đại học quốc gia hà nội
khoa luật
trịnh ph-ơng thảo
xây dựng các cơ chế nhà n-ớc bảo vệ hiến pháp
ở n-ớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
luận văn thạc sĩ luật học
Hà nội - 2011
đại học quốc gia hà nội
khoa luật
trịnh ph-ơng thảo
xây dựng các cơ chế nhà n-ớc bảo vệ hiến pháp
ở n-ớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà n-ớc và pháp luật
Mã số : 60 38 01
luận văn thạc sĩ luật học
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đăng Dung
Hà nội - 2011
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: NHU CẦU BẢO VỆ HIẾN PHÁP VÀ BẢO HIẾN TRÊN
THẾ GIỚI
8
1.1.
Hiến pháp và vi phạm Hiến pháp
8
1.1.1.
Hiến pháp
8
1.1.2.
Vi phạm Hiến pháp
9
1.2.
Bảo hiến và các mô hình bảo hiến trên thế giới
12
1.2.1.
Bảo hiến
12
1.2.2.
Các mô hình bảo hiến trên thế giới
20
Chương 2: HIẾN PHÁP VÀ CƠ CHẾ NHÀ NƯỚC BẢO VỆ HIẾN
PHÁP VIỆT NAM
24
2.1.
Bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam
24
2.2.
Cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp Việt Nam
35
2.2.1.
Cơ chế nhà nước và cơ chế xã hội bảo vệ Hiến pháp
35
2.2.2.
Khái niệm cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp
40
2.3.
Khái quát về cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp Việt Nam
44
2.3.1.
Nguyên tắc thực hiện hoạt động bảo hiến của cơ chế nhà
nước bảo vệ Hiến pháp Việt Nam
44
2.3.2.
Vai trò của cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp Việt Nam
45
2
2.3.3.
Thực trạng hoạt động của cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp
Việt Nam
49
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CƠ CHẾ
NHÀ NƯỚC BẢO VỆ HIẾN PHÁP VIỆT NAM
67
3.1.
Nhu cầu khách quan cần hoàn thiện hiến pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động bảo hiến
67
3.2.
Phương hướng hoàn thiện cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp
70
3.3.
Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhà nước bảo
vệ Hiến pháp Việt Nam
74
KẾT LUẬN
83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
86
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ra đời và gây ảnh hưởng đến phương thức sử dụng quyền lực nhà
nước từ cuối thế kỷ thứ XIX đến nay, lý luận về nhà nước pháp quyền hơn lúc
nào hết, đang thực hiện được sự tác động đến các nhà nước mang tính phổ
quát toàn cầu.
Trong đời sống pháp lý, căn cứ vào tên gọi, người ta hay hiểu rằng
nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó pháp luật giữ vị trí, vai trò tối
thượng. Thực ra bản chất của nhà nước pháp quyền thể hiện tính nhân văn
một cách trực diện hơn nhiều. Bản chất của nhà nước pháp quyền là tôn trọng
và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Pháp luật trong nhà
nước pháp quyền trước hết phải là công cụ bảo đảm thực hiện quyền đó, mà
điều được người ta nhắc đến như một điểm sáng của nó là sự ràng buộc của
pháp luật trước hết là đối với nhà nước. Hãy đừng quên, lý luận nhà nước
pháp quyền sinh ra là để chống lại sự độc đoán, chuyên quyền trong các nhà
nước chuyên chế, cảnh sát.
Bảo hiến là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhà nước
pháp quyền bởi vậy, có người đã xem hoạt động bảo hiến như một đặc trưng
cơ bản của nhà nước pháp quyền, cũng như họ coi tòa án Hiến pháp (ở một số
nước là hội đồng bảo hiến hay Viện bảo hiến) là biểu tượng hay "vương
miện" dành riêng cho nhà nước pháp quyền. Nhắc đến nhà nước pháp quyền,
người ta sẽ nói ngay đến vấn đề bảo hiến, chính vì thế, khi xem xét, đánh giá
một quốc gia đã xây dựng được nhà nước pháp quyền hay chưa, người ta
thường dựa trên tiêu chí Hiến pháp của quốc gia đó được bảo vệ ở mức độ
nào. Mức độ được bảo vệ và tôn trọng của Hiến pháp cho phép chúng ta sơ bộ
nhận định được về tình trạng bảo vệ và thực thi các quyền con người, quyền
công dân của một quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc bất cứ quốc gia nào
2
muốn tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền phải chú trọng và không được
coi nhẹ vấn đề bảo vệ Hiến pháp ở đất nước mình.
Trong pháp luật nước ta, từ lâu đã có các cơ chế bảo đảm thực thi và
bảo vệ Hiến pháp với những tính chất, mức độ và cách thức khác nhau. Trong
đó, cơ chế bảo vệ hiến pháp có tính chất Nhà nước do các cơ quan nhà nước
khác nhau thực hiện như: Chủ tịch nước, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính
phủ, Ủy ban nhân dân, Tòa án, Viện kiểm sát. Tuy nhiên, bảo vệ hiến pháp
bằng các thiết chế có tính chuyên môn hay chuyên trách (Toà án hiến pháp,
Hội đồng bảo hiến ) mới là sự thể hiện rõ rệt về tính chất pháp quyền của
nhà nước. Song, tính cho đến thời điểm hiện nay, một cơ chế nhà nước bảo vệ
Hiến pháp có tính chuyên môn hay chuyên trách vẫn chưa được tổ chức ở
nước ta. Trong khi đó vấn đề bảo hiến hiện nay đang là trọng tâm thu hút sự
chú ý từ nhiều phía, không chỉ trong phạm vi nước ta. Đòi hỏi phải nâng cao
và phát huy hơn nữa vai trò của các cơ chế nhà nước trong vấn đề bảo vệ Hiến
pháp đang đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết kể từ khi chúng ta quyết định xây
dựng một nhà nước pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần phải khắc phục những điểm hạn
chế còn tồn tại trong quá trình bảo vệ Hiến pháp mà các cơ chế nhà nước bảo
hiến hiện nay chưa đáp ứng được, song song với điều đó cần phải kiện toàn
lại tổ chức và hoạt động của các cơ chế nhà nước bảo hiến sao cho phù hợp
với những thay đổi trong điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội của nước ta.
Bên cạnh đó, Đảng ta đã xác định một hướng bảo vệ Hiến pháp hết
sức mới mẻ nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc tôn trọng và thực thi Hiến pháp
nước ta đó là: "Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp
trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp" [8, tr. 127]. Thực hiện chủ
trương của Đảng đồng nghĩa với việc chúng ta đang góp phần củng cố hơn
nữa cơ chế nhà nước bảo vệ hiến pháp, góp phần tăng cường hơn nữa ý
thức tuân thủ, tôn trọng và thực thi các quy định của Hiến pháp ở nước ta.
Mặt khác, đó cũng là một trong những yêu cầu đặt ra cho chúng ta cần phải
3
xây dựng và hoàn thiện ở mức độ cao hơn đối với cơ chế nhà nước bảo vệ
hiến pháp. Đề tài luận văn "Xây dựng các cơ chế nhà nước bảo vệ hiến
pháp ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" được thực hiện vì
những lý do trên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tuy bảo vệ Hiến pháp là một nhiệm vụ có tầm vóc lớn lao, xây dựng
cơ chế bảo hiến là việc làm cấp bách, nhưng tài phán Hiến pháp mới chỉ được
nghiên cứu ở nước ta trong thời gian gần đây nên khối lượng các công trình
nghiên cứu so với thế giới còn khá khiếm tốn. Cho đến nay, hầu hết công trình
nghiên cứu khoa học về vấn đề này là các bài báo, các chuyên đề, chuyên khảo
trong các hội thảo, trong đó, nổi bật lên với bài viết của PGS.TS. Nguyễn Như
Phát, Mô hình tài phán Hiến pháp ở Cộng hòa Liên bang Đức, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 11, 2004; PGS. TS Thái Vĩnh Thắng, Mô hình cơ quan bảo
hiến ở các nước trên thế giới, Tạp chí Luật học, số 5, 2004; GS. TSKH: Đào
Trí Úc, Tài phán Hiến pháp và xây dựng tài phán Hiến pháp ở Việt Nam hiện
nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10, 2006; Báo cáo của Đoàn Ủy ban
pháp luật về kết quả nghiên cứu tại Cộng hòa Liên bang Đức; Báo cáo kết
quả của Đoàn công tác của Ban công tác lập pháp tại Cộng hòa Áo và Vương
quốc Anh; Tài liệu tham khảo về Hội thảo về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam do
Ban công tác lập pháp tổ chức tại thành phố Vinh, Nghệ An, tháng 3 năm
2005… Hoặc "Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
của GS.TSKH Đào Trí Úc (Chủ biên), "Cơ chế giám sát Hiến pháp theo các
Hiến pháp Việt Nam và vấn đề xây dựng tài phán Hiến pháp ở Việt Nam hiện
nay" của PGS.TS. Trương Đắc Linh (báo cáo Hội thảo quốc tế về giám sát
Hiến pháp năm 2007), "Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân" của PGS.TS.
Lê Minh Thông trong kỷ yếu hội thảo "Quốc hội Việt Nam 60 năm hình thành
và phát triển", Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2006, "Những vấn đề lý
4
luận cơ bản về thiết chế bảo hiến" và "Những vấn đề cơ bản trong xây dựng
định chế bảo hiến ở nước ta" của PGS.TS. Vũ Thư, Tạp chí Tòa án nhân dân
số 5 năm 2006, số 7 năm 2007… Bên cạnh đó có một số công trình được biên
soạn dưới dạng sách tham khảo đã bước đầu cung cấp thông tin cho người
đọc về kinh nghiệm và nền tài phán Hiến pháp của nước ngoài. Trong số này
có thể kể đến: TS. Nguyễn Sĩ Dũng (chủ biên), Quyền giám sát của Quốc hội-
Nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội,
2004; Ban công tác lập pháp - Đặng Văn Chiến (chủ biên), Cơ chế bảo hiến,
Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội, 2005… Và gần đây là đề tài nghiên cứu cấp bộ
về "Tài phán Hiến pháp- một số vấn đề lý luận cơ bản, kinh nghiệm quốc tế
và khả năng áp dụng cho Việt Nam" do PGS.TS. Nguyễn Như Phát (Viện
trưởng Viện Nhà nước&pháp luật) chủ nhiệm đã phần nào đi sâu vào nghiên
cứu một cách cơ bản và có hệ thống về vai trò của tài phán hiến pháp đối với
việc duy trì và bảo vệ chế độ Nhà nước và nền dân chủ, xu hướng phát triển
của chúng trong thế giới đương đại và đặc biệt là về mô hình lý luận cho việc
xây dựng tài phán hiến pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trong các công trình nghiên cứu khoa học của mình, các nhà khoa học
tập trung tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề lý luận xung quanh các cơ chế nhà
nước bảo hiến ở nước ta, đồng thời xem xét chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp qua các thời kỳ, và đặt trong bối cảnh
xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học đã thể hiện sinh động và hiện thực về thực trạng tổ chức và hoạt
động của cơ chế nhà nước trong việc bảo vệ Hiến pháp, những bất cập, hạn
chế cũng như những luận giải và đề xuất khắc phục những nhược điểm đó
nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ chế nhà nước bảo hiến, từ đó
đẩy mạnh, tăng cường hơn nữa vai trò của các cơ quan này đối với vấn đề bảo
hiến, góp phần tôn vinh Hiến pháp ở nước ta. Đây chính là nguồn nhận thức
cơ bản và quan trọng, là những kiến thức, cơ sở lý luận để học viên tham
khảo, vận dụng, học hỏi để thực hiện đề tài luận văn của mình.
5
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là trên cơ sở tiếp cận tổng thể,
phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ khái niệm, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp ở nước ta, thực tiễn hoạt động của cơ chế
nhà nước bảo hiến và những điểm còn bất cập, hạn chế trong hoạt động của
các cơ quan này gây ảnh hưởng đến việc bảo đảm thực thi, tôn trọng các quy
định của Hiến pháp nước ta, đồng thời hướng tới xây dựng, hoàn thiện cơ chế
nhà nước bảo hiến. Trên cơ sở đó các kiến nghị được đề xuất nhằm sửa đổi,
hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hơn nữa tổ chức, hoạt
động và vai trò của cơ chế nhà nước về bảo vệ Hiến pháp; đưa ra những kiến
nghị phục vụ cho sự thành lập thiết chế bảo hiến chuyên trách ở nước ta góp
phần làm chặt chẽ hơn nữa tổ chức và hoạt động của cơ chế nhà nước về bảo
vệ Hiến pháp mà mục tiêu cuối cùng là bảo vệ quyền công dân, quyền con
người và xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích những cơ sở lý luận cơ bản về cơ chế nhà nước bảo vệ
Hiến pháp, vị trí, vai trò của các cơ quan nhà nước trong thực thi nhiệm vụ
bảo hiến.
- Phân tích và nhận xét về thực trạng cơ chế nhà nước, những điểm
còn tồn tại và hạn chế của cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp nước ta.
- Phân tích những nhu cầu khách quan đòi hỏi phải hoàn thiện hệ
thống pháp luật nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, tổ chức và hoạt động của cơ
chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng
cường hiệu quả hoạt động của cơ chế bảo hiến ở nước ta.
4. Giới hạn của luận văn
Phạm vi của luận văn này tương đối rộng, do đề cập đến thẩm quyền,
chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ Hiến pháp,
6
thể hiện ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh thuộc nhiều lĩnh vực, không cho phép chúng
ta đi vào tìm hiểu sâu hay đề cập hết các khía cạnh, các mức độ thực thi chức
trách, nhiệm vụ bảo hiến được quy định bởi Hiến pháp và pháp luật nước ta.
Trong khuôn khổ luận văn này, luận văn chỉ tập trung vào một số nội
dung cơ bản như: phân tích nhu cầu bảo vệ Hiến pháp, khái niệm, vị trí, vai
trò của cơ chế nhà nước về bảo vệ Hiến pháp, trong đó chủ yếu đề cập đến
hoạt động kiểm tra, giám sát Hiến pháp do các cơ quan nhà nước bảo hiến
thực hiện, phân tích những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực thi trách
nhiệm bảo hiến của các cơ quan nhà nước, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật, nâng cao hơn nữa vai trò bảo hiến của cơ chế nhà nước
bảo vệ Hiến pháp, đồng thời đưa ra kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện
cơ chế bảo hiến nước ta, đáp ứng yêu cầu mà bối cảnh xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa đưa lại.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận mà luận văn sử dụng để thực hiện đề tài nghiên cứu này
là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về nhà nước pháp quyền, về vấn đề
bảo vệ Hiến pháp, về đường lối đổi mới đất nước được thể hiện trong các
Nghị quyết Đại hội Đảng và các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng, Hiến pháp và văn bản Pháp luật của Nhà nước.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thành đề tài luận văn
này là đi từ bản chất đến cụ thể, từ thực tiễn khách quan đến cái chung và cái
riêng. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Triết học Mác -
Lênin, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so
sánh, hệ thống, liệt kê, kết hợp lý luận với thực tiễn…để giải quyết các vấn đề
đặt ra từ luận văn. Các phương pháp trên được sử dụng xuyên suốt đề tài luận
văn, nhưng trong từng chương, mức độ sử dụng có thể khác nhau do xuất phát
từ yêu cầu của việc nghiên cứu và nội dung của đề tài.
7
6. Giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đã bước đầu đi vào nghiên cứu và đưa ra quan điểm cụ thể về
vấn đề bảo hiến, vi phạm Hiến pháp và cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp,
đưa ra một cái nhìn chung nhất về thực trạng của cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở
Việt Nam hiện nay, tìm ra những bất cập, hạn chế trong quá trình thực thi
nhiệm vụ bảo hiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó đánh giá
hiệu quả thực hiện nhiệm vụ bảo hiến trên cơ sở phân tích nhu cầu thực tiễn
cần bảo vệ Hiến pháp ở nước ta.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích đưa ra những giải
pháp, kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện hơn nữa cơ chế nhà nước bảo
vệ Hiến pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiến ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nhu cầu bảo vệ Hiến pháp và bảo hiến trên thế giới
Chương 2: Hiến pháp và cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp Việt Nam
Chương 3: Phương hướng xây dựng, hoàn thiện cơ chế nhà nước bảo
vệ Hiến pháp Việt Nam.
8
Chương 1
NHU CẦU BẢO VỆ HIẾN PHÁP VÀ BẢO HIẾN TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Hiến pháp và vi phạm Hiến pháp
1.1.1. Hiến pháp
Trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia, Hiến pháp là đạo luật gốc, là
nguồn của các văn bản quy phạm pháp luật, có hiệu lực pháp lý cao nhất, cần
phải được tôn trọng và bảo vệ nghiêm ngặt. Về vị trí, Hiến pháp là đạo luật
gốc, luật mẹ, là nguồn của các văn bản quy phạm khác trong hệ thống pháp
luật, Hiến pháp chi phối nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật dưới
nó. Các văn bản quy phạm pháp luật khác đều dựa trên cơ sở Hiến pháp và
phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. Vì vậy, muốn
xác định một hành vi là vi phạm Hiến pháp hay kết luận tính hợp hiến của
một văn bản quy phạm pháp luật chúng ta phải đối chiếu chúng với các quy
định của Hiến pháp. Nói cách khác, Hiến pháp phải được viện dẫn khi giải
quyết các tranh chấp và phán quyết về các vi phạm Hiến pháp.
Về chủ thể của các quan hệ do Hiến pháp điều chỉnh: Phần lớn Hiến
pháp quy định về tổ chức, hoạt động của Nhà nước và xác định quyền và
nghĩa vụ của công dân. Do vậy, chủ thể của vi phạm Hiến pháp có thể là các
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được nhà nước trao quyền (chẳng hạn như Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng ).
Về nội dung, Hiến pháp quy định những chế định lớn như chủ quyền
quốc gia, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị và vấn đề tổ
chức quyền lực nhà nước, vấn đề quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chế
độ kinh tế, văn hóa, giáo dục Những nội dung cơ bản trên của Hiến pháp là
cơ sở pháp lý quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhà nước, bảo đảm cho
quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời, đó cũng là nền tảng pháp lý quan
9
trọng để đánh giá, xem xét về tính hợp hiến của các đạo luật, các hoạt động do
cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền và các tổ
chức xã hội. Hiến pháp có ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, nhưng thực tế
cho thấy, tình trạng Hiến pháp bị xâm phạm trong quá trình thi hành và vận
dụng vào cuộc sống là khá phổ biến, bằng cách này hay cách khác. Bởi vậy,
bảo vệ Hiến pháp là vấn đề được chú trọng ở hầu khắp các quốc gia trên thế
giới hiện nay và là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các quốc gia theo đuổi
mô hình nhà nước pháp quyền. Một trong những đặc trưng cơ bản của nhà
nước pháp quyền là tính tối cao của Hiến pháp, đòi hỏi Hiến pháp phải được
tuân thủ và thực hiện một cách triệt để. Đồng nghĩa với việc nhà nước pháp
quyền không chấp nhận bất kỳ một hành vi nào xâm phạm đến tính tối cao và
toàn vẹn của Hiến pháp. Xuất phát từ đây, nhu cầu bảo vệ Hiến pháp được đặt
ra nhằm đảm bảo Hiến pháp được tôn trọng và giữ gìn nghiêm chỉnh. Nhưng
trên thực tế, trong quá trình thi hành Hiến pháp luôn xảy ra tình trạng vi phạm
Hiến pháp, những hành vi vi hiến do cá nhân hay tổ chức gây ra không chỉ
xâm hại trực tiếp đến sự toàn vẹn của Hiến pháp mà còn gây thiệt hại không
nhỏ đến lợi ích của nhà nước và cá nhân công dân, đồng thời vi phạm quyền
con người, quyền công dân đã được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Nghiêm
trọng hơn, nếu chủ thể vi phạm Hiến pháp là các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, thì hậu quả gây ra thật sự khôn lường, bởi đây là những cơ quan chủ
yếu giữ trọng trách bảo vệ Hiến pháp. Trong khi đó, những vi phạm Hiến
pháp do các cơ quan nhà nước gây ra trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của mình lại không phải là hiếm gặp. Bởi vậy, có thể
khẳng định cần thiết phải bảo vệ Hiến pháp, nhất là trong quá trình các cơ quan
nhà nước thi hành và vận dụng các quy định của Hiến pháp vào cuộc sống.
1.1.2. Vi phạm Hiến pháp
Trước hết, cần phải khẳng định vi phạm Hiến pháp là một dạng của vi
phạm pháp luật bởi Hiến pháp là một bộ phận trong hệ thống pháp luật quốc
10
gia. Do đó, khi nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên vi phạm Hiến pháp ta có
thể xem xét chúng với các yếu tố cấu thành tương tự như vi phạm pháp luật
thông thường bao gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể.
Mặc dù vậy, với vị trí, tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của Hiến pháp, ta
không thể đánh giá vi phạm Hiến pháp như vi phạm pháp luật thông thường,
hay nói cách khác, vi phạm Hiến pháp là một loại vi phạm pháp luật đặc biệt.
Vì thế, khi kết luận về tính hợp hiến hay vi hiến của một hành vi chúng ta cần
phải dựa vào các dấu hiệu như sau:
Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Chủ thể của vi phạm
Hiến pháp là các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao
quyền, trong trường hợp này năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi
phạm Hiến pháp được xem xét tương tự như chủ thể vi phạm pháp luật.
Tính trái Hiến pháp của hành vi: Một hành vi bị xem là trái Hiến pháp
khi nó không tuân theo những quy định của Hiến pháp, xâm hại những quan
hệ được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ.
Yếu tố lỗi: Chủ thể vi phạm Hiến pháp có thể là cơ quan, tổ chức hoặc
cá nhân được Nhà nước trao quyền thẩm quyền, nên việc xác định yếu tố lỗi
không đơn giản. Hiện nay, đang có đề xuất, nếu công dân bị truy cứu trách
nhiệm pháp lý vì hành vi vi phạm pháp luật của mình thì tương tự như vậy,
các cá nhân được nhà nước trao quyền cũng phải bị truy cứu trách nhiệm Hiến
pháp nếu bản thân họ vi phạm Hiến pháp, hoặc do thiếu trách nhiệm dẫn đến
cấp dưới hoặc cơ quan do mình quản lý vi phạm Hiến pháp.
Là một dạng đặc biệt của vi phạp pháp luật, vi phạm Hiến pháp(hay
còn gọi là vi hiến) cũng thể hiện dưới dạng hành động và không hành động.
Trên cơ sở đó, vi phạm Hiến pháp và vi phạm các quy định của những văn
bản quy phạm pháp luật mang tính Hiến định có thể tạm chia thành hai loại:
"vi phạm một cách chủ động và vi phạm một cách bị động" [17]. Vi phạm
Hiến pháp một cách chủ động xảy ra khá thường xuyên, khi các cơ quan nhà
11
nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung
trái với các quy định của Hiến pháp hoặc trái với tinh thần của Hiến pháp. Sở
dĩ như vậy, bởi các cơ quan ban hành ra các văn bản quy phạm vi hiến này đa
phần là các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý, nên khi ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, họ thường có xu hướng đề ra các quy định tạo
thuận lợi cho hoạt động của mình, nhưng cũng vì vậy mà họ đã đẩy những khó
khăn và bất lợi về phía người dân- đối tượng trực tiếp chịu sự quản lý, điều này
đồng nghĩa với việc họ đã vi phạm các quyền của người dân được Hiến pháp
thừa nhận và bảo vệ. Bên cạnh đó, với lý do nhằm tạo thuận lợi cho công tác
quản lý của mình, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cho rằng nội
dung các văn bản quy phạm pháp luật do họ ban hành là vi hiến, và cần thiết
phải làm như thế nhằm giúp các cơ quan chức năng dễ dàng hơn khi thực hiện
nhiệm vụ, hơn nữa, điều đó là có ích cho cộng đồng. Chẳng hạn, trong thời
gian vừa qua, hàng loạt các văn bản pháp lý do các Bộ ban hành đã bị Cục
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ tư pháp "tuýt còi" vì chứa đựng những
nội dung vi phạm Hiến pháp, điển hình như Quyết định số 33/2008/QĐ-BYT
ngày 30/09/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người
điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, hay thông tư liên tịch
Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế số 09/2009/TTLT-BYT-TC ngày 14 tháng
08 năm 2009,…Còn vi phạm Hiến pháp một cách bị động là dạng vi phạm
Hiến pháp tương đối khó nhận biết, vì vi phạm này chỉ xảy ra khi các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền không ban hành những văn bản quy phạm pháp luật
nhằm cụ thể hóa các quy định Hiến pháp, trong khi họ có nghĩa vụ phải ban
hành chúng, hoặc không ban hành những văn bản pháp lý mà theo quy định
pháp luật là phải ban hành. Hay nói cách khác, họ đã không thực hiện đúng
chức trách, nhiệm vụ mà Hiến pháp và pháp luật đã trao cho họ, và việc các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thực hiện hoặc thực hiện nhưng
không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình cũng chính là hành
vi vi phạm Hiến pháp. Nhưng vì những vi phạm Hiến pháp loại này ở dạng
12
dạng không hành động nên rất khó xác định, trừ phi tự bản thân cơ quan nhà
nước đó thừa nhận, còn không, hầu hết chúng ta đều khó nhận biết được, mặc
dù hậu quả mà những vi phạm Hiến pháp loại này để lại cũng rất nghiêm
trọng. Bởi những kẽ hở pháp lý được tạo ra khi các văn bản quy phạm pháp
luật không được ban hành để điều chỉnh kịp thời là cơ sở cho những hành vi
xâm hại đến quyền, lợi ích của công dân, của xã hội được thực hiện mà không
bị xử lý, hay đến khi phát hiện ra thì hậu quả để lại đã quá lớn, không thể
khắc phục được. Trên thực tế, nếu căn cứ theo quy định tại Điều 7 Hiến pháp
năm 1992 sửa đổi năm 2001, thì cử tri có quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự
tín nhiệm của nhân dân. Nhưng nếu chỉ với quy định như vậy, thì cử tri khó
lòng thực hiện được quyền bãi nhiệm đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân, thậm chí cho tới thời điểm hiện tại, không có bất cứ quy
định nào hướng dẫn cụ thể vấn đề đó. Điều đó đã hạn chế quyền lợi của cử tri,
vì không có những quy định chi tiết, cụ thể về trình tự, thủ tục bãi nhiệm đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân nên cử tri mặc dù không còn đặt
niềm tin vào các đại biểu dân cử của mình, cũng không cách nào thực hiện
quyền bãi nhiệm đối với họ. Trong trường hợp này, việc các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đã không ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền hạn bãi nhiệm các đại biểu
dân cử của cử tri, được xem là vi phạm Hiến pháp. Vô hình trung, họ đã hạn
chế quyền lợi hợp pháp của cử tri đã được ghi nhận trong Hiến pháp.
1.2. Bảo hiến và các mô hình bảo hiến trên thế giới
1.2.1. Bảo hiến
Hiện nay trên thế giới có nhiều quan niệm về bảo hiến. Có người cho
rằng "bảo hiến(bảo vệ Hiến pháp) là tổng hợp các biện pháp giữ gìn, chống
lại sự vi phạm các nguyên tắc và quy phạm của hiến pháp"[3, tr.17]. Bảo hiến
ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, quan điểm này đã đồng nhất giữa bảo vệ
Hiến pháp và bảo đảm Hiến pháp.
13
Theo quan điểm khác, bảo hiến lại được hiểu là "hoạt động của chủ
thể có thẩm quyền ra phán quyết về tính hợp hiến hoặc bất hợp hiến của văn
bản pháp luật, qua đó làm phát sinh hệ quả pháp lý vô hiệu hóa văn bản pháp
luật vi hiến" [1, tr. 16]. Nếu quan điểm thứ nhất có xu hướng mở rộng nội
hàm khái niệm, thì quan điểm thứ hai lại thu hẹp nội hàm của khái niệm "bảo
hiến" khi coi hoạt động bảo hiến chỉ gói gọn trong hoạt động xem xét, đánh
giá và phán quyết về tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật.
Khoan bàn đến tính đúng sai giữa hai khái niệm, ở đây chúng ta phải
xuất phát từ bản chất của hoạt động bảo hiến để có được cái nhìn đúng đắn
nhất về nó. Trước hết, bảo hiến hiểu một cách đơn giản nhất là bảo vệ Hiến
pháp, trong đó giữ gìn sự toàn vẹn của Hiến pháp là việc đầu tiên cần làm,
quan trọng hơn, cần phải giữ cho Hiến pháp không bị vi phạm, hay nói cách
khác, giữ cho các quan hệ được Hiến pháp thừa nhận và bảo vệ không bị xâm
hại đến. Nói đến các đối tượng hàng đầu được Hiến pháp thừa nhận và bảo vệ
không thể không nhắc đến quyền con người và quyền tự do, dân chủ của công
dân. Hiến pháp được sinh ra là để bảo vệ những quyền đó. Nhưng điều này
chỉ thực hiện được nếu chúng ta ngăn chặn được những vi phạm Hiến pháp
trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước. Mặt khác, phạm vi hoạt động của
các cơ quan nhà nước là rất rộng, không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, do đó, cần phải kiểm soát sự vi hiến của các cơ
quan này ở cả những lĩnh vực khác. Do đó, nếu bảo hiến chỉ được hiểu một
cách đơn giản là hoạt động xem xét tính hợp hiến hay vi hiến của các đạo luật
và các văn bản pháp lý khác, thì chúng ta không thể kiểm soát được những vi
phạm Hiến pháp trong những lĩnh vực hoạt động khác của quyền lực nhà
nước. Nói cách khác, cần phải hiểu bảo vệ Hiến pháp theo nghĩa rộng nhất.
"Bởi lẽ, toàn bộ hoạt động của hệ thống nhà nước, của xã hội và các hành vi
pháp lý tích cực của công dân, đặc biệt là hệ thống thanh tra, giám sát và xét
xử, suy cho cùng đều có khả năng và mục tiêu bảo vệ Hiến pháp" [31]. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng ta chỉ xét đến hoạt động bảo vệ
14
Hiến pháp được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền, được Hiến pháp
trao cho trọng trách bảo vệ Hiến pháp, vì vậy, không đi sâu vào phân tích hoạt
động bảo hiến do cơ chế xã hội thực hiện.
Xuất phát từ một thực tế là thi hành Hiến pháp không thể tránh khỏi vi
phạm Hiến pháp, bảo hiến là một nhu cầu tất yếu khách quan, cần phải thực
hiện nghiêm chỉnh, triệt để. Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nếu đã có cho
riêng mình một bản Hiến pháp, dù thành văn hay bất thành văn cũng đều phải
nghĩ tới vấn đề bảo vệ Hiến pháp. Mặt khác, Hiến pháp giữ vị trí, vai trò quan
trọng đặc biệt trong xã hội, nó đứng trên các thiết chế như nhà nước, xã hội,
đồng thời nó là nền tảng pháp lý và chính trị căn bản để từ xã hội tổ chức nên
Nhà nước, là cơ sở để xác lập và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, xác
lập và tổ chức mối quan hệ giữa Nhà nước - xã hội và công dân…Từ đó, có
thể nói, Hiến pháp là công cụ để phân chia và giới hạn các quyền lực chính trị
trong đó chủ yếu là quyền lực nhà nước. Trong khi việc tổ chức quyền lực nhà
nước cũng là một trong những nội dung căn bản của nhà nước pháp quyền,
nên nhu cầu bảo vệ Hiến pháp cũng xuất phát từ mục tiêu xây dựng và bảo vệ
nhà nước pháp quyền.
Khi nói đến vấn đề bảo hiến, không thể không nhắc đến chủ nghĩa hợp
hiến phương tây, đây là nền tảng căn bản cho sự hình thành chế độ tài phán
hiến pháp. Vì bản chất của chủ nghĩa hợp hiến là sự giới hạn pháp lý đối với
công quyền, nên nó trở thành cảm hứng để thông qua đó người ta tìm ra các
biện pháp nhằm hạn chế quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân. Trong đó, đòi hỏi trước hết của chủ nghĩa hợp hiến là tổ chức và
điều hành của chính quyền phải tuân theo các quy định của Hiến pháp, nhưng
có Hiến pháp không có nghĩa là có chủ nghĩa hợp hiến. Bản Hiến pháp phải
chứa đựng những quy định nhằm hạn chế bớt quyền lực của chính quyền, điều
chỉnh hoạt động của chính quyền theo hướng bảo vệ quyền con người, quyền
công dân mới là chủ nghĩa hợp hiến tự do. Chính vì vậy, để giới hạn được
quyền lực nhà nước, bắt buộc Hiến pháp phải được đứng ở vị trí cao nhất trong
15
trong hệ thống pháp lý cũng như trong đời sống xã hội, hay nói cách khác,
đứng trên mọi văn bản pháp luật khác do nhà nước ban hành, và được toàn xã
hội tôn vinh. Bắt nguồn từ đây, lý thuyết về tính tối cao của Hiến pháp và
quyền tài phán hiến pháp đã được hình thành và phát triển, được các quốc gia
có nền lập hiến lâu đời ở Châu Âu và Châu Mỹ thừa nhận. Như vậy, có thể
kết luận học thuyết hiến pháp tối cao là cơ sở của học thuyết tài phán hiến
pháp, bởi Hiến pháp sẽ không giữ được sự toàn vẹn và tính tối cao của nó nếu
nội dung của nó bị xâm hại, đồng thời những hành vi xâm hại đó không bị
phán xử bởi bất cứ một thiết chế nào. Theo quan điểm của các học giả phương
Tây, một chính quyền cho dù được thiết lập trên cơ sở Hiến pháp cũng không
thể được xem là điều hành theo chủ nghĩa hợp hiến nếu không có một cơ chế
phán quyết các vi phạm Hiến pháp của chính quyền đó. Trong buổi đầu của
nền lập hiến, cơ quan dân cử là đối tượng được lựa chọn để bảo vệ Hiến pháp,
bởi thế, thẩm quyền bảo hiến được trao cho hội nghị dân cử, một ủy ban của
Quốc hội, Nghị viện hoặc một trong hai viện của Quốc hội. Ở một số nước
trên thế giới khi lựa chọn mô hình bảo hiến là một cơ quan trong bộ máy nhà
nước thì thông thường trọng trách bảo hiến được trao cho cơ quan lập hiến.
Tuy nhiên ở các nước đó có sự phân biệt giữa quyền lập hiến và quyền lập
pháp. Khi đó, Hiến pháp được ban hành bởi một cơ quan ở vị trí thuận lợi để
giải thích Hiến pháp, kịp thời nhận biết những vi phạm Hiến pháp và phải ở vị
trí cao hơn cơ quan lập pháp. Song, quan niệm trao trọng trách bảo hiến cho
cơ quan dân cử đã không còn phù hợp nữa, do đó, mô hình bảo hiến này được
rất ít quốc gia áp dụng. Sở dĩ như vậy bởi nếu trao quyền bảo hiến cho cơ
quan chính trị như cơ quan dân cử thì vấn đề sẽ được xem xét dưới khía cạnh
chính trị hơn là khía cạnh pháp lý. Trong khi đó việc kiểm soát tính hợp hiến
lại là một hành vi pháp lý. Nhưng "cơ quan chính trị lại xử lý vấn đề trong
quan điểm, góc nhìn chính trị, sự kiểm soát tính hợp hiến dễ bị sai lạc khi cơ
quan này nhìn nhận đến tính hợp thời, lợi ích và giá trị thực tiễn của đạo luật
hơn là xem xét tính hợp hiến của nó" [8, tr. 127]. Việc kiểm soát tính hợp hiến
16
của pháp luật thuộc về nghiệp vụ mang tính pháp lý, từ đó phát sinh quan
niệm trao trọng trách bảo hiến cho cơ quan tư pháp. Quyền lực nhà nước được
chia thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó, lập pháp và
hành pháp là hai lĩnh vực dễ nảy sinh tình trạng lạm quyền, đặc biệt là quyền
lực hành pháp, nên dễ dàng xâm phạm đến các quyền con người và quyền
công dân. Nhưng tư pháp với đặc thù là đại diện cho công lý để bảo vệ cho
những quyền tự nhiên vốn có của con người, nên tư pháp trở thành công cụ
hữu hiệu để kiểm soát tính hợp hiến và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
con người và công dân. Bên cạnh đó, với việc tổ chức quyền lực nhà nước
theo nguyên tắc phân quyền, việc lựa chọn tư pháp- một ngành quyền lực có
những khác biệt với ngành lập pháp và hành pháp, để trao trọng trách bảo
hiến là hợp lý, điều này đảm bảo cho hoạt động bảo hiến diễn ra một cách
khách quan. Vì chẳng cơ quan nào hay cá nhân nào muốn tự mình phán xử
hay bãi bỏ một đạo luật hay văn bản pháp quy do mình ban hành khi văn bản
đó chứa đựng nội dung vi hiến, trong khi tòa án có thừa khả năng để vô hiệu
hóa những văn bản vi hiến đó. Chính vì thế, mô hình tài phán hiến pháp hiện
nay được hầu hết các quốc gia trên thế giới lựa chọn là mô hình Tòa án hiến
pháp-dùng tư pháp để kiềm chế và kiểm soát quyền lực lập pháp và quyền lực
hành pháp. Theo đó, các quốc gia trên thế giới đều dựa vào quyền lực tư pháp
để buộc các cơ quan hành pháp cũng như lập pháp phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật đối với mọi hoạt động do cac cơ quan này thực hiện và buộc
họ trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải
triệt để tuân thủ các quy định của Hiến pháp.
Theo PGS.TS Nguyễn Như Phát, tư tưởng tài phán hiến pháp bắt
nguồn từ lịch sử phát triển của Châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng sự phát triển của
tài phán hiến pháp trên thế giới được ghi dấu ấn đặc biệt từ nửa sau của thế kỷ
20 gắn liền với sự hình thành và phát triển của các thể chế tòa án hiến pháp ở
nhiều quốc gia và khu vực. Hiện nay, khi nghiên cứu về lịch sử hình thành và
phát triển của chế độ bảo hiến trên thế giới vẫn còn tồn tại khá nhiều ý kiến
17
khác nhau xung quanh vấn đề này. Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng, "trước
năm 1945 nền tài phán hiến pháp chỉ thực sự tồn tại ở 4 quốc gia đi tiên
phong là Mỹ, Thụy Sỹ, Áo và Ai Len" [16]. Nhưng tựu trung lại có thể chia
lịch sử hình thành và phát triển của chế độ bảo hiến cũng như nền tài phán
hiến pháp làm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Sự hình thành và phát triển của nền tài phán hiến pháp
đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong giai đoạn này, nền tài phán
hiến pháp vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, tòa án
hiến pháp mới chỉ được thành lập tại một vài quốc gia như Hoa Kỳ (Tòa án
tối cao) vào năm 1803, Thụy Sỹ(tòa án liên bang Thụy Sỹ) vào năm 1874, tại
Áo năm 1920. Bởi ở Châu Âu, trừ một vài quốc gia Bắc Âu, thừa nhận vai trò
tối cao của các cơ quan lập pháp, nên họ không tổ chức nên hệ thống kiểm tra
tính hợp hiến của tòa án một cách trực tiếp. Còn ở Pháp, người ta lại quan
niệm rằng cơ quan lập pháp đại diện cho quyền lợi của nhân dân, nên được
đánh giá thích hợp nhất để bảo vệ cho các quyền con người, quyền công dân.
Hay nói cách khác, với quan niệm như vậy, đã có khá nhiều người không ủng
hộ việc thành lập một tòa án hiến pháp hay bất kỳ cơ quan nào đứng trên
Quốc hội và phán xét các văn bản pháp lý do cơ quan này đưa ra. Tuy vậy,
nhưng những mầm mống của tài phán hiến pháp đã bắt đầu xuất hiện tại các
quốc gia Châu Âu trong giai đoạn này, chẳng hạn ở Na Uy, tòa án đã có thẩm
quyền kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật vào năm 1890 và nhiều hoạt
động kiểm tra tính hợp hiến mang tính tòa án cũng được thực hiện ở các quốc
gia như Đan Mạch, Hy Lạp vào thế kỷ XIX. Mặc dù không thực sự điển hình,
nhưng cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Rumani cũng đã xuất
hiện tòa án hiến pháp theo mô hình kiểu Mỹ.
Giai đoạn II: Bắt đầu từ khoảng sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất
đến trước chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đây là giai đoạn mà nền tài phán
hiến pháp nói riêng và bảo hiến nói chung trên thế giới mang đậm dấu ấn của
tài phán hiến pháp Áo. Được thành lập vào năm 1920, tòa án hiến pháp Áo đã
18
mang lại ảnh hưởng to lớn đến hầu khắp các quốc gia Châu Âu. Mô hình bảo
hiến này đã được vận dụng để kiểm tra tính hợp hiến ở Tschechoslowakei
(năm 1920), Liechtenstein (5/11-1925), Hy Lạp (1927), Ai Cập (1941) và Tây
Ban Nha (1931) và Ai-len (1937). Song, do bùng nổ chiến tranh thế giới thứ
hai, việc mở rộng hoạt động kiểm hiến đã không thực hiện được, đồng thời
trong khoảng thời gian này, các thể chế đã được thành lập trên thực tế không
còn hoạt động. Bắt đầu từ năm 1933 đến năm 1945 hoạt động kiểm tra tính
hợp hiến đã không còn được tiến hành ở Áo, trong khi đó, tương tự như vậy,
ở Séc, hoạt động bảo hiến đã dừng lại kể từ sau 1938.
Giai đoạn III: Sự phát triển của tài phán hiến pháp sau chiến tranh thế
giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỷ XX. Đây là giai đoạn ghi nhận sự
phát triển mạnh mẽ của nền tài phán hiến pháp thế giới và kéo dài cho đến tận
ngày nay. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa
phát xít trên toàn thế giới, mở ra một chương mới trong lịch sử hình thành và
phát triển của nền tài phán hiến pháp nói riêng và lịch sử bảo hiến thế giới nói
chung. Nhân loại đã tiến thêm một bước về mặt nhận thức khi quan niệm việc
kiểm tra tính phù hợp với hiến pháp là dấu hiệu của dân chủ. Mặt khác, xuất
phát từ lý do chính trị, hoạt động kiểm tra tính hợp hiến được nhìn nhận một
cách tích cực hơn do nó là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát quyền lực nhà
nước, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn hiệu lực
tối cao của Hiến pháp. Với những ưu điểm như vậy, cơ chế bảo hiến đã được
tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
như Braxin (năm 1946), Nhật Bản (1947), Burma / Miến Điện (1947), Thái
Lan (1949), Cộng hòa Liên bang Đức (1949), Ấn Độ (1949), Pháp (1958),
Luxemburg, Sy Ri (1950) và Uruguay (1952). Đặc biệt, ở Pháp, trọng trách
bảo hiến được trao cho Hội đồng bảo hiến, đây không phải là mô hình tòa án
hiến pháp mà là thiết chế được tổ chức ngang hàng với cơ quan hành pháp.
Hội đồng bảo hiến Pháp được thành lập chỉ để thực hiện nhiệm vụ cảnh báo
Quốc hội khi cơ quan này có những động thái vi phạm Hiến pháp, nhằm giữ
19
cho Quốc hội hoạt động đúng với phạm vi thẩm quyền mà Hiến pháp đã xác
lập cho nó. Bởi thế, Hội đồng bảo hiến Pháp không tiến hành hoạt động kiểm
tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, không giải quyết
những khiếu kiện liên quan đến Hiến pháp cũng như không kiểm soát quyền
lực hành pháp.
Giai đoạn IV: Từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX cho đến ngày nay
Thập kỷ 70 của thế kỷ trước trôi qua với khá nhiều biến động về mặt
chính trị và pháp lý, những sự kiện này tác động rất lớn tới sự hình thành và
phát triển của chế độ bảo hiến trên thế giới. Chẳng hạn, cùng với sự xóa bỏ
chế độ độc tài ở một số quốc gia Nam Âu như Hy Lạp (1968), Tây Ban Nha
(1978) và Bồ Đào Nha (1976), hay sự chuyển đổi sang chế độ dân chủ của hệ
thống chính trị ở một số quốc gia, mô hình tài phán hiến pháp kiểu Đức và Ý
đã được tổ chức ở nhiều nước. Trong đó, theo đánh giá của học giả người
Pháp Michel Fromont, mô hình tài phán hiến pháp kiểu Đức là một sáng tạo
hoàn toàn mới của Đạo luật cơ bản Đức. Nó cũng là tổ chức nổi tiếng nhất ở
Đức và trên toàn thế giới. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự hiện diện của tài
phán hiến pháp ở một loạt các quốc gia Mỹ la tinh, Châu Phi và Đông Nam Á.
Cơ quan tài phán hiến pháp không chỉ được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ Hiến pháp mà còn trở thành đối trọng để cân bằng, kiểm soát quyền
lực nhà nước ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, không phải bất cứ quốc
gia phát triển nào cũng tổ chức tòa án hiến pháp, có thể kể đến ở đây "như Hà
Lan, Điều 120 Hiến pháp nước này quy định các thẩm phán không được phép
đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật và hợp đồng" [16], hoặc điển hình như
ở Anh, không thể phủ nhận "về mặt lý thuyết là tính đến thời điểm hiện nay,
vương quốc này không có Hiến pháp thành văn, chỉ có truyền thống do các
đạo luật của Quốc hội ban hành đem lại" [16].
Hiện nay, có thể nói, nền tài phán hiến pháp đã phát triển ở hầu khắp
các quốc gia trên thế giới. Ở đâu có Hiến pháp, tất yếu ở đó phát sinh nhu cầu
20
bảo vệ Hiến pháp, và đương nhiên, điều này đồng nghĩa với việc xuất hiện tài
phán hiến pháp. Trong thế giới hiện đại ngày nay, quyền con người, quyền tự
do, dân chủ của công dân ngày càng được đề cao, chú trọng và quan tâm, đây
là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tài phán hiến pháp. Thậm chí, ngay
cả những quốc gia vẫn còn nhập nhằng trong việc phân định quyền lực nhà
nước cũng đã nghĩ tới việc tổ chức một cơ chế bảo hiến chuyên trách, đây
được xem là một tín hiệu tích cực cho chế độ bảo hiến trên thế giới, qua đó
cho thấy nhận thức của con người đối với tầm quan trọng của việc bảo hiến
cũng vấn đề như quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân đã có
sự cải thiện và chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng tốt.
1.2.2. Các mô hình bảo hiến trên thế giới
Mặc dù đều sử dụng tư pháp để kiểm soát đối với lập pháp và hành
pháp nhưng ở mỗi quốc gia khác nhau lại sử dụng mô hình bảo hiến phù hợp
với đặc thù chính trị - xã hội - pháp lý riêng của mình. Trên thế giới hiện nay
có những mô hình bảo hiến sau đây:
Thứ nhất, là mô hình bảo hiến phi tập trung, hay còn gọi là mô hình
tài phán hiến pháp kiểu Mỹ. Theo đó, mô hình này không được tổ chức thành
một thiết chế chuyên biệt, mà trọng trách bảo vệ Hiến pháp được trao cho tòa
án, hay nói cách khác, tòa án kiêm luôn chức năng bảo hiến. Ở Mỹ, bảo vệ
Hiến pháp chỉ là một trong các chức năng của hệ thống tòa án, như vậy,
quyền tài phán hiến pháp được tập trung cho hệ thống tòa án- cơ quan nắm
quyền lực tư pháp, nhưng đồng thời sự tập trung này cũng chỉ mang tính
tương đối vì không chỉ tòa án tối cao liên bang mà tất cả các tòa án trong hệ
thống tòa án liên bang đều có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của tất cả các
đạo luật. Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ cũng có những đòi hỏi rất khắt khe khi
thiết lập như: phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ
chức quyền lực nhà nước, có một hệ thống tập quán và án lệ cực mạnh, trình
độ của các thẩm phán phải cực cao. Cần phải lưu ý là trong mô hình thiết chế
21
bảo hiến này, quyền tài phán hiến pháp thuộc về nhánh quyền lực tư pháp,
chứ không thuộc về riêng tòa án nào. Vì thế, nếu xét thấy một đạo luật là vi
hiến, thì tất cả mọi tòa án trên lãnh thổ Hoa Kỳ đều có quyền từ chối áp dụng
đạo luật đó. Có thể liệt kê một số nước áp dụng mô hình bảo hiến Hoa Kỳ như
Australia, New Zealand, Canada, Ấn Độ, Thụy Sỹ hay một số quốc gia Bắc
Âu như Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và hầu hết các nước khu
vực Nam Mỹ. Ngoài Hoa Kỳ, có thể nhắc tới Thụy Sỹ, đây là một quốc gia có
nền bảo hiến lâu đời (bắt đầu từ năm 1874). Thụy Sỹ đã duy trì vị trí của Tòa
án Liên bang trong Hiến pháp mới của mình (có hiệu lực từ tháng 1/2000) cho
tới nay. Tuy nhiên, "khác với ở cấp bang, tài phán hiến pháp ở cấp độ liên
bang ở Thụy Sỹ bị giới hạn, khi thiếu hụt hẳn sự kiểm tra tính hợp hiến của
đối với các đạo luật Liên bang" [34].
Thứ hai, là mô hình bảo hiến tập trung, hay còn gọi là mô hình bảo
hiến kiểu Áo - Đức. Đây là kiểu mô hình bảo hiến trong đó quyền tài phán
hiến pháp được trao cho một cơ quan bảo hiến chuyên trách, trong trường hợp
này là Tòa án. Hay nói cách khác, đây là mô hình bảo vệ và giám sát Hiến
pháp được tổ chức độc lập về mặt thể chế với hai đại diện điển hình là tòa án
hiến pháp Áo và tòa án hiến pháp Liên bang Đức. Mô hình bảo hiến này
không đòi hỏi những điều kiện ngặt nghèo như mô hình bảo hiến kiểu Mỹ.
Bên cạnh đó, tòa án hiến pháp theo mô hình Đức - Áo được thành lập chỉ với
nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp, và giải quyết các tranh chấp Hiến pháp theo yêu
cầu của tổ chức, cá nhân. Quyết định của tòa án hiến pháp có hiệu lực pháp lý
bắt buộc thi hành đối với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan. Mô hình tài phán
hiến pháp tập trung kiểu Áo - Đức trong những năm qua đã được nhân rộng ra
các nước trên thế giới, các nước tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị,
pháp lý cụ thể của quốc gia mình mà tổ chức tòa án hiến pháp phù hợp. Ngoài
Đức và Áo, Pháp, Bỉ Hy Lạp, I-ta-li-a, Liechtenstein, Tây Ban Nha, Ba Lan,
Thổ Nhĩ Kỳ, Hung- ga- ri, Séc và Nga cũng là những quốc gia có cơ quan tài
phán hiến pháp được tổ chức một cách độc lập. Không những thế, các nước