Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 116 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





LÊ THỊ PHƯƠNG NGA





PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY






LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC













HÀ NỘI – 2008



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





LÊ THỊ PHƯƠNG NGA





PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 60 38 01





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Đức Thảo




HÀ NỘI – 2008



81
Mục lục

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬTBẢO VỆ QUYỀN
TRẺ EM 1
1.1 TRUYỀN THỐNG BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM TRONG LỊCH
SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM 1
1.2 MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN TRONG ĐƢỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ
NHÀ NƢỚC TA VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM 2
1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẶC THÙ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
TRẺ EM 7
1.3.1 Khái niệm trẻ em và quyền trẻ em trong hệ thống các quyền con ngƣời 7
1.3.1.1 Khái niệm trẻ em trong pháp luật quốc tế 7
1.3.1.2 Khái niệm trẻ em trong pháp luật Việt nam 9
1.3.2 Khái niệm pháp luật về trẻ em 9

1.3.3 Một số đặc thù cơ bản của pháp luật về trẻ em 10
1.3.4 Quyền trẻ em trong hệ thống các quyền con ngƣời 12
1.4. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN
TRẺ EM 13
1.5 TỔNG QUAN SỰ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUYỀN TRẺ
EM 17
1.5.1 Luật Hiến pháp 18
1.5.2 Luật dân sự, luật hôn nhân- gia đình, luật tố tụng dân sự 21
1.5.3 Luật Hình sự, luật tố tụng hình sự 22
1.5.4 Luật lao động 23
1.5.5 Luật Hành chính 23
1.5.6 Luật quốc tịch 24
1.5.7 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 25
CHƢƠNG 2 BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT Ở
NƢỚC TA HIỆN NAY 28
2.1. BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 28
2.1.1 PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8
NĂM 1945 ĐẾN NAY 29
2.1.2. BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM
2000 31
2.1.3 QUYỀN NHÂN THÂN CỦA TRẺ EM TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH NĂM 2000 37

82
2.1.4 QUYỀN TÀI SẢN CỦA TRẺ EM TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
NĂM 2000 41
2.2. BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 42
2.3. BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 46
2.3.1 CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TRẺ EM PHẠM TỘI 47
2.3.2 CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI PHẠM TỘI XÂM HẠI

TRẺ EM 52
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN 90
3.1 KHÁI QUÁT NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM Ở
NƢỚC TA 90
3.1.1. Phê chuẩn và nội luật hoá các nguyên tắc của Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em
90
3.1.2 Xây dựng một hệ thống pháp luật tƣơng đối đồng bộ về bảo vệ quyền trẻ em
trong các lĩnh vực quan hệ xã hội 91
3.1.3 Hoạch định và tổ chức thực thi nhiều chƣơng trình hành động quốc gia về chăm
sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em 59
3.2 NHỮNG HẠN CHẾ CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ TRẺ EM 94
3.3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 61
3.4 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 101
3.5 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM
TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 106
3.5.1 THỰC TRẠNG NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 106
3.5.2 TÌNH HÌNH TRẺ EM BỊ TỘI PHẠM XÂM HẠI 109
3.6 CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG TRẺ EM PHẠM TỘI 113
3.6.1 NHÓM NGUYÊN NHÂN XUẤT PHÁT TỪ GIA ĐÌNH 73
3.6.2 NHÓM NGUYÊN NHÂN XUẤT PHÁT TỪ NHÀ TRƢỜNG 116
3.6.3 NHÓM NGUYÊN NHÂN XUẤT PHÁT TỪ XÃ HỘI 117
3.6.4 SỰ BẤT CẬP TRONG HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
QUYỀN TRẺ EM VÀ HỆ THỐNG CƠ QUAN BẢO VỆ PHÁP LUẬT 120
3.7 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM 121
3.7.1 NHỮNG NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU CHỦ YẾU TRONG CHIẾN LƢỢC CHĂM

SÓC, GIÁO DỤC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM Ở NƢỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY 121

83
3.7.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM 125




























1
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM

1.1 TRUYỀN THỐNG BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM

Dân tộc ta từ ngàn xưa đã có truyền thống coi trọng gia đình, thương yêu,
tôn trọng trẻ em. Truyền thống đó đã đi vào ca dao, tục ngữ và cả trong pháp luật,
từ xa xưa ông cha ta đã có câu “con hơn cha là nhà có phúc”, hay “dạy con từ
thuở còn thơ”. Tuy cuộc sống đầy khó khăn, vất vả song các bậc cha mẹ, ông bà
đều dành cho trẻ em một sự quan tâm đặc biệt.
Ngược dòng thời gian, chúng ta bắt gặp một sự quan tâm, ưu ái đặc biệt đối
với trẻ em trong bối cảnh một xã hội phong kiến. Bộ Luật Hồng Đức dưới triều
đại vua Lê Thánh Tông, một trong những bộ luật tầm cỡ thế giới với nhiều quy
định pháp lý tiến bộ, mang đậm tính nhân văn và đạt trình độ cao về kỹ thuật pháp
lý là một minh chứng sống cho truyền thống quý báu này.
Quốc triều hình luật là một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong lịch sử
nhà nước pháp luật phong kiến Việt nam. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến
bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời;
có những điểm tiếp cận với kỹ thuật pháp lý hiện đại [1], làm cho nhiều nhà
nghiên cứu đã "đi từ sự ngạc nhiên này đến sự ngạc nhiên khác"[2].
Điều 16 Bộ Luật Hồng Đức quy định: “những người từ 15 tuổi trở xuống,
phạm từ tội lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền, phạm tội thập ác thì không
theo luật này; trẻ em từ 10 tuổi trở xuống phạm tội phản nghịch, giết người đáng
phải tội chết thì cũng phải tâu để Vua xét định, ăn trộm và đánh người bị thương

thì cho chuộc, còn ngoài ra không bắt tội; trẻ em từ 7 tuổi trở xuống dầu có bị tội
chết cũng không hành hình, nếu có kẻ nào xui xiểm thì bắt tội kẻ xui xiểm, nếu ăn
trộm có tang vật thì kẻ nào chứa chấp tang vật ấy phải bồi thường. Nếu ai xét ra

2
tình trạng đáng thương hay tài năng đáng tiến thì đặc cách cho được khỏi phải
thích mặt”.
Tại Điều 17 quy định: “Khi còn bé nhỏ phạm tội, đến khi lớn mới phát
giác, thì xử tội theo luật khi còn nhỏ”. Qua đó có thể thấy, mặc dù pháp luật
phong kiến chủ yếu là mang tính chất hình sự với hệ thống các chế định tội phạm
và hình phạt song cũng đã có chính sách ưu đãi đối với trẻ em khi phạm tội và sự
trừng trị nghiêm minh đối với những hành vi xâm phạm đến trẻ em. Nhà làm luật
đã có sự xem xét, tính toán thận trọng trong quá trình xét xử và quyết định hình
phạt, các quy định pháp luật luôn cân nhắc xem xét kỹ lưỡng theo hướng giảm
nhẹ, hoặc miễn trách nhiệm cho trẻ em.
Ngoài các quy định về xử lý những trẻ em phạm pháp, pháp luật phong
kiến còn chú ý quan tâm đến trẻ em khi chúng bị tội phạm xâm phạm đến. Điều
313 Bộ Luật Hồng Đức quy định: “những trẻ nhỏ mồ côi tự bán mình mà không
có ai bảo lãnh thì người mua cùng người viết văn khế, người làm chứng thảy đều
xử tội xuy, trượng như luật (đàn bà đánh 50 roi, đàn ông đánh 80 trượng), đòi lại
tiền trả cho người mua mà huỷ bỏ văn khế”. Thể hiện tính nghiêm minh trong
việc xử lý các hành vi xâm phạm nhân phẩm của các em, Điều 404 Bộ Luật Hồng
Đức quy định: “gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái
thuận tình cũng xử như tội hiếp dâm”.
Không chỉ được bảo vệ về các lợi ích tinh thần, danh dự, trẻ em còn được
bảo vệ về mặt quan hệ tài sản. Ví dụ, tại Điều 377 có quy định: “khi chồng chết,
con còn nhỏ, mẹ đi cải giá mà lại đem bán điền sản của con, thì xử phạt 50 roi,
trả tiền lại người mua, trả ruộng cho con. Nếu có lý do đã trình bày với họ hàng
bằng lòng cho bán, cũng phải trình quan để xem xét cần tiêu hết bao nhiêu, thì
chỉ cho bán bấy nhiêu thôi. Nếu người chồng sau mạo tên con người chồng trước

mà bán, thì người chồng sau, người viết thay văn tự và người chứng kiến đều xử
phạt 60 trượng, biếm 2 tư. Người biết sự việc mà cứ mua thì xử phạt 80 trượng và
mất số tiền mua, ruộng phải trả lại cho con. Vợ sau mà bán điền sản của con vợ
trước thì cũng xử tội như thế”.
Một số ví dụ về các quy định trong Bộ Luật Hồng Đức đã cho thấy tính
nhân văn của bộ luật và truyền thống của dân tộc được thể hiện trong bộ luật về

3
bảo vệ trẻ em. Đương nhiên, chúng ta không thể đặt vấn đề so sánh với pháp luật
hiện đại bởi “mọi sự so sánh đều khập khiễng”, song có thể nói, hiếm có một bộ
luật nào vào thời bấy giờ trên thế giới lại có thể quy định về bảo vệ và chăm sóc
trẻ em nhiều và sâu sắc, tiến bộ đến như vậy. Mặc dù pháp luật phong kiến chủ
yếu bảo vệ tầng lớp địa chủ, áp bức nông dân với những điều luật và hình phạt hà
khắc song vẫn có những quy định mang đậm tính nhân văn, bảo vệ trẻ em trong
một bối cảnh xã hội hết sức đói nghèo và lạc hậu.
Chúng ta ngày nay nên học tập kinh nghiệm quý báu của người xưa “trong
việc qui định trách nhiệm pháp lý giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là
trách nhiệm pháp lý của cha mẹ đối với con cái; kết hợp giáo dục đạo đức với
giáo dục pháp luật trong các môi trường: gia đình, đoàn thể, cộng đồng dân cư
và xã hội”[3].

1.2 MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN TRONG ĐƢỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA
ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC
TRẺ EM
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một truyền thống và đường lối nhất
quán, xuyên suốt trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước ta. Đường lối của
Đảng về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được thể hiện rất rõ nét, sinh
động, thấm đượm chủ nghĩa nhân văn và phát triển phù hợp xu hướng của thế
giới hiện đại. Điều đó đã được khẳng định ngay từ ngày đầu mới thành lập (3-2-
1930) dù trong hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, Đảng ta vẫn giành mối quan tâm

rất lớn đến chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đối với trẻ em. Trong chương
trình Việt Minh đã xác định học sinh, nhi đồng là hai tầng lớp nhân dân - lực
lượng của cách mạng, đối với học sinh có chính sách là "Bỏ học phí, mở thêm
trường học, giúp đỡ học trò nghèo" còn đối với nhi đồng thì chính sách là "được
Chính phủ chăm sóc đặc biệt về thể lực và trí lực".

Trong bài Diễn ca Hồ Chí Minh viết:
Trẻ em bố mẹ khỏi lo
Dạy nuôi Chính phủ giúp cho đầy đủ
Thanh niên có trường học nhiều

4
Chính phủ trợ cấp trò nghèo hàn nho
Sự quan tâm của Đảng thể hiện rõ nét trong chỉ thị của Ban Thường vụ
Trung ương Đảng về Công tác thanh vận số 17/CT/TW ngày 01 tháng 09 năm
1947 với một số quy định như sau:
“- Các cấp bộ trong Đoàn thanh niên Việt nam phải có người chuyên môn
phụ trách thiếu nhi.
- Phải mở những lớp dạy chữ cho các em biết chữ
- Giúp đỡ cho các thiếu nhi ra sách, báo chí để giáo dục cho thiếu nhi
- Nêu cao những thành tích của thiếu nhi
- Giúp đỡ cho các em lưu lạc vì chiến tranh” [4;31]
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người vô cùng khó khăn vất vả nhưng
Người đã dành một sự quan tâm ưu ái sâu sắc và cảm động đối với trẻ em. Người
quan niệm, trẻ em là thế hệ mầm non, người chủ tương lai, quyết định vận mệnh
của quốc gia, dân tộc. Điều đó xuất phát từ tình thương bao la, rộng lớn và thể
hiện một nhân cách đặc trưng riêng của Hồ Chí Minh. Người coi trọng nhân tố
con người trong mọi công việc, hoạt động xã hội trong đó trẻ em được dành sự
quan tâm đặc biệt. Người nói: "Muốn có chế độ xã hội chủ nghĩa thì phải có con
người xã hội chủ nghĩa. Muốn có con người xã hội chủ nghĩa thì phải có tư

tưởng xã hội chủ nghĩa"
Từ đó đi đến việc phải "trồng người" - phải giáo dục, rèn luyện ngay từ khi
còn nhỏ.
"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến trẻ em, Người đã
từng viết trong di chúc rằng: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho
các cháu thanh niên và nhi đồng”. Với cả cuộc đời đi làm cách mạng, phục vụ tổ
quốc, đồng bào, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không quên truyền bá tư tưởng bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vì “ngày nay các cháu là nhi đồng, ngày sau các
cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại
cho dân tộc ta một di sản tư tưởng vô cùng quý báu trong đó có những quan điểm
về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Điều này đã được thể hiện ngay trong

5
chương trình Việt Minh mang dấu ấn rất đậm nét, đặc thù của tư tưởng Hồ Chí
Minh, một nhà lãnh tụ cách mạng, nhà văn hoá lớn của dân tộc và thời đại.
Tư tưởng nhân văn, phát triển đối với trẻ em nói chung và quyền trẻ em
nói riêng đã được cương lĩnh hoá trong chương trình Việt Minh và sau đó Cách
mạng tháng Tám thành công đã được thể chế hoá trong đạo luật cơ bản đầu tiên
là Hiến pháp năm 1946. Điều này được minh chứng qua những quy định mang
tính pháp lý cao nhất lúc bấy giờ là Hiến pháp năm 1946 có ghi rằng “Nền sơ học
cưỡng bách và không học phí, ở các trường sơ học địa phương quốc dân thiểu số
có quyền học bằng tiếng của mình; Học trò nghèo được Chính phủ giúp” (Điều
15, Hiến pháp 1946)
Đến bản Hiến pháp lần thứ hai ra đời 1959 đã quy định và là một minh
chứng cho sự nhất quán về đường lối, chính sách trong vấn đề về trẻ em của Đảng
ta. Từ những năm 1960, Đảng ta đã có nhiều chính sách về toàn dân bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng ngay cả trong thời kỳ đất nước còn chiến
tranh, hai miền chia cắt.

Chính sách quan tâm đến trẻ em được ghi nhận trong một số văn bản như
chỉ thị số 197/CT/TW ngày 19 tháng 03 năm 1960 của Ban bí thư Trung ương
Đảng về công tác thiếu niên, nhi đồng: “các em thiếu niên, nhi đồng ngày nay là
lớp người xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản sau này. Quan tâm
đến thiếu niên, nhi đồng là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người
mới không những phục vụ cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện nay mà
còn chính là sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản sau này” [4;66] và “giáo
dục thiếu niên, nhi đồng là một vấn đề không đơn giản mà là một vấn đề khoa
học” [4;67].
Trong các báo cáo về “công tác thanh vận” và báo cáo về “nông vận là
trọng tâm của công tác dân vận” có nhấn mạnh về vai trò của trẻ em như “thiếu
nhi là những người gánh vác tương lai nên chúng ta phải săn sóc”[4;33] và “mọi
ngành phải lấy nhiệm vụ bảo vệ, giáo dục thiếu nhi làm nhiệm vụ của mình”
[4;33]
Năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước ta bước
vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, truyền thống bảo vệ, chăm sóc và giáo

6
dục trẻ em vẫn nhất quán được thể hiện trên phương diện lý luận, pháp luật và tư
tưởng. Đường lối chính sách của Đảng về trẻ em được cụ thể hoá trong "Pháp lệnh
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em". Pháp lệnh này đánh dấu sự kiện pháp lý cơ
sở mang tính toàn diện nhất so với trước đó trong công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em.
Đặc biệt trong Hiến pháp năm 1992, các quyền xã hội của công dân trong
đó có quyền trẻ em đã có sự kế thừa và phát triển, phù hợp với những điều kiện
mới [5;275]. Các quy định về quyền trẻ em đã trở thành một bộ phận cấu thành
nội dung Luật Hiến pháp Việt nam, sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền lập hiến Việt nam
[6;20]. Đến Hiến pháp năm 1992, vấn đề quyền trẻ em, với trên 10 điều trong số
147 điều của Hiến pháp không còn là những quy định riêng lẻ, mà đã thực sự trở
thành một chế định pháp lý chặt chẽ, hoàn chỉnh, mang tính hiến định. Hiến pháp

đã thể hiện một nhân sinh quan, một nhận thức toàn diện đối với vấn đề trẻ em
trong các vấn đề xã hội.
Với quan điểm coi quyền trẻ em là một bộ phận quan trọng của quyền con
người, Hiến pháp 1992 đã thể hiện việc đặt mối quan hệ quyền trẻ em với quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân, với quyền con người. Trong số 34 điều (từ điều
49 đến điều 82) của chương V "Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân", có đến
25 điều quy định các quyền cơ bản của công dân trực tiếp hay gián tiếp có liên
quan đến quyền trẻ em, vì bản thân trẻ em cũng là công dân. Điều 65 của Hiến
pháp trịnh trọng tuyên bố: "Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục". Đầu tư cho sự nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em cũng là đầu
tư cho tương lai. Hiến pháp đã gắn nhu cầu chăm sóc trẻ em bên cạnh nhu cầu
chăm sóc người mẹ, Điều 40 quy định: "Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân
có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em".
Về phương diện mối quan hệ giữa người mẹ và trẻ, điều 63 Hiến pháp đã
quy định: "Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức có
quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định
của pháp luật nhà nước và xã hội chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi,
nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm gánh nặng gia đình, tạo điều
kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn

7
bổn phận của người mẹ". Điều 41 quy định: "Nhà nước quy định chế độ giáo dục
thể chất bắt buộc trong trường học". Điều 35 quy định: "Giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu ", "Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các
nguồn đầu tư khác" (điều 36). Quyền học tập: bậc tiểu học là bắt buộc, không
phải trả học phí. "Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình
thức". Điều 59 quy định: "nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật
được học tập văn hoá và học nghề phù hợp. Học sinh có năng khiếu được nhà
nước và xã hội tạo điều kiện học tập và phát triển tài năng" (điều 59). Điều 67
quy định về chính sách của nhà nước đối với những người thuộc các đối tượng

chính sách, thông qua đó xác định con cái của họ cũng được nhà nước tạo điều
kiện trong học tập.
Trong các quy định của Hiến pháp về giáo dục, quyền và nghĩa vụ học tập
của công dân, cũng là của trẻ em. Điều 46 khẳng định: "Gia đình là tế bào của xã
hội", xác định thêm một thiết chế xã hội nữa có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục
và bảo vệ trẻ em cùng với Nhà nước và cộng đồng xã hội. Những quy định nói
trên đã khẳng định, quyền trẻ em đã thực sự là một chế định hoàn chỉnh mang
tính hiến định.
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã mang đến cho trẻ em nhiều sự
quan tâm, ưu đãi đặc biệt và với nhiều nội dung mới được thể hiện trong đường
lối chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em cũng là một
bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước. Đặc biệt nhất là đường lối
này đã được thể chế hoá trong hệ thống pháp luật với nhiều nội dung và hình thức
phong phú, thiết thực.
Nhìn lại thực tiễn xây dựng đất nước trong gần hai thập kỷ qua, chúng ta đã
đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em. Trước hết là trong hoạt động lập pháp, đã thể hiện việc đổi mới tư duy pháp
lý, theo đó các quyền của trẻ em và trách nhiệm của xã hội đã được thể hiện cụ
thể, phù hợp với thực tiễn xã hội hơn so với thời kỳ quản lý tập trung bao cấp.
Đường lối chính sách của Đảng về bảo vệ quyền trẻ em đã lần lượt được
thể chế hoá trong hệ thống pháp luật như trong Bộ luật Hình sự 1985, Luật Hôn
nhân gia đình, Luật bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 1998. Việt nam là quốc

8
gia đầu tiên của Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về
Quyền trẻ em ra đời năm 1989. Sau đó nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em (18-6-1991), Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm
1991, Luật giáo dục 1998 nhằm cụ thể hoá các quy định của Công ước vào hệ
thống pháp luật quốc gia đồng thời hoà nhập pháp luật Việt nam với pháp luật
quốc tế. Không chỉ trong pháp luật, chính sách bảo vệ trẻ em còn được thể hiện

trong các Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em trên nhiều lĩnh vực như y tế,
giáo dục, dinh dưỡng, văn hoá Với sự ra đời của Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban
bí thư Trung ương Đảng khoá VII (30.5.1994) về việc thực hiện luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Chương trình hành
động quốc gia vì trẻ em 1991- 2000 đã đạt được nhiều kết quả tốt.
Đường lối về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em tiếp tục được thể hiện
trong các văn kiện của Đảng tại các Đại hội đại biểu toàn quốc của Ban chấp hành
Trung ương Đảng. Văn kiện tiếp tục nhất quán tư tưởng xuyên suốt qua các thời
kỳ đại hội về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, xác định sự nghiệp này vào vị
trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nội dung chủ yếu trong đường lối bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
của Đảng và nhà nước ta được thể hiện trên mọi lĩnh vực, là trách nhiệm của mỗi
gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em phải được chăm sóc và bảo vệ những
quyền tối thiểu cơ bản như quyền sống, tồn tại, phát triển, được bày tỏ ý kiến…
Đó là những quyền tự nhiên của con người đặc biệt trẻ em lại là những người
chưa trưởng thành nên việc đảm bảo những quyền tối thiểu cơ bản trên cho trẻ em
là đạo lý truyền thống không chỉ của riêng quốc gia, dân tộc nào mà là đạo lý của
nhân loại. Toàn xã hội cần phải dành ưu tiên cho trẻ em. Sự ưu tiên của người lớn
được thể hiện ở việc người lớn phải có nghĩa vụ đáp ứng những nhu cầu cần thiết
cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em trong những điều kiện có thể. Sự ưu tiên
cho trẻ em cần phải được thực hiện từ trong gia đình cho đến cộng đồng và toàn
xã hội. Sự ưu tiên này được thể hiện trong việc hoạch định chính sách, xây dựng
pháp luật, ở sự lồng ghép các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
với vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em[39]. Mục đích là để tạo điều kiện

9
để trẻ em có thể thông qua những hành vi tích cực của người lớn có thể hưởng các
dịch vụ tốt nhất về y tế, văn hoá, thể thao… một cách bình đẳng.
Xã hội cần đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành
mạnh, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ và đạo đức, giảm nhanh tỉ lệ trẻ em

suy dinh dưỡng. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để Đảng ta xây
dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt nam,
tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng nòi giống. Chăm lo cho trẻ em còn là một
trong những mục tiêu của 5 năm tới (2006-2010), đó là mục tiêu thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội.
Truyền thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em của dân tộc ta đã được kế thừa, phát
triển trên những tầm cao mới trong điều kiện xây dựng xã hội pháp quyền, dân
chủ, hội nhập. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt nam đều nhìn nhận
vai trò của trẻ em trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đảng và Nhà
nước ta luôn coi trọng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như một
trong những ưu tiên trong toàn bộ chiến lược xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới.
Từ cuộc sống đến pháp luật và từ pháp luật đến cuộc sống, đường lối của Đảng về
trẻ em đã được ghi nhận, triển khai thực hiện trên quy mô toàn xã hội. Tuy còn
nhiều bất cập, khó khăn, song những gì Việt nam đã đạt được trong sự nghiệp bảo
vệ trẻ em cũng rất đáng tự hào, khích lệ để tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẶC THÙ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI TRẺ EM

1.3.1 Khái niệm trẻ em và quyền trẻ em trong hệ thống các quyền con ngƣời
1.3.1.1 Khái niệm trẻ em trong pháp luật quốc tế
Lịch sử vấn đề, năm 1910 các tổ chức cứu trợ trẻ em của Anh và Thụy
Điển ra đời nhưng vấn đề trẻ em chỉ thực sự được quan tâm từ sau chiến tranh thế
giới I (1914- 1918). Vấn đề trẻ em cùng với các quyền trẻ em được quan tâm
muộn đến như vậy trong khi ngay từ thưở ban đầu loài người đã ý thức được rằng
trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Từ trong Tuyên ngôn nhân quyền
và dân quyền năm 1789 của nước Pháp cũng chưa đưa ra khái niệm quyền trẻ em

10
mà mới dừng lại ở việc đề cập đến quyền con người nói chung. Như vậy, quyền

trẻ em chưa được đặt ra trong pháp luật. Nguyên nhân của sự ghi nhận chậm trễ
này là do đơn giản quan niệm trẻ em là tài sản riêng của các bậc cha mẹ nhất là ở
các nước phương Đông với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và “con
không nghe cha mẹ trăm đường con hư”.
Năm 1923 Hiến chương về quyền trẻ em được thông qua. Ngày
26/09/1924 Hội Quốc liên (tổ chức tiền thân của Liên Hợp Quốc ngày nay) đã
thông qua Tuyên ngôn Giơnevơ 1924 về quyền trẻ em do hiệp hội quốc tế các
quỹ cứu trợ trẻ em khởi thảo dựa trên cơ sở Hiến chương về quyền trẻ em năm
1923. Kể từ đây, quyền trẻ em đã trở thành một khái niệm được khẳng định và
thừa nhận.
Năm 1978 Ba lan đề xuất là cộng đồng quốc tế phải có một văn kiện quốc
tế hoàn chỉnh, mang đầy đủ tính chất pháp lý làm nền tảng cho việc bảo vệ quyền
trẻ em, ràng buộc các quốc gia thành viên vào trách nhiệm cụ thể để thay thế
Tuyên ngôn vì Tuyên ngôn chỉ là “luật mềm”, không phải là văn bản mang tính
ràng buộc và không áp đặt những nghĩa vụ cụ thể nào với các quốc gia thành
viên. Việc bảo vệ quyền trẻ em đòi hỏi phải có một khuôn khổ, một chuẩn mực
được cộng đồng quốc tế đồng ý.
Đề xuất của Ba lan đã được Liên hợp quốc chấp thuận và sau 10 năm soạn
thảo, Công ước được Liên hiệp quốc chính thức thông qua ngày 20/11/1989, ngày
26/01/1990 Công ước được mở cho các nước ký và phê chuẩn. Tại lễ ký ở Liên
hiệp quốc, đại diện 60 nước đã ký vào văn bản cam kết rằng Chính phủ họ sẽ phê
chuẩn phù hợp với Hiến pháp của từng nước. Công ước có hiệu lực là luật quốc tế
vào ngày 02/09/1990.
Ngay tại điều 1 của Công ước về quyền trẻ em đã xác định rõ: “trong
phạm vi của công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
pháp luật áp dụng với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn”.
Như vậy, trong công ước về quyền trẻ em, trẻ em được xác định là người
dưới 18 tuổi (trừ khi luật pháp quốc gia quy định độ tuổi sớm hơn). Các văn bản
pháp luật quốc tế khác như: Quy tắc Bắc Kinh, Hướng dẫn Riát và Quy tắc của
Liên hiệp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do thường sử


11
dụng thuật ngữ người trẻ tuổi, người chưa thành niên, trẻ em, là những người
chưa đến 18 tuổi và thanh niên là người từ 15 đến 24 tuổi.
Ngoài ra, khái niệm trẻ em còn có sự khác nhau ở cách quy định độ tuổi
trong từng lĩnh vực cụ thể, ví dụ như ở một số văn bản, văn kiện khác của một số
tổ chức thuộc Liên hiệp quốc như Quỹ dân số Liên hiệp quốc (VNFPA), tổ chức
lao động quốc tế (ILO) và tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp
quốc (UNESCO) thì trẻ em là những người dưới 15 tuổi.

1.3.1.2 Khái niệm trẻ em trong pháp luật Việt nam
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cũng như Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 trước đây đều quy định tại Điều 1:
“trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt nam dưới 16 tuổi”. [7]
Như vậy, căn cứ để xác định trẻ em Việt nam là: phải là người có quốc tịch
Việt nam và ở trong độ tuổi từ 0 đến 16 tuổi.
Trong khi đó Bộ luật dân sự 2005, tại điều 18 lại quy định: “người từ đủ
18 tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành
niên” (Bộ luật dân sự năm 1995 điều khoản này được quy định tại điều 20). Bộ
luật hình sự năm 1999 tại điều 14 quy định: “người chưa thành niên phạm tội là
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi”, Bộ luật lao động năm 1994 quy định:
“người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi” (điều 119), còn khái niệm trẻ em
được hiểu là người chưa đủ 15 tuổi (điều 120), Pháp lệnh xử lí vi phạm hành
chính 2002 tại điều 6 quy định: “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt
hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt
hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra”, Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 xác định tuổi con nuôi là người từ 15 tuổi trở xuống (điều 68).
Khái niệm trẻ em có sự khác nhau về độ tuổi song ta có thể ngầm hiểu
rằng khái niệm trẻ em trong pháp luật Việt nam bao gồm cả người chưa thành
niên và là những người dưới độ tuổi 18. Cách hiểu này phù hợp với khái niệm trẻ

em trong pháp luật quốc tế. Từ những quy định trong pháp luật hiện hành, có thể
đưa ra khái niệm của pháp luật quốc gia về trẻ em như sau: Trẻ em là công dân

12
Việt Nam dưới 18 tuổi. Khái niệm này cho phép kết hợp được cả theo quy định
của công ước quốc tế và các quy định của pháp luật trong nước.

1.3.2 Khái niệm pháp luật về trẻ em
Từ lý luận chung về điều chỉnh pháp luật, có thể nêu một khái niệm chung
về pháp luật về trẻ em như sau. Pháp luật về trẻ em là tổng thể các quy định pháp
luật do nhà nước ban hành trên cơ sở khách quan của đời sống xã hội, được đảm
bảo thực hiện bằng các biện pháp của nhà nước và xã hội, nhằm điều chỉnh những
quan hệ xã hội liên quan đến trẻ em.
Xét một cách phổ quát nhất, sự điều chỉnh pháp luật về trẻ em là một bộ
phận cấu thành trong hệ thống pháp luật quốc gia nên nó cũng có những đặc trưng
chung như các lĩnh vực điều chỉnh pháp luật khác, đồng thời pháp luật về trẻ em
lại có nhiều đặc thù riêng xuất phát từ chính bản thân đối tượng này và những yếu
tố xã hội khách quan tác động đến [8].
Một khái niệm cần làm rõ nữa là địa vị pháp lý của trẻ em. Địa vị pháp lý
của trẻ em đó là tổng thể các quyền và nghĩa vụ - bổn phận pháp lý của trẻ em
cùng với những đảm bảo pháp lý thực hiện. Địa vị pháp lý của trẻ em thể hiện bản
chất nhà nước và xã hội cùng những điều kiện kinh tế, văn hoá, đạo đức xã hội và
của nhân loại. Trong từng lĩnh vực pháp luật, địa vị pháp lý của trẻ em lại có
những biểu hiện đặc thù. Chẳng hạn, trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân và gia
đình, địa vị pháp lý của trẻ em được thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ - bổn phận
của trẻ em với tư cách là thành viên trong đại gia đình. Trong lĩnh vực pháp luật
tố tụng hình sự - trẻ em với tư cách là bị can, bị cáo có những quyền tố tụng để họ
tự bảo vệ quyền lợi của mình.

1.3.3 Một số đặc thù cơ bản của pháp luật về trẻ em

Xét về cấu trúc, pháp luật về trẻ em, sự điều chỉnh pháp luật về trẻ em có
phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội, đến nhiều ngành
luật khác nhau. Mỗi một ngành luật có những đặc thù riêng về việc bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em. Luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ về trẻ em trên
những vấn đề mang tính nguyên tắc áp dụng như là cơ sở cho tất cả các ngành luật

13
khác. Mọi quy định pháp luật về trẻ em đều không được trái với hiến pháp. Mỗi
ngành luật điều chỉnh về quyền trẻ em với các nét đặc thù riêng nhưng tập hợp lại
đã tạo ra một hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt nam.
Ngành luật hình sự bảo vệ quyền trẻ em trên hai phương diện: khi trẻ em
cùng với các quyền của trẻ em là đối tượng bị xâm hại, và cả khi bản thân trẻ em
có hành vi phạm tội. Luật tố tụng hình sự lại điều chỉnh các quan hệ xã hội về trẻ
em theo cách riêng của mình. Đó là việc quy định cho các em những quyền tố
tụng để họ có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời quy định những điều
khoản nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được khách
quan, toàn diện và đúng pháp luật, không để xảy ra, hạn chế việc xử lý oan sai.
Luật hôn nhân và gia đình, nơi trẻ em là thành viên của gia đình lại có
cách điều chỉnh đặc thù được thể hiện ở địa vị pháp lý - các quyền và nghĩa vụ -
bổn phận của trẻ em cùng với các quyền và nghĩa vụ - bổn phận pháp luật - đạo
đức của các thành viên khác trong đại gia đình
Quy định những điều cấm và thông qua đó để bảo vệ lao động trẻ em - đó
là nét đặc trưng của luật lao động thời kinh tế thị trường. Bảo vệ trẻ em thông qua
một hệ thống các biện pháp xử phạt những hành vi xâm phạm quyền trẻ em và
những biện pháp xử lý trẻ em vi phạm pháp luật trên nguyên tắc nhân đạo, lấy
giáo dục làm chính đó là đặc thù của luật hành chính và luật hình sự.
Bảo vệ quyền trẻ em thường gắn với việc bảo vệ quyền người phụ nữ và
các quan hệ gia đình

[9]. Trẻ em là chủ thể của sự điều chỉnh pháp luật từ rất sớm.

Có thể chỉ ra những biểu hiện cơ bản như: theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em,
trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ và vì thế cần được bảo vệ và chăm sóc
đặc biệt kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời.
Hiến pháp đã gắn nhu cầu chăm sóc trẻ em bên cạnh nhu cầu chăm sóc người mẹ,
Điều 40 quy định: "Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo
vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em". Điều 63 Hiến pháp đã quy định: "Lao động nữ có
quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức có quyền nghỉ trước và sau khi
sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật nhà nước và
xã hội chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi

14
xã hội khác để giảm gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công
tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ".
Xuất phát từ thực tế xã hội hiện nay, sự điều chỉnh pháp luật về trẻ em ngày
càng mang tính toàn diện, cụ thể phù hợp với các loại đối tượng trẻ em. Trong
nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, sự điều chỉnh pháp luật đã
cụ thể hoá theo 8 loại đối tượng chính như: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa,
trẻ em tàn tật, trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng tình dục; trẻ em lao động làm
thuê; trẻ em nghiện hút vv
Tiếp đến là sự tác động to lớn của các yếu tố phong tục, tập quán, đạo đức,
truyền thống văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng đến pháp luật về trẻ em ở nước ta
[8;15]. Điều này được thể hiện trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của trẻ
em đối với các thành viên gia đình và ngược lại. Pháp luật bao giờ cũng dành một
sự lưu ý đặc biệt đến mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán trong việc giải quyết
các quan hệ hôn nhân - gia đình. Như trong việc đặt tên, họ cho đứa trẻ, trong việc
giải quyết các quan hệ tài sản, thừa kế, quan hệ nhân thân vv… Đồng thời một yếu
tố nữa rất quan trọng tác động đến đó là các quy định pháp luật về phụ nữ và việc
thực hiện chúng luôn chịu sự quy định, tác động của các yếu tố như: vị trí, vai trò
gia đình trong xã hội, những quan niệm, tư tưởng chính thống và bất thành văn đối
với con cái, con trai con gái; những cách ứng xử truyền thống, các giá trị đạo đức

truyền thống, các chính sách của nhà nước
Một đặc trưng nổi bật nữa là sự liên quan mật thiết giữa pháp luật về trẻ em
với đạo đức. Thực ra thì về nguyên tắc, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
không chỉ có trong lĩnh vực quan hệ trẻ em, hôn nhân gia đình, mà còn có ở tất cả
các lĩnh vực điều chỉnh khác của pháp luật. Nhưng ở các lĩnh vực pháp luật về trẻ
em, nhất là trong các quan hệ hôn nhân gia đình, mối quan hệ này được thể hiện
sâu sắc và bao quát hơn, bởi ở đó có yếu tố tình cảm là sợi dây gắn kết các thành
viên gia đình. Các quyền, bổn phận - nghĩa vụ của trẻ em và giữa các thành viên
khác trong gia đình trước hết là những quyền và bổn phận đạo đức. Pháp luật đã
thể chế hoá và qua đó mà củng cố các quyền và bổn phận đạo đức đó. Các quy
định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tương đối toàn diện các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của cha mẹ và các con đối với nhau nhằm giữ gìn và

15
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt nam. Trong
việc hình thành nhân cách của trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng của đạo đức và
giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật với những hình thức thích hợp.

1.3.4 Quyền trẻ em trong hệ thống các quyền con ngƣời

Xét từ phương diện quyền con người, tuy có tính chất đặc biệt, song quyền
trẻ em vẫn là một bộ phận hợp thành của quyền con người. Các quyền trẻ em liên
quan đến ba phương diện cơ bản - quyền được bảo vệ, được chăm sóc và được
giáo dục.
Có thể phân loại quyền trẻ em thành các nhóm quyền như sau:
- Nhóm quyền về dân sự - chính trị như các quyền có họ tên, quốc tịch,
quyền tự do phát biểu ý kiến, đề đạt nguyện vọng, giao tiếp bạn bè, được bảo vệ
không bị ngược đãi, đối xử tàn ác
- Nhóm quyền về kinh tế gồm các quyền được hưởng an toàn về xã hội, có
mức sống đủ phát triển

- Nhóm quyền về xã hội gồm các quyền được chăm sóc sức khoẻ, được bảo
vệ khỏi sự bóc lột trong lao động, quyền được làm con nuôi
- Nhóm quyền về văn hoá bao gồm quyền được học tập, quyền thông tin,
tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ
Hệ thống các quyền trẻ em được xác lập trong pháp luật bao gồm:
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch, quyền được xác định cha mẹ và
chung sống với cha mẹ;
- Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng;
- Quyền được lắng nghe ý kiến;
- Quyền được Nhà nước, xã hội tôn trọng và pháp luật bảo vệ;
- Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ;
- Quyền được học tập;
- Quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh, được học tập văn hoá, văn nghệ,
thể thao và du lịch;
- Quyền được có tài sản, thừa kế và hưởng các chế độ bảo hiểm.

16
Trẻ em không chỉ có quyền mà còn phải gánh vác cả nghĩa vụ song pháp
luật Việt nam xác định trẻ em là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt, vì vậy đối
với trẻ em pháp luật không sử dụng thuật ngữ “nghĩa vụ” mà dùng thuật ngữ
“bổn phận”, việc sử dụng thuật ngữ “bổn phận” trong một khía cạnh nào đó
cũng bao hàm yếu tố nghĩa vụ nhưng không mang tính bắt buộc như nghĩa vụ.
Tại Điều 13 Luật BVCS&GD trẻ em quy định trẻ em có các bổn phận như sau:
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn,
thương yêu trẻ nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ
gia đình làm những việc vừa sức của mình;
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trường;
- Tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng và
an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác;
- Yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ

quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa;
- Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc lá và dùng các chất
kích thích khác có hại cho sức khoẻ.

1.4. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ
CÁC QUYỀN TRẺ EM

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một vấn đề lớn được cộng đồng
quốc tế quan tâm. Từ năm 1924 Hội Quốc liên đã thông qua bản Tuyên ngôn về
quyền trẻ em. Bản Tuyên ngôn đã xác định:
1. Trẻ em phải được tạo mọi điều kiện để phát triển bình thường cả về vật
chất lẫn tinh thần;
2. Trẻ em bị đói phải được ăn; trẻ em ốm được săn sóc; trẻ em phạm tội
phải được cải hoá; trẻ em mồ côi, bơ vơ phải được che chở và cứu giúp;
3. Trẻ em phải được cứu trước tiên khi có tai ương;
4. Trẻ em phải được tạo dựng để kiếm sống và phải được bảo vệ khỏi mọi
hình thức bóc lột;

17
5. Trẻ em phải được nuôi dạy trong lương tri và tài năng của trẻ em phải
được dành phục vụ cho đồng bào của mình.
Năm 1959, Bản Tuyên ngôn thứ hai về quyền trẻ em được Liên hiệp quốc
thông qua.
Năm 1989 Công ước quyền trẻ em đã được thông qua. Công ước gồm 54
điều, tại Điều 1 Công ước đã đưa ra khái niệm trẻ em, theo đó “trẻ em có nghĩa là
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi
thành niên sớm hơn”.
Công ước xác lập các nguyên tắc cơ bản về quyền trẻ em xuyên suốt các
điều khoản, bao gồm:
1. Không phân biệt đối xử trong việc đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em.

2. Dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.
3. Trẻ em có quyền xác lập, bày tỏ các ý kiến riêng của mình và quyền đó
phải được tôn trọng.
4. Những quy định trong pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế có lợi hơn
cho trẻ em so với những điều khoản quy định trong Công ước sẽ được sử
dụng.
Trên cơ sở bốn nguyên tắc cơ bản đã được nêu trên, sự điều chỉnh của Công
ước đối với việc bảo vệ quyền trẻ em bao gồm các quyền sau:
- Quyền được sống, bao gồm quyền của trẻ em được sống và được đáp
ứng những nhu cầu để tồn tại. Các nhu cầu đó gồm: mức sống đủ, có nơi ở và
được chăm sóc sức khoẻ
- Quyền được phát triển nghĩa là trẻ em cần có những điều kiện để phát
triển đầy đủ nhất như: quyền được hưởng giáo dục, vui chơi, tiếp cận thông tin, tự
do tín ngưỡng, tôn giáo
- Quyền được bảo vệ nghĩa là trẻ em phải được bảo vệ chống lại tất cả các
hình thức lạm dụng, sao nhãng và bóc lột. Các quyền này bao gồm những vấn đề
như: Bảo vệ đặc biệt cho trẻ em khỏi nạn tra tấn, lạm dụng khi vi phạm hình sự,
không bị tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang, lao động trẻ em, nghiện ma
tuý và lạm dụng tình dục

18
- Quyền được tham gia nghĩa là cho phép trẻ em đóng một vai trò tích cực
trong cộng đồng và đất nước của các em. Các quyền này bao gồm sự tự do diễn
đạt, bày tỏ quan điểm và ý kiến, được phát biểu trong những vấn đề có liên quan
đến cuộc sống của các em, được tham gia hội đoàn và tụ họp mang tính hoà
bình
Mặc dù có thể tìm thấy nhiều quyền trẻ em trong các văn bản khác xong
công ước này chính là sự pháp điển hoá mang tính chất lịch sử - là cơ sở thúc đẩy
các nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em trên toàn thế
giới. Văn kiện pháp lý quốc tế này đã đưa ra khái niệm định nghĩa thống nhất về

quyền trẻ em cho tất cả các nước trên thế giới dù ở mỗi quốc gia có sự khác nhau
về hệ thống chính trị, văn hoá, tín ngưỡng đối với các tổ chức quốc tế, công
ước là công cụ hữu hiệu việc định hướng viện trợ trong lĩnh vực chăm sóc và giáo
dục trẻ em sao cho đúng hướng, tích cực và đúng đối tượng.[36;17]
Công ước đã đề cập đến tất cả các quyền cơ bản bao gồm quyền dân sự,
chính trị, kinh tế - văn hoá - xã hội, quyền được phát triển, được tham gia, bảo vệ
và đóng góp tích cực trong các hoạt động xã hội của trẻ em ở các cộng đồng.
Ngoài ra còn một số văn kiện quốc tế mang tính pháp lý ràng buộc ít nhiều
đề cập đến trẻ em: Công ước về quyền dân sự chính trị 1966 (điều 23, 24); công
ước về quyền kinh tế - xã hội - văn hoá (điều 10). Bên cạnh đó còn có nhiều văn
kiện quốc tế tuyên bố về việc bảo vệ trẻ em trong các trường hợp khẩn cấp hoặc
có xung đột vũ trang
Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em - văn kiện quốc tế cơ bản
và toàn diện nhất về các quyền con người của trẻ em. Công ước được thông qua
bởi 43 nước thành viên của uỷ ban về quyền con người của Liên Hợp Quốc và
một số cơ quan, tổ chức thuộc LHQ. Quỹ Nhi Đồng LHQ (UNICEF), tổ chức lao
động quốc tế (ILO); cao uỷ LHQ về người tỵ nạn (UWHCR), tổ chức y tế thế giới
(WHO). Các tổ chức phi chính phủ: Tổ chức Quốc tế bảo vệ trẻ em (DCI); liên
minh cứu trợ trẻ em Quốc tế (ISCA); tổ chức ân xá Quốc tế, tổ chức cứu trợ trẻ
em Thụy Điển (Radda Barnen).
Công ước đã thể hiện và khẳng định những quyền con người nói chung dù
là trẻ em, người lớn hay bất cứ lứa tuổi nào cũng được quyền có tên họ, quốc tịch,

19
được học tập và được hưởng an toàn xã hội Các quyền đó được xây dựng trên
cơ sở tôn trọng phẩm giá cá nhân và quyền con người. Nguyên tắc bao trùm trong
công ước là: Trẻ em có quyền được chăm sóc bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt do còn
non nớt về thể chất và trí tuệ. Các giá trị truyền thống văn hoá có vai trò hàng đầu
trong việc bảo vệ và phát triển của trẻ em. Vấn đề hợp tác quốc tế được nhấn
mạnh trong việc cải thiện đời sống và giáo dục cho trẻ em.

Công ước coi trọng vai trò của gia đình - xã hội và môi trường tự nhiên
cho sự phát triển và cuộc sống hạnh phúc của trẻ em. Thực hiện quyền trẻ em
không có nghĩa là gây ra sự mâu thuẫn hay đụng độ giữa trẻ em với gia đình, bố
mẹ.
Trước thực tiễn về nạn đại dịch AIDS đang hoành hoành, lần đầu tiên
trong một công ước quốc tế đã đề cập đến nhiều trẻ em cần được bảo vệ. Đó là
những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: trẻ em tàn tật, trẻ em mại dâm,
trẻ em trong chiến tranh và xung đột vũ trang Các thách thức hay những vấn đề
cấp bách mà trẻ em đang gặp phải (lao động cưỡng bức, đại dịch HIV/ AIDS, bị
giết hại, lạm dụng tình dục, buôn bán trẻ em ) đều được công ước đặc biệt quan
tâm.
Lần đầu tiên Công ước đã gắn các quyền dân sự và chính trị với các quyền
kinh tế, xã hội và văn hoá. Việc thông qua công ước thực sự đã khẳng định địa vị
của trẻ em trên khắp thế giới. Xác định trẻ em là chủ thể của các quyền, đối tượng
cần sự thương hại, cứu trợ và lòng từ thiện thuần tuý.
Công ước là một công cụ hữu hiệu giúp các tổ chức quốc tế và các nước
cấp viện trở đúng đắn, tích cực và đúng đối tượng. Đây không còn là vấn đề nhân
đạo hay từ thiện mà là trách nhiệm mang tính pháp lý.
Nhìn vấn đề một cách tổng thể có 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em:
Quyền dân sự và chính trị của trẻ em gồm các quyền có họ tên và quốc
tịch, quyền được tự do biểu đạt và giao kết, quyền được hưởng an toàn xã hội,
được bảo vệ không bị tra tấn hoặc bị đối xử tàn tệ
Các quyền kinh tế của trẻ em gồm các quyền được có mức sống đủ để phát
triển, được bảo vệ để khỏi bị bóc lột trong công việc

20
Các quyền xã hội của trẻ em gồm các quyền được hưởng sự chăm sóc sức
khoẻ cao nhất và các dịch vụ chữa bệnh, được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt nếu
bị tàn tật, được bảo vệ khỏi bị bóc lột hay bị lạm dụng tình dục, được làm con
nuôi.

Để đảm bảo quyền trẻ em Uỷ ban của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em
được thành lập sau khi công ước có hiệu lực 6 tháng gồm 10 chuyên gia của 10
nước đại diện cho các châu lục: Italia, Thuỵ Điển, Nga, Buốckinaphacô, Nam Phi,
Li Băng, Bănglađét, Braxin, Inđônêxia và Ixraen. Chức năng của cơ quan này:
Thứ nhất: Xem xét báo cáo của các quốc gia thành viên, thứ hai: chuyển báo cáo
tới các tổ chức quốc tế hữu quan các báo cáo của các quốc gia thành viên thấy cần
đề nghị hay phải xem xét nhu cầu cần phải giúp đỡ chuyên môn kỹ thuật hoặc cố
vấn.
Đó là những quy định của pháp luật quốc tế trong việc bảo vệ trẻ em.
Những quy định đó không phải tự nhiên mà có, nó xuất phát từ thực tế khách
quan. Ngay cả trong thời đại ngày nay vấn đề quyền trẻ em là một vấn đề rất nhạy
cảm với chính trị trong vấn đề bảo đảm nhân quyền.
Quyền trẻ em hiện nay là điều mà rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm
vừa xây dựng một đất nước lành mạnh để vun đắp cho một thế hệ tương lai mới
cho đất nước. Nhưng hiện nay theo điều tra của tổ chức Liên Hợp Quốc thì vấn đề
trẻ em đang còn rất nhức nhối. Ở các nước đang phát triển, hàng ngày có khoảng
35.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì nhiều nguyên nhân, 190 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
suy dinh dưỡng. Hàng triệu trẻ em nhiễm HIV và 50 vạn đã chết vì AIDS. Trong
số nhiều em bị AIDS có 25% bị chết ngay trong năm đầu tiên của cuộc đời và
80% chết trước khi vào 5 tuổi. Vào năm 2000 có tới 14 triệu trẻ em mồ côi vì
AIDS, riêng 10 nước châu phi bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Trên thế giới có 130 triệu trẻ em trong độ tuổi tiểu học và 175 triệu trẻ em
trong độ tuổi trung học không được cắp sách tới trường.
Hàng năm có hơn 1 triệu trẻ em rơi vào nạn mại dâm. Trong hơn 10 năm
qua có tới 1,5 triệu trẻ em chết do chiến tranh và xung đột vũ trang, 4 triệu trẻ em
khác bị tàn tật và 17 triệu trẻ em phải đi tị nạn.

×