ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI VỚI TRẺ EM LAO
ĐỘNG SỚM.
Phần một: Mở đầu
1.Đặt vấn đề.
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển. Nền kinh tế
nước ta đã có những bước đáng tự hào được nhiều nước trên thế giới
đánh giá cao, chúng ta đang hướng đến mục tiêu trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020 và có thể sánh vai với các nước phát triển trên
thế giới. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế- xã hội, chúng ta đang
phải đối mặt với nhiều những khó khăn và thách thức nẩy sinh từ mặt
trái của quá trình phát triển kinh tế xã hội như phân tầng xã hội, quá
trình đô thị hóa không đồng bộ, môi trường bị xuống cấp, thất nghiệp,
người già neo đơn, tệ nạn ma túy, trẻ em có hòan cảnh khó khăn. Riêng
đối với trẻ em có hòan cảnh khó khăn, một trong những đối tượng này
phải kể đến đó là trẻ em lao động sớm, bao gồm cả trẻ bị bóc lột sức
lao động và trẻ em đường phố.
Nhiều trẻ em đã và đang làm nhiều công việc vất vả để kiếm sống sinh
nhai cho bản thân và gia đình các em, các công việc như lượm ve chai,
đánh giầy, bán vé số…phần nhiều những trẻ em có đời sống trong hòan
cảnh phần lớn đều có hòan cảnh gia đình khó khăn, kinh tế nghèo. Tuy
nhiên ở nhiều gia đình mà người cha ,người mẹ chưa chu toàn bổn phận
về mặt kinh tế hay trong các gia đình khiếm khuyết thì lao động trẻ em
đôi khi đóng vai trò khá quan trọng trong việc kiếm sống cho gia đình.
Ở quốc gia nào cũng đều phải nghiên cứu về trẻ em lao động sớm, nhằm
tìm ra những khó khăn và mong muốn của các em, để đưa ra những hình
1
thưc giúp đỡ khác nhau .Tất cả chúng ta đều biết trẻ em là chủ nhân
tương lai của đất nước do vậy việc quan tâm chăm sóc ,bảo vệ trẻ em là
trách nhiệm không chỉ của gia đình mà của toàn xã hội.
Qúa trình đô thị hóa diễn ra nhanh kéo theo tình trạng lao động sớm ở
trẻ em và những hậu quả đi cùng là vấn đề cần được quan tâm giải
quyết. Để đảm bảo được quyền lợi cho trẻ em chúng ta cần phải bắt tay
vào giải quyết vấn đề của trẻ lao động sớm. Xuất phát từ thực tiễn như
vậy nên Tôi đã chọn đề tài “ vai trò của an sinh xã hội đối với trẻ
em lao động sớm” để nêu lên được thực trạng nguyên nhân của trẻ em lao
động sớm, để từ đó kiến nghị các biện pháp giải quyết phù hợp, tạo
điều kiện cho các em có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên với thời gian và khả năng có hạn nên bài tiểu luận này không
tránh khỏi có nhữ
2. Mục tiêu: tìm hiểu được nguyên nhân, thực trạng của trẻ em lao
động sớm từ đó đề xuất các biện pháp và mô hình an sinh xã hội giúp
các em có cuộc sống tốt đẹp hơn.
ng hạn chế, sai sót. Do vậy em rất mong sự đóng góp ý
kiến của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cản ơn các thầy, cô đã
nhiệt tình giảng dậy và hướng dẫn chúng em làm bài tiểu luận này
3. Nhiệm vụ:
- Về mặt lý luận : làm rõ các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài.
-về mặt thực tiễn:
+ Tìm hiểu về nguyên nhân, thực trạng, hậu quả của trẻ em lao động sớm
ở Việt Nam.
+ Đưa ra những biện pháp , mô hình an sinh xã hội dành cho trẻ lao
2
động sớm ở Việt Nam.
3
Phần hai: Nội dung
1. Các khái niệm, thuật ngữ liên quan.
1.1. Trẻ em.
Theo hiệp ước về quyền trẻ em của liên hợp quốc định nghĩa:
“Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc
gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Theo luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa việt nam 1991: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Theo định nghĩa sinh học: “ Trẻ em là con người ở giai đoạn phát
triển, từ khi còn trong trứng nước tới tuôi trưởng thành”.
Nhìn theo góc độ xã hội học: Trẻ em là giai đoạn con người đang học
cách tiếp cận những chuẩn mực của xã hội và đóng vai trò xã hội của
mình, đây là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai
trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người.
1.2. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Theo điều 40 chương IV Luật bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ
25/2004QHngày 15 tháng 6 năm 2004 :
“Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bao gồm: Trẻ mồ côi không nơi nương
tựa, trẻ em bị bở rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ là nạn nhân
chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải nặng nhọc nguy
hiểm; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị
xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy, trẻ em vi phạm pháp luật”.
1.3. Trẻ em lao động sớm.
Là trẻ làm việc trong độ tuổi còn đi học, các em có thể
được trả công hay không trả công, làm việc bên trong và bên ngoài gia
đình, trẻ có thể làm các công việc nhẹ đến nặng nhọc. (Trích: An sinh
4
xã hội và các vấn đề xã hội. Chủ biên: Nguyễn Thị Oanh, 1997, T36)
Theo bài học môn an sinh xã hội chúng tôi đưa ra khái niệm: Trẻ em
lao động sớm là những trẻ phải lao động bằng chính sức lao động của
mình để tự nuôi sống bản thân và lao động phụ gia đình, lao động trong
điều kiện không an toàn, các đối tượng này còn đang độ tuổi đi học,
công việc làm có thể trả công hoặc không trả công, là những trẻ không
có cơ hội phát triển bình thường và lành mạnh, ít được tiếp cận với
các dịch vụ xã hội.
1. Thực trạng trẻ em lao động sớm ở Việt Nam.
* Thế giới:
Ngày nay trên thế giới tình trạng lao động trẻ em vẫn là một hiện
tượng phổ biến, trong đó có nhiều trẻ em phải lao động nặng nhọc trong
điều kiện làm việc độc hại, nguy hiểm và bị khai thác triệt để. Theo
những số liệu mới nhất của ILO, có ít nhất 218 triệu lao động trẻ
em[1] trong độ tuổi từ 5 đến 17 tuổi, và hầu hết tập trung ở các nước
đang phát triển. Trẻ em lao động ở nhiều loại hình và lĩnh vực công
việc và những mối nguy hại đe doạ lao động trẻ em thay đổi tuỳ thuộc
vào loại hình lao động và điều kiện lao động và để lại những hậu quả
nghiêm trọng cho sự phát triển bình thường của trẻ.
* Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ với khoảng gần 31% tổng dân số có
độ tuổi từ 0 -17 tuổi[2] năm 2009. Trong gần hai thập niên qua, tốc độ
phát triển kinh tế của Việt Nam tương đối nhanh và ổn định với sự phát
triển nhanh chóng của các loại hình kinh tế, đặc biệt là sự ra đời và
phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân với các loại hình doanh
5
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ và loại hình
kinh tế hộ gia đình đã tạo ra nhiều việc làm mới trong xã hội. Tuy
nhiên kéo theo đó là tình trạng sử dụng lao động trẻ em ngày càng phổ
biến và trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Cho đến nay chưa có một cuộc điều tra chính thức nào về lao động trẻ
em ở Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu thống kê từ cuộc Điều tra Mức sống
Dân cư Việt Nam (ĐTMSDC) năm 2006 cho thấy có khoảng 6,7% trẻ em từ
6-14 tuổi (gần 930.000) tham gia hoạt động kinh tế. Trong đó có
296,847 trẻ em từ 12 tuổi trở xuống[3] và 37,139 trẻ em dưới 10
tuổi[4] có tham gia hoạt động kinh tế trong năm 2006. Kết quả cuộc
ĐTMSDC Việt Nam cũng cho thấy có khoảng 503.389 trẻ em (từ 12 đến 14
tuổi) tham gia vào các công việc nặng nhọc và khoảng 633,405 trẻ em từ
15 đến 17 tuổi phải làm việc nhiều thời gian hơn quy định. Cũng phải
nhấn mạnh rằng con số này vẫn còn thấp hơn so với con số thực tế vì nó
không bao hàm định nghĩa của ILO về “các loại hình trẻ em lao động tồi
tệ nhất”[5].
Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, đến cuối tháng
6/2009 ở Việt Nam có đến 3 triệu trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn,ở Việt
Nam trẻ em lang thang lao sống tập trung phần lớn ở hai thành phố lớn
là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo thống kê chưa đầy đủ Việt
Nam có khoảng 10.000 trẻ làm những công việc nặng nhọc, môi trường làm
việc độc hại và trên 10.000 trẻ em phải lang thang kiếm sống bằng đủ các
nghề như bán hàng dong, bán vé số, nhặt ve chai, đánh giày…Sở
LĐTBXH Hà Nội cho biết HN có 314 trẻ em lao động sớm (229 nữ, 85
nam)ở 9/14 quận, huyện. Các em (từ 6 – 16 tuổi) tham gia những công
việc:giúp việc gia đình, tham gia sản xuất, phụ việc trong các nhà hàng,
bán hàng rong… Nhiều gia đình sẵn sàng bắt con phải đi kiếm tiền,
6
không cần biết các em phải chịu những thiệt thòi gì, chỉ quan tâm đến
số tiền hàng tháng trẻ mang lại.Theo báo điện tử ĐCSVN- Khảo sát tình
trạng trẻ em từ 6-16 tuổi phải lao động sớm, lao đông nặng nhọc của
UBND TP Hà Nội cho thấy, số trẻ phải lao động sớm trong độ tuổi 15,
16(67,8%), ở độ tuổi 14 (17,9%), ở độ tuổi 12 (3,4%). Trong đó, có cả
trẻ em đi theo gia đình từ quê lên thành phố kiếm sống. Các em phải đi
làm thuê kiếm tiền đưa về gia đình. Hơn nữa, bản thân bố mẹ các em
nhận thức về quyền lợi của trẻ em rất mơ hồ, họ cho rằng mình nghèo
nên bắt con cái đi ăn xin, đánh giày, nhặt rác, phục vụ hàng ăn là
điều hiển nhiên. Mặc dù Sở LĐTB&XH đã cố gắng thuyết phục họ cam
kếtphải để các em nghỉ làm và đến các lớp học linh hoạt tại các quận,
huyện nhằm bảo đảm quyền lợi cho trẻ nhưng cũng chỉ có chừng 60-70%số
trẻ được đi học. Nhiều phụ huynh hứa hẹn sẽ không bắt trẻ đi làm,
nhưng thực tế sau khi đến các lớp học vào buổi sáng, buổi chiều các em
vẫn phải lao động kiếm tiền. Nhiều chuyên viên hoạt động trong lĩnh
vực trẻ em cho biết, trẻ em không biết được quyền lợi mà lẽ ra chúng
phải được hưởng theo luật pháp. Ngay cả bố mẹ chúng cũng không quan
tâm hay nói đúng hơn là họ không hề biết nên đã vô tình vi phạm Luật
Lao động khi bắt con cái phải làm việc quá sớm.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng45% trẻ em có thu nhập trên
20.000đồng/ngày, gần 10% có thu nhập cao hơn mức này; 40% trẻ lao động
còn lại có thu nhập 6.000 - 10.000 đồng/ngày. Mặc dù có mức thu nhập
rất “khiêm tốn” nhưng các em lại phải lao động rất cực nhọc, có tới
gần 50% các em phải làm việc tới 10- 12giờ/ngày, nhiều em phải làm
việc cả ngày thứ bảy,chủ nhật đấy là chưa kể nhiều em phải làm việc,
kiếm sống vào ban đêm bằng nghề: nhặt giác, làm việc trong các xưởng
sản xuất tư nhân, lò mổ gia xúc .Tuy vất vả như vậy nhưng so với lao
7
động ở quê thì mức thu nhập đó vẫn còn khá. Chính vì vậy mà ngày càng
có nhiều trẻ em bỏ học lên thành phố kiếm sống. Điều này không chỉ gây
ảnh hưởng lớn tới an ninh trật tự của thành phố mà nó còn dẫn đến
nhiều tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma tuý Theo đó, nguy cơ trẻ em lao
động sớm phải đối diện với các tệ nạn xã hội là khó tránh khỏi. Nhiều
em khi được hỏi đều trả lời không hiểu biết gì về ma tuý, HIV. Nhiều
em thường xuyên bị lạm dụng tình dục, đặc biệt số này hầu hết tập
trung vào các em lao động trên đường phố hoặc làm ở cơ sở tư nhân; hay
giúp việc gia đình. Đối với trẻ làm việc tại các cơ sở tư nhân, rất ít
trẻ được chủ đối xử tốt. Đáng xấu hổ khi hiện nay, một bộ phận cha mẹ
trẻ ở các vùng nông thôn mặc dù điều kiện kinh tế gia đình không phải
quá túng thiếu nhưng họ vẫn bắt con cái nghỉ học, lên thành phố kiếm
sống, chủ yếu là ăn xin . Nhiều trẻ ăn xin hiện vẫn sống với cha mẹ
hoặc sống với người thân. Nhiều bậc cha mẹ khi được hỏi cho rằng ăn
xin trên thành phố còn nhàn hạ và dễ kiếm tiền hơn là lao động ở quê
,không phải đầu tư mà thu nhập cao.Chính từ suy nghĩ này mà ngày càng
có nhiều trẻ em lên thành phố kiếm sống bằng đủ mọi nghề. Nhiều trẻ
trong số này không muốn được đi học, học nghề hoặc một công việc nào
đó thay vì đi ăn xin. Trẻ thường làm việc không có ngày nghỉ,cơ hội
vui chơi giải hầu như không có. (Theo hanoimoi.com.vn).
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em phải lao động sớm.
Có hàng loạt các nguyên nhân dẫn đến việc trẻ phải lao động
sớm, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn,
buộc các em phải tham gia lao động để kiếm tiền nuôi sống bản thân và
gia đình.
- Kinh tế là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất dẫn đến tình trạng trẻ
phải lao động sớm. Như vậy vấn đề nghèo khổ được xem là nguyên nhân
8