Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Quản lý nhà nước và sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực phòng chống buôn bán người ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 143 trang )




I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT




HONG VN LAI





QUN Lí NH NC V S THAM GIA
CA CNG NG TRONG LNH VC PHềNG
CHNG
BUễN BN NGI VIT NAM




luận văn thạc sĩ luật học









Hà nội - 2007





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



HOÀNG VĂN LAI




QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ SỰ THAM GIA
CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC PHÒNG
CHỐNG
BUÔN BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 60 38 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế


Hµ néi - 2007



Mục Lục



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


mở đầu

1

Ch-ơng 1
: Những vấn đề lý luận cơ bản về buôn bán
ng-ời, quản lý nhà n-ớc và sự tham gia của
cộng đồng trong phòng chống buôn bán ng-ời


9
1.1.
Khái niệm, chu trình, mục đích, nguyên nhân và hậu quả của
buôn bán ng-ời
9
1.1.1.
Khái niệm buôn bán ng-ời
9
1.1.2.
Chu trình của hoạt động buôn bán ng-ời
14
1.1.3.
Mục đích của buôn bán ng-ời
16
1.1.4.
Nguyên nhân của buôn bán ng-ời
18
1.1.5.
Hậu quả của buôn bán ng-ời
20
1.2.
Quản lý nhà n-ớc về phòng chống buôn bán ng-ời
24
1.2.1.
Khái niệm quản lý nhà n-ớc về phòng chống buôn bán ng-ời
24
1.2.2.
Mục tiêu, đặc điểm của quản lý nhà n-ớc về phòng chống buôn
bán ng-ời

26
1.2.3.
Nội dung quản lý nhà n-ớc về phòng chống buôn bán ng-ời
27
1.2.4.
Các hình thức quản lý nhà n-ớc về phòng chống buôn bán ng-ời
27
1.2.5.
Ph-ơng pháp quản lý nhà n-ớc về phòng chống buôn bán ng-ời
28
1.2.6.
Hệ thống các cơ quan nhà n-ớc phòng chống buôn bán ng-ời
29
1.3.
Sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống buôn bán ng-ời
31
1.3.1.
Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong phòng
chống buôn bán ng-ời
31
1.3.2.
Vai trò của cộng đồng trong phòng chống buôn bán ng-ời
33
1.3.3.
Nội dung hoạt động của cộng đồng trong phòng chống buôn
bán ng-ời
35

Ch-ơng 2
: thực trạng buôn bán ng-ời, quản lý nhà n-ớc

và sự tham gia của cộng đồng trong phòng
chống buôn bán ng-ời ở Việt Nam
36
2.1.
Thực trạng tình hình buôn bán ng-ời trên thế giới, ở khu vực
Châu á và Việt Nam trong những năm gần đây
36
2.1.1.
Tình hình buôn bán ng-ời trên thế giới và sự tác động của nó
tới khu vực Châu á, các n-ớc ASEAN và Việt Nam
36
2.1.2.
Tình hình buôn bán ng-ời ở các n-ớc ASEAN và sự tác động của
nó đối với Việt Nam
41
2.1.3.
Tình hình buôn bán ng-ời ở Việt Nam trong những năm gần đây
44
2.2.
Thực trạng quản lý nhà n-ớc trong phòng chống buôn bán ng-ời
55
2.2.1.
Chính sách hiện hành về phòng chống buôn bán ng-ời ở Việt Nam
55
2.2.2.
Hệ thống pháp luật hiện hành về phòng chống buôn bán ng-ời
ở Việt Nam, pháp luật quốc tế về phòng chống buôn bán ng-ời
và tiến trình tham gia của Việt Nam
61
2.2.3.

Thực trạng hệ thống các cơ quan nhà n-ớc phòng chống buôn
bán ng-ời ở Việt Nam
74
2.2.4.
Thực trạng nguồn nhân lực và tài chính trong phòng chống buôn
bán ng-ời ở Việt Nam
76
2.2.5.
Hợp tác quốc tế tr-ớc đây và hiện nay về phòng chống buôn
bán ng-ời ở Việt Nam
78
2.3.
Thực trạng tham gia của cộng đồng trong phòng chống buôn
bán ng-ời ở Việt Nam
87
2.3.1.
Hoạt động của Hội phụ nữ Việt Nam
88
2.3.2.
Hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
90
2.3.3.
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
93
2.3.4.
Hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam
94
2.3.5.
Hoạt động của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
96

2.3.6.
Hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp
96
2.3.7.
Hoạt động của các Trung tâm bảo trợ xã hội
97
2.3.8.
Sự tham gia của gia đình trong phòng chống buôn bán ng-ời
98

Ch-ơng 3
: ph-ơng h-ớng và các giải pháp cơ bản hoàn
thiện hoạt động quản lý nhà n-ớc và sự tham
gia của cộng đồng trong phòng chống buôn
bán ng-ời ở Việt Nam
99
3.1.
Cơ sở của việc hoàn thiện hoạt động quản lý nhà n-ớc và sự
tham gia của cộng đồng trong phòng chống buôn bán ng-ời ở
Việt Nam
99
3.1.1.
Cơ sở lý luận
99
3.1.2.
Cơ sở thực tiễn
102
3.2.
Ph-ơng h-ớng hoàn thiện và các giải pháp cơ bản đối với hoạt
động quản lý nhà n-ớc trong phòng chống buôn bán ng-ời ở

Việt Nam
105
3.2.1.
Ph-ơng h-ớng hoàn thiện hoạt động quản lý nhà n-ớc trong
phòng chống buôn bán ng-ời ở Việt Nam
105
3.2.2.
Các giải pháp cơ bản đối với hoạt động quản lý nhà n-ớc
trong phòng chống buôn bán ng-ời ở Việt Nam
106
3.3.
Ph-ơng h-ớng hoàn thiện và các giải pháp cơ bản đối với các
hoạt động của cộng đồng trong phòng chống buôn bán ng-ời ở
Việt Nam
119
3.3.1.
Ph-ơng h-ớng hoàn thiện hoạt động của cộng đồng trong
phòng chống buôn bán ng-ời ở Việt Nam
119
3.3.2.
Các giải pháp cơ bản đối với hoạt động của cộng đồng trong
phòng chống buôn bán ng-ời ở Việt Nam
119

Kết luận
127

Danh mục tài liệu tham khảo
130




1
MỞ ĐẦU

Hiện nay, pháp luật quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
sử dụng khái niệm "buôn bán người" để chỉ hành vi phạm tội buôn bán phụ
nữ, trẻ em và nam giới. Pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn sử dụng khái
niệm "mua bán phụ nữ" và "mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em".
Trong các văn bản có liên quan của Nhà nước thường dùng khái niệm "buôn
bán phụ nữ, trẻ em" tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều văn bản đã dùng khái
niệm "buôn bán người".
Tuy dùng các khái niệm khác nhau, nhưng người viết và sử dụng đều
hiểu đó là các hành vi "mua bán phụ nữ" và "mua bán trẻ em". Khái niệm
"buôn bán người" được hiểu rộng hơn bao gồm các hành vi "mua bán phụ
nữ", "mua bán trẻ em" và "mua bán nam giới".
Thật là khó cho tác giả khi thực hiện luận văn này nếu sử dụng tất cả
các khái niệm nói trên, do vậy tác giả xin phép được dùng khái niệm "buôn
bán người" theo chuẩn mực quốc tế trong suốt quá trình trình bày luận văn
này. Riêng phần trích dẫn, xin được giữ nguyên các khái niệm mà các tác giả
đã sử dụng.
Tác giả xin chân thành cảm ơn độc giả về sự cho phép này!
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam trong những năm
gần đây diễn biến phức tạp. Hơn 10 năm qua, đã có hàng chục ngàn phụ nữ và
trẻ em bị lừa gạt bán ra nước ngoài. Từ năm 1998 tới nay, có tới 1.434 vụ đã
bị khởi tố và 2.488 đối tượng đã bị bắt giữ về tội mua bán phụ nữ và trẻ em,
trong đó có 1.112 vụ và 1.991 đối tượng bị truy tố về tội mua bán phụ nữ và
322 vụ và 497 đối tượng bị truy tố về tội mua bán trẻ em và hàng ngàn phụ nữ
và trẻ em đã được giải cứu khỏi tình trạng bị bóc lột như nô lệ [26].



2
Khảo sát gần đây cho thấy, hiện nay ở Campuchia có khoảng 18.000 người
làm việc trong lĩnh vực tình dục, trong đó có 66% là người Khơ-me, 33% là
người Việt Nam và 1% là người nước khác gần 5.000 phụ nữ và trẻ em
Việt Nam đang bị khai thác và bóc lột tình dục tại Campuchia. Một số phụ
nữ và trẻ em Việt Nam được đưa qua biên giới Việt Nam vào Campuchia rồi
vượt biên vào Thái Lan, sau đó được tiếp tục bán cho các nhà chứa ở
Malaysia [11].
Trước tình hình nói trên, Chính phủ đã phê chuẩn "Chương trình
hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004
đến năm 2010" và thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ để triển khai Chương
trình trên phạm vi toàn quốc.
Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ
em đã được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện tích cực, đã làm được nhiều
việc theo chương trình đề ra, bước đầu đạt được một số kết quả tốt, góp phần
hạn chế tình hình phức tạp của hoạt động tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em,
tạo chỗ dựa cho quần chúng chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu
tranh chống tội phạm… Các hạn chế là: 1) Công tác phòng chống tội phạm
buôn bán phụ nữ, trẻ em mang tính xã hội sâu sắc, song sự quan tâm chỉ đạo
của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cơ sở và vai trò hoạt động của
các ngành chức năng làm chưa hết trách nhiệm, chưa tạo ra được phong trào
rộng khắp và chưa thu hút được các tầng lớp nhân dân tham gia, nâng cao
cảnh giác, tích cực chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh chống tội phạm
buôn bán phụ nữ, trẻ em nên hiệu quả còn chưa cao. 2) Tình hình hoạt động
của tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em vẫn còn diễn biến phức tạp, có xu
hướng tăng và quốc tế hóa, trong nước còn tiềm ẩn nhiều đường dây, băng ổ
nhóm hoạt động ngầm mà ta chưa có điều kiện khám phá, bóc gỡ. Trong khi
đó, lực lượng chuyên trách để đấu tranh chống loại tội phạm này vừa thiếu,

vừa yếu. Đến nay, Bộ Công an mới thành lập một phòng đấu tranh gồm 20
cán bộ, chiến sĩ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự, còn lực lượng


3
Biên phòng và tất cả Công an các địa phương đều không có lực lượng chuyên
trách, chỉ hoạt động kiêm nhiệm. 3) Công tác truyền thông để mọi người dân,
mọi gia đình, tổ chức đoàn thể chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu
tranh chưa đủ mạnh, chưa chú ý nhân rộng, phổ biến các kinh nghiệm, mô
hình tốt trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
4) Công tác tiếp nhận nạn nhân, hỗ trợ giáo dục, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng
đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán trở về còn bị động, lúng túng, thiếu kinh
nghiệm, thiếu quy trình, thiếu các chính sách đảm bảo như: xem xét đề xuất
thành lập các trung tâm tiếp nhận nạn nhân, tư vấn về tâm lý, tinh thần, sức khỏe,
chữa bệnh, hỗ trợ ăn ở, đi lại, đào tạo, tái hòa nhập cho nạn nhân 5) Công tác
xây dựng và hoàn thiện pháp luật còn chậm. Nhiều văn bản pháp luật về phòng
chống buôn bán phụ nữ, trẻ em còn phân tán, chưa tập trung vào một đầu mối
nên quá trình vận dụng thực hiện gặp nhiều khó khăn và thiếu thống nhất. Đặc
biệt, đến nay ta chưa có một đạo luật riêng trong khi đó các nước Tiểu vùng
sông Mê Kông như Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia đã có luật về phòng
chống buôn bán người và đã thành lập Cục phòng chống buôn bán người và
Bảo vệ vị thành niên để có điều kiện chỉ đạo chuyên sâu. 6) Công tác hợp tác
quốc tế về phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em còn nhiều hạn chế. Đặc biệt
là thiếu các hiệp định tương trợ tư pháp phòng chống buôn bán người nên rất
khó khăn trong phối hợp, trao đổi thông tin, hỗ trợ điều tra xác minh, truy bắt,
dẫn độ tội phạm cũng như tiếp nhận nạn nhân bị buôn bán trở về. 7) Các
ngành Trung ương tham mưu, tư vấn cho Chính phủ trong chỉ đạo thực hiện
Chương trình 130/CP phối hợp chưa chặt chẽ và chưa làm hết trách nhiệm,
phân công, phân cấp có lúc, có nơi bị chia cắt và trùng giẫm. Đặc biệt tiến độ
xây dựng để trình Chính phủ phê duyệt 4 đề án để cụ thể hóa Chương trình

130/CP còn chậm (đến ngày 30/11/2005, Thủ tướng Chính phủ mới phê
duyệt) đã gây ảnh hưởng đến việc triển khai ở địa phương [3].
Xuất phát từ tình hình trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Quản lý nhà
nước và sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực phòng chống buôn bán


4
người ở Việt Nam" với mục đích làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận
và thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị về phương hướng cũng như
các giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hoạt động
của cộng đồng trong phòng chống buôn bán người ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Buôn bán người, trên nhiều phương diện khác nhau ở cấp độ quốc tế và
quốc gia đã có nhiều công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả và cá nhân có
giá trị đã đóng góp đáng kể cho kho tàng lý luận về phòng chống buôn bán người.
Đề tài "Quản lý nhà nước và sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh
vực phòng chống buôn bán người ở Việt Nam", chỉ đề cập tới vấn đề quản
lý nhà nước và sự tham gia của cộng đồng ở cấp độ quốc gia hay cụ thể hơn
là ở Việt Nam, nên chúng tôi xin phép không trình bày các kết quả nghiên cứu
ở cấp độ quốc tế và ở các quốc gia khác, mà chỉ tóm lược tình hình nghiên
cứu đã được thực hiện ở Việt Nam.
Từ những năm 90 của thập kỷ, tình hình buôn bán người ở Việt Nam
có xu hướng gia tăng. Trong bối cảnh đó, cả về lý luận và thực tiễn đã đặt ra
nhiều vấn đề mới mẻ cần phải được giải quyết. Về lý luận đã có một số công
trình nghiên cứu mang tính khoa học do các cơ quan, tổ chức trong nước, Tổ
chức quốc tế hoặc các cá nhân thực hiện. Các công trình nghiên cứu đó có thể
được tóm lược và phân loại thành các nhóm dưới đây:
 Các báo cáo kết quả khảo sát đánh giá tình hình buôn bán người của
các cơ quan, tổ chức trong nước và các Tổ chức quốc tế.
Về thể loại này, có rất nhiều báo cáo được thực hiện, đề cập tới các

lĩnh vực khác nhau, không thể liệt kê hết được tên và nội dung cụ thể của các
báo cáo, tác giả xin được nêu tên các cơ quan, tổ chức đã thực hiện. Các cơ
quan đó là: Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên
phòng, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ
em, Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm


5
sát nhân dân tối cao. Các tổ chức quốc tế bao gồm: Quỹ nhi đồng của Liên
hợp quốc (UNICEF), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức di cư quốc tế
(IOM), Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc
(UNODC) và một số Tổ chức phi chính phủ như: Quỹ nhi đồng Anh (Save
Children UK), Tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển (Radda Barnen) v.v
 Các báo cáo nghiên cứu, đánh giá về hoạt động chuyên môn của các
cơ quan tư pháp và hành pháp về phòng chống buôn bán người ở Việt Nam.
Các cơ quan chuyên môn đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá bao gồm:
Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện
kiểm sát nhân dân tối cao.
 Các báo cáo đánh giá về hệ thống pháp luật của Việt Nam về phòng
chống buôn bán người.
Hoạt động này lần đầu tiên được tiến hành tại Việt Nam do Bộ Tư
pháp chủ trì với sự phối hợp và hỗ trợ chuyên môn của Cơ quan Phòng chống
Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNODC). Đã có 03
bản báo cáo nghiên cứu đánh giá hệ thống pháp luật của Việt Nam về phòng
chống buôn bán người trên tinh thần Công ước của Liên hợp quốc về chống
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (TOC), Nghị định thư về Phòng ngừa,
Trấn áp và Trừng trị tội phạm buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và
Nghị định thư về Chống đưa người di cư trái phép bằng Đường bộ, Đường
biển và Đường hàng không bổ sung cho Công ước TOC được hoàn thành.
 Một số đề tài, công trình nghiên cứu của nhóm các tác giả, cá nhân là

người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam bao gồm: Nguyễn
Xuân Yêm: Tội phạm quốc tế những bàn tay bạch tuộc (Sách chuyên khảo),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Hoàng Văn Uẩn: Hoạt động xuất cảnh,
nhập cảnh trái phép qua biên giới Việt - Lào và công tác đấu tranh của Bộ
đội biên phòng, Hà Nội, 1998, Đề tài nghiên cứu khoa học; Nguyễn Quang


6
Dũng: Tổ chức tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu các vụ án mua bán
phụ nữ qua biên giới Việt - Trung, Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học, 1996;
Phạm Đăng Quyền: Điều tra tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên
giới của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1999, Đề tài nghiên cứu khoa
học; Trần Văn Thảo: Tội phạm có tổ chức và phòng ngừa tội phạm có tổ
chức, Hà Nội, 2003, Đề tài nghiên cứu khoa học; Phạm Hỗ: Tội phạm xuyên
quốc gia liên quan đến Việt Nam, Hà Nội, 2003, Đề tài nghiên cứu khoa học;
Đặng Xuân Khang: Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới Việt Nam
- Thực trạng và các giải pháp phòng ngừa, Hà Nội, 2005, Luận văn thạc sĩ
luật học
Các đề tài nghiên cứu nói trên đề cập tới hoạt động phòng ngừa và
điều tra tội phạm buôn bán người, chưa có đề tài nào đề cập tới hoạt động
quản lý nhà nước và sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống buôn bán
người ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Thứ nhất: Nghiên cứu khái quát, mang tính hệ thống các vấn đề liên
quan tới quản lý nhà nước và sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống
buôn bán người góp phần làm sáng tỏ hơn vai trò và hoạt động quản lý của
Nhà nước và sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
Thứ hai: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và sự tham gia của
cộng đồng trong phòng chống buôn bán người ở Việt Nam trong những năm

qua, làm rõ những bất cập, những tồn tại cần được điều chỉnh trong lĩnh vực
này.
Thứ ba: Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản hoàn thiện
hoạt động quản lý nhà nước và sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống
buôn bán người ở Việt Nam.
4. Nhiệm vụ của luận văn


7
 Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về buôn bán người bao gồm
phân tích khái niệm, chu trình hoạt động, mục đích, nguyên nhân và hậu quả
của buôn bán người.
 Làm sáng tỏ các nguyên lý về quản lý nhà nước và sự tham gia của cộng
đồng trong phòng chống buôn bán người.
 Phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước và sự tham gia của cộng
đồng trong phòng chống buôn bán người ở Việt Nam, từ đó phát hiện những
hạn chế để đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện.
 Đề xuất phương hướng và các giải pháp để hoàn thiện hoạt động
quản lý nhà nước và sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống buôn bán
người ở Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phòng chống buôn bán người bao gồm rất nhiều nội dung ở cả cấp độ
quốc gia và quốc tế như: hoạch định chiến lược toàn cầu, chiến lược và chính
sách quốc gia; xây dựng bộ máy các cơ quan điều phối, quản lý quốc tế và
quốc gia; xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ quan tư pháp và hành pháp,
hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia; tăng cường năng lực điều tra, truy tố
và xét xử tội phạm buôn bán người cho các cơ quan tư pháp và hành pháp; hồi
hương, tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân; đào tạo nguồn nhân lực có trình
độ chuyên môn cao cho hoạt động tư pháp, hành pháp, tư vấn về pháp lý, tâm
lý, sức khỏe cho nạn nhân; trang bị phương tiện kỹ thuật cho hoạt động phòng

ngừa và đấu tranh; xây dựng chính sách tài chính quốc gia cho hoạt động
phòng chống buôn bán người v.v.
Trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận cơ bản về phòng chống buôn bán người, thực trạng quản lý nhà nước và
sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống buôn bán người ở Việt Nam,
phương hướng và các giải pháp hoàn thiện.


8
6. Cơ sở phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được sử dụng để nghiên cứu và thực hiện đề tài là
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể được sử dụng để
nghiên cứu bao gồm: Thống kê, hệ thống hóa, phân tích, đối chiếu, so sánh và
tổng hợp.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về buôn bán người, quản lý
nhà nước và sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống buôn bán người
Chương 2: Thực trạng buôn bán người, quản lý nhà nước và sự
tham gia của cộng đồng trong phòng chống buôn bán người ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp cơ bản hoàn thiện hoạt
động quản lý nhà nước và sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống
buôn bán người ở Việt Nam


9
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BUÔN BÁN NGƢỜI,
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG PHÒNG CHỐNG BUÔN BÁN NGƢỜI

1.1 . KHÁI NIỆM, CHU TRÌNH, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
CỦA BUÔN BÁN NGƢỜI
1.1.1. Khái niệm buôn bán ngƣời
Khái niệm buôn bán người đã có từ rất lâu trong lịch sử của xã hội loài
người. Từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, thân phận của người lao động, đặc biệt là
người da đen đã bị giới chủ coi rẻ, họ đã bị mua đi bán lại như một thứ hàng hóa
thông thường. Khái niệm "buôn bán nô lệ" đã hình thành từ đó và tồn tại trong
suốt quá trình phát triển của Chủ nghĩa tư bản ở thời kỳ tự do cạnh tranh và thời
kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền. Khái niệm "buôn bán nô lệ" có nội hàm hẹp để
chỉ quan hệ cung cầu lao động nô lệ với mục đích bóc lột sức lao động, nó không
hàm chứa nội dung như khái niệm "buôn bán người" đang được sử dụng hiện nay.
Với nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải chỉ có nô lệ da đen bị
buôn bán, mà con người nói chung bao gồm phụ nữ, trẻ em và nam giới từ lâu
đã bị mua đi bán lại với nhiều mục đích khác nhau như một thứ hàng hóa, họ
đã bị tước đi các quyền cơ bản của con người. Ngày nay buôn bán người đã
trở thành một vấn nạn toàn cầu. Con người bị buôn bán với mục đích phi nhân
tính như: để bóc lột mại dâm, sức lao động và lấy đi các cơ quan nội tạng của
cơ thể, sử dụng vào các hoạt động phạm tội v.v Buôn bán người ngày nay bị
coi là hoạt động phạm tội.
Từ lâu, người ta đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về buôn bán người.
Năm 2000, Liên hợp quốc đã phê chuẩn Nghị định thư về Phòng ngừa, Trấn
áp và Trừng trị tội phạm buôn bán người. Định nghĩa về buôn bán người
chính thức được đưa ra trong Nghị định thư như sau:


10

a) "buôn bán người" là việc tuyển mộ, vận chuyển, chuyển
giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách đe
dọa, sử dụng vũ lực hoặc các hình thức cưỡng bức khác, bắt cóc,
lừa gạt, man trá, lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương
của người khác hay bằng cách đưa hoặc nhận tiền hay các lợi ích
khác để đạt được sự đồng ý của một người để kiểm soát đối với
người khác. Hành vi bóc lột ở đây bao gồm ít nhất là bóc lột mại
dâm hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, lao động hay dịch vụ
cưỡng bức, nô lệ hay tương tự nô lệ, khổ sai hay lấy đi các cơ quan
nội tạng;
b) Sự ưng thuận của nạn nhân trong hoạt động buôn bán
người đối với việc bóc lột đã được dự định được nêu ở mục (a) của
điều khoản này sẽ không được tính đến nếu bất kỳ một thủ đoạn nào
được nêu trong khoản (a) đã được sử dụng;
c) Việc tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay
tiếp nhận trẻ em nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là "buôn bán người"
ngay cả khi hành vi này được thực hiện mà không sử dụng tới bất
kỳ một thủ đoạn nào được nêu trong mục (a) của điều khoản này;
d) "Trẻ em" có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi [18].
Định nghĩa nói trên là định nghĩa đầy đủ, toàn diện và khoa học nhất
từ trước tới nay bởi vì nó phản ánh được bản chất của hoạt động buôn bán
người. Xét về mặt nạn nhân, đối tượng bị buôn bán không chỉ là phụ nữ và trẻ
em gái bị buôn bán mà trên thực tế nam giới bao gồm cả trẻ em trai cũng bị
buôn bán. Về mặt hành vi buôn bán người được đề cập tương đối khái quát
nhưng lại rất cụ thể, dễ nhận biết trong quá trình xử lý các vụ án buôn bán
người. Phương thức thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm được khái quát hóa
rất cao, phản ánh đầy đủ các khía cạnh trong hoạt động của loại tội phạm này.
Điểm nổi bật trong định nghĩa này là làm rõ được mục đích của hoạt
động buôn bán người đó là để bóc lột nạn nhân, nó khác với hành vi đưa



11
người di cư trái phép chỉ để thu lợi bất chính thông qua đưa người qua biên
giới, nó không hàm chứa hành vi bóc lột sau đó. Còn buôn bán người sau khi
đưa nạn nhân ra nước ngoài bao giờ cũng kèm theo hành vi bóc lột nạn nhân.
Mặc dù có những điểm giống nhau, nhưng giữa buôn bán người và
đưa người di cư trái phép cũng có những điểm khác nhau dựa trên ba yếu tố
cơ bản dưới đây:
- Sự đồng ý hay ưng thuận
Đưa người di cư trái phép mặc dù được thực hiện trong các điều kiện
nguy hiểm, tồi tệ và mất cả thanh danh nhưng vẫn có sự đồng ý của người di
cư để được đưa ra nước ngoài trái phép.
Trong hoạt động buôn bán người, thường nạn nhân không đồng ý. Nói
một cách chính xác, họ không đồng ý và trong trường hợp có sự đồng ý của
nạn nhân thì điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì vì họ đồng ý ban đầu nhưng
sau đó lại bị lừa gạt, cưỡng ép v.v
- Hành vi bóc lột
Hành vi đưa người di cư trái phép được kết thúc khi người nhập cư
đến được địa điểm đã được thỏa thuận, quá trình bóc lột không diễn ra sau đó.
Ngược lại, trong hoạt động buôn bán người, tiếp theo giai đoạn đưa
người di cư trái phép, bao giờ cũng kèm theo hành vi bóc lột nạn nhân sau đó
để kiếm lời bất chính như bóc lột mại dâm, sức lao động và lấy đi bất hợp
pháp các cơ quan nội tạng của cơ thể người.
- Tính chất xuyên quốc gia
Đưa người di cư trái phép có mục đích đưa người qua biên giới, quá
trình này có thể phải quá cảnh nhiều nước, do đó tính chất xuyên quốc gia là
đặc trưng của hoạt động bất hợp pháp này.


12

Trái lại, buôn bán người có thể diễn ra ở tuyến trong nước hay nội địa
và tuyến quốc tế. Do đó tính chất xuyên quốc gia không phải là dấu hiệu bắt
buộc đối với hành vi này.
Các hình thức bóc lột của hành vi buôn bán người có thể được nhóm
lại thành các nhóm cơ bản bao gồm: bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động và
lấy đi các cơ quan nội tạng của cơ thể người.
Bóc lột sức lao động được đề cập khá đầy đủ như lao động cưỡng bức,
khổ sai, nô lệ và các hình thức tương tự như nô lệ. Các hình thức này đã được
pháp luật quốc tế quy định.
Tuy nhiên, khái niệm "bóc lột mại dâm" và "bóc lột tình dục" vẫn còn
bị bỏ ngỏ chưa được định nghĩa trong Nghị định thư bởi vì hiện nay vẫn còn
các quan niệm khác về mại dâm đặc biệt là quan điểm của các quốc gia về
vấn đề này. Do đó, các khái niệm này không được đưa vào Nghị định thư để
đảm bảo sự đồng thuận và tạo ra khả năng để nhiều quốc gia có thể tham gia
Nghị định thư. Theo đó, các nước có quyền đưa ra định nghĩa phù hợp theo
quan điểm của mình về "bóc lột tình dục" và "bóc lột mại dâm".
Trong định nghĩa này, bảo vệ quyền trẻ em được đề cao. Khoản (c)
quy định sự đồng ý của trẻ em dưới 18 tuổi là vô hiệu, và bất kỳ sự tuyển mộ,
vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận trẻ em để bóc lột đều cấu
thành tội buôn bán người, cho dù không sử dụng vũ lực, cưỡng ép, man trá,
lừa gạt v.v
Khái niệm "buôn bán người" chưa được đề cập trong các văn bản pháp
lý của Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản là trong
những năm trước đây, buôn bán trẻ em thường là trẻ em gái và buôn bán nam
giới gần như không diễn ra. Tuy nhiên, thực tế trong những năm gần đây, trẻ
em trai đã bị buôn bán và hiện tượng nam giới bị buôn bán cũng đã xuất hiện.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nói trên như nhu cầu cho
nhận con nuôi ngày càng cao, tư tưởng muốn có con trai vẫn tồn tại ở nhiều



13
nc, lm dng tỡnh dc ng gii cú xu hng ngy cng gia tng, nhu cu
ghộp tng ngy cng cao, c cu lao ng nhiu nc b mt cõn i v.v
Tỡnh hỡnh núi trờn cho thy cn phi cú cỏc bin phỏp ng b phũng nga
v loi tr cỏc hot ng phi phỏp cng nh xu hng núi trờn.
Việt Nam vẫn có sự thiếu thống nhất trong sử dụng các các khái
niệm liên quan tới hành vi buôn bán ng-ời. Trong Bộ luật Hình sự, sử dụng
khái niệm "mua bán phụ nữ" và "mua bán trẻ em". Trong nhiều văn bản khác
của Nhà n-ớc, trên báo chí và các ph-ơng tiện thông tin đại chúng và thậm chí
ở cả các các bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học vẫn dùng khái niệm
"buôn bán phụ nữ, trẻ em".
Bộ luật Hình sự của Việt Nam năm 1999 quy định hai tội đó là "Tội
mua bán phụ nữ" (Điều 119) và "Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ
em" (Điều 120), tuy nhiên hai điều luật này cũng không đ-a ra định nghĩa về
các hành vi này.
Cho tới nay, mới chỉ có một văn bản pháp lý của Việt Nam đề cập tới
định nghĩa về mua bán trẻ em, đó là Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao h-ớng dẫn áp dụng một số
quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự.
Theo Nghị quyết 04/HĐTP thì
"mua bán trẻ em"
đ-ợc hiểu là "
việc
mua hoặc bán trẻ em vì mục đích t- lợi, dù là mua của kẻ đã bắt trộm hay mua
của chính ng-ời có con đem bán. Hành vi mua trẻ em khi biết rõ là đứa trẻ bị
bắt trộm cũng bị xử lý về tội mua bán trẻ em
" [1].
Với sự phân tích nói trên, có thể nói cần phải sớm đ-a ra định nghĩa
"buôn bán ng-ời" trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Định nghĩa về "buôn bán ng-ời" sẽ đ-ợc đ-a ra cần phải đủ rộng, và

đầy đủ bao gồm các yếu tố về: hành vi; ph-ơng thức thủ đoạn để đạt đ-ợc
hành vi; và mục đích của hành vi. Cần phải nói thêm rằng, định nghĩa về buôn
bán ng-ời phải phản ánh đ-ợc các nhân tố nh- đối t-ợng bị buôn bán bao gồm


14
cả phụ nữ, trẻ em và nam giới. Đối t-ợng trẻ em cần đ-ợc đặc biệt -u tiên bảo
vệ, điều đó hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp của Việt Nam và các văn kiện
pháp lý quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Vấn đề độ tuổi của trẻ
em cũng phải đ-ợc xem xét và quy định hợp lý nếu không, các đối t-ợng bị
buôn bán nằm trong khoảng từ 16 đến 18 tuổi không đ-ợc -u tiên bảo vệ (vị
thành niên). Khái niệm bóc lột trong buôn bán ng-ời cũng cần đ-ợc định
nghĩa rõ ràng. Điểm quan trọng nữa là buôn bán ng-ời và đ-a ng-ời di c- trái
phép là hai hành vi khác nhau nh-ng có nhiều điểm t-ơng đồng cần phải đ-ợc
phân biệt rõ ràng. Điều này có ý nghĩa rất lớn trên cả ph-ơng diện lý luận và
thực tiễn áp dụng pháp luật ở n-ớc ta.
1.1.2. Chu trình của hoạt động buôn bán ng-ời
Hoạt động buôn bán ng-ời diễn ra ở hai tuyến:
- Tuyến trong n-ớc.
- Tuyến quốc tế.
Tuyến trong n-ớc, th-ờng nạn nhân bị buôn bán từ các vùng nông thôn
nghèo tới các khu vực đô thị đặc biệt là các thành phố lớn hoặc các tỉnh, thành
phố, ở đó tập trung nhiều các hoạt động dịch vụ nh- du lịch, nghỉ mát, vui
chơi giải trí. Mục đích chính của buôn bán ng-ời tới các khu vực này là để
khai thác mại dâm hoặc các dịch vụ lạm dụng tình dục khác.
Các tuyến buôn bán ng-ời













Tuyn trong nc:
- T nụng thụn ra thnh th
- T nụng thụn/ cỏc tnh ti
cỏc trung tõm kinh t, du
lch, vui chi, gii trớ
Buụn bỏn ngi:
Bao gm hai tuyn, cú mi
quan h vi nhau:
- Tuyn trong nc
- Tuyn quc t
Tuyn quc t:
- Qua biờn gii quc gia
- Xuyờn quc gia (qua
nhiu nc)



15


Buôn bán người ra nước ngoài có liên quan tới ba loại nước: nước
xuất phát, nước trung chuyển và nước tiếp nhận. Các nước có đường biên giới

tiếp giáp, hoạt động này diễn ra trực tiếp giữa nước xuất phát và nước tiếp
nhận.
Các nước và các hành vi liên quan trong chu trình của hoạt động BBN











Chu trình buôn bán người bao gồm bốn giai đoạn: Tuyển chọn; vận
chuyển, đưa người xuất - nhập cảnh trái phép (nếu buôn bán ra nước ngoài);
chuyển giao người; bóc lột; và chuyển hóa nguồn tiền, tài sản bất hợp pháp có
được từ hoạt động phạm tội.
Giai đoạn tuyển chọn
Đó là giai đoạn bọn tội phạm tìm cách tiếp xúc bằng các phương thức
thủ đoạn khác nhau để chiếm đoạt nạn nhân. Giai đoạn này được bắt đầu từ
khi hoạt động tiếp xúc với nạn nhân được thực hiện và kết thúc khi nạn nhân
được đưa về địa điểm tập kết để chuẩn bị đem bán.
Giai đoạn vận chuyển và chuyển giao
Đó là giai đoạn bọn tội phạm sử dụng các phương tiện giao thông
khác nhau để đưa nạn nhân từ địa điểm tập kết tới địa điểm bán. Quá trình này
Tuyến buôn bán ngƣời
(xuyên quốc gia)
Nƣớc xuất phát
Các hành vi diễn ra

- Tuyển mộ
- Vận chuyển
- Chứa chấp


Nƣớc trung chuyển
Các hành vi diễn ra
- Chứa chấp
- Vận chuyển

Nƣớc tiếp nhận
Các hành vi diễn ra
- Bóc lột nạn nhân



16
được bọn tội phạm chuẩn bị rất kỹ càng, qua nhiều công đoạn đặc biệt là để
đưa nạn nhân ra nước ngoài. Hoạt động chuyển giao được diễn ra ngay sau
khi nạn nhân được đưa tới địa điểm bán.
Giai đoạn bóc lột
Là giai đoạn nạn nhân bị ép buộc làm các công việc mà họ không
mong muốn chủ yếu trong lĩnh vực bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động và
lấy đi một cách bất hợp pháp các cơ quan nội tạng của cơ thể. Đây là giai
đoạn mà nạn nhân gặp nhiều rủi ro nhất và hành vi buôn bán người được bộc
lộ một cách đầy đủ nhất.
Giai đoạn chuyển hóa nguồn tiền và tài sản bất hợp pháp có được
từ hoạt động buôn bán người
Đây là giai đoạn rửa tiền để hợp pháp hóa nguồn tiền và tài sản có
được từ hoạt động phạm tội, đồng thời tiếp tục đầu tư cho hoạt động phạm tội

ở giai đoạn tiếp theo.
Bốn giai đoạn nói trên nằm trong một chu trình khép kín của hoạt
động buôn bán người. Nghiên cứu và làm sáng tỏ các giai đoạn nói trên có ý
nghĩa rất lớn đối với việc hoạch định chính sách cũng như hoạt động phòng
ngừa và đấu tranh chống tội phạm buôn bán người.
Các giai đoạn của hoạt động buôn bán người













GIAI ĐOẠN VẬN CHUYỂN
Các phương tiện được sử
dụng:
- Đường bộ: Ô tô (xe con, xe
côngtennơ), Tàu hoả, đi
bộ
- Đường hàng không: Máy bay
- Đường thuỷ: Tàu, thuyền,
phà, ca nô…

GIAI ĐOẠN TUYỂN MỘ

Các phương thức thủ đoạn được
sử dụng:
- Dụ dỗ, lừa gạt;
- Đe doạ, sử dụng vũ lực, lạm
dụng quyền lực;
- Bắt cóc …

GIAI ĐOẠN BÓC LỘT

Các hình thức bóc lột:
- Bóc lột tình dục
- Lao động cưỡng bức
- Lấy đi các cơ quan nội tạng
của cơ thể

HỢP PHÁP HOÁ TIỀN
VÀ TÀI SẢN BẤT HỢP PHÁP

- Rửa tiền
- Sử dụng cho các hoạt động
phạm tội







17




1.1.3. Mục đích của buôn bán ngƣời
Buôn bán người có mục đích để bóc lột nạn nhân. Các hình thức bóc
lột chủ yếu là: Bóc lột tình dục; bóc lột sức lao động; và lấy đi một cách bất
hợp pháp các cơ quan nội tạng của cơ thể người.
Phụ nữ bị buôn bán chủ yếu để bóc lột tình dục. Ở trong nước, phụ nữ
thường phải làm việc ở các nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn, các trung tâm
massage, các cơ sở vật lý trị liệu trá hình. Để tránh bị phát hiện bọn buôn bán
người còn bóc lột tình dục phụ nữ bằng con đường gái gọi. Họ được tập hợp
lại ở các khu tập kết, thông qua mạng lưới "marketing" phụ nữ được đưa tới
các điểm hẹn để bán dâm. Phụ nữ bị đưa ra nước ngoài cũng bị chủ chứa bóc
lột theo kiểu tương tự. Lúc đầu ra nước ngoài, họ thường làm việc ở các trung
tâm dịch vụ như ăn uống, giải trí sau đó bị đưa vào làm việc trong "ngành
công nghiệp tình dục". Nhiều phụ nữ Việt Nam bị buôn bán sang Đài Loan,
Trung Quốc còn phải làm nô lệ tình dục cho nhiều thế hệ trong một gia đình
sau đó họ bị bán cho các nhà thổ.
Mang thai ngoài ý muốn cũng khá phổ biến đối với phụ nữ và trẻ em
bị buôn bán ra nước ngoài. Hiện tượng này chủ yếu diễn ra ở Trung Quốc.
Phụ nữ bị buôn bán ra nước ngoài còn với mục đích để bóc lột sức lao
động. Họ phải làm các công việc như lao động khổ sai trong các trang trại,
nhà máy, các ngành dịch vụ cần lao động giản đơn và làm việc tại các gia đình.
Trẻ em bị buôn bán cũng chủ yếu để bóc lột tình dục, tương đương với
tỷ lệ phụ nữ bị bóc lột dưới hình thức này. Trẻ em còn là nạn nhân bị bóc lột
sức lao động. Chúng phải làm việc như nô lệ trong các gia đình giàu có, tại
các công trường xây dựng, trong các nhà máy, xí nghiệp nhỏ hoặc trong các


18
xí nghiệp may mặc, nhà máy sản xuất bình ngưng, nhà máy sản xuất thép, nhà

máy cá muối, các doanh nghiệp vận tải nặng, các nhà máy gốm và lao động
tại các quán ăn. Trẻ em còn bị bóc lột dưới hình thức đi ăn xin. Đi ăn xin có tổ
chức và qua đó để bóc lột sức lao động trẻ em không còn là hiện tượng hiếm
có trên thế giới.
Trẻ em còn bị bán cho các băng nhóm tội phạm để thực hiện các hành
vi phạm tội như sản xuất hoặc vận chuyển ma túy, tham gia vào các băng
nhóm tội phạm trên đường phố, điều khiển các con vật trong các cuộc đua
v.v
Nam giới bị buôn bán chủ yếu để bóc lột sức lao động và lấy đi một
cách bất hợp pháp các cơ quan nội tạng của cơ thể, họ cũng bị bóc lột tình dục
nhưng không mang tính phổ biến như phụ nữ và trẻ em.
1.1.4. Nguyên nhân của buôn bán ngƣời
Nguyên nhân của hoạt động buôn bán người rất đa dạng và khác nhau
ở mỗi quốc gia. Kết quả nghiên cứu về việc tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở
nơi khác cho thấy, những người có hoàn cảnh khó khăn thường bị bọn tội
phạm lôi kéo, khống chế để buôn bán. Khó khăn về kinh tế, xung đột (bao
gồm xung đột vũ trang giữa các nước, xung đột sắc tộc và nội chiến), tội
phạm, bạo lực xã hội, bạo lực gia đình, thiên tai và nhiều nguyên nhân khác là
sức ép tạo nên hoàn cảnh cực kỳ khó khăn đối với hàng triệu triệu người, đẩy
họ vào hoàn cảnh dễ bị tổn thương đối với các dạng bóc lột và nô dịch. Trong
nhiều xã hội, trẻ em gái không được bình đẳng với trẻ em trai và mong muốn
hy sinh việc học hành và có trách nhiệm đối với gia đình như chăm sóc cha
mẹ và anh chị em, sự phân biệt này về giới tính cũng tạo cho phụ nữ và trẻ em
gái dễ bị buôn bán.
Sơ hở trong hoạt động kiểm soát tại biên giới, tham nhũng của các
quan chức của Chính phủ, sự câu kết của các băng nhóm tội phạm có tổ chức,
sự hạn chế về năng lực hoặc thiếu tận tụy của các sĩ quan hành pháp trong


19

hoạt động kiểm soát tại biên giới, sự không đầy đủ của hệ thống pháp luật,
các cam kết cũng như mong muốn chính trị để thực thi pháp luật hoặc hạn chế
về thẩm quyền là các nhân tố tạo điều kiện cho hoạt động buôn bán người.
Ở Việt Nam, hoạt động buôn bán người diễn ra do những nguyên nhân
cơ bản dưới đây:
 Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân về kinh tế
Nghèo đói, thất nghiệp vừa là nguyên nhân cơ bản dẫn tới nạn buôn
bán người vừa là môi trường thuận lợi để bọn tội phạm lợi dụng hoạt động.
Về phía nạn nhân, nghèo đói, thất nghiệp đã thúc đẩy họ phải bươn chải kiếm
sống bất chấp rủi ro, trong khi đó bọn tội phạm lại tìm mọi cách để kiếm được
thật nhiều tiền từ hoạt động phạm tội. Hoàn cảnh và môi trường đó đã làm
cho nạn buôn bán người ngày càng gia tăng.
Trong xã hội hiện đại, các lĩnh vực dịch vụ và giải trí ngày càng phát
triển. Có rất nhiều lĩnh vực dịch vụ đã và đang bị lạm dụng để "kinh doanh
tình dục" kiếm lời bất chính khá phổ biến như nhà hàng, khách sạn, vũ
trường, Karaoke, massage, vật lý trị liệu, du lịch v.v…, thêm nữa nhiều quốc
gia lại cho phép kinh doanh tình dục công khai đã làm tăng cầu đối với phụ
nữ và trẻ em làm việc trong lĩnh vực này. Đây cũng là một trong những nhân
tố chính làm gia tăng nạn buôn bán người.
Nhu cầu ghép tạng, sử dụng lao động rẻ mạt và lao động trẻ em ngày
càng tăng cũng là những nhân tố tác động trực tiếp tới quá trình buôn bán
người. Bọn tội phạm có thể kiếm lời bất chính từ hoạt động này mà không cần
đầu tư lớn. Xu hướng này ngày nay diễn ra khá phổ biến trên thế giới mà nạn
nhân thường là ở các nước nghèo, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn bị buôn bán
tới các nước giàu có.
Nguyên nhân về văn hóa


20

Tư tưởng trọng nam khinh nữ, phân biệt đẳng cấp trong xã hội, sự
thay đổi về lối sống, hôn nhân, gia đình, sự khác biệt về văn hóa giữa các
quốc gia, dân tộc đặc biệt là về giới tính, tư tưởng muốn có con trai nối dõi
tông đường là những tác nhân văn hóa cơ bản tác động làm gia tăng nạn buôn
bán người.
Nguyên nhân về xã hội
Sự đua đòi trong lối sống, ham muốn hưởng thụ, sự đổ vỡ trong hạnh
phúc gia đình, trong tình cảm riêng tư, sự thất bại trong công việc, kinh
doanh, sự gia tăng của trẻ em lang thang cơ nhỡ, các tệ nạn xã hội không
được ngăn chặn và giải quyết, phúc lợi xã hội thấp v.v là điều kiện và môi
trường thuận lợi để bọn tội phạm buôn bán người hoạt động và số lượng nạn
nhân bị buôn bán ngày càng tăng.
 Nguyên nhân chủ quan
Đó là sự thiếu hụt về chính sách và pháp luật về phòng chống buôn
bán người. Công tác chỉ đạo, thực thi chính sách, pháp luật còn mang tính
hình thức, không liên tục, thiếu đồng bộ. Hoạt động phòng ngừa và đấu tranh
chưa đủ mạnh để trấn áp tội phạm và bảo vệ nạn nhân. Những nguyên nhân
chủ quan nói trên biểu hiện ở những nội dung cơ bản dưới đây:
- Trong nhiều năm, chúng ta không có chương trình quốc gia về
phòng chống buôn bán người. Các chính sách về kinh tế - xã hội chưa đề cập
một cách đầy đủ tới các nội dung và biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nạn
buôn bán người.
- Hệ thống pháp luật còn rất chung chung, thiếu cụ thể, đặc biệt là
chưa ban hành Luật về phòng chống buôn bán người.
- Công tác chỉ đạo, thực thi chính sách, pháp luật còn mang tính hình
thức, nặng về phong trào, không thường xuyên, liên tục, do đó không giải
quyết được tận gốc các vấn đề về tội phạm, các tệ nạn xã hội song hành cũng
như các vấn đề liên quan tới nạn nhân.

×