Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 120 trang )



KHOA LUẬT



NGUYỄN THỊ THU TRÀ




THU HÚT SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN VÀO
HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM




 CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
 MÃ SỐ: 60 38 01




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




HÀ NỘI - NĂM 2006




CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
KHOA LUẬT - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NHO THÌN




PHẢN BIỆN 1:

PHẢN BIỆN 2:



LUẬN VĂN SẼ ĐƯỢC BẢO VỆ TRƯỚC HỘI ĐỒNG CHẤM
LUẬN VĂN THẠC SĨ HỌP TẠI: KHOA LUẬT - ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI
VÀO HỒI GIỜ NGÀY THÁNG NĂM






CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN VĂN TẠI:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ
NỘI




MC LC

Trang ph bỡa

Li cam oan

Mc lc

M
U
1
Chng 1. C S Lí LUN V THC TIN CA VIC THU HT NHN
DN THAM GIA VO HOT NG LP PHP CA QUC HI
7
1.1. Thu hỳt nhõn dõn tham gia vo hot ng lp phỏp ca Quc hi:
Nhng cỏch tip cn khỏc
nhau
7
1.1.1.Thu hỳt nhõn dõn tham gia vo hot ng lp phỏp ca Quc hi -
tip cn di gúc quyn lc nh
nc
7
1.1.2. Thu hỳt nhõn dõn tham gia vo hot ng lp phỏp ca Quc hi -

tip cn di gúc hiu qu thc thi phỏp lut
35
1.2. Hot ng lp phỏp v vic thu hỳt nhõn dõn tham gia vo hot ng
lp phỏp ca Quc hi Vit Nam
38
1.2.1. Hot ng lp phỏp ca Quc hi nc ta
38
1.2.2. ý ngha ca vic thu hỳt nhõn dõn tham gia vo hot ng lp phỏp
ca Quc hi
46
Chơng 2. Phơng hớng hoàn thiện cơ chế thu hút nhân
dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội ở nớc
ta hiện
nay
53
2.1. Lý thuyt v s tham gia ca nhõn dõn vo hot ng lp phỏp ca
Quc hi v kinh nghim ca nc
ngoi
53
2.1. 1. Lý thuyt v s tham gia ca nhõn dõn vo hot ng lp phỏp
ca Quc
hi
53
2.1.2. Thu hỳt cụng chỳng tham gia vo hot ng xõy dng phỏp lut
kinh nghim ca cỏc nc.
55
2.2. Thc trng thu hỳt nhõn dõn tham gia vo hot ng lp phỏp ca
Quc hi nc ta hin
nay
63



2.2.1. Cơ sở pháp lý của việc thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động
lập pháp của Quốc hội………………………………………………………
63
2.2.2. Thực trạng tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào các dự án
luật………
68
2.3. Phương hướng hoàn thiện cơ chế thu hút nhân dân tham gia vào
hoạt động lập pháp của Quốc
hội………………………………………………
82
2.3.1. Đổi mới quan điểm, nhận thức rõ về vai trò của nhân dân trong
hoạt động lập pháp của Quốc hội…………………………………………
82
2.3.2. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút nhân dân tham gia vào hoạt
động lập pháp của Quốc hội………………………………………………
84
2.3.3. Chú trọng sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học vào quá
trình xây dựng pháp luật…………………………………………………………
90
2.3.4. Minh bạch hoá, công khai hoá hoạt động xây dựng pháp
luật………
94
2.3.5. Tăng cường các nguồn lực bảo đảm cho việc thu hút nhân dân
tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội………………………………
97
KẾT LUẬN …………………………………………………………………
101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO……………………………………….
103
PHỤ LỤC……………………………………………………………………
106



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta vốn là nước có truyền thống trọng dân. Trải qua mấy nghìn
năm lịch sử dựng nước và giữ nước, tư tưởng "trọng dân" - một biểu hiện dân
chủ mang đặc sắc Việt Nam, đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Kể từ khi lập quốc, vai trò của nhân dân thể hiện rõ ở mọi mặt của đời sống
xã hội, từ những công việc đời thường đến những công việc lớn như đắp đê,
trị thuỷ, ngăn lũ, chống giặc ngoại xâm.
Ngược dòng lịch sử, vào năm 1010, khi Lý Công Uẩn lên ngôi và rời
đô về Thăng Long, trong Chiếu dời đô có đoạn viết: "Muốn mưu việc lớn,
tính kế muôn đời cho con cháu thì trên phải vâng mệnh trời, dưới theo ý dân".
Sử cũ chép: Nhà Lý đã cho đặt Lầu chuông trong thành Thăng Long để dân
chúng ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên. Thời nhà Trần, góp
phần vào ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông là Hội nghị Diên
Hồng - biểu trưng cho sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong áng thiên cổ
hùng văn Bình Ngô đại cáo của đại thi hào Nguyễn Trãi có đoạn: "Việc nhân
nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo".
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời rất đề cao vai trò của nhân dân.
Người từng nói “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng
xong”; “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Người còn nói nước

ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, bao nhiêu lợi ích là vì dân, bao
nhiêu quyền hạn đều là của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Kế thừa và phát huy truyền thống đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện
đất nước hiện nay, Đảng và nhà nước ta luôn quán triệt tư tưởng “lấy dân làm
gốc” trong tổ chức và hoạt động của mình theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà
nước quản lý, dân làm chủ” nhằm mục tiêu xây dựng “dân giàu, nước mạnh,


2
công bằng, dân chủ, văn minh”.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo kể từ Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) cho đến nay đã qua một chặng đường 20
năm. Đại hội Đảng IX đã tổng kết một bài học truyền thống, đó là “đổi mới
phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn
luôn sáng tạo Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Để công cuộc đổi mới thành công phải động viên được mọi tầng lớp nhân
dân và các thành phần kinh tế tham gia" [1, tr. 81-82]. Hơn nữa, việc thực hiện
thành công đường lối của Đảng còn tuỳ thuộc vào vai trò giám sát, góp ý kiến
của nhân dân, thu hút trí tuệ của nhân dân trong quá trình thực hiện chiến lược,
nghị quyết của Đảng. Đảng cũng nhận định rằng trong cách thức thực hiện các
nhiệm vụ chiến lược và chức năng nhà nước thời gian qua còn có thiếu sót do
cách làm không sâu sát, chưa dân chủ lắng nghe ý kiến của nhân dân và tập thể
dân cư.
Các tư tưởng của Đảng cũng đề cập đến vai trò của chiến lược tổ chức
và thực hiện tư tưởng, nhà nước của dân, do dân, vì dân, thông qua sự kết hợp
hợp lý giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp - sự tham gia của nhân dân
vào quản lý nhà nước và xã hội; trong đó có sự tham gia của nhân dân vào
quy trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật.
Thể chế hoá quan điểm của Đảng, Điều 53 Hiến pháp năm 1992 quy
định: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo

luận các vấn đề chung của cá nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan
nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý”.
Xây dựng pháp luật là một trong những nội dung quan trọng nhất của
quản lý nhà nước, bởi vì nhà nước ta “quản lý xã hội bằng pháp luật”, pháp
luật là phương tiện hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội. Việc xây dựng cơ
chế để nhân dân tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật cũng có nghĩa là


3
tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia vào việc quản lý nhà nước. Tham
gia trực tiếp vào hoạt động xây dựng pháp luật là một trong những hình thức
thực hiện quyền làm chủ trực tiếp một cách quan trọng nhất của nhân dân, bên
cạnh hình thức làm chủ một cách gián tiếp thông qua các đại biểu Quốc hội,
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra.
Trong hoạt động lập pháp, Đảng và Nhà nước ta nhận thức ngày càng
rõ ràng và sâu sắc hơn vai trò của nhân dân đối với việc làm ra các đạo luật
tốt, phù hợp với cuộc sống. Từ Nghị quyết lần thứ 8 Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá VIII đã khẳng định cần phát huy vai trò của nhân dân tham
gia quản lý nhà nước; cải tiến việc lấy ý kiến nhân dân về các văn bản pháp
luật theo hướng thiết thực, tránh lãng phí đến Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc của Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ hơn: “Đổi mới phương thức và quy
trình xây dựng thể chế, cải tiến sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên
quan, coi trọng sử dụng các chuyên gia liên ngành và dành vai trò rất quan
trọng cho tiếng nói của nhân dân, của doanh nghiệp” [1, tr. 216].
Trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 ban hành theo Nghị quyết số
48/NQ/TW ngày 24/5/2005, sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xây
dựng pháp luật tiếp tục được khẳng định là một trong các giải pháp chiến lược
quan trọng để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm
pháp luật của nước ta.

Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm một vị trí đặc biệt quan
trọng. Theo Hiến pháp năm 1992, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất và là
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Vị trí, tính chất đó thể hiện ở chỗ Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề cơ bản của đất nước;
giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước (Điều 83). Vì thế,


4
không ở đâu tính chất quyền lực nhân dân lại thể hiện rõ nét như trong tổ
chức và hoạt động của Quốc hội nói chung, trong hoạt động lập pháp của
Quốc hội nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, có thể xem đây là một
tiêu chí nhận diện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân mà Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu xây dựng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng và những tư tưởng mang ý nghĩa chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước về vấn đề này, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thu
hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt
Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và nhà
nước về việc thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội, đã
có một số hội thảo, cuộc toạ đàm và các công trình nghiên cứu khoa học về quy
trình lập pháp đề cập đến vấn đề này. Chẳng hạn: Ban công tác lập pháp của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Dự án cải cách pháp luật (SIDA) đã tổ
chức Hội thảo đổi mới quy trình xây dựng luật, pháp lệnh (2004); Hội thảo sáng
kiến pháp luật và việc chuẩn bị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (2004);
Văn Phòng Quốc hội đã chủ trì một đề tài nghiên cứu khoa học mang tên “Hoàn
thiện cơ chế tổ chức để nhân dân tham gia vào quy trình xây dựng, ban hành và
thực thi pháp luật” (2004) trong đó nội dung này là một hợp phần nghiên cứu
của đề tài; Bộ Tư pháp chủ trì đề án “Đổi mới cơ chế huy động sự tham gia của

nhân dân vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của trung ương
và địa phương” (2006). Ngoài ra, còn có một số bài báo đăng trên tạp chí
Nghiên cứu lập pháp của các tác giả: Võ Trí Hảo, Việc lấy ý kiến nhân dân trong
quá trình xây dựng pháp luật hiện nay (số 9/2002); Nguyễn Chí Dũng, Những
nội dung cần làm khi lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật (số 12/2005); Dương Thanh Mai, Sự tham gia của các chuyên gia, các nhà


5
khoa học vào quá trình xây dựng pháp luật (số 8/2006);.v.v…
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút nhân dân
tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội. Điều này càng thúc đẩy chúng
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào
việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, Luận văn đi sâu nghiên cứu cơ sở
lý luận cũng như thực tiễn của việc thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động
lập pháp của Quốc hội; tổng kết thực tiễn thu hút nhân dân tham gia vào hoạt
động lập pháp của Quốc hội nước ta; từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong việc thực hiện chức
năng lập pháp của mình, để sản phẩm của hoạt động đó (luật, đạo luật) thực
sự phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, để luật thực sự đi vào cuộc
sống.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Về nghị viện (Quốc hội) - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và
chức năng lập pháp - một trong ba chức năng cơ bản của nghị viện (Quốc
hội); nghiên cứu lý thuyết về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập
pháp và kinh nghiệm của các nước; về thực trạng thu hút nhân dân tham gia

vào hoạt động lập pháp của Quốc hội trong thời gian qua và phương hướng
hoàn thiện cơ chế để thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động của Quốc hội
đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.
5. Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền lực nhà nước; nghị viện (Quốc
hội), chức năng lập pháp của nghị viện (Quốc hội); lý thuyết chung về sự tham


6
gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp; kinh nghiệm của một số quốc gia trên
thế giới; thực trạng thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của
Quốc hội ở nước ta; một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường sự tham gia của
nhân dân vào hoạt động lập pháp của Quốc hội nước ta trong giai đoạn hiện
nay.
6. Những đóng góp của Luận văn
Luận văn trình bày các cách tiếp cận mới về vấn đề thu hút nhân dân
tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội, đó là dưới góc độ quyền lực
nhà nước và dưới góc độ hiệu quả thực thi pháp luật.
Trên cơ sở lý thuyết về sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập
pháp, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, xuất phát từ
thực trạng thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội ở
nước ta trong thời gian qua, Luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản để thu
hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động lập pháp của Quốc hội nước ta.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo
cho cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách trong lĩnh vực lập pháp;
hoặc là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, tổ chức, cá nhân quan tâm
đến vấn đề này.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, trong Hiến
pháp và pháp luật của Nhà nước.


7
- Các phương pháp cụ thể bao gồm: Phương pháp tổng kết, đánh giá
thực tiễn các quy định của pháp luật; phương pháp so sánh, phân tích, tổng
hợp; kết hợp lý luận và thực tiễn để đưa ra các kết luận, đánh giá.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút nhân dân tham
gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội
Chương 2: Phương hướng hoàn thiện cơ chế thu hút nhân dân tham
gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội ở nước ta hiện nay


8
Ch¬ng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THU HÚT NHÂN
DÂN THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI
1.1. Thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội:
Những cách tiếp cận khác nhau
1.1.1. Thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc
hội - tiếp cận dưới góc độ quyền lực nhà nước
1.1.1.1. Quyền lực nhà nước và sự hạn chế quyền lực nhà nước
 Quyền lực nhà nước như một phạm trù chính trị – pháp lý
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về

quyền lực, nhưng nhìn chung quyền lực được hiểu là khả năng của cá nhân
hay tổ chức có thể buộc cá nhân hay tổ chức khác phải phục tùng ý chí của
mình. Quyền lực được sinh ra từ nhu cầu tổ chức hoạt động chung, nhu cầu
phân công lao động xã hội và quản lý xã hội. Quyền lực là điều kiện và
phương tiện cần thiết khách quan bảo đảm sự hoạt động bình thường của bất
kỳ cộng đồng xã hội nào. Quyền lực thể hiện mối quan hệ chỉ huy- lệ thuộc,
mệnh lệnh- phục tùng; thể hiện sự áp đặt ý chí của chủ thể có quyền đối với
chủ thể dưới quyền; yếu tố cưỡng chế vừa là nội dung quyền lực vừa là
phương pháp mang tính quyết định để thực hiện quyền lực. Có thể nói quyền
lực tồn tại ở khắp mọi nơi, ở bất kỳ nơi nào diễn ra hoạt động chung của con
người nhằm đảm bảo sự thống nhất ý chí của nhiều cá nhân để thực hiện các
công việc chung. Quyền lực có mặt ở xã hội có giai cấp cũng như xã hội chưa
có giai cấp, đã có nhà nước cũng như chưa có nhà nước.
Cũng như quyền lực nói chung, quyền lực nhà nước đã từng được đề
cập từ rất sớm và là một vấn đề phức tạp trong lịch sử tư tưởng nhân loại,
nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở định nghĩa quyền lực


9
nhà nước là quyền lực của một nhóm chủ thể nhất định đối với toàn bộ xã hội,
với đặc thù sử dụng phương tiện cưỡng chế trong trường hợp không có sự
tuân thủ từ phía đối tượng bị áp đặt quyền lực.
Quyền lực nhà nước có những dấu hiệu nổi bật như tính hợp pháp của
việc sử dụng sức mạnh trong khuôn khổ nhà nước; tính chất công của quyền
lực nhà nước được áp đặt tới mọi công dân, trên danh nghĩa xã hội, với sự trợ
giúp của pháp luật; sự có mặt của một trung tâm đầu mối duy nhất đưa ra
quyết định; sự đa dạng của các phương tiện được sử dụng để bảo đảm ảnh
hưởng, tác động của chủ thể quyền lực đối với khách thể của quyền lực.
Nguồn gốc của nhà nước
Quyền lực nhà nước với tính cách là một phạm trù chính trị - pháp lý

không thể tách rời sự hình thành nhà nước.
Khi nghiên cứu về nguồn gốc của nhà nước, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng, nhà nước ra đời là tất yếu khách quan, nhà
nước rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Kết luận
này được rút ra trên cơ sở nghiên cứu xã hội cộng sản nguyên thuỷ - chế độ xã
hội không có giai cấp và chưa có nhà nước, nhưng những nguyên nhân đưa
đến sự ra đời của nhà nước lại nảy sinh chính trong lòng xã hội đó.
Có thể hình dung về chế độ cộng sản nguyên thuỷ một cách dễ hiểu
theo công thức “ba không” và “ba cùng” thế này: Trong xã hội không ai có tài
sản riêng, không có kẻ giàu, người nghèo, không có tình trạng người này
chiếm đoạt tài sản của người kia; mọi người cùng chung sống, cùng lao động
và cùng hưởng thụ thành quả trong lao động.
Cơ sở kinh tế đặc trưng bằng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất
và sản phẩm lao động đã quyết định mối quan hệ giữa người với người trong
xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Mọi người đều tự do và bình đẳng, không ai có


10
đặc quyền, đặc lợi đối với người khác. Xã hội lúc đó chưa phân chia thành
giai cấp và vì vậy, không có đấu tranh giai cấp.
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã tồn tại quyền lực nhưng là quyền
lực xã hội – thứ quyền lực chưa tách khỏi xã hội mà gắn liền với xã hội, hoà
nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và để phục vụ lợi ích
của toàn cộng đồng.
Theo thời gian, cùng với sự phát triển không ngừng của lực lượng sản
xuất, xã hội loài người đã lần lượt trải qua ba cuộc phân công lao động xã hội
lớn. Và sau mỗi cuộc, xã hội lại có những bước tiến mới làm sâu sắc thêm quá
trình tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ:
Cuộc thứ nhất: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt và trở thành một ngành
kinh tế độc lập. Từ đó đã làm xuất hiện của cải dư thừa- mầm mống của chế

độ tư hữu, tạo điều kiện làm phân hoá xã hội thành kẻ giàu, người nghèo. Hệ
quả kéo theo đó là xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp chủ nô và nô lệ;
Cuộc thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp và cũng trở
thành ngành kinh tế độc lập, càng tạo ra nhiều của cải hơn nữa cho xã hội,
càng tạo nên sự khác biệt giữa kẻ giàu, người nghèo, càng làm gia tăng mâu
thuẫn giữa chủ nô và nô lệ;
Cuộc thứ ba: Ngành thương nghiệp ra đời làm xuất hiện một lớp người
“tuy không tham gia sản xuất một tí nào, nhưng lại chiếm toàn bộ quyền lãnh
đạo sản xuất và bắt những người khác phụ thuộc vào mình về kinh tế… và
bóc lột cả hai” [15, tr.36].
Từ phân công lao động dẫn đến việc hình thành chế độ tư hữu, phân
chia xã hội thành các giai cấp có quyền lợi đối lập nhau đã làm mất đi cơ sở
kinh tế và xã hội vốn là lý do tồn tại của chế độ cộng sản nguyên thuỷ. Chế độ
cộng sản nguyên thuỷ không còn phù hợp với bước tiến của xã hội loài người,
vì vậy phải được thay thế bởi một chế độ xã hội khác, và nhà nước đã xuất


11
hiện như một tổ chức có sứ mệnh lịch sử quyền năng dẫn dắt định hướng cho
toàn xã hội.
Để duy trì sự tồn tại của xã hội loài người, nhà nước ra đời “không phải
là một quyền lực áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”,
một lực lượng “tựa hồ như đứng trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt xung
đột và giữ cho xung đột đó nằm trong vòng “trật tự” [15, tr. 38].
Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác cũng chỉ ra rằng, bên cạnh
nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước nói trên mang tính phổ quát chủ yếu
diễn ra ở các quốc gia phương Tây, thì ở các quốc gia phương Đông con
đường hình thành nhà nước lại mang đặc điểm khác. Đó là do nhu cầu chế
ngự thiên nhiên (nhu cầu trị thuỷ - thuỷ lợi) có vai trò thúc đẩy quá trình hình
thành nhà nước khi mà sự phân chia giai cấp chưa đến mức mâu thuẫn đối

kháng, trong đó có Việt Nam. Nhà nước xuất hiện để làm chức năng chính là
tập trung nguồn lực của xã hội vào công cuộc trị thuỷ và thuỷ lợi.
Xuất phát từ việc nghiên cứu nguồn gốc nhà nước, các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đi đến kết luận “nhà nước là sản phẩm và biểu
hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được”. Nghĩa là nhà
nước chỉ sinh ra và tồn tại trong lòng xã hội có giai cấp và thể hiện bản chất
giai cấp sâu sắc. Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai
cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp,
thiết lập và duy trì trật tự xã hội.
Tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất của nhà nước. Tuy nhiên
bên cạnh đó nhà nước còn thể hiện rõ nét tính xã hội. Một nhà nước bất kỳ
nào cũng cần phải thực hiện và luôn luôn thực hiện những chức năng chung
có tính chất xã hội, hành động vì lợi ích chung của toàn xã hội. Và bất kỳ nhà
nước nào không chỉ là công cụ đàn áp, bộ máy thống trị của giai cấp này đối
với giai cấp kia mà còn đại diện cho toàn xã hội, là phương tiện thống nhất xã


12
hội. Trong một nhà nước luôn có sự kết hợp quyền lợi giai cấp của tầng lớp
thống trị và quyền lợi của toàn bộ xã hội. Đó là tính chất hai mặt của quyền
lực nhà nước. Tương quan giữa hai mặt đó không giống nhau ở các giai đoạn
lịch sử khác nhau, trong đó sự tăng cường về mặt này sẽ dẫn đến sự suy yếu
về mặt kia trong quyền lực nhà nước.
Trong thế giới ngày nay, nhà nước không chỉ là “bộ máy trấn áp của
giai cấp này đối với giai cấp khác”, không chỉ là “nhà nước cai trị” mà quan
trọng hơn, nhà nước còn đóng vai trò là “người cầm lái”, hoạch định chính
sách và hướng dẫn, theo dõi thực thi chính sách.
Như vậy, nhà nước là một phạm trù lịch sử; nhà nước xuất hiện một
cách khách quan, là sản phẩm của xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất
định. Đó là xã hội cộng sản nguyên thuỷ - một chế độ xã hội không có giai

cấp, chưa có nhà nước nhưng những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà
nước lại nảy sinh trong lòng xã hội đó. Đó là phân công lao động xã hội, mâu
thuẫn giai cấp đối kháng đến mức không thể điều hoà được, có nguy cơ đe
doạ sự tồn tại của một chế độ xã hội và cũng là đe doạ sự tồn vong của xã hội
loài người. Nhà nước là rất cần thiết cho cuộc sống con người, và chỉ đến đến
khi nào xây dựng xong chủ nghĩa cộng sản - kiểu nhà nước cuối cùng trong
lịch sử xã hội loài người thì theo dự kiến của các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin, nhà nước trở nên thừa, nó sẽ tự tiêu vong.
Đặc trưng của nhà nước là thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt,
không còn hoà nhập với dân cư nữa. Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã có
quyền lực công cộng (quyền lực xã hội) nhưng đó là thứ quyền lực do dân cư
tự tổ chức ra; quyền lực đó hoà nhập với xã hội, không mang tính chính trị và
giai cấp. Nét đặc biệt của quyền lực công cộng sau khi nhà nước xuất hiện là
quyền lực đó không thuộc về tất cả mọi thành viên của xã hội nữa, mà chỉ
thuộc về giai cấp thống trị và phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị. Quyền lực


13
nhà nước không thể thực hiện được bằng các phương pháp thông thường dựa
trên cơ sở tự nguyện của công dân nữa, mà phải sử dụng những phương pháp
cưỡng chế nhà nước.
Quyền lực nhà nước là dạng quyền lực xã hội mang tính giai cấp, tính
chính trị sâu sắc. Quyền lực nhà nước luôn luôn thuộc về giai cấp thống trị.
Thời cổ đại, quyền lực nhà nước chỉ thuộc về giai cấp chủ nô. Cũng tương tự
như vậy, dưới chế độ phong kiến, quyền lực nhà nước nằm trong tay giai cấp
phong kiến. Phức tạp hơn khi đánh giá tính chất của quyền lực nhà nước trong
nhà nước tư sản, vì về hình thức mọi người đều bình đẳng trước pháp luật,
đều có những quyền như nhau được khẳng định trong Hiến pháp và các bản
tuyên ngôn. Trên thực tế, trái với các bản tuyên ngôn, luật lệ đã đặt ra những
giới hạn về tài sản, học vấn để hạn chế quyền bầu cử của các tầng lớp dân

nghèo, bảo đảm thực chất quyền lực thuộc về giai cấp thống trị là giai cấp tư
sản. Các nhà nước này có đặc điểm chung đều là những kiểu nhà nước bóc
lột, được xây dựng dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, đều là
“nhà nước theo đúng nghĩa”, là công cụ để bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất, duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo quần chúng lao
động.
Khác với các kiểu nhà nước bóc lột, nhà nước xã hội chủ nghĩa không
phải là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ là “nửa nhà nước” xuất phát từ cơ sở
kinh tế của nó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Trong xã hội xã hội chủ
nghĩa, quyền lực nhà nước thuộc về số đông dân chúng. Nhiệm vụ của nhà
nước xã hội chủ nghĩa là thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, thực hiện công bằng xã hội.
Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức ” (Điều 2 Hiến pháp năm 1992).


14
 Sự hạn chế quyền lực nhà nước
Vấn đề nào cũng có tính chất hai mặt của nó. Bên cạnh vai trò cần thiết
đối với xã hội thì nhà nước còn có xu hướng lạm dụng quyền lực, bởi vì nhà
nước là tổ chức của con người, do con người điều khiển bằng hành vi, mà
hành vi của con người lại do bản tính của con người chi phối quyết định.
Bản tính của con người là những phẩm chất bên trong được hình thành
qua quá trình rèn luyện, giáo dục trong môi trường xã hội. C. Mác đã từng
tổng kết con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Bản tính của con
người bên cạnh những đức tính tốt như sáng tạo, chăm chỉ thì còn có cả
những tính xấu như lười nhác, tuỳ tiện, tham lam, ích kỷ, và “nhất là tính cách
đam mê quyền lực… vì có quyền lực trong tay, con người có thể đạt được
nhiều thứ quyền lợi khác như: của cải, danh vọng, quyền được sai khiến

người khác” [12, tr.37].
Đam mê quyền lực là bản tính vốn có của con người. Con người luôn
có mong muốn chỉ đạo người khác. Mà quyền lực nhà nước lại là lĩnh vực có
khả năng nhất trong việc giúp cho con người đáp ứng lòng mong mỏi đó. Khi
có quyền lực trong tay, con người dễ bị thao túng bởi ham muốn này để thoả
mãn nhu cầu của mình. Có thể nói không ngoa rằng, sự lạm dụng quyền lực là
thuộc tính của những người gắn với quyền lực nhà nước, ở đâu có quyền lực
thì ở đó luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ của sự lạm quyền.
Như vậy, cơ sở của việc cần phải giới hạn quyền lực nhà nước nằm ở
chỗ chống lại sự lạm dụng quyền lực nhà nước thông qua các hành vi của
quan chức thay mặt nhà nước đảm trách các công việc thuộc chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước.
Sự hạn chế quyền lực nhà nước không phải mãi đến bây giờ mới được
đặt ra mà đã được các nhà tư tưởng chính trị - pháp lý lỗi lạc thời cổ đại như
J.Locke, S.L.Montesquieu, J.L. Rousseau đưa ra lý thuyết hạn chế quyền lực


15
nhà nước nhằm chống lại chế độ chuyên chế phong kiến. Các nhà tư tưởng
lúc bấy giờ trên cơ sở phê phán trong chế độ phong kiến chuyên chế, quyền
lực nhà nước nằm trong tay một số người theo thể thức thế tập truyền ngôi, có
toàn quyền ban hành các quyết định theo ý chí của mình và buộc mọi người
dân phải thực hiện. Thời kỳ phong kiến, toàn bộ quyền lực thuộc về nhà vua,
nhà vua vừa là người ban hành ra pháp luật, đồng thời lại là vị pháp quan tối
cao trong nhà nước. Mác đã phê phán cơ chế tổ chức quyền lực kiểu này và
cho rằng sự tuỳ tiện là quyền lực của nhà vua hay quyền lực của nhà vua là sự
tuỳ tiện.
Trong kho tàng tư tưởng nhân loại có hai học thuyết là học thuyết phân
quyền/ tản quyền/ tam quyền phân lập và học thuyết thống nhất quyền lực/ tập
quyền cùng nhằm mục đích hạn chế quyền lực vô hạn định của nhà vua, đồng

thời cũng được hiểu là hạn chế quyền lực nhà nước. Dưới đây xin phân tích
một cách sơ lược về hai học thuyết hạn chế quyền lực nhà nước này:
Học thuyết phân quyền - học thuyết hạn chế quyền lực nhà nước
Trước chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, mọi quyền
lực nhà nước đều tập trung vào trong tay một cá nhân. Vì vậy, muốn chống
chế độ này, một lý thuyết của các nhà học giả tư sản ra đời, trong đó đề xuất
quyền lực nhà nước không thể là tập trung mà phải được phân chia, phân chia
quyền lực như là một biện pháp hữu hiệu chống lại sự độc tài chuyên chế,
đồng thời cũng được hiểu là sự hạn chế quyền lực nhà nước.
Sự xuất hiện học thuyết phân chia quyền lực gắn liền với cuộc đấu
tranh của giai cấp tư sản mới ra đời chống lại chế độ phong kiến chuyên chế.
Cố gắng hạn chế quyền lực của nhà vua, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản
trẻ tuổi đưa ra luận điểm về sự cần thiết phân chia quyền lực thành quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Quan điểm về phân chia quyền lực gắn liền với
tên tuổi của nhà tư tưởng lớn của nhân loại là Montesquieu (1689-1755).


16
Montesquieu chia quyền lực nhà nước thành ba nhánh quyền lực bao
gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Theo đó, “lập pháp
là quyền làm ra luật, quyền sửa đổi, huỷ bỏ luật. Hành pháp là quyền chăm
sóc, an ninh, đối nội, đối ngoại, lãnh đạo thời bình cũng như thời chiến trong
khuôn khổ luật pháp đã ban hành. Tư pháp là quyền trừng phạt những người
phạm tội và phán xử khi có tranh tụng giữa các cá nhân” [13].
Nguyên tắc phân chia quyền lực thể hiện ở chỗ các nhánh quyền lực
phải thuộc về các cơ quan nhà nước khác nhau. Sự tập trung toàn bộ quyền
lực trong tay một cá nhân, tổ chức hay đẳng cấp đều dẫn đến sự lạm dụng
quyền lực và chuyên chế. Ngoài ra, nguyên tắc phân chia quyền lực còn đòi
hỏi phải trao cho mỗi nhánh quyền lực những thẩm quyền riêng biệt để chúng
có thể kiềm chế lẫn nhau, cần phải có một trình tự mà theo đó “quyền lực này

có thể ngăn chặn quyền lực khác”.
Những đóng góp của học thuyết này trong khoa học tổ chức thực hiện
quyền lực thể hiện ở chỗ: Phân chia quyền lực hoàn toàn không tạo ra bức
tường thành giữa các nhánh quyền lực, bởi vì chúng thuộc về một thực thể
thống nhất là quyền lực nhà nước. Cân bằng quyền lực trong phân chia quyền
lực đảm bảo cho việc không một nhánh quyền lực nào không thể không bị
kiểm soát, giám sát, không thể hành động một cách chuyên chế. Vấn đề được
giải quyết bằng hệ thống kìm chế và đối trọng (system of checks and
balances). Bên cạnh tư tưởng về cân bằng quyền lực và hệ thống kiềm chế và
đối trọng, học thuyết phân chia quyền lực còn được bổ sung bằng luận điểm
về sự cần thiết đối với mối tương quan, tương hỗ giữa các nhánh quyền lực.
Đòi hỏi này xuất phát từ sự thống nhất của quyền lực nhà nước, phương
hướng chung trong chính sách của nhà nước.
Qua sự phân tích trên đây, có thể tạm tổng kết về phân chia quyền lực
như một phương cách hạn chế quyền lực nhà nước hữu hiệu như sau:


17
(1) Quyền lực thống nhất tối cao thuộc về nhân dân;
(2) Không có cơ quan nào nắm giữ toàn bộ quyền lực nhà nước;
(3) Sự độc lập của các nhánh quyền lực nhà nước và các cơ quan nhà
nước có tính chất tương đối;
(4) Hệ thống kiềm chế và đối trọng giới hạn quyền lực của mỗi cơ
quan nhà nước và sự cản trở tập trung quyền lực trong tay một nhánh quyền
lực nào đó gây tổn hại cho những nhánh khác.
Montesquieu đã từng nói “kinh nghiệm hàng thế kỷ cho thấy rõ ràng
khi nắm quyền trong tay, bất kỳ người nào cũng có thiên hướng lạm dụng nó,
và người đó còn đi theo hướng ấy cho tới lúc chưa đạt đến giới hạn” [16,
tr.25]. Phân chia quyền lực ra đời cũng là nhằm giảm thiểu sự lạm dụng như
vậy. Hiện nay, hầu như tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng nguyên tắc

này với những mức độ khác nhau. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 cũng phần
nào ghi nhận nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công
và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp” (Điều 2 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi,
bổ sung năm 2001).
Tuy rằng về mặt lý thuyết, nhà nước ta được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập quyền - một nguyên tắc được thừa nhận chung trong các nhà
nước xã hội xã hội chủ nghĩa.
Về nguyên tắc tập quyền: Lịch sử hình thành, phát triển và những thay
đổi trong thế giới ngày nay
Về thực tiễn cũng như trên lý thuyết, nguyên tắc tập quyền hay còn gọi
là thống nhất quyền lực được biết đến từ rất lâu, thậm chí còn có trước khi
học thuyết phân chia quyền lực ra đời. Thời cổ đại, các vua chúa phương
Đông và phương Tây đã tập trung trong tay mình toàn bộ quyền lực mà không
chịu chia sẻ cho bất kỳ ai. Phương pháp thế tập truyền ngôi hầu như là


18
phương pháp duy nhất để duy trì quyền lực của dòng họ không rơi vào tay
dòng họ khác. Ngay trong thời hiện đại, cách đây chưa đầy một thế kỷ, chủ
nghĩa tập quyền còn là nguyên nhân gây nên cuộc đại chiến thế giới II mà
châm ngòi cho nó chính là đội quân phát xít của tên độc tài khát máu Hít le.
Nhưng đó chỉ là nguyên tắc tập quyền trên phương diện cá nhân mà thôi.
Nguyên tắc tập quyền được biết đến với tính cách là học thuyết theo
nghĩa thống nhất quyền lực trên phương diện tập thể mà người có công đặt
nền móng là học giả tư sản người Pháp Rousseau [14].
Rousseau cho rằng, quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ như sự
thể hiện đặc biệt của quyền lực nhân dân tối cao, thống nhất và cho rằng “mọi
thành viên của nhà nước” (các công dân đã trưởng thành) cần tham gia vào
quản lý nhà nước bằng việc hình thành “ý chí chung” trong các cuộc đại hội

nhân dân. Rousseau còn cho rằng, nhà nước được hình thành trên cơ sở bản
“khế ước xã hội”. Theo quan điểm của Rousseau, khế ước là sự thoả thuận
giữa những chủ thể bình đẳng với nhau chứ không phải giữa nhà cầm quyền
và nhân dân, nhà nước chỉ là khế ước có tính chất hình thức, khi phục tùng xã
hội, cá nhân không hề chịu tuân thủ một ai riêng rẽ và “được tự do như đã
từng tự do”. Tự do và bình đẳng giữa những người tham gia khế ước bảo đảm
sự liên kết nhân dân vào một thực thể với những quyền lợi không thể đi
ngược lại những quyền lợi của từng cá nhân.
Bỏ qua luận điểm mang màu sắc duy tâm siêu hình của Rousseau về
nguồn gốc nhà nước thì có thể nói, quan điểm của Rousseau về chức năng xã
hội của nhà nước và chủ quyền nhân dân chứa đựng những hạt nhân hợp lý đã
được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin tiếp nhận và phát triển
thêm một bước, không chỉ ghi nhận về mặt lý luận mà còn tìm kiếm, xây
dựng trên thực tế mô hình một cơ quan để có thể trao toàn bộ quyền lực nhà
nước nhằm thực hiện chuyên chính vô sản. Công xã Pari chính là hình thức


19
nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên; sau đó là nền cộng hoà Xô viết được
xây dựng trên đất nước quê hương của V. I. Lênin. Hiến pháp Liên Xô năm
1977 quy định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước qua các Xô viết đại
biểu nhân dân. Mọi cơ quan nhà nước khác chịu sự kiểm soát của Xô viết và
chịu trách nhiệm báo cáo trước Xô viết.
Hiến pháp Việt Nam cũng ghi nhận nguyên tắc đó khi quy định “Quốc
hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 83 Hiến pháp
năm 1992).
Nguyên tắc thống nhất quyền lực có những mặt tích cực như:
(1) Thống nhất quyền lực nhằm tìm kiếm sự hoà hợp nhất trí trong xã
hội, có tác động dung hoà các thế lực và xu hướng cạnh tranh nhau;

(2) Việc thống nhất mục đích và phương hướng hoạt động của các cơ
quan nhà nước sẽ góp phần tập trung được mọi nỗ lực của bộ máy nhà nước
vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra trước xã hội;
(3) Đặc biệt, tập trung quyền lực trong những điều kiện nhất định như
khủng hoảng chính trị, ngoại xâm có thể ổn định được tình hình, vượt qua
được tình trạng hỗn loạn. Lịch sử Việt Nam thời kỳ chiến tranh và hậu chiến
đã chứng tỏ tính đúng đắn của nguyên tắc này để tập trung mọi nguồn lực cho
việc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Nhưng việc tổ chức thực hiện quyền lực như trên không cứu vãn được
các Xô viết rơi vào tình trạng sụp đổ một cách có hệ thống vào đầu những
năm 90 của thế kỷ XX. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó có nguyên nhân
rập khuôn máy móc tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về việc tổ chức thực
hiện quyền lực nhà nước. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin luôn nhắc
nhở hệ thống lý luận của mình là một hệ thống có tính chất mở, luôn luôn
phải được bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, diễn biến của tình hình


20
trong một thế giới rộng lớn đầy biến động, tránh rơi vào chủ nghĩa giáo điều,
xơ cứng. Rút kinh nghiệm từ bài học của Liên Xô và các nước Đông Âu,
chúng ta phải có cái nhìn đầy đủ hơn về học thuyết thống nhất quyền lực để
có thể vận dụng trong điều kiện hoàn cảnh mới. Trên thực tế, nhiều khi thống
nhất quyền lực chỉ mang tính hình thức, cơ quan được trao quyền lực không
thể thực thi quyền lực vì không có công cụ, phương tiện và cũng không biết
thực thi như thế nào.
Thực ra, theo quan điểm của chúng tôi, qua việc nghiên cứu các học
thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước nói trên, việc tổ chức thực hiện quyền
lực nhà nước theo nguyên tắc nào cũng không có tính chất tuyệt đối: Phân
chia quyền lực không loại trừ sự thống nhất trong chính sách nhà nước về
những vấn đề có tính nguyên tắc và sự tương hỗ giữa các nhánh quyền lực;

còn quan điểm tập trung quyền lực cũng không loại trừ việc thành lập các cơ
quan nhà nước khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau để thực hiện
quyền lực nhà nước thống nhất. Mục đích cuối cùng là phải tìm ra phương
cách để vận hành bộ máy nhà nước một cách hữu hiệu, để thực hiện quyền lực
của nhân dân.
Các nhà lập hiến Việt Nam đã có quan điểm khách quan và toàn diện
khi trong Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992
năm 2001 một mặt ghi nhận nguyên tắc “quyền lực nhà nước là tập trung
thống nhất không thể phân chia”, mặt khác quy định “sự phân công, phân
nhiệm giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp”.
Và cuối cùng, qua sự phân tích trên, chúng tôi muốn khẳng định là các
quốc gia trên thế giới, dù tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước dựa trên
nguyên tắc nào thì đều phải giải quyết một vấn đề có tính lý luận và thực tiễn
đó là tìm ra phương cách để hạn chế quyền lực nhà nước.


21
Khái niệm và mục đích của sự hạn chế quyền lực nhà nước
Hạn chế quyền lực nhà nước là thuật ngữ chỉ tính chất dân chủ trong
một nhà nước, nghĩa là nhà nước không thể có quyền vô hạn định, mà nhà
nước chỉ có quyền trong một phạm vi nhất định được quy định rõ ràng trong
luật. Thuật ngữ này đối lập với thuật ngữ vô hạn định ám chỉ nhà nước phong
kiến và chiếm hữu nô lệ, quyền lực của họ là vô hạn định không bị hạn chế
[12, tr. 45].
Mục đích của sự hạn chế quyền lực nhà nước là nhằm bảo vệ quyền lợi
của nhân dân, quyền con người. Quyền con người (nhân quyền - những quyền
tự nhiên của con người) là những quyền cơ bản nhất của con người, được có
một cách tự nhiên gắn bó mật thiết với con người.
Có thể khái quát các quyền con người theo bản Tuyên ngôn độc lập bất

hủ của nước Mỹ năm 1776: “Chúng ta thừa nhận những chân lý tự nhiên rằng
tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng, rằng tạo hoá trao cho họ những quyền
không thể tước đoạt, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”. Đó là những tuyên ngôn làm nên giá trị nhân bản của Hiến pháp Hoa
kỳ có ý nghĩa vượt thời gian và không gian mà Hồ Chủ Tịch đã dùng làm
những lời đầu tiên của Tuyên ngôn độc lập của nước ta ngày 2 tháng 9 năm
1945 trên quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam năm 1992 tại Chương V -
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền con người được hiểu là:
Các quyền về kinh tế - xã hội bao gồm: Quyền lao động, quyền tự do
kinh doanh theo pháp luật, quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi thành
phần kinh tế, quyền sở hữu hợp pháp về thu nhập hợp pháp, của cải để dành,
vốn và tài sản khác của trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế

×