Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động nhập khẩu thuỷ sản và nông sản ở Công ty TNHH thương mại Nam Sơn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.85 KB, 35 trang )

Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 4
Chương I: Hoạt động nhập khẩu hàng hoá ở các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu
6
I. Quy trình nhập khẩu hàng hoá 6
1.Nghiên cứu thị trường 6
1.1 Nghiên cứư thị trường trong nước 6
1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài 6
2. Lập phương án kinh doanh 7
3. Giao dịch và ký kết hợp đồng 7
3.1 Giao dịch đàm phán trước khi ký kết 7
3.2 Đàm phán trước khi ký kết 8
4. Tổ chức thực hiện hợp đồng 9
II. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu hàng hoá 9
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá 10
1. Tình hình kinh tế chính trị và quan hệ ngoại giao kinh tế với các
quốc gia khác
10
2. Chế độ chính sách của nhà nước nhâp khẩu 11
3. Ảnh hưởng của biến động thị trường trong và ngoài nước 13
4. Ảnh hưởng của nền sản xuất trong nước 13
5. Môi trường kinh doanh 14
IV. Vai trò nhập khẩu hàng hoá nói chung và nhập khẩu thịt bò,thịt
cừu và cá hồi nói riêng với thị trường Việt Nam.
14
Chương II: Thực trạng nhập khẩu của công ty TNHH TM NAM
SƠN
17


I. Khái quát về công ty TNHH TM NAM SƠN 17
1. Qúa trình hình thành và phát triển 17
2. Lĩnh vực hoạt động của công ty và mục đích kinh doanh 17
2.1.Các hoạt động chủ yếu 17
2.2. Tôn chỉ mục đích kinh doanh 18
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 18
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 18
4.1. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu 18
4.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài 19
4.3. Thị Trường nhập khẩu chủ yếu 20
4.4. Thị trường tiêu thụ chủ yếu 21
II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu ở công ty TNHH TM NAM SƠN 21
1. Quy trình giao dịch, đàm phán, ký kết, và tổ chức thực hiện hợp
đồng.
21
- 1 -
Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
1.1. Giao dịch 21
1.2. Đàm phán 21
1.3. Ký kết 21
1.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng 22
1.5. Giải quyết khiếu nại 22
2. Dung lượng nhập khẩu 23
3. Thị trường và đối tác nhập khẩu 24
4. Kết quả hoạt động nhập khẩu 25
4.1. Doanh thu, lợi nhuận 25
4.2. Những thành công khác 25
ChươngIII: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hoạt động xuất
nhập khẩu của công ty TNHH TM NAM SƠN
26

I. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong công ty
TNHH TM NAM SƠN
26
1.1 Những nhân tố thuận lợi 26
1.2 Những nhân tố khó khăn 28
1.3 Nhân tố khác 28
II. Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2009 29
III. Một số biện pháp nhằm cải thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty
TNHH TM NAM SƠN.
30
1. Mở rộng thị trường tiêu thụ và tìm kiếm nguồn hàng rẻ hơn 30
2. Nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ của công ty 31
3. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và thương mại điện tử để
nâng cao hoạt động của công ty
31
4. Tăng cường marketing đối với khách hàng là các nhà hàng khách
sạn và siêu thị.
32
Kết Luận 33
Tài liệu tham khảo 34
- 2 -
Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập kinh tế thế giới đã biến Việt Nam từ một nước nghèo, trước tiên
phải nhận viện trợ lương thực thì nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn
thứ 2 trên thế giới. Từ năm 1995 Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với
Mỹ, rồi sau đó gia nhập ASEAN năm 1997, Đặc biệt việc gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới(WTO) năm 2007 đã mở đường cho Việt Nam phát triển
và hội nhập sâu rộng hơn nữa.
Trong khuôn khổ hiệp định thương mại Việt-Mỹ và WTO trong vài năm

tới nước ta sẽ dần dần cắt giảm thuế nhập khẩu mở cửa cho các hàng hoá vào
Việt Nam. Hiện nay nước ta chỉ nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước
không sản xuất hay sản xuất còn yếu kém và những nguyên vật liệu, máy
móc để phục vụ cho sản xuất.
Hơn nữa, hiện nay đời sống của người dân ngày càng cao nên nhu cầu
về hàng hoá cao cấp ngày càng tăng. Cộng thêm với việc du lịch Việt Nam
ngày càng phát triển, hàng năm có bốn triệu lượt khách nước ngoài vào Việt
Nam. Nhập khẩu cá hồi, thịt bò, thịt cừu và các hảI sản khác tuy không phải
là hàng hoá được khuyến khích nhưng cũng đã thông thoáng hơn trước.
- 3 -
Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
Vì thế mà Công ty TNHH thương mại Nam Sơn nhập khẩu cá hồi, thịt
bò, thịt cừu và một số hải sản khác để phục vụ cho các nhà hàng lớn phục vụ
du khách nước ngoài và những người có thu nhập cao.
Với nhu cầu thực tế và ý nghĩa của việc nhập khẩu hàng hoá nên giải
pháp nâng cao hoạt động nhập khẩu hàng hoá là rất quan trọng. Qua thời gian
thực tập tại Công ty TNHH thương mại Nam Sơn, dưới sự hướng dẫn của cô
giáo, Thạc sỹ Nguyễn Văn Thoan và được các nhân viên của Công ty TNHH
thương mại Nam Sơn giúp đỡ em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp
nâng cao hoạt động nhập khẩu thuỷ sản và nông sản ở Công ty TNHH
thương mại Nam Sơn”.
Kết cấu bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá ở các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu .
Chương II. Thực trạng nhập khẩu của Công ty TNHH thương mại
Nam Sơn.
Chương III. Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
nhập khẩu ở Công ty TNHH thương mại Nam Sơn.
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu, em đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của cô giáo, TS. Từ Thúy Anh cùng các cán bộ ở phòng kinh doanh

nhập khẩu - Công ty TNHH thương mại Nam Sơn. Em xin chân thành cảm
ơn và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp giúp em hoàn thiện kiến
thức chuyên môn của mình.
Hà nội, tháng 11 năm 2008
- 4 -
Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
CHƯƠNG I.
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU.
I.Quy trình nhập khẩu hàng hoá:
1.Nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường là hoạt động của các nhà Marketing sử dụng hệ
thống các công cụ kỹ thuật để thu thập và sử lý thông tin thị trường về nhu cầu
và mong muốn của khách hàng, trên cơ sở đó ra quyết định marketing đúng đắn.
Nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài.
1.1.Nghiên cứu thị trường trong nước:
Trên thị trường luôn có những biến động mà bản thân doanh nghiệp rất
khó lượng hoá được. Do vậy cần phải theo sát và am hiểu thị trường thông qua
các hoạt động nghiên cứu. Việc thu thập đầy đủ thông tin về thị trường có ý
nghĩa trong việc ra quyết định trong kinh doanh vì đây là thị trường đầu ra của
doanh nghiệp.
- 5 -
Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
Khi nghiên cứu thị trường trong nước, doanh nghiệp cần trả lời được câu hỏi:
- Thị trường trong nước đang cần những mặt hàng gì?
- Tình hình tiêu thụ các mặt hàng đó ra sao?
- Đối thủ cạnh tranh trong nước như thế nào?
1.2.Nghiên cứu thị trường nước ngoài:
Mục đích nghiên cứu là lựa chọn được mặt hàng nhập khẩu và đối tác
giao dịch một cách tốt nhất. Vì đây là thị trường nước ngoài nên việc nghhiên

cứu sẽ gặp phải một số khó khăn và không được kỹ lưỡng như thị trường trong
nước. Doanh nghiệp cần các thông tin về khả năng sản xuất, cung cấp, giá cả và
sự biến động của thị trường. Bên cạnh đó cần am hiểu về chính trị, luật pháp, tập
quán kinh doanh,… của các bạn hàng.
2.Lập phương án kinh doanh:
Căn cứ vào những thông tin thu được trong việc nghiên cứu thị trường,
lựa chọn các đối tác và các quyết định, mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra để
lập phương án kinh doanh.
Nội dung của việc lập phương án kinh doanh bao gồm các công việc:
- Xác định mặt hàng nhập khẩu.
- Xác định số lượng hàng nhập khẩu.
- Lựa chọn thị trường, bạn hàng, phương thức giao dịch.
- Đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu trên như chiêu đãi, mời
khách, quảng cáo.
Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nhập khẩu, ding một số chỉ
tiêu đánh giá như:
- Lợi nhuận NK = Tổng doanh thu NK – Tổng chi phí NK
- Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu: Là số lượng bản tệ thu về khi phải chi ra
một đồng ngoại tệ.
- 6 -
Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
Nếu tỷ xuất hàng nhập khẩu lớn hơn tỷ giá hối đoái thì phương án kinh
doanh này đạt hiệu quả, doanh nghiệp nên nhập, còn ngược lại không nên nhập.
3.Giao dịch và ký kết hợp đồng:
3.1. Giao dịch đàm phán trước khi ký kết:
Để có thể soạn thảo và đi đến ký kết hợp đồng trước hết hai bên phải đạt
được những thoả thuận chung trong buôn bán. Trong quá trình đàm phán, hai
bên sẽ đưa ra những yêu cầu, ý muốn của mình cùng xem xét, thảo luận, cùng
thống nhất làm căn cứ để soạn thảo hợp đồng.
Trong buôn bán quốc tế, những bước giao dịch chủ yếu thường diễn ra

như sau:
- Hỏi giá
- Phát giá
- Đặt hàng
- Hoàn giá
- Chấp nhận
3.2. Đàm phán ký kết hợp đồng:
Hợp đồng mua bán quốc tế là sự thoả thuận của các chủ thể có quốc tịch
khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu một khối lượng
hàng hoá nhất định cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng.
Trong thương mại quốc tế hợp đồng được thành lập bằng văn bản, đó là
chứng từ củ thể và cần thiết về sự thoả thuận giữa hai bên mua và bán. Mọi
quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng sau khi
hai bên đã ký kết trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Vì vậy hợp đồng
chính là bằng chứng để quy trách nhiệm cho các bên khi có tranh chấp vi phạm
hợp đồng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thống kê, theo dõi, kiểm tra đôn
đốcviệc thực hiện hợp đồng của các bên.
Một hợp đồng mua bán ngoại thường có nội dung sau:
- Số hiệu hợp đồng
- Địa điểm và ngày tháng ký hợp đồng
- 7 -
Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
- Tên và địa chỉ của các bên đương sự
- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng
- Các điều khoản chính của hợp đồng:
•Tên hàng
•Số lượng
•Quy cách, chất lượng
•Giá cả
•Phương thức thanh toán

•Địa điểm và thời gian giao hàng
Ngoài ra các bên có thể thoả thuận thêm các điều khoản khác như điều
khoản khiếu nại, điều khoản bất khả kháng và các điều khoản khác.
Hợp đồng phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu để tránh sự mặc nhiên suy
luận của các bên theo các hướng khác nhau, phải có chữ ký của người đại diện
và con dấu của các bên.
4. Tổ chức thực hiện hợp đồng:
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh
nhập khẩu với tư cách là một bên ký kết, phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó.
Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải thực hiện các công
việc sau:

- 8 -
KÝ HỢP ĐỒNG
XIN CẤP PHÉP
(NẾU CẦN)
MỞ L/C (NẾU THANH
TOÁN BẰNG L/C)
ĐÔN ĐỐC BÊN
BÁN GIAO HÀNG
TIẾP NHẬN
HÀNG
LÀM THỦ TỤC
HQ (NHẬP KHẨU)
MUA BẢO HIỂM
(NẾU CÓ QUYỀN)
THUẾ TẦU
(NẾU CÓ QUYỀN)
GIAO HÀNG CHO
NGƯỜI ĐẶT HÀNG

LÀM THỦ TỤC
THANH TOÁN
XỬ LÝ TRANH
CHẤP (NẾU CÓ)
Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
II.Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu hàng hoá:
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động phức tạp hơn so với hoạt động kinh
doanh trong nước, việc buôn bán quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trình
độ cao hơn. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có nhiều đặc điểm, tuy nhiên hoạt
động nào cũng có những đặc điểm nổi bật sau:
Chủ thể tham gia:
Hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều chỉnh bởi: Các điều ước quốc tế
về buôn bán quốc tế, luật quốc gia của các bên liên quan, tập quán thương mại
quốc tế. Và chủ thể tham gia phải ở các nước khác nhau, hàng hoá phải thông
qua lãnh thổ khác nhau.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu chỉ được tiến hành ở các doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu trực tiếp. Song trên thực tế, do tác động của nhiều điều
kiện khách quan đã tạo ra nhiều hình thức nhập khẩu khác nhau. Do vậy các
phương pháp giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong phú và đa
dạng: giao dịch thông thường, giao dịch trung gian, buôn bán đối lưu….
Thanh toán
Trong giao dịch thương mại quốc tế các phương pháp thanh toán rất đa
dạng bao gồm: Phương thức nhờ thu (kèm chứng từ hoặc không kèm chứng từ),
phương thức thanh toán bằng đổi hàng, phương thức tín dụng chứng từ, phương
thức điện tín, chuyển khoản….Trong đó phương thức thanh toán bằng tín dụng
chứng từ được coi là phổ biến nhất trên thế giới hiện nay bởi vì tính thuận tiện
và an toàn của nó.
Đồng tiền trong thanh toán quốc tế thường là đồng tiền của một quốc gia
nào đó liên quan hay là đồng tiền của quốc gia thứ ba hoặc đồng tiền quốc tế. Cụ
thể trên thế giới người ta thường dùng các đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao

như: đồng Đôla Mỹ, đồng Euro, đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật….
Giao hàng
- 9 -
Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
Trong buôn bán quốc tế để tránh những phức tạp do tập quán thương mại
ở các nước khác nhau nên các nước buôn bán với nhau thường tuân theo các
điều kiện thương mại quốc tế (incoterm). Có nhiều điều kiện cơ sở giao hàng
khác nhau để các đơn vị nhập khẩu có thể lựa chọn hình thức giao hàng phù hợp
với mình. Tuy nhiên thông thường tuỳ thuộc vào vị thế của công ty, khả năng
đàm phán, năng lực tài chính và quản lý có thể chọn lựa cơ sở giao hàng.
Ở Việt Nam do trình độ quản lý, năng lực tài chính còn yếu nên thường
chọn lựa hai hình thức là mua CIF và bán FOB.
Giao hàng trong buôn bán quốc tế thường bằng đường biển, đường hàng
không và đường bộ, trong đó đường thuỷ chiếm tỷ trọng lớn nhất và càng ngày
càng chiếm ưu thế.
III.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu hàng hoá:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu là rất quan
trọng. Bởi vì nó mà chúng ta biết được nguyên nhân ảnh hưởng tới sự tăng giảm
của hiệu quả nhập khẩu. Do vậy chúng ta tìm những biện pháp phát huy các mặt
mạnh khắc phục những thiếu sót từ đó hoàn thiện dần hoạt động nhập khẩu.
1.Tình hình kinh tế chính trị và quan hệ ngoại giao kinh tế với các quốc gia
khác:
Tình hình kinh tế chính trị một nước là rất quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế nói chung và giao lưu buôn bán với các nước nói riêng. Kinh tế phụ
thuộc rất nhiều vào chính trị. Chính trị ổn định sẽ tạo đà cho kinh tế phát triển,
những chính sách, mô hình kinh tế đều do mô hình chính trị quyết định và lựa
chọn.
Giao thương buôn bán với nước ngoài là một phạm trù rộng trong đó xuất
nhập khẩu là một lĩnh vực. Để xuất hay nhập khẩu hàng hoá một cách thuận lợi,
có được các ưu dãi thì quan hệ ngoại giao kinh tế với nước nhập khẩu là một yếu

tố quan trọng. Những nước có quan hệ ngoại giao kinh tế với nhau song phương
hay đa phương đều mong muốn thương mại, kinh tế của các bên phát triển. Để
làm được điều đó thì thông qua nhiều phương pháp, hình thức khác nhau trong
- 10 -
Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
đó có xuất nhập khẩu. Các nước sẽ tạo điều kiện tối đa để thuận tiện cho việc
hàng hoá lưu thông giữa các quốc gia.
2.Chế độ chính sách của nhà nước nhập khẩu:
Khi phát triển kinh tế thì mỗi quốc gia đều chọn cho mình một hướng đi,
một mô hình phát triển có liên quan tới việc mở rộng hội nhập kinh tế hay đóng
cửa không giao lưu với bên ngoài. Mô hình kinh tế hướng về xuất khẩu đã thành
công ở nhiều quốc gia trong mấy thập kỷ qua đã đẩy mạnh hoạt động xuất nhập
khẩu của các quốc gia đó. Hơn nữa hiện nay xu thế hội nhập kinh tế thế giới dần
dần xoá nhoà biên giới giữa các quốc gia.
Để mở cửa thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia thì chính
sách các nước thường thể hiện thông qua các biện pháp thuế quan hay phi thuế
quan:
Thuế quan:
Thuế quan là một trong những biện pháp làm khuyến khích hay hạn chế
nhập khẩu bằng cách tính thuế trên số lượng hay giá trị hàng hoá nhập khẩu.
Nếu như nước nào muốn khuyến khích nhập khẩu thì sẽ giảm mức thuế quan
còn muốn hạn chế thì tăng thuế quan. Biện pháp này được các nước sử dụng phổ
biến và được coi là biện pháp minh bạch và công bằng đối với hoạt động xuất
nhập khẩu.
Phi thuế quan:
Bên cạnh hàng rào thuế quan là những biện pháp phi thuế quan. Các biện
pháp phi thuế quan là những biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu thông qua các
biện pháp khác không liên quan tới thuế nhập khẩu như: hạn ngạch, quản lý
ngoại hối, tỷ giá hối đoái, giấy phép xuất nhập khẩu…. Các biện pháp phi thuế
quan ngày nay được các nước áp dụng tương đối nhiều đặc biệt là đối với những

sản phẩm xuất phát từ nông nghiệp.
- Hạn ngạch:
- 11 -
Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
Áp dụng để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu
được hiểu là: Quy định của nhà nước về số lượng hay giá trị một mặt hàng
hay một nhóm hàng được nhập từ một nước nhất định trong một khoảng
thời gian nhất định.
Nếu như các đơn vị kinh doanh các mặt hàng nằm trong chế độ quản lý
hạn ngạch thì hạn ngạch được cấp nhiều hay ít đều ảnh hưởng tới kinh
doanh.
- Quản lý ngoại hối:
Các doanh nghiệp cần ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá từ các quốc gia
khác. Nhà nước quản lý ngoại hối chặt chẽ sẽ gây khó khăn cho việc nhập
khẩu. Vì thế nhà nước muốn hạn chế nhập khẩu thì chỉ cần đưa ra các quy
định về ngoại hối chặt chẽ.
- Tỷ giá hối đoái:
Có thể hiểu tỷ giá hối đoái là giá trị của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
Thông qua biện pháp này nhà nước có thể điều chỉnh một cách vĩ mô giá
trị nhập khẩu. Nếu như có sự cần thiết phải hạn chế nhập khẩu hàng hoá
chính phủ sẽ hạ giá trị tương đối của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ, khi
ấy hàng trong nước sẽ rẻ một cách tương đối so với hàng nước ngoài, như
vậy các doanh nghiệp sẽ khó nhập khẩu vì nếu nhập khẩu tất yếu sẽ bị lỗ.
Còn nếu cần thiết phải tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá thì chính phủ
sẽ giảm giá trị tương đối của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ, khi ấy hàng
trong nước sẽ đắt hơn tương đối so với hàng nước ngoài và sẽ có nhiều
doanh nghiệp tham gia vào nhập khẩu để kiếm lợi nhuận. Có thể nói đây
là chính sách tương đối hữu hiệu trong thời gian qua của chính phủ về
xuất nhập khẩu. Tuy nhiên chính sách về tỷ giá hối đoái còn liên quan tới
các yếu tố khác như lạm phát, thất nghiệp…., các yếu tố ngoại giao và

chính sách tỷ giá so với các nước khác. Vì thế mà các nước rất then trọng
khi sử dụng biện pháp này.
- Giấy phép:
- 12 -
Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
Giấy phép xuất nhập khẩu là biện pháp mà các nước dùng để hạn chế
nhập khẩu. Theo phương pháp này chính phủ muốn hạn chế nhập khẩu thì
sẽ ban hành quy định về cấp giấy phép mới được nhập khẩu. Biện pháp
này thường không minh bạch và ít được các quốc gia sử dụng.
Ngoài những biện pháp trên thì chính phủ còn sử dụng nhiều biện pháp
khác như biện pháp ký quỹ, hệ thống thuế nội địa, trợ giúp nhập khẩu….
3.Ảnh hưởng của biến động thị trường trong và ngoài nước:
Hoạt động xuất nhập khẩu cũng là hoạt động kinh doanh tuân theo các
quy luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu…. Nếu như cầu ở
trong nước mà nhiều mà nguồn cung ít thì sẽ dẫn đến nhập khẩu hàng hoá.
Ngược lại ở trong nước mà hàng hoá ứ đọng, thừa đáp ứng nhu cầu thì sẽ không
cần nhập khẩu nữa. Những biến động trên thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng ngay
tới giá cả hàng hoá nhập khẩu và tình hình nhập khẩu ở trong nước. Nếu giá cả
tăng hay giảm thì sẽ làm cho giá cả trong nước tăng giảm theo.
4.Ảnh hưởng của nền sản xuất trong nước:
Nền sản xuất trong nước cũng quyết định một phần không nhỏ tới hoạt
động nhập khẩu. Nếu như nền sản xuất đó đã phát triển và sản xuất ra được
nhiều hàng hoá thì không cần phải nhập khẩu, lúc đó người ta mang đi xuất khẩu
cho những nước chưa sản xuất được hàng hoá đó tốt bằng mình, hay là người ta
chưa sản xuất được. Ngược lại nếu trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất
không tốt thì sẽ dẫn tới phải nhập khẩu hàng hoá từ nước khác. Tuy nhiên nhiều
nước muốn sản xuất hàng hoá đó nhiều lên, muốn cạnh tranh được với nước
khác thì nhà nước lại hạn chế nhập khẩu hàng hoá đó mà khuyến khích sản xuất
trong nước. Vì thế nhập khẩu hàng hoá đó lại giảm.
5.Môi trường kinh doanh:

Ngoài những nhân tố quan trọng đã nói trên tác động mạnh tới hoạt động
nhập khẩu hàng hoá thì những nhân tố vĩ mô thuộc môi trường kinh doanh ở
một nước tác động không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu hàng hoá như: hệ thống
- 13 -
Thu ho¹ch tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¬ng
tài chính, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng, vận tải và giao nhận, các nghành khác
liên quan hỗ trợ….
IV.Vai trò của nhập khẩu hàng hoá nói chung và nhập khẩu thịt bò, thịt
cừu và cá hồi nói riêng với thị trường Việt Nam.
Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành nghiệp vụ xuất nhập
khẩu, là mặt không thể tách rời nghiệp vụ ngoại thương. Không một quốc gia
nào mở cửa thị trường hội nhập với nền kinh tế thế giới mà lại không trao đổi
làm ăn, buôn bán. Các nước mang những hàng hoá mà họ có để mang đi bán và
mua về những hàng hoá mà họ cần cho trong nước hoặc là bán lại cho nước
khác. Nhập khẩu thể hiển sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa các nền kinh tế
quốc gia với nền kinh tế thế giới, nó cũng quyết định vị thế của một quốc gia
trên trường quốc tế. Vì thế mà ngày nay các nước đều muốn gia nhập vào các tổ
chức liên quan tới kinh tế, hay là quan hệ song phương với nhau để trợ giúp
cùng phát triển vì một thế giới hoà bình và thịnh vượng. Tiêu biểu của quá trình
hội nhập là thành lập các khu vực mậu dịch tự do song phương (FTA) hay là
những khu vực mậu dịch tự do đa phương như (NAFTA, EU, AFTA,….).
Nhập khẩu tác động tới đời sống ở trong nước và cũng ảnh hưởng tới các
nước khác vì thế nó có những vai trò sau:
Trước hết, nhập khẩu có vai trò to lớn trong việc bù đắp những thiếu hụt
về cầu do sản xuất nội địa chưa đáp ứng được. Không những thế, nhập khẩu còn
tạo ra những nhu cầu mới cho xã hội, tạo nên sự phong phú về chủng loại, mẫu
mã, chất lượng cho thị trường. Điều đó có nghĩa là nhập khẩu góp phần tạo nên
sự cân đối tích cực giữa cung và cầu trên thị trường một quốc gia.
Thứ hai, nhập khẩu giúp quốc gia khai thác được lợi thế so sánh của
mình, khai thác được tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô tham gia vào thương mại

quốc tế. Không chỉ tạo thêm được nguồn hàng trong nước, nhập khẩu còn tạo
nên được nguồn nguyên liệu đầu vào phục cho sản xuất trong nước, tạo ra sự
chuyển giao công nghệ. Nhờ đó nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền sản
- 14 -

×