Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quốc hội-cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.05 KB, 12 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiến pháp là sản phẩm của một dân tộc, thể hiện ý chí cũng như bảo vệ quyền và lợi ích
của nhân dân nói chung và của dân tộc nói riêng. Dựa trên cơ sở hiến pháp; nhân dân cả
nước bầu ra các thành viên Quốc hội của mỗi khóa; để thể hiện tiếng nói, ý kiến của
mình đồng thời thể hiện tình quyền lực và đảm bảo thực hiện nó. Chính vì thế, trong bài
này chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích “Quốc hội-cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân,cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” theo điều 83 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Quốc hội qua các thời kì và những thành tựu đã đạt được.
Quốc hội đã trải qua XI khóa họp và mới đây nhất đã hoàn thành khóa họp thứ XII kì
họp thứ 9 vào ngày 29/3/2011 tại Hà Nội. Mỗi kì họp đều mang những đặc điểm quan
trọng và để lại những thành tựu to lớn trong công cuộc kiến thiết, phát triển đất nước.
Dựa vào bốn bản hiến pháp chúng ta chia ra làm bốn thời kỳ như sau:
1. Thời kì 1946-1960.
Với 12 kỳ họp, Quốc hội khóa I đóng góp công lao to lớn vào công cuộc xây dựng nhà
nước dân chủ cộng hòa trong những năm tháng đầu tiên sau khi cách mạng tháng tám
thành công, Quốc hội đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp
kháng chiến, kiến quốc. Quốc hội đã thông qua các kế hoạch khôi phục, cải tạo, phát
triển kinh tế, văn hóa, xây dựng bộ máy nhà nước, thông qua bản Hiến pháp 1946 và
Hiến pháp 1959. Đánh giá về công lao to lớn của Quốc hội khóa I, tại kì họp thứ 12,
Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã nói: “Quốc hội ta đã hết lòng vì dân,vì nước, đã làm
trọn một cách vẻ vang nhiệm vụ của những người đại biểu của nhân dân”.
2.Thời kì 1960-1980
Trong thời kì này, Quốc hội hoạt động theo Hiến pháp 1959 và trải qua 5 khóa hoạt
động: Quốc hội khóa II (1960-1964), khóa III ( 1964-1971), khóa IV ( 1971-1975),
khóa V (1975- 1976), khóa VI ( 1976-1981).
Hiến pháp 1959 quy định rõ ràng và đầy đủ hơn trước về vị trí, vai trò của Quốc hội.
Theo đó, Quốc hội có 17 nhiệm vụ, quyền hạn như làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến
pháp, làm pháp luật, giám sát việc thi hành Hiến pháp, vv…Hiến pháp 1959 tiếp tục
khẳng định: “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về


nhân dân” và “Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước
nhân dân” (Điều 4).
Trong giai đoạn này, Quốc hội đã phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc động
viên sức người, sức của để xây dựng Chủ nghĩa xã hội, kháng chiến dành thắng lợi,
thống nhất đất nước.
3. Thời kì 1980-1992
Đây là thời kì Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1980, theo đó
Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc Hội là cơ quan
duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước.
4.Thời kì từ năm 1992 đến nay
Đây là thời kì Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp 1992. Để thể hiện sự
tập trung ( thống nhất) quyền lực, Hiến pháp 1992 khẳng định Quốc hội vẫn là cơ quan
đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Ngoài ra trong tổ chức hoạt động của Quốc hội đã có những đổi mới cơ bản, khắc phục
tính hình thức, hạn chế trong hoạt động ở các khóa Quốc hội trước và ngày càng khẳng
định vị trí, vai trò quan trọng là cơ quan đại diện dân cử cao nhất, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II.QUỐC HỘI LÀ CƠ QUAN ĐẠI BIỂU CAO NHẤT CỦA NHÂN DÂN.
Theo điều 83, Hiến pháp 1992, Quốc Hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, là
cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ta.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất đã
khẳng định Nhà Nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Đồng thời
Hiến Pháp cũng xác định trách nhiệm của nhà nước là bảo đảm và không ngừng phát
huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, mọi người đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Xuất phát từ bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Hiến pháp
đã chỉ ra cách thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước. Điều 6 Hiến Pháp 1992 quy

định:” Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc Hội và Hội đồng nhân
dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân
bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Như vậy, có thể khẳng định rằng, theo
Hiến Pháp thì nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội
đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do
nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, nhưng Quốc hộ là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
1.Quốc Hội do toàn dân bầu ra.
Quốc hội Việt Nam là cơ quan duy nhất do toàn dân trực tiếp bầu ra dựa trên nguyên tắc
đã được Hiến pháp quy định đó là phổ thông, đầu phiếu, bình đẳng, và bỏ phiếu kín.
Thông qua bầu cử, cử tri cả nước lựa chọn những đại biểu đại diện cho tiếng nói và
nguyện vọng của mình để hình thành lên Quốc hội. Việc người dân tham gia bầu cử đại
biểu Quốc hội thể hiện tính dân chủ trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước. Các đại biểu Quốc hội do cử tri trực tiếp bầu ra với nhiệm kì 5 năm. Hệ
thống bầu cử ở đây chỉ áp dụng chế độ đại cử tri hoặc chế độ đại diện theo các cơ cấu
chính trị- xã hội như ở nhiều nước khác. Quốc hội có cơ cấu thành phần phản ánh sự
đoàn kết rộng rãi,theo quy định của Hiến pháp và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, tất cả
các công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử đại biểu
Quốc hội và từ đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội. Đại biểu
Quốc hội đại diện cho các tầng lớp nhân dân, từ đại diện của nông dân đến đại diện của
đội ngũ trí thức, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
chính trị xã hội - nghề nghiệp, đại diện cho các giới .v.v…Tính đại diện cao nhất của
Quốc hội được thể hiện không chỉ ở thành phần, cơ cấu đại biểu Quốc hội mà còn được
thể hiện ở vai trò của đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ:” Các đại biểu
trong Quốc hội này không phải đại diện cho một Đảng phái nào cả mà là đại biểu cho
toàn thể quốc dân Việt Nam. Quốc hội là tiêu biểu cho ý chí thống nhất của toàn dân tộc
ta, một ý chí sắt đá không gì không gì lay chuyển nổi”. Quốc hội Việt Nam bao gồm các
đại biểu là người đại diện cho ý chí , nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho

nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho ý chí, nguyện vọng cho nhân dân
cả nước. Hoạt động của đại biểu tại kỳ họp của Quốc hội, phiên họp của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội và các hoạt động khác đều là hoạt động đại diện cho cử tri đã bầu
ra mình và cử tri cả nước.
2. Quốc Hội thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được giao vì lợi ích của nhân
dân.
Nền dân chủ nhà nước ta là nền dân chủ mà ở đó, người dân có quyền quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước, có quyền tham gia vào hoạt động quản lý nhà
nước. Cách thức để nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình là tham gia bầu cử đại
biểu Quốc hội, hình thành nên Quốc hội.
Qua cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội , nhân dân cả nước lựa chọn những người có tài,
có đức hợp thành Quốc hội ( người đại diện) để thay mặt nhân dân( người được đại
diện) thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Hiến Pháp. Với tư
cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân , Quốc hội được Hiến Pháp xác định là
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam và được giao ba chức năng quan trọng đó là: Lập hiến và lập pháp; quyết định
những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhiệm vụ
kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những chính sách đối nội và đối
ngoại ; quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước ( bao gồm tất
cả các hoạt động của Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp). Ba chức năng này đã được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể tại
điều 84 Hiến Pháp 1992. Với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Quốc
hội có trách nhiệm cao cả là thay mặt nhân dân không chỉ thực hiện đúng và đầy đủ
những nhiệm vụ và quyền hạn được giao, mà còn phải một lòng, một dạ phục vụ nhân
dân, vì lợi ích của nhân dân. Để làm được điều đó thì đại biểu Quốc hội phải lắng nghe
ý kiến của nhân dân, liên hệ chặt chẽ với cử tri. Thu thập và phản ánh trung thực ý
kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan nhà nước hữu quan. Xem
xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn giúp
đỡ công dân thực hiện các quyền đó. Các đại biểu Quốc hội phải xuất phát từ lợi ích
của nhân dân để quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ , quyền hạn của Quốc hội. Để

góp phần bảo đảm cho Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thực hiện tốt thuộc tính đại
diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị
bầu ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước. Điều 4 Luật tổ chức Quốc hội quy
định, Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Ngoài ra, để có

×