Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đánh giá hiệu quả chính sách bình ổn giá hàng tiêu dùng ở TP Hà Nội giai đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.88 KB, 62 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1: CPI cả nước các tháng 2010 và 2011
Biểu đồ 2.2: CPI cả nước từ 12/2011-12/2012
Biểu đồ 2.3: CPI thành phố Hà Nội các tháng năm 2012
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ người dân biết đến chính sách bình ổn giá theo mức thu nhập
Biểu đồ 2.5:Tỷ lệ người mua hàng bình ổn giá

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Biến động giá một số hàng tiêu dùng tại Hà Nội qua một số thời điểm
Bảng 2.2: Lượng tiền doanh nghiệp bình ổn giá tại Hà Nội nhận đoạn giai đoạn
2010-2012
Bảng 2.3: Nhu cầu hàng hóa của tổng số dân trên địa bàn Hà Nội


(tính cho 8 triệu dân) (Số liệu trung bình năm 2011)
Bảng2.4: Lượng hàng hóa tham gia bình ổn và khả năng đáp ứng tại Hà Nội
năm 2010
Bảng 2.5: Khả năng đáp ứng nhu cầu của hàng hóa bình ổn tại Hà Nội năm 2011
Bảng2.6: Khả năng đáp ứng nhu cầu của lượng hàng hóa bình ổn tại Hà Nội
năm 2012
Bảng 2.7: So sánh giá giữa điểm bình ổn và khơng bình ổn tại thời điểm 24/3/2013


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế thế giới đầy biến động đã gây ra
những ảnh hưởng không nhỏ đối với Việt Nam như: lạm phát, thất nghiệp, giảm
mức sống dân cư,…Nghị quyết Hội nghị T.Ư 3 (khóa XI) tháng 10-2011 đã xác
định giai đoạn 2011-2015, ưu tiên hàng đầu của kinh tế Việt Nam là kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đi đơi với đổi mới mơ hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành nhiều chính
sách nhằm ổn định nền kinh tế trong đó có Chính sách Bình ổn giá (chính sách giúp
người dân có thu nhập thấp đảm bảo nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu).
Giai đoạn 2010-2012, cùng với cả nước, Thành phố Hà Nội cũng đã quan tâm
và triển khai thực hiện chính sách bình ổn giá thơng qua các chương trình bình ổn
giá, đặc biệt là các chương trình bình ổn giá hàng tiêu dùng.

Trên thực tế triển khai, các chương trình bình ổn giá đã xảy ra những bất cập
được dư luận xã hội quan tâm rất nhiều trong thời gian qua.Câu hỏi ngỏ được đặt ra
đó là liệu chính sách này có thực sự được triển khai hiệu quả, đúng với ý nghĩa tốt
đẹp ban đầu của nó? Xuất phát từ suy nghĩ đó, nhóm chúng em đã chọn đề tài “
Đánh giá hiệu quả chính sách bình ổn giá hàng tiêu dùng ở TP Hà Nội giai
đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo” nhằm nêu ra những
quan điểm riêng dưới góc nhìn là một người tiêu dùng, đối tượng hướng đến của
chính sách này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Một là, hệ thống hóa các cơ sở pháp lý về hoạt động bình ổn giá được quy
định trong Luật giá, Pháp Lệnh giá và các văn bản pháp lý khác có liên quan. Đồng
thời, tham khảo kinh nghiệm thực hiện chính sách bình ổn giá ở một số nước trên

thế giới.
Hai là, nghiên cứu thực trạng triển khai các chương trình bình ổn giá hàng tiêu
của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2012. Từ đó, đánh giá hiệu quả của chính
sách bình ổn thơng qua tác động của nó tới các chủ thể tham gia.


2

Ba là, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách bình ổn giá
hàng tiêu dùng ở Hà Nội trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp một số phương pháp: thống kê, tổng hợp, phân tích,

định tính và định lượng, điều tra mẫu thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu với đối
tượng 300 người.
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nghiên cứu, các văn bản của Đảng
và Nhà nước liên quan tới Chương trình Bình ổn giá; thơng tin báo chí, các số liệu
báo cáo về kết quả của chính sách từ Sở tài chính Hà Nội.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu với đối tượng
300 người (với mẫu phiếu phỏng vấn và bảng hỏi trong phụ lục 1), quan sát giá trực
tiếp tại các siêu thị ( Big C, Fivimart, Metro,..), các chợ và cửa hàng trên địa bàn Hà
Nội. Số liệu này được xử lí bằng phần mềm Excel 2007 phục vụ cho việc phân tích
và nghiên cứu của đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách bình ổn giá cho mặt hàng tiêu dùng

thiết yếu bao gồm: lương thực thực phẩm, đường, dầu ăn, văn phòng phẩm…
Phạm vi nghiên cứu là các chương trình bình ổn giá trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Ngồi ra, đề tài cịn thu thập thêm một số dẫn chứng về kết quả thực hiện
chương trình bình ổn giá ở một số tỉnh thành trong nước và của một số nước trên
thế giới làm cơ sở so sánh.
5. Đóng góp của đề tài
Bàn về chính sách bình ổn giá, hiện có rất ít đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này.
Phần lớn vẫn là những đánh giá, nhận định mang tính chủ quan, chưa được kiểm
chứng cụ thể.
Bài nghiên cứu thực hiện so sánh, phân tích số liệu về chính sách bình ổn giá theo
báo cáo của cơ quan chức năng với thực tế bình ổn trên thị trường. Đối chiếu giữa mục
tiêu mà chính sách hướng tới với kết quả nó đạt được. Phân tích tác động của chính sách

tới từng đối tượng trong nền kinh tế nói riêng và tới nền kinh tế nói chung.


3

Với việc đưa ra nhưng bất cập và khó khăn trong thực hiện chính sách bình ổn
giá hàng tiêu dùng, bài nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi
cao, đảm bảo hiệu quả của chính sách: đúng mục tiêu, đúng đối tượng, tiết kiệm,
hợp lý và toàn diện.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu khoa học được chia
thành 3 chương với bố cục như sau:

Chương 1: Cơ sở pháp lý của chính sách bình ổn giá
Chương 2 :Thực tế thực hiện chương trình bình ổn giá giai đoạn 2010-2012 tại
Hà Nội
Chương 3: Giải pháp cho chính sách bình ổn giá tại Hà Nội giai đoạn tiếp
theo.


4

CHƯƠNG I
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CHÍNH SÁCH BÌNH ỔN GIÁ
VÀ KINH NGHIỆM BÌNH ỔN GIÁ TẠI MỘT SỐ NƯỚC

TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Khái niệm và thuật ngữ

• Bình ổn giá: Là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hịa
cung cầu, tài chính, tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác để tác
động vào sự hình thành và vận động của giá, khơng để giá hàng hóa, dịch vụ tăng
quá cao hoặc giảm q thấp bất hợp lý.
• Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu: Là những hàng hóa, dịch vụ khơng thể thiếu cho
sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của
con người và quốc phịng, an ninh.
• Hàng tiêu dùng: Là những hàng hóa trực tiếp phục vụ đời sống, đáp ứng các

nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc,…
• Mặt bằng giá: Là mức trung bình của các mức giá hàng hóa, dịch vụ trong nền
kinh tế ứng với không gian, thời gian nhất định và được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng.
• Quỹ bình ổn giá: Là lượng tiền hay hàng hóa dự trữ của nhà nước, được huy
động từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm mục tiêu ổn định giá cả, hạn chế giá biến
động bất thường.
• Giá biến động bất thường: thường là giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc
giảm quá thấp bất hợp lý khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi lớn hoặc
trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hoả hoạn, dịch bệnh.
• Đăng ký giá: Là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ lập, phân tích việc hình thành mức giá và gửi biểu mẫu thơng báo giá cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ

thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước
áp dụng biện pháp bình ổn giá.


5

• Định giá: Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ.
1.2. Sự cần thiết của chính sách bình ổn giá tại Hà Nội
1.2.1. Nhóm hàng, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cần bình
ổn giá của Thành phố
Ngồi những hàng hóa, dịch vụ trong danh mục bình ổn giá trên phạm vi cả

nước được quy định tại Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài
chính sửa đổi bổ sung Thơng tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Nghị định số
75/2008/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh giá; Thành phố xác định các nhóm, mặt hàng cần
bình ổn thị trường có những tính chất sau đây:
- Có tính chất thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn đối với đời sống sinh hoạt
hàng ngày của người dân thành phố.
- Có tính nhạy cảm về cung cầu, giá cả, nhưng thành phố khó chủ động về số
lượng và nguồn hàng cung ứng một cách ổn định.

- Các mặt hàng lương thực thực phẩm cân đối cung - cầu tại chỗ trên địa bàn
Thành phố còn thiếu phải khai thác thu mua ở thị trường ngồi Thành phố.
Theo đó, nhóm mặt hàng cần tập trung bình ổn thị trường trong giai đoạn
2010-2012, bao gồm:
1) Gạo tẻ
2) Thịt lợn
3) Thịt gà, vịt
4) Trứng gà, vịt
5) Thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm, cá
6) Thủy hải sản tươi, đông lạnh
7) Dầu ăn
8) Đường RE

9) Rau củ tươi
10) Giấy vở học sinh


6

Riêng mặt hàng giấy vở học sinh được Thành phố xem xét và thêm vào danh
mục năm 2011.
1.2.2. Sự cần thiết của chính sách bình ổn giá
Các hàng hóa được thành phố bình ổn giá là những mặt hàng thiết yếu trong
tiêu dùng của mọi gia đình. Nó thỏa mãn nhu cầu cấp thiết hàng đầu của con người
đó là nhu cầu ăn uống và trực tiếp ảnh hưởng đến mức sống của người dân thông qua

chất lượng bữa ăn hàng ngày. Nó cũng là nhóm mặt hàng được tiêu dùng nhiều nhất,
chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập trung bình của người dân. Kết quả điều tra xã hội
học về đời sống dân cư năm 2010 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy người dân
đang phải dành quá nửa thu nhập để chi tiêu cho ăn uống hằng ngày. Năm 2002, tỉ
trọng chi cho ăn uống chiếm 56,7% trong chi tiêu đời sống và đến năm 2010 giảm
xuống cịn 52,9%. Vì vậy yếu tố giá cả của các mặt hàng này ảnh hưởng không nhỏ
tới chi tiêu và mức sống của các hộ gia đình, đặc biệt là những hộ nghèo.
Trong mấy năm trở lại đây, giá cả hầu hết các loại hàng hóa thường xuyên
biến động thất thường, đặc biệt là giá các mặt hàng tiêu dùng như: lương thực thực
phẩm, dầu ăn, đường,…không ngừng gia tăng đột biến. Điều này đã gây ảnh hưởng
không nhỏ đến khả năng đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận người dân Việt Nam nói
chung và người dân trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Thu nhập khơng tăng mà giá

hàng hóa tiêu dùng tăng cao khiến nhiều người, nhiều gia đình khơng thể duy trì
được mức sống như trước. Trước hồn cảnh đó, việc đưa ra các biện pháp kiềm chế
và ổn định giá cả là một việc làm hết sức cần thiết. Chính sách bình ổn giá ra đời
được xem là cơng cụ hiệu quả góp phần vào việc kiểm soát giá cả, đảm bảo an sinh
xã hội.
1.3. Mục tiêu của chính sách bình ổn giá
Chính sách bình ổn giá nhằm góp phần cân đối cung cấp hàng hóa, đáp ứng
nhu cầu của nhân dân, nhất là các mặt hàng thiết yếu; từ đó góp phần hạn chế tốc
độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, bảo đảm
an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.
1.4. Các hình thức và cơng cụ thực hiện chính sách bình ổn giá



7

Căn cứ Pháp lệnh giá số: 40/2002/PL-UBTVQH10, Luật giá số
11/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013, Nghị định 170/2003/NĐCP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, có các
hình thức và cơng cụ bình ổn giá sau:
o Điều hịa cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ
chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ
lưu thông;
o Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
o Trong trường hợp cần thiết, lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình

ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm mục tiêu hỗ
trợ cho bình ổn giá; sử dụng quỹ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến
động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống. Quỹ bình ổn giá
được lập từ các nguồn sau:
• Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ;
• Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cá nhân;
• Viện trợ của nước ngồi;
• Các nguồn tài chính hợp pháp khác, Chính phủ quy định chi tiết về mặt hàng
được lập quỹ bình ổn giá, việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá;
o Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Các tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ
thuộc diện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá.

o Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm sốt hàng hố tồn kho; kiểm tra số
lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;
o Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và
cam kết quốc tế;
o Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính
chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy
định tại Luật giá.
1.5. Trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định về các biện pháp bình
ổn giá của cơ quan có thẩm quyền
Căn cứ điều 6 Nghị định 170/2003/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi



8

hành một số điều của Pháp lệnh Giá:
o Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng các biện pháp bình ổn giá.
o Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá đã được quy định trong quyết
định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
o Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện quyết định
của ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc áp dụng các biện pháp bình ổn giá; các Sở
quản lý ngành, lĩnh vực và ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá được ủy ban nhân

dân cấp tỉnh giao.
o Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh những hàng hố, dịch vụ thuộc danh
mục thực hiện bình ổn giá có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá có
liên quan đã được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng
Bộ Tài chính, ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.6. Thẩm quyền bình ổn giá
Căn cứ vào mục 3 sửa đổi Điều 3 Nghị định 75/2008/NĐ-CP ngày 9 tháng 6
năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP
ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ, cụ thể:
Thẩm quyền quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá:
o Thủ tướng Chính phủ quyết định và cơng bố áp dụng các biện pháp


bình

ổn giá đối với hàng hố, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, bao gồm:
• Các biện pháp để điều chỉnh cung cầu hàng hố;
• Mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc gia;
• Kiểm sốt hàng hố tồn kho;
• Các biện pháp tài chính, tiền tệ.
o Bộ trưởng Bộ TC quyết định và cơng bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá
đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá trên phạm vi cả
nước và khu vực, bao gồm:
• Quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá;
• Kiểm sốt các yếu tố hình thành giá;

• Đăng ký giá, kê khai giá;
• Cơng khai thơng tin về giá.


9

o Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện các
biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ và các Bộ quyết định; đồng thời, căn
cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định bổ sung các biện pháp thực hiện bình
ổn giá tại địa phương.Các biện pháp đó là:
• Các biện pháp theo thẩm quyền để điều hòa cung cầu hàng hóa, dịch vụ;
• Các biện pháp tài chính, tiền tệ;

• Đăng ký giá, kê khai giá;
• Cơng khai thơng tin về giá;
• Các biện pháp kinh tế, hành chính khác theo thẩm quyền
o Trường hợp hàng hoá, dịch vụ cụ thể mà Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài
chính đã quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thì ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp đó.
1.7. Kinh nghiệm bình ổn giá một số nước trên thế giới
Nhiều nước phát triển cũng như đang phát triển vẫn thực hiện công tác điều
tiết giá cả theo các mức độ nhất định và bằng những biện pháp thích hợp

thơng


qua các biện pháp kinh tế vĩ mơ (tài chính, tiền tệ, đầu tư, xuất nhập khẩu…) cũng
như chính sách pháp luật về giá. Malaysia ban hành Đạo luật kiểm soát giá cả vào
năm 1946, lần sửa đổi gần đây nhất là năm 2006; Hàn Quốc với Luật Bình ổn giá
(số 2798) cuối năm 1975; Australia ban hành Đạo luật kiểm soát giá cả năm
1983…Các biện pháp quản lý giá thường được áp dụng tại các nước này bao gồm:
khuyến khích cạnh tranh về giá; định giá, hướng dẫn tính giá một số loại hàng hóa
dịch vụ thiết yếu, quan trọng; thực hiện bình ổn giá như điều hịa cung cầu, kiểm
sốt yếu tố hình thành giá, thúc đẩy cạnh tranh, thông tin về giá; xử lý nghiêm
những vi phạm pháp luật về giá; áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.
 Tại Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Hàn Quốc, New Zealand, Malaysia,
Chính phủ có thẩm quyền quyết định giá cố định hoặc giá hướng dẫn đối với một số
ít danh mục hàng hố có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc dân

và đời sống nhân dân hoặc những hàng hóa, dịch vụ cần sự kiểm soát của nhà nước.
 Đối với các biện pháp bình ổn giá, bên cạnh các biện pháp như điều hồ
cung cầu hàng hố, dịch vụ; kiểm sốt yếu tố hình thành giá khi có biến động; áp
dụng các biện pháp thúc đẩy cạnh tranh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Brunei…
đều quy định việc áp đặt giá (giá trần, giá tối đa, giá bảo hộ…) cho một số hàng


10

hố, dịch vụ quan trọng khi thị trường có những biến động bất thường.
 Các biện pháp thúc đẩy cạnh tranh được áp dụng bao gồm việc nghiêm
cấm các hành vi thông đồng, thoả thuận, liên minh, liên kết, định giá không công

bằng; nghiêm cấm các hành vi đầu cơ, tích trữ… (Trung Quốc, Pháp, Thái Lan…).
Việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về giá tại các quốc gia được thực hiện
dưới hình thức xử phạt hành chính (phạt tiền) và phạt tù (Trung Quốc, Brunei,
Pháp, Hàn Quốc…).
 Ở Mỹ, nhằm bình ổn giá nơng sản trong nước khi giá giảm quá thấp thì theo
chương trình hỗ trợ giá, Quốc hội thiết lập một mức giá hỗ trợ cho một loại cây trồng
cụ thể. Để tránh dư thừa lớn mỗi năm, chính phủ đã thơng qua các ý tưởng về giao
diện tích, diện tích hạn chế. Khi một loại cây trồng có mức sản lượng lớn và thặng dư
lớn đe dọa giá thấp hơn, chính phủ chuyển hạn ngạch tiếp thị, giới hạn tiếp thị.
 Tại Malaysia, giá cả những mặt hàng được kiểm soát được ấn định dựa trên
giá cả tại thủ đô Kuala Lumpur. Giá hàng hóa cho những khu vực và bang khác sẽ
được chuyển tới cho các thương nhân và người bán buôn sớm. Trong thời kỳ kiểm

sốt giá, thương nhân khơng được phép bán cao hơn giá trần. Các thương nhân phải
niêm yết giá các mặt hàng được kiểm soát bằng bảng giá màu hồng, nếu ai không
tuân thủ sẽ bị phạt.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH
BÌNH ỔN GIÁ GIAI ĐOẠN 2010-2012 TẠI HÀ NỘI
2.1. Xu hướng biến động giá cả hàng tiêu dùng giai đoạn 2010 -2012
2.1.1. Biến động giá tiêu dùng trong nước
Giai đoạn 2010-2012 nhóm hàng tiêu dùng trên thị trường Việt Nam có sự
biến động giá cả tương đối mạnh. Điều này được thể hiện qua sự biến động của chỉ
số giá tiêu dùng qua các tháng trong năm cũng như giữa các tháng cùng kỳ năm

trước. Dưới đây là đồ thị tổng hợp biến động giá hàng tiêu dùng qua các tháng của
năm 2010, năm2011 và 2012.


11

Biểu đồ 2.1: CPI cả nước các tháng 2010 và 2011

(Nguồn :Tổng cục Thống kê)
Biểu đồ 2.2: CPI cả nước từ 12/2011-12/2012

( Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Năm 2010 và 2011, CPI các tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước và có sự


12

dao động lớn vào thời điểm đầu và cuối năm. Đa phần các mặt hàng đều tăng giá,
trong đó nhóm lương thực thực phẩm ln nằm trong nhóm tăng cao nhất. Theo số
liệu từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12/2010 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ
hàng hóa đưa vào tính chỉ số giá tiêu dùng, với mức tăng từ

0,07 - 3,31%. Trong


đó, mức tăng giá mạnh nhất trong tháng là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; trong
đó, lương thực tăng 4,67%, thực phẩm tăng 3,28%, ăn uống ngồi gia đình tăng
1,86%. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 tăng đột biến là do các nguyên nhân chủ yếu
như: dịch bệnh trên gia súc và gia cầm trên cả nước chưa được khống chế, tốc độ tái
đàn sau dịch bệnh còn chậm, thiên tai nặng nề, mặt bằng giá lương thực thế giới
tăng cao…
Tương tự, sang năm 2011, tháng 12/2011 chỉ duy nhất có một nhóm hàng hóa,
dịch vụ giảm giá là nhóm bưu chính viễn thơng, giảm 0,09%. Cịn lại 10 trong số 11
nhóm hàng hóa, dịch vụ tính CPI đều tăng giá với mức tăng dưới 1%. Trong đó,
tăng giá cao nhất là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,86%. Tiếp đến là
nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69%. Năm 2010 và 2011, CPI bình quân
của cả nước lần lượt là 11,75% và 18,13%.

Năm 2012, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo tháng tương đối ổn định.
Tuy nhiên, ở giai đoạn nửa sau của năm, biên độ dao động của CPI theo tháng rất lớn,
có những biến động bất thường, mức tăng giá không theo quy luật khi giá cứ tăng thấp
dần vào cuối năm, tính từ tháng 9 với mức tăng lần lượt là 2,2%; 0,85%; 0,47% và
0,27%.Về CPI cả năm so với cùng kỳ, nhiều nhóm hàng có mức tăng, giảm giá thay
đổi nhiều so với năm trước, trong đó, lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng
chung ( tăng 3,26% và 8,14% trong khi năm 2011 là 29,34% và 18,58% ).
Tóm lại, như ta có thể quan sát trên đồ thị thì chỉ số CPI có sự biến động mạnh
qua các tháng trong năm trong giai đoạn 2010-2012. CPI tăng cao đột biến vào thời
kỳ đầu năm và cuối năm dương lịch. Đây là giai đoạn mà sức mua của thị trường
lớn, thêm vào đó là các biến cố xảy ra đối với nguồn cung cấp các mặt hàng như :
thiên tai, dịch bệnh gia súc gia cầm, giá một số nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới

tăng cao,…Về xu hướng biến động chung, CPI bình qn năm đang có xu hướng


13

giảm. Năm 2010, CPI bình quân của cả nước là 11,75%, năm 2011 là 18,13% và
năm 2012 đã giảm còn 6,81%.
2.1.2. Biến động giá hàng tiêu dùng thành phố Hà Nội
Biến động giá của các mặt hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội khá phù hợp
với xu hướng biến động giá tiêu dùng chung của cả nước. Cụ thể như sau:
CPI của Thủ đô trong năm 2010 tăng tới 9,56% so với năm 2009, với tốc độ
tăng giá bình quân một tháng là 0,95%. Trong khi hầu hết các nhóm hàng hóa có

mức tăng nhẹ dưới 1% như giao thơng; may mặc, mũ nón, giày dép; đồ uống và
thuốc lá; thiết bị và đồ dùng gia đình… nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cùng
nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng lại tăng mạnh với mức tăng
lần lượt là 3,27% và 2,86%.
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 của Hà Nội tăng 17,98% so năm 2010. Nếu
tính cả năm 2011, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là nhóm hàng có chỉ số giá
tăng cao nhất, tới 31,32% so năm trước. Trong đó, nhóm hàng thực phẩm tăng
mạnh kéo dài suốt tám tháng qua, chỉ đến tháng 9 mới có xu hướng giảm.
Bình quân 12 tháng năm 2012, CPI tại Hà Nội tăng 8,57% so với năm 2011.
Năm 2012, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng mạnh nhất với 12,5%, kế đến là nhóm
may mặc, mũ nón, dày dép tăng 10,67%. Có quyền số cao nhất, nhóm hàng ăn và
dịch vụ ăn uống tăng 9,33%. Ngược lại, nhóm bưu chính viễn thơng là nhóm duy

nhất giảm 0,62%
Biểu đồ 2.3: CPI thành phố Hà Nội các tháng năm 2012


14

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Để có thể nhìn rõ nét hơn sự biến động giá so với các tháng cùng kỳ năm
trước, dưới đây là sẽ bảng giá thị trường của một số mặt hàng:

Bảng 2.1 : Biến động giá một số hàng tiêu dùng tại Hà Nội
qua một số thời điểm

STT

Tên hàng
hóa

Giá hàng hóa( đơn vị: đồng)
Đơn vị

Tháng
3/2012

Tháng

5/2012

Tháng
7/2012

Tháng
9/2012

Tháng
11/2012

Tháng

1/2013


15

1

2

Gạo tẻ
thường
(Khang

dân)
Gạo tám
thơm

1 kg

1 kg

10.00013.000

10.00011.000


10.00011.000

10.20011.200

10.20011.000

11.00012.000

17.00020.000
120.000
130.000
95.000 100.000


16.50020.000
110.000
115.000
90.00095.000

16.50020.000
110.000
115.000
90.00095.000

16.50020.000

110.000
115.000
90.00095.000

16.50020.000
105.000
110.000
90.00095.000

16.50020.000
110.000
115.000

90.000100.000

60.000
-65.000
150.000
200.000
8.00010.000

60.000
-65.000
150.000
200.000

5.0008.000

60.000
-65.000
150.000
200.000
4.0005.000

60.000
-65.000
150.000
200.000

7.0008.000

60.000
-65.000
150.000
200.000
8.00010.000

70.000
-85.000
150.000
250.000

7.0008.000

3

Thịt lợn
thăn

1 kg

4

Thịt lợn

mông

1kg

5

Gà công
nghiệp

1 kg

6


Cá thu

1 kg

7

Rau bắp cải

1kg

8


Cà chua

1 kg

12.00015.000

10.00012.000

8.00010.000

12.00015.000


12.00015.000

12.00015.000

9

Trứng gà

10 quả

32.00035.000


32.00035.000

32.00035.000

32.00035.000

32.00035.000

35.00040.000

10


Đường RE

1 kg

22.00025.000

21.00022.000

22.00023.000

21.00022.000


21.00022.000

21.00022.000

11

Vở Hồng
Hà 1001
(120tr)

Quyển


7.500

7.500

7.500

8.000

8.000

8.000


(Nguồn: Sở tài chính HN)
So sánh với CPI qua các tháng ở Hà Nội năm 2012, biến động giá một số mặt
hàng có những sai lệch.
So với tháng 3, mức CPI ở mức khá cao thì đến tháng 5 đã có dấu hiệu hạ
nhiệt, biểu hiện ở giá gạo tẻ thường giảm 1000-2000đ/kg, giá gạo thơm giảm từ
500-1000đ/kg, giá thịt lợn thăn giảm từ 10000-15000đ/kg, cà chua, bắp cải giảm từ
2000-3000đ/kg. Tuy nhiên giá thịt bị lại có xu hướng tăng, trung bình 2000030000đ/kg do từ tháng 4 xuất hiện dịch lợn tai xanh, người dân chuyển sang dùng
thịt bị làm giá thịt bị theo đó tăng giá.


16


Cuối tháng 7, CPI đạt mức thấp nhất -0,29%, tuy nhiên giá hàng hóa cũng
giảm khơng đáng kể, gạo và thịt vẫn giữ múc giá cũ, cà chua và bắp cải giảm từ
2000-3000đ/ kg. Mặt khác, đường và muối lại có xu hướng tăng giá, trung bình từ
1000-2000đ/kg. Thời điểm này, giá hàng tiêu dùng tác động khá ít đến CPI, phần
lớn là sự đóng góp của việc sụt giảm giá ngành giao thông vận tải do sự giảm giá
liên tiếp của các mặt hàng xăng, dầu, gas trong tháng.
Đến tháng 9, CPI lại theo hướng tăng lên đạt mức cao 2,47% - mức tăng cao
nhất trong năm. Phán ánh cụ thể ở một số mặt hàng thì thấy giá lương thực có xu
hướng tăng nhưng ở mức thấp, gạo chỉ tăng từ 200-500đ/kg, bắp cải cà chua tăng
khá với 3000-4000đ/kg. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, mức tăng CPI của tháng 9 lại
nằm chủ yếu ở các nhân tố chủ quan, do hai “cú sốc” đã được định hình sẵn. Đó là

cú sốc về phí dịch vụ y tế và học phí giáo dục. Giá văn phịng phẩm đạt mức tăng
từ 15-20%, như trên bảng, vở Hồng Hà 120 trang tăng thêm 500-1000đ/quyển. Ảnh
hưởng trực tiếp của các đợt tăng giá xăng dầu thời gian trước cũng đã được tính đầy
đủ vào chỉ số giá tháng này, nhất là đợt tăng khá mạnh ngày 28/8. Cùng với ảnh
hưởng của việc tăng giá các mặt hàng xăng dầu, cụ thể là dầu hỏa, giá gas sinh hoạt
tăng mạnh trong tháng đã đẩy chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 2,18%
so với tháng trước.
Đến tháng 11, CPI lại quay về mức tăng thấp, còn 0,22%. Tuy nhiên, theo
bảng ta nhận thấy hàng tiêu dùng khơng có chút biến động giảm giá nào.
Nhìn chung, giá cả hàng tiêu dùng tại thành phố Hà Nội cũng có sự biến động
lớn, mặc dù có xu hướng giảm song mặt bằng giá vẫn còn tương đối cao trong giai
đoạn 2010-2012, đặc biệt là nhóm hàng hóa lương thực, thực phẩm. Điều này đã

ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân trên toàn thành phố, đặc biệt là những
người thu nhập thấp.
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách bình ổn giá giai đoạn 2010-2012 tại
Hà Nội
2.2.1. Chương trình bình ổn giá năm 2010
2.2.1.1. Kế hoạch thực hiện


17

Chương trình bình ổn giá năm 2010 của thành phố Hà Nội được thực hiện theo
Quyết định 2386/QĐ-UBND của UBND thành phố.

 Thời gian ứng vốn:
Bắt đầu từ tháng 6/2010 và kết thúc vào tháng 3/2011.
 Danh mục hàng bình ổn và cam kết về giá:
Nhóm mặt hàng cần tập trung bình ổn thị trường trong năm 2011, bao gồm 9
loại: Gạo tẻ; thịt lợn; thịt gà, vịt; trứng gà, vịt; thực phẩm chế biến từ thịt gia súc,
gia cầm, cá; thủy hải sản tươi, đông lạnh; dầu ăn; đường RE; rau củ tươi.Hàng hóa
bình ổn phải đảm bảo có giá bán thấp hơn giá thị trường tối thiểu 10% khi có biến
động bất thường về giá.
 Quy mơ vốn bình ổn và lãi suất ưu tiên:
Theo phương án được thông qua, Thành phố sẽ tạm ứng 400 tỷ đồng (tương
đương 11% tổng mức tiêu thụ hàng tháng của 9 mặt hàng thiết yếu) cho 14 doanh
nghiệp được lựa chọn để mua dự trữ, phục vụ bình ổn giá. Số vốn tạm ứng có lãi

suất 0% này cùng với lượng dự trữ chủ động của các doanh nghiệp, dự kiến, có thể
đáp ứng được trên 15% tổng mức tiêu thụ của thành phố. Ngồi ra, Liên Sở Cơng
Thương - Tài chính cũng thống nhất dành thêm 100 tỷ đồng nhằm dự trữ hàng phục
vụ cứu trợ khi có thiên tai, bão lụt, úng ngập…Như vậy tổng số vốn cung cấp cho
chương trình bình ổn năm 2010 của Hà Nội là khoảng 500 tỷ đồng.
 Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp:
• Doanh nghiệp muốn tham gia bình ổn giá phải đáp ứng các điều kiện:
• Có quy mơ kinh doanh lớn; hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả;
• Có phương án tổ chức kinh doanh đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ bình ổn thị
trường, đặc biệt là những giải pháp phát triển mạng lưới bán lẻ; ưu tiên lựa chọn
doanh nghiệp lớn đang hoạt động kinh doanh thương mại những mặt hàng cần bình
ổn giá trên địa bàn.

 Giải pháp thực hiện:
• Đẩy mạnh khai thác, thu mua hàng hóa trong và ngồi thành phố
o Ưu tiên khai thác nguồn hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản
xuất trên địa bàn Thành phố. Chủ động phối hợp với các tỉnh trong việc khai thác
hàng hóa nhằm bù đắp lượng hàng thiếu của Hà Nội thông qua các đợt đưa doanh


18

nghiệp đi tìm hiểu khai thác, ký kết các hợp đồng thu mua hàng tại các tỉnh.
o Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chở hàng hóa thiết yếu từ các
tỉnh đưa về Hà Nội và đưa vào các điểm bán hàng bình ổn giá trong khu vực nội

thành để cung ứng kịp thời hàng hóa.
o Tổ chức các Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ sản xuất để
phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo nhiều hàng hóa thiết yếu cho thị trường.
• Phát triển mạng lưới điểm bán hàng
o Phát triển mạng lưới ở các chợ dân sinh, khu dân cư … theo mô hình hợp
tác liên kết, bán đại lý … với giá bán và nhận diện thống nhất trong hệ thống của
doanh nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển mạng lưới hạ tầng thương mại khu vực
nông thôn.
o Tổ chức các chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng bình ổn giá về nơng
thơn, các khu cơng nghiệp, chế xuất (theo Chương trình đưa hàng về nông thôn, khu
công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2011).
o Tập trung các điểm bán cố định trong các Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa

hàng tiện ích, điểm bán trong mạng lưới bán hàng của các doanh nghiệp tham gia.
o Đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại (siêu thị, cửa hàng)
tại địa bàn nông thôn.
 Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt :
• Đối với các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá:
o Thành lập tổ công tác liên ngành gồm các sở, ngành chức năng của Hà Nội:
sở Cơng thương, sở Tài chính, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Thông
tin và Truyền thơng, cục Thống kê Thành phố trong đó giao lãnh đạo sở Công
Thương là tổ trưởng. Tổ công tác có nhiệm vụ giám sát việc sử dụng vốn tạm ứng,
tạo nguồn hàng dự trữ và bán hàng của các doanh nghiệp, đồng thời tham mưu, đề
xuất, báo cáo UBND Thành phố xử lý kịp thời các biến động của thị trường. Thiết
lập đường dây nóng tại sở Cơng Thương để người dân, các tổ chức đoàn thể, cơ

quan báo đài phản ánh, thơng tin về tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa bình ổn.
Thành phố hỗ trợ kinh phí cho cơng tác tun truyền và kinh phí hoạt động cho tổ
công tác liên ngành Thành phố.
o Kiểm tra một cách thường xuyên hoạt động sản xuất kinh doanh, cơng tác
dự trữ hàng hóa và việc thực hiện cam kết bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu của


19

các doanh nghiệp theo 2 đối tượng: Nơi phát nguồn hàng - kiểm tra số lượng, chủng
loại, chất lượng nguyên liệu, thành phẩm tại nơi sản xuất, kho dự trữ của các doanh
nghiệp và kênh phân phối hàng hóa - kiểm tra giá bán, chủng loại, chất lượng hàng

hóa tại các điểm bán lẻ thuộc danh sách đăng ký tham gia bình ổn giá các mặt hàng
thiết yếu của các doanh nghiệp.
• Đối với hoạt động chung của thị trường trên địa bàn Thành phố:
o Triển khai thực hiện một cách nhất quán, liên tục và kiên quyết Nghị định
số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt
hành chính và các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt,
buôn lậu và gian lận thương mại. Các lĩnh vực cần quan tâm trong công tác quản lý
thị trường như: chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm cơng
nghiệp chế biến, phịng ngừa dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, kinh doanh giết
mổ gia súc, gia cầm, vi phạm về chất lượng đo lường, sở hữu cơng nghiệp, ghi nhãn
hàng hóa và các vi phạm khác trong hoạt động thương mại.
o Chú trọng các biện pháp phòng ngừa, xử lý các trường hợp về đầu cơ hàng hóa

bởi đó là ngun nhân chính của những cơn sốt giá đột biến. Tổ chức các đoàn kiểm tra,
không để các chủ thể sản xuất, kinh doanh lợi dụng tình hình biến động thị trường để
tăng giá bất hợp lý, trái pháp luật, làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng.
 Xử lý vi phạm:
• Các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu nhưng không
thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và nhóm mặt hàng bày bán tại các
điểm đăng ký bán hàng bình ổn giá ít hơn 2/3 tổng số nhóm mặt hàng đã đăng ký thì
áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với từng trường hợp vi phạm cụ thể
theo quy định hiện hành.
• Trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn được tạm ứng khơng đúng mục đích,
khơng thực hiện đúng cam kết về cung ứng lượng hàng bình ổn: doanh nghiệp phải
hồn trả tồn bộ phần vốn đã được giao bình ổn. Nếu doanh nghiệp không thực hiện

trả vốn vay đầy đủ và đúng hạn theo Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố,
doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố tại thời điểm Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quyết
định thu hồi.


20

2.2.1.2. Thực tế thực hiện
Tháng 6/2010, thành phố Hà Nội đã tạm ứng vốn đợt 1 cho 13 doanh nghiệp
với số tiền 350 tỷ đồng để phục vụ bình ổn giá trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm
2010. Cụ thể các doanh nghiệp được nhận mức vốn như sau:

 Tổng Công ty Thương mại Hà Nội được tạm ứng 130 tỷ đồng;
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển
nông nghiệp Hà Nội: 40 tỷ đồng;
 Tổng Công ty lương thực miền Bắc: 35 tỷ đồng;
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lan Chi BUSINESS: 25 tỷ
đồng;
 Công ty cổ phần Nhất Nam (Fivimart): 20 tỷ đồng;
 Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam, Công ty cổ phần thương mại Cầu
Giấy, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ thực phẩm Vinh Anh, Công ty
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên chăn nuôi Việt Hưng, Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu thực phẩm, mỗi Công ty 15 tỷ đồng;
 Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Sài Gịn Coop Hà Nội và Công ty Trách

nhiệm hữu hạn 2-9 Hà Tây mỗi công ty 10 tỷ đồng;
 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Hiền được tạm ứng 5 tỷ đồng.
Vốn đợt 2 thành phố hỗ trợ cho doanh nghiệp bình ổn là 50 tỷ đồng, được
phân bổ như sau:
 Tổng công ty Thương mại Hà Nội được ứng 25 tỷ đồng.
 Công ty cổ phần Nhất Nam (Fivimart) ứng 10 tỷ đồng.
 Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Vinh Anh 5 tỷ đồng.
 Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái 10 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá thực hiện việc tổ chức
thu mua, tạo nguồn hàng dự trữ đầy đủ các mặt hàng thiết yếu (gạo; thịt gia súc gia
cầm; trứng gia cầm; thủy hải sản; thực phẩm chế biến; dầu ăn; đường; rau, củ), đảm
bảo các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển mạng lưới phân

phối bán lẻ trên địa bàn Thành phố với giá bình ổn.
Năm 2010, thành phố đã tổ chức được 397 điểm bình ổn đạt 79,4% so với kế
hoạch (500 điểm bình ổn ).Tuy nhiên các điểm bình ổn vẫn tập trung chủ yếu ở các
quận nội thành như : Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu
Giấy,...Nhận định chung về chương trình bình ổn giá 2010 của Hà Nội được thể


21

hiện ở báo cáo của Bộ Tài chính: “Năm 2010, 23/23 tỉnh, thành phố (được thanh tra
và gửi báo cáo) đều triển khai, thực hiện cơng tác bình ổn giá trên địa bàn theo các
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. Tuy nhiên, việc triển khai, thực hiện

tại từng địa phương còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ, các địa phương chưa ban
hành quy chế, chưa tổng kết, đánh giá hiệu quả việc tạm ứng ngân sách thực hiện
bình ổn giá trên địa bàn.”1
2.2.2. Chương trình bình ổn giá 2011
2.2.2.1. Kế hoạch thực hiện
Sau khi kết thúc chương trình bình ổn giá năm 2010, Thành phố Hà Nơi tiếp tục
thực hiện chương trình bình ổn giá 2011 theo các phương án bình ổn giá tại Quyết định
số 1907/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2011 về việc phê duyệt “Phương án bình ổn
giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2011”.
 Thời gian ứng vốn:
Vốn tạm ứng chuẩn bị nguồn hàng và tổ chức bán ra các mặt hàng bình ổn giá
phục vụ nhu cầu bình ổn giá thị trường của thành phố từ tháng 5/2011 đến hết tháng

4/2012. Riêng mặt hàng giấy vở học sinh, thời gian bình ổn từ tháng 6/2011 đến hết
tháng 10/2011.
 Danh mục hàng bình ổn và cam kết về giá:
Danh mục hàng bình ổn có 10 mặt hàng bao gồm 9 mặt hàng của năm 2010 và
mặt hàng giấy vở học sinh được bổ sung thêm. Hàng hóa đảm bảo có giá bán thấp
hơn giá thị trường tối thiểu 10% khi có biến động bất thường về giá.
 Quy mô vốn và lãi suất ưu tiên:
Số tiền Thành phố tạm ứng là 475 tỷ đồng (đáp ứng bình qn 10% so với nhu
cầu tổng mức 10 nhóm mặt hàng). Các doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi 0%.
 Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia bình ổn:
- Doanh nghiệp có quy mơ kinh doanh lớn (vốn, mạng lưới bán buôn, bán lẻ,
kho dự trữ, có năng lực và kinh nghiệm tổ chức nguồn hàng, phân phối); hoạt động

sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Thơng cáo báo chí về nội dung kết quả thanh tra, giám sát công tác quản lý giá trên địa
bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1


22

- Có phương án tổ chức kinh doanh đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ bình ổn
thị trường, đặc biệt là những giải pháp phát triển mạng lưới bán lẻ.
- Ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp lớn đang hoạt động kinh doanh thương mại
những mặt hàng cần bình ổn trên địa bàn Thành phố

Ngoài các doanh nghiệp tham gia được tạm ứng vốn, thành phố khuyến khích
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn tham gia chương
trình bình ổn giá nhưng khơng tạm ứng vốn để mở rộng thị trường bình ổn giá, với
yêu cầu các doanh nghiệp này phải chấp hành các quy định về đăng ký giá, treo
biển nhận diện hàng bình ổn giá, … như các doanh nghiệp được tạm ứng vốn của
thành phố.
 Giải pháp thực hiện:
Các giải pháp mà thành phố đưa ra cũng như năm 2010.
 Công tác kiểm tra, kiểm soát:
Tương tự năm 2010.
2.2.2.2. Thực tế thực hiện
Theo đúng kế hoạch Hà Nội sẽ tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính thành phố đợt

1 với số tiền 319,5 tỷ đồng với lãi suất 0%, để thực hiện dự trữ 10 nhóm mặt hàng
thiết yếu gồm: gạo tẻ; thịt lợn; thịt gà, vịt; trứng gà, vịt; thực phẩm chế biến từ gia
súc, gia cầm, cá; thủy hải sản tươi, đông lạnh; dầu ăn; đường RE; rau củ tươi; giấy
vở học sinh. Thời gian thực hiện từ tháng 6/2011 đến hết tháng 4/2012. Riêng Công
ty TNHH MTV sách - thiết bị và trường học được ứng vốn thời gian từ tháng 6 đến
hết tháng 10. Các doanh nghiệp được ứng vốn để bình ổn giá gồm: Tổng Cơng ty
Thương mại Hà Nội: 155 tỷ đồng; Công ty TNHH Nhà nước MTV đầu tư và phát
triển nông nghiệp Hà Nội: 25 tỷ đồng; Công ty cổ phần Nhất Nam (Fivimart): 30 tỷ
đồng; Công ty cổ phần Intimex Việt Nam: 15 tỷ đồng; Công ty TNHH Công nghệ
thực phẩm Vinh Anh: 20 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Lan Chi Bussiness: 25 tỷ
đồng; Công ty TNHH phát triển Thành Đồng II: 15 tỷ đồng; Công ty TNHH 2-9 Hà
Tây: 15 tỷ đồng; Công ty TNHH Minh Hiền: 5 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV sách,

thiết bị và trường học: 9,5 tỷ đồng; Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại An


23

Việt 5 tỷ đồng.
Đợt 2, Thành phố tạm ứng 155,5 tỷ đồng cho các doanh nghiệp để dự trữ 9
nhóm mặt hàng thiết yếu, gồm gạo, thịt lợn, thịt gà, vịt, trứng gà, vịt; thực phẩm
chế biến từ thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, dầu ăn, đường.Mức phân bổ vốn tạm ứng
cụ thể là Tổng công ty Lương thực miền Bắc 30 tỷ đồng, Tổng công ty Thương mại
Hà Nội 55,5 tỷ đồng, công ty CP Intimex 10 tỷ đồng…
Trong năm 2011, Hà Nội đã thiết lập được 665 điểm bán hàng bình ổn giá,

tăng gần gấp đơi so với năm 2010, trong đó 304 điểm bán hàng ở khu vực ngoại
thành, tăng gấp 4 lần so với năm 2010 và 68 điểm bán hàng tại các chợ truyền
thống. Chương trình bình ổn giá đã mở được 6 điểm bán hàng tại các khu cơng
nghiệp, đưa hàng bình ổn tới 50 bếp ăn tập thể của các trường học, các công ty trên
địa bàn để phục vụ khoảng 25.000 đối tượng thu nhập thấp. Thành phố đã triển khai
9 trung tâm thương mại bán hàng lưu động tại các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh
Trì, Ba Vì, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Thạch Thất, Ứng Hòa. Các DN thực hiện 6
phiên chợ Tết tại huyện Từ Liêm, Quốc Oai, Hoài Đức, Thường Tín, Đơng Anh,
Gia Lâm và 6 điểm bán hàng lưu động (tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long,
Quang Minh và một số quận, huyện); 28 chuyến hàng lưu động tại khu nhà cho
công nhân. Số doanh nghiệp tham gia bình ổn năm 2011 là 17 doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp nổi bật trong cơng tác bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố có thể

nhắc đến như cơng ty TNHH Lan Chi Business với tổng số 40 điểm bán hàng trong
đó 8 điểm bán là siêu thị tại các huyện Chương Mỹ, Sơn Tây, Đan Phượng, Ba Vì
và 33 điểm bán là đại lý ở hầu hết các huyện trên địa bàn Thành phố; công ty
TNHH 2-9 Hà Tây với tổng số 20 điểm bán hàng tại các huyện Mỹ Đức, Ứng Hịa,
Phú Xun, tăng gấp đơi so với năm 2010.
Tuy nhiên một số hạn chế của chương trình bình ổn giá năm 2010 vẫn chưa
được khắc phục. Hiện tượng giá bình ổn chưa được kiểm sốt vẫn xảy ra, quy mơ
bình ổn vẫn cịn hẹp. Ngồi ra cịn xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp bình ổn bị
tồn kho. Đó là hai cơng ty tham gia chương trình bình ổn: Cơng ty TNHH một
thành viên Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội tồn kho các mặt hàng bình ổn



24

đến thời điểm hiện tại 4 tỷ đồng; Công ty TNHH 2–9 Hà Tây tồn kho (cả hàng bình
ổn và các mặt hàng khác) lên tới 25 tỷ đồng. Chính vì lượng hàng tồn kho lớn, một
số doanh nghiệp bán hàng BOG không thu hồi kịp vốn nên đã chậm trả ngân sách
thành phố Hà Nội theo đúng quy định.
So với thành phố Hồ Chí Minh, cơng tác thực hiện bình ổn tại thành phố Hà
Nội cịn chưa phát huy hết tiềm năng khi với số vốn gần như nhau nhưng số điểm
bình ổn mà thành phố Hồ Chí Minh tổ chức được gấp gần 7 lần số điểm bình ổn của
Hà Nội năm 2011. Điều này cho thấy công tác tổ chức triển khai bình ổn của hà Nội
cịn chưa thật hiệu quả. Theo Bộ Công Thương, năm 2011 tổng kinh phí chương
trình bình ổn của TPHCM là 437,22 tỷ đồng. Hiện hàng bình ổn chiếm 20 - 30% thị

phần trên thị trường thành phố và tính đến đầu tháng 9, cả thành phố đã có 3.773
điểm bán hàng bình ổn, cùng hơn 200 cửa hàng tiện ích. Ngồi các điểm bán hàng
cố định, thành phố còn thực hiện 199 chuyến hàng lưu động tại các vùng sâu, vùng
xa. Năm 2011, Hà Nội dành số vốn cao hơn với 475 tỷ đồng tạm ứng cho doanh
nghiệp để mua tạm trữ 10 nhóm hàng phục vụ bình ổn giá, nhưng tính đến 15/8, Hà
Nội chỉ có 561 điểm bán hàng bình ổn, trong đó có 271 điểm bán hàng ở khu vực
ngoại thành.
2.2.3. Chương trình bình ổn giá 2012
2.2.3.1. Kế hoạch thực hiện
Sang năm 2012,cơng tác bình ổn giá hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội vẫn
được duy trì và được triển khai theo Quyết định 2629/QĐ-UBND của UBND thành
phố Hà Nội.

 Thời gian ứng vốn:
Vốn tạm ứng chuẩn bị nguồn hàng và tổ chức bán ra các mặt hàng bình ổn giá
phục vụ nhu cầu bình ổn giá thị trường của thành phố từ tháng 5/2012 đến 4/2013.
 Danh mục hàng bình ổn và cam kết về giá:
Danh mục hàng bình ổn năm 2012 bao gồm 10 nhóm hàng như năm 2011.Yêu
cầu cam kết về giá đối với hàng bình ổn là thấp hơn ít nhất 10% so với giá thị
trường tại thời điểm có biến động giá.


×