1
2
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
Lấ XUN MINH
Bng 1. QUN Lí NH NC V KHOA
HC V CễNG NGH
TRấN A BN TNH THANH HểA
Chuyờn ngnh : Lý lun v lch s nh nc v phỏp lut
Mó s : 60 38 01
TểM TT LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2012
Cụng trỡnh c hon thnh
ti Khoa Lut - i hc Quc gia H Ni
Ngi hng dn khoa hc: GS.TS Phm Hng Thỏi
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn đ-ợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2012.
Có thể tìm hiểu luận văn
tại Trung tâm t- liệu - Th- viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Trung tâm t- liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
6
1.1.
Khái niệm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
6
1.1.1.
Hoạt động khoa học và công nghệ - đối tượng quản lý nhà
nước về khoa học và công nghệ
6
1.1.2.
Khái niệm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
11
1.2.
Đặc điểm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
16
1.2.1.
Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ mang các đặc
điểm chung của quản lý nhà nước
16
1.2.2.
Các đặc trưng của quản lý khoa học và công nghệ
18
1.3.
Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa
bàn tỉnh
20
1.3.1.
Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
20
1.3.2.
Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa
bàn tỉnh
21
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
24
5
2.1.
Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa
24
2.1.1.
Đặc điểm tự nhiên
24
2.1.2.
Đặc điểm xã hội
24
2.1.3.
Đặc điểm kinh tế
26
2.2.
Quá trình phát triển của quản lý nhà nước về khoa học và
công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
27
2.2.1.
Giai đoạn Ban Kỹ thuật, Ban Khoa học kỹ thuật (1960-1983)
27
2.2.2.
Giai đoạn Ủy ban Khoa học Kỹ thuật (1983-1994)
30
2.2.3.
Giai đoạn Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1994-2003)
31
2.2.4.
Giai đoạn Sở Khoa học và Công nghệ (từ 2003 đến nay)
33
2.3.
Thực trạng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa
35
2.3.1.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch khoa học và công nghệ
35
2.3.2.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ
40
2.3.3.
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
46
2.3.4.
Thực hiện các biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
66
2.3.5.
Quản lý công nghệ
68
2.3.6.
Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ
73
2.3.7.
Hoạt động thanh tra khoa học và công nghệ
77
2.3.8.
Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở các huyện, thị
xã, thành phố
79
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TỈNH THANH HÓA
84
3.1.
Nhu cầu tăng cường quản lý hoạt động khoa học và công
nghệ trên địa bàn tỉnh
84
3.1.1.
Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ đã được xác định
84
6
là một giải pháp quan trọng để tỉnh Thanh Hóa đạt được các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.
Để đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ cần phải tăng
cường quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
87
3.2.
Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
87
3.2.1.
Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch khoa học và công nghệ
87
3.2.2.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh
88
3.2.3.
Đổi mới quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ
89
3.2.4.
Đẩy mạnh hoạt động quản lý công nghệ
3.2.5.
Đẩy mạnh phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ
95
3.2.6.
Đẩy mạnh quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở cấp
huyện theo hướng phân cấp
96
KẾT LUẬN
100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
102
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND
: Hội đồng nhân dân
KHCN&MT
: Khoa học, công nghệ và môi trường
KHKT
: Khoa học - kỹ thuật
KH&CN
: Khoa học và công nghệ
KT-XH
: Kinh tế - xã hội
QLNN
: Quản lý nhà nước
UBND
: Ủy ban nhân dân
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Sè hiÖu
b¶ng
Tªn b¶ng
Trang
1.1
Tỷ suất giữa thành công và thất bại đối với nghiên cứu cơ
bản, nghiên cứu ứng dụng nghiên cứu triển khai và
nghiên cứu cải tiến kỹ thuật
10
2.1
Kinh phí sự nghiệp khoa học giai đoạn 2006-2010 ở tỉnh
Thanh Hóa
76
2.2
Định mực phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học giai đoạn
2006-2010 ở tỉnh Thanh Hóa
77
3.1
Quy trình quản lý nhiệm vụ KH&CN phân cấp cho huyện
98
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng
của khoa học và công nghệ (KH&CN) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH) của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, KH&CN đã được xác định "là quốc
sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để
giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội", là "động
lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định,
nhưng nhìn chung KH&CN nước ta còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng
cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền
tảng và động lực phát triển KT-XH. Một trong những nguyên nhân cơ bản của
thực trạng trên là quản lý nhà nước (QLNN) về KH&CN còn chưa đổi mới
kịp so với yêu cầu chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Thanh Hóa là tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích lớn (thứ năm
toàn quốc), dân số đông (thứ ba toàn quốc), có vị trí địa lý thuận lợi và tiềm
năng tương đối phong phú, song đến nay vẫn là một tỉnh nghèo. Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định mục tiêu đến năm 2020
Thanh Hóa trở thành tỉnh tiên tiến. Để đạt được mục tiêu đó, phát triển KH&CN
đã được tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong những giải pháp quan trọng.
Để KH&CN của tỉnh phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển
KT-XH của địa phương thì việc đổi mới QLNN về KH&CN là rất cần thiết.
Hoạt động QLNN về KH&CN ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, nhất là
sau khi có Luật KH&CN (năm 2000), bên cạnh những kết quả quan trọng đã
đạt được, cũng bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập cả về xây dựng và ban hành
pháp luật, thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về KH&CN.
10
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực KH&CN
mới chỉ tập trung vào việc quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh. Hầu hết
các nội dung khác về quản lý KH&CN không có văn bản quy phạm pháp luật
của Tỉnh để điều chỉnh.
Việc thực hiện pháp luật về KH&CN còn nhiều hạn chế, bất cập: Bộ
máy QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa được hoàn thiện
theo quy định; thiếu nhiều cơ chế, chính sách để có thể thực hiện có hiệu quả
hoạt động QLNN về KH&CN; mới tập trung vào quản lý hoạt động nghiên
cứu triển khai, chủ yếu là quản lý các nhiệm vụ KH&CN, các nội dung quản
lý khác hầu như chưa được triển khai thực hiện hoặc triển khai thực hiện thiếu
hiệu quả; chỉ quản lý được các nhiệm vụ KH&CN có vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước; không thực hiện phân cấp trong quản lý KH&CN; cơ chế xin - cho
trong hoạt động nghiên cứu triển khai vẫn tồn tại; thủ tục hành chính trong hoạt
động KH&CN còn phức tạp; việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang hoạt
động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP
của Chính phủ chưa thực hiện được
Chính vì thế, việc nghiên cứu hoạt động QLNN về KH&CN trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua để tìm ra những yếu kém, nguyên
nhân yếu kém, trên cơ sở đó tìm ra được các giải pháp tăng cường QLNN về
KH&CN của tỉnh trong thời gian tới là vấn đề hết sức cần thiết. Do vậy, tôi đã
chọn đề tài "Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa" để làm luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành: Lý luận và lịch
sử nhà nước và pháp luật, mã số: 60 38 01.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu QLNN về KH&CN:
- Luận văn Thạc sĩ "Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công
nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa", của Bùi Văn Sỹ, 2005, đã
11
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động QLNN về hoạt
động KH&CN; đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện
QLNN về hoạt động KH&CN trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, luận văn
mới nghiên cứu QLNN về KH&CN ở góc độ chung, chưa đi sâu nghiên cứu
QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
- Luận văn Thạc sĩ "Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ ở tỉnh Đồng Nai", của Nguyễn Thị Huệ, 2005, đã đánh giá thực trạng QLNN
về KH&CN ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2005; trên cơ sở đó đề ra phương
hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động KH&CN ở tỉnh
Đồng Nai đến năm 2010. Tuy nhiên, luận văn tiếp cận vấn đề này dưới góc độ
khoa học kinh tế, không tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý.
- Luận văn Thạc sĩ "Quản lý hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát
triển công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa", của Đàm Bá Quang,
2005, đã đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát
triển công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa; trên cơ sở đó đề xuất
phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ trong nông nghiệp ở Thanh
Hóa. Tuy nhiên, luận văn cũng mới chỉ tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc
độ khoa học kinh tế, không tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp
lý. Bên cạnh đó, luận văn cũng mới chỉ nghiên cứu một nội dung của QLNN
về KH&CN là hoạt động nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Như vậy, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện về QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa dưới góc độ khoa
học pháp lý.
3. Mục đích đề tài và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: tìm ra các giải pháp tăng cường QLNN về
KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
12
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
+ Thời gian nghiên cứu: từ năm 2001-2010, tập trung vào giai đoạn
2006-2010.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu đặc điểm, nội dung QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu thực trạng QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Nghiên cứu các giải pháp tăng cường QLNN về KH&CN trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, trong luận văn sử dụng kết hợp các
phương pháp: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích, tổng
hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê; phương pháp chuyên gia.
Các tài liệu nghiên cứu chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan đến hoạt động QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh từ khi có Luật
KH&CN (năm 2000) đến nay; các văn bản quy phạm pháp luật và các văn
bản khác do tỉnh Thanh Hóa ban hành trong giai đoạn 2001-2010 có liên quan
đến KH&CN; các báo cáo tổng kết công tác hằng năm của ngành KH&CN
Thanh Hóa; văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN do một số tỉnh ban hành
trong giai đoạn 2001-2010; báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN giai đoạn
2001-2010 của một số tỉnh để đối chiếu, so sánh với tỉnh Thanh Hóa.
6. Điểm mới của luận văn
- Đã làm rõ được những vấn đề chung của QLNN về KH&CN trên địa
bàn tỉnh: khái niệm, đặc điểm, nội dung QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
13
- Làm rõ được các nội dung pháp lý của QLNN về KH&CN trên địa
bàn tỉnh; đánh giá được tình hình thực hiện pháp luật về KH&CN trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra những yếu kém, tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất được giải pháp nhằm tăng cường QLNN về KH&CN trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm, đặc điểm và nội dung của quản lý nhà nước về
khoa học và công nghệ.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về khoa học và
công nghệ ở tỉnh Thanh Hóa.
14
Chương 1
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ - đối tượng quản lý nhà
nước về khoa học và công nghệ
1.1.1.1. Khoa học
Lúc đầu, thuật ngữ "khoa học" được sử dụng để chỉ một phương
hướng nghiên cứu triết lý tự nhiên (natural philosophy) trong triết học. Đến
đầu thế kỷ XIX, phương hướng nghiên cứu triết lý tự nhiên mới thực sự tách
khỏi triết học để hình thành khái niệm tương tự khái niệm "khoa học" ngày
nay. Từ đó đến nay có rất nhiều khái niệm về "khoa học" đã xuất hiện.
- Theo Từ điển Larousse của Pháp (năm 2002), "khoa học" là một tập
hợp tri thức đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm về các sự kiện, sự vật và
hiện tượng tuân theo một quy luật xác định.
- Theo Từ điển Triết học của Liên Xô (bản tiếng Việt, năm 1975),
"khoa học" là lĩnh vực hoạt động nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức
mới về tự nhiên, xã hội và tư duy, bao gồm tất cả những điều kiện và những
yếu tố của sự sản xuất này.
- Theo Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô (năm 1986), "khoa
học" là lĩnh vực hoạt động của con người, có chức năng xử lý và hệ thống hóa
về mặt lý thuyết các tri thức khách quan; "khoa học" là một trong những hình
thái ý thức xã hội, bao gồm trong đó cả những hoạt động nhằm thu nhận các
kiến thức mới, và cả những kết quả của các hoạt động đó.
- Theo Từ điển MacMillan English Dictionary for Advanced Learners,
(năm 2006), "khoa học" là một hoạt động nghiên cứu và kiến thức về thế giới
15
vật lý và hành vi của nó, dựa trên các thực nghiệm và các sự kiện được kiểm
chứng và được tổ chức thành hệ thống.
- Theo Từ điển Cobuild Learner’s Dictionary (năm 2001), "khoa học"
là một hoạt động nghiên cứu về giới tự nhiên và hành vi của giới tự nhiên;
"khoa học" là những tri thức đạt được từ công việc nghiên cứu.
- Theo Từ điển Hutchinson Dictionary of Ideas (năm 1994), "khoa
học" là một lĩnh vực nghiên cứu có hệ thống nhằm sản xuất ra các tri thức.
- Theo Từ điển Xã hội học của Nguyễn Khắc Viện (năm 1994), "khoa
học" là một thiết chế xã hội.
Như vậy, khái niệm "khoa học" có 4 cách tiếp cận:
- Khoa học là một hệ thống tri thức.
- Khoa học là một hoạt động sản xuất tri thức.
- Khoa học là một hình thái ý thức xã hội.
- Khoa học là một thiết chế xã hội.
Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000) của nước ta định nghĩa:
"Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự
nhiên, xã hội và tư duy" [23].
1.1.1.2. Công nghệ
Ngay khi mới xuất hiện, khái niệm "công nghệ" có nghĩa là trật tự các
giải pháp kỹ thuật trong một dây chuyền sản xuất.
Ngày nay, công nghệ được hiểu là phương tiện và hệ thống phương
tiện dùng để thực hiện quá trình sản xuất, nhằm biến đổi đầu vào và cho đầu
ra là các sản phẩm và dịch vụ mong muốn.
Nói đến kỹ thuật là nhấn mạnh đến yếu tố phần cứng (thiết bị, phương
tiện, máy móc). Nói đến công nghệ là bao gồm cả phần cứng và phần mềm;
trong đó, muốn nhấn mạnh đến yếu tố phần mềm (bí quyết, kinh nghiệm, quy
16
trình, phương pháp…). Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ
năng, bí quyết, công cụ, phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản
phẩm, dịch vụ mong muốn.
Công nghệ bao gồm 4 yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và cùng thực
hiện quá trình sản xuất như sau:
+ Công cụ hay còn gọi là phần cứng (kỹ thuật), gồm: trang thiết bị,
khí cụ, nhà xưởng.
+ Con người: gồm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kinh nghiệm,
thói quen…
+ Thông tin (các bí quyết, quy trình, quy tắc), phương pháp, dữ liệu,
bản thiết kế…
+ Tổ chức, quản lý: thể hiện trong bố trí sắp xếp, điều động, quản lý
các yếu tố trên.
Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000) của nước ta định nghĩa:
"Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm
công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm" [23].
1.1.1.3. Hoạt động khoa học và công nghệ
Theo UNESCO, hoạt động KH&CN là tất cả các hoạt động có hệ
thống liên quan chặt chẽ tới việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng
các kiến thức KH&CN trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Chính trong hoạt
động KH&CN mà các kiến thức KH&CN được sản xuất ra, được thu thập,
truyền bá, được sửa đổi, thích nghi cho phù hợp với nhu cầu và cho việc sử
dụng. Nó bao gồm một diện rộng các hoạt động từ nghiên cứu cho đến dịch
vụ KH&CN trong sản xuất, đào tạo kỹ năng vận hành công nghệ phục vụ cho
việc phát triển công nghệ.
Theo Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2000) thì hoạt động KH&CN
gồm: nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ
17
KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất
và các hoạt động khác nhằm phát triển KH&CN.
- Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện
tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp
nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học gồm nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng.
- Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công
nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm: triển khai thực
nghiệm và sản xuất thử nghiệm.
+ Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu
khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới.
+ Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả, triển khai thực
nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản
phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.
- Dịch vụ KH&CN là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ,
chuyển giao công nghệ, các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng,
phổ biến, ứng dụng tri thức KH&CN vào thực tiễn.
Hoạt động KH&CN với nội dung như trên chính là đối tượng của
QLNN về KH&CN.
Hoạt động KH&CN có các đặc trưng: tính sáng tạo, tính rủi ro; tính kế
thừa; tính tích lũy.
- Tính sáng tạo: Nghiên cứu khoa học là một loại lao động trí óc mang
tính sáng tạo. Đây là điểm cơ bản nhất để phân biệt nó với lao động sản xuất
bình thường, tức là lao động sản xuất mang tính lặp đi, lặp lại.
- Tính rủi ro: Vì hoạt động KH&CN mang tính sáng tạo, tìm kiếm cái
chưa biết nên cũng có thể thành công, mà cũng có thể thất bại.
18
Theo UNESCO, tỷ suất giữa thành công và thất bại đối với nghiên cứu
cơ bản, nghiên cứu ứng dụng nghiên cứu triển khai và nghiên cứu cải tiến kỹ
thuật như sau:
Bảng 1.1: Tỷ suất giữa thành công và thất bại đối với nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng nghiên cứu triển khai và nghiên cứu cải tiến kỹ thuật
Xác suất
thành công
Xác suất không
thành công
+ Nghiên cứu cấu trúc của tâm lý
0,20
0,80
+ Nghiên cứu cơ bản
0,25
0,75
+ Nghiên cứu ứng dụng
0,40
0,60
+ Nghiên cứu triển khai thực nghiệm
0,60
0,40
+ Cải tiến kỹ thuật nhỏ
0,90
0,10
Nguồn: [53].
- Tính kế thừa: Hoạt động nghiên cứu khoa học hiện đại đều không
tách khỏi sự kế thừa thành quả lao động KH&CN của người đi trước, nó đều
được tiến hành trên cơ sở sáng tạo của người khác hoặc người đi trước. Đồng
thời, những tri thức mới mà họ sáng tạo ra cũng tất nhiên sẽ được người khác
hoặc người đời sau kế thừa và phát triển.
- Tính tích lũy: Tích lũy của lao động KH&CN thể hiện ở chỗ: sự triển
khai của bất kỳ hoạt động KH&CN nào cũng đều phải qua thời gian dài "thai
nghén", thu thập và tích lũy lượng lớn thông tin có liên quan đến phương pháp
và hướng tư duy của công việc nghiên cứu ấy; đồng thời cần tiến hành phân tích,
đánh giá, chỉnh lý, gia công một cách toàn diện mới có thể cung cấp những điều
kiện khả thi và cơ sở cho sự xuất hiện nghiên cứu mới. Trong mỗi khâu, mỗi
bước nghiên cứu, tính tích lũy này cũng được biểu hiện đầy đủ từ đầu đến cuối.
Các đặc điểm trên của hoạt động KH&CN có liên hệ với nhau, không
thể chia cắt. Chỉ có nhận thức đầy đủ các tính đặc thù này thì QLNN về
KH&CN mới đem lại hiệu quả cao.
19
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý. Tuy vậy, các quan niệm về
quản lý đều thể hiện ba yếu tố: ai quản lý; quản lý cái gì; quản lý nhằm đạt
được cái gì? Tương ứng với ba yếu tố đó là: chủ thể quản lý; đối tượng quản
lý; mục tiêu quản lý.
Như vậy, khái niệm chung nhất về quản lý cần thể hiện được mối liên
hệ của ba yếu tố này. Với cách tiếp cận này, quản lý được hiểu là sự tác động
của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu.
Điểm đặc trưng để phân biệt quản lý với sự tác động khác, hoạt động
khác của chủ thể là tính chất của mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối
tượng mà chủ thể tác động tới. Ở đây, chủ thể và đối tượng có mối quan hệ
đặc biệt, đó là quan hệ có tính chất phụ thuộc, lệ thuộc của đối tượng đối với
chủ thể, là quan hệ có tính chất chi phối của chủ thể đối với đối tượng.
Có nhiều dạng quản lý khác nhau. Nếu phân theo đối tượng quản lý
thì quản lý gồm có các dạng sau:
- Quản lý giới vô sinh (hay quản lý kỹ thuật): đối tượng quản lý là các
vật vô tri, vô giác (như nhà xưởng, thiết bị, máy móc ).
- Quản lý giới sinh vật: đối tượng quản lý là các vật hữu sinh (như cây
trồng, vật nuôi ).
- Quản lý xã hội con người: đối tượng quản lý là con người (trong các
tổ chức, đoàn thể, xã hội và trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, KH&CN).
Trong quản lý xã hội con người, nếu xét từ góc độ chủ thể quản lý thì sẽ
có các dạng cụ thể của quản lý xã hội như QLNN, quản lý doanh nghiệp vv
QLNN là một dạng của quản lý xã hội con người. Đây là dạng quản lý
xã hội mà nhà nước là chủ thể quản lý.
20
1.1.2.1. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
QLNN về KH&CN là dạng quản lý mà trong đó chủ thể quản lý là
nhà nước. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử
dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của con người trong lĩnh vực hoạt động KH&CN.
Quản lý KH&CN ra đời nhờ sự thích ứng với nhu cầu của thực tiễn
phát triển hoạt động KH&CN. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, sự ra đời
và phát triển của quản lý KH&CN cho tới nay có thể được phân thành 4 thời kỳ:
- Giai đoạn quản lý ban đầu - nhà nghiên cứu KH&CN cũng là nhà
quản lý KH&CN.
Giai đoạn này được tính từ cuối thế kỷ 19 trở về trước. Đây là thời kỳ
mà nghiên cứu khoa học mang đậm tính cá nhân, phân tán. Trong giai đoạn
này, nghiên cứu khoa học hoàn toàn là do sự yêu thích và cảm hứng của cá
nhân các nhà khoa học. Nhà nước không có tổ chức và hỗ trợ đối với những
hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, bản thân nhà nghiên cứu khoa
học cũng chính là người quản lý khoa học.
- Giai đoạn nghiên cứu tập thể
Giai đoạn này được tính từ cuối thế kỷ 19 đến trước những năm 30
của thế kỷ XX. Sản xuất xã hội hóa có những bước phát triển to lớn, và
nghiên cứu KH&CN cũng từng bước đi theo hướng xã hội hóa. Nghiên cứu
khoa học, từ chỗ lao động cá thể tự do trước đây chuyển sang lao động tập
thể. Và để đáp ứng các yêu cầu về phân công và hợp tác trong hoạt động
KH&CN, cần thiết phải có những người tổ chức quản lý chuyên môn để tăng
cường nội dung, kế hoạch, tổ chức, chỉ huy và điều phối đối với hoạt động
KH&CN. Trong giai đoạn này, có nhiều chuyên gia KH&CN đảm nhiệm
công tác quản lý KH&CN. Những chuyên gia này vừa là người quản lý lại
vừa là người dẫn đầu về học thuật. Người ta gọi giai đoạn quản lý này là giai
21
đoạn nghiên cứu tập thể, và thể chế của nó là thể chế quản lý quyền uy của
các chuyên gia KH&CN.
- Giai đoạn thể chế quản lý của chuyên gia quản lý
Từ những năm 40 của thế kỷ XX, KH&CN phát triển mạnh mẽ, quy
mô nghiên cứu ngày một lớn, các bộ môn phân chia ngày một tỉ mỉ nhưng lại
cũng ngày một tổng hợp. Trước tình hình đó, phương thức tập thể và biện
pháp quản lý nghiên cứu KH&CN trước đó đã không còn phù hợp nữa. Do
vậy, Nhà nước đứng ra tổ chức quản lý KH&CN và việc này được giao cho
một số chuyên gia "quản lý" nắm chắc KH&CN, hiểu biết kinh tế và thành
thạo quản lý kinh tế hiện đại gánh vác. Trong giai đoạn này, tổ chức quản lý
KH&CN đã là nhân tố có tác dụng quyết định, là nhân tố nội tại, nhân tố phát
triển KH&CN hiện đại. Do sự xuất hiện của thể chế quản lý, của các chuyên
gia quản lý mà quản lý KH&CN đã bắt đầu thoát ra khỏi phương thức quản lý
truyền thống và bước vào giai đoạn quản lý KH&CN hiện đại.
- Giai đoạn thể chế quản lý tập trung đoàn chuyên gia
Từ sau những năm 70 của thế kỷ XX, KH&CN ngày càng thâm nhập
vào các lĩnh vực KT-XH. Nghiên cứu KH&CN không chỉ là vấn đề bản thân
của KH&CN mà còn là sản phẩm của sự tác động đa nhân tố phức tạp. Điều
này cần thiết phải có đội ngũ lãnh đạo tập thể, chuyên môn hóa, được trang bị
bằng lý luận quản lý KH&CN hiện đại để thống nhất giải quyết những vấn đề
quản lý KH&CN trọng đại.
Trong giai đoạn này, ở các cấp quản lý tại nhiều nước đều có một hội
đồng chuyên gia quản lý chuyên nghiệp, có nơi gọi là tổ cố vấn KH&CN, có
nơi gọi là Hội đồng tư vấn KH&CN. Hằng năm, việc hoạch định phương
hướng nghiên cứu đề tài KH&CN, việc đánh giá sau khi đề tài được thực thi,
việc giám định các thành quả, cùng những kiến nghị áp dụng rộng rãi các
thành quả vv đều thông qua những ý kiến thảo luận của họ.
22
Trên thực tế, thể chế quản lý này đã khắc phục được tính phiến diện vi
mô và tính hạn chế tầm nhìn về nghiên cứu khoa học của cá nhân các nhà khoa
học. Do có thể thông qua quyết sách chính xác để thực hiện những mục tiêu
xã hội hợp lý nhằm tìm kiếm sự phát triển nhịp nhàng, hài hòa giữa KH&CN
với KT-XH nên thể chế này không ngừng được tăng cường và hoàn thiện.
Ở các nước công nghiệp phát triển, từ lâu nhà nước đã can thiệp vào
sự phát triển KH&CN. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực
hiện QLNN về KH&CN.
Ở Việt Nam, sự ra đời của QLNN về KH&CN được đánh dấu bằng
Sắc lệnh số 016-SL ngày 03/4/1959 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa về việc thành lập Ủy ban Khoa học Nhà nước.
Giai đoạn 1959 - 1965, Ủy ban Khoa học Nhà nước có chức năng bảo
đảm hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch phát triển khoa học và kỹ thuật, đưa
nền khoa học và kỹ thuật Việt Nam lên trình độ tiên tiến nhằm phục vụ sản
xuất, dân sinh, quốc phòng, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
Giai đoạn 1965 - 1975, Ủy ban Khoa học Nhà nước được tách thành
hai cơ quan: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước và Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam. Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước quản lý thống nhất và
tập trung công tác khoa học và kỹ thuật và trực tiếp thực hiện chức năng của
một Viện nghiên cứu về khoa học tự nhiên và KHKT nhằm thực hiện cuộc
cách mạng kỹ thuật ở nước ta, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
ở miền Bắc, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
Giai đoạn 1975 - 1985, khối nghiên cứu được tách khỏi Ủy ban Khoa
học và Kỹ thuật Nhà nước để thành lập Viện Khoa học Việt Nam. Ủy ban
Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước lúc này chịu trách nhiệm QLNN về lĩnh vực
khoa học và kỹ thuật trong phạm vi cả nước nhằm phục vụ đắc lực công cuộc
23
xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân và củng cố quốc phòng.
Giai đoạn 1985 - 1992, trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế từ cơ
chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
năm 1990 Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước được đổi tên thành Ủy ban
Khoa học Nhà nước, thực hiện chức năng QLNN trong lĩnh vực khoa học tự
nhiên, KHKT, khoa học xã hội nhằm khuyến khích việc sáng tạo và ứng dụng
rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ thuật, đưa lại hiệu quả thiết thực cho
thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Giai đoạn 1992 - 2002, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
(KHCN&MT) được thành lập trong bối cảnh đất nước thực hiện công cuộc
đổi mới và chuẩn bị bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Bộ KHCN&MT thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ, tiêu chuẩn hóa, sở hữu công nghiệp và bảo vệ
môi trường trong phạm vi cả nước.
Tháng 8/2002, Bộ Khoa học và Công nghệ được thành lập theo Nghị
quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XI. Bộ KH&CN có chức năng QLNN
về hoạt động KH&CN, phát triển tiềm lực KH&CN; tiêu chuẩn đo lường chất
lượng; sở hữu trí tuệ; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân;
QLNN các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý; thực hiện đại diện
chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý.
Trong quá trình cải cách KT-XH, mà đặc trưng cơ bản là chuyển từ
nền kinh tế chỉ huy tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường, QLNN về
KH&CN ở nước ta đã có những chuyển biến rất sâu sắc:
- Sau Quyết định 175/CP ngày 29/4/1981 của Hội đồng Chính phủ về
việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển
khai kỹ thuật: đã diễn ra sự bùng phát thứ nhất của việc ký kết hợp đồng giữa
cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D) với sản xuất,
24
bước đầu tháo gỡ cơ quan R&D khỏi sự trói buộc của cơ chế chỉ huy tập
trung quan liêu.
- Sau Nghị quyết 51/HĐBT ngày 17/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng
về một số vấn đề công tác khoa học và kỹ thuật năm 1983 và những năm tiếp
theo: đã diễn ra sự bùng phát thứ hai, là sự bùng phát hoạt động sản xuất của
các viện nghiên cứu dựa trên kết quả của hoạt động KH&CN vượt khỏi khung
khổ các ràng buộc hàn lâm.
- Sau Quyết định 134/HĐBT ngày 31/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng:
về một số biện pháp khuyến khích công tác khoa học và kỹ thuật: đã diễn ra
sự bùng phát thứ ba, là sự liên kết các tập thể KH&CN vượt khỏi khung khổ
các ràng buộc hành chính, đồng thời là quá trình thị trường hóa kết quả
nghiên cứu.
- Sau Nghị định 35/HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng
về công tác quản lý khoa học và công nghệ: đã diễn ra sự bùng phát thứ tư, là
sự thành lập các tổ chức KH&CN.
Từ năm 2005, QLNN về KH&CN ở nước ta bước vào một giai đoạn
mới với việc triển khai mạnh mẽ quá trình giao quyền tự chủ cho các tổ chức
KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ
Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công
nghệ công lập.
1.2. ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Quản lý nhà nước về KH&CN mang đặc điểm chung của QLNN,
đồng thời có những đặc điểm đặc thù.
1.2.1. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ mang các đặc
điểm chung của quản lý nhà nước
QLNN có các đặc điểm: tính tổ chức, điều chỉnh; tính quyền lực; tính
khoa học, liên tục.
25
- QLNN là sự tác động mang tính tổ chức, điều chỉnh:
Tác động QLNN rất phong phú, đa dạng, có nhiều đặc trưng và có ý
nghĩa riêng. Khác với các hình thức tác động khác như đào tạo, giáo dục, tác
động QLNN là một hình thức tác động có tổ chức và mang tính điều chỉnh.
Điều đó có nghĩa là sự tác động này phải đặt con người vào các mối quan hệ
tổ chức nhất định, như quan hệ sản xuất, quan hệ công vụ
Tổ chức có nghĩa là xây dựng các mối quan hệ giữa con người với con
người trong cộng đồng, xã hội, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người.
Tổ chức là sự tập hợp mọi người để đạt được những mục đích nhất định. Tổ
chức không phải là những hoạt động mà tổ chức là tạo ra các điều kiện cho
các hoạt động thực tiễn.
Tính điều chỉnh của QLNN thể hiện sự tác động quản lý ấy nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình phát triển.
- QLNN mang tính chất quyền lực:
Quản lý không chỉ thuần túy là ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
ban hành các quyết định quản lý. Điều quan trọng là những văn bản, quyết
định đó được thực hiện như thế nào trong cuộc sống. Để đảm bảo được điều
này phải dựa vào quyền lực nhà nước. Chỉ có quyền lực nhà nước mới đảm
bảo cho các cơ quan quản lý thực hiện việc tổ chức, điều chỉnh bằng các biện
pháp cưỡng chế khác nhau.
Quyền lực nhà nước và QLNN là hai mặt của một vấn đề, không tách
rời nhau. Thực hiện quyền lực chính là quản lý. Trong quá trình thực hiện
quản lý, quyền lực được xem như là một trong các công cụ quan trọng nhất.
Quyền lực nhà nước được thể hiện trước hết trong các văn bản quy
phạm pháp luật. Do vậy, các văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực
hiện đã đảm bảo cho QLNN. Về phần mình QLNN lại phải đảm bảo sao cho
các quy phạm pháp luật được thực hiện một cách đầy đủ trong cuộc sống. Bởi
vậy, không thể tách rời quyền lực nhà nước với QLNN.
26
- QLNN mang tính khoa học, tính liên tục:
QLNN thể hiện khả năng tổ chức, điều chỉnh xã hội một cách có ý
thức. Để đạt được hiệu quả cao, QLNN phải tuân theo các quy luật tự nhiên
và xã hội. Bởi vậy có thể nói rằng, tác động QLNN là một hình thức tác động
có căn cứ khoa học.
Tính liên tục của QLNN được thể hiện rõ nét trong mối liên hệ giữa
quyền lực và quản lý. Tính liên tục của quản lý thể hiện ở chỗ: khi Quốc hội đã
thông qua một đạo luật nào đó, và để cho đạo luật này được thực hiện trong
cuộc sống, thì cần phải có sự tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước ở
các cấp, các ngành, thậm chí cả cư dân. Chính điều này tạo ra sự liên tục của
QLNN. Tính liên tục là một đặc điểm quan trọng của các quá trình quản lý.
1.2.2. Các đặc trưng của quản lý khoa học và công nghệ
Các đặc trưng của quản lý KH&CN là: tính linh hoạt lớn; tính tổng thể
và điều hòa, phối hợp; tính dự báo và tính lâu dài.
- Tính linh hoạt lớn hay còn gọi là tính co giãn, đàn hồi, tính mềm,
tính cơ động.
Ngày nay, tốc độ đổi mới của KH&CN là rất nhanh, do đó trong quản
lý KH&CN, khi hoạch định quy hoạch KH&CN từ khâu bồi dưỡng cán bộ
đến khâu bố trí bộ máy đều phải có sự linh hoạt. Bên cạnh đó, lao động
KH&CN là lao động trí óc, mang tính thăm dò, tìm kiếm và tính sáng tạo là
chính. Điều này yêu cầu quản lý KH&CN không được cứng nhắc, phải có tính
linh hoạt lớn.
Ngoài ra, lao động KH&CN đòi hỏi phải có sự tự do nhất định nên
quản lý KH&CN không những cho phép có sự biến động về phương án, kế
hoạch mà còn cho phép thất bại, đặc biệt đối với nghiên cứu cơ bản.
Trong thực tế, để tránh những sai sót của phương án, kế hoạch thì cần
có một "khoảng trống" trong quản lý nhiệm vụ, kế hoạch của công tác nghiên
27
cứu KH&CN, bảo đảm một lượng nhất định cho tính co giãn, tính mềm, tính
linh hoạt và tính cơ động.
- Tính tổng thể và tính điều hòa phối hợp
Nhằm mục đích thích ứng với sự đan xen lẫn nhau, sự hòa trộn thâm
nhập lẫn nhau giữa các bộ môn và sự xuất hiện của các lĩnh vực khoa học lớn
mang tính tổng hợp, quản lý KH&CN phải phản ánh đầy đủ quan hệ nội tại
của các lĩnh vực KH&CN; đồng thời phải có năng lực điều hòa phối hợp
thống nhất, làm cho toàn bộ cơ cấu nghiên cứu khoa học hình thành một tổng
thể hữu cơ, hình thành một hệ thống công tác điều hòa phối hợp thống nhất.
Nhà nước phải sắp xếp hình thành mạng lưới phát triển KH&CN, có
sự điều hòa phối hợp thống nhất, tập trung lực lượng có ưu thế để giải quyết
những vấn đề KH&CN trọng đại của phát triển kinh tế; đảm bảo đầu vào, đầu
ra của nhân lực, tài lực, vật lực làm cho toàn bộ hệ thống nghiên cứu khoa học
của nhà nước vận hành bình thường.
- Tính dự báo và tính lâu dài
Quản lý KH&CN, bất luận là đối với một quốc gia hay một cơ quan
nghiên cứu khoa học cụ thể đều phải có mục tiêu chiến lược lâu dài và quy
hoạch dài hạn; phải tiến hành công việc dự báo khoa học.
Thông thường, đặc điểm của tính lâu dài, tính dự báo thể hiện ở chỗ dự
đoán một cách đầy đủ đối với xu thế phát triển KH&CN, phải có chiến lược phát
triển KH&CN và đột phá khẩu của mình. Đồng thời, phải bám sát, theo kịp
những định hướng mới của phát triển KH&CN, sắp xếp tốt công tác KH&CN
trước mắt và ngắn hạn, hình thành sự phân bố bậc thang hợp lý, cấu thành
mạng lưới phát triển KH&CN hoàn chỉnh, kết hợp giữa trước mắt và lâu dài.
Tóm lại, QLNN về KH&CN có các đặc trưng là: tính tổ chức, điều
chỉnh; tính quyền lực; tính khoa học, liên tục; tính linh hoạt lớn; tính tổng thể
và điều hòa, phối hợp; tính dự báo và tính lâu dài.