. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư 38
2.3.1.5. Ưu đãi đầu tư 40
2.3.2. Các cam kết WTO liên quan đến đầu tư 42
2.4. Các vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên 46
2.4.1. Sơ lược về tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường,
đầu tư và hội nhập 46
2.4.2. Khái quát chung về các vấn đề pháp lý về hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên 49
2.4.3. Các vấn đề pháp lý về hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên 50
2.4.3.1. Các đề án cải thiện môi trường đầu tư 50
2.4.3.1.1. Đề án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2001 - 2002 46
2.4.3.1.2. Đề án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2005 - 2010 49
2.4.3.2. Các chính sách xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư 58
2.4.3.3. Quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm

công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên 63
Chƣơng 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ, NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ TẠI THÁI NGUYÊN 66
3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật đầu tư hiện hành 66
3.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư
tại tỉnh Thái Nguyên 72
3.2.1. Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư 72
3.2.2. Các giải pháp thúc đẩy đầu tư 75
3.2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư 78
3.2.3.1. Giải pháp về vốn 78
3.2.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách 80
3.2.3.3. Giải pháp về phát triển khu, cụm công nghiệp 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87


4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIÊT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Ký hiệu viết tắt
Đọc là
BQL KCN
Ban quản lý Khu công nghiệp
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
Đảng CSVN
Đảng cộng sản Việt Nam
GCNĐKKD
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

GCNĐT
Giấy chứng nhận đầu tư
HĐND
Hội đồng nhân dân
KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chế xuất
KKT
Khu kinh tế
Luật KKĐTTN
Luật khuyến khích đầu tư trong nước
Luật TNMT
Luật tài nguyên môi trường
Thủ tục ĐKKD
Thủ tục đăng ký kinh doanh
Thủ tục ĐKĐT
Thủ tục đăng ký đầu tư
Thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng
UBND
Ủy ban nhân dân
ƯĐĐT
Ưu đãi đầu tư










5

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về đầu tƣ, pháp luật đầu tƣ và hoạt động đầu tƣ tại tỉnh
Thái Nguyên
Hoạt động đầu tư là hoạt động gắn liền trực tiếp với nền kinh tế và quá
trình vận động, phát triển của nó. Có thể nói rằng sự hưng thịnh của một nền
kinh tế có gốc rễ sâu xa từ các chính sách và hoạt động đầu tư của các chủ thể
tham gia vào sự vận hành nền kinh tế đó. Pháp luật đầu tư đã trải qua một lịch
sử xây dựng, phát triển theo sự thăng trầm của thể chế chính trị, của nền kinh
tế, của sự du nhập các tư duy lập pháp… mà đặc biệt là các yếu tố về kinh tế -
chính trị.
Nền kinh tế của chúng ta sau khi đất nước thống nhất hoạt động với hiệu
quả rất thấp. Để thực hiện được nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế xã
hội, Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ 4 năm 1976 đã khẳng định
“việc đẩy mạnh quan hệ phân chia và hợp tác song phương trong lĩnh vực
kinh tế và phát triển các quan hệ kinh tế với các nước khác có một vai trò vô
cùng quan trọng”. Ngày 18/4/1977, Chính phủ đã ban hành Nghị định
115/CP kèm theo Điều lệ đầu tư nước ngoài. Như vậy có thể thấy rằng các
điều kiện tiền đề của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ đầu tư
trong nền kinh tế đã được hình thành ngay trong lòng một nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung.
Như trên đã trình bày, mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN của
chúng ta xuất phát từ thực tế là mô hình kinh tế CNXH cổ điển, đặc trưng bởi
hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã tỏ ra không còn sức sống và khả
năng tự phát triển nội sinh về mặt kinh tế. Trong khi đó, kinh tế thị trường đã
có sự thâm nhập một cách tự nhiên vào mọi ngõ ngách của cuộc sống như


6
một nhu cầu hiện hữu cho các quan hệ kinh tế. Từ thực tế đó, cùng với sự
thay đổi chung, chúng ta đã bước đầu xây dựng các định chế pháp luật đầu tư
ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới. Bằng chứng đầu tiên phải kể
đến là Luật Đầu tư nước ngoài 1988. Thực chất đây là sự kế thừa và tiếp tục
phát triển Điều lệ đầu tư nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 115/CP
ngày 18/4/1977. Sau đó, luật này được sửa đổi, bổ sung và các năm 1990,
1993, 1996 và 2000. Bên cạnh đó, đến năm 1994, chúng ta cũng đã cho ra đời
Luật khuyến khích đầu tư trong nước nhằm điều chỉnh, thúc đẩy các hoạt
động đầu tư trong nước. Luật này đã được sửa đổi vào năm 1998. Lần pháp
điển hóa tiếp theo là sự dung hòa giữa Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
và luật khuyến khích đầu tư trong nước bởi Luật đầu tư 2005. Với sự ra đời
của luật năm 2005, các hoạt động đầu tư được điều chỉnh thống nhất bởi một
văn bản luật duy nhất.
Trong điều kiện chung của các hoạt động đầu tư trong cả nước, các hoạt
động đầu tư tại Thái Nguyên được xem là phát triển khá sớm và là một trung
tâm kinh tế của vùng Đông bắc. Ngay từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước,
Thái Nguyên đã được coi như một trung tâm phát triển công nghiệp, giáo dục
với hàng loạt các khu công nghiệp ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công
và hàng loạt các trường đại học được đầu tư xây dựng. Đây là những điển
hình về thành tựu trong công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước trong giai
đoạn này. Tiếp sau đó, khi đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế, Thái Nguyên
cũng không thể là một ngoại lệ và đã thể hiện một sự trì trề kéo dài trong các
hoạt động đầu tư. Tình trạng này kéo dài cho đến cuối những năm 1990, và
ngay sau đó là hàng loạt các hoạt động đầu tư được thực hiện theo tinh thần
của sự nghiệp đổi mới. Các hoạt động đầu tư bắt đầu bám rễ vào chính những
tiền đề về thành tựu xây dựng trước đó. Đó chính là các cơ sở sản xuất, nhà

7

máy, xí nghiệp được thành lập từ thập niên 60, 70 của thế kỷ trước như các
nhà máy sản xuất gang thép, luyện kim cơ khí, các cơ sở giáo dục… bên cạnh
đó là hàn loạt các dự án đầu tư nước ngoài về công nghiệp chế biến, khai thác
khoáng sản… Bộ mặt đầu tư đã thay đổi và mang trong nó sự kế thừa và phát
triển những thành tựu của công cuộc xây dựng đất nước sau khi thống nhất
cũng như các nhân tố mới của sự hội nhập kinh tế. Có lẽ đây là một điểm
khác biệt rất cơ bản giữa hoạt động đầu tư của Thái Nguyên so với các tỉnh
khác, đặc biệt là những tỉnh ra đời và phát triển sau này.
2. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước đang phát triển và đổi thay từng
ngày. Việt Nam đang hội nhập ngày một sâu sắc và toàn diện, tỉnh Thái Nguyên
cũng không nằm ngoài vòng quay hội nhập ấy. Đó là một xu thế mang tính tất
yếu mà chúng ta không thể đặt những câu chuyện về chính sách vĩ mô, về
kiện toàn thể chế, và những câu chuyện kinh tế bên ngoài xu thế đó được. Vấn
đề đầu tư và chính sách đầu tư của một quốc gia, một địa phương cũng không
thể xa rời xu thế chung đó. Trong bức tranh về nền kinh tế của chúng ta hiện
nay, các vấn đề về đầu tư là một bộ phận đặc biệt được chú trọng và là tâm
điểm của hàng loạt các chính sách, các chiến lược, những cải cách mang tính
chất quốc gia, vùng hay địa phương.
Hoạt động đầu tư là nền tảng của các hoạt động kinh tế, pháp luật đầu
tư là một bộ phận cấu thành quan trọng của pháp luật kinh tế. Khi hoạt động
đầu tư có vấn đề thì hàng loạt các hệ quả tiêu cực của nền kinh tế lập tức được
đặt ra và cần được xử lý. Các cuộc khủng hoảng về kinh tế dù ở các quy mô,
mức độ khác nhau đa phần đều bắt đầu từ các khuyết tật về đầu tư.
Đối với nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn
nền kinh tế chuyển đổi ngày một rộng rãi và sâu sắc; công cuộc hội nhập đang
thoát ly từ những cam kết kinh tế mang tính chính trị thành những bài toán về

8
kinh tế, từ yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa mang tính chất định tính

thành những câu chuyện của nền kinh tế, của lợi ích người dân mang tính
định lượng. Pháp luật cũng không nằm ngoài sự vận động ấy. Người ta quan
tâm nhiều hơn đến sự khả dụng của các điều luật thay vì ban hành ra cho kịp
với kế hoạch đã được đặt ra. Pháp luật về đầu tư vì thế mà cũng đã có những
đổi thay, những điều chỉnh cho bắt kịp với hơi thở của cuộc sống. Lần tập hợp
hóa và pháp điển hóa gần đây nhất mà sản phẩm là Luật đầu tư 2005 là bằng
chứng rõ ràng nhất cho nhận định này. Kể từ thời điểm này, hoạt động đầu tư
của các chủ thể được thống nhất điều chỉnh bởi một đạo luật. Dù còn nhiều
vấn đề phải nói, phải bàn thêm về đạo luật này, tuy nhiên trước hết nó được
xem như một thành tựu về tư duy pháp lý, tư duy kinh tế và kỹ thuật lập pháp
của chúng ta trong giai đoạn hiện nay.
Khi được triển khai thực hiện, nơi pháp luật đầu tư bám rễ, tồn tại và
phát triển trước hết phải nói đến là các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng
kinh tế, các dự án đầu tư, các doanh nghiệp… Những đối tượng này lại được
triển khai ở các địa phương và từ đây, những thành quả mà Luật đầu tư mang
lại cũng mang tính địa phương sâu sắc. Từ tính chất vùng miền, vị trí địa lý,
sự cởi mở của chính sách địa phương đến hạ tầng đầu tư… tất cả những yếu
tố này đã quy định rất sâu sắc bức tranh về đầu tư tại các địa phương. Hoạt
động đầu tư tại các địa phương là một bộ phận không thể tách rời của các
chính sách, chiến lược đầu tư mang tính quốc gia.
Việc phân tích, đánh giá các chính sách và pháp luật đầu tư nói chung
có ý nghĩa dẫn chiếu đến các hoạt động đầu tư cụ thể tại địa phương. Theo
cách nhìn nhận này, các vấn đề pháp lý về đầu tư tác giả trình bày trong luận
văn được xem như một bộ phận mang tính tiền đề của hoạt động đầu tư tại địa
phương. Từ thực tiễn trên, tác giả luận văn mong muốn làm sang tỏ các vấn
đề sau:
Thứ nhất: Minh chứng, phân tích, so sánh để làm rõ các yếu tố chính trị

9
- xã hội, kinh tế, pháp lý mang tính tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển

các chế định cơ bản của pháp luật đầu tư; sự vận động, phát triển và thực
trạng các hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên - một tỉnh thuộc vùng kinh tế
Đông Bắc. Hai nhóm vấn đề trên được phân tích, xem xét trong mối liên hệ
qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.
Thứ hai: Phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề của thực tiễn triển khai Luật
đầu tư trên hai phương diện là thực tiễn chung của Việt Nam (trong bối cảnh
đang chuyển đổi nền kinh tế) từ đó phân tích các vấn đề về đầu tư trong điều
kiện thực tiễn của tỉnh Thái Nguyên (bối cảnh về lịch sử, địa lý, hạ tầng… của
một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam), từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn
thiên pháp luật đầu tư hiện hành, và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư và
thu hút đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
Thứ ba: Mong muốn góp sức mình trong việc hoàn thiện ở mức độ nào
đó các quy phạm pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư trong một nền kinh tế
đang chuyển đổi sao cho tối ưu nhất, có lợi và hiệu quả nhất đối với các hoạt
động đầu tư thông qua các phân tích, đánh giá, đề xuất, kiến nghị.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt trong quá trình triển khai nghiên cứu đề
tài là làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn các vấn đề về đầu tư nói chung
và đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng dựa trên nền tảng chính sách và pháp
luật đầu tư đã ban hành trong mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Theo
đó, tác giả đề tài mong muốn làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản dưới đây:
Thứ nhất: Làm rõ các nền tảng về mặt lý luận của pháp luật về đầu tư
(Bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) trên cơ sở
các lý luận về kinh tế học và quá trình hình thành và phát triển của các chế
định pháp lý về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cũng như thực tiễn
của một nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam từ đó làm cơ sở cho việc xem

10
xét, đánh giá phân tích thực tiễn đầu tư của tỉnh Thái Nguyên trong giai
đoạn hiện nay.

Thứ hai: Làm sáng tỏ các chủ điểm pháp lý về các vấn đề cơ bản của
pháp luật đầu tư hiện nay mà trực tiếp và cụ thể là một số chế định cơ bản của
luật đầu tư năm 2005 và thực tiễn các chính sách và hoạt động đầu tư tại địa
bàn tỉnh Thái Nguyên với những đặc thù của một tỉnh có nền công nghiệp phát
triển khá sớm và là một bộ phận quan trọng của vùng kinh tế Đông bắc bộ.
Thứ ba: Đưa ra một số kiến nghị pháp lý đối với việc hoàn thiện pháp
luật đầu tư cũng như các chính sách về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến các vấn đề pháp
lý cơ bản về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở phân tích, dẫn chiếu quá
trình hình thành các chế định pháp lý về đầu tư ở Việt Nam, các vấn đề pháp
lý cơ bản của pháp luật đầu tư hiện hành (không bao gồm hoạt động đầu tư ra
nước ngoài). Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các đề xuất kiến nghị hoàn thiện
pháp luật đầu tư hiện hành và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư,
thu hút đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.
5. Tình hình nghiên cứu đề tài và ý nghĩa lý luận của đề tài
Các vấn đề pháp lý về đầu tư là các nội dung không còn mới mẻ và
mang tính thời sự đối với giới nghiên cứu Luật học. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều nếu không muốn nói là ít người nghiên
cứu. Hơn thế nói về hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên thì chưa có một
nghiên cứu nào mang tính hoàn chỉnh, chủ yếu là các bài viết trên một số báo
chí Trung ương và địa phương về các hoạt động đầu tư và chính sách đầu tư
nói chung và đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng một cách tản mạn, nặng về
tính thời sự hơn là mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh.
Theo hiểu biết của người thực hiện đề tài “Một số vấn đề pháp về đầu

11
tư tại tỉnh Thái Nguyên” thì các vấn đề mà đề tài mong muốn làm sáng tỏ
hiện chưa có tác giả nào triển khai và công bố hay bảo vệ. Cũng chính vì lẽ đó
mà trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp không ít khó khăn về tư

liệu, về các chiều hướng tiếp cận đề tài để mình có thể tham khảo, học tập hay
phản biện.
Tuy nhiên, cũng xuất phát từ chính thực tiễn đã nói ở trên, tác giả luận
văn cho rằng việc thực hiện đề tài của mình sẽ mang một ý nghĩa khoa học và
lý luận nhất định, chí ít là sự nhìn nhận đề tài như một sự khám phá vấn đề
mang tính tương đối hoàn chỉnh đối với việc nghiên cứu về pháp luật đầu tư
nói chung và việc triển khai thực hiện pháp luật đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên
nói riêng và các chính sách về đầu tư của một địa phương nhìn từ cái nhìn
pháp lý, được xây dựng trên cơ sở các đặc thù vùng miền của một tỉnh vùng
Đông bắc.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với một suy nghĩ nghiêm túc rằng: Phương pháp nghiên cứu chính là
tác nhân không thể thiếu, mang ý nghĩa quyết định đến chất lượng của luận
văn, tác giả ý thức rất rõ về các phương pháp nghiên cứu sao cho phù hợp với
nội dung đề tài. Theo đó, tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu phân
tích, tổng hợp là hai phương pháp chủ đạo, cơ bản. Bên cạnh đó sẽ có sự kết
hợp ở những mức độ khác nhau phương pháp so sánh, bình luận, thống kê, để
làm nổi bật và đánh giá một cách tổng quan hơn vấn đề nghiên cứu.



12
Chƣơng 1
TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm đầu tƣ và pháp luật đầu tƣ
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Đầu tư là khái niệm thường xuyên được đề cập đến trong kinh tế học nói
chung và luật pháp về kinh tế nói riêng. Hoạt động đầu tư vào nền kinh tế là
hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục có ý nghĩa là nền tảng tồn tại của
xã hội và nền kinh tế. Hầu hết các tư tưởng, mô hình và lý thuyết về kinh tế,

tăng trưởng kinh tế đề trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận đầu tư và việc tích
lũy vốn cho nền kinh tế và là một nhân tố quan trọng trong việc gia tăng năng
lực sản xuất, cung ứng dịch vụ; làm tiền đề, động lực cho sự phát triển nền
kinh tế. Có nhiều cách định nghĩa về đầu tư xuất phát từ việc xem xét hoạt
động này từ nhiều phương diện khác nhau.
Theo Từ điển kinh tế học hiện đại “Đầu tư là thuật ngữ được dùng phổ
biến nhất để mô tả các khoản chi tiêu (trong một thời kỳ nhất định) để làm
tăng hay duy trì tài sản thực. Trên thực tế, một định nghĩa chính xác hơn bao
hàm được yếu tố trên là: đầu tư là những khoản chi tiêu dành cho các dự án
sản xuất hàng hóa, những khoản chi tiêu này không dự định dùng cho tiêu
dùng trung gian. Các dự án đầu tư có thể có dạng bổ sung vào tài sản vật chất
và vốn nhân lực (tài sản con người) cũng như hàng hóa tồn kho. Đầu tư là
những khoản chi tiêu, khối lượng đầu tư được xác định bởi tất cả các dự án có
giá trị hiện tại thuần (net present value - NPV) lớn hơn không (0) hay tỷ lệ lợi
nhuận lớn hơn lãi suất”.
Từ khái niệm đầu tư nêu trên cho thấy nội hàm của khái niệm rất rộng,
bao gồm cả đầu tư vào tài sản vật chất và nhân lực.
Từ phương diện kinh tế học vĩ mô, đầu tư chỉ việc gia tăng tư bản nhằm
tăng cường năng lực sản xuất tương lai. Từ phương diện này, đầu tư còn được

13
gọi là hình thành tư bản hoặc tích lũy tư bản. Tuy nhiên, chỉ có tăng tư bản
làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính. Còn tăng tư bản trong lĩnh
vực tài chính tiền tệ và kinh doanh bất động sản bị loại trừ. Việc gia tăng tư
bản tư nhân (tăng thiết bị sản xuất) được gọi là đầu tư tư nhân. Việc gia tăng
tư bản xã hội được gọi là đầu tư công cộng.
Theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt [38,11] thì “Đầu tư là
quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm
thu được các kết quả, thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai.
Các nguồn lực được sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là

sức lao động và trí tuệ. Nhữn kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản
vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều
kiện làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội”.
Dưới góc độ tài chính thì đầu tư là một chuỗi hoạt động chi tiêu để chủ
đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu.
Dưới góc độ tiêu dùng thì đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để thu
được mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai.
Về phương diện pháp lý, nhà lập pháp coi các lợi ích kinh tế mà hoạt
động đầu tư hướng đến là đương nhiên, không cần phải nhắc đến. Tuy nhiên
việc đạt được các lợi ích đó không thể bằng mọi cách mà phải được kiểm soát
và thực hiện theo một trình tự pháp lý nhất định. Khoản 1 - Điều 3 - Luật Đầu
tư 2005 nhìn nhận về đầu tư: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại
tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động
đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan”. Khái niệm này không đề cập đến mục đích kinh tế của hoạt động đầu
tư mà chỉ đề cập đến giới hạn của sự điều chỉnh các hoạt động đầu tư được
xác lập và thực hiện.
Như vậy có thể nhìn nhận về khái niệm đầu tư một cách chung nhất là

14
sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm
thu về các kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được
các kết quả đó hoặc đạt được các kỳ vọng ban đầu đã đặt ra theo một trình tự
pháp lý nhất định đã được tiên liệu nhằm hướng các hoạt động đầu tư vào một
khuôn khổ pháp lý sao cho các hoạt động đó diễn ra một cách lành mạnh và
phù hợp với hệ thống kinh tế - chính trị - pháp lý của mỗi quốc gia.
Mỗi hoạt động đầu tư đều gắn liền với một kế hoạch cũng như việc
quản trị các kế hoạch đó một cách tối ưu nhất và một kỳ vọng về kết quả khả
quan thu được. Nó gắn liền với sự tồn tại, vận động và phát triển của một nền
kinh tế và chính bản thân nó nếu được vận hành, quản trị tốt sẽ đem lại sự

tăng trưởng, phát triển và thịnh vượng chung cho nền kinh tế và xã hội.
1.1.2. Khái niệm pháp luật đầu tư
Pháp luật đầu tư là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của
pháp luật kinh tế. Nó được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các hoạt động đầu tư nhà đầu tư tại Việt Nam và từ Việt Nam ra nước
ngoài (Trong luận văn này, tác giả luận văn chỉ đề cập đến hoạt động đầu tư
tại Việt Nam).
Pháp luật về đầu tư không điều chỉnh các vấn đề thuộc phạm vi điều
chỉnh của mình thông qua một đạo luật duy nhất mà nó nàm rải rác ở nhiều
đạo luật khác nhau, tạo nên một cơ chế điều chỉnh toàn diện. Các điều chỉnh
pháp lý về đầu tư được thể hiện trong một số văn bản quan trọng như: Hiến
pháp 1992, Luật đầu tư 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các luật
chuyên ngành (Luật chứng khoán, Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật TNMT,
Luật đấu thầu…). Việc điều chỉnh các hoạt động, hành vi đầu tư về cơ bản
được Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành đảm nhận. Tuy nhiên khi
các hoạt động đó có liên quan đến một lĩnh vực chuyên ngành nào đó thì
ngoài các quy phạm của Luật đầu tư, người ta còn phản dẫn chiếu các luật

15
chuyên ngành để xem xét, giải quyết. Việc sử dụng luật chuyên ngành để điều
chỉnh các hoạt động đầu tư có lợi thế là phong phú về nội dung quy phạm đầy
đủ về đối tượng và nội dung điều chỉnh, chủ động về mặt xây dựng quy phạm
để điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đầu tư. Tuy
nhiên, điều này có mặt hạn chế là tạo ra một cơ chế điều chỉnh tản mạn, khó
khăn trong việc tập hợp, phổ biến và áp dụng quy phạm. Việc xây dựng quy
phạm pháp luật đầu tư theo ngành như vậy cũng là một điều kiện làm nảy sinh
các yếu tố cục bộ của từng ngành có thể có xu hướng thoát ly khỏi các định
hướng chung về pháp luật đầu tư, điều này nếu không được kiểm soát chặt chẽ
có thể sẽ không thực sự có lợi cho sự thống nhất của Luật đầu tư nói chung.
1.2. Cơ sở kinh tế, chính trị - pháp lý của pháp luật đầu tƣ Việt Nam

1.2.1. Cơ sở kinh tế của pháp luật đầu tư Việt Nam
Có thể khẳng định Luật đầu tư là một bộ phận quan trọng không thể
tách rời của hệ thống pháp luật Việt Nam. Hệ thống pháp luật đó được quy
định một cách rõ ràng và chặt chẽ bởi hạ tầng kinh tế của một nước đang có
nền kinh tế chuyển đổi theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng CNXH. Pháp luật đầu tư là hình ảnh phản chiếu các quan hệ kinh tế -
xã hội trong lĩnh vực đầu tư của nền kinh tế. Có thể khằng định một điều
rằng: Quy trình lập pháp nói chung và xây dựng pháp luật về đầu tư nói riêng
chịu ảnh hưởng sâu sắc của các quan hệ kinh tế trong bối cảnh xây dựng nền
kinh tế thị trường. Các quan hệ thị trường được thể hiện một cách gián tiếp
qua các nội dung điều chỉnh của pháp luật về đầu tư manh nha là từ Điều lệ
đầu tư nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 115/CP ngày 18/4/1977, sau
đó là Luật Đầu tư nước ngoài 1988 (được sửa đổi, bổ sung và các năm 1990,
1993,1996 và 2000) tiếp đến là Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994
(được sửa đổi vào năm 1998), và hiện này là Luật đầu tư 2005. Bên cạnh đó
là hàng loạt các Luật chuyên ngành điều chỉnh các nội dung liên qua đến đầu
tư như đã trình bày ở phần trên.

16
Như vậy, có thể nhận thấy sự ảnh hưởng hết sức sâu sắc, của các quan
hệ kinh tế đến sự hình thành, ra đời, tồn tại và thực hiện chức năng định
hướng, điều chỉnh của các quy phạm pháp luật về đầu tư. Có thể nhận thấy
một điều rằng các quy phạm pháp luật đầu tư đều đang tập trung chứng minh
rằng: Nền kinh tế của chúng ta đang rất mong đợi sự chảy vào của các nguồn
FDI, những bàn tay dựng xây của bà con Việt kiều, đang ngóng trông sự trỗi
dậy và phát triển của các doanh nghiệp dân doanh thông qua việc đầu tư nhiều
hơn, tập trung hơn, hiệu quả hơn vào nền kinh tế nước nhà; Những quy phạm
đó cũng mong muốn tạo ra một sân chơi thực sự bình đẳng nơi các nhà đầu tư
đặt vào đó sự tin tưởng và kỳ vọng phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng chất
xám và tiền của để làm giàu cho bản thân và xã hội; Mong muốn hội nhập sâu

sắc và toàn diện hơn vào đời sống kinh tế quốc tế cũng là điều mà pháp luật
đầu tư đang phản ánh trong nội hàm của mình.
Một thời của những đặc quyền, những “lệ” chơi riêng, những ám ảnh
khá ngột ngạt, chật chội của “sân chơi” đầu tư có lẽ đã dần nhường chỗ cho
sự thông thoáng, bình đẳng, chuyên nghiệp và hiệu quả. Thay vì nghe ngóng,
ngờ vực, phàn nàn, than thở, các nhà đầu tư đã quan tâm nhiều hơn đến các cơ
hội kinh doanh, bỏ ra nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế, yên
tâm hơn trong việc đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ. Niềm
tin vào thể chế, vào bộ máy công quyền vì thế cũng dần được cải thiện. Tất cả
đều dường như đều muốn minh chứng một điều rằng những khát khao được
pháp luật bênh vực, trấn an, che chở từ phía nền kinh tế đã dần được thỏa mãn
và ngày càng được đáp ứng tốt hơn bởi pháp luật và bộ máy công quyền nói
chung, pháp luật đầu tư và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nói
riêng. Nền tảng sâu xa của những câu chuyện pháp lý về đầu tư ngày hôm nay
mang trong nó hình hài của một nền kinh tế đang chuyển mình. Tất nhiên, câu
chuyện về pháp luật đầu tư là câu chuyện còn đang dang dở nhưng nội dung,

17
định hướng cho nó đã được hình thành việc tiếp theo có lẽ sẽ dễ dàng hơn
việc định hình những nội dung và định hướng phát triển nó. Đó là sự bồi đắp
hoàn thiện những khiếm khuyết, hoàn thiện và tối ưu hóa, chuyên nghiệp hóa
bộ máy công quyền về quản lý đầu tư thông qua việc tập hợp, rà soát và pháp
điển hóa các quy phạm pháp luật về đầu tư.
1.2.2. Cơ sở chính trị - pháp lý của pháp luật đầu tư Việt Nam
Ở phần trên, tác giả đã đề cập đến ảnh hưởng quan trọng không thể
không nhắc đến của hạ tầng kinh tế đối với pháp luật đầu tư. Rằng pháp luật
là sự phản ánh các quy luật kinh tế và thực trạng kinh tế xã hội của chúng ta
trong giai đoạn hiện nay với những đặc điểm dễ có thể nhận ra. Tuy nhiên,
nếu chỉ nói đến sự ảnh hưởng đó không thôi thì thực sự là một thiếu sót vì
ngoài việc bị quy định bởi các yếu tố kinh tế, pháp luật nói chung và pháp luật

đầu tư nói riêng còn mang trong mình những đặc trưng, những khởi nguồn
chính trị - pháp lý. Ảnh hưởng của yếu tố chính trị, pháp lý với ý nghĩa được
tác giả luận văn nhìn nhận là sự ảnh hưởng của các văn kiện, chủ trương,
đường lối, chính sách mang tính “tiên phong” của Đảng làm tiền đề vật chất
cho sự ra đời và đâm chồi vào đời sống kinh tế - xã hội của các đạo luật, các
học thuyết pháp lý, các tư tưởng lập pháp, các đạo luật được du nhập. Việc
xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có thể chịu ảnh hưởng ở
những mức độ khác nhau tùy vào bối cảnh “khai sinh” của nó. Tuy nhiên, sự
ảnh hưởng đó là một thực tế rất khách quan, không thể phủ nhận.
Trước hết, chúng ta cần xem xét đến hệ thống các văn kiện của Đảng
trong giai đoạn đổi mới có những ảnh hưởng quan trọng như thế nào đối với
sự hình thành và ra đời của hệ thống pháp lý về đầu tư tại Việt Nam. Như các
phần trên đã trình bày, pháp luật về đầu tư được manh nha từ những năm cuối
thập kỷ 70 với sự ra đời của Điều lệ đầu tư nước ngoài ban hành kèm theo
Nghị định 115/CP ngày 18/4/1977. Theo đó, Chính phủ Việt Nam chấp thuận

18
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trên nguyên tắc tôn trọng độc lập
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và các bên cùng có lợi mà
không phân biệt chế độ kinh tế chính trị của quốc gia của nhà đầu tư. Mục
đích khuyến khích đầu tư nước ngoài đã được thể hiện một cách rõ ràng.
Trong bối cảnh của nền kinh tế kế hoạch tập trung, nhưng Điều lệ đầu tư năm
1977 đã tạo ra một môi trường pháp lý đặc thù của một nền kinh tế tự do đối
với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Thực ra, xu hướng thu hút đầu tư nước ngoài cũng đã được gợi mở
ngay tại bản “Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoach 5
năm 1976 - 1980”. Tại văn kiện này, chúng ta đã nhấn mạnh rất rõ: “trong kế
hoạch 5 năm này phải cải tiến chính sách giá cả, chính sách tiền lương và thu
nhập, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giá cả, tiền lương và sức mua của
đồng tiền, cải tiến chính sách đầu tư, cải tiến các chính sách khuyến khích sản

xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, cải tiến tổ chức và phương thức
hoạt động của thương nghiệp, tài chính, ngân hàng Tất cả những việc cải
tiến này phải được tiến hành đồng bộ và phải nhằm phục vụ sản xuất”. Tiếp
đó, văn kiện này cũng nhấn mạnh: “Trong khi dựa vào sức mình là chính để
phát huy tới mức cao nhất năng lực sản xuất hiện có, chúng ta ra sức tăng
cường quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa anh em và với các nước
khác”. Như vậy có thể nhận thấy rằng mặc dù còn chưa thực sự mạnh dạn
trong việc khẳng định phải thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong
giai đoạn này như một sự cần thiết khách quan của một nền kinh tế lạc hậu
thuần nông muốn vươn lên, như một “cú hích” từ ngoại lực bên ngoài để vực
dậy nền kinh tế vốn đã bị chiến tranh giày xéo làm cho ốm yếu, nhưng tinh
thần của bản “Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoach 5
năm 1976 - 1980” đã thể hiện sự cần thiết phải có sự đổi thay từ bên trong
thiết chế thông qua việc “cải tiến chính sách đầu tư” và tăng cường hơn nữa

19
các quan hệ kinh tế với nước ngoài để tăng cường đầu tư cho sản xuất hàng
hóa, cung ứng các dịch vụ công.
Mặc dù bản Điều lệ nói trên không phát huy được đáng kể giá trị điều
chỉnh của nó trong thực tế đời sống kinh tế tại thời điểm đó, tuy nhiên sự ra
đời của nó là một bước ngoặt quan trọng làm tiền đề cho sự pháp điển hóa
hàng loạt các văn bản pháp luật về đầu tư sau này.
Tiếp theo tinh thần của các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV,
Đại hội Đảng V tiếp tục khẳng định sự cần thiết phải tạo ra một khung pháp
lý về đầu tư, cụ thể là tại “Phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ
yếu về kinh tế và xã hội trong 5 năm (1981 - 1985) và những năm 80” Báo
cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ V đã khẳng định: “Sớm ban hành các chính sách về đầu tư, về tín dụng,
về cung ứng nguyên liệu, phế liệu, về tiêu thụ sản phẩm, về giá cả. Tăng
cường trang bị kỹ thuật, bảo đảm cung ứng vật tư, tạo thêm nguồn nguyên

liệu trong nước, mở rộng kinh doanh xuất, nhập khẩu và hợp tác sản xuất với
nước ngoài; phân công và hiệp tác sản xuất hợp lý trong từng ngành, từng địa
phương và trong cả nước, vận dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích đẩy
mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt là phát triển rộng rãi tiểu công nghiệp,
thủ công nghiệp, từ những ngành, nghề cổ truyền đến những ngành, nghề
mới”. Tinh thần này được tiếp tục củng cố và khẳng định tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986. Tại bản “Phương hướng, mục tiêu chủ
yếu phát triển kinh tế, xã hội trong 5 năm 1986-1990” Báo cáo của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI của Đảng đã khẳng định: “nhất thiết phải sắp xếp lại các cơ sở sản xuất
hiện có, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, bố trí hợp lý quan hệ giữa tích luỹ và
tiêu dùng, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, nhằm khai thác

20
mọi khả năng phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu,
thủ công nghiệp và mở mang dịch vụ”.
Bước vào thập kỷ 1980, nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh
tế trầm trọng, cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp đã cản trở sự phát
triển của nền kinh tế. Rất nhiều các đơn vị kinh tế sản xuất cầm chừng, thậm
chí đóng cửa hoặc giải thể, đổ vỡ tín dụng liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi gây ảnh
hưởng rất xấu tới tình hình kinh tế xã hội. Trong khi đó, hàng loạt các ngành
có ưu thế như: công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng, gia công lắp
ráp lại không được Nhà nước quan tâm đúng mức, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và
tất cả đều ở trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Năm 1986 lạm phát lên tới
trên 700%.
Đứng trước bối cảnh đất nước như vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI đã đề ra những chính sách hết sức đúng đắn, đánh dấu bước chuyển biến
quan trọng, đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng, mở ra công cuộc
"đổi mới" toàn diện trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là trên

lĩnh vực kinh tế. Cụ thể hoá đường lối chỉ đạo của Đảng là mở rộng giao lưu
quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước. Do
vậy, thực hiện Nghị quyết số 19 của Bộ Chính trị ngày 17/7/1984 và Nghị quyết
Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khoá V) ngày 20/12/1984 về
việc bổ sung và hoàn thiện Điều lệ đầu tư đã ban hành năm 1977, tiến tới xây
dựng một bộ Luật Đầu tư hoàn chỉnh, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 8 đã
thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Sau đây gọi là Luật Đầu tư
nước ngoài năm 1988). Có thể nói sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam năm 1988 xuất phát từ những yêu cầu khách quan của sự vận động
xã hội, nó đã tạo ra được một môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam.
Luật Đầu tư nước ngoài năm 1988 được soạn thảo dựa trên nội dung cơ
bản của Điều lệ đầu tư năm 1977, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tham

21
khảo kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới. Với một nội dung tương
đối hấp dẫn, cấu trúc đơn giản, đầy đủ và nhìn chung phù hợp với tập quán
luật pháp Quốc tế, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1988 đã đáp
ứng được mong mỏi của các nhà đầu tư nước ngoài. Để điều chỉnh hợp lý hơn
các quan hệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật này đã được sửa đổi bổ sung
02 lần vào các năm 1990, 1993,1996 và 2000.
Ngoài việc huy động các nguồn lực từ bên ngoài nhằm tạo ra một ngoại
lực nhằm xoay chuyển thực tế khủng hoảng của nền kinh tế. Tuy nhiên không
thể dựa hoàn toàn vào các nguồn lực ấy để mưu cầu một sự phát triển và thịnh
vượng bền lâu đối với nền kinh tế. Vì lẽ đó trong cơ cấu đầu tư của chúng ta
cũng cần tập trung hơn vào việc phát huy nội lực nhằm tạo ra một cơ cấu cân
bằng hơn, hợp lý hơn đối với nề kinh tế. Trong bản “Phương hướng, nhiệm vụ
và những mục tiêu chủ yếu về kinh tế và xã hội trong 5 năm (1981 - 1985) và
những năm 80” đã khẳng định: “ một mặt, phải tranh thủ các nguồn vốn bên
ngoài với mức cao nhất; mặt khác, ở trong nước, bằng những chủ trương và

chính sách mới, chúng ta phát huy hơn nữa mọi khả năng về nguồn vốn của tất
cả các ngành, các địa phương và cơ sở, của các thành phần kinh tế. Nguồn vốn
ấy phải được khai thác từ những thế mạnh hiện có của nền kinh tế”.
Xuất phát từ nhu cầu mang tính khách quan đó, đến năm 1994, chúng ta
đã cho ra đời Luật khuyến khích đầu tư trong nước (được sửa đổi, bổ sung
vào các năm 1988 và 2000). Kể từ thời điểm này các hoạt động đầu tư trong
nước được khoác lên mình một chiếc áo pháp lý mới để có thể đứng cạnh các
hoạt động đầu tư nước ngoài vốn đã nhận được nhiều ưu ái về điều chỉnh
pháp lý. Cho đến thời điểm này, pháp luật đầu tư điều chỉnh hai lĩnh vực song
song là đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.
Mặc dù đã có được sự điều chỉnh của pháp luật đối với các hoạt động
đầu tư trong và ngoài nước, tuy nhiên đó mới chỉ là sự khởi đầu cho sự hòa

22
hợp và thống nhất trong cơ chế điều chỉnh các quan hệ đầu tư. Thực tế đã
chứng minh một điều rất sinh động rằng: Các quan hệ đầu tư, các chủ thể đầu
tư chưa thực sự bình đẳng trên một sân chơi chung với cơ chế điều chỉnh bởi
hai luật đồng thời là Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật khuyến
khích đầu tư trong nước. Đây là một vấn đề mang tính vĩ mô cần phải cải
thiện. Trong “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010”, Đảng ta cũng
đã thừa nhận yếu kém đó: “ môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng
mắc, chưa tạo điều kiện và hỗ trợ tốt cho các thành phần kinh tế phát triển sản
xuất, kinh doanh”. Để cải thiện thực trạng đó cần phải “Tiếp tục cải thiện môi
trường đầu tư, hoàn thiện các hình thức đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh
trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Giảm mạnh, tiến tới xoá bỏ
sự phân biệt về chính sách và pháp luật giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài”. Như vậy có thể thấy rằng trong tư duy của mình, Đảng CSVN đã ý
thức rất rõ về sự hình thành một trật tự đầu tư mới khách quan hơn, bình đẳng
hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của các hoạt động đầu tư vào một
nền kinh tế đang rất cần các nguồn đầu tư phát triển. Những nguyên nhân này

cũng chính là yếu tố tiền đề về mặt chính trị dẫn tới sự hợp nhất giữa Luật đầu
tư nước ngoài và Luật khuyến khích đâù tư trong nước để cho ra đời một văn
bản luật duy nhất điều chỉnh các hoạt động đầu tư đó là Luật đầu tư 2005. Kể
từ đây, về mặt pháp lý, các hoạt động đầu tư không còn được điều chỉnh riêng
rẽ bởi các đạo luật khác nhau mà đã được điều chỉnh bởi một đạo luật duy
nhất, được tồn tại, phát triển trong môi trường đầu tư chung về chính sách,
pháp luật với sự bình đẳng về cơ hội đầu tư, về pháp luật điều chỉnh.
Ngoài nhiệm vụ “thể chế hóa” các mục tiêu kinh tế - xã hội của các văn
kiện của Đảng. Pháp luật đầu tư còng mang trong mình sự ảnh hưởng tự nhiên
của các tư tưởng lập pháp, các học thuyết pháp lý, sự phù hợp với Hiến pháp,
sự tương thích với các đạo luật liên quan cùng tham gia điều chỉnh các quan

23
hệ kinh tế. Có thể nhận thấy rằng sự ảnh hưởng này là sự ảnh hưởng mang
tính tất yếu và rất dễ nhận ra.
Pháp luật đầu tư khi mới manh nha hình thành đã mang trong mình tinh
thần của pháp luật Xô Viết rất đậm nét, tuy nhiên, ảnh hưởng của hệ thống
pháp luật này ngày càng nhạt dần trong các đạo luật và văn bản pháp luật đầu
tư được ban hành về sau. Nguồn gốc của vấn đề có thể được lý giải là do sự
đổ vỡ của hệ thống CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, theo đó, hàng loạt vấn đề
cần được nhìn nhận lại bằng con mắt của khoa học, tinh thần cầu thị và khách
quan hơn trước. Lập pháp cũng nằm trong vòng quay đó của lịch sử. Sau khi
hệ thống CNXH không còn nữa cũng là lúc người ta bắt đầu suy ngẫm nhiều
hơn về các sai lầm dẫn đến đổ vỡ và bình tĩnh hơn khi nhìn nhận về các hệ
thống pháp luật khác. Đó cũng là lúc để các tư tưởng lập pháp phương Tây du
nhập và bắt đầu có được sự bám rễ ở những vùng đất mà bấy lâu vẫn xa lạ với
sự hiện hữu của nó. Các học thuyết về thị trường, về nền kinh tế thị trường bắt
đầu được xem như sản phẩm của văm minh nhân loại thay vì coi đó là những
thứ không thể có chỗ tồn tại ở các nước CNXH như trước đây. Sự du nhập
mang tính tự nhiên ấy vô hình chung đã mang theo các tinh thần và tư tưởng

lập pháp mới mẻ mà sản phẩm của quá trình ấy là các đạo luật có thể bảo vệ
và phát triển các quan hệ thị trường ở Việt Nam một cách lành mạnh nhất
trong giới hạn có thể. Có lẽ vì vậy mà sau mỗi lần pháp điển hóa, luật đầu tư
của chúng ta lại có một bước tiến về tư tưởng và kỹ thuật lập pháp, tiến gần
hơn đến với đời sống kinh tế - xã hội, đem đến được thứ nhà đầu tư cần, xã
hội cần thay vì những thứ mang tính tuyên ngôn nhiều hơn là đáp ứng các nhu
cầu của đời sống như vẫn thường thấy ở các đạo luật trước đây.
Các quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam đề hướng tới mục tiêu
nhằm góp phần xác lập một trật tự kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,
làm cho các chế định pháp luật về đầu tư ngày càng tiệm cận được với các

24
cam kết ra nhập các tổ chức quốc tế và khu vực của Việt Nam. Luật đầu tư
cũng đã nội luật hóa các cam kết song phương và đa phương của Việt Nam
trong quá trình tham gia hội nhập. Ảnh hưởng về mặt pháp lý xét từ phương
diện này là rất đáng kể. Bên cạnh đó, Luật đầu tư cũng nằm trong hệ thống
các văn bản trực tiếp xác lập nên “diện mạo” của hành lang pháp lý của một
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN như Luật Doanh nghiệp, Luật
thương mại, Luật đất đai, Luật lao động Vì lẽ đó nên khi xây dựng Luật đầu
tư chúng ta cũng phải hướng đến một sự tương thích tối ưu có thể để tạo ra một
sự nhịp nhàng, đồng bộ trong việc tạo lập một cơ chế pháp lý “trơn chu” nhất
có thể để vận hành cỗ máy kinh tế thị trường mà chúng ta đã tích cực “gia
công” từ khi tiến hành công cuộc “đổi mới”. Mặc dù Luật vẫn còn những nội
dung chưa thực sự ăn nhập với các luật khác (tác giả luận văn sẽ trình bày cụ
thể ở các phần sau) tuy nhiên, có thể khẳng định rằng Luật đầu tư đã góp phần
tích cực trong việc dần hoàn thiện cơ chế điều chỉnh của pháp luật trong điều
kiện nền kinh tế thị trường tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.











25
Chƣơng 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƢ
VÀ ĐẦU TƢ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Các vấn đề pháp lý về hoạt động đầu tƣ trƣớc đổi mới
2.1.1. Các vấn đề pháp lý về đầu tư trong nước giai đoạn trước đổi mới
Trong một bối cảnh lịch sử có nhiều biến cố, nền kinh tế ở trong giai
đoàn dò đường, các yếu tố hội tụ nên một bộ mặt của một khung pháp lý cho
đầu tư quốc nội hầu như không có gì đáng kể. Hoạt động đầu tư trong nước
bó gọn trong việc phân bổ nguồn vốn, vật tư, nguyên liệu của nhà nước cho
các đơn vị sản xuất để tiến hành sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước.
Cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư công này xét cho cùng thì cũng chỉ là
một số nội dung mang tính định hướng trong Hiến Pháp. Tại thời điểm này,
chúng ta chưa có một văn bản Luật nào quy định trực tiếp về các hoạt động
đầu tư. Quy trình đầu tư quốc nội có điểm khởi đầu là các chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch, các nghị quyết của Đảng CSVN, tiếp đến
là nghị quyết của các cấp ủy và các quyết định hành chính cá biệt điều chỉnh
trực tiếp việc đầu tư về nội dung, đối tượng, quy mô, yêu cầu mà chúng ta
vẫn gọi là các chỉ tiêu theo kế hoạch của nhà nước. Sự tham gia của các thiết
chế tài chính vào quá trình đầu tư nói trên hầu như không có gì khác là việc
cấp vốn, vật tư của nhà nước cho các đơn vị trực tiếp tiến hành sản xuất thông
qua các cơ quan hành chính nhà nước và Ngân hàng nhà nước.

Tựu chung có thể nhận thấy rằng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động
đầu tư trong nước thời kỳ trước đổi mới không có gì đáng kể. Có thể lý giải
thực trạng này là do nhà nước chưa thực sự có nhu cầu tạo ra và sử dụng các
công cụ pháp lý để điều chỉnh, cân đối, định hướng và xác lập một trật tự, một
hành lang chung cho hoạt động đầu tư trong nước. Công cụ chủ yếu để điều

×