Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Phân tích tác động của nguốn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới thị trường tài chính Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 84 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC HÌNH VẼ 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP FDI VÀ
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 4
1.1Giới thiệu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 4
1.1.1FDI là gì? 4
1.1.2Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của Việt Nam hiện
nay 11
1.1.3Tổng quan về các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam 24
1.2Thực trạng thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói
riêng hiện nay 28
1.2.1Thị trường tài chính là gì? 28
1.2.2Vai trò của thị trường tài chính 30
1.2.3Thực trạng hoạt động của thị trường tài chính của nước ta trong thời gian
qua 31
1.2.4Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay 36
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 40
1.3Giới thiệu về mô hình VAR và kiểm định nhân, quả 40
1.3.1Khái niệm 40
1.3.2Phương pháp ước lượng 41
1.4Những phân tích định tính về mối quan hệ nhân quả của FDI tới thị
trường tài chính Việt Nam 44
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ ÁP DỤNG CHO NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM 47
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
1.5Xây dựng mô hình kiểm định 47
1.5.1Số liệu nghiên cứu 47
1.5.2Mô hình nghiên cứu 55
1.6Kết quả mô hình 55
1.6.1Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian 56
1.6.2Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình 59
1.6.3Kiểm định mối quan hệ nhân quả và kết quả ước lượng 60
1.6.4Kiểm định sự phù hợp của mô hình 69
CHƯƠNG IV CÁC KIẾN NGHỊ CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 74
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FDI (foreign direct investment) : Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ADF (Augmented Dickey-Fuller) : Kiểm định Augmented Dickey-Fuller

AIC (Akaike info criterion) : Tiêu chuẩn Akaike
CPI (consumer price index) : Chỉ số giá tiêu dùng
FPE (Final Prediction Error) : Tiêu chuẩn FPE
SXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp
TTCK : Thị trường chứng khoán
IMF (Internationl Money Fund) : Quỹ tiền tệ quốc tế

NHNNVN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
FDI (Foreign Direct Investment) : Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
PP (Phillip Perron) : Mô hình kiểm định Phillip Perron


SIC (Schwartz information criterion) : Tiêu chuẩn Schwartz
VAR (Vector auto regression) : Mô hình vectơ tự hồi quy.

WTO (World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI từ 2007 đến 201212
Bảng 3.1 Định ngĩa các biến trong mô hình như sau: 47
Bảng 3.2: Kiểm định tính dừng của chuỗi NFDI 56
Bảng 3.3: Kết quả tính dừng của chuỗi lợi suất vnindex R 56
Bảng 3.4: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi SXCN 57
Bảng 3.5: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi ty_gia (USD/VND) 57
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định tính dừng của CPI 58
Bảng 3.7 :Thống kê các chỉ tiêu để lựa chọn độ trễ tối ưu 59
Bảng 3.8 : Kết quả kiểm định Granger với các biến nội sinh NFDI, R và 3 biến
ngoại sinh là D(SXCN), D(ty_gia), D(CPI,2) 60
Bảng 3.9: Kiểm nhân quả với độ trễ của mô hình bằng 9 62
Bảng 3.10 : Kết quả ước lượng mô hình VAR 62
Bảng 3.11: Kiểm tra khuyết tật tự tương quan giữa các phần dư 65
Bảng 3.12: Kết quả ước lượng mô hình sau khi hiệu chỉnh 66
Bảng 3.13 : Kết quả mô hình ước lượng 67
Bảng 3.14: Kiểm định ADF cho chuỗi phần dư RESID05 70
Bảng 3.15: Kiểm định ADF cho chuỗi phần dư RESID06 72
Bảng 3.16: Kiểm định tương quan chuỗi giữa các phần dư 72
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Sự biến động của nguồn vốn FDI đăng ký từ 2007 đến 2012 13
Hình 1.2 Huy động và giải ngân FDI theo quý (tỷ USD) 16
Hình 1.3 Cơ cấu FDI 11 tháng năm 2012 17
Hình 1.4 Tỷ trọng GDP(%) qua các năm 17
Hình 1.5 Đầu tư theo các loại hình sở hữu 18
Hình 1.6 Tỷ trọng xuất khẩu tính theo loại hình sở hữu 19
Hình 1.7 Cơ cấu FDI theo ngành 20
Hình 1.8 Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI 25
Hình 1.9 Biểu đồ tình tình các loại ngân hàng Việt Nam 32
Hình 1.10 Diễn biến tỷ giá 6 tháng đầu năm 2012 33
Hình 1.11 Tình hình huy động vốn 35
Hình 1.12 Diễn biến TTCK Việt Nam từ đầu năm 2009 đến đầu tháng 7/2011 37
Hình 1.13 Diễn biến TTCK năm 2012 39
Hình 3.1: Tỷ lệ của nguồn vốn FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua các thời
kỳ 49
Hình 3.2: Lợi suất giá vnindex theo tháng 51
Hình 3.3 Giá trị sản xuất công nghiệp qua các thời kỳ 52
Hình 3.4 : Tỷ giá USD/VND qua các thời kỳ 53
Hình 3.5: Chỉ số giá tiêu dùng qua các thời kỳ 54
Hình 3.6 Kiểm định tính ổn định của mô hình 70
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới như hiện nay, Việt
Nam trở thành một nước có nền kinh tế phát triển, thu hút nhiều đầu tư của nước
ngoài. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đã trở thành nguồn vốn quan trọng và có
tác động không nhỏ tới tăng trưởng, cũng như phát triển của nền kinh tế trong
nước.Với nền kinh tế còn nhiều biến động như Việt Nam, việc thu hút nguồn vốn

FDI có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất
là trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của
WTO. Do đó, việc nghiên cứu , tìm hiểu những tác động của FDI tới nền kinh tế nói
chung và thị trường tài chính nói riêng là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong
công cuộc hội nhập hiện nay. Chính vì vậy, để phân tích về mối quan hệ giữa hai
yếu tố này, em chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích tác động của nguốn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) tới thị trường tài chính Việt Nam”
2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
Một trong những câu hỏi đặt ra là có tồn tại mối quan hệ giữa FDI với thị
trường tài chính hay không? Nếu tồn tại thì đó là mối quan hệ thế nào? Có phải là
quan hệ nhân quả chặt chẽ đến mức nào hay đó chỉ là quan hệ ngẫu nhiên giữa các
biến. Đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên là mục tiêu nghiên cứu của đề tài
này.
Đề tài này sẽ giúp ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về nền kinh tế vĩ mô của
Việt Nam, vai trò quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài FDI đối với nền kinh tế của
nước ta. Khi đó, có thể đưa ra những chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài, cũng
như các chính sách vĩ mô thích hợp để thúc đẩy nền kinh tế, nhất là thị trường tài
chính.
3. Sơ lược các công trình đã nghiên cứu về đề tài
Ngoài nước: Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ
giữa FDI với thị trường tài chính. Điển hình như như Alguacil et al, 2002;
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
Baharumshan và Thanoon, 2006; Balasubramanyam et al, 1996, 1999; Bende-
Nabende và Ford, năm 1998; Borensztein et al, 1998;. Chakraborty và Basu, 2002,
De Mello, 1997, 1999, Liu et al, 2002; Wang, 2005). Kết quả nghiên cứu có những
điểm trái ngược nhau: một số nhà kinh tế khác ở một số quốc gia lại chỉ ra có một
mối quan hệ nghịch biến của FDI với tăng trưởng kinh tế và thị trường tài chính.

Ngược lại, một số ý kiến khác cho rằng chính sự tăng trưởng kinh tế và thị trường
tài chính ổn định sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Trong nước: Ở Việt Nam, vẫn còn đang có nhiều tranh luận với các luồng ý
kiến khác nhau về mối quan hệ giữa FDI và thị trường tài chính. Một số tác giả cho
rằng: Giữa FDI và thị trường tài chính không hề tồn tại mối quan hệ với nhau? Một
số khác lại cho rằng giữa chúng có quan hệ với nhau, song mối quan hệ đó có thể
mô tả bằng những mô hình, nhất là mô hình kinh tế lượng như: Mô hình VAR nhân,
quả. Tuy nhiên, mối quan hệ đó cần phải kiểm chứng, xem mối quan hệ có phải là
nhân quả hay chỉ là mối quan hệ giữa hai chuỗi giá ngẫu nhiên hay không?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa FDI với thị trường tài chính.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian là kinh tế vĩ mô, có nghĩa FDI và thị
trường tài chính cả nước; về mặt thời gian là từ năm 2005 đến 2012.
5. Phương pháp ghiên cứu
Với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu nên trên, đề tài này sử dụng phương
pháp mô tả và toán tài chính, trong đó sử dụng loại mô hình VAR nhân, quả;
Phương pháp tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó.
6. Bố cục bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu chia làm 4 phần:
Chương I: Tổng quan về nguốn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và thị
trường tài chính Việt Nam
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Xây dựng mô hình và áp dụng trong nền kinh tế Việt Nam
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
Chương IV: Giải thích nguyên nhân và đưa ra các kiến nghị cho nền kinh
tế Việt Nam
Sau đây, chúng ta sẽ đi nghiên cứu cụ thể từng chương để đưa ra những kết

luận cho vấn đề cần nghiên cứu.
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP FDI
VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
1.1 Giới thiệu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.1.1 FDI là gì?
1.1.1.1 Một số khía niệm về FDI.
FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp một lượng vốn
đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp
tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, cùng với các đối tác trong nước
nhận đầu tư chia sẻ rủi ro và thu lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó.
Theo tổ chức thương mại thế giới: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra
khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một số
nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện
quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn
trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở
kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công
ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa dổi, bổ sung năm 2000) quy
định: FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất
kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo pháp luật.
1.1.1.2 Đặc điểm của FDI
Việc tiếp nhận FDI không phát sinh nợ cho nước nhận đầu tư, thay cho lãi
suất, nước đầu tư nhận được lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu tư hoạt động
có hiệu quả.
Trần Thị Thu Huế

CQ 511529
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
FDI không chỉ đưa vốn vào nước nhận đầu tư, mà thường đi kèm theo với vốn
và kĩ thuật, công nghệ, bí quyết kinh doanh, công nghệ quản lý…Do FDI mang theo
kĩ thuật, công nghệ nên nó thúc đẩy sự ra đời của các ngành nghề mới, đặc biệt là
những sử dụng công nghệ cao hay nhiều vốn. Vì thế, nó có tác dụng to lớn đối với
quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở
nước nhận đầu tư. Tuy vậy, cũng cần nhận thức rằng FDI chứa đựng khả năng các
doanh nghiệp nước ngoài (100% vốn nước ngoài) có thể trở thành lực lượng “áp
đảo” trong nền kinh tế nước nhận đầu tư. Trường hợp này sẽ xảy ra khi mà sự quản
lý và điều tiết của nước chủ nhà bị lới lỏng hoặc kém hiệu lực. Một vấn đề khác
không kém phần quan trọng gây nên sự “dè dặt” của các nước đang phát triển tiếp
nhận FDI, đó là: FDI chủ yếu là của các công ty xuyên quốc gia (TNC) và cách thức
đầu tư cả gói của nó để chiếm lĩnh thị trường và thu nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên,
theo kinh nghiệm của một số nước lại cho rằng: FDI là nguồn động lực đóng vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển của họ. Điều đó có ý nghĩa là hiệu quả sử dụng
FDI phụ thuộc rất lớn vào cách thức huy động và quản lý sử dụng nó của nhà đầu
tư, chứ không phải ý đồ của nhà đầu tư.
1.1.1.3 Phân loại FDI
Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song những hình thức chủ yếu là hợp
đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài. Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
• Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual- Business- Cooperation) là văn bản
ký hết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và
phân chia kết qủa kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh
ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân.
• Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Interprise): là loại hình doanh nghiệp

do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với các nước tiếp cận đầu tư cùng vốn
góp, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp.
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu
hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vồn nước ngoài (100% Foreign Cantrerisce) là doanh
nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài)
do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh. Ở Việt Nam, hình thức này có xu
hướng gia tăng cả về số dự án và vốn đăng ký.
1.1.1.4 Nhân tố thúc đẩy FDI
• Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước.
Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất
cận biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên
cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi
khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
• Chu kỳ sản phẩm
Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và sản
xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước
nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên,
nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này
bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường
của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất
hiện. Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn
chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường của sản phẩm này

có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh
tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định
cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lí do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản
phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
• Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981),
Rugman A. A (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có
những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua
những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sãn sàng đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các
điều kiện (lao động, đất đai) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nới trên.
• Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh biện pháp xung đột
thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản, Mỹ hay các nước Tây Âu phàn nàn do
Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong
quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị
trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và Châu Âu, để giảm xuất
khẩu các sản phẩm này từ Nhật bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ
ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
• Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không chỉ FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát
triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích
cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công
ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia
người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công
nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh

đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia
quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công
ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo
tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc)
trong sát nhập với Thompson (Pháp) thành TCL- Thompson Electroincs, việc
National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua
lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.
• Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào
những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của
Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
1.1.1.5. Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài
• Bổ sung cho nguồn vốn trong nước:
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi
một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn
trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có
vốn FDI.
• Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động
được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí
quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty
đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh
doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những
khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra
cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.

• Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư
của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm
ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính
vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận
lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
• Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được
chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều
lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện
sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ
và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều
này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao
động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc
và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
• Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do
các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.
Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần
trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
1.1.1.6 So sánh nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI và nguồn vốn đầu tư gián tiếp FII.
FDI (foreign direct investment) và FII (foreign indirect investment) là hai hình
thức của các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam. Việc phân biệt sẽ cho phép ta
đong đếm, so sánh những lợi hại của hai hình thức này. FDI là hình thức đầu tư dài
hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản

xuất, kinh doanh. Còn FII là nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị
trường chứng khoán. Nguồn vốn này có thể dài hạn hoặc ngắn hạn. Nhìn chung, ở
Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn Độ, những quốc gia thu hút mạnh vốn đầu tư nước
ngoài, FDI vẫn có ý nghĩa quan trọng và được chú ý nhiều hơn FII. Nếu như với
FDI, câu chuyện thường xoay quanh thu hút thế nào cho nhiều thì với FII, câu
chuyện lại là quản lý thế nào cho tốt. Chỉ cần qua khái niệm giữa hai luồng vốn này,
ta có thể thấy FII có tác động trực tiếp tới thị trường chứng khoán, còn FDI liệu có
tác động đến thị trường chứng khoán hay không? Tác động này trực tiếp hay gián
tiếp và tác động như thế nào? Để hiểu rõ về vấn đề này, ta đi xem xét vai trò cũng
như những tác động của nguồn vốn FDI tới nền kinh tế.
Về nguyên lý, FDI được ví như ông già Noel đi vào mang vào theo những túi
quà lóng lánh. Những túi quà này chứa đựng những món quà với tên gọi: đầu tư tài
chính, khả năng tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến, khai phá và kích thích xuất
khẩu…Đối với những doanh nghiệp nhỏ Việt Nam, vốn chỉ quen với sự sản xuất
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
nhỏ lẻ, manh mún, FDI như là món quà lớn đối với họ với những nhà máy lớn, to,
hiện đại chưa từng thấy, những mạng lưới công nghệ thông tin cao cấp, những khu
thương mại khổng lồ, nguồn lao động chất lượng cao giao tiếp với nhau bằng ngôn
ngữ quốc tế. Xét về góc độ xã hội, khả năng tạo việc làm của FDI lớn hơn so với FII.
Ngoài ra, tác động của FDI không dừng lại ở một nhà máy hay một hệ thống,
mỗi đơn vị đầu tư ai có vài trò như một hệ số nhân tác động. Sự xuất hiện của nó
kéo theo một loạt các hiệu ứng phát triển quy mô vùng. Cùng với các dự án FDI
được triển khai sẽ có hàng loạt các dự án lớn nhỏ ăn theo và một hệ thống các dịch
vụ phụ trợ. Một ví dụ cho việc này, nhà máy Intel Việt Nam đi vào hoạt động chắc
chắn sẽ làm cho cả một khu đân cư thay đổi cả về đời sống vật chất và tinh thần với
một loạt các dịch vụ kèm theo như ăn uống, giải trí, vận chuyển…
Tuy nhiên, không tăng trưởng, phát triển nền kinh tế không chỉ dựa vào nguồn

vốn FDI với những cơ sở vật chất hiện đại, mà yếu tố con người với tính sáng tạo và
sự năng động mới chính là phần lớn động lực chính để thúc đẩy sự phát triển này.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chính là
những người khởi nghiệp, có ý nghĩa quan trọng với sự tăng trưởng và khả năng đổi
mới của toàn bộ nền kinh tế. Bằng chứng với những người chủ khởi nghiệp đầu tiên
của Trung Nguyên hay FPT có lẽ cũng đủ để khẳng định sức mạnh của Việt Nam.
Thế thì FDI, nguồn vốn FDI luôn được ta ưu tiên có một hạn chế: sựu xuất của nó
cũng gióng như sự xuất hiện của những con cá doanh nghiệp lớn đã trực tiếp cạnh
tranh những mảnh đất màu mỡ có thể nuôi mần cho tinh thần khởi nghiệp. Phía nào
yếu thế hơn? Chưa thể khẳng định được điểu gì. Một giả thiết đặt ra, nếu nhà máy
ViBird của tập đoàn Nguyễn Hoàng – người chủ sau 8 năm vẫn tự cho rằng “ Tôi
đang khởi nghiệp” – sẽ ra sao nếu Dell đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp máy tính ở
Việt Nam?
Có lí do cụ thể để giải thích vì sao nhiều quốc gia không thực sự thích FII.
Nếu như FDI là những khoản đầu tư có đặc tính ổn định, như việc có gạch và vữa
để xây lên bức tường và việc phá đi cũng không giúp người bỏ tiền xây thu lại được
nhiều. FII thì khác ở chỗ họ đặt một bức tường và khi cần thì nhấc cả bức tường đi.
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
Thảm họa tài chính cuối năm 1990 với các nước châu Á luôn là nỗi ám ảnh lớn,
Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Việt Nam và Trung Quốc đều đang có những đặc
điểm kinh tế - tài chính – xã hội rất giống với các nước châu Á kia trước giai đoạn
khủng hoảng.
Rủi ro lớn nhất của FII là khi các danh mục đầu tư được vẽ ra rất đẹp với
những điểm nhấn là các tài sản trong nước, chợt bị gấp lại, bán hết và rút đi trong
chớp nhoáng. Tuy nhiên, rủi ro luôn là rủi ro, đối mặt và có các biện pháp phòng vệ
sẽ tốt hơn là bỏ đi và chọn cách khác. Trong điều kiện kinh tế - tài chính khu vực và
thế giới hiện nay, sau bài học năm 1997, mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam đều

xây dựng các khung chính sách nhạy cảm và linh hoạt điều chỉnh theo các biến
động của nền kinh tế thế giới. Việc hợp tác cùng giải quyết là giải pháp mà các
quốc gia đều thống nhất. Bên cạnh đó, tồn tại những lượng vốn rất lớn trên thị
trường vốn toàn cầu đi tìm những thị trường hứa hẹn và tiềm năng tăng trưởng đầu
tư tốt. Rủi ro vẫn là rủi ro nhưng rủi ro ở mức độ nào và khả năng đe dọa ra sao sẽ
cần được tính toán cụ thể.
Một dặc điểm khác giúp ta phân biệt tốt FDI và FII là tính chấp nhận rủi ro.
Việt Nam hay bất kỳ nền kinh tế mới nổi nào cũng đều có chung đặc điểm rủi ro
cao và hiện diện trong mọi lĩnh vực. Ở một khía cạnh nào đó, có thể thấy FDI sẽ
được rót vào nếu cơ hội làm kinh doanh và mang lại lợi nhuận là cụ thể, có thể tính
toán và dự báo với tốc độ chính xác cao. Điều này dễ lý giải, nếu các nhà đầu tư
FDI bị mất thì họ sẽ mất nhiều. Ngược lại, FII lại theo quy luật: cơ hội đầu tư mà
càng nhiều rủi ro thì lợi suất kỳ vọng cũng lớn không kém.
1.1.2Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của
Việt Nam hiện nay.
1.1.2.1 Tổng quan về tình hình đầu tư, thu hút vốn FDI đăng ký hiện nay
a) Tổng vốn đăng ký được cấp phép và vốn giải ngân FDI
Tính từ 2007 đến cuối năm 2012, cả nước có khoảng 8106 dự án FDI được
cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 160 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm).
Nhìn chung, từ năm 2007 đến 2012 FDI có nhiều biến động. Vốn FDI đăng ký tăng
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
nhanh từ 20.3 tỷ USD năm 2007 lên 64 tỷ USD năm 2008, tăng hơn 3 lần. Vốn thực
hiện cũng tăng trong 2 năm này từ 8.03 tỷ USD lên 11.5 tỷ USD, tăng thêm 43.2 %,
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng chiếm tỉ trọng không nhỏ trong tổng vốn
đầu tư toàn xã hội và có xu hướng tăng lên từ 16% lên 29.8%, tăng 46.9%. Tuy
nhiên, từ năm 2008, FDI bắt đầu giảm mạnh. Vốn đăng kí giảm xuống 70% chỉ còn
21.48% năm 2009, vốn thực hiện giảm 13% so với năm 2008, tỉ trọng của FDI

trong tổng vốn đầu tư cũng giảm xuống còn 25.7% trong năm 2009. Xu hướng này
tiếp tục kéo dài và giảm nhẹ trong các năm tiếp. Vốn đăng kí FDI tiếp tục giảm
xuống với các mức 18.6 tỷ USD năm 2010 (giảm 18% so với 2009); 14.696 tỷ USD
(giảm 26% so với 2010); 13 tỷ USD (giảm 15% so với 2011).
Bảng 1.1: Tình hình nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI từ 2007 đến 2012
Năm
Vốn
đăng ký
(tỷ USD)
So với
năm
trước
Vốn
thực
hiện (Tỷ
USD)
So với
năm
trước
Số dự án
(cấp mới
và tăng
thêm)
Tỷ lệ
trong
tổng
vốn
đầu tư
toàn xã

hội
2007 20,3 +69,3% 8,03 112,2% 1406+361 16%
2008 64 +3 lần 11,5 143,2% 1171+311 29,8%
2009 21,48 +70% 10 87% 839+215 25.7%
2010 18,6 -18% 11 110% 969+269 25,8%
2011 14,696 -26% 11 100% 1091+374 25,9%
2012 13 -15% 10,46 95,1% 1100+435 23,3%
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
Hình 1.1 Sự biến động của nguồn vốn FDI đăng ký từ 2007 đến 2012
Chúng ta có thể nhìn lại những diễn biến cụ thể của nguồn vốn FDI trong từng năm.
Năm 2007
Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ
150 của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Điều này đã khiến cho các nhà đầu tư
nước ngoài chú ý hơn tới Việt Nam, mở ra cơ hội cho tình hình kinh tế trong nước.
Nhiều làn sóng ồ ạt “rót” vào Việt Nam. Trong đó, phải kể đến những nhà đầu tư
lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và nhiều nhà đầu tư lớn từ Hoa Kỳ…
Sau 6 năm hội nhập, FDI của có nhiều biến động qua các năm. Năm 2007, có
khoảng 1100 dự án được cấp phép và 435 dự án đầu tư mở rộng với tổng số vốn cấp
phép đầu tư là 20,3 tỷ USD, tăng 69.3% so với cùng kì năm trước và chiếm khoảng
16% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Năm 2008
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nền kinh tế
cả nước gặp nhiều bất ổn, nhưng việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư FDI vẫn đạt
con số “ngoạn mục” với 64 tỷ USD – mức cao nhất từ trước tới nay. Điều này,
khẳng định Việt Nam vẫn luôn là điểm đầu tư hấp dẫn dối với các tập đoàn xuyên
quốc gia. Theo báo cáo của ủy ban đầu tư quốc tế (WIR), trong 141 quốc gia được
điều tra Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sau

Trung Quốc, Ấn Độ, Mĩ, Nga và Braxin.
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
Số vốn FDI tiếp tục tăng lên đến đỉnh trong năm 2008 với 64 tỷ USD, trong
đó cấp mới đạt 59 tỉ USD (1.059 dự án), bằng 82,5% về số dự án và tăng gấp 7 lần
về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2007; số còn lại là vốn đầu tư tăng thêm của
một số dự án mở rộng sản xuất, kinh doanh. Quy mô vốn bình quân đầu tư của một
dự án đạt 55,7 triệu USD/dự án thể hiện số lượng dự án có quy mô vốn lớn tăng hơn
nhiều so với năm 2007 (12,2 triệu USD/dự án).
Với một con số quan trọng hơn - vốn giải ngân, thì năm 2008 cũng xác lập
kỷ lục. Năm qua, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã giải ngân số vốn lên tới
11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
Nếu trong giai đoạn 20 năm trước đó (1988-2007), vốn FDI thực hiện đạt 43 tỷ
USD, tức là tính trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷ USD/năm, thì giải ngân trong
năm 2008 đã bằng 26,7% tổng số vốn giải ngân 20 năm trước đó.
Năm 2009
Việt Nam thu hút được 839 dự án FDI với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là
21,48 tỉ USD, chỉ bằng 53,9% về số dự án mới và 30% vốn đầu tư đăng ký so với
cùng kỳ 2008. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 10 tỉ USD, bằng 87% so với cùng kỳ
năm 2008.
Năm 2010, luồng vốn FDI đến Việt Nam đã đạt 18,595 tỉ USD giảm 18%,
tương đương hơn 4 tỷ USD so với năm 2009. Dù xu hướng chung là giảm nhưng
vẫn thấy những điểm tích cực đáng ghi nhận trong luồng vốn này. Theo Cục Đầu tư
nước ngoài, phần sụt giảm này chủ yếu từ nguyên nhân giảm mạnh từ vốn đăng ký
bổ sung ở các dự án cũ. Tước tính, có khoảng 1,366 tỷ USD là vốn đăng ký thêm,
giảm 74,55 so với năm trước. Điều này, chứng tỏ các dự án, công trình FDI trong
năm 2009 không mở rộng nhiều về quy mô sản xuất. Ngược lại, vốn cho các dự án
vẫn tăng 2,5% so với năm 2009 với 17,23 tỷ USD, chứng tỏ Việt Nam vẫn là môi

trường có sức hút đầu tư đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Về số lượng các dự
án đầu tư FDI khiêm tốn hơn, trong đó, cấp mới chỉ có 1.155 dự án, bằng 83,9% và
xin bổ sung vốn, chỉ có 351 dự án, bằng 76,6% so với năm 2009.
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
Năm 2011, cả nước có 13.667 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 198 tỷ
USD. Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, vốn thực hiện của khu vực
FDI năm 2011 ước đạt 11 tỷ USD, bằng mức thực hiện của năm 2010 và đóng góp
25,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Mức thực hiện này không hoàn thành kế hoạch
đề ra (kế hoạch là 11,5 tỷ USD). Với những con số trên, năm 2011, nhiều người cho
rằng các chỉ tiêu về FDI khá đuối. Tuy nhiên, cần phải nhìn phía sau của những con
số mới thấy được ý nghĩa thực sự của nó.
Năm 2012, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn
tiếp tục sụt giảm sau khi đạt đỉnh cao nhất vào năm 2008 (vốn đăng ký đạt 64 tỷ
USD, vốn thực hiện đạt 11,5 tỷ USD). Thực tế, đà sụt giảm này đã bắt đầu từ năm
2009. Cụ thể, năm 2009 vốn giải ngân trên vốn đăng ký là là 10/23,1; năm 2010 là
11/19,8; năm 2011 là 11/14,6 và năm 2012 là 10,4/13. Như vậy, vốn thực hiện giữ
được ở mức bình quân 10,6 tỷ USD/năm từ 2009 đến 2012. tính đến cuối năm 2012,
cả nước có 1.100 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng
vốn đăng ký 7,85 tỷ USD, bằng 64,9% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, có 435
lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỷ USD,
tăng 7,4% về số dự án tăng vốn và 58,5% số vốn tăng so với cùng kỳ năm 2011.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã
đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,013 tỷ USD, bằng 84,4% so với cùng kỳ năm
2011. Trong năm 2012, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 10,46 tỷ USD,
bằng 95,1 % so với cùng kỳ năm trước.
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529

15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
Hình 1.2 Huy động và giải ngân FDI theo quý (tỷ USD)
Nguồn tổng cục thống kê
b) Quy mô dự án
Về quy mô dự án, Việt Nam vẫn thu hút được một số dự án có quy mô lớn,
chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất. Các dự án này có vai trò rất quan trọng bởi
nó thường gắn với chất lượng thông qua công nghệ sẽ triển khai, có tác động trong
khu vực và ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực mà các dự án này tham gia đầu tư.
c) Đối tác đầu tư
Qua các năm, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn là các quốc gia có vốn FDI
đầu tư mạnh nhất vào Việt Nam. Năm 2011, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào
Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật và Đài
Loan. Tp.HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,67 tỷ USD còn
hiệu lực, tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương. Đến
năm 2012, Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm
5,13 tỷ USD, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm 2012;
Singapore đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là
1,72 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,17 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng vốn
đầu tư.
Hình 1.3 Cơ cấu FDI 11 tháng năm 2012
Nguồn Tổng Cục thống kê
1.1.2.2 Đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2007-2012
a) Tác động tới nền kinh tế
• Vai trò của FDI tới tổng sản phẩm quốc nội FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đóng góp đáng kể vào Tổng sản phẩm quốc
nội GDP và có xu hướng tăng trong các năm gần đây như tỷ trọng FDI trong GDP
năm 2007 là 13% đến năm 2010, con số này là 14%
Hình 1.4 Tỷ trọng GDP(%) qua các năm
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
Nguồn Tổng cục thống kê
FDI được coi là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng.
• Vai trò của FDI đối với tổng đầu tư toàn xã hội
FDI là nguồn đầu tư quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và
tiền tệ trong giai đoạn 2008-2010. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tỷ lệ của FDI liên
tục tăng trong các năm từ 2001 với 17,6% lên 25,8% năm 2010, lân đến đỉnh điểm là vào
năm 2008 với con số 30,9%- mức cao nhất từ trước tới nay. Đây là năm FDI đạt được
các con số “ngoạn mục” và đáng mong đợi. Tuy nhiên, đến các năm tiếp theo có xu
hướng hướng xuống còn 25,8% năm 2010, đến nay 2012, con số này chỉ là 23.3%.
Hình 1.5 Đầu tư theo các loại hình sở hữu
Nguồn Tổng cục thống kê
• Vai trò của FDI trong xuất khẩu
Đóng góp của vốn FDI còn đặc biệt quan trọng với ổn định kinh tế vĩ mô.
Hoạt động xuất khẩu được coi là điểm sáng trong các kết quả đạt được của FDI.
Năm 2008, đầu tư FDI chiếm 45% tổng kinh ngạch xuất, nhập khẩu. Xuất khẩu của
khu vực FDI, kể cả dầu khí, năm 2009 ước đạt 29,9 tỉ USD, bằng 86,6% so với năm
2008 và chiếm 52,7% tổng xuất khẩu cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực
FDI xuất khẩu 23,6 tỉ USD, chiếm 41,7% tổng xuất khẩu và bằng 98% so với năm
2008. Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2009 ước đạt 24,8 tỉ USD, bằng 89,2% so
với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Như vậy, khu vực FDI xuất
siêu 5,03 tỉ USD trong khi mức thâm hụt thương mại của các khu vực kinh tế dự
Trần Thị Thu Huế

CQ 511529
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
kiến lên tới 12 tỉ USD năm 2009.Xuất khẩu (kể cả dầu thô và không kể dầu thô) đều
tăng trưởng trên 30% so năm 2011, với các con số tương ứng là 72,2 tỷ USD và
63,9 tỷ USD. Nhập khẩu của các DN có vốn FDI tăng 23,5% so năm 2011 và đạt
con số 60,3 tỷ USD. FDI năm 2012 đã góp phần giảm nhập siêu chung trong năm
2012 so với năm 2011. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2012,
tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 17,7 tỷ USD, thì riêng khu vực FDI đã đóng
góp trên 16 tỷ USD (không kể dầu thô), chiếm 90,4%, góp phần giúp Việt Nam lần
đầu có được thặng dư trong cán cân thương mại (nhập siêu) sau hơn 20 năm.
Hình 1.6 Tỷ trọng xuất khẩu tính theo loại hình sở hữu
Nguồn Tổng cục thống kê
b) Chuyển dịch cơ cấu ngành, tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động theo
ngành

Với gần 60% vốn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, khu vực
FDI tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành
công nghiệp chủ lực như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ
thông tin…Do đó, góp phần nhất định vào chuyển dịch cơ cấu ngành, đa dạng hóa
sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa, nông sản xuất khẩu. Thêm vào đó, khu vực
FDI cung cấp thêm nhiều việc làm, tạo ra trên 2 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3
– 4 triệu lao động gián tiếp, góp phần giải quyết vẫn đề nóng về công ăn việc làm
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS NGÔ VĂN THỨ
hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khu vực này có tác động mạnh
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Với lĩnh vực dịch vụ, vốn đầu tư cũng liên tục gia tăng trong các năm gần đây.

Điển hình, trong năm 2010, cơ cấu đầu tư FDI lại chuyển mạnh mẽ sang lĩnh vực
dịch vụ, trong đó chủ yếu là lĩnh vực bất động sản, đặc biệt với những dự án hàng tỷ
USD. Cơ cấu vốn trong năm 2010 có đến 74,5% là dịch vụ, còn lại là ngành công
nghiệp. Báo cáo nhanh của Cục này cho thấy, bất động sản đã hút 6,8 tỷ USD và
trong đó, chỉ có 27 dự án mới. So tương quan trong các lĩnh vực, có thể thấy qui mô
vốn cho dự án bất động sản thường ở mức lớn. Ở các năm trước, ngành kinh doanh
siêu lợi nhuận này thường chỉ đứng ở vị trí thứ 2, thứ 3 trong “bảng xếp hạng” các
lĩnh vực.
Tuy nhiên, đến năm 2012, công nghiệp chế biến lại quay trở lại là quán quân
về số dự án cấp mới với 498 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng
thêm là 9,1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng. Lĩnh vực
kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 10 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu
tư cấp mới và tăng thêm là 1,85 tỷ USD, chiếm 14,2%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán
buôn bán lẻ, sửa chữa, với 175 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng
thêm đạt 483,25 triệu USD, chiếm 3,7%.
Hình 1.7 Cơ cấu FDI theo ngành
Nguồn Tổng cục thống kê
c) Tác động tới chuyển giao công nghệ
Trần Thị Thu Huế
CQ 511529
20

×