Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.63 KB, 131 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




TẠ THỊ THU HƯỜNG




VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY





luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc










Hµ néi - 2009





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



TẠ THỊ THU HƯỜNG



VAI TRÒ CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY

Chuyên ngành : Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 60 38 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế





Hµ néi - 2009


MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa


Mục lục


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DƯ LUẬN
XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
5
1.1.
Những vấn đề cơ bản về dư luận xã hội
5
1.1.1.
Các quan niệm khác nhau về dư luận xã hội
5

1.1.2.
Định nghĩa dư luận xã hội
9
1.1.3.
Cơ sở nhận thức và xã hội của dư luận xã hội
12
1.1.3.1.
Cơ sở nhận thức của dư luận xã hội
12
1.1.3.2.
Cơ sở xã hội của dư luận xã hội
13
1.1.4.
Tính chất của dư luận xã hội
14
1.1.4.1.
Tính công chúng, công khai
14
1.1.4.2.
Tính lợi ích
17
1.1.4.3.
Tính lan truyền
18
1.1.4.4.
Tính biến đổi
18
1.1.4.5.
Tính chỉnh thể
19

1.1.5.
Quá trình hình thành dư luận xã hội
20
1.1.5.1.
Các giai đoạn hình thành dư luận xã hội
20
1.1.5.2.
Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành dư luận xã hội
22
1.2.
Một số vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện pháp luật
28
1.2.1.
Khái niệm thực hiện pháp luật
28
1.2.2.
Các hình thức thực hiện pháp luật
30
1.2.3.
Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật
31
1.3.
Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật
40
1.3.1.
Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và pháp luật
40
1.3.2.
Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật
44

1.3.2.1.
Dư luận xã hội góp phần điều chỉnh các mối quan hệ giữa
con người với con người
44
1.3.2.2.
Vai trò giáo dục
47
1.3.2.3.
Vai trò đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực xã hội
50
1.3.2.4.
Vai trò đánh giá
54
1.3.2.5.
Vai trò giám sát, tư vấn
57

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG VIỆC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
61
2.1.
Một số nét về tình hình kinh tế - xã hội và tình trạng của
việc thực hiện pháp luật ở nước ta sau 20 năm đổi mới
61
2.1.1.
Một số nét về kinh tế - xã hội của nước ta sau 20 năm đổi mới
61
2.1.2.
Tình trạng việc thực hiện pháp luật ở nước ta sau 20 năm
đổi mới

69
2.2.
Những kết quả đạt được qua việc phát huy vai trò của dư
luận xã hội trong việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay
75
2.2.1.
Mở rộng khả năng tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã
hội của đông đảo nhân dân
75
2.2.2.
Nhân dân tham gia tích cực, chủ động vào công tác thanh
tra nhân dân
76
2.2.3.
Nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà
nước về những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội thông qua
các cơ quan dân cử
77
2.2.4.
Nhân dân trực tiếp đấu tranh chống tiêu cực thông qua việc
khiếu nại, tố cáo và thông qua các diễn đàn nhân dân, nhất
là bằng các phương tiện thông tin đại chúng
80
2.2.5.
Nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân
81
2.3.
Những hạn chế của dư luận xã hội trong việc thực hiện
pháp luật và nguyên nhân
82

2.3.1.
Về những hạn chế
82
2.3.2.
Nguyên nhân
84
2.3.2.1.
Nguyên nhân khách quan
84
2.3.2.2.
Nguyên nhân chủ quan
85
2.4.
Một số bài học kinh nghiệm về phát huy vai trò của dư luận
xã hội trong việc thực hiện pháp luật
87

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
91
3.1.
Nâng cao vai trò của dư luận xã hội đối với việc thực hiện
pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở
nước ta hiện nay
91
3.2.
Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của dư luận xã hội với
việc thực hiện pháp luật
94
3.2.1.

Dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội
96
3.2.1.1.
Dân chủ hóa một số lĩnh vực cơ bản
98
3.2.1.2.
Đổi mới các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị và mối
quan hệ giữa các yếu tố đó để phát huy hơn nữa quyền dân
chủ của nhân dân
99
3.2.1.3.
Hoàn chỉnh hình thức dân chủ đại diện, mở rộng hình thức
dân chủ trực tiếp nhằm phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay
101
3.2.1.4.
Nâng cao tính tích cực về chính trị của dư luận
103
3.2.1.5.
Khắc phục bệnh quan liêu của đội ngũ cán bộ, công chức
trong cơ quan nhà nước
103
3.2.2.
Nâng cao vai trò của báo chí và thông tin đại chúng
105
3.2.3.
Nâng cao trình độ văn hóa chính trị của nhân dân
110
3.2.4.
Sử dụng kết quả nghiên cứu dư luận xã hội trong lãnh đạo
và quản lí xã hội

112
3.2.4.1.
Sử dụng các cứ liệu điều tra, nắm bắt dư luận xã hội phục
vụ cho quá trình soạn thảo và tổ chức thực hiện các quyết
định của các cơ quan nhà nước trên thực tế
112
3.2.4.2.
Sử dụng dư luận xã hội để gây sức ép chống lại các biểu
hiện tham nhũng, quan liêu trong các cơ quan nhà nước
113
3.2.5.
Tạo lập bầu không khí tâm lí xã hội lành mạnh
113
3.2.6.
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách
114
3.2.7.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
117

KẾT LUẬN
121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
123


1
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do
dân, vì dân là một định hướng lớn được Đảng khẳng định trong Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX với các giải pháp được đặt ra như kiện toàn tổ
chức và hoạt động của Quốc hội với trọng tâm là tăng cường chức năng lập
pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, vững mạnh, có năng lực;
cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp; xây dựng và hoàn thiện cơ
sở pháp lý cho việc mở rộng dân chủ, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân,
bảo đảm cho nhân dân tham gia tích cực và chủ động trong quản lý xã hội.
Với định hướng xây dựng nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền
hiện nay, song song với hình thức dân chủ trực tiếp như trưng cầu dân ý (người
dân bỏ phiếu trực tiếp quyết định về một số vấn đề của đất nước), việc tiếp tục
tìm kiếm những mô hình mới nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân
và các tổ chức xã hội thông qua dư luận xã hội đối với quá trình hoạch định
và tổ chức thực thi đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
đang được đặt ra như một nhu cầu cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Dư luận xã hội là một hiện tượng đặc biệt trong đời sống xã hội. Trên
bình diện chung, nó biểu thị những mối quan tâm, tâm tư, nguyện vọng, được
thể hiện dưới dạng ý kiến phán xét, đánh giá của đông đảo người dân về một
hiện tượng, quá trình, sự kiện nào đó xảy ra trong xã hội. Trong bất kỳ xã hội
nào, dư luận xã hội cũng có những ảnh hưởng nhất định, nhiều khi rất mạnh
mẽ đến các quá trình chính trị - xã hội của đất nước, đến việc lãnh đạo và
quản lý người dân.
Để quản lí xã hội, Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực
chính trị đặc biệt đã ban hành ra pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc
xử sự do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội và đảm bảo

2
thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế. Để đưa các qui định của pháp luật
vào cuộc sống phải kể đến vai trò của hoạt động thực hiện pháp luật. Thực

hiện pháp luật là một kênh quan trọng để cho những qui phạm pháp luật do
nhà nước ban hành được hiện thực hóa. Song những năm gần đây, dưới tác
động của nền kinh tế thị trường đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa tinh thần
của người dân có nhiều thay đổi theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.
Mặt tích cực, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn trước. Song mặt trái
của nó, trong xã hội xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, nhiều hiện tượng tiêu cực
như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, quan liêu, tham nhũng Tâm lý chạy theo lợi
nhuận phi pháp bất chấp đạo đức; nền kinh tế ngầm của chủ nghĩa tư bản; sự
cạnh tranh không trung thực bằng cách dựa vào những kẻ có thế lực để triệt
hạ đối thủ đang là một thực tế. Mặt khác, Nhà nước vẫn chưa có đủ phương
tiện pháp lý để điều tiết thị trường mới hình thành. Tất cả những vấn đề đó đã
dẫn tới hàng loạt những tiêu cực nảy sinh, phát triển như sự phân hóa giàu
nghèo, phân tầng xã hội có xu hướng gia tăng; một số giá trị xã hội bị đảo lộn;
công bằng xã hội bị vi phạm.
Như vậy, cùng với pháp luật, phát huy vai trò của dư luận xã hội trong
đấu tranh chống tiêu cực là yêu cầu khách quan của phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trên thực tế, việc nhìn nhận
vai trò tích cực của dư luận xã hội trong việc quản lí nhà nước của các cơ
quan, một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước chưa được thỏa đáng, đôi khi
còn tỏ ra xem thường, gạt dư luận xã hội sang một bên. Điều đó, gây ảnh
hưởng không tốt tới việc phát huy vai trò của dư luận xã hội.
Từ những lý do trên, tác giả luận văn mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài:
"Vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay"
nhằm góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về dư luận xã hội và đánh giá
những tác động của nó trong công tác quản lý xã hội, trong việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật - nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

3
2. Tình hình nghiên cứu

Dư luận xã hội không phải là một đề tài mới mẻ, nó đã được rất nhiều
nhà khoa học, nhà tâm lí xã hội, nhà xã hội học quan tâm, nghiên cứu. Điều
đó thể hiện thông qua một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề
này như: "Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới" của PTS. Lương Khắc
Hiếu; "Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán
bộ cấp cơ sở" của TS. Trần Thị Hồng Thúy và ThS. Ngọ Văn Nhân; "Một số
vấn đề về công tác tư tưởng và nghiên cứu dư luận xã hội ở Hà Nội
"
của tác
giả Lưu Minh Trị; "Dư luận xã hội" của TS. Bùi Hoài Sơ; "Xã hội học về dư
luận xã hội" của tác giả Nguyễn Quý Thanh; các bài đăng trên tạp chí: "Tâm
trạng, dư luận xã hội và những vấn đề đặt ra đối với công tác tư tưởng của
Đảng hiện nay" của Tô Ngọc Quyết, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 9/2004;
"Dư luận xã hội và pháp luật" của Nguyễn Văn Luyện, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 3/2003; "Dư luận xã hội và quyết định của nhà nước" của
Nguyễn Hữu Khiển, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2/2005
Song việc nghiên cứu vai trò của dư luận xã hội trong quan hệ với pháp
luật chưa được nhiều tác giả viết đến và đặc biệt đối với việc thực hiện pháp luật thì
còn hạn chế hơn. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả luận văn chỉ
đề cập đến một khía cạnh nhỏ, đó là vai trò của dư luận xã hội trong việc thực hiện
pháp luật, tức là sự tham gia của các chủ thể của xã hội vào quá trình thực hiện
pháp luật và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là để làm rõ hơn vai trò của dư
luận xã hội với việc hiện thực hóa các qui định của pháp luật vào cuộc sống,
đồng thời nêu ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của dư luận
xã hội với việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:


4
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về dư luận xã hội.
- Phân tích và làm rõ vai trò của dư luận xã hội với việc thực hiện
pháp luật.
- Làm rõ thực trạng của dư luận xã hội trong việc thực hiện pháp luật.
- Nêu ra một số giải pháp nhằm tăng cuờng, phát huy hơn nữa vai trò
của dư luận xã hội với việc thực hiện pháp luật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật.
Quá trình nghiên cứu đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp thống kê.
5. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn đã tổng quan được những nội dung cơ bản lý luận về dư
luận xã hội trong việc thực hiện pháp luật.
- Đánh giá được những đóng góp của dư luận xã hội trong việc nâng
cao chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện pháp luật.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của dư luận xã hội với
việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về dư luận xã hội và vai trò
của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp.
Chương 2: Thực trạng của dư luận xã hội trong việc thực hiện pháp luật.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của dư luận xã hội
với việc thực hiện pháp luật.


5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DƢ LUẬN XÃ HỘI
1.1.1. Các quan niệm khác nhau về dƣ luận xã hội
Trong đời sống hằng ngày, trên báo chí, tài liệu, chúng ta thường thấy
từ ngữ "dư luận xã hội" hay còn gọi là "công luận" hoặc "dư luận quần chúng".
Theo cách hiểu phổ thông nhất của nhiều nhà nghiên cứu thì đó là một sự việc,
một sự kiện diễn ra trong xã hội, chúng ta không thể dừng lại ở định nghĩa ấy
mà cần tìm hiểu sâu hơn về bản chất của dư luận xã hội, những đặc điểm cơ bản
của nó. Cho đến nay trong các nhà nghiên cứu về dư luận xã hội ở các nước
đã có nhiều định nghĩa khác nhau, kể cả trong các nước xã hội chủ nghĩa.
Điều đó có nhiều nguyên nhân một mặt do bản thân dư luận xã hội là một hiện
tượng xã hội phong phú, năng động, phức tạp, mặt khác do các nhà nghiên cứu ở
các thời kỳ lịch sử khác nhau tìm hiểu hiện tượng này, ở các góc độ khác
nhau, trên các quan điểm lý luận khác nhau, theo các thế giới quan khác nhau.
Dư luận xã hội có gốc chữ dịch theo tiếng Anh là Public opinion.
+ Public: công chúng, công khai
+ Opinion: ý kiến, quan điểm
Hiện nay, thuật ngữ trên đã được sử dụng rộng rãi trong công tác
nghiên cứu khoa học cũng như trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, các
nhà khoa học, những người làm công việc chính trị, lãnh đạo lại có những
cách hiểu tương đối khác nhau về nội hàm của thuật ngữ này. Sự khác biệt
xuất phát từ bản chất phức tạp của dư luận xã hội như một hiện tượng xã
hội đặc biệt, năng động và hàm chứa mâu thuẫn biện chứng giữa cái riêng và
cái chung [10].

6

B.K.Paderin - nhà nghiên cứu dư luận xã hội người Nga, đưa ra một
định nghĩa như sau:
Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là
các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời
hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình,
hiện tượng, sự kiện đối với các thể chế, giai cấp xã hội nói chung và
thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với
các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích
chung của họ [27, tr. 17].
Còn theo A.K.Ulêđốp - một nhà nghiên cứu dư luận xã hội người Nga
khác, dư luận xã hội là "Sự phán xét thể hiện sự đánh giá và thái độ của mọi
người đối với các hiện tượng của đời sống xã hội".
Các nhà nghiên cứu người Mỹ sử dụng khái niệm tương đồng với dư
luận xã hội là khái niệm "công luận" và cũng nêu ra những định nghĩa tương
tự. Chẳng hạn, "Công luận là sự phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội
đối với các vấn đề có tầm quan trọng được hình thành sau khi có sự tranh
luận công khai"; hoặc định nghĩa đơn giản hơn "Công luận là tập hợp ý kiến
cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà chúng ta có thể tìm được"

[27].
Các nhà Khai sáng, khi bàn về bản chất của dư luận xã hội, cho rằng:
- Đặc trưng của dư luận xã hội là sự đánh giá xã hội
- Sự đánh giá của xã hội được tiến hành đối với những vấn đề có sự
quan tâm chung.
Rútxô, một đại biểu của các nhà Khai sáng Pháp, cho rằng dư luận xã
hội là sự đánh giá của xã hội về hoạt động của nghị viện hoặc của chính phủ.
Trong tác phẩm "Công ước xã hội", ông viết: các luật lệ của nhà nước cần
phải phù hợp với ý chí của nhân dân. Quyền lực của nhà nước phải được thể
hiện phù hợp với các phán xét của nhân dân. Mọi hội nghị của nhân dân nên
đặt ra hai vấn đề:


7
- Việc duy trì hình thức lãnh đạo hiện đang tồn tại có còn có lợi cho
nhân dân hay không?
- Chính quyền của Nhà nước có còn nằm trong tay những người đang
cầm quyền hay không?
Theo Rútxô, trong các điều kiện như vậy chính phủ luôn nằm dưới sự
đe doạ bị bãi miễn và phải tuân theo những mệnh lệnh của hội nghị nhân dân.
Hêghen, nhà triết học cổ điển Đức, cho rằng bản chất của dư luận xã
hội rất mâu thuẫn. Theo ông, dư luận xã hội là "cái phổ biến, cái cốt tuỷ, cái
chân lý" gắn liền với cái đối lập của nó là các ý kiến có sắc thái "riêng và đặc
thù của mọi người". "Các nguyên tắc về sự công bằng, nội dung và kết quả
của toàn bộ hệ thống nhà nước, hệ thống pháp luật và nội dung của toàn bộ
tình trạng các công việc - được phản ánh trong dư luận xã hội dưới dạng các
tư tưởng nhân văn, thông thái".
Tuy nhiên, Hêghen lại cho rằng, cái đặc thù và cái riêng trong ý kiến
của mọi người bao gồm trong nó toàn bộ tính ngẫu nhiên của dư luận, sự dốt
nát, sự xuyên tạc, sự giả dối, sự lừa phỉnh của nó.
Theo ông, các nguyên tắc cốt lõi tạo ra cơ sở đạo đức của mọi dư luận
là các thành kiến. Với các luận điểm trên đây, Hêghen muốn khẳng định luận
điểm của mình về bản chất mâu thuẫn của dư luận xã hội, rằng "cơ sở đạo
đức" của dư luận không chỉ là "các thành kiến", "các sai lầm" mà còn là cái
chân lý. Tuy nhiên, ông lại khẳng định rằng cái cốt lõi, cái chân lý trong dư
luận xã hội "không thể nhận thức từ sự biểu hiện của dư luận xã hội". Với
quan niệm này, chính Hêghen đã xa rời phương pháp biện chứng của mình.
Ông đã tách nội dung ra khỏi hình thức, đối lập nội dung và hình thức biểu
hiện của dư luận xã hội, phủ nhận khả năng nhận thức về nội dung bên trong
của dư luận xã hội. Từ đó ông đi đến khẳng định: về mặt nội dung, dư luận xã
hội mang tính chủ quan, nó đối lập với kiến thức và khoa học. Còn thái độ của
ông đối với dư luận xã hội là:


8
Dư luận xã hội đáng được kính trọng và khinh bỉ như nhau.
Đáng bị khinh bỉ nếu xem xét nó từ góc độ ý thức và phát ngôn cụ
thể, đáng được kính trọng nếu xem xét từ góc độ nền tảng bản chất
của nó, cái nền tảng chỉ thâm nhập vào cái cụ thể bằng các tia sáng
bị vẩn đục hoặc nhiều hoặc ít của mình [9].

Các quan niệm của Hêghen về dư luận xã hội trên đây đã để lại dấu
ấn sâu sắc trong xã hội học tư sản và các học giả tư sản về dư luận xã hội.
Đặc biệt là quan điểm coi dư luận xã hội như là sự tập hợp các thành kiến và
sai lầm, cũng như thái độ coi thường của ông đối với biểu hiện trực tiếp của
dư luận xã hội, đã trở thành những giáo điều trong hàng loạt học thuyết tư
sản về dư luận xã hội. Chẳng hạn, trong tác phẩm "Dư luận xã hội" và
"Bóng ma công chúng", W.Lippmann, nhà xã hội học người Mỹ, đã bác bỏ
quan điểm cho rằng dường như nhân dân thể hiện ý chí của mình thông qua
dư luận xã hội. Trong tác phẩm "Triết học xã hội", W.Lippmann vẫn tiếp tục
bảo vệ quan điểm của mình và cho rằng điều tai học đối với nền dân chủ
phương Tây là ở chỗ các chính phủ buộc phải tính toán đến dư luận xã hội
và hành động trái với các nhiệm vụ cần thiết. Bởi vì, theo ông, công chúng
"lạc hậu trước các tiến trình của các sự kiện, bảo thủ và không thể có phán
xét đúng đắn về một cái gì, vì vậy công chúng không nên can thiệp vào hoạt
động của chính phủ"

[9].
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về dư luận xã hội,
trong đó các tác giả đưa ra những định nghĩa của mình về dư luận xã hội.
Theo trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tư tưởng - Văn hóa
Trung ương: "Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các
vấn đề, sự kiện, hiện tượng, có tính thời sự". Hoặc một định nghĩa khác: "Dư

luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một cộng đồng người
nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng đồng người đối với
các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợi ích của
họ trong một thời điểm nhất định"

[9].

9
Theo Chung Á, Nguyễn Đình Tấn: "Dư luận xã hội là một hiện tượng
xã hội đặc biệt biểu thị sự phán xét, đánh giá của quần chúng đối với các vấn
đề mà xã hội quan tâm" [1].
Việc đưa ra các quan niệm khác nhau về dư luận xã hội xuất phát từ
bản chất phức tạp của dư luận xã hội, như một hiện tượng đặc biệt, năng động
và hàm chứa giữa cái chung và cái riêng.
1.1.2. Định nghĩa dƣ luận xã hội
Trong hầu hết các định nghĩa đều đề cập tới những nội dung chính của
khái niệm dư luận xã hội, bao gồm:
Thứ nhất, dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến, quan điểm, thái độ
mang tính chất phán xét đánh giá của nhiều người trước một thực tế xã hội
nhất định.
Thứ hai, sự phán xét đánh giá đó chỉ nảy sinh khi trong xã hội có
những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung của các nhóm
xã hội, cộng đồng xã hội.
Thứ ba, vấn đề mang tính thời sự đó phải thu hút được sự quan tâm,
chú ý của nhiều người, của đa số các thành viên trong xã hội.
Kết hợp với vai trò, ý nghĩa thực tiễn của dư luận xã hội, có thể định
nghĩa dư luận xã hội như sau: Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, quan
điểm, thái độ có tính chất phán xét đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã
hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích
chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các

nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ. Để có thể hiểu đúng đắn bản chất
của dư luận xã hội cần xem xét nó dưới nhiều góc độ: hình thức biểu hiện, cơ
cấu, đối tượng và chủ thể.
Xét theo hình thức biểu hiện, có ý kiến cho rằng, dư luận xã hội là sự
phán xét đánh giá của cộng đồng xã hội đối với những sự việc, sự kiện hay
hiện tượng xã hội mà họ quan tâm. Có ba loại phán xét là phán xét mô tả,

10
phán xét chế định và phán xét đánh giá. Phán xét mô tả là loại phán xét mới
chỉ dừng lại ở sự mô tả các đặc điểm, biểu hiện bên ngoài của sự vật, hiện
tượng; do đó nó hầu như chưa biểu thị ý kiến, thái độ của con người trước sự
vật, hiện tượng. Phán xét chế định là loại phán xét mang tính chất chỉ thị,
khuyên răn; thường được thể hiện thành những khuôn mẫu tư duy, khuôn mẫu
hành động (còn gọi là phán xét chuẩn mực). Phán xét chế định được sử dụng
rộng rãi trong các lĩnh vực đạo đức và pháp luật. Còn phán xét đánh giá là
loại phán xét thể hiện quan điểm, thái độ của chủ thể trước các sự việc, sự
kiện hay hiện tượng xã hội xảy ra. Có tác giả cho rằng "phán xét của dư luận
xã hội thuộc loại phán xét đánh giá".
Nếu coi phán xét của dư luận xã hội chỉ là loại phán xét đánh giá thì sẽ
không bao quát được hết các hình thức biểu hiện của dư luận xã hội. Đồng ý
rằng phán xét đánh giá là biểu hiện chủ yếu của dư luận xã hội. Đồng ý rằng
phán xét đánh giá là biểu hiện chủ yếu của dư luận xã hội vẫn có hình thức biểu
hiện là phán xét chế định và phán xét mô tả. Chẳng hạn, khi coi dư luận xã hội
như công luận thì tính chất của các cuộc trưng cầu ý dân về những vấn đề trọng
đại của đất nước mà Nhà nước tiến hành vẫn có giá trị như là "chuẩn mực pháp
luật", khi đó Nhà nước dù muốn hay không vẫn phải tôn trọng ý kiến của đa số
nhân dân, của dư luận xã hội. Hoặc khi thái độ của các cá nhân trước một sự
kiện xã hội còn ở trạng thái lưỡng lự, băn khoăn (chưa rõ nên đồng tình hay
phản đối) thì ý kiến của họ mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả sự kiện, hiện tượng
Chính vì vậy, cần phải coi hình thức biểu hiện của dư luận xã hội bao

gồm cả ba loại phán xét: phán xét mô tả, phán xét chế định và phán xét đánh
giá, trong đó phán xét đánh giá là hình thức biểu hiện chủ yếu. Chỉ như thế
chúng ta mới bao quát được hết tất cả các hình thức biểu hiện khác nhau của
dư luận xã hội.
Theo góc độ nhận thức, trong dư luận xã hội có chứa đựng những yếu
tố tri thức, chứa đựng chân lý khách quan, dù đó là chân lý hữu hạn, bởi vì dư
luận xã hội có căn cứ là hiện thực khách quan. Tuy nhiên, không thể đồng

11
nhất dư luận xã hội với tri thức, với chân lý khách quan. Tri thức trong dư
luận xã hội thường ở dạng hỗn tạp, có đúng đắn và có sai lầm. Con đường tạo
ra tri thức khoa học với con đường tạo ra dư luận xã hội hoàn toàn khác nhau.
Để có tri thức khoa học, các nhà nghiên cứu phải tuân thủ các qui trình nghiên
cứu nghiêm ngặt như giả thuyết, kiểm chứng, kiểm nghiệm Thông qua các
qui trình này, các yếu tố chủ quan, thiên lệch của giả thuyết bị gạt bỏ, kết quả
của quá trình nghiên cứu sẽ là tri thức khoa học. Con đường tạo ra dư luận xã
hội tuy không bắt buộc phải tuân thủ các qui trình, qui tắc phải có như con
đường tạo ra tri thức khoa học, nhưng nó bị ràng buộc bởi các yếu tố chủ
quan như nhu cầu, động cơ, tình cảm, định kiến , của chủ thể. Do đó, dư luận
xã hội phụ thuộc và mang sắc thái của các nhân tố chủ quan ấy.
Đối tượng của dư luận xã hội chính là những sự kiện, hiện tượng xã
hội hay quá trình xã hội được phản ánh bởi dư luận xã hội. Đối tượng của dư
luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói chung, mà chỉ là những vấn
đề, những sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội được cộng đồng xã
hội quan tâm tới, vì nó có liên quan tới các nhu cầu, lợi ích về vật chất hay về
tinh thần của họ. Chỉ những sự kiện, hiện tượng xã hội nào mang tính thời sự,
cập nhật trình độ hiểu biết của công chúng, được công chúng quan tâm tới
mới có khả năng trở thành đối tượng của dư luận xã hội. Như vậy, dư luận xã
hội chỉ nảy sinh khi có những vấn đề có ý nghĩa xã hội đụng chạm đến lợi ích
chung của cộng đồng xã hội, có tầm quan trọng và có tính cấp bách, đòi hỏi

phải có ý kiến phán xét, đánh giá hoặc cần phải đề xuất phương hướng giải
quyết cụ thể. Đó có thể là một vấn đề kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức,
văn hóa, tư tưởng hay giáo dục
Chủ thể của dư luận xã hội chính là cộng đồng người hay nhóm người
mang dư luận xã hội. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ có những luồng ý
kiến phổ biến, ý kiến của đa số mới được gọi là dư luận xã hội, do đó, chỉ có
đa số mới là chủ thể của dư luận xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu khác lại quan
niệm rằng, dư luận xã hội là bất kỳ luồng ý kiến cá nhân giống nhau nào, bất

12
kể đó là ý kiến của đa số hay thiểu số, suy ra, chủ thể của dư luận xã hội là
các cá nhân. Dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn, quan niệm thứ hai này
được nhiều người đồng tình và ủng hộ. Có thể khẳng định rằng, chủ thể của
dư luận xã hội không chỉ là nhóm đa số mà còn là nhóm thiểu số (một tập thể,
một nhóm xã hội, một giai cấp, tầng lớp xã hội hoặc cả xã hội nói chung). Dư
luận xã hội bao gồm mọi luồng ý kiến, luồng ý kiến của đa số cũng như luồng
ý kiến của thiểu số.
1.1.3. Cơ sở nhận thức và xã hội của dƣ luận xã hội
1.1.3.1. Cơ sở nhận thức của dư luận xã hội
Dư luận xã hội phụ thuộc trước hết vào mức độ được thông tin, mức
độ hiểu biết của công chúng, chủ thể của dư luận xã hội về vấn đề mà họ quan
tâm. Đối với những vấn đề sự kiện, hiện tượng xã hội đơn giản, quen thuộc,
dễ hiểu, ý kiến của đa số dễ đúng. Đối với những vấn đề phức tạp mới nảy
sinh, ý kiến đúng thường là ý kiến của những người tiếp xúc với nhiều nguồn
thông tin, am hiểu sự việc chứ chưa phải là ý kiến của đa số, những người
chưa đủ thông tin, chưa am hiểu sự việc.
Khuôn mẫu tư duy xã hội là những quan niệm, suy lý, phán xét, khái
quát về các sự vật, sự kiện, vấn đề của cuộc sống có tính phổ biến và tương
đối bền vững trong cộng đồng. Khuôn mẫu tư duy là cơ sở tạo ra sự thống nhất
về nhận thức, ý chí và hành động rộng rãi trong xã hội. Các quan niệm phức

tạp, muốn đi vào cuộc sống, phải được đơn giản hoá ai cũng có thể hiểu được;
nói cách khác, phải chuyển hoá thành những khuôn mẫu tư duy. Trong tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội đâu đâu cũng tồn tại những khuôn mẫu tư duy.
Khuôn mẫu tư duy ngoài chức năng thống nhất nhận thức, ý chí, hành
động, còn có nhiều chức năng quan trọng khác, đặc biệt là chức năng tiết
kiệm trí lực.
Chức năng tiết kiệm trí lực thể hiện trong cuộc sống hàng ngày người
ta phải luôn đối phó với nhiều tình huống. Muốn đối phó nhanh, phải hiểu

13
được tình huống. Khuôn mẫu tư duy giúp người ta nhanh chóng nắm bắt được
tình huống, không phải tiêu tốn cho việc tìm hiểu bối cảnh.
Mọi định nghĩa ngắn gọn, phổ cập về sự sống đều có thể được coi là
khuôn mẫu tư duy. Sự tồn tại của các khuôn mẫu tư duy là cực kỳ cần thiết,
không có nó sẽ không thành hành động xac hội. Cái sai chỉ xuất hiện khi con
người tuyệt đối hoá thành các định nghĩa, các khuôn mẫu tư duy, vẫn bám lấy
chúng khi chúng đã lỗi thời.
Chỉ có các khái quát, phán xét, suy lý phổ biến trong xã hội mới có thể
trở thành khuôn mẫu tư duy xã hội. Dư luận xã hội là phương thức tồn tại của
khuôn mẫu tư duy xã hội. Để chủ động hình thành dư luận xã hội trước hết phải
hình thành khuôn mẫu tư duy xã hội. Khi có khuôn mẫu tư duy xã hội, dư luận
xã hội mà chúng ta muốn sẽ hình thành khi gặp tình huống, bối cảnh tương ứng.
1.1.3.2. Cơ sở xã hội của dư luận xã hội
Các yếu tố xã hội trước hết là lợi ích nhóm, tầng lớp, giai cấp, quốc
gia, dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung và sắc thái của dư luận xã
hội. Trong một nhà nước mạnh chính quyền và nhân dân gắn bó với nhau, lợi
ích quốc gia, lợi ích dân tộc thường được coi trọng hơn các lợi ích khác, trước
những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội người ta thường lấy lợi ích quốc gia,
lợi ích của cộng đồng làm cơ sở đưa ra những nhận xét, đánh giá, bày tỏ thái
độ của mình. Trong một nhà nước yếu, dân chủ không được coi trọng, pháp

luật, kỷ cương bị buông lỏng, chủ nghĩa cá nhân phát triển, người ta thường
nhân danh lợi ích của quốc gia, của cộng đồng để đưa ra ý kiến này, ý kiến
kia, nhưng nếu phân tích rõ thì không phải như vậy, lợi ích cá nhân cục bộ
mới chính là động cơ phát ngôn của họ.
Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều lợi ích khác nhau. Về bản chất,
các lợi ích này thống nhất với nhau. Tuy nhiên, ngoài lợi ích cá nhân, đặc thù
hợp lý của các cá nhân, các tầng lớp, giai cấp, nhóm xã hội (các lợi ích gắn
liền với lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc), các cá nhân, các tầng lớp, giai cấp,
có thể chạy theo các lợi ích cá nhân đặc thù, cực đoan có lợi cho mình nhưng

14
lại đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của cộng đồng nói chung, của các cá
nhân, các nhóm xã hội khác nói riêng.
1.1.4. Tính chất của dƣ luận xã hội
1.1.4.1. Tính công chúng, công khai
Xét từ phương diện thực tế, tính công khai của dư luận xã hội đòi hỏi
các nhóm xã hội phải tiếp cận với thực tế, khả năng sử dụng các phương tiện
phổ biến và trao đổi thông tin nhất định. Trong xã hội hiện đại, các phương
tiện này chính là hệ thống thông tin đại chúng với các loại hình chủ yếu như
báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng máy tính Quyền và khả năng thực
tiễn sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng này, sẽ đảm bảo cho các
thành viên tham gia đông đảo vào việc tạo lập luồng dư luận xã hội.
Một yếu tố quan trọng cần thiết để làm sáng tỏ khi xác định chủ thể của
dư luận xã hội là khả năng và sự tham gia trên thực tế của các thành viên nhóm
vào các cuộc tranh luận, trao đổi ý kiến công khai về các vấn đề đang được quan
tâm. Không thể nói rằng bất kỳ cá nhân nào cũng tham gia vào các cuộc tranh
luận này và tham gia vào cùng một thời điểm. Trong mỗi nhóm xã hội luôn tồn
tại các cá nhân có tính tích cực chính trị - xã hội cao. Họ luôn đón vai trò "thủ
lĩnh ý kiến", là đầu mối quan tâm của các cuộc trao đổi, thảo luận trong nhóm
và là người đại diện cho nhóm tham gia vào các cuộc thảo luận với các nhóm

khác. Chính nhờ vào sự tồn tại của các thủ lĩnh mà tiếng nói của nhóm này
đưa đến nhóm khác và đưa ra ngoài xã hội và chính các thủ lĩnh ý kiến này là
đầu mối thông tin cho các cuộc trao đổi thảo luận giữa các nhóm với nhau.
- Đối với đối tượng của dư luận xã hội
Thông tin về các sự kiện, hiện tượng này phải được tìm kiếm thông
qua các con đường chính thức và công khai. Các con đường chính thức này là
các kênh thông tin của nhà nước, chính quyền, các đoàn thể xã hội khác có
trách nhiệm, liên quan đến các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Như năm
2006 vừa qua, dư luận xã hội xôn xao về các thông tin trứng gà, tương ớt hay

15
mỹ phẩm có chứa chất sudan một chất có khả năng gây ung thư, thì những
nguồn tin này cần phải được kiểm chứng trên cơ sở khoa học.
Con đường thứ hai, để người dân nhận biết về các vấn đề đang diễn ra
là thông tin qua các kênh thông tin đại chúng. Với vai trò là một thiết chế xã
hội đảm bảo thoả mãn các nhu cầu giao tiếp và tìm kiếm thông tin của xã hội,
hệ thống thông tin đại chúng cung cấp các thông tin về tất cả các vấn đề khác
nhau của cuộc sống. Các luồng thông tin này đã trải qua quá trình phi cá nhân
hoá và trở thành sản phẩm thông tin công cộng, được đông đảo người dân đón
nhận và sử dụng nó như nguồn thông tin trong các cuộc tranh luận, trao đổi ý
kiến. Chính vì vậy, ở nơi nào có mật độ tập trung cao các phương tiện thông
tin đại chúng như ở các khu vực đô thị thì nơi đó, dư luận xã hội có điều kiện
hình thành và phát triển tốt hơn.
Tính công khai cũng là đặc điểm cơ bản để phân biệt dư luận xã hội
với tin đồn.
Theo vẻ bề ngoài, dư luận xã hội và tin đồn giống nhau, trước hết ở
chỗ cả hai đều là hiện tượng tâm lý xã hội. Cả hai đều là những kết cấu tinh
thần, tâm lý đặc trưng cho nhóm người nhất định, trong những thời điểm nhất
định. Cả hai có vẻ có chung nguồn gốc: từ một sự kiện ban đầu có liên quan
đến nhiều người về lợi ích, cảm xúc.

Về mặt cơ chế, dư luận xã hội và tin đồn đều có đặc tính lan truyền
nhanh và dễ biến dạng. Chúng xuất phát từ một sự thật nào đó rồi được cấu trúc
lại theo qui luật tâm lý xã hội - bao gồm cả thành phần trí tuệ, cảm xúc, ý chí.
Nhu cầu, lợi ích của cá nhân, nhóm xã hội - giai cấp đều chi phối
mạnh đến sự hình thành tin đồn và dư luận xã hội.
Trên thực tế, rất nhiều tin đồn được chuyển nhanh sang thành dư luận
xã hội bởi lẽ những tin đồn đó có điểm xuất phát từ sự kiện có thực và điều có
thực đó động chạm đến lợi ích, hoặc sự quan tâm của nhiều người, trong
trường hợp này rất khó phân biệt dư luận xã hội với tin đồn.

16
Tuy nhiên, dư luận xã hội hoàn toàn không giống với tin đồn. Tin đồn
cũng là một hiện tượng tâm lý xã hội nhưng không phải là sản phẩm tư duy
phán xét của cá nhân mang nó. Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự việc, sự
kiện hay hiện tượng có thật, có thể không có thật hoặc chỉ có một phần sự
thật được lan truyền từ người này sang người khác chủ yếu bằng con đường
truyền miệng. Chủ thể của tin đồn thường không xác định rõ ràng. Tin đồn là
dạng thông tin không chính thức, thường là bịa đặt (phao tin, đồn nhảm) được
loan truyền từ người này sang người khác.
Nếu thành phần chủ yếu của dư luận xã hội là trí tuệ, tất nhiên có cả
cảm xúc và ý chí nữa thì tin đồn dựa trên nền cảm xúc chủ quan là chủ yếu,
cho nên có tính bột phát, tự phát lớn, lan truyền nhanh và lại bàng quan với
người truyền tin (nhưng không bàng quan với người khởi xướng tung tin).
Nhu cầu, lợi ích cá nhân chi phối mạnh đối với sự hình thành tin đồn;
nó không đếm xỉa đến yêu cầu chung của xã hội hay của tập thể. Trong quá
trình loan truyền, luôn có sự thêm thắt, thêu dệt, cường điệu hơn. Tin đồn lan
càng xa, nội dung của nó càng khác nội dung ban đầu.
Dư luận bao giờ cũng có sự tranh luận, trao đổi giữa các cá nhân rồi đi
đến đánh giá chung về một sự kiện; từ tâm lý cá nhân mà hình thành tâm lý xã
hội. Quan điểm cá nhân chỉ là một ý kiến, một chính kiến trong tổng thể ý

kiến chung. Tin đồn là đề cao chính kiến cá nhân, nó bị xuyên tạc bởi khuynh
hướng cá nhân mang màu sắc chủ quan đậm nét của người truyền tin.
Dư luận xã hội thì ngược lại, được lan truyền bằng cả lời và chữ viết,
cả con đường chính thức và không chính thức, cả công khai và bí mật, trong
khi đó tin đồn truyền miệng theo con đường không chính thức, bí mật, thêm thắt.
Dư luận xã hội thể hiện ra là sự phán xét, đánh giá, biểu thị thái độ của
các nhóm người hoặc của cộng đồng, của giai cấp đối với các sự kiện, hiện
tượng, quá trình xã hội. Còn tin đồn chỉ là thông tin bình thường về hiện
tượng, sự kiện theo lối mô tả. Dư luận xã hội lúc đầu có thể có nhiều luồng ý

17
kiến khác nhau nhưng khi lan càng rộng, càng có xu hướng thống nhất về nội
dung phán xét, hoặc tựu trung thành một vài luồng cơ bản.
1.1.4.2. Tính lợi ích
Không phải bất cứ sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra
cũng trở thành đối tượng của dư luận xã hội mà những sự kiện, hiện tượng,
quá trình ấy phải liên quan mật thiết đến lợi ích của các nhóm khác nhau
trong xã hội. Nhờ có sự liên quan đến quyền lợi của mình mà họ mới tiến
hành bàn bạc, tranh luận, trao đổi ý kiến.
Lợi ích được đề cập đến bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh
thần. Nó có thể liên quan trực tiếp đến cá nhân, các nhóm xã hội khác nhau
hoặc có thể tác động đến lợi ích lâu dài của họ.
Các lợi ích vật chất mà họ hướng tới đó là những lợi ích liên quan chặt
chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân:
như các quyết định của nhà nước về tăng giá điện, giá xăng dầu, sửa đổi Luật
thuế thu nhập cá nhân Đó là những sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận
vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
Các lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề đang diễn ra
đụng chạm đến hệ thống giá trị chuẩn mực, các phong tục tập quán, khuôn
mẫu hành vi và ứng xử văn hoá của cộng đồng người, của cả một dân tộc.

Tuy nhiên, tự bản thân lợi ích mới chỉ là điều kiện cần để thúc đẩy
việc tạo ra dư luận xã hội. Điều kiện đủ ở đây là nhận thức của các nhóm xã
hội về lợi ích của mình trong mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện, hiện
tượng, quá trình đang diễn ra. Ở đây có hai điểm cần chú ý:
Bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình phát triển và biến đổi
giữa tính cá nhân và tính xã hội; giữa tính vật chất và tinh thần; giữa tính trực
tiếp và tính lâu dài.
Quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận xã hội chính là
quá trình giải quyết mẫu thuẫn lợi ích. Trong công việc này, nhóm xã hội nào

18
có tổ chức tốt thành lực lượng thì nhóm đó sẽ thành công hơn trong công việc
bảo vệ quan điểm lợi ích của mình và ngược lại.
1.1.4.3. Tính lan truyền
Một trong những đặc điểm cơ bản của dư luận xã hội là tính lan truyền.
Dư luận xã hội là sản phẩm của tư duy phán xét, là sự thể hiện quan điểm, thái
độ của các cá nhân trước các hiện tượng pháp lý. Dư luận xã hội lan truyền
càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung các phán xét, đánh giá,
càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn, đặc biệt đối với các
sự kiện lớn của đất nước hay các sự kiện mang tính thời sự thu hút sự quan
tâm của dư luận xã hội về các vấn đề mang tính bản chất của chính trị, kinh
tế, đạo đức, pháp luật như: việc sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân hay các
phiên toà xét xử vụ án cá độ bóng đá của các cầu thủ trong đội tuyển quốc gia
Việt Nam (2006), các vụ án tham nhũng, ma tuý, cướp của, giết người;
Chính các cuộc bàn bạc sôi nổi của các cá nhân dẫn đến các nhóm và từ người
đại diện của nhóm này sang nhóm khác đã lan nhanh và trở thành dư luận xã
hội. Khi nắm bắt được một nguồn thông tin nào đó, các cá nhân, các nhóm xã
hội sẽ cùng lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua
trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin đưa ra các phán xét, đánh giá của mình.
1.1.4.4. Tính biến đổi

Những quan điểm, phán xét, đánh giá của các cá nhân, các nhóm xã
hội ở mỗi quốc gia khác nhau, mỗi một thời kỳ khác nhau về một sự kiện,
hiện tượng xã hội nào đó thì luôn luôn thay đổi và có nhiều điểm khác nhau.
Có thể nói tính dễ biến đổi cũng là một trong những thuộc tính của dư luận xã
hội. Nó được thể hiện trên hai khía cạnh sau:
Biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa: sự phán xét, đánh
giá của dư luận xã hội về bất cứ sự kiện, hiện tượng, quá trình nào cũng phụ
thuộc vào hệ thống giá trị chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong nền văn hoá
của một quốc gia, một dân tộc, một khu vực nào đó. Cho nên, đối với cùng
một vấn đề diễn ra, dư luận xã hội của cộng đồng khác nhau lại có sự phán

19
xét, đánh giá khác nhau. Việc tảo hôn và chế độ đa thê được coi là một hiện
tượng bình thường ở một số nước khu vực Trung Đông, châu Phi. Nhưng theo
luật của nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam lại cấm những người đang
có vợ hoặc chồng kết hôn.
Biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá
trị chuẩn mực văn hoá thay đổi ngay trong cùng một nền văn hoá. Do đó, dẫn
đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận của dư luận xã hội. Ví dụ, ở Việt Nam
trong thời kỳ bao cấp trước đây khi Nhà nước chịu trách nhiệm chu cấp và
bảo đảm cho cuộc sống tối thiểu của người dân thì hoạt động buôn bán kiếm
lời của cá nhân bị xã hội lên án và qui kết thành tội đầu cơ, tích trữ. Hiện nay,
khi nước ta xoá bỏ nền kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường thì
quan niệm của dư luận xã hội nhìn nhận các hoạt động buôn bán đó một cách
tích cực, nó được coi là một hoạt động thương mại bình thường và được nhà
nước khuyến khích. Hay theo qui định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam trước đây cấm những người nhiễm HIV kết hôn nhưng theo qui định của
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì lại không cấm điều đó. Sở dĩ có sự
thay đổi là do quan niệm nhìn nhận của xã hội thay đổi
Phụ thuộc vào những đối tượng cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo

đối tượng của các phán xét, đánh giá khi công chúng phát hiện thêm mối liên
quan giữa các đối tượng ban đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra
kèm theo nó. Mặt khác, xuất phát là các phán xét, đánh giá bằng lời, dư luận
xã hội có thẻ chuyển hóa thành các hành động mang tính tự phát hoặc có tổ
chức được thể hiện bằng thái độ đồng tình hay phản đối của mình. Ví dụ, trước
hành động bán độ bóng đá của các tuyển thủ Việt Nam, dư luận xã hội sẽ thể
hiện thái độ phản đối của mình bằng những hành động cụ thể, trong khoảng thời
gian dài trên các sân vận động trong nước hoặc vắng bóng khán giả đến xem.
1.1.4.5. Tính chỉnh thể
Dư luận xã hội mang tính chỉnh thể. Dư luận xã hội được hình thành
trên cơ sở ý kiến của cá nhân nhưng nó không phải là một tập hợp cơ học các

×