Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G I A H À N Ộ I
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIÊT HỌC
NGỌ VĂN NHÂN
VAI TRÒ CỦA Dư LUẬN XÃ HỘI TRONG
VIỆC NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
MÃ SỐ: 5.01.02
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
Người lnrớng dẫn khoa học: T S . N G Ư Y E N T H U Y V A N
/ ba n cco u ò c GIA
HÁ
NOI I
•.ỊrRUNGTÀy
THỐNÙTỉíi THƯ VIÊN
1 No U-ULIMÒẠ.
HÀ NỘI, NĂM 2003
MỜ9 &cAM D O cV ìl
r ĩ ò i x in . c a m it o a n L u ậ n lù m n à i
/
l à e ô n tỊ. t r ì n h
n ụ h iê n c ứ u c ủ a riê n ụ . t ô i. @úc. s à tiê u tr a n g , lu ậ n
v ă n l à t r u n ụ t h u 'e , c ó n ạ u è n ạ iú ‘, Jũ u ã 't je ứ I 'f ĩ
r à n í/ . (h ít - k ê t q u ả e ủ a Lu â n o à n c h ư a t i ú iạ đ ú o e
cẬ n ụ . in
5
t r t ì i t íị b ấ t c ứ c ò n ty t r ìn h n à o k h á e .
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2003
T ác giả
'TÍỘỢ (VcẪQl QUŨUỈQI
MỤC LỤC
PHẨN MỞ Đ Ầ U 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tinh hình nghiên cứu đề tài
.
2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của luận văn 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6
7. Kết cấu của luận văn 6
PHẦN NỘI D U N G 7
CHƯƠNG I: DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ s ự TÁC ĐỘNG CỦA NÓ Đ ố i VÓI
Ý THỨC PHÁP LU Ậ T 7
1.1. Cơ sở lý luận về dư luận xã hội 7
1.1.1. Dư luận xã hội với tư cách là một hiện tượng xã hội
7
1.1.2. Khái niệm dư luận xã hội 13
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tvà quá trình hình thành dư luận xã hội 19
1.2. Khái niệm và cấu trúc của ý thức pháp lu ật
26
1.2.1. Khái niệm ý thức pháp luật 26
1.2.2. Cấu trúc của ý thức pháp luật
29
1.3. Sự tác động của dư luận xã hội đối vói ý thức pháp lu ật
35
1.3.1. Sự tác động của dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật
và tâm lý pháp luật 36
1.3.2. Sự tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của
cá nhân, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật xã hội
43
CHƯƠNG II: Sự TÁC ĐỘNG CỦA D ư LUẬN XÃ HỘI Đ ố i VỚI Ý
THỨC PHÁP LUẬT VÀ MỘT s ố GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA Dư LUẬN XÃ HỘI TRONG VIỆC NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP
LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN N A Y
50
2.1. Những biểu hiện về sự tác động của dư luận xã hội đôi với ý
thức pháp luật ở nước ta hiện n a y 50
2.1.1. Dư lưận xã hội tác động tới ý Ihức pháp luật ớ nước ta hiện
nay thông qua các phán xét đánh giá về thực trạng của hệ thống
pháp luật 53
2.1.2. Dư luận xã hội tác động tới ý thức pháp luật thông qua sự
phản ánh về trình độ hiểu biết pháp luật của các tầng lớp nhân dân
trong xã hội 56
2.1.3. Dư luận xã hội tác động tới thái độ, tình cảm, niềm tin đối
với pháp luật của các tầng lớp nhân dân trong xã hội hiện nay
61
2.2. Một sô giải pháp phát huy vai trò của du luận xã hội trong việc
nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay
67
2.2.1. Tạo ra môi trường xã hội thuận lợi để dư luận xã hội phát huy
vai trò của nó đối với việc nang cao ý thức pháp luật
67
2.2.2. Tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng
trong việc hướng dẫn dư luận xã hội để nâng cao ý thức pháp luật
73
2.2.3. Sử dụng các kết quả điều tra, thăm dò dư luận xã hội phục vụ
việc xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật 79
PHẦN KẾT LU ẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K H ẢO 95
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đê tài.
Trong bất kỳ một xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có những ảnh
hưởng nhất định, trong nhiều trường hợp tác động mạnh mẽ đến các quá trình
chính trị, xã hội của đất nước, đến việc quản lý xã hội. Dư luận xã hội có vai
trò và ảnh hưởng lo lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như
kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hoá, giáo dục Trong sô' đó, phải kể
tới vai trò của dư luận xã hội đối với việc nâng cao ý thức pháp luật trong các
tầng lớp nhân dân ở nước ta hiện nay.
Đảng ta đã xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là một tất yếu
khách quan trên con dường xây dựng và hoàn thiện Nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Để hiện thực hoá mục tiêu trên, trong những năm qua, Nhà nước ta đã
xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều Bộ luật ra đời
đang tham gia điều chỉnh hầu hếl các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội,
từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Trong khi đó, ý thức pháp luật trong các tầng lớp cán bộ và nhân dân ta
còn chưa theo kịp và chưa được nâng lên tương xứng với sự đổi mới hệ thống
pháp luật. Tinh trạng vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng, tình hình tội
phạm diễn biến phức tạp, nhiều tệ nạn xã hội phát sinh là những vấn đề rất
đáng lo ngại. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, một sô' mặt trái của
nó cũng đang bộc lộ như chủ nghĩa thực dụng, tệ nạn xã hội, nhiều cán bộ
thoái hoá, biến chất irước sự cám dỗ về lợi ích vật chất “Tinh trạng tham
nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đáng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ
máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn
đe doạ sự sống còn của chế độ ta. Tinh irạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ
biến” [29, tr. 76].
1
Thực trạng trên đây đã và đang gây nhiều khó khăn cho công tác quản
lý xã hội bằng pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam. Đặc biệt nó tạo ra những dư luận xã hội rất bức xúc
trong các tầng lớp nhân dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với hiệu
lực của bộ máy Nhà nước. Nhiều vụ án kinh tế lớn khiến cho dư luận xã hội
hết sức bất bình và lên án gay gắt. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến tình trạng trên là do ý thức pháp luật trong một bộ phận đáng kể cán bộ và
nhãn dân còn thấp. Do đó, ngoài các biện pháp cưỡng chế theo quy định của
pháp luật còn cần có nhiều giải pháp đồng bộ khác: giáo dục đạo đức, lối sống
lành mạnh, phát huy truyền thống dân tộc, nâng cao trình độ văn hoá pháp luật
và đặc biệt là hình thành và phát triển ý thức pháp luật tích cực trong nhân dân,
tạo thói quen sống, làm việc theo pháp luật.
Có nhiều cơ chế tác động để nâng cao ý thức pháp luật trong các tầng
lớp nhân dân ở nước ta hiện nay, trong đó có vai trò, sự lác động của dư luận
xã hội. Được mệnh danh là “búa rìu của xã hội”, dư luận xã hội có sự tác động
mạnh mẽ tới ý thức pháp luật; qua đó góp phần nâng cao ý Ihức pháp luât
trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh sự tác động có tính tích cực, trong một số
trường hợp dư luận xã hội cũng cp tác động mang tính tới sự hình thành và
phát triển của ý Ihức pháp luật. Vì thế, việc nghiên cứu và phân tích vai trò, sự
tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật, qua đó nhằm phát huy sự
tác động tích cực của dư luận xã hội tới ý thức pháp luật, là một vấn đề có tầm
quan trọng và mang tính cấp bách, góp phần xây dựng thành công Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Vai trò
của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay”
làm công trình nghiên cứu khoa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
2
Trong các hoạt động nghiên cứu lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu về
dư luận xã hội, ý thức pháp luật; về mối quan hệ giữa dư luận xã hội và ý thức
pháp luật; về vai trò của dư luận xã hội đối với các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội là lĩnh vực nghiên cứu của cả triết học, xã hội học và luật học.
Trong các tác phẩm Ý kiến báo chí và ý kiến nhân dân, Hệ tư tưởng Đức,
Dư luận xã hội nước Anh, Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của
nhà nước, c. Mác và Ph. Ảngghen nhiều lần khẳng định vị trí và vai trò to lớn
cúa dư luận xã hội. Nói về vai trò của dư luận xã hội trong công tác quản lý.
V.I. Lênin chỉ rõ: chúng ta chỉ có thể quản lý được khi nào chúng ta thể hiện
được những gì mà nhân dân ý thức.
Trên cơ sở những phân tích và luận giải của các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin về dư luận xã hội và vai trò của dư luận xã hội, đã có nhiều
công trình nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Từ góc
độ triết học, trong các giáo trình, sách giáo khoa triết học hầu như không dề
câp nghiên cứu về dư luận xã hội mà chỉ tập trung phân tích về ý thức pháp
luật với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Vấn đề ý thức pháp luật được đề
cập nhiều trong các giáo trình luật học, chẳng hạn, Trần Ngọc Đường (chủ
biên, 1999), Lý luận chung về nhà )u(ớc và pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội; Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Lý luận nhà nước và
pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. v ề đặc điểm của ý thức pháp luật
ớ nước ta hiện nay có: Nguyễn Thuý Vân (2000J, Một số đặc điểm của ỷ thức
pháp luật Việt Nam, Tạp chí Triết học số 5; Nguyễn Thuý Vân (2001), Lôgíc
khách quan của quá trình hình thành và phát triển của ỷ thức pháp luật ỏ Việt
Nam, Luận văn Tiến sỹ Triết học. vể vấn đề nâng cao ý thức pháp luật có các
công trình nghiên cứu: Lê Đình Khiên (1999), Nâng cao ỷ tliức pháp luật của
đội ngũ cán bộ quàn lý hành chính ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sỹ
Luật học, Hà Nội; Lê Phương Đông (2001), Nâng cao ý tliức pháp luật của bộ
3
đội phòng không — không quán ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận văn
Thạc sỹ Luật học, Hà Nội; Viện kiểm sát quân sự trung ương (2000), Nâng
cao ỷ thức pháp luật phòng ngừa một sô tội phạm nghĩa vụ trách nhiệm quân
nhân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội; Đào Trí ú c (chủ nhiệm để tài), Xây
dựng ỷ thức vù lối sống theo pháp luật, Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 07
- 17. Vấn đề dư luận xã hội và vai trò của dư luận xã hội được đề cập nhiều
trong các sách xã hội học. Chẳng hạn, Chung Á - Nguyễn Đình Tấn (chủ biên,
1996), Nghiên cứu xã hội liọc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, (chương XII:
Dư luận xã hội, trang 237 - 251); Từ Điển (1996), Điêu tra thăm dò dư luận
xã hội (hướng dẫn thực hành), Nxb. Thống kê, Hà Nội; Lương Khắc Hiếu (chủ
biên, 1999), Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội; Ban Tư tưởng Vãn hóa trung ương - Trung tâm nghiên cứu dư luận xã
hội (1999), Nghiên cứu, sử dụng và địnlĩ lìicứng dư luận xã hội, Hà Nội; Mai
Quỳnh Nam (1995), Dư luận xã hội - mấy vấn đề về lý luận vù phương pháp
nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học, số 1. v ề việc ứng dụng điều tra dư luận xã hội
vào việc nghiên cứu ý thức pháp luật cho đến nay có Dự án 877/2000 "Điểu
tra cơ bán đánh giá thực trạng đàu tạo, sử dụng cán bộ pháp lý và những giải
pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng cán bộ pháp lý hướng tới sự phát triển
của đất nước thế kỷ XXI” được Bộ Tư pháp giao cho Trường Đại học Luật Hà
Nội chủ trì thực hiện.
Ngoài ra, các đề tài khoa học, các kết quả nghiên cứu cúa các cơ quan
chuyên môn vẫn thường xuyên được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí; được
truyền đi theo các kênh phát thanh, truyền hình trên các chuyên mục ý kiến
bạn đọc, bạn nghe đài, bạn xem truyền hình Trong các công trình nghiên cứu
và các bài viết đó đã đé cập và phân tích về mối quan hệ giữa dư luận xã hội và
pháp luật, về vai trò của dư luận xã hội đối với các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội.
4
Tuy nhiên, cho đến nay, dưới góc độ triết học, chưa có một công trình
chuyên khảo nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vai trò, sự tác động của
dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta
hiện nay. Trong khi đó, củng cố và nâng cao ý thức pháp luật trong các tầng
lớp xã hội ở nước ta hiện nay đang là một vấn đề có tính thời sự cấp bách. Dư
luận xã hội với những đặc trưng của nó được coi là một phương tiện hữu hiệu,
có vai trò to lớn trong việc nâng cao ý thức pháp luật. Đó cũng là lý do khiến
chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận vãn.
Mục đích của luận văn là phân tích sự tác động, vai trò của dư luận xã
hội đối với ý thức pháp luật, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai
trò của dư luận xã hội trong việc nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay.
Để thực hiện mục đích đó, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ
sau:
- Phân tích cơ sở lý luận về dư luận xã hội và ý thức pháp luật, chỉ ra sự
tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật.
- Phân tích một sổ khía cạnh về sự tác động của dư luận xã hội đối với ý
thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của dư luận xã hội
trong việc nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử; các nguyên lý của triết học Mác - Lênin về dư luận xã hội và
về ý thức pháp luật; tư tưởng Hồ Chí Minh về ảnh hưởng, vai trò của việc tìm
hiểu dư luận xã hội, vai trò của việc nâng cao ý thức pháp luật; các quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về nghiên cứu dư luận xã hội và phát huy vai trò
của dư luận xã hội.
5
Đế hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, hệ thống hoá
5. Đóng góp của luận văn.
- Dưới góc độ triết học, phân tích một cách có hệ thống sự tác động, vai
trò của đư luận xã hội đối với ý thức pháp luật.
- Để xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của dư luận xã hội
trong việc nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
Với những kết quả đạt được, luận vãn có thể sử dụng làm tài liệu tham
kháo, phục vụ nghiên cứu, học tập triết học, xã hội học và luật học trong chừng
mực những vấn đề có liên quan. Luận văn cũng có ý nghĩa thực tiễn trong việc
xây dựng các biện pháp áp dụng vai trò của dư luận xã hội nhằm nâng cao
trình độ nhận Ihức, ý thức pháp luật Irong các tầng lớp xã hội ở nước ta.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
kết cấu gồm 2 chương, 5 tiết.
6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
D ư LUẬN XÃ HỘI VÀ S ự TÁC ĐỘNG CỦA NÓ Đ ố i VỚI
Ý THỨC PHÁP LUẬT
1.1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VỂ D ư LUẬN XÃ HỘI.
1.1.1. Dư luận xã hội vói tư cách là một hiện tượng xã hội.
Ý thức xã hội là những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm
trạng, truyền thống , nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội
trong những giai đoạn phát triển nhất định. Ý thức xã hội gồm những hiện
tượng tinh Ihần, những bộ phận, những hình thái khác nhau phản ánh tồn tại xã
hội bàng những phương thức đặc thù.
Xét về mật kết cấu, có thể phân chia ý thức xã hội ihành: ý thức xã hội
thông thường và ý thức xã hội lý luận; tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, quan niệm của con người
được hình thành một cách trực tiếp trong cuộc sống, lao động, sinh hoạt hàng
ngày của con người; do đó chưa được khái quát hóa. Ý thức xã hội thông
thường là tiền đề quan trọng cho sự hình thành các lý thuyết khoa học.
Ý thức xã hội lý luận là nhũng tư tướng, quan điểm được hệ thống hóa,
khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những
khái niệm, phạm trù, quy luật.
Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ những tình cám, nguyện vọng, thói quen
của con người, của một nhóm xã hội hoặc của toàn xã hội nói chung, được
hình thành dưới ảnh hướng trực tiếp của các điều kiện sống, sinh hoạt hàng
ngày của họ và phản ánh đời sống đó.
7
Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những
quan điểm, tư tướng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo). Hệ tư
tưởng xã hội biểu hiện trình độ cao của ý thức xã hội, được hình thành khi con
người nhận thức sâu sắc hơn về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình.
[38, tr. 568 - 570]
Dư luận xã hội là biểu hiện trạng thái ý thức cứa cộng đồng người, là
phương thức tồn tại đặc biệt của ý thức xã hội. Đồng thời, dư luận xã hội cũng
là trạng thái tổng hợp và toàn vẹn của ý thức xã hội. “Điều đó có nghĩa là trong
cấu trúc của dư luận xã hội có mặt tất cả các thành phần, các yếu tố cấu thành
ý thức xã hội: nhận thức, tình cảm và ý chí; tâm lý xã hội và hệ tư tướng; ý
thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức và thẩm mỹ ”.[39, tr. 12]
Dư luận xã hội, với tư cách là một hiện tượng xã hội dặc biệt, không tồn
tại độc lập như là một thành phần trong kết cấu nói trên; mà nó tham gia, có
mặt trong tất cả các bộ phận, các thành phần của ý thức xã hội. Vấn đề là ở
chỗ, khi có một sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội nào đó, dù là thuộc ý thức
xã hội thông thường, ý thức xã hội lý Luận, tâm lý xã hội hay thuộc hệ tư tưởng
xã hội, có đụng chạm đến lợi ích của cộng đồng xã hội và thu hút được sự
quan tâm chú ý của họ, khi đó sẽ nảy sinh dư luận xã hội.
Thừa nhận sự tồn tại và tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội, trong
nhiều thế kỷ qua các nhà chính trị, các nhà hoạt động xã hội, các nhà khoa học
dã có sự quan tâm đặc biệt đến việc tìm hiểu bân chất, nguồn gốc phát sinh,
quá trình hình thành và cách thức điều chỉnh, định hướng dư luận xã hội. Tuy
nhiên còn có những quan niệm, cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệm dư
luận xã hội. Sự khác biệt này xuất phát từ bản chất phức tạp của dư luận xã hội
như một hiện tượng xã hội đặc biệt, năng động và hàm chứa mâu thuẫn biện
chứng giữa cái chung và cái riêng.
8
Vấn đề tìm hiểu bản chất của dư luận xã hội từ lâu đã thu hút được sự
quan tâm của các nhà triết học. J.J. Rútxô - nhà Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII
- người rất coi trọng vai trò của dư luận xã hội và ý thức dân chúng, cho làng
dư luận xã hội là sự đánh giá của xã hội về hoạt động của nghị viện hoặc của
chính phủ. Trong tác phẩm K hế ước xã hội, ông nhận định: các điều luật của
Nhà nước cần phải phù hợp với ý chí và nguyện vọng của quần chúng nhân
dân lao động. Quyễn lực của nhà nước phải được thể hiện phù hợp với các
phán xét của nhân dân [trích theo 6, tr.77]. Hêghen, nhà triết học cố điển Đức,
đưa ra một quan niệm tương đối rộng về dư luận xã hội. Trong tác phẩm Triết
học pháp quyền, ông xem xét dư luận xã hội trong mối quan hệ với việc phân
tích thể chế Nhà nước. Hêghen chỉ ra rằng, dư luận xã hội có sức mạnh trong
mọi thời đại, bởi nó mở ra cho con người khả năng thổ lộ và bảo vệ ý kiến chủ
quan của mình đối với cái chung. Hêghen cho rằng bản chất của dư luận xã hội
rất mâu thuân. Theo ông, các nguyên tắc cốt lõi tạo ra cơ sở đạo đức của mọi
dư luận xã hội không chỉ là các thành kiến, các sai lầm mà còn là cái chân lý.
Mặc dù vậy, ông lại khẳng định cái chân lý trong dư luận xã hội “không thể
nhận thức từ sự biểu hiện của dư luận xã hội”. Với quan niệm này, chính
Hêghen đã xa rời phương pháp biện chứng của mình. Từ chỗ đem đối lập nội
dung và hình thức biểu hiện của dư luận xã hội, ông đã đi đến phủ nhận nội
dung bên trong của dư luận xã hội; cho rằng, về mặt nội dung, dư luận xã hội
mang tính chủ quan, nó đối lập với kiến thức và khoa học. Thái độ của Hêghen
đối với dư luận xã hội là “dư luận xã hội đáng được kính trọng và khinh bỉ như
nhau. Đáng bị khinh bỉ nếu xem xét nó từ góc độ ý thức và phát ngôn cụ thể,
đáng được kính trọng nếu xem xét từ góc độ nền tảng bán chất của nó, cái nền
tảng chi’ xâm nhập vào cái cụ thê bằng các tia sáng bị vẩn đục hoặc nhiều hoặc
ít của mình”, [trích theo 39, tr. 10]
9
Khi nghiên cứu dư luận xã hội, các nhà triết học và xã hội học luôn
nhấn mạnh đến sự tồn tại của những lợi ích và ý kiến của nhóm xã hội trong
quá trình trao đổi, thảo luận. Nói cách khác, cá nhân tham gia vào quá trình
irao đổi ý kiến với tư cách đại diện của một nhóm lợi ích nhất định, nơi mà
người đó tìm thấy quyền lợi của mình; có những hành vi và suy nghĩ phù hợp
với giá trị, chuẩn mực của nhóm xã hội mà người đó là thành viên. Lợi ích của
nhóm xã hội, của giai cấp nhiều khi có vai trò quyết định trong việc hình thành
dư luận của các nhóm, tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Trong xã hội có nhiều
giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội với các lợi ích khác nhau; nếu cơ sở xã hội của
dư luận xã hội không phải là lợi ích chung, phổ quát mà là lợi ích riêng, đặc
thù của mỗi giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội thì dư luận xã hội của giai cấp,
tầng lớp, nhóm xã hội có thể xung đột gay gắt với nhau.
Mặc dù có những lợi ích rất khác nhau nhưng giữa các giai cấp, tầng
lớp, nhóm xã hội vẫn có những lợi ích chung. Con người vốn rất nhạy cảm với
lợi ích giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội của mình. Mọi sự kiện, hiện tượng xã
hội hay quá trình xã hội có đụng chạm đến lợi ích cúa các nhóm xã hội đều có
thể làm phát sinh những phản ứng chung của họ, trong đó có dư luận chung,
bày tỏ thái độ chung của nhóm xã hội, của cộng đồng xã hội đối với các sự
kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội đó. Điều đó nói lên bản chất xã
hội của dư luận xã hội.
Từ phương diện nhận thức, một số nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh
đến tính chất chủ quan trong sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội,
dem đối lập nó với tri thức khách quan. Họ cho rằng dư luận xã hội biểu thị
thái độ chủ quan đối với các sự kiện khách quan. Dưới góc độ triết học, nhận
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Sự phản ánh thực tế xã hội
của dư luận xã hội dĩ nhiên có thể đúng (đúng nhiều hoặc đúng ít), có thể sai
(sai nhiều hoặc sai ít). Dù có dũng đến mấy thì dư luận xã hội vẫn có những
10
hạn chế nhất định, do đó, không nên tuyệt đối hoá khả năng nhận thức từ dư
luận xã hội. Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã hội vẫn có những hạt nhân
hợp lý, không thể coi thường được. Chân lý của dư luận xã hội không phụ
thuộc vào tính chất phổ biến, sự lan truyền rộng hay hẹp của nó. Không phái
lúc nào dư luận của đa số cũng đúng hơn dư luận của thiểu số. Cái mới, lúc
đầu thường chỉ có một số người nhận thấy, do đó, dễ bị đa số phản đối. Tuy
nhiên các phân tích này mới chỉ giúp chúng ta hiểu được một phần, một khía
cạnh của dư luận xã hội.
Khi nghiên cứu dư luận xã hội dưới góc độ triết học đòi hỏi chúng ta
phải tìm ra không chỉ các yếu tố nhận thức và lý trí, mà còn cả các yếu tố tình
cảm, thái độ của một cộng đồng xã hội (nhóm xã hội) đối với những vấn đề
đang diễn ra trong cuộc sống. Sống trong bất kỳ một cộng đồng xã hội nào,
dưới một chế độ xã hội nào, các cá nhân không chỉ tìm hiểu và nhận thức về
môi trường sống, mà còn tìm cách xác định mối quan hệ của mình đối với các
sự kiện, hiện tượng xã hội diễn ra; đồng thời tạo cho mình một cách thức ứng
xử phù hợp với thực tế cuộc sống. Cơ sở cho việc xác định mối quan hệ và,
cách ứng xử phù hợp này chính là nhận thức về lợi ích của bản thân. Lợi ích
của cá nhân trong xã hội luôn gắrúchặt với lợi ích của nhóm xã hội, của cộng
đồng xã hội - nơi các cá nhân sống, làm việc; và gắn chặt với các lợi ích của
cộng đồng, của xã hội. Phân tích dư luận xã hội dưới góc độ triết học cho phép
bóc tách được các tầng lợi ích và các mối quan hệ giữa chúng, xác định được
những gì dang chi phối và định hướng cho sự tham gia của cá nhân vào quá
trình tháo luận, bàn bạc công khai đối với từng công việc chung.
Một điểm quan trọng nữa khi nghiên cứu dư luận xã hội là các hình thức
biểu hiện của dư luận xã hội trong đời sống hàng ngày. Trong thực tiễn cuộc
sống, rõ ràng là dư luận xã hội không chí dừng lại ở việc thế hiện các ý kiến,
đánh giá hay nhận định mà còn thể hiện bằng những hành động thực tiễn cụ
11
thể nhằm khẳng định, hỗ trợ cho các phán xét đánh giá của mình, đề xuất
những phương hướng cụ thể nhằm giải quyết những mật còn tồn tại của vấn đề
xã hội. Dư luận xã hội không phải là một trạng thái tinh thần thuần tuý mà là
một trạng thái tinh thần thực tế. Dư luận xã hội xuất hiện, hình thành và hoạt
động như một tập hợp các tranh luận đánh giá, thê hiện quan hệ của các nhóm
xã hội với hành vi và hoạt động của từng người riêng biệt. Yếu tố nhất định
cúa bất cứ một cuộc tranh luận nào về các hiện tượng đều có thể được coi là dư
luận xã hội đều phải có sự đánh giá âm tính hay dương tính về hiện tượng [4,
tr. 283]. Điều này nói lên rằng dư luận xã hội cũng là trạng thái tinh thần thực
tiễn, là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội.
Tóm lại, sự phân tích dưới góc độ triết học về dư luận xã hội với tư cách
là một hiện tượng xã hội cho thấy:
Thứ nhất, trong dư luận xã hội có sự hiện diện của các ý kiến cá nhân,
quan điểm, tư tưởng, tâm lý, tình cảm của các cá nhân với tư cách là những
thành viên của xã hội. Những cá nhân này tham gia tích cực vào quá trình bàn
bạc, thảo luận, bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về một sự việc, sự kiện hay hiện
tượng xã hội nào đó.
Thứ hai, nhưng dư luận xã hội lại không phải là tổng số máy móc các ý
kiến cá nhân, mà nó được coi như sự tích hợp, đại diện, đặc trưng của các ý
kiến đó. Dư luận xã hội trong trạng thái toàn vẹn của nó không còn là ý kiến
cá nhân nữa mà nó đã là ý kiến, quan điểm, thái độ chung của nhiều người,
được đông đảo mọi người tán thành, ủng hộ.
Tliữ ba, dư luận xã hội là một hiện tượng đặc biệt thuộc lĩnh vực tinh
thần của đời sống xã hội, phán ánh sự tồn tại xã hội thông qua các luồng ý
kiến cá nhân về một sự kiện, hiện tượng xã hội. Nó không tồn tại một cách độc
lập tương đối như những bộ phận khác của ý thức xã hội (ý thức chính trị, ý
thức đạo đức ) mà tham gia, có mặt trong hầu hết các lĩnh vực, các bộ phận
12
của ý thức xã hội. Vì vậy, cần nhìn nhận dư luận xã hội như là một hiện tượng
xã hội đặc thù chứ không phải là một bộ phận của ý thức xã hội.
1.1.2. Khái niệm dư luận xã hội:
Dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần của xã hội, là một hiện tượng
phức tạp, nên khó có thể lột tả hết được nội hàm của nó trong một số dòng
định nghĩa ngắn gọn. Vậy nên về mặt lý luận hầu như không tồn tại một định
nghiã toàn diện về dư luận xã hội được tất cả mọi người đồng tình. Trên các
sách báo, tạp chí triết học và xã hội học có khá nhiều định nghĩa được nêu ra.
B.K. Paderin - nhà nghiên cứu dư luận xã hội người Nga, đưa ra một
định nghĩa như sau: “Dư luận xã hội là tổng thể các ỷ kiến, trong đó chủ yếu
là các ỷ kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không
bằng lời), phản ánh ỷ nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối
với các thể chế, giai cấp xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc clĩe đậy
của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động
chạm đến các lợi ích chưng của họ ” [3, tr. 21-22]. Còn theo A.K. Uledov -
một nhà nghiên cứu dư luận xã hội người Nga khác, dư luận xã hội là “sự
plián xét thể hiện sự đánh giá và thái độ của mọi người đối với các hiện tượng
của đời sống xã hộ i" [2, tr. 47].
Các nhà nghiên cứu người Mỹ sứ dụng khái niệm “công luận” và cũng
nêu ra những định nghĩa tương tự. Chẳng hạn, “Công luận là sự phán xét đánh
giá của các cộng đồng xã hội đối với các vấn đề có tấm quan trọng được hình
thành sau khi có sự tranh luận công khai" (Young, 1923); hoặc định nghĩa
đơn giản hơn, “Công luận là tập hợp ý kiến cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà chúng
ta có thể tìm được” (Childs, 1956).
ớ nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về dư luận xã hội,
trong đó các tác giả đưa ra những định nghĩa cứa mình về dư luận xã hội. Theo
13
Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tư tướng - Văn hoá Trung
ương: "Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ỷ kiến cá nhân trước các vấn đề,
sự kiện, hiện tượng có tính thời sự ” [9, tr. 6-7]. Hoặc một định nghĩa khác:
“Dư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ỷ tliức xã hội của một cộng đồng
người nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng đồng người
dối với các sự kiện, hiện tượng, quá trinh xã hội có liên quan đến nhu cầu, lợi
ích của của họ trong một thời điểm nhất đinh " [39, tr. 14].
Trong hậu hết các định nghĩa đều đề cập tới những nội dung chính của
khái niệm dư luận xã hội.
Thứ nhất, dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến, quan điểm, thái độ
mang tính phán xét, đánh giá của nhiều người trước một thực tế xã hội nhất
định.
Thứ hai, sự phán xét, đánh giá đó chỉ náy sinh khi trong xã hội có những
vấn đề mang tính thời sự, có liên quan đến lợi ích chung của các nhóm xã hội,
cộng đồng x,ã hội.
Thứ bơ, vấn đề mang tính thời sự đó phải thu hút được sự quan tâm, chú
ý của nhiều người, của đa số các thành viên trong xã hội.
Kết hợp với vai trò, ý nghĩa thực tiễn của dư luận xã hội, theo chúng tôi,
có thể định nghĩa dư luận xã hội như sau:
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh
giá của các nhóm xã hội liay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang
tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều
người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
Đế có thể hiểu đúng đắn bản chất cứa dư luận xã hội cần xem xét nó
dưới nhiều góc độ: hình thức biếu hiện, đối tượng và chú thể.
14
Xét theo hình thức biểu hiện, có ý kiến cho rằng, dư luận xã hội là sự
phán xét đánh giá của cộng đồng xã hội đối với những sự việc, sự kiện hay
hiện tượng xã hội mà họ quan tâm. Có ba loại phán xét: phán xét mô tả, phán
xét chế định và phán xét đánh giá. Phán xét mô tả là loại phán xét mới chỉ
dừng lại ở sự mô tả các đặc điểm, biểu hiện bên ngoài của sự vật, hiện tượng;
do đó nó hẩu như chưa biểu thị ý kiến, thái độ của con người trước sự vật, hiện
tượng. Phán xét chế định là loại phán xét mang tính chất chỉ thị, khuyên răn;
thường được thể hiện thành những khuôn mẫu như khuôn mẫu tư duy, khuôn
mẫu hành động (còn gọi là phán xét chuẩn mực). Phán xét chế định được sử
dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đạo đức và pháp luật. Còn phán xét đánh giá
là loại phán xét thể hiện thái độ của chủ thể trước các sự việc, sự kiện hay hiện
lượng xã hội xảy ra. Phán xét của dư luận xã hội thuộc loại phán xét đánh giá.
[xem 39, tr. 14].
Nếu coi phán xét của dư luận xã hội chỉ là loại phán xét đánh giá thì sẽ
không bao quát được hết hình thức biểu hiện của dư luận xã hội. Đồng ý rằng
phán xét đánh giá là biểu hiện chủ yếu của dư luận xã hội, nhưng trong nhiều
trường hợp khác dư luận xã hội vẫn có hình thức biểu hiện là phán xét chế định
và phán xét mô tả. Chẳng hạn, khi coi dư luận xã hội như là công luận thì tính
chất chỉ thị, khuyên rãn vẫn tồn tại trong dư luận xã hội. Kết quả các cuộc
trưng cầu dân ý mà nhà nước tiến hành vẫn có giá trị như là “chuẩn mực pháp
luật”. Hoặc khi thái độ của các cá nhân trước một sự kiện xã hội còn ở trạng
thái lưỡng lự, boăn khoăn (chưa rõ nên đồng tình hay phản đối) thì ý kiến của
họ mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả sự kiện.v.v.
Chính vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, cần phải coi hình thức biểu
hiện của dư luận xã hội bao gồm cả ba loại phán xét: phán xét mô tả, phán xét
chế định và phán xét đánh giá. Chí như thế chúng ta mới bao quát được hết tất
cả các hình Ihức biếu hiện khác nhau của dư luận xã hội.
15
Đôi tượng của dư luận xã hội chính là những sự kiện, hiện tượng xã hội
hay quá trình xã hội được phản ánh bởi dư luận xã hội. Nó không phải là mọi
thực tế xã hội nói chung, mà chỉ là những vấn đề, những sự kiện, hiện tượng xã
hội hay quá trình xã hội được cộng đồng xã hội quan tâm tới, vì nó có liên
quan tới các nhu cầu, lợi ích về vật chất hay về tinh thần của họ. Chỉ có các sự
kiện, hiện tượng xã hội có tính thời sự, cập nhậl trình dộ hiểu biết của công
chúng, được công chúng quan tâm mới có khả năng trở thành đối tượng của dư
luận xã hội. Chẳng hạn, những vấn đề khoa học trừu tượng liên quan đến tương
lai xa xôi của loài người sau hàng triệu năm nữa, khó có thể trò thành đối
lượng của dư luận xã hội, khó thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều người.
Trong khi đó những vấn đề cụ thể, dễ hiểu, có liên quan trực tiếp đến lợi ích
của công chúng, được công chúng rất quan tâm như vấn đề giá cả thị trường,
Ihiên tai, dịch bệnh, vấn đề kinh tế, vệ sinh và an toàn thực phẩm sẽ thường
là đối tượng phán xét của dư luận xã hội.
Như vậy, dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có những vấn đề có ý nghĩa xã
hội đụng chạm đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội, có tầm quan trọng và
có tính cấp bách, đòi hỏi phải có ý kiến phán xét, đánh giá hoặc cần phải đề
xuất phương hướng giải quyết cụ thể. Đó có thế là một vấn đề kinh tế, chính
trị, pháp luật, đạo đức, văn hoá, tư tưởng hay giáo dục.
Chủ thể của dư luận xã hội chính là cộng đồng người hay nhóm người
mang dư luận xã hội. Liệu có thể gọi ý kiến của mọi nhóm xã hội, mọi tập hợp
người là dư luận xã hội được không? Có nhà nghiên cứu cho lằng chỉ có những
luồng ý kiến phổ biến, ý kiến của đa số mới được gọi là dư luận xã hội, do đó,
chỉ có đa số mới là chủ thể của dư luận xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu khác lại
quan niệm rằng, dư luận xã hội là bất kỳ luồng ý kiến cá nhân giống nhau nào
bất kể đó là ý kiến của đa số hay thiểu số. Dưới góc độ lý luận cũng như thực
tiễn, quan niệm thứ hai này được nhiều người đồng tình và ủng hộ. Có thể
16
khẳng định rằng chủ thể của dư luận xã hội không chỉ là nhóm đa số mà còn là
nhóm thiểu số (một tập thể, một nhóm xã hội, một giai cấp, tầng lớp xã hội
hoặc cả xã hội nói chung). Cần khẳng định rằng, dư luận xã hội bao gồm mọi
luồng ý kiến, luồng ý kiến của đa số cũng như luồng ý kiến của thiểu số.
Trong xã hội, ở mỗi thời điểm nhất định sẽ có sự tồn tại của nhiều dư
luận thuộc các cộng đồng xã hội lớn hoặc nhỏ. Chúng ta cần nghiên cứu không
chỉ dư luận xã hội của đa số mà còn cần nghiên cứu các dư luận xã hội khác
về cùng một vấn đề. Dư luận xã hội cũng như mọi hiện tượng xã hội khác luôn
luôn nằm trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội. Tính chất biện chứng của quá trình biến đổi đó thể hiện ở chỗ,
> ’
cùng với sự tác động, sự thay đổi của các yếu tố và các điều kiện có ảnh hướng
tới sự hình thành dư luận xã hội, dư luận của một bộ phận thiểu số ngày hôm
qua đến hôm nay có thể phát triển thành dư luận của đa số. Ngược lại, có
những dư luận xã hội sau khi đã xuất hiện, thể hiện được tác dụng của nó trong
cuộc sống, nhưng nay không còn vai trò gì và không được chú ý tới nữa, khi
đó nó sẽ tự mất đi.
Có ý kiến cho rằng giữa các nhóm xã hội khác nhau, đối lập nhau về lợi
ích, không thể có ý kiến chung trước các sự kiện, hiện tượng xã hội, vấn đề xã
hội có đụng chạm đến lợi ích của họ. Tuy nhiên quan điểm này không được
thực tiễn khẳng định. Trên thực tế vẫn có những người có cùng quan niệm ý
kiến mặc dù lợi ích của họ rất khác nhau. Chủ thể của dư luận xã hội có thể là
tập hợp những người thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau, thậm chí đối lập
nhau về lợi ích. Trong trường hợp này cái nền tảng cô' kết họ lại với nhau lại
không phải là lợi ích của từng giai cấp hay từng nhóm xã hội cụ thể, mà là
những đặc điểm tình cảm, tâm lý, nhận thức và quan niệm chung giữa họ.
Khi nghiên cứu dư luận xã hội cần chú ý phãn biệt dư luận xã hội với tin
đồn. Tin đồn cũng là một hiện tượng tâm lý xã hội nhưng khác vé bán chất với
ĐẠI HGCQU^'' GIA HÀ MỎI
TRLN51AM THClíi; TIN.THƯ VIỆN
17 noALĨLŨAOI
dư luận xã hội ở chỗ tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của
cá nhân mang nó.
Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự việc, sự kiện, liay hiện tượng có thể
có thật, cỏ thể không có thật hoặc chỉ có một phẩn sự thật được lan truyền từ
người này sang người khác chủ yếu bằng con đường truyền miệng.
Chủ thể của tin đồn thường không được xác định rõ ràng. Tin đồn
thường là sự bịa đặt (phao tin, đồn nhảm), trong quá trình lan truyền từ người
này sang người khác luôn có sự thêu dệt, hư cấu, xuyên tạc hoặc thổi phồng
một cách quá đáng. Tin đồn loang càng xa thì nội dung của nó càng khác với
nội dung lúc ban đầu tuỳ thuộc vào mục đích và lợi ích của chủ thể truyền tin.
Chính vì vậy, tin đồn mang nặng màu sắc chủ quan, thicn kiến của chủ thể
truyền tin.
Dư luận xã hội, ngược lại, là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân
mang nó. Dư luận xã hội thể hiện quan điểm, thái độ của cá nhân mang nó
irước các sự kiện, hiện tượng vấn đề mà cá nhân đó quan lâm. Dư luận xã hội
lúc đầu có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau nhưng khi lan càng rộng
thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung phán xét hoặc tích tụ lại thành vài
" " .4
hướng cơ bản.
Tin đồn có thể chuyển hoá thành dư luận xã hội khi trên cơ sở của tin
đồn người ta đưa ra những phán xét, đánh giá bày tỏ thái độ của mình; khi
thông tin về sự kiện, hiện tượng được kiểm chứng và các nhóm xã hội có thể
dược tiếp cận với nguồn tin, trao đổi, bày tỏ ý kiến của minh thông qua con
dường công khai.
Tóm lại, về mặt lý luận hầu như không tồn tại một định nghĩa toàn diện
nào về dư luận xã hội được tất cả mọi người đồng tình. Tuy nhiên, đa số thừa
nhận rằng, dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét,
18
đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề
mang tính thới sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của
nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn
của họ. Để hiểu một cách sâu sắc về dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng
thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, cần lưu ý rằng, vê' hình thức biểu
hiện, dư luận xã hội có thể được biểu hiện dưới cá ba hình Ihức là phán xét mô
tả, phán xét chế định và phán xét đánh giá; về đối tượng, chỉ những sự kiện,
hiện tượng xã hội thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người, có liên
quan đến lợi ích của họ mới có khả năng trở thành đối tượng của dư luận xã
hội; về chủ thề, dư luận xã hội bao gồm mọi luồng ý kiến, luồng ý kiến của đa
số cũng như luồng ý kiến của thiểu số. Ngoài ra, cần chứ ý phân biệt sự khác
nhau mang tính bản chất giữa dư luận xã hội với tin đồn.
1.1.3. Các yếu tô ảnh hưởng và quá trình hình thành du luận xã hội.
1.1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tói sự hình thành dư luận xã hội.
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, nhiều yếu
tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan về kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo
đức, văn hoá, trình độ nhận thức, tâm lý xã hội Những yếu tố chính tác động
đến sự hình thành dư luận xã hội bao gồm:
Thứ nhất, quy mô, cường độ, tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện
tượng xã liội, quá trình xã hội xảy ra trong thực tế xã hội có ánh hưởng mạnh
m ẽ tới sự hình thành dư luận xã hội. Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng,
phong phú và phức tạp với nhiều sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá
trình xã hội khác nhau. Với tư cách là một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội
phán ánh tồn tại xã hội theo phương thức đặc thù, sự phán ánh đó trước hết phụ
thuộc vào quy mô, cường độ và tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng
xã hội mà nó phán ánh; đồng thời phụ thuộc vào ý nghĩa, nội dung của các sự
19
việc, sự kiện đó đối với các nhu cầu, lợi ích về vật chất hay tinh thần của cộng
đổng người mang dư luận. Khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và
thái độ của công chúng là bày tỏ sự tán thành, ủng hộ đối với những sự việc, sự
kiện phù hợp với các nhu cầu, lợi ích của mình và lên tiếng phê phán hay phản
đối những sự việc, sự kiện đi ngược lại, xâm hại tới lợi ích của họ.
Trong thực tế xã hội có những sự việc, sự kiện xảy ra ban đầu chí ảnh
hưởng tới lợi ích của một nhóm xã hội nhất định, nhưng sự phát triển tiếp theo
đã cho thấy sự liên quan của chúng tới lợi ích của các nhóm xã hội khác.
Trong bối cảnh đó các nhóm xã hội sẽ bước vào cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận
tại các thời điểm khác nhau. Bên cạnh đó, những sự kiện, hiện tượng có ảnh
hương mạnh mẽ, trực tiếp đến đại đa số người dân như dịch bệnh, thiên tai, các
vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng sẽ tạo ra các luồng dư luận xã hội nhanh
chóng chỉ trong một thời gian ngắn. Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiểu
nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì phải xuất phát từ chính bán thân các sự
việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội với quy mô, cường độ và
tính chất của chúng.
Thứ hai, sự hìnlĩ thành dư luận xã hội phụ thuộc vào hệ tư tưởng, trình
độ học vấn, kiến thức, hiểu biết,"kinh nghiệm thực tế của các cá nhân, các
nlìóm xã hội trong xã hội. Nói cách khác là mức độ chuẩn bị của cộng đồng
người để tiếp nhận các sự việc, sự kiện, hiện tượng cần thiết. Nếu thông tin
không đẩy đủ thì dẫn đến khả năng tranh luận kéo dài, không hình thành dư
luận xã hội. Hệ tư tưởng, trình độ học vấn của con người cũng ánh hưởng quan
trọng tới khuynh hướng, chiều sâu, tính chất phản ánh đúng hay sai của các ý
kiến, các quan điểm phán xét đánh giá đối với sự việc, sự kiện. Chẳng hạn, ở
những nhóm xã hội có trình độ học vấn cao họ có thê dễ dàng tiếp cận thông
tin, phân tích một cách khoa học về nội dung, bản chất, nguồn gốc, nguyên
nhân cuả các sự việc, sự kiện từ đó mà đưa ra các phán xét đánh giá phù hợp
20
vé sự việc, góp phần hình thành những dư luận xã hội tích cực, có lợi cho cộng
đồng, cho dân tộc hay quốc gia. Ngược lại, ớ những nhóm xã hội có trình độ
học vấn thấp thì sự hình thành dư luận xã hội thường chậm chạp và khó khăn
hơn vì họ thiếu thông tin, kiến thức hoặc kinh nghiệm trước một vấn đề xã hội.
Thứ ba, sự hoạt động của hệ thông các phương tiện thông tin đại chúng
bao gồm sách báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, ấm phẩm in, mạng máy
tính có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội. Điều
đó thể hiện trên ba phương diện cơ bản sau:
- Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp
thời và đa dạng thông tin về mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tới
dông đảo các tầng lớp xã hội. Việc đáp ứng sở thích và nhu cầu thông tin của
công chúng được coi là một trong những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của
hệ thống truyền thông đại chúng. Trong số các thông tin thu nhạn được, có
những thông tin liên quan đến lợi ích của các nhóm xã hội, của cộng đồng xã
hội nói chung, thu hút được sự quan tâm của họ, từ đó mà nảy sinh dư luận xã
hội. Nói cách khác, những thông tin -mà các phương tiện thông tin đại chúng
cung cấp là một trong những nguồn sống quan trọng của dư luận xã hội.
- Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai.
Ngày nay trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Các tầng
lớp nhân dân cũng ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị - xã
hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng có
trách nhiệm truyền tải thông tin về các ý kiến phán xét đánh giá, thái độ của
công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội. Bằng
cách này công chúng sẽ có được cơ hội tham gia ngày càng tích cực và có
trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện, giám sát và đánh giá các
chủ trương, chính sách của các chính Đáng và Nhà nước cũng như các hoạt
động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền.
21