Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV của công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật AT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 81 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân em,
chưa từng được ai công bố trước đây. Các kết quả, số liệu nêu trong chuyên đề
này là hoàn toàn trung thực và các phân tích, đánh giá hoàn toàn không sao chép
từ báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai sự thật, em xin chịu mọi kỷ
luật của nhà trường.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hồng Vân
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Error: Reference source not found
Hình 1.2: Kim ngạch Nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV giai đoạn
2009-2012 Error: Reference source not found
Hình 1.3: Tỷ trọng nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV tại VN
theo thị trường giai đoạn 2008-2012 Error: Reference source not
found
Hình 2.1: Kim ngạch nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV của
công ty trong giai đoạn 2010-2012.Error: Reference source not found
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA


Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Việt Nam
CIF Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí
CFR Tiền hàng và cước phí
L/C Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
CCTV Closed-circuit television (Truyền hình mạch kín)
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
USD Đô-la Mỹ
VAT Thuế Giá trị gia tăng
VND Việt Nam đồng
XNK Xuất nhập khẩu
WTO Tổ chức thương mại thế giới
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
FTA Hiệp định thương mại tự do
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng to lớn từ hoạt động kinh tế
quốc tế nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng. Hoạt động thương
mại quốc tế gắn kết việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ với nhau giữa các quốc gia.
Thương mại quốc đế đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các nền
kinh tế của mỗi quốc gia xích lại gần hơn, đẩy nhanh tiến trình hội nhập, giúp các
quốc gia có cơ hội tiếp thu tiến bộ công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
hoạt động sản xuất kinh doanh và làm phát huy tiềm năng kinh tế, lợi thế so sánh
của mọi đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng của nền kinh tế đất nước, chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ kế
hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN. Đây là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập vào nền kinh
tế thế giới bằng các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và quan hệ thương mại

nói riêng.
Một trong những thành phần giữ vai trò cốt lõi trong thương mại quốc tế là
hoạt động nhập khẩu. Nó đóng vai trò là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với
nền kinh tế của khu vực và nền kinh tế thế giới.Thông qua hoạt động nhập khẩu
hệ thống thiết bị chuyên ngành các quốc gia có thể khai thác hết được các lợi thế
của mình trong phân công lao động quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao
thu nhập của người lao động. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Hơn thế
nữa nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành hiện đại sẽ làm tăng hiệu quả sử
dụng nguồn lực sản xuất, điển hình là tăng năng suất lao động. Ngày nay Việt
Nam đang trong quá trình Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, nhu cầu nhập
khẩu các máy móc thiết bị phục vụ văn phòng và các ngành kinh doanh thương
mại là rất cao. Do đó đây chính là cơ hội rất thuận lợi để các Doanh nghiệp VN
nói chng và công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật tiếp nhận
những sản phẩm khoa học kỹ thuật tiên tiến đến từ những nền khoa học kỹ thuật
phát triển hàng đầu trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu và đồng thời giúp
cho các doanh nghiệp Việt Nam củng cố và phát triển hoạt động nhập khẩu của
mình ngày một hoàn thiện hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, qua thời gian thực tập tại công ty và
bằng kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường kết hợp với việc khảo sát
tình hình nhập khẩu của công ty trong thời gian thực tập. em đã chọn đề tài:
“Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
1
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
ngành CCTV của công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật AT”
cho chuyên đề thực tập của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hệ thống

thiết bị kỹ thuật và khái quát về thị trường nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên
ngành của Việt Nam
Chương II: Thực trạng nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV
của Công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hệ thống
thiết bị chuyên ngành CCTV của Công ty và kiến nghị đối với nhà nước
Trong quá trình viết đề tài này em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của
giáo viên hướng dẫn- Thạc sĩ :Nguyễn Thị Liên Hương và và sự giúp đỡ của toàn
thể cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị
kỹ thuật . Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo và các cán bộ thuộc
Công ty. Trong giới hạn về thời gian cũng như kiến thức, đề tài nghiên cứu sẽ
không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của các
giáo viên giúp em hoàn thiện kiến thức.
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
2
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ VÀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ KỸ THUẬT VÀ
KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU HỆ THỐNG
THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH CCTV CỦA VIỆT NAM

1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
VÀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ KỸ THUẬT
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Phát triển Công nghệ và thiết bị kỹ thuật được chính thức thành lập
vào tháng 2 năm 2000. được hợp nhất từ Công ty Ứng dụng tin học và phát triển
công nghệ cao- AIT (thành lập năm 1992) và Công ty thương mại Hoàng Nam
(thành lập năm 1996). Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

lần đầu vào ngày 25 tháng 02 năm 2000,thay đổi lần 7 vào ngày 16 tháng 08 năm
2010 . Hiện nay, công ty là nhà cung cấp và ứng dụng công nghệ chuyên ngành,
các giải pháp tự động điều khiển trong công nghiệp, là đơn vị tích hợp hệ thống.
Ngoài ra Công ty AT còn cung cấp các phần mềm cho lập trình giao diện hệ
thống quản lý nhà máy, cơ sở dữ liệu công nghiệp .
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật
- Tên tiếng Anh: Advanced Technology & Equipment company limited
- Tên viết tắt: AT Co.,Ltd
- Mã số thuế: 0100995373
- Địa chỉ : 233/111 phố Chùa Bộc, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội
- Điện thoại: 04.37725479
-Fax: 04.37721374
- Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng)
- Hình thức sở hữu: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
1.1.2.1. Chức năng của Công ty
- Phát hiện nhu cầu về hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV và nhanh
chóng tìm ra cách thức để làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
3
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký:
• Mua và bán các vật tư, máy móc, thiết bị trong hệ thống thiết bị chuyên
ngành CCTV và các tư liệu tiêu dùng điện tử, bảo vệ tự động, thiết bị phát thanh
truyền hình.
• Tư vấn, lắp đặt, bảo dưỡng và chuyển giao công nghệ điện tử, viễn
thông, tư động hóa
• Làm đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa

• Thiết kế hệ thống điều khiển các thiết bị, hệ thống chuyên ngành
• Thiết kế hệ thống thông tin đối với công trình, thông tin liên lạc, bưu
chính viễn thông
• Hướng dẫn sửa chữa, bảo hành sản phẩm theo tiêu chuẩn và sổ tay chất
lượng đã ban hành
• Xuất nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành và các máy móc thiết bị
trong lĩnh vực tự động hóa khác
• Cho thuê kho bãi, phương tiện vận tải chuyên dụng cho hệ thống thiết bị
chuyên ngành
- Để thỏa mãn nhu cầu khách hàng hơn nữa, công ty còn chú trọng đến việc
thực hiện dịch vụ khách hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng
thị trường.
- Nguồn nhân lực là nhân tố chính dẫn tới sự thành công của Doanh nghiệp.
Do đó công ty chú trọng đến việc gắn kết mối quan hệ nội bộ công ty để mọi thành
viên trở nên đoàn kết, gắn bó nhận thức rõ được mục tiêu và nhiệm vụ Doanh
nghiệp và quyết tâm thực hiện tốt những công việc được giao.
- Với nền tảng là mối quan hệ nội bộ gắn kết, Công ty sẽ giải quyết tốt các
mối quan hệ bên ngoài: Mối quan hệ với đối tác, với khách hàng, với nhà cung
cấp trong nước và nước ngoài.
Từ các chức năng trên, công ty đã vạch ra được các nhiệm vụ cụ thể nhằm
đạt được mục tiêu đã đề ra
1.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
- Chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ kỹ thuật, hàng hóa có chất
lượng phù hợp với yêu cầu đã thống nhất với khách hàng thông qua “Chính sách
chất lượng” của công ty
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
4
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh

doanh đã đề ra
- Hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành
CCTV và các dịch vụ sau bán hàng
- Về mối quan hệ với Công nhân viên: Chăm lo đến đời sống tinh thần và
các dịch vụ hỗ trợ khác nhằm thúc đẩy người lao động quan tâm, gắn bó và cố
gắng đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn. Điều này làm nên văn hóa
riêng có của Công ty
- Về Mối quan hệ Doanh nghiệp- khách hàng: Tạo lập mối quan hệ chặt chẽ
với khách hàng, khuyến khích khách hàng phản hồi về chất lượng và dịch vụ sản
phẩm để đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu và duy trì mối quan hệ lâu dài với
khách hàng.
-Về Dịch vụ: Công ty thực hiện kiểm soát các quá trình triển khai dịch vụ,
đảm bảo các hệ thống thiết bị, vật tư được bảo quản nghiêm ngặt nhằm phòng
tránh suy giảm chất lượng hàng hóa.
- Về Cơ sở hạ tầng :đạt được tiêu chuẩn cam kết và cung cấp đầy đủ hệ thống
máy móc trang thiết bị, văn phòng thích hợp để thực hiện các hoạt động kinh doanh
của công ty.Các thiết bị đo lường và kiểm tra có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
đều được kiểm định định kỳ để đảm bảo giá trị sử dụng và định kỳ bảo dưỡng máy
móc thiết bị văn phòng để đảm bảo khả năng hoạt động hiệu quả nhất
- Về Con người: Công ty chủ động xác định các nhu cầu về nguồn nhân lực
cần có để thực hiện từng công việc, kể cả việc sử dụng các chuyên gia bên ngoài
nhằm đảm bảo chất lượng. Hơn thế nữa, Công ty luôn nhận thức được không
những cần duy trì kỹ năng chuyên môn của người lao động mà cần bổ sung, phát
triển kỹ năng nghề nghiệp mới. Do đó công ty thường xuyên tổ chức hoạt động
đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên, tìm ra cách
thức tuyển dụng được đúng đối tượng thỏa mãn yêu cầu thay thế và phát triển
của Công ty.
- Về Luật pháp: Tuân thủ theo các chính sách,quy định và bộ luật của nhà
nước và nước ngoài về mua bán, xuất-nhập khẩu hàng hóa và các văn bản pháp
lý về mua bán hàng hóa; thực hiện tốt các chính sách về chế độ quản lý kinh tế

của Nhà nước.
- Về Thuế: Thực hiện và báo cáo đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định
của Nhà nước
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
5
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
1.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty được tạo ra dựa trên điều lệ hoạt động và
tình hình lao động hiện có của mình. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức cụ thể của
Công ty:
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
( Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)
1.1.3.2. Chức năng các phòng ban trong Công ty
•Giám đốc
Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty.Giám đốc là người đề ra các
định hướng phát triển và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh
doanh, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công
ty. Giám đốc là người có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các cán bộ
trong công ty, là người quyết định về sử dụng vốn, về quyết định phân lương và
phụ cấp đối với người lao động
•Phòng Dự án
Phòng dự án có các chức năng sau:
- Chủ trì triển khai các dự án do công ty giao, tìm kiếm các dự án mới
- Phối hợp với phòng kỹ thuật tư vấn giải pháp cho khách hàng, nghiên cứu
tích hợp các giải pháp
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51

6
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
- Nghiên cứu tìm hiểu các sản phẩm, tổ chức thực hiện các hội thảo, sự kiện
theo chiến lược phát triển thương hiệu chung của công ty.
- Trực tiếp tổ chức triển khai kế hoạch bán hàng và tham gia vào chiến lược
kinh doanh mở rộng thị trường
- Tư vấn đưa ra các giải pháp tối ưu và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng
•Phòng Triển khai thi công:
- Phòng triển khai thi công có các chức năng chính là chịu trách nhiệm thực
hiện các công việc từ khi chuẩn bị thi công công trình cho đến khi hoàn thành
công trình ( lên kế hoạch thi công- chuẩn bị vật tư-chuẩn bị thủ tục hồ sơ thực
hiện thi công-hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình).
- Các nhân viên trong phòng sẽ chuẩn trực tiếp làm việc với chủ đầu tư liên
quan đến công trình, giải quyết các công việc phát sinh và quản lý các đơn vị thi
công tham gia vào việc thi công các công trình
-Thực hiện các công việc kết hợp của bộ phận thi công với các bộ phận
khác trong Công ty, trong việc thực hiện các công việc được giao
•Phòng Hành chính:
- Phụ trách các công việc hành chính văn phòng ( lưu trữ tài liệu, công văn,
giấy tờ, mua sắm văn phòng phẩm, theo dõi quản lý phương tiện vận tải )
- Trực tiếp thực hiện các chương trình tuyển mộ lao động, phân bổ lao động
phù hợp dựa trên nhu cầu về nhân sự thực tế đã xác định
- Quản lý nhân lực toàn bộ công ty, đánh giá kết quả làm việc của cán bộ
công nhân viên để phân bổ tiền lương hợp lý
- Thực hiện các chế độ bảo hiểm và chế độ khác cho người lao động theo
luật lao động
•Phòng Tài chính- Kế toán:
- Đảm nhiệm mọi công việc liên quan đến tài chính kế toán của công ty,
trình báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo đánh giá công tác
quản lý tài chính kết toán cho ban giám đốc

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, trong công tác kế toán
- Giao dịch với Ngân hàng trong phạm vi công việc
- Tư vấn các kế hoạch tài chính và báo cái tài chính dự án cho giám đốc
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
7
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
- Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý,
điều hành hoạt động của Công ty khi cần thiết và theo quyết định của giám đốc.
•Phòng Kỹ thuật:
- Nghiên cứu công nghệ và ứng dụng sản phẩm mới, cung cấp các giải pháp
kỹ thuật, tư vấn thiết kế, lựa chọn thiết bị sửa dụng, lắp đặt thiết bị, bảo hành,
bảo trì sửa chữa các thiết bị do công ty kinh doanh.
- Cung cấp các giải pháp kỹ thuật, tư vấn thiết kế, quản lý Công nghệ IT
của Công ty
- Hỗ trợ bộ phận kinh doanh/ dự án xây dựng giá thành sản phẩm, lập hồ sơ
mời thầu, dự thầu
•Phòng Xuất- Nhập khẩu:
- Thực hiện việc cung cấp các thiết bị, vật tư phục vụ cho các hợp đồng dự
án của Công ty ngay sau khi nhận được yêu cầu của phòng thi công
- Nghiên cứu thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu một cách hợp lý
- Lựa chọn phương tiện vận tải và mua bảo hiểm hàng hóa
- Chuẩn bị đầy đủ cá chứng từ phải nộp cho Hải quan về hàng hóa nhập khẩu
Từ cơ cấu tổ chức của công ty, ta có thể thấy sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ
giữa các phòng ban, bộ phận và chính sách đãi ngộ hợp lý đối với nhân viên đã
góp phần giúp cho các cán bộ hoàn thành nhiệm vụ được giao và đảm bảo hiệu
quả kinh doanh như mục tiêu đã đề ra của Doanh nghiệp .
1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua
Công ty TNHH phát triển Công nghệ và thiết bị kỹ thuật được thành lập từ

năm 2000, khi mà thương mại quốc tế trong nước còn chưa phát triển mạnh mẽ.
Do nắm bắt được nhu cầu cung cấp hệ thống thiết bị chuyên nhành và cung cấp
dịch vụ công nghệ trong quá trình phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng lớn
mạnh của đất nước, Công ty đã kịp thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
trong việc cung cấp hệ thống thiết bị công nghệ tiên tiến, đem lại hiệu quả cao nhất
trong quá trình kinh doanh và phát triển công nghiệp hiện đại hóa đát nước. Sau 13
năm xây dựng và phát triển,trải qua nhiều khó khăn nhưng nhờ có sự đóng góp
đáng ghi nhận của cán bộ công nhân viên, công ty đã và đang là một trong những
doanh nghiệp cung cấp và ứng dụng công nghệ chuyên ngành hàng đầu Việt Nam,
góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Để đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty, trước tiên ta sẽ xem xét hoạt động kinh doanh chung
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
8
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm gần đây
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
( Đơn vị tính: VND)
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
Doanh thu thuần từ hoạt động
bán hàng và cung cấp dịch vụ
40.841.356.964 54.789.680.000 60.188.181.782
2 Doanh thu hoạt động tài chính 38.882.498 21.501.907 1.480.564.075
3 Giá vốn hàng bán 37.562.258.056 49.730.194.906 58.023.033.259
4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.698.422.005 3.922.742.598 2.308.672.133
5 Chi phí tài chính 100.193.258 260.690.402 270.949.704
6
Lợi nhuận hoạt động sản xuất
kinh doanh trước thuế

1.352.351.408 1.131.554.001 1.266.090.761
7
Lợi nhuận hoạt động sản xuất
kinh doanh sau thuế
973.693.014 933.532.051 999.568.071
8
Thu nhập bình quân hàng tháng
của Cán bộ công nhân viên
5.744.000 5.956.000 6.258.000
( Nguồn: Phòng Tài chính-kế toán )
- Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty
vào năm 2010 đạt 40.841.356.964 đồng và đến năm 2011 thì doanh thu trên tăng
lên thành 54.789.680.000 đồng, tương đương với 134% so với năm 2010 (tăng
trưởng 34%). Năm 2012 là năm gặp nhiều khó khăn thách thức khi mà tăng
trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế nhưng Công ty đã
nỗ lực hết sức để hoàn thành chỉ tiêu đề ra với mức tăng trưởng là 10%, nâng
tổng mức mức doanh thu lên đến 60.188.181.782 đồng. Một trong những nguyên
nhân khiến cho Công ty vẫn hoạt động hiệu quả là do việc triển khai và thực hiện
các kế hoạch và chính sách marketing đúng đắn: chính sách giá cả, chính sách
giao tiếp khuyếch trương, chính sách phân phối cùng với việc đẩy mạnh nghiên
cứu khai thác thị trường và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng cho phép đáp ứng
tốt nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
- Chi phí: Trên thực tế, Công ty tập trung hoạt động vào ngành kinh doanh
là bán buôn hệ thống thiết bị chuyên ngành và là đại lý mua các thiết bị công
nghệ cao, do đó mỗi năm Công ty đều phải nhập khẩu và mua hàng từ các nhà
sản xuất và nhà phân phối lớn để bán trực tiếp cho đối tác. Do đó ta có thể thấy
chi phí giá vốn hàng bán luôn tăng trưởng tương ứng với tổn doanh thù từ hoạt
động sản xuất kinh doanh.Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
đều hằng năm nhưng vẫn giữ ở mức 0.7-1% tổng mức chi phí. Chi phí lãi vay

SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
9
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành nên chi phí tài chính.
Dựa trên báo cáo tình hình tài chính của Công ty thì chi phí tài chính trong năm
2012 đã gia tăng thêm 4% so với năm 2011 , lên đến 270.949.704 đồng. Năm
vừa qua nền kinh tế liên tục gặp khó khăn nên việc sử dụng vốn bị hạn chế, chi
phí về dịch vụ cũng như chi phí phục vụ cho việc bán hàng lại gia tăng. Hơn thế
nữa, doanh nghiệp còn phải trả người bán theo đúng tiến độ kế hoạch hợp đồng
và tồn lại một khoản phải thu từ khách hàng. Nhằm mục đích tổ chức tốt hoạt
động sản xuất kinh doanh, Công ty đã dùng nhiều vốn vay hơn. Mặt khác, chi phí
quản lý Doanh nghiệp chiếm số lượng không nhỏ trong tổng chi phí. Cụ thể chi
phí quản lý gia tăng mạnh trong năm 2011( gấp 2,3 lần so với năm 2010 ) .Tuy
nhiên năm 2012 cho thấy có dấu hiệu tích cực trong việc điều tiết chi phí quản lý
( giảm thêm 1.614.370.465 đồng so với năm 2011) do năm vừa qua, Công ty đã
cắt giảm chi phí thuê dịch vụ ngoài và chi phí khác không cần thiết một cách hợp
lý mặc dù chi phí quản lý DN vẫn còn cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
giảm hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận .
Kết quả trên cho ta thấy mặc dù hoạt động kinh doanh vẫn gặpnhiều khó
khăn, thị trường còn biến động và vẫn chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới 2008, công ty vẫn năng động trong việc thực hiện đường lối chính
sách đúng đắn nên đã đạt được những thành công nhất định và không ngừng tăng
lên. Như vậy hiệu quả kinh doanh của công ty là có lãi,đảm bảo thu nhập cho
người lao động. Thu nhập bình quân khá ổn định và tăng dần theo các năm, Năm
2010 thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 5.744.000
đồng/người/tháng thì hai năm sau đã tăng lên đến 6.258.000 đồng/người/tháng
( tăng thêm 9%). Bên cạnh đó, công ty còn có chế độ khen thưởng bằng vật chất
đối với những cá nhân đã đóng góp lớn vào việc gia tăng doanh thu và quản lý
chi phí hiệu quả cũng như tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia các

khóa học nâng cao kiến thức. Chính vì vậy người lao động luôn hăng hái tham
gia các hoạt động sản xuất kinh doanh và mối quan hệ nội bộ ngày một bền
vững, góp phần tạo nên Văn hóa doanh nghiệp riêng có.
Sự phát triển bền vững của công ty còn dựa trên việc thực hiện nghĩa vụ
đầy đủ với nhà nước
Bảng 1.2: Báo cáo kết quả thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
( Đơn vị tính: VND)
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
10
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
Năm 2010 2011 2012
Tổng số thuế phải nộp 3.592.298.500 3.429.102.460 3.774.052.695
Thuế nhập khẩu 2.958.694.324 2.969.329.382 3.234.126.176
Thuế TNDN 378.658.394 198.021.950 266.522.690
Thuế VAT 242.055.326 247.038.128 251.579.139
Các loại Thuế khác 12.890.456 14.713.000 21.824.690
( Nguồn: Phòng Tài chính- kế toán)
Theo bảng trên, ta có thể thấy công ty TNHH Phát triển công nghệ và thiết
bị kỹ thuật AT đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và tổng số thuế phải
nộp tăng đều theo các năm.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HỆ THỐNG THIẾT BỊ
CHUYÊN NGÀNH CCTV CỦA VIỆT NAM
1.2.1. Đặc điểm của mặt hàng hệ thống thiết bị chuyên ngành: Hệ thống
Camera giám sát CCTV
-Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV cơ bản bao gồm camera quan sát,
thiết bị lưu trữ, điều khiển camera và thiết bị hiển thị. Camera được bố trí tại các
khu vực cần quan sát, truyền hình ảnh liên tục về trung tâm điều khiển. Tại trung
tâm điều khiển, các dữ liệu hình ảnh này sẽ được lưu trữ trong bộ ghi hình và
hiển thị trên các màn hình quan sát.

-Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV là hệ thống dùng để theo dõi, giam
sát và cảnh báo an ninh cho các khu vực:
+ Bãi đỗ xe, cửa ra vào, hành lang, thang máy, kho tàng,
+ Ngân hàng, Máy ATM, Kho, Cửa hàng, Siêu thị, Trạm xăng dầu,
+ Các khu chung cư, Khách sạn, Văn phòng, Bệnh viện, khu vực buôn bán,
nơi công cộng, đường giao thông
Hệ thống này cho phép bảo vệ, nhân viên an ninh từ trung tâm có thể quan sát
được một phạm vi rộng các khu vực cần giám sát, từ đó giúp kiểm soát chặt chẽ khu
vực cần bảo vệ. Hình ảnh từ các camera có thể được ghi theo nhiều chế độ như ghi
liên tục, ghi theo thời gian hoặc ghi theo sự kiện (chuyển động, cảnh báo ngoài…),
để khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra bảo vệ hoặc người có trách nhiệm có thể dễ dàng
kiểm tra lại thời điểm xảy ra sự cố, qua đó có thể xác định nguyên nhân hoặc lấy đó
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
11
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
làm bằng chứng trước pháp luật. Ngày nay, hệ thống thiết bị chuyên ngành
CCTV đã được tích hợp với các công nghệ mới giúp cho việc lưu trữ, xem lại cũng
như sao lưu dữ liệu trở nên cực kỳ dễ dàng. Hệ thống còn có thể tích hợp vào mạng
LAN hoặc Internet giúp người điều khiển có thể thao tác từ xa vào hệ thống.
Có thể cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới đã buộc cơ sở hạ tầng an ninh trong nước cũng phải được hiện đại hoá.
Do đó nhu cầu về hệ thống thiết bị chuyên ngành đảm bảo an ninh có ý nghĩa rất
lớn về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Các hệ thống thiết bị chuyên ngành
CCTV được triển khai tại Việt Nam là những sản phẩm có chất lượng cao, chịu
được môi trường khắc nghiệt.Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV là loại sản
phẩm tương đối đặc thù trên thị trường hiện nay, đó là một loại thiết bị ghi hình,
lưu giữ hình ảnh trong một khoảng thời gian nào đó. Khách hàng có thể lưu giữ
và xem lại những hình ảnh đó bất cứ lúc nào họ muốn.Hệ thống thiết bị chuyên
ngành CCTV được xem là một trong những phương pháp giám sát thuận lợi nhất

và đáp ứng nhu cầu đa dạng về một hệ thống quan sát có kỹ thuật cao, nhiều tiện
ích. Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV đang ngày càng thu hút được sự quan
tâm của người tiêu dùng, có thể thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách
hàng . Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV dần trở thành mặt hàng cần thiết
trong nền kinh tế thị trường, do đó thịt trường Việt Nam là một thị trường tiềm
năng đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhập khẩu hệ thống thiết bị
chuyên ngành CCTV.
1.2.1.1. Camera
Camera là thành phần quan trọng nhất của hệ thống. Camera là loại sản
phẩm khá đặc thù trên thị trường hiện nay, đó là một loại thiết bị ghi hình, lưu
giữ hình ảnh trong một khoảng thời gian nào đó. Khách hàng có thể lưu giữ và
xem lại những hình ảnh đó bất cứ lúc nào họ muốn.
Camera được xem là một trong những phương pháp giám sát thuận lợi nhất
cho nhà cửa hoặc nơi làm việc, nơi sản xuất. Camera đáp ứng nhu cầu đa dạng về
một hệ thống quan sát có kỹ thuật cao cho một thế giới có tốc độ phát triển
nhanh chóng như ngày nay.
Tùy theo mục đích giám sát, các khu vực cần theo dõi sẽ được lắp đặt các
loại camera thích hợp:
• Camera màu: Quan sát trong điều kiện ánh sáng bình thường
• Camera hồng ngoại, Camera day/night : hay còn gọi là IR Camera:
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
12
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
Camera IR có thể quan sát được trong điều kiện tối 100% Màn hình thụ
động thu ánh sáng làm rõ hình ảnh khi ánh sáng mờ. Màn hình thụ động thu ánh
sáng làm rõ hình ảnh khi ánh sáng mờ Quan sát trong điều kiện ánh sáng yếu và
trời tối.
• Camera quay quét: Camera PTZ
Pan:quét ngang

Tilt:quét dọc
Z:Zoom (Phóng to)
Pan/Tilt/Zoom hay những họ tương tự được biết đến với cái tên thương mại là
PTZ Camera là loại hỗ trợ khả năng quét dọc, quét ngang, phóng to, thu nhỏ.
Camera này còn cho phép khách hàng kết nối vóí hệ thống sensor và cảnh báo để
phát hiện đối tượng di chuyển trong vùng hoạt động của nó. Hơn nữa Camera có thể
được lập trình để hoạt động, nên nó có thể làm tất cả các công việc cho người sử
dụngCamera có thể điều khiển giúp quan sát linh hoạt.
• Camera IP: Camera sử dụng giao thức TCP/IP để truyền tải hình ảnh,
thuận tiện cho các mô hình giám sát phân tán. IP Camera được kết nối trực tiếp
vào mạng máy tính Internet, tính hiệu hình ảnh và điều khiển được truyền qua
mạng. Với Camera IP, khách hàng có thể điều khiển và giám sát hình ảnh ở bất
cứ đâu thông qua mạng Internet.
1.2.1.2. Thiết bị lưu trữ hình ảnh (DVR-Digital Video Recorder):
• DVR là thành phần không thể thiếu của hệ thống CCTV giúp người quản
lý có thể lưu trữ và xem lại dữ liệu hình ảnh các thời điểm nhất định. Nó cũng là
thành phần trung gian liên kết giữa hệ thống CCTV với các hệ thống khác (hệ
thống báo động, hệ thống kiểm soát vào ra, kết nối internet ….).
• Tùy theo mục đích sử dụng ta có các loại thiết bị ghi hình khác nhau, nhưng có
thể phân vào các nhóm chính như sau :
• DVR: Đầu ghi hình chuyên dùng cho các hệ thống mở có thể có nhiều kết
nối với các hệ thống khác và yêu cầu điều khiển hệ thống từ xa.
•Card ghi hình : Chuyên dùng để tích hợp hệ thống camera cùng với máy
tính PC.
•NVR : Thết bị ghi hình qua mạng.
•VCR: Thiết bị ghi hình sử dụng băng từ.
1.2.1.3. Thiết bị điều khiển
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
13

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
Thiết bị điều khiển là các thiết bị chuyên dùng để điều khiển các camera
• Bàn phím điều khiển: chuyên dùng điều khiển camera quay quét, camera zoom,
camera thân dài có đế quay
• Ma trận camera : Tích hợp cùng bàn phím điều khiển giúp điều khiển linh
hoạt, thường sử dụng với các hệ thông lớn
1.2.1.4. Nguyên lý làm việc của hệ thống CCTV
-
Các tín hiệu Video truyền trên cáp mạng từ Camera IP
đặt tại các vị
trí,khu vực do chủ đầu tư chỉ định, truyền tín hiệu hình ảnh video qua hệ thống
switch về máy chủ ghi hình.
- Người sử dụng có thể quan sát và điều khiển Camera PTZ từ xa các
camera quan sát nhờ phần mềm quản lý , việc ánh xạ hiển thị các
camera trên các
cửa sổ được thực hiện dễ dàng bằng thao tác “gắp và thả” các camera trên danh
mục camera ở bên trái màn hình. Điều này, giúp người quản lý dễ dàng vận
hành sử dụng.
-
H
ình ảnh video được ghi và lưu trữ trên máy chủ quản lý cài đặt phần
mềm. Người sử dụng có thể truy tìm và
xem lại các đoạn video mong muốn
thông qua chức năng Search sẵn có trên phần mềm một cách dễ dàng và tập
trung
.
- Các hình ảnh đã ghi có thể được kết xuất ra các phương tiện lưu trữ (USD
disk, CD-RW, DVD-RW)
1.2.2. Thị trường hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV (hệ thống
Camera CCTV) ở Việt Nam

- Thị trường hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV (hệ thống Camera
CCTV) ở Việt Nam:
Căn cứ vào nơi sản xuất hàng hóa thì có thể coi thị trường hệ thống thiết
bị chuyên ngành CCTV nhập khẩu là thị trường hàng ngoại nhập. Ở Việt Nam
hiện nay, trình độ khoa học kỹ thuật còn chưa đủ khả năng sản xuất ra các loại
camera và thiết bị đi kèm nên việc nhập khẩu các mặt hàng này là một yếu tố
không thể thiếu.
1.2.2.1. Nhu cầu thị trường hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV
Thị trường cung cấp thiết bị và dịch vụ an ninh bao gồm thị trường cung
cấp dịch vụ bảo vệ và thị trường cung cấp các thiết bị an ninh.Tính đến năm
2012, thị trường cung cấp thiết bị và dịch vụ an ninh ở VN có trị giá ước tính là
90 triệu USD, trong đó thị trường thiết bị chuyên ngành CCTV chiếm khoảng
30%. Thị trường này tăng khoảng 7 lần trong 2 năm vừa qua và được ước tính sẽ
tăng mạnh hơn trong tương lai ( Tạp chí an ninh Châu Á số 80). Một trong những
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
14
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
nguyên nhân chính là do các hoạt động kinh tế-chính trị-xã hội trong nước không
ngừng phát triển, đã đặt ra một nhu cầu rất lớn về các thiết bị an ninh thuộc các
thị trường khách hàng khác nhau: thị trường cho dân sự và thị trường cho các
công trình trọng điểm quốc gia và an ninh quốc phòng. Trong đó phải kể đến sự
bùng nổ về nhu cầu hệ thống thiết bị chuyên ngành dành cho nhóm các công
trình dân sự với đối tượng khách hàng chính là các Doanh nghiệp, tổ chức, ngân
hàng…Bởi vì các đối tác trên có số lượng lao động rất đông đảo nên việc lắp đặt
hệ thống thiết bị Camera để giám sát và quản lý công nhân viên là sự lựa chọn tối
ưu. Nhóm khách hàng này làm nên sự đa dạng của thị trường, họ yêu cầu nhiều
loại sản phẩm từ cao cấp tới trung bình, từ đơn giản đến đặc thù.
Hơn thế nữa,sự phát triển của các khu chế xuất, khu công nghiệp trong
những năm vừa qua được xem là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của

các doanh nghiệp cung cấp hệ thống thiết bị camera để giám sát. Với khả năng
nhạy bén trong nắm bắt nhu cầu khách hàng, số lượng các doanh nghiệp làm việc
lĩnh vực này trong những năm qua đã tăng lên nhanh chóng.
1.2.2.2. Đặc điểm thị trường hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV
1.2.2.2.1. Dựa trên chức năng sản phẩm
Thị trường hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV được phân chia theo
chức năng của sản phẩm bao gồm: thị trường camera quan sát thông thường được
đặt tại các văn phòng, xí nghiệp dành cho nhóm khách hàng dân sự và thị trường
hệ thống thiết bị camera an ninh chuyên dụng như camera hồng ngoại, mắt thần
được lắp đặt tại các cơ quan an ninh dành cho nhóm khách hàng phục vụ quốc
phòng như các cơ quan công an, quốc phòng, các lãnh sự quán…
-Đối với thị trường hệ thống thiết bị camera thông thường, các sản phẩm
khá đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như giá cả. Giá một hệ thống thiết bị
camera có thể dao động từ 150 USD cho đến 1000 USD .
-Đối với thị trường hệ thống thiết bị camera an ninh chuyên dụng, hệ thống
thiết bị chuyên ngành CCTV chỉ được nhập khẩu thông qua một số đại lý phân
phối của các hãng uy tín trên thế giới, tính đa dạng không cao bằng các loại
camera thông thường nhưng giá thành của chúng lại khá cao, từ hơn 2000 USD
cho đến 60000 USD một sản phẩm
1.2.2.2.2. Dựa trên đối tượng khách hàng
Thị trường hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV bao gồm đối tượng khách
hàng là các doanh nghiệp, tổ chức và đối tượng khách hàng là cá nhân.
- Khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức:
•Các tổ chức chính phủ: gồm các bộ, văn phòng chính phủ và cơ quan hành
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
15
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
chính Trung ương và địa phương. Kinh phí cho việc lắp đặt hệ thống thiết bị
chuyên ngành CCTV chủ yếu là các nguồn tài trợ nước ngoài theo nguồn ODA

và sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài như World Bank, UNDP nhằm thực
hiện hiện đại hóa công sở và tăng tính an ninh.
•Các Doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước: Tính đến cuối năm 2012, tổng số
doanh nghiệp nhà nước là 4715, trong đó có khoảng 45% số doanh nghiệp là hoạt
động có hiệu quả. Nhu cầu về hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV phục vụ
mục đích an ninh, giám sát thuộc về các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động hiệu
quả như: Tập đoàn điện lực VN, Tổng công ty dầu khí Việt Nam,
Vietcombank Ngoài ra còn có các cơ quan an ninh như lãnh sứ quán, tổng cục
hậu cần- kỹ thuật thuộc Bộ Công An.
•Các Doanh nghiệp tư nhân: là các công ty đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong nền kinh tế thị trường, bao gồm các công ty sản xuất, thương mại,
dịch vụ, liên doanh và các công ty hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là
nhóm khách hàng có nhu cầu cao về sự đảm bảo an ninh trong môi trường làm
việc và khả năng chi trả còn hạn chế so với nhóm các doanh nghiệp, tổ chức Nhà
nước. Mặt khác, thị phần khách hàng này là thị trường hấp dẫn và mang tính
cạnh tranh rõ rệt giữa các doanh nghiệp đang kinh doanh các hệ thống thiết bị
chuyên ngành CCTV.
•Văn phòng đại diện nước ngoài: Là nhóm khách hàng có yêu cầu cao đối
về mặt kỹ thuật đối với hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV, điển hình là việc
phát triển hệ thống thiết bị Camera cục bộ giữa các văn phòng và nối mạng với
văn phòng trung tâm.
- Khách hàng là cá nhân:
Thị trường khách hàng là cá nhân đa dạng về độ tuổi, nhu cầu, yêu cầu về
mặt hiện đại hóa công nghệ không cao và nguồn chi ngân sách vừa phải. Nhóm
khách hàng trên có nhu cầu nhiều nhất về : hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV
có dây, hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV không dây, hệ thống thiết bị
chuyên ngành CCTV mạng.
• Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV không dây: Có thị phần khách
hàng với nhu cầu về sự tiện lợi và yêu cầu thẩm mĩ cao. Do đó những loại
Camera có kiểu dáng, màu sắc phong phú và giá cả vừa phải, dao động từ 1 triệu

đồng tới 5 triệu đồng rất được ưa chuộng
• Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV có dây: Đây là dòng sản phẩm
được ưa chuộng nhất trong thị trường hệ thống Camera hiện nay do sản phẩm
loại này rất đa dạng về mẫu mã và tính năng và có nhiều mức giá phù hợp với
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
16
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
các tầng lớp tiêu dùng từ người tiêu dùng bình dân đến người tiêu dùng sản phẩm
cao cấp.
• Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV mạng: là dòng sản phẩm mới
nhưng dần được người tiêu dùng chọn lựa vì tính tiện lợi, có thể kết nối thẳng với
mạng Internet phục vụ mục đích quản lý, giám sát mọi nơi thông qua mạng
Internet.
1.2.2.3. Hoạt động nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV ở Việt
Nam
- Sự phát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội đã tạo nhiều điều
kiện thuận lợi trong việc thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, vấn đề
tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại và phát triển ngày càng tăng cùng với sự phát triển
của đất nước. Vấn đề được đặt ra và bức xúc từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá
nhân…là làm sao có được hệ thống an ninh bảo mật hơn trước sự phát triển của
các tệ nạn xã hội nói trên. Mặt khác các Doanh nghiệp và tổ chức cũng đang gặp
khó khăn trong việc quản lý và giám sát công nhân viên một cách tối ưu.
Hiện nay, với sự phát triển của các ngành công nghệ hiện đại đã tạo ra
nhiều sản phẩm và giải pháp rất hữu hiệu. Điển hình các sản phẩm và giải pháp
về hệ thống an ninh dùng Camera IP, Camera có dây và camera không dây. Với
hệ thống camera giám sát ( Hệ thống thiế bị chuyên ngành CCTV) này, nó sẽ
giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân giải quyết được các vấn đề về
an ninh một cách tốt nhất nhằm phòng ngừa và tránh gặp thiệt hại khi có sự xâm
nhập từ các phần tử tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị chuyên ngành

CCTV là một ví dụ điển hình giúp cho việc giám sám an ninh trở nên hiệu quả và
đang dần được đón nhận
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số số 49/2010/QĐ-TTg ban
hành ngày 19 tháng 07 năm 2010 về chiến lược phát triển ngành Khoa học công
nghệ Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, có thể thấy, Công nghệ
thông tin luôn được đánh giá là một trong những lĩnh vực trọng điểm cần phát
triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, hiện đại hóa nền kinh
tế.Mặt hàng hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV thuộc Danh mục Công nghệ
cao, theo đó Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư và được khuyến khích
phát triển.
Sau khi gia nhập WTO, hàng rào thuế quan đã dần được xóa bỏ, Bộ Tài
chính đã ban hành Thông tư số
184/2010/TT-BTC
ngày 15/11/2009 của Bộ Tài
chính
hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
17
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
mặt hàng thuộc nhóm 8525 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi: giảm mức thuế suất
thuế nhập khẩu đối với mặt hàng hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV từ 30%
( trước năm 2009) xuống còn 15% ( mã hàng 85258090). Riêng với mặt hàng
thiết bị phát có gắn với thiết bị thu- thuộc hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV
thì mức thuế suất đã giảm xuống 0%. Đây là một ưu đãi lớn mà Nhà nước dành
riêng cho nhóm mặt hàng chuyên dụng phục vụ mục đích an ninh.
Bảng 1.3: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng
thuộc nhóm 8525
(ban hành kèm theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của
Bộ tài chính)

Mã hàng Mô tả hàng hóa
Thuế
suất
(%)
85.25
Thiết bị truyền dẫn dùng cho phát
thanh vô tuyến hoặc truyền hình, có
hoặc không gắn máy thu hoặc máy
ghi hoặc tái tạo âm thanh,; camera
truyền hình, camera số và camera
ghi hình ảnh nền
8525 50 00 00 - Thiết bị phát 0
8525 60 00 00 - Thiết bị phát có gắn với thiết bị thu 0
8525 80
- Camera truyền hình, camera số và
camera ghi hình ảnh:
8525 80 10 00 - - Webcam 18
8525 80 20 00
- - Camera số và camera ghi hình có
gắn thiết bị ghi
8
8525 80 90 00 - - Loại khác 15
( Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Từ tháng 1/2012, giá thiết bị truyền dẫn dùng cho mục đích an ninh có dấu
hiệu tăng làm cho giá mặt hàng hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV cũng có
xu hướng tăng dần. Do đó đến tháng 6 ,Thứ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông
tư số 134/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu
đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 8525 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Cụ
thể, Bộ Tài chính đã giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng hệ
thống thiết bị chuyên ngành CCTV từ 15% lên 10%. Thông tư này có hiệu lực thi

hành kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
18
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối
với một số mặt hàng thuộc nhóm 8525 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
- Thị trường hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV của Việt Nam hình thành
không lâu nhưng tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng, nhất là khi VN mở cửa thị
trường,thì nhu cầu về hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV tăng mạnh, nhất là đối
với nhóm khách hàng là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ quan an
ninh thuộc Bộ quốc phòng cũng các đại sứ quán .Tốc độ phát triển thị trường giai
đoạn 2005-2012 tăng rất nhanh, đạt tới 20%/năm Nhu cầu mua sắm mới hệ thống
thiết bị chuyên ngành CCTV tại VN tăng rất nhanh và ngày càng gia tăng, điều này
thể hiện qua kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2009-2012 dưới đây.
Hình 1.2: Kim ngạch Nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV
giai đoạn 2009-2012
( Đơn vị tính: Triệu USD)
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
Từ Hình 2- Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2009-2012, ta có thể thấy tổng
kim ngạch nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV của Việt Nam tăng liên
tục từ năm 2009 đến năm 2012, tăng từ 20,1 triệu USD lên đến 31,6 triệu USD. Sau
khi gia nhập WTO, thuế quan nhập khẩu chịu tác động trực tiếp nhất, đi tiên phong
trong hội nhập, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hệ thống thiết bị chuyên ngành
CCTV giảm từ 30% xuống còn 15% làm cho kim ngạch nhập khẩu năm 2010 tăng
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
19
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
nhanh lên đến 25,8 triệu USD. Năm 2011 đánh dấu mức tăng thêm trong kim ngạch

nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV là 2,8 triệu USD. Sự tăng trưởng
trên không cao như 2 năm về trước do giá hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV
nước ngoài tăng lên nhanh chóng .Một trong những lý do chính là giá linh kiện lắp
đặt cấu tạo nên hệ thống được sản xuất với số lượng hạn chế ở các nước phát triển
chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng có yêu cầu ngày càng cao về sự hiện đại
hóa công nghệ, thuộc mọi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tổng giá trị nhập khẩu hệ
thống thiết bị chuyên ngành CCTV đã tăng trở lại với mức 31,6 triệu USD vào năm
2012 do nhập khẩu vẫn là con đường chủ yếu tạo nguồn cung hệ thống thiết bị
chuyên ngành CCTV cho thị trường.
Nói chung, nguồn cung hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV cho thị
trường Việt Nam thông qua nhập khẩu là chính, sản xuất Camera và thiết bị đi
kèm tại Việt Nam đã có bước phát triển nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức bán thành
phẩm và linh kiện lắp đặt. Vì thế, kim ngạch nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên
ngành CCTV trong thời gian tới vẫn được xác định là sẽ tăng để đảm bảo cho thị
trường được ổn định.
- Hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV là những mặt hàng có hàm lượng
công nghệ cao,do đó những sản phẩm này được sản xuất ở những nước có trình
độ khoa học tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu… và sản xuất ở một
số nước công nghiệp mới phát triển như Trung Quốc, Đài loan, Hàn Quốc,
Singapore. Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp nào có thể sản xuất
được toàn bộ hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV mà chủ yếu là nhập khẩu từ
thị trường nước ngoài. Thị trường các mặt hàng hệ thống thiết bị chuyên ngành
CCTV nhập khẩu của Việt Nam bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Trung Quốc nhưng chiếm tỉ trọng lớn nhất vẫn là Nhật Bản. Giải thích cho sự
khác biệt về tỉ trọng nhập khẩu này là do Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong lĩnh
vực sản xuất công nghệ điện tử và thiết bị truyền dẫn, số lượng hàng hóa phong
phú về kiểu dáng và chất lượng vượt trội so với các mặt hàng cùng loại.
- Thị trường nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV :
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51

20
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS.Nguyễn Thị Liên Hương
Hình 1.3: Tỷ trọng nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV
tại VN theo thị trường giai đoạn 2008-2012
( Đơn vị: %)
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong giai đoạn 2008-2012, Nhật Bản vẫn đứng đầu thị trường nhập
khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV với tỷ trọng 52%, đứng thứ hai là
thị trường Mỹ, chiếm 1/5 thị trường nhập khẩu tại Việt Nam. Đây là thị trường
tiềm năng và có khả năng Việt Nam sẽ nhập khẩu với số lượng lớn hơn trong
thời gian tới bởi Chính phủ Mỹ đã và đang tạo nhiều điều kiện hỗ trợ điều
khiển và quản lý hệ thống công nghệ cao cho Việt Nam- giúp lao động Việt
Nam nâng cao tay nghề và tiến tới làm chủ công nghệ. Xếp thứ 3 là thị trường
các nước phát triển thuộc khối EU khi mà vì hầu như mọi linh kiện của
camera quan sát đều được sản xuất tại các nước này nhưng giá thành tương
đối cao. Thị trường các nước công nghiệp mới như Hàn quốc, Đài Loan và
một số nước khác cũng là thị trường nhập khẩu hấp dẫn và dần nhận được sự
quan tâm từ phía các Doanh nghiệp Việt Nam, chiếm tổng số 15,9 % trong tỷ
trọng thị trường nhập khẩu hệ thống thiết bị chuyên ngành CCTV trong vòng 4
năm kể từ năm 2008 tới năm 2012.
SV: Trần Thị Hồng Vân
Lớp: TMQT K51
21

×