Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH Maritime Bank chi nhánh Đông Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.96 KB, 36 trang )

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTCP Công ty cổ phần
CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương Mại
NH MB Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần hàng hải
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TG Tiền gửi
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
VNĐ Việt Nam đồng
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1: So sánh dư nợ nội tệ và ngoại tệ. Error: Reference source not found
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
MỤC LỤC
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
MỞ ĐẦU
Trong những năm thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước , có
thể khẳng định rằng việc đẩy mạnh phát triển DN vừa và nhỏ là bước đi đúng
quy luật đối với nước ta. Nhưng để thúc đẩy phát triển DN vừa và nhỏ ở nước
ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các khó khăn mà các doanh nghiệp này
đang gặp phải liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó khó khăn lớn nhất, cơ


bản nhất và phổ biến nhất chính là thiếu vốn để sản xuất và đổi mới công
nghệ. Vì vậy, phải giải quyết khó khăn về vốn cho các DN vừa và nhỏ đã và
đang là một vấn đề cấp bách mà Nhà nước, các tổ chức tín dụng và bản thân
doanh nghiệp cũng phải quan tâm giải quyết.
Xuất phát từ thực trạng trên, sau một thời gian thực tập tại NH Maritime
Bank chi nhánh Đông Đô, được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và các
cán bộ nhân viên trong NH, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy
giáo Phạm Thanh Bình , em mạnh dạn chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao
chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH Maritime
Bank chi nhánh Đông Đô” làm luận văn tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, em xin đưa ra kết cấu của nội dung luận
văn như sau :
Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của các Ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại NH Maritime Bank chi nhánh Đông Đô.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DN vừa
và nhỏ tại Maritime Bank chi nhánh Đông Đô.
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
1
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.1.Phân loại theo thời gian :
Có liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như
khả năng hoàn trả của khách hàng.
- Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay dưới 12 tháng và được sử
dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của Doanh nghiệp, nó có

thể được vay cho những sinh hoạt cá nhân.
- Cho vay trung hạn: Là các khoản cho vay từ 1 năm đến 5 năm, loại cho
vay này thường dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải thiện kỹ thuật,
mở rộng sản xuất kinh doanh với những dự án có thời hạn.
- Cho vay dài hạn: Là các khoản cho vay trên 5 năm. Loại cho vay này
dùng để cung cấp vốn cho: công trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu đường,
máy móc, thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu có yêu cầu
tài trợ trên 5 năm.
1.1.2.Phân loại theo nội dung kinh tế:
- Cho vay kinh doanh: Là các khoản cho vay dành cho các nhà Doanh
nghiệp, các chủ thể kinh doanh vay để tiến hành sản xuất và lưu động hàng hóa.
- Cho vay tiêu dùng: Là các khoản cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của các cá nhân như mua sắm nhà cửa, xe cộ …
1.1.3.Phân loại theo đối tượng cho vay ( TSLĐ, TSCĐ ) :
- Cho vay tài sản lưu động : Loại cho vay này để hình thành vốn lưu
động của các tổ chức kinh tế, cho vay để dự trự hàng hóa đối với các xí
nghiệp, thương nghiệp, bù đắp vốn lưu động bị thiếu hụt tạm thời.
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
2
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
- Cho vay tài sản cố định : Là loại cho vay để hình thành tài sản cố định.
Loại này thường được đầu tư để mua sắm tài sản cố định , cải tiến và đồi mới
kỹ thuật , mở rộng sản xuất, xây dựng công trình mới. Thời hạn cho vay đối
với loại này là trung và dài hạn.
1.1.4.Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
- Cho vay không có đảm bảo : Là loại cho vay không có tài sản cầm cố,
thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín
của bản thân khách hàng đó. Đối với những khách hàng trung thực trong kinh
doanh, có khả năng tài chính mạnh , quản trị hiệu quả thì Ngân hàng có thể
cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân kỹ thuật mà không cần một nguồn

thu nợ bổ sung thứ hai.
- Cho vay có đảm bảo : Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như
thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đảm
này là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho
nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
1.2. Chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại :
1.2.1.Khái niệm chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại:
Trong nền kinh tế thị trường, Doanh nghiệp muốn đứng vững và phát
triển, tất yếu phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động. Trong các yếu
tố như chất lượng, giá cả…mà Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường,
thì chất lượng là yếu tố quan trọng nhất. Chất lượng được nâng cao đảm bảo
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về chất lượng và giá cả, tạo điều kiện nâng
cao khả năng chiếm lĩnh thị trường của Doanh nghiệp. Chất lượng được các
nhà kinh tế định nghĩa bằng nhiều cách : chất lượng là “sự phù hợp với mục
đích sử dụng” , là “một trình độ được dự kiến trước về độ đồng đều và sự tin
cậy với chi phí thấp nhất và phù hợp với thị trường ” hoặc “ chất lượng là
năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thỏa mãn như cầu của
người sử dụng ”.
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
3
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
Chất lượng cho vay là một khái niệm tương đối, nó vừa mang tính cụ
thể, vừa mang tính trừu tượng. Chất lượng cho vay được hiểu theo đúng nghĩa
là vốn cho vay của Ngân hàng được khách hàng đưa vào quá trình sản xuất
kinh doanh và dịch vụ… để tạo ra một số tiền lớn hơn vừa để hoàn trả Ngân
hàng gốc và lãi , vừa để trang trải các chi phí khác và có lợi nhuận .
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay:
1.2.2.1.Nâng cao chất lượng cho vay là cần thiết để phát triển nền kinh tế:
Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, hoạt động
cho vay cũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp các phương tiện giao dịch

để đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội. Trong điều kiện đó,
chất lượng cho vay ngày càng được quan tâm.
Đảm bảo chất lượng cho vay là điều kiện để Ngân hàng làm tốt vai trò
trung tâm thanh toán. Khi chất lượng cho vay được đảm bảo sẽ tăng vòng
quay vốn cho vay, với một lượng tiền như cũ có thể thực hiện số lần giao dịch
lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông , củng cố sức mua của
đồng tiền.
Chất lượng cho vay góp phần kiềm chế lạm phát , ổn định tiền tệ, tăng
trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng
thương mại đã trực tiếp làm giảm khối lượng tiền trong lưu thông , là nguyên
nhân tiềm ẩn của lạm phát . Bởi vậy, đảm bảo chất lượng cho vay sẽ tạo khả
năng giảm bớt lượng tiền thừa trong lưu thông, góp phần hạn chế lạm phát, ổn
định tiền tệ, góp phần tăng uy tín nền kinh tế quốc gia.
Cho vay là công cụ thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát
triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Thông qua sự đánh giá,
phân tích hiệu quả của các dự án đầu tư đã góp phần khai thác mọi tiềm năng
về tài nguyên, lao động và tiền vốn để tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp
ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động… Do đó, chất lượng cho vay được nâng cao sẽ góp
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
4
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội , đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các
vùng, các ngành trong cả nước, góp phần ổn định và phát triển kinh tế.
1.2.2.2. Nâng cao chất lượng cho vay quyết định sự tồn tại và phát triển
của các Ngân hàng thương mại
Chất lượng cho vay được nâng cao làm tăng vòng quay vốn cho vay,
tăng khả năng cung cấp dịch vụ của Ngân hàng , tạo điều kiện thu hút được
nhiều khách hàng, giúp Ngân hàng tạo được uy tín cao.
Chất lượng cho vay làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ

Ngân hàng thông qua việc giảm chi phí nghiệp vụ, quản lý và các chi phí khác.
Chất lượng cho vay đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của Ngân
hàng, tạo thế mạnh cho Ngân hàng trong cạnh tranh, tạo thuận lợi cho sự phát
triển bền vững của Ngân hàng. Chính nhờ chất lượng cho vay mà Ngân hàng
có nhiều khách hàng trung thành, uy tín và sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
đó là cơ sở đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Như vậy , chất lượng cho
vay sẽ củng cố thêm mối quan hệ xã hội của Ngân hàng.
Từ những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao chất lượng cho vay là
điều cần thiết cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của Ngân hàng thương mại .
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay của Ngân hàng :
Để đánh giá hiệu quả tín dụng trong nội bộ Ngân hàng thương mại,
người ta sử dụng “Hệ số chênh lệch lãi ròng” (NIM : Net Interest Margin) là
tỷ số giữa thu nhập lãi ròng với số tài sản có hoặc tài sản sinh lợi.

Công thức trên đã chỉ rõ các tiêu thức chủ yếu liên quan trực tiếp đến
khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng là thu nhập lãi ròng và tài sản sinh
lời. Trong đó nhân tố thu nhập lãi ròng của tài sản sinh lời giữ vai trò trọng
yếu.
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
5
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính




Trên đây là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay về phía Ngân hàng.
Hiệu quả do hoạt động cho vay mang lại phải bù đắp chi phí cho vay,rủi ro
trong hoạt động cho vay ,có lợi nhuận không chỉ đảm bảo đời sống cho cán bộ
công nhân viên, không ngừng tăng cường cơ sở vật chất ,kỹ thuật, phương
tiện, làm việc phục vụ khách hàng theo hướng ngày càng hiện đại,làm tròn

nghĩa vụ với Nhà nước mà còn có tích lũy để tăng vốn tự có.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay
1.2.4.1.Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước
Đường lối , chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
nhất là đường lối phát triển kinh tế đúng đắn sẽ giải phóng lực lượng sản xuất,
sử dụng tốt hơn các nguồn lực của đất nước, tranh thủ được nguồn vốn khoa
học, kỹ thuật…Tất cả điều đó đã tạo thuận lợi nâng cao chất lượng và hiệu
quả cho vay của Ngân hàng.
1.2.4.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn :
Một trong hai nguyên tắc cho vay vốn là sử dụng vốn vay đúng mục đích
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
6
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, điều này khẳng định việc sử dụng vốn
vay đúng mục đích có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động tín dụng.
Rõ ràng hạn chế những rủi ro trong sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc hạn
chế rủi ro trong hoạt động cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay.
1.2.4.3. Hiệu quả cho vay của Ngân hàng phụ thuộc vào thông tin về
khách hàng vay vốn và về khoản vay
Quyết định cho vay phải dựa trên thông tin về khách hàng vay vốn.
Thẩm định uy tín của khách hàng vay vốn là yêu cầu trước tiên và quan trọng
nhất trong quan hệ cho vay.
Quyết định cho vay phải dựa trên những thông tin về khoản vay. Các
Ngân hàng thương mại phải xem xét bảng cân đối tài khoản nhưng không chỉ
dừng lại ở các con số mà còn đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá đối chiếu những
dữ liệu liên quan tác động lẫn nhau trong quá khứ, hiện tại, tương lai của
khách hàng.
1.2.4.4. Tài sản đảm bảo tiền vay phải có tính khả thi cao :
Việc đặt ra vấn đề thế chấp tài sản đối với khoản vay một phần để hạn

chế có hiệu quả hiện tượng khách hàng vay Ngân hàng lại mang những tài sản
này thanh toán cho những tổ chức tín dụng khác. Chính vì vậy đòi hỏi tài sản
đảm bảo tiền vay không chỉ có giá trị mà bản thân nó dễ trở thành hàng hóa
trên thị trường với giá trị mới thu về sau khi phát mãi phải lớn hơn giá trị
khoản vay.
1.2.4.5. Ngân hàng phải được độc lập trong quyết định cho vay và hoàn
toàn chịu trách nhiệm về quyết định này :
Tuyệt đại bộ phận nguồn vốn cho vay đều xuất phát từ nguồn vốn huy động
của các thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư, do vậy Ngân hàng phải có trách
nhiệm hoàn trả đầy đủ, đúng hạn, chính xác lãi và vốn cho khách hàng gửi tiền.
Sự độc lập trong các quyết định cho vay của Ngân hàng trong phạm vi điều
chỉnh của pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những khoản vay đó phát huy
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
7
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
tác dụng tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực .
1.2.4.6. Mở rộng quy mô cho vay gắn liền với nâng cao chất lượng và
hiệu quả cho vay
Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh theo phương châm “ Đi
vay để cho vay” . Do vậy chúng không thể tồn tại và phát triển nếu định
hướng kinh doanh cho vay theo hình thức mạo hiểm , rủi ro. Các nhân tố ảnh
hưởng hiệu quả cho vay ngày càng được bổ sung để theo kịp những biến đổi
của nền kinh tế, đặc biệt là quá trình phát triển của công tác tín dụng. Mặc dù
công tác tín dụng chưa được hoàn hảo, song nếu không được tôn trọng thực
hiện nghiêm túc sẽ là một tai họa cho hiệu quả cho vay và hoạt động kinh
doanh của các Ngân hàng thương mại.
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
8
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI MBBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
2.1.Khái quát về Ngân hàng MBBank chi nhánh Đông Đô :
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng MBBank, tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt
Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP
ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày
12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại
Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương
mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những
cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime
Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên
tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới
của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính
Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…
Maritime Bank với 21 năm phát triển . Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ
đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải
Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank
tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá
quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử
thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tài chính tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng
nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân
bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
9
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ
phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn

điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000
tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao
dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.
Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình
ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách
hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có
sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch
chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ( Maritime
Bank )
- Tên tiếng anh : Vietnam Maritime Commercial Stock Bank
- Tên giao dịch : Maritime Bank hoặc MSB
- Địa chỉ : Số 07 – Chùa Bộc – Quận Đống Đa – Hà Nội
- Điện thoại : 043.574- 6396 , Fax : 043 574-6397
- Email :
- Website : www.msb.com.vn
2.1.2. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng :
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
10
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
Sơ đồ 1 : Bộ máy tổ chức của Ngân hàng
2.1.3. Chức năng và phạm vi hoạt động :
MBBank chi nhánh Đông Đô là Ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt
động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận.
Khách hàng quan trọng nhất của MBBank chi nhánh Đông Đô là các Doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt
tiêu dùng của dân cư. Phạm vi hoạt động là địa bàn có trụ sở hoặc chi nhánh
hoạt động : Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh là những thành
phố lớn của Việt Nam, có dân cư đông đúc, kinh tế - xã hội của vùng phát
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh

11
ĐÔNG ĐÔ
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
triển, tập trung đầy đủ các ngành nghề đặc biệt phát triển về du lịch, thương
mại, dịch vụ
Nội dung hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là:
- Nhận tiền gửi có kì hạn và không kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của đơn
vị , tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng tiền VNĐ và ngoại tệ đối
với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư.
- Thực hiện nghiệp vụ thuê mua, góp vốn liên doanh và mua cổ phần
theo pháp luật hiện hành.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá trị.
- Thực hiện Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các nguồn
vốn từ nước ngoài và làm các dịch vụ thanh toán quốc tế khác.
- Nhận tiền gửi có kì hạn và không kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của đơn
vị , tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng tiền VNĐ và ngoại tệ đối
với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư.
Với phạm vi và nội dung hoạt động như trên, NH MBBank chi nhánh
Đông Đô có vai trò to lớn trong việc thu hút những khoản tiền nhàn rỗi trong
dân cư để đáp ứng một khối lượng lớn nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế
góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách Nhà nước. Góp
phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung
và công cuộc hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng nói riêng.
2.2. Hoạt động huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng MBBank chi
nhánh Đông Đô :

2.2.1. Tình hình huy động vốn :
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ lạm
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
12
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
phát tăng cao, biến động về giá vàng, giá ngoại tệ, sự cạnh tranh gay gắt giữa
các NHTM đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất huy động vốn, ảnh hưởng trực
tiếp đến đầu vào của các NHTM, tuy nhiên NH MBBank vẫn tiếp tục phát
triển ổn định, cân đối nguồn vốn,sử dụng vốn được đảm bảo.
Với bất cứ Ngân hàng nào, thu hút vốn là hoạt động cơ bản và rất quan
trọng, là mối quan tâm hàng đầu trong các hoạt động của Ngân hàng thương
mại. Để đáp ứng nhu cầu cho vay đòi hỏi Ngân hàng phải có nguồn vốn tương
xứng có thể đủ dùng để cho vay. Vì thế sự gia tăng trong nguồn vốn của Ngân
hàng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự tăng trưởng cho vay và chất
lượng tín dụng của mỗi Ngân hàng. Với việc tìm hiểu và phân tích bảng số
liệu dưới đây, chúng ta sẽ tiếp cận được vấn đề một cách cụ thể hơn.
Bảng 1 : Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng MBBank chi nhánh
Đông Đô
Đơn vị : Triệu đồng và %
CHỈ TIÊU
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Tăng giảm
2011/2010
Tăng giảm
2012/2011

Số tiền % Số tiền %
Tổng vốn huy
động
2.393.254 2.341.612 3.904.150 - 51.642 - 2,15
+1.562.53
8
+66,7
Phân theo thời hạn
- TG không kì hạn
- TG có kì hạn ≤12
tháng
- TG có kì hạn >12
tháng
64.616
1.988.794
339.844
58.540
1.971.636
311.436
81.986
3.377.088
445.076
- 6.076
- 17.158
-28.408
-9,4
-0,86
-8,35
+23.446
+1.405.452

+133.640
+40,05
+71,2
+42,9
Phân theo thành
phần kinh tế
- TG TCKT , dân cư
- TG các TCTD
- TG khác
1.713.330
633.014
46.910
1.651.304
651.436
38.872
2.931.234
873.748
99.168
-62.026
+18.422
-8.038
-3,62
+2,91
-17,1
+1.279.930
+222.312
+60.296
+77,5
+34,1
+155,1

Phân theo loại tiền
- Nội tệ
- Ngoại tệ
1.766.220
627.034
1.697.668
643.944
3.029.620
874.530
-68.552
+16.910
-3,88
+2,69
+1.331.952
+230.586
+78,4
+35,8
(Nguồn : Báo cáo của NH VPBank chi nhánh Kinh Đô năm 2010-2012)
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
13
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2010 Chi nhánh huy động được
2.393.254 triệu đồng, năm 2011 huy động được 2.341.612 triệu đồng, giảm
2,15% so với năm 2010. Trong năm 2011, thị trường huy động vốn có sự cạnh
tranh gay gắt, nhiều Ngân hàng mới thành lập, mạng lưới các chi nhánh của
NHTM liên tục được mở rộng. Tuy nhiên bằng các biện pháp hữu hiệu và kịp
thời như thường xuyên theo dõi và điều chỉnh lãi suất huy động để đảm bảo
được tính cạnh tranh, thực hiện các chương trình khuyến mại và chăm sóc
khách hàng… nên NH MBBank chi nhánh Đông Đô vẫn duy trì được tốc độ
tăng trưởng nguồn vốn. Nguồn vốn tăng trưởng song chủ yếu là nguồn vốn

nội tệ của các TCKT và dân cư với kì hạn ngắn. Năm 2012 nguồn vốn huy
động tăng mạnh so với năm 2011, đạt được 3.904.150 triệu đồng, tăng
1.562.538 triệu đồng tương đương 66,7%.
2.2.2. Tình hình cho vay:
Cũng như các Ngân hàng khác,MBBank Đông Đô cũng thực hiện chức
năng chính của mình là đi vay vốn từ nền kinh tế để cho vay. Điều này có ý
nghĩa to lớn về mặt xã hội đó là tái sản xuất xã hội,còn đối với Ngân hàng thì
hoạt động cho vay mang ý nghĩa sống còn vì nó phản ánh khả năng tạo ra lợi
nhuận của Ngân hàng. Trong bối cảnh môi trường đầu tư khó khăn và mang
tính cạnh tranh cao như hiện nay, chi nhánh đã triển khai đồng bộ nhiều biện
pháp, chủ động bám sát các Doanh nghiệp, phân tích kĩ những khó khăn thuận
lợi, tình hình SXKD và dự đoán những vấn đề có thể nảy sinh để hạn chế rủi
ro đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, giúp họ đầu tư
đúng hướng và khắc phục khó khăn.
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
14
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
Bảng 2 : Tình hình sử dụng vốn tại NH MBBank chi nhánh Đông Đô
Đơn vị : triệu đồng và %
CHỈ TIÊU
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Tăng giảm
2011/2010
Tăng giảm
2012/2011

Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ
1.899.300 1.801.240 2.664.920 -98.060 -5,16 +863.680 +47,9
(Nguồn : Phòng tín dụng NH MBBank chi nhánh Đông Đô )
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
- Năm 2010 tổng dư nợ tín dụng là 1.899.300 triệu đồng thì đến năm
2011 giảm xuống còn 1.801.240 triệu đồng, giảm 98.060 triệu đồng tương
đương 5,16%. Đến năm 2012 tổng dư nợ tín dụng là 2.664.920 triệu đồng,
tăng 863.680 tương đương 47,9% so với năm 2011.
Năm 2012 nguồn vốn trên thị trường trở nên khá ổn định, NH MBBank
chi nhánh Đông Đô đã thực hiện nhiều biện pháp như : mở rộng cho vay kinh
doanh bất động sản, nhắm tới thị trường các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng
cường các khoản vay của khách hàng mới… nên dư nợ tín dụng của Chi
nhánh đã tăng lên đáng kể.
2.3. Thực trạng chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Ngân hàng MBBank chi nhánh Đông Đô :
2.3.1. Tình hình cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ :
Để tìm hiểu tình hình cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ,
chúng ta tìm hiểu và phân tích bảng số liệu dưới đây để tiếp cận vấn đề một
cách cụ thể hơn :
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
15
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
Bảng 3 : Dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đơn vị : Triệu đồng và %
NĂM
CHỈ TIÊU
Năm
2010
Năm

2011
Năm
2012
So sánh
2011/2010 2012/2011
I. Dư nợ cho vay
ngắn hạn DNVVN
800.050 810.644 1.010.814 +1,32 +24,69
1. Nội tệ 793.534 796.438 982.704 +0,36 +23,38
Nợ quá hạn 15.400 1.034 2.000 -93,28 +93,42
2. Ngoại tệ 6.516 14.206 28.110 +118,01 +97,87
Nợ quá hạn 132 166 180 +25,75 +8,43
II. Dư nợ cho vay
trung và dài hạn
DNVVN
520.000 200.540 547.192 -61,43 +172,85
1. Nội tệ 501.434 192.772 502.864 -61,55 +160,85
Nợ quá hạn 3.260 1.506 2.850 -53,8 +89,24
2. Ngoại tệ 18.566 7.768 44.328 -58,1 +470,6
Nợ quá hạn 38 1.616 80 +4152,6 -95,04
Tổng dư nợ đối
với DNVVN
1.320.050 1.011.184 1.558.006 -23,39 +54,07
Tổng dư nợ tín
dụng chi nhánh
1.899.300 1.801.240 2.664.920 -5,16 +47,94
Tỷ lệ dư nợ (%) 69 56 58
Bảng 4 : Dư nợ cho vay nội tệ và ngoại tệ
Đơn vị : Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nội tệ 1.294.968 989.210 1.485.568
Ngoại tệ 25.082 21.974 72.438
Tổng dư nợ 1.320.050 1.011.184 1.558.006
(Nguồn : Báo cáo thường niên của Ngân hàng MBBank chi nhánh Đông Đô )
Biểu đồ 1 : So sánh dư nợ nội tệ và ngoại tệ
Đơn vị : Triệu đồng
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
16
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
(Nguồn : Báo cáo tài chính – báo cáo thường niên )
Biểu đồ 1 cho ta thấy mức dư nợ cho vay nội tệ rất cao so với tổng dư
nợ cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tới 98,1% trong năm
2010. Năm 2011 tỷ lệ này giảm không đáng kể , vẫn duy trì ở mức 97,8% .
Năm 2012 tỷ lệ cho vay nội tệ so với tổng dư nợ cho vay đối với các Doanh
nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục giảm nhẹ xuống mức 95,3%. Trong khi đó mức dư
nợ ngoại tệ năm 2012cao nhất chỉ đạt 4,6%.
2.3.1.2. Dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để tìm hiểu tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn và dài hạn đối với các
Doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta tìm hiểu và phân tích bảng số liệu dưới
đây để tiếp cận vấn đề một cách cụ thể hơn :
Bảng 5: Dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn
đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đơn vị : Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2010
Tỷ lệ dư
nợ (%)
Năm 2011
Tỷ lệ
dư nợ
(%)

Năm 2012
Tỷ lệ dư
nợ (%)
Dư nợ cho vay
ngắn hạn
800.050 60.6 810.644 80.2 1.010.814 64.9
Dư nợ cho vay
trung dài hạn
520.000 39.4 200.540 19.8 547.192 35.1
Tổng dư nợ đối
với DNVVN
1.320.050 100 1.011.184 100 1.558.006 100
(Nguồn : Báo cáo thường niên )
Theo số liệu của bảng 5 ta thấy năm 2010 mức dư nợ cho vay ngắn hạn
chiếm 60,6% tổng dư nợ cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
17
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
trung và dài hạn chiếm 39,4%. Theo định hướng của Ngân hàng MBBank cũng
như thực tế thực hiện của Ngân hàng MBBank chi nhánh Đông Đô về việc tăng
mức cho vay ngắn hạn và giảm bớt tỷ lệ cho vay trung và dài hạn đối với các
Doanh nghiệp nói chung cũng như các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, thì
năm 2011 và năm 2012 tỷ lệ cho vay ngắn hạn lần lượt là đạt 80,1% và 64,8% ;
tỷ lệ cho vay trung và dài hạn đạt 19,9% và 35,2%. Đây là thành tích rất đáng
khen ngợi của chi nhánh bởi không những đã thực hiện đúng chỉ đạo của Ngân
hàng MBBank mà còn từ những đồng vốn đó đem cho vay ngắn hạn để tăng
vòng quay của vốn tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.
Ngoài ra, nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn nên
việc tăng cho vay ngắn hạn cũng phù hợp với hướng kinh doanh của Ngân
hàng. Với xu hướng ngày nay thì sự phát triển của các Doanh nghiệp vừa và

nhỏ là tất yếu, cũng theo xu hướng này Ngân hàng MBBank đã nhanh chóng
chuyển hướng cho vay đó là chú trọng vào cho vay các Doanh nghiệp vừa và
nhỏ, coi đây là thị trường tiềm năng và là các “mỏ” để Ngân hàng khai thác.
2.3.1.3. Tình hình dư nợ cho vay đối với từng thành phần kinh tế Doanh
nghiệp vừa và nhỏ
Qua 3 biểu đồ trên ta có thể thấy toàn cảnh tình hình cho vay, thời hạn
cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và để có được góc nhìn chi tiết hơn về
thực trạng cho vay với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng MBBank
chi nhánh Đông Đô theo từng loại hình Doanh nghiệp, ta xem xét số liệu của
bảng phân tích dưới đây .
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
18
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
Bảng 6 : Dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế DNVVN
Đơn vị : Triệu đồng.
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
I. Dư nợ cho vay ngắn hạn 800.050 810.664 1.010.814
1. Doanh nghiệp Nhà nước 600.536 551.624 771.664
Nợ quá hạn 2.258 1.634 2.708
2. CTCP và CTTNHH 88.078 80.912 116.060
Nợ quá hạn 100 136 154
3. Công ty tư nhân 108.384 178.108 123.072
Nợ quá hạn 180 330 178
II. Dư nợ cho vay trung và dài
hạn
520.000 200.540 547.192
1. Doanh nghiệp Nhà nước 320.824 180.530 384.072
Nợ quá hạn 2.000 364 690
2. CTCP và CTTNHH 120.308 16.406 132.752
Nợ quá hạn 0 200 3.040

3. Công ty tư nhân 78.868 2.880 30.368
Nợ quá hạn 718 106 230
Tổng dư nợ DNVVN 1.320.050 1.011.184 1.558.006
(Nguồn : Báo cáo thường niên )
Những nguồn số liệu trên cho thấy, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc
Doanh nghiệp Nhà nước vẫn là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng. Năm
2010 tỷ trọng dư nợ cho vay các Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 84,9% . Năm
2011 do nền kinh tế bất ổn làm tỷ trọng này giảm xuống còn 56,6%. Năm
2012 tỷ trọng dư nợ này đã tăng mạnh lên mức 84,7 % . Có được kết quả đó
thì không thể không kể đến sự nỗ lực cố gắng của chi nhánh, đây là một thành
tích đáng khen ngợi và cần tiếp tục phát huy trong những năm tới .
2.3.2. Tình hình nợ quá hạn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ :
Bảng 7 : Tình hình nợ quá hạn
Đơn vị : Triệu đồng và %
CHỈ TIÊU
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
19
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
2011/201
0
2012/2011
Nợ quá hạn 8.448 3.604 2.322 -57,3 -35,5
Tổng dư nợ đối

với DNVVN
1.320.05
0
1.011.184 1.558.006 -23,4 +54,1
Nợ quá hạn /
Tổng dư nợ
DNVVN
0,64% 0,36% 0,149% -43,7 -58,6
(Nguồn : Báo cáo thường niên)
Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm giảm dần từ 0,64% xuống còn 0,149% .
Đây là tỷ lệ thấp, chấp nhận được ( so với mức nợ quá hạn tối đa cho phép là
5% ) và nó cũng phù hợp với định hướng kinh doanh của chi nhánh . Để có
được kết quả đó thì không thể không kể đến sự nỗ lực cố gắng làm tốt công
tác cho vay từ khâu thẩm định khách hàng đến việc giám sát quản lý vốn vay,
nâng cao chất lượng cho vay của cán bộ nhân viên chi nhánh .
2.4. Đánh giá hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ :
2.4.1. Những kết quả mà chi nhánh đạt được :
Trong những năm qua, nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng của
khu vực Doanh nghiệp vừa và nhỏ, bám sát chủ trương phát triển Doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Đảng và Nhà nước, MBBank đã chủ động mở rộng
cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hợp lý góp phần tạo điều
kiện cho sự phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nền kinh tế tăng
cường . Kết quả đạt được có ý nghĩa rất lớn đối với cả các Doanh nghiệp vừa
và nhỏ và cả chi nhánh Ngân hàng.
Phần thực trạng đã cho ta thấy một cái nhìn khách quan về hoạt động cho
vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối
với Doanh nghiệp vừa và nhỏ đều tăng nhưng cũng chưa đáng kể do tình hình
kinh tế chung. Số lượng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ được MBBank hỗ trợ
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
20

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
vốn tăng qua các năm và ngày càng đa dạng các ngành nghề khác nhau.
Vốn cho vay của MBBank đã đem lại những hiệu quả đầu tư quan trọng
cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động kinh
doanh, phần nhiều Doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm vật tư thiết bị máy móc
công nghệ, nguyên vật liệu, nâng cao tay nghề của người lao động…Thông
qua việc đầu tư vốn dài hạn của MBBank, trình độ kỹ thuật công nghệ của
nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ được nâng cao, mang lại nhiều dây truyền
sản xuất mới hiện đại để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu thị hiếu của khách hàng.
Nhìn vào hoạt động cho vay và kinh doanh của MBBank thì dư nợ cho
vay tăng đều, chứng tỏ hiệu quả của việc đầu tư vốn tín dụng đã tăng lên. Nhờ
vậy mà nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nắm bắt kịp thời cơ để kinh
doanh , thâm nhập vào thị trường mới , mở rộng thị phần … Kết quả là lợi
nhuận của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ không ngừng tăng lên, không những
đủ để trả nợ mà còn dùng để tích lũy vốn cho bản thân Doanh nghiệp, từ đó
tạo điều kiện để nâng cao uy tín của Doanh nghiệp trên thương trường.
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân :
2.4.2.1. Hạn chế :
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác cho vay đối với các Doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại MBBank còn một số tồn tại nhất định :
- Về phân loại khách hàng : Chưa có tiêu thức chuẩn đánh giá khách quan
năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như hiệu quả của các dự án
đầu tư, do đó việc quyết định cho vay chưa đảm bảo tính khách quan.
- Về việc chấp hành cơ chế, quy chế : Việc chấp hành quy trình cho vay
chưa được coi trọng, nhiều khi chỉ là hình thức đối với khách hàng và bản
thân cán bộ Ngân hàng. Việc đưa ra quy định , chính sách chưa được sát với
thực tế. Trong quá trình thực hiện có nhiều vấn đề phát sinh nhưng chưa được
giải quyết kịp thời và hiệu quả.
GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh

21
Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Khoa Tài Chính
- Về thủ tục cho vay : Còn cứng nhắc, chưa được linh hoạt nhất là về các thủ
tục về cầm cố thế chấp , thời gian xét duyệt quyết định cho vay còn kéo dài.
- Về chất lượng cho vay : Trong những năm gần đây, tỷ trọng nợ quá hạn
có giảm nhưng không đáng kể, tuy nhiên tỷ trọng này còn cao do việc cấp tín
dụng không đảm bảo, bảo lãnh mở L/C cho cổ đông vượt quá hạn mức.
- Về tài sản đảm bảo : Cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn
phát sinh nợ quá hạn và tài sản đảm bảo có thể trở thành nguồn thu nợ thứ hai
do tài sản có tính thị trường không cao. Trong nợ quá hạn khó đòi phát sinh ở
các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu không có tài sản đảm bảo thì không có khả
năng thu hồi.
- Về năng lực cán bộ của Ngân hàng : Một số cán bộ trẻ còn thiếu kinh
nghiệm trong lĩnh vực cho vay, chưa bám sát thực tế . Một số cán bộ lâu năm
thì lại thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường, về khoa học kĩ thuật còn hạn chế…
2.4.2.2. Nguyên nhân :
Những hạn chế trong quá trình cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ
yếu là do nhưng nguyên nhân cơ bản sau :
- Về cơ chế, chính sách, các văn bản luật, văn bản của chính phủ, các
ngành liên quan ảnh hưởng đến hoạt động cho vay Doanh nghiệp, Doanh nghiệp
vừa và nhỏ : Trong năm 2010 hoạt động cho vay có nhiều thay đổi về cơ chế
chính sách, các văn bản luật, văn bản của chính phủ, các ngành liên quan như
Luật công chứng , Đăng kí giao dịch đảm bảo… Tuy nhiên, do nhận thức của
đại bộ phận dân cư về các bộ luật này chưa thật sự đầy đủ . Bên cạnh đó, thái độ
của các cơ quan công chứng , đăng kí giao dịch đảm bảo còn chưa thật tốt, điều
này phần nào gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của chi nhánh.
- Việc thực hiện pháp lệnh, kế toán thống kê chưa nghiêm túc, đa số các
số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa
thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Số liệu phản ánh chưa chính xác, trung
thực tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các

GVHD: TS Phạm Thanh Bình SVTH: Vũ Thị Thùy Linh
22

×