Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.88 KB, 65 trang )

Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 3
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG -TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ 3
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT 3
1.1.Đặc điểm lao động của Nhà trường 3
1.1.1.Tính chất và quy mô lao động 3
1.2.Hình thức trả lương của Nhà trường 6
1.2.1.Hình thức trả lương 6
1.2.2. Chế độ trả lương, thưởng và đãi ngộ khác 8
1.3.Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại công ty 10
1.3.1.Cách trích lập, nộp các quỹ tại công ty 10
1.3.2.Chế đô chi trả, sử dụng các quỹ 12
1.4.Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Nhà trường 13
1.4.1.Tổ chức quản lý lao động 13
1.4.2.Tổ chức quản lý, sử dụng tiền lương 15
PHẦN 2 17
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC 17
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT 17
2.1. Kế toán tiền lương tại Trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt 17
2.1.1. Chứng từ sử dụng 17
2.1.3. Tài khoản sử dụng 27
CHỨNG TỪ GHI SỔ 31
Ngưòi lập biểu 31
Phụ trách kế toán 31
SỔ CÁI 34
Ngày 34
2.2.1. Chứng từ sử dụng 35
2.2.3. Quy trình kế toán 40


Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
Trình tự kế toán chi tiết các khoản trích theo lương tại nhà trường được thực hiện như
sau: 40
CHỨNG TỪ GHI SỔ 43
Diễn giải 44
Ngày 44
Nợ 44
Nội dung 46
SỔ CÁI 47
Nội dung 47
Người ghi sổ 47
Thủ trưởng đơn vị 47
SỔ CÁI 48
Nội dung 48
Người ghi sổ 48
Phụ trách bộ phận 48
Thủ trưởng đơn vị 48
SỔ CÁI 49
Nội dung 49
Người ghi sổ 49
Phụ trách bộ phận 49
Thủ trưởng đơn vị 49
CHƯƠNG 3 50
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC 50
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT 50
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
nhà trường và phương hướng hoàn thiện 50
3.1.1. Ưu điểm 50
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập

3.1.2. Nhược điểm 51
3.2. Các giải pháp đề xuất hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại nhà trường 51
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
BẢNG
CHƯƠNG 1 3
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG -TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ 3
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT 3
1.1.Đặc điểm lao động của Nhà trường 3
1.1.1.Tính chất và quy mô lao động 3
1.2.Hình thức trả lương của Nhà trường 6
1.2.1.Hình thức trả lương 6
1.2.2. Chế độ trả lương, thưởng và đãi ngộ khác 8
1.3.Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại công ty 10
1.3.1.Cách trích lập, nộp các quỹ tại công ty 10
1.3.2.Chế đô chi trả, sử dụng các quỹ 12
1.4.Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Nhà trường 13
1.4.1.Tổ chức quản lý lao động 13
1.4.2.Tổ chức quản lý, sử dụng tiền lương 15
PHẦN 2 17
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC 17
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT 17
2.1. Kế toán tiền lương tại Trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt 17
2.1.1. Chứng từ sử dụng 17
2.1.3. Tài khoản sử dụng 27
CHỨNG TỪ GHI SỔ 31
Ngưòi lập biểu 31

Phụ trách kế toán 31
SỔ CÁI 34
Ngày 34
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
Số dư đầu kỳ 34
2.2.1. Chứng từ sử dụng 35
2.2.3. Quy trình kế toán 40
Trình tự kế toán chi tiết các khoản trích theo lương tại nhà trường được thực hiện như
sau: 40
CHỨNG TỪ GHI SỔ 43
Diễn giải 44
Ngày 44
Nợ 44
Nội dung 46
SỔ CÁI 47
Nội dung 47
Số dư đầu kỳ 47
Người ghi sổ 47
Thủ trưởng đơn vị 47
SỔ CÁI 48
Nội dung 48
Số dư đầu kỳ 48
Người ghi sổ 48
Phụ trách bộ phận 48
Thủ trưởng đơn vị 48
SỔ CÁI 49
Nội dung 49
Số dư đầu kỳ 49
Người ghi sổ 49
Phụ trách bộ phận 49

Thủ trưởng đơn vị 49
CHƯƠNG 3 50
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC 50
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT 50
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
nhà trường và phương hướng hoàn thiện 50
3.1.1. Ưu điểm 50
3.1.2. Nhược điểm 51
3.2. Các giải pháp đề xuất hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại nhà trường 51
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trước những biến động không có lợi của nền kinh tế thế giới hiện
nay, Việt Nam là một trong những nước châu Á có nền kinh tế ít biến động
nhất. Đảng và nhà nước ta không lấy đó làm chủ quan để quên đi mục
đích cuối cùng là tiến tới Xã hội chủ nghĩa- một xã hội mà trong đó con người
được đề cao, được tự do - ấm no - hạnh phúc. Mục tiêu đã có vậy vấn đề ở
đây là những đường lối, chính sách của nhà nước trong nền kinh tế hiện nay.
Chính sách, chế độ tiền lương là một trong những vấn đề trọng yếu liên
quan mật thiết và có ảnh hưởng thường xuyên mang tính quyết định tới động
thái kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã xác định
rất rõ: quan tâm đến con người là vấn đề trọng tâm để phát triển kinh tế, xã
hội hay nói một cách khác là đầu tư vào con người chính là hình thức đầu tư
có lợi nhất cho tương lai của chúng ta. Chỉ có quan tâm phát triển con người
mới khai thác được khả năng tiềm ẩn của họ. Một trong những nhân tố kích
thích được khả năng ấy là lợi ích của họ khi tham gia các hoạt động kinh tế-
xã hội. Vì thế, công tác tiền lương nói chung và hình thức tiền lương nói riêng
là một trong những biểu hiện cụ thể của lợi ích đó.

Một hệ thống tiền lương, tiền công hợp lý sẽ giúp người lao động chuyên
tâm hơn, hết lòng vì công việc, làm việc có trách nhiệm và hiệu quả hơn. Từ
đó, doanh nghiệp cũng nâng cao năng lực sản xuất.
Ngành giáo dục là ngành đặc biệt quan trọng vì đào tạo ra con người,
liên quan đến mọi người. Tiền lương, tiền công của giáo viên cũng cần được
quan tâm. Đội ngũ giáo viên ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào cũng là yếu tố
quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục. Trước yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, của xu thế hội nhập thì việc xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Chú trọng tới phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là
một trong mười nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Quan tâm việc giáo
1
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
dục, rèn luyện đội ngũ giáo viên trẻ về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống
có đủ phẩm chất, năng lực trong công tác giảng dạy. Giáo dục, xây dựng
Đoàn thanh niên, chi đoàn giáo viên vững mạnh; Công đoàn cơ sở vững mạnh
góp phần chăm lo lợi ích chính trị đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ
giáo viên. Thời gian gần đây, cùng với việc xây dựng chiến lược giáo dục mới
từ nay đến năm 2020, vấn đề tiền lương nhà giáo lại được đặt ra bàn thảo, coi
đó là một trong những điều kiện để đổi mới giáo dục Việt Nam.
Đề tài “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trường
Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt ’’, Thành phố Yên Bái được hình thành
từ những lý do trên.
Trong thời gian em đi thực tập tại đơn vị cùng với sự hướng dẫn của
GS.TS NGUYỄN VĂN CÔNG đã giúp em hoàn thiện chuyên đề thực tập
chuyên ngành này. Nội dung của chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận gồm
3 chương chính:
Chương 1: Đặc điểm lao động - tiền lương và quản lý lao động, tiền
lương của Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

tại Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt
2
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG -TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT
1.1.Đặc điểm lao động của Nhà trường
1.1.1.Tính chất và quy mô lao động
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động của Nhà trường là họat động trong lĩnh
vực giáo dục đào tạo của hệ thống giáo dục công lập, liên quan mật thiết tới
con người, nơi mà cán bộ giáo viên là người quyết định đến chất lượng giáo
dục. Bởi vậy, vấn đề nhân sự được Sở Giáo dục đào tạo Tỉnh Yên Bái nói
chung và trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt nói riêng đặc biệt
quan tâm. Theo đó, việc phân loại lao động là cơ sở cho việc phân công, sắp
xếp nhân sự cho Nhà trường nhằm phát huy tối đa hiệu quả cũng như hiệu
suất trong công tác giảng dạy. Đồng thời vẫn đảm bảo tạo điều kiện và lợi ích
tốt nhất cho người lao động, khích lệ họ yên tâm , phấn khởi công tác và cống
hiến cho sự phát triển của Nhà trường.
Tính đến tháng 12/2012, tại trường Trung học phổ thông Lý Thường
Kiệt có 123 lao động chủ yếu đều là lao động ổn định và được phân loại theo
mối quan hệ với quá trình dạy học gồm hai loại:
+ Lao động trực tiếp: là bộ phận lao động trực tiếp tham gia vào quá
trình giảng dạy cho học sinh mà cụ thể là giáo viên đứng lớp.
+Lao động gián tiếp: là lao động không trực tiếp trực tiếp giảng dạy mà
chỉ đóng góp hay thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho công tác giảng dạy tại
trường như đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ phòng hành chính , cán bộ kế
toán…

3
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
1.1.2.Cơ cấu lao động:
Nhìn chung đội ngũ lao động tại Nhà trường là tương đối lớn hoạt động
trong các mảng lĩnh vực khác nhau phục vụ cho công tác giảng dạy. Vì vậy
nhằm phục vụ công tác quản lý được hiệu quả, lực lượng lao động được phân
chia theo các tiêu thức khác nhau.
+. Về giới tính: Với đặc trưng Nhà trường hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục nên lực lượng các bộ nhân viên tương đối đồng đều về giới tính. Cán bộ,
giáo viên là nữ chủ yếu công tác tại Tổ Ngữ Văn,Tổ Sử - Địa- Giáo dục công
dân,Tổ Ngoại ngữ và bộ phận hành chính, kế toán. Việc sắp xếp nhân sự này
vì thế có thể coi là khá hợp lý. Cụ thể:
Bảng1.1: Cơ cấu lao động theo giới tính tại Nhà trường
Chỉ tiêu Tổng lao động Nam Nữ
Số lượng Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ
Cán bộ quản lý 17 8 6,5% 9 7,3%
Giáo viên 106 55 44,7% 51 41,5%
Tổng cộng 123 63 51,2% 60 48,8%
Nguồn: phòng tổ chức hành chính
+. Về độ tuổi : Chiếm đa số trong tổng số lao động của Nhà trường là lao
động có độ tuổi từ 30 đến 40, tiếp đó là độ tuổi trên 50.Đây có thể coi là ưu
điểm vô cùng thuận lợi trong công tác giảng dạy bởi đội ngũ cán bộ, giáo viên
giàu kinh nghiệm nhưng cũng là thách thức trong vấn đề đào tạo đội ngũ giáo
viên kế cận.
4
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại nhà trường
Độ tuổi <30 tuổi Tử 30->40

tuổi
Từ 40->50
tuổi
> 50 tuổi
Số lượng 9 56 22 36
Tỷ lệ 7,3% 45,5% 17,8% 29,4%
Nguồn: phòng tổ chức hành chính
+. Về trình độ văn hóa và chuyên môn:
Đa số cán bộ, giáo viên đang làm việc tại Trường Trung học phổ thông
Lý Thường Kiệt đều có trình độ chuyên môn, được đào tạo qua trường lớp
thuộc các bậc học từ cao đẳng, đại học và trên đại học. Số lượng lao động có
trình độ trên đại học mấy năm gần đây tại trường có xu hướng tăng chủ yếu
lao động về hoạt động trong lĩnh vực quản lý và thực hiện công tác giảng dạy
tại Tổ Toán – Tin và Tổ Ngữ văn. Có thể nói, với lực lượng lao động có trình
độ như hiện tại đã đáp ứng khá tốt yêu cầu cũng như nhu cầu dạy học của Nhà
trường. Số lượng lao động phân loại theo trình độ chuyên môn được thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 1.3: cơ cấu lao động theo trình độ tại Nhà trường
Chỉ tiêu Tổng lao
động
Trình độ
Trên Đại học Đại học Cao đẳng
Cán bộ quản lý 17 17 0 0
Giáo viên 106 26 79 1
Tổng cộng 123 43 79 1
Tỷ lệ(%) 100 35% 64,2% 0.8%

Nguồn: phòng tổ chức hành chính
Nhìn chung, lực lượng lao động tại Nhà trường có lòng nhiệt huyết với
5

Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
nghề và trách nhiệm với công việc, đáp ứng khá tốt yêu cầu cũng như tính
chất đặc thù của hoạt động giảng dạy. Hoạt động dạy học là hoạt động thường
xuyên liên tục, Nhà trường luôn đảm bảo việc làm ổn định và điều kiện lao
động tốt nhất cho cán bộ, giáo viên. Vì vậy, lao động tại nhà trường là lao
động ổn định. Tính chất này cũng làm cơ sở để Nhà trường lựa chọn các hình
thức tính và trả lương phù hợp cho người lao động.
1.2.Hình thức trả lương của Nhà trường
1.2.1.Hình thức trả lương
Xuất phát từ hoạt động dạy học của trường, hoạt động trong lĩnh vực
hành chính sự nghiệp có thu nên Nhà trường áp dụng hình thức tính và trả
lương thời gian:
 Lương thời gian:
Tại Trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, hình thức tính lương
này áp dụng để tính và trả lương cho các cán bộ quản lý nhà trường, quản lý
tổ bộ môn và tham gia trực tiếp giảng dạy dựa trên thời gian làm việc, bậc và
thang lương của người lao động . Tiền lương được tính theo công thức sau:
Lương thời gian = Lương cơ bản/26 X Số ngày công
Trong đó: Lương cơ bản = Hệ số lương X mức lương tối thiểu
Theo chính sách tiền lương tai nhà trường thì mức lương tối thiểu áp
dụng tại đơn vị tính đến tháng 12 năm 2012 là 1.050.000 đồng. Hệ số lương
được ban giám hiệu nhà trường xây dựng cho từng đối tượng theo thang bảng
lương đã đăng ký. Ngoài lương, người lao động còn được hưởng các khoản
phụ cấp như: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đi lại Nhân dịp
lế, tết còn có thưởng bổ sung để khích lệ cán bộ, giáo viên.
-ệ thống thang bảng, hệ số lương của nhà trường được chia làm 2 ngạch:
ngạch quản lý và ngạch nhân viên.
 Ngạch quản lý gồm các chức danh như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,
các tổ trưởng và tổ phó tổ bộ môn.
Bảng 1.4: Thang bảng Hệ số lương ngạch quản lý

6
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
C.vụ
bậc
Hiệu trưởng Phó Hiệu
trưởng
Tổ trưởng
tổ bộ môn
Tổ phó tổ bộ
môn
1 5,62 5,05 3,80 3,64
2 6,10 5,36 4,00 4,00
3 6,80 6,20 4,98 4,40
4 7,48 6,82 5,20 4,98
5 8,23 7,50 5,80 5,32
6 9,05 8,25 6,42 5,86
7 9,96 9,08 7,14 6,44
8 10,95 9,99 7,89 7,09
9 12,05 10,98 8,72 7,79
Nguồn: phòng tổ chức hành chính
 Ngạch nhân viên gồm các loại:
- Nhân viên loại 1: gồm nhân viên kế toán; thư ký hiệu trưởng, giáo viên
- Nhân viên loại 2: thư ký hành chính, nhân viên bảo vệ; nhân viên tạp vụ
Bảng 1.5: Thang bảng hệ số lương ngạch nhân viên
Loại NV
bậc
Nhân viên loại 1 Nhân viên loại 2
1 3,00 2,60
2 3,20 2,80
3 3,40 3,00

4 3,60 3,20
5 3,99 3,44
6 4,00 3,60
7 4,32 3,80
8 4,60
9 4,80
Nguồn: phòng tổ chức hành chính
Như vậy, lấy ví dụ tính lương theo thời gian của Ông Hiệu trưởng
Trương Thu Ba như sau:
7
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
 Hiệu trưởng Trương Thu Ba :
o Lương cơ bản = hệ số lương * lương tối thiểu
o Phụ cấp = hệ số phụ cấp * lương tối thiểu
(Hệ số phụ cấp của Hiệu Trưởng gồm: phụ cấp chức vụ,phụ cấp khu
vực, phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp thâm niên vượt khung).
o Lương cơ bản = 6.10 * 1,050,000 = 6,405,000
o Phụ cấp = 735,000 + 210,000 + 0 + 2,142,000 = 3,087,000
+ Phụ cấp chức vụ = 0.7 * 1,050,000 = 735,000
+ Phụ cấp khu vực = 210,000
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung = 0
o + Phụ cấp ưu đãi ngành = (6,405,000 + 735,000 + 0) * 0.3 =
2,142,000
o Tổng lương = ( 6,405,000 + 3,087,000) = 9,492,000
o Tiền lương thực nhận = 9,492,000 – (6,405,000 + 735,000) * 8.5% =
8,885,100
1.2.2. Chế độ trả lương, thưởng và đãi ngộ khác
- Chế độ trả lương hàng tháng : Tiền lương được trả cho người lao động
mỗi tháng 1 lần vào ngày 05 đến ngày 10 hàng tháng.
- Chế độ tăng lương: Đối với những người lao động làm việc tốt,

không vi phạm nội quy lao động, Nhà trường thực hiện chế độ xét nâng bậc
lương mỗi năm 1 lần vào tháng 3 hàng năm. Những lao động vi phạm kỷ luật
lao động, không có ý thức làm việc ,không hoàn thành khối lượng công việc
sẽ không được xét nâng lương trong năm đó.
- Tiền công tác phí :
•Cán bộ, giáo viên thường xuyên công tác thì được phụ cấp 500.000
đồng/tháng
•Cán bộ, giáo viên không thường xuyên thì được phụ cấp từ 20.000 đến
50.000 đồng/km tùy quãng đường
8
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
- Tiền trợ cấp điện thoại: chỉ áp dụng cho một số chức vu nhất định
trong Nhà trường cần sử dụng nhiều công việc liên lạc, liên hệ như:
• Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng: 500.000 đồng/tháng
• Kế toán,tổ trưởng tổ bộ môn: 200.000 đ/ tháng
- Số ngày nghỉ mà vẫn được hưởng lương bao gồm:
• Nghỉ lễ như quy định nhà nước
• Bản thân kết hôn: nghỉ 03 ngày
• Con kết hôn: nghỉ 01 ngày
• Cha, mẹ, hoặc vợ(chồng), con chết: nghỉ 03 ngày
- Chế độ thưởng trong lao động: Cá nhân người lao động có các thành
tích tốt sẽ được xét khen thưởng. Mức độ thưởng phụ thuộc vào đánh giá của
ban giám hiệu về lợi ích mà người đó mang lại từ thành tích của mình. Các
trường hợp thưởng bao gồm :
• Thưởng năng suất, chất lượng: khi người lao động thực hiện tốt hơn
mức bình thường về số lượng, chất lượng hoạt động giảng dạy hay có học
sinh giỏi cấp Tỉnh, cấp quốc gia.
• Thưởng sáng kiến: nếu người lao động có sáng kiên cải tiến và tìm ra
phương pháp làm việc, phương pháp giảng dạy mới… giúp nâng cao chất
lượng hoạt động giảng dạy.

- Chế độ thưởng lễ, Tết
• Thưởng Tết: Việc thưởng tết cho cán bộ, giáo viên phụ thuộc vào khả
năng tài chính của bản thân Nhà trường. Hàng năm, do Nhà trường làm tốt và
có số kết dư lớn nên mức thưởng cho người lao động là tương đối cao trong
hệ thống các trường trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục công
lập.Thưởng tết năm 2012 dao động từ 800.000 đồng đến 1.600.000 tùy thuộc
vào đó là giáo viên biên chế hay hợp đồng và thâm niên công tác.Phòng hành
chính có trách nhiệm lập từ trình về dự toán tổng tiền thưởng trước 30 ngày
trước khi nghỉ Tết.
• Thưởng ngày lễ ( như Tết dương lịch, 30/4; 1/5; ngày quốc khánh…):
9
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
Số tiền thưởng cũng phụ thuộc vào việc Nhà trường làm tốt và có số kết dư
lớn hay không? Thông thường ở mức 100.000 đến 300.000 đồng/ người.
Phòng hành chính nhân sự có trách nhiệm lập tờ trình ban giám hiệu về số
tiền thưởng, dự toán thưởng trước 15 ngày trước ngày nghỉ lễ, lập danh sách
cán bộ công nhân viên được thưởng trước 3 ngày so với ngày lễ tương ứng
1.3.Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại
công ty
1.3.1.Cách trích lập, nộp các quỹ tại công ty
 Quỹ Bảo hiểm xã hội
-Hiện nay, trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt trích lập quỹ
Bảo hiểm xã hội theo quy định chung của Bộ Tài chính bằng 24% x tiền
lương cơ bản. Trong đó:
• 17% do Nhà trường nộp, tính vào chi hoạt động
• 7% do người lao động đóng được khấu trừ trực tiếp vào lương người
lao động
-Quỹ Bảo hiểm xã hội này được trích trong trường hợp người lao động bị
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu, nghỉ mất sức….
-Hàng tháng nếu lao động phát sinh ốm đau, thai sản, tai nạn lao động ,

bệnh nghề nghiệp…họ cần có giấy tờ chứng nhận của cơ quan y tế về tình
trạng sức khỏe của mình. Nhà trường có thể tạm ứng chi Bảo hiểm xã hội cho
họ, đến cuối tháng, bộ phận phụ trách sẽ tập hợp toàn bộ chứng từ thực tế chi
để quyết toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội.
-Cách tính Bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:
• Trường hợp bản thân lao động ốm đau, hoặc người lao động có con bị
ốm đau được hưởng 75%.
• Trường hợp tai nạn lao động, thai sản hưởng 100%
 Quỹ bảo hiểm y tế
- Quỹ Bảo hiểm y tế được trích theo tỷ lệ Nhà nước quy định là 4,5 %
10
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
x tiền lương cơ bản. Trong đó:
•3% tính vào chi hoạt động
• 1,5% do người lao động nộp được khấu trừ trực tiếp vào lương người
lao động
- Quỹ Bảo hiểm y tế được sử dụng để trả các khoản chi về khám, chữa
bệnh, viện phí, thuốc thang cho người lao động trong trường hợp họ bị ốm
đau, tai nạn lao động, thai sản Đây là quỹ mà Nhà trường phải nộp cho cơ
quan Bảo hiểm y tế để cơ quan này quản lý và thực hiện chi trả cho người lao
động thông qua các khoản chi nêu trên
- Tại công ty, Bảo hiểm y tế cho người lao động được tính theo công
thức:
Bảo hiểm y tế = Hệ số lươngx Lương cơ bản x 4,5%
 Trợ cấp thất nghiệp
- Đây là một quỹ mới theo quy định của Nhà nước trích lập theo lương
của người lao động. Theo quy định hiện hành mà Nhà trường áp dụng, mức
Bảo hiểm thất nghiệp được tính bằng : 2% x tiền lương cơ bản . Trong đó:
•1% do Nhà trường đóng được tính vào chi hoạt động
• 1% do người lao động đóng được khấu trừ trực tiếp vào lương người

lao động
- Trợ cấp thất nghiệp là một loại hình phúc lợi tạm thời dành cho người
đã đi làm và bị cho thôi việc ngoài ý muốn. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp này sẽ
góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và
tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc
- Hằng tháng, Nhà nước đóng mức bằng 1% tiền lương cơ bản đóng
bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong Nhà trường và trích 1% tiền
lương từ lương cơ bản trả cho người lao động tháng để đóng cùng một lúc vào
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
 Kinh phí công đoàn
11
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
- Đối với quỹ Kinh phí công đoàn, Nhà trường thực hiện trích lập theo quy
định hiện hành là: 2% x tiền lương cơ bản . Trong đó cả 2% này phải do Nhà
trường chịu toàn phần và được tính vào chi phí hoạt động của Nhà trường.
- Quỹ Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt
động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao
động tại Nhà trường.
1.3.2.Chế đô chi trả, sử dụng các quỹ
Trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt thực hiện việc chi trả, sử
dụng các quỹ trích theo lương theo đúng quy định, chế độ Nhà nước. Cụ thể:
 Quỹ Bảo hiểm xã hội
- Quỹ Bảo hiểm xã hội được tính trong kỳ sau khi đã trừ các khoản trợ
cấp cho người lao động tại Nhà trường (được cơ quan bảo hiểm xã hội phê
duyệt) phần còn lại phải nộp vào quỹ Quỹ Bảo hiểm xã hội tập trung.
 Bảo hiểm y tế
- Đối với quỹ Bảo hiểm y tế sẽ được chi trả khám, chữa bệnh, viện phí,
thuốc thang cho người lao động trong trường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao
động, thai sản. Việc chi trả này được thực hiện thông qua hệ thống bệnh viện,
các cơ sở y tế Nhà nước mà người lao động khám, chữa bệnh

- Mỗi công nhân viên được tham gia quỹ Bảo hiểm y tế sẽ được cấp một
sổ Bảo hiểm y tế. Trong trường hợp họ bị tai nạn, ốm đau họ( hoặc người
thân họ ) sẽ phải cung cấp cho cơ sỏ đó các thông tin liên quan như: họ tên,
ngày sinh, nơi cư trú, thời gian, nơi xảy ra tai nạn và nguyên nhân xảy ra tai
nạn Đồng thời xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế này tại bệnh viên hoặc cơ sở y
tế mà họ trực tiếp khám, chữa bệnh để được hưởng chế độ cụ thể áp dụng
theo quy định.
- Khi thanh toán các chi phí cho quá trình khám , chữa bệnh cho người
có Bảo hiểm y tế, người lao động sẽ được khấu trừ trực tiếp số tiền Bảo hiểm
y tế mà họ được hưởng. Số còn lại không thuộc các khoản được hỗ trợ Bảo
12
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
hiểm y tế thì cá nhân phải tự chi trả thêm.
 Kinh phí công đoàn
- Dùng vào các hoạt động thăm hỏi: ốm đau, ma chay, cưới hỏi, ủng hộ
các hoạt động phúc lợi xã hội.
- Một số mức thăm hỏi sử dụng quỹ Kinh phí công đoàn như:
• Bản thân lao động kết hôn được mừng 500.000 đồng
• Có con kết hôn : 200.000 đồng
• Cha mẹ 2 bên, con , chồng( vợ ) chết : viếng 500.000 đồng
• Cha mẹ 2 bên, con , chồng( vợ ) ốm : 200.000 đồng
• Chi mừng cán bộ công nhân viên có con đậu đại học: 200.000 đồng
• Tặng quà cho cán bộ công nhân viên nữ các ngày lễ như 8/3; 20/10
• Sinh nhật cán bộ công nhân viên: 50.000 đồng
- Ngoài ra có thể hỗ trợ công nhân viên trong các hoạt động tham quan,
nghỉ mát, du lịch hàng năm…
- Chi cho các hoạt động văn nghệ, thể thao tại đơn vị như: thưởng
tiền,quà , hỗ trợ tập luyện, tham gia thi đấu…
 Trợ cấp thất nghiệp
- Thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, khi không có

việc làm (nghỉ việc) sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp do quỹ bảo hiểm thất
nghiệp chi trả. Người lao động khi có đủ điều kiện hưởng Bảo hiểm thất
nghiệp sẽ được hưởng các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp tính từ ngày thứ 16 kể
từ ngày đăng ký tại cơ quan lao động từ cấp quận, huyện lên sở. Số được
hưởng trợ cấp bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
- Đơn vị sử dụng lao động là người đại diện đóng bảo hiểm thất nghiệp
hàng tháng cho người lao động. Cơ quan Bảo hiểm xã hội là nơi chịu trách
nhiệm thu bảo hiểm thất nghiệp cũng như có trách nhiệm chi trả trợ cấp thất
nghiệp cho người lao động
1.4.Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Nhà trường
1.4.1.Tổ chức quản lý lao động
13
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
Trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt luôn xác định lao động là
lực lượng quyết định tới quá trình và kết quả giảng dạy của nhà trường. Vì
vậy, việc tổ chức nhằm quản lý và sử dụng lao động một cách hiệu quả là vấn
đề mang tầm chiến lược ban giám hiệu Nhà trường. Cụ thể ở một số điểm sau:
- Tuyển dụng lao động: Nhà trường rất coi trọng chính sách tuyển dụng
lao động. Thông thường khi phát sinh nhu cầu tuyển dụng thêm nhân sự, Nhà
trường sẽ đăng tuyển trên các phương tiên thông tin truyền thông. Các yếu tố
yêu cầu về bằng cấp, trình độ, kinh nghiêm…sẽ do ban giám hiệu đặt ra và ủy
quyền cho phòng hành chính nhân sự trực tiếp xem xét, chọn lựa.
- Hiệu Trưởng, trưởng phòng hành chính và đại diện ban giám hiệu sẽ là
người trực tiếp phỏng vấn ứng viên xin tuyển dụng. Nếu được nhận ứng viên
sẽ phải trải qua thời gian thử việc từ 1 đến 6 tháng tùy vị trí và trình độ, kinh
nghiệm làm việc, sau đó sẽ ký hợp động chính thức với người lao động
- Giờ làm việc áp dụng tại Nhà trường đối với khối văn phòng, hành
chính là sáng từ 7h 30 đến 11h 30; chiều từ 13h đến 17h
-Cứ 6 tháng một lần, ban giám hiệu nhà trường lại họp bàn đánh giá tình

hình sử dụng thời gian lao động của cán bộ,giáo viên từng bộ phận trong Nhà
trường nhằm nắm được mức độ sử dụng thời gian thực tế. Từ đó, có những xử
lý kịp thời để cải thiện tình hình.
-Trong trường hợp xét nâng bậc, kỷ luật đối với người lao động trong nhà
trường: thông thường sẽ có buổi họp của phòng hành chính gồm đại diện cho ban
giám hiệu, đại diện cho tổ chức công đoàn tham gia nhằm đưa ra quyết định khen
thưởng, nâng lương, bậc hay kỷ luật đối với người lao động đó
- Trong sử dụng lao động, ban giám hiệu luôn phân định rõ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận hay giữa cá nhân với nhau, đồng thời
tạo được sự đồng bộ giữa các cá nhân, bộ phận trong tổng thể cơ cấu nhằm
đạt năng suất và hiệu quả công việc cao nhất. Đặc biệt, kết hợp khéo léo lợi
ích vật chất và lợi ích tinh thần trong quản lý, tạo tinh thần khích lệ đối với
người lao động, bày tỏ sự quan tâm, thăm hỏi, động viên…để tạo ấn tượng về
14
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
tinh thần với người lao động
-Ngoài ra, nhà trường cũng tạo điều kiện cho một số cán bộ tham gia các
khóa học chuyên môn nhằm không ngừng nâng cao trình độ quản lý, chuyên
môn nghiệp vụ người lao động.
1.4.2.Tổ chức quản lý, sử dụng tiền lương
- Về nguyên tắc quản lý, sử dụng tiền lương: Ban giám hiệu nhà trường
luôn quán triệt các nguyên tắc sau:
+. Trước hết cần xây dựng được một quy chế trả lương đầy đủ, rõ ràng
và thống nhất. Để đảm bảo được tính dân chủ, công khai, bản quy chế trả
lương cũng có sự tham gia đóng góp của ban chấp hành công đoàn nhà trường
và phổ biến công khai đến từng cán bộ, giáo viên trong nhà trường
+. Công tác xây dựng đơn giá tiền lương và xác định quỹ lương phải
đảm bảo chặt chẽ và chính xác cao, công bằng cho người lao động. Quỹ lương
phân phối trực tiếp cho người lao động và không sử dụng vào mục đích khác
+.Việc trả lương cần đảm bảo tái sản xuất sức lao động; và tính công

bằng thỏa đáng cho từng đối tượng lao động có trình độ, hiệu quả công việc
khác nhau…
- Về thực hiện quản lý và sử dụng tiền lương:
+. Tiền lương cho cán bộ,giáo viên trong nhà trường được chia làm 2
loại là: Tiền lương chính và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính là tiền lương trả cho cán bộ,giáo viên trong thời gian
làm nhiệm vụ chính bao gồm: Tiền lương trả cho cấp bậc và các khoản phụ
cấp kèm theo ( phụ cấp chức vụ,phụ cấp khu vực,phụ cấp trách nhiệm,phụ cấp
thâm niên vượt khung, thêm giờ, ).
- Tiền lương phụ là tiền lương trả cho cán bộ,giáo viên trong thời gian
nghỉ hưởng lương theo chế độ (nghỉ phép, nghỉ lễ, đi họp, đi học,…)
+. Phòng kế toán tài chính cũng có trách nhiệm quản lý tiền lương, tiền
15
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
thưởng trong quỹ lương mà giám hiệu đã xét duyệt trong từng tháng. Hàng
tháng dựa vào bảng chấm công và các quy định, quy chế về tiền lương của
Nhà trường, kế toán tính ra tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán
bộ, giáo viên toàn Nhà trường. Phòng kế toán sẽ có trách nhiệm thanh toán
tiền lương . Cán bộ, giáo viên khi nhận lương phải ký xác nhận vào bảng
thanh toán tiền lương do kế toán lập.
+ Đối với các phòng ban khác: hàng ngày phải thực hiện theo dõi và
chấm công người lao động, đến cuối tháng gửi bảng chấm công đến phòng kế
toán để kế toán tính ra tiền lương phải trả cho từng người
16
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
PHẦN 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT
2.1. Kế toán tiền lương tại Trường Trung học phổ thông Lý Thường

Kiệt
2.1.1. Chứng từ sử dụng
- Để theo dõi các nghiệp vụ về tiền lương tại nhà trường sử dụng các
chứng từ chủ yếu sau:
 Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương công thực tế phải trả cho người
lao động từng bộ phận và toàn trường
 Bảng thanh toán lương và phụ cấp
Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền
lương, phụ cấp lương, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho
người lao động,kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động
 Phiếu chi
Phiếu chi là chứng từ làm căn cứ cho khoản chi lương thực tế đã xuất
quỹ thanh toán cho người lao động tại trường
Biểu mẫu Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương và
bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp tại nhà trường như sau
17
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
Biểu mẫu 01
Trường Trung học phổ Thông Lý Thường Kiệt
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
ST
T
TK ghi có
TK ghi nợ
TK 334 - Phải trả công nhân viên
TK 332-phải trả, phải nộp khác
Tổng
cộng
Lương Các khoản

phụ cấp
Cộng có
TK 334
BHXH
(3321)
BHYT
(3322)
BHTN
(3324)
KPCĐ
(3323)
Cộng có
TK 332
1 Tk 661 - Chi hoạt động
371,000,796
144,059,130
515,059,926 63,070,135 11,130,024 3,710,008 7,420,016 85,330,183
2
TK 334 - Phải trả công nhân
viên
25,970,056
5,565,012
3,710,008 35,245,076
Cộng
515,059,926
120,575,25
9
Tháng 12 năm 2012
Ngày 31 tháng 12 năm 2012
NGƯỜI LẬP BẢNG

(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Nguồn: phòng kế toán nghiệp
18
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Chuyên đề thực tập
Trường Trung học phổ Thông Lý Thường Kiệt
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP THÁNG 12/2012
STT Họ và tên
Hệ số
lương
Lương cơ
bản
Hệ số phụ cấp
Phụ cấp thâm
niên vượt khung
Tổng mức
lương
Ngà
y
nghỉ
Trừ
lương
ngày
nghỉ
Trừ 7% bảo
hiểm xã
hội,1%bảo
hiểm thất
nghiệp

Trừ 1,5%
bảo hiểm y
tế
Còn lĩnh
Chức vụ Khu vực Ưu đãi 30%
Trách
nhiệm
Chê
nh
lệch
bảo
lưu
% Hệ số
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
1 Trương Thu Ba 6.10 6,405,000 735,000 210,000 2,142,000 9,492,000 0 499,800 107,100 8,885,100
2 Trần Thanh Hằng 5.36 5,628,000 577,500 210,000 1,861,650 8,227,150 0 496,440 93,083 7,687,628
3 Đỗ Thị Mai Thanh 4.98 5,229,000 262,500 210,000 1,757,259 7 366,030 7,82,789 0 468,602 87,863 7,268,324

123 Nguyễn Ngọc Lan 1,989 2,088,450 2,088,450 167,076 31,327 1,890,047
cộng 371,000,796 4,620,000 24,990,000 106,73,880 787,50
0
7.5 6,921,750 515,059,926 25 3,339,327 29,680,064 5,565,012 476,475,523
Kế toán Thủ trưởng đơn vị
(ký tên,đóng dấu) (ký tên,đóng dấu)
19

×