Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Chất lượng nước Hồ Tây sử dụng mô hình EFDC đánh giá chất lượng nước và đề xuất một số giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 84 trang )

MỤC LỤC

Trang
Mở đầu 1
Chương 1. Tổng quan về hồ Tây 4
1.1. Vị trí địa lý 4
1.2. Điều kiện tự nhiên 5
1.2.1. Diện tích tự nhiên 5
1.2.2. Điều kiện khí hậu thuỷ văn và đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn 5
1.2.3. Đặc điểm hệ sinh thái 7
1.3 . Tình hình dân cư kinh tế - xã hội khu vực 7
1.3.1. Dân số khu vực 7
1.3.2. Cơ sở hạ tầng 10
1.3.3. Điều kiện kinh tế và xu hướng phát triển khu vực hồ Tây 12
1.4. Nhu cầu sử dụng nước trong tương lai 14
Chương 2. Hiện trạng chất lượng nước hồ Tây 16
2.1. Hiện trạng môi trường khu vực hồ Tây 17
2.2. Hiện trạng chất lượng nước hồ Tây 17
2.3. Một số tiêu chuẩn về chất lượng nước 24
2.4. Các tác động đối đối với môi trường xung quanh hồ Tây 33
2.5. Các nghiên cứu liên quan về hồ Tây, và thực trạng môi trường hồ Tây hiện nay . 34
Chương 3. Sử dụng mô hình EFDC đánh giá chất lượng nước 39
3.1. Phương pháp nghiên cứu 39
3.2. Tổng quan về phần mềm EFDC 39
3.2.1. Cấu trúc mô hình EFDC 40
3.2.2. Mô hình thuỷ động lực học và bài toán lan truyền nhiệt, mặn 41
3.2.3. Một số đặc điểm, tính năng của phần mềm EFDC 43
3.3. Xây dựng mô hình chất lượng nước Hồ Tây-Hà Nội 45
3.3.1. Số liệu địa hình 45
3.3.2. Số liệu khí tượng 50
3.3.3. Điều kiện ban đầu và điều kiện biên 51


Chương 4 Kết quả, nhận xét và kết luận 58
4.1. Kết quả 58
4.2. Nhận xét-kết luận 69
4.2.1. Về hướng quy hoạch hồ Tây trong tương lai 72
4.2.2. Nhận xét về chất lượng nước hồ Tây thông qua mô hình 75
4.2.3. Một số kết luận 78
Tài liệu tham khảo 81

1
MỞ ĐẦU
Hà Nội là thủ đô và là trung tâm văn hoá kinh tế xã hội của cả nước. Hà Nội
được biết đến không chỉ là thủ đô của Việt Nam mà còn nổi tiếng với những danh
lam thắng cảnh đẹp và rất thơ mộng. Nổi bật nhất đó là các hồ lớn trong lòng thành
phố, có thể nói số lượng hồ ở Hà Nội có mật độ lớn rất lớn, có nhiều hồ rộng và
đẹp, trong đó đẹp và rộng nhất là hồ Tây. Ngoài chức năng điều hoà không khí như
lá phổi xanh của thành phố hồ Tây còn là nơi tiêu thoát nước khi úng ngập, nơi nuôi
trồng thuỷ sản, tham quan vui chơi giải trí. Hồ Tây là một khu vực có nhiều cảnh
quan thiên nhiên tươi đẹp với các di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng như chùa Trấn
Quốc, đền Quán Thánh, phủ Tây Hồ Đây là nguồn tài nguyên quý giá đối với việc
phát triển kinh tế xã hội, văn hoá du lịch, cũng như là một bộ phận quan trọng cân
bằng sinh thái và bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội.
Với sự phát triển mạnh mẽ nhu cầu về mặt bằng xây dựng, nhu cầu nhà ở của
người dân tăng lên nhanh chóng, dẫn đến các diện tích mặt đất tự nhiên và các hồ ở
Hà Nội đã bị san lấp và lấn chiếm rất nhanh chóng. Cộng với lượng chất thải đổ
xuống hồ quá lớn có thể làm cho hồ bị suy thoái, gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng đến đời sống các loài sinh vật sống trong hồ. Mục tiêu của đề tài phân tích
hiện trạng chất lượng nước hồ Tây qua các thời kỳ và xem xét các ảnh hưởng do
quá trình phát triển tác động tới môi trường thế nào, dự báo xu thế biến đổi chất
lượng nước hồ trong tương lai.
Trong phạm vi của luận văn, đã có nhiều dự án và các công trình triển khai

nhằm bảo vệ quản lý nâng cao giá trị tự nhiên của hồ Tây. Nhiều biện pháp đã được
đặt ra như quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên hồ, thu gom xử lý chất thải, nước thải,
kè bờ hồ Những biện pháp này đã có những tác dụng tích cực đạt được một số
hiệu quả nhất định trong việc ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái hồ. Đối tượng nghiên
cứu chính của luận văn cũng dựa trên các cơ sở tài liệu đã thu thập quan trắc về Hồ
Tây và lưu vực ven hồ.

2
Dựa trên phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý các số liệu quan trắc chất
lượng nước hồ Tây. Các tài liệu nghiên cứu, các dự án, các phân tích đánh giá, và
qua tham khảo, quan sát thực địa, quan trắc, đo đạc trên phạm vi khu vực nghiên
cứu. Cùng với việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc
sử dụng mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường, để giải quyết bài toán
dự báo chất lượng nước hồ Tây thông qua chạy mô hình.
Ý nghĩa của đề tài tổng hợp các số liệu đã có về hồ Tây, dự báo với diện tích
tự nhiên của hồ, điều kiện khí hậu thuỷ văn, lượng nước vào và ra hồ, lượng nước
thải xả vào hồ như hiện nay thì diễn biến của hồ sẽ biến đổi theo xu thế nào. Giúp
cho các nhà quản lý, và người dân hiểu hơn về hồ Tây, các kịch bản có thể diễn ra,
từ đó có những quan tâm sâu sắc hơn về hồ Tây. Mong muốn luận văn thông qua
việc sử dụng mô hình đánh giá dự báo chất lượng nước hồ Tây bước đầu góp phần
vào việc phát triển hồ Tây một cách bền vững ngày càng đẹp và sạch hơn. Từ đó
nghiên cứu quản lý đánh giá dự báo sự biến đổi hệ thống hồ trên toàn thành phố Hà
Nội để có một thủ đô Hà Nội văn minh hiện đại sạch đẹp.

Bố cục của luận văn:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan về hồ Tây
Chương 2. Hiện trạng chất lượng nước hồ Tây
Chương 3. Sử dụng mô hình EFDC đánh giá chất lượng nước
Chương 4. Kết quả, nhận xét và kết luận

Với thời gian hoàn thành luận văn có hạn, các tài liệu số liệu thu thập về hồ
Tây còn hạn chế và chưa được các cơ quan quản lý hồ Tây cập nhật đo đạc kịp thời,
mà việc phân tích dự báo mô hình cần một số lượng rất lớn các số liệu đầu vào
chính xác cần phải được phân tích toàn diện đầy đủ hơn. Nó nằm ngoài khả năng
của cá nhân học viên và cán bộ hướng dẫn luận văn. Vì vậy việc chạy mô hình và

3
kết quả dự báo có thể không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp của các thầy cô giáo, nhà khoa học và các đồng nghiệp để học viên
được tiếp nhận thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong lĩnh vực sử dụng
mô hình trong dự báo chất lượng các nguồn nước. Và để luận văn được nghiên cứu
hoàn thiện tốt hơn với mong muốn để quản lý bảo vệ và phát triển hồ Tây cùng các
sông hồ khác nói chung của Thủ đô Hà Nội ngày một sạch đẹp hơn.
Xin chân thành cám ơn!

4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỒ TÂY
1.1. Vị trí địa lý
Hồ Tây là một hồ lớn nằm ở phía Tây Bắc trung tâm Hà Nội thuộc địa phận
hành chính quận Tây Hồ trong Thành phố Hà Nội, theo lịch sử thì hồ Tây được hình
thành từ một đoạn sông Hồng còn sót lại sau khi sông đổi dòng cách đây hàng ngàn
năm.
Vị trí địa lý của Hồ Tây là 21
0
04 N, 105
0
50E. Độ cao so với mặt nước biển là
6m. Theo một số nghiên cứu hồ Tây được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn
hình thành (cách đây 3000 -2500 năm), phát triển (cách đây 2000-1000năm) và

thoái hoá (gần đây). Vùng lưu vực hồ Tây là địa phân của quận Tây Hồ có tổng diện
tích 1800ha, với 8 phường: Yên Phụ, Thụy Khuê, Bưởi, Xuân La, Phú Thượng, Tứ
Liên, Nhật Tân, Quảng An.
Hình dạng hồ Tây: Hồ có dạng hình càng cua, một đầu chĩa ra cống Nhật Tân
là cửa vào cũ của sông Nhị, một đầu chĩa ra phía Nghi Tàm –Yên Phụ là cửa ra cũ
của sông Nhị.
Tiếp giáp với mặt nước hồ có hơn 600 hộ dân và nhiều cơ quan, cơ sở du lịch,
dịch vụ khai thác mặt nước hồ.
Xung quanh hồ có 12 cống chính và hệ thống thoát nước thải vào hồ từ các hộ
dân xung quanh, các cống chủ yếu là cống Tầu Bay, cống Cây Si (thông với hồ
Trúc Bạch), cống Nhật Tân
Ngoài ra còn có các cống thoát nước của lưu vực hồ, chủ yếu là cống Xuân La.
Từ cống Đõ sang bán đảo Quảng An (phủ Tây Hồ) trở lên phía Bắc gọi là hồ
trên; phần còn lại gọi là hồ dưới
Tiếp giáp với mặt nước hồ có hơn 600 hộ dân và nhiều cơ quan, cơ sở du lịch,
dịch vụ khai thác mặt nước hồ.

5
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Diện tích tự nhiên
Có nhiều số liệu về diện tích của vùng hồ, tuy nhiên trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, hồ đã bị lấn chiếm với các mục đích khác nhau làm cho diện tích hồ
bị thay đổi nhiều theo thời gian, và bị giảm đi nhanh chóng.
Theo số liệu dự án đo năm 1997 của văn phòng kiến trúc sư trưởng thành phố
thì diện tích hồ là 5 216 267m
2
, chu vi là 18 967m, chỗ rộng nhất là 3 274

m, chỗ
hẹp nhất là 2 618m. Dung tích nước trong hồ khoảng trên 9triệu m

3
nước. Độ sâu
của hồ theo số liệu điều tra tháng 9/1997 của công ty đầu tư khai thác Hồ Tây:
Cách bờ từ 1-2m nông nhất là 0.6-0.7m; sâu nhất là 1.5-1.7m
Cách bờ từ 15-20m nông nhất là 1.2-1.3m sâu nhất là 2.0-2.4m
Cách bờ 100m từ 2.4-2.8m, khu vực hồ nông nhất có độ sâu dưới 0.5m tập
trung ở cống thải phía Đông Nam hồ.
1.2.2. Điều kiện khí hậu thuỷ văn và đặc điểm địa chất thuỷ văn
* Khí hậu, thuỷ văn
Theo số liệu đo đạc tại trạm Láng (Hà Nội) và Hoài Đức (Hà Tây), tổng lượng
bức xạ đo đạc và tính toán được ở khu vực Hồ Tây có giá trị cực đại là
304.5cal/cm
2
.ngày (tháng 4); giá trị cực tiêu là 137.2cal/cm
2
.ngày (tháng 1)
Nhiệt độ không khí khu vực ven hồ nhìn chung thấp hơn các khu vực khác trong
thành phố và đạt giá trị cực đại nhiều năm vào tháng 7 (29.1
0
C) và đạt giá trị cực
tiểu vào tháng 1 (14
0
C) nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí từ 1-1.5
0
C và ít biến
động hơn so với nhiệt độ không khí nên ở khu vực giữa hồ nhiệt độ không khí
thường cao hơn ở các khu vực xung quanh: các tháng mùa hè nhiệt độ thường cao
hơn 0.2-0.3
0
C; mùa đông cao hơn 1-2

0
C.



Trong luận văn sử dụng dấu chấm để chỉ phần thập phân.

6
Độ ẩm không khí trung bình tháng dao động từ 80-89% và biến động theo
mùa.
Lượng mưa biến động mạnh theo không gian và thời gian. Do ảnh hưởng của
hồ nên chế độ mưa ở khu vực Hồ Tây khác với các khu vực khác, thường hay có
mưa với cường độ lớn hơn:
Mùa khô (tháng 10) lượng mưa trung bình đạt 0.7mm/trận.
Mùa mưa (tháng 8) lượng mưa trung bình đạt 15.6mm/trận.
Chế độ bốc hơi chủ yếu phụ thuộc vào gió, nhiệt độ và bức xạ. Lượng bốc hơi ở
giữa hồ bình quân dao động từ 3.7-5.0mm/ngày.
Tốc độ gió và hướng gió khu vực này thay đổi phụ thuộc vào vị trí quan trắc.
Hướng gió thịnh hành ở giữa hồ trong mùa đông là Bắc và Đông Bắc, và mùa hè là
Đông và Đông Nam. Tốc độ gió ở giữa hồ dao động từ 1.7-7m/s và đạt giá trị cực
đại là 7.3-12m/s (mạnh hơn các khu vực lân cận từ 2.1-4.8m/s)
Hồ có dung tích 9triệu m
3
nước. Độ sâu hồ theo số liệu cũ chỗ sâu nhất là 4m;
theo số liệu điều tra tháng 9/1997 của công ty đầu tư khai thác Hồ Tây thì:
Cách bờ từ 1-2m nông nhất là 0.6-0.7m; sâu nhất là 1.5-1.7m
Cách bờ từ 15-20m nông nhất là 1.2-1.3m sâu nhất là 2.0-2.4m
Cách bờ 100m từ 2.4-2.8m
* Đặc điểm địa chất địa chất thủy văn
Lớp bùn đáy Hồ Tây có độ dày từ 20-80cm tuỳ theo vị trí lấy mẫu. Vào mùa

mưa mỏng hơn mùa khô do tác động của sự vận chuyển cột nước trong hồ.
Bùn đáy có thành phần sét là chủ yếu (80%), thành phần cát chiếm khoảng
10% mùn bã hữu cơ từ 4-12% là nguồn dinh dưỡng cho các loài thuỷ sinh phát
triển, góp phần cải tạo môi trường trong hồ.

7
1.2.3. Đặc điểm hệ sinh thái
Theo kết quả điều tra của khoa Sinh học-Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
thì khu vực Hồ Tây rất đa dạng về sinh học và tài nguyên sinh vật:
Thực vật gồm 214 loài cây xanh bóng mát, hoa và cây cảnh thuộc 97 chi của 50 họ
nằm trong 4 ngành thực vật, trong đó có các dạng:
Cây gỗ: 129 loài
Cây bụi: 62 loài
Cây thảo: 52 loài
Cây leo: 15 loài.
Động vật không xương sống:
Động vật nổi ở Hồ Tây trong mùa mưa trung bình có 19 loài và mùa khô có 25
loài thuộc 3 nhóm lớn (Copepoda, Cladocera, Rotifera). Mật độ động vật nổi trung
bình vào mùa mưa rất thấp, chỉ đạt 367 con/m
3
(8.73mg/m
3
); mùa khô mật độ cao
hơn 10 278 con/m
3
(200mg/m
3
), trong đó nhóm Rotifera chiếm ưu thế 74.1% về số
lượng (72.8% về khối lượng). Điều này cho thấy nước hồ đã bị nhiễm bẩn bởi nước
thải.

Động vật đáy; vào mùa mưa có 11 loài (bao gồm 6 loài ốc, 2 loài trai, 1 loài ấu
trùng, 2 loài giun ít tơ). Vào mùa khô số loài động vật đáy có cao hơn (16loài), mật
độ trung bình đạt 482con/m
2
giảm 44 con/m
2
so với mùa khô.
1.3 . Tình hình dân cƣ kinh tế - xã hội khu vực
1.3.1. Dân số khu vực
Những năm trước đây khu vực hồ Tây tập trung dân cư thưa thớt chủ yếu là
dân cư bản địa và sống bằng các làng nghề truyền thống. So với mật độ dân số
thành phố Hà Nội thì mật độ dân số khu vực Hồ Tây không cao. Nhưng từ năm
1998 đến nay sự cùng với sự phát triển kinh tế khu vực, và do đặc thù Hồ Tây là
vùng có môi trường và cảnh quan môi trường rất tốt, thuận lợi cho việc sinh sống

8
phát triển các hoạt động kinh tế du lịch dẫn đến sự bùng nổ về dân số do dân cư di
chuyển từ các vùng khác tới và do sự chuyển đổi đất canh tác đất nông nghiệp thành
các khu vực dân cư khu vực an dưỡng nghỉ ngơi. Dân số phân bố cũng không đều,
tập trung đông dân ở phía Nam và Đông Nam của hồ Tây, gồm các phường như
Quán Thánh, Trúc Bạch, Bưởi, Yên Phụ còn lại phía bắc tập trung dân cư với mật
độ thưa thớt hơn. Sự phân bố dân số 8 phường trong khu vực Hồ Tây được thể hiện
qua bảng phân bố dân cư theo thống kê của UBND Quận Tây Hồ năm 2003 như
sau.



9
Bảng 1.1 phân bố dân cƣ
TT

Địa điểm
Tổng số dân
(ngƣời)
Số dân sống
giáp hồ
(ngƣời)
Diện
tích
(km
2
)
Mật độ
dân số
(ng/km
2
)
1
Phường Nhật Tân
7 245
4 215
4.31
1 680
2
Phường Quảng An
7 344
4 937
3.46
2 122
3
Phường Yên Phụ

18 274
5 314
1.5
12 183
4
Phường Trúc
Bạch
12 625
1 340
0.65
19 423
5
Phường Quán
Thánh
12 693
1 410
0.89
14 262
6
Phường Thụy
Khuê
13 636
3 254
2.3
5 928
7
Phường Bưởi
17 000
3 713
1.4

12 142
8
Phường Xuân La
8 500
480
2.4
3 542
Tổng số
93 317
24 660
16.91
5 772
(Nguồn: UBND quận Tây Hồ, 2003)
Dân cư tập trung trong khu vực chủ yếu có 2 dạng:
Dân cư sống chính thức quanh hồ: Số đông là những hộ gia đình sống từ lâu
đời tạo thành các quần cư làng như Yên Thái, Võng Thị, Nghi Tàm, Xuân La dân
số tăng tự nhiên từ bộ phận này.
Dân cư thuê nhà ở, với tốc độ đô thị hoá nhanh, dẫn đến sự gia tăng một cách
nhanh chóng bộ phận dân cư này. Ngoài ra với vị trí thuận lợi và là một khu vực có
vi khí hậu trong lành mát mẻ nên tập trung rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ có quy mô
lớn, thu hút nhiều khách du lịch nhất là khách nước ngoài.

10
Dân số sẽ không tăng nhiều tại khu vực này, ngoại trừ sự tăng dân số đáng kể
ở khu vực phía Tây – Khu vực mới phát triển của Hà Nội. Cùng với sự gia tăng dân
số tại khu vực này kéo theo nhiều dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, nên
trong tương lai có thể nói đây sẽ là khu vực có khả năng tập trung dân cư với mật độ
cao.
1.3.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng trong khu vực đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện,

nhiều hạng mục đã được thi công nhưng còn đang dang dở. Hệ thống đường xá
chưa được hoàn thiện đồng bộ một số tuyến đường như Lạc Long Quân đã xuống
cấp hiện đang được thi công gây bụi, tiếng ồn, ách tắc giao thông và gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Về hệ thống điện nước nói chung của khu vực đã được
cung cấp nhưng chưa đồng bộ và chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dân.
Khu Đông Nam (phường Trúc Bạch và một phần phường Quán Thánh quận
Ba Đình).
Hệ thống điện nước ở khu vực này khá hoàn thiện nhưng qua tham khảo ý
kiến người dân thì 60% cho rằng hiện nay nước chưa đủ cho nhu cầu sinh hoạt của
dân vào mùa hè.
Hệ thống cống thoát nước trong khu vực được xây dựng từ thời Pháp, thông
qua hệ thống cống chính sau đó chảy vào hồ Trúc Bạch qua cống Nguyễn Trường
Tộ và cống Phạm Hồng Thái. Tuy nhiên do xây dựng từ lâu lại ít được sửa chữa
nâng cấp cộng thêm tình trạng cơi nới và xây dựng thêm, nên hệ thống thoát nước
không đáp ứng được với nhu cầu thoát nước của khu vực, gây tình trạng ngập úng
cục bộ vào một số thời điểm nhất định. Nước thải sinh hoạt của các hộ ở sát hồ đều
thải trực tiếp vào hồ
Khu vực Tây Nam (phường Thuỵ Khuê, Bưởi)
Hệ thống điện, cấp nước và thoát nước đã có nhưng chưa đồng bộ.

11
Khu vực Thụy Khuê: Hệ thống cấp thoát nước ở đây chưa đáp ứng đầy đủ nhu
cầu của nhân dân, các cống thoát nước nhỏ và khả năng thoát nước kém. Các hộ
sống ven hồ thải nước trực tiếp xuống hồ. Cống Tàu Bay và mương Đõ là hai hệ
thống cống thoát nước lớn nhất trong khu vực
Khu vực phường Bưởi: Đang trong quá trình đô thị hoá, hệ thống thoát nước
chưa đồng bộ, không thoát nước thường xuyên nên hay ngập úng cục bộ vào những
ngày mưa ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Cống Trích Sài là cống lớn nhất
trong khu vực, các hộ sống ven hồ đều thải trực tiếp xuống hồ.
Khu vực phía Tây Bắc của Hồ Tây (Phường Xuân La, Nhật Tân)

Đây là khu vực mới được nâng cấp thành phường nên so với các khu vực khác
quanh Hồ Tây hệ thống đường xá và thoát nước chưa được hoàn thiện. Ngoài hệ
thống đường giao thông chính của thành phố, phần lớn các đường giao thông đều do
dân tự đóng góp nên chưa đáp ứng xu thế phát triển chung. Cống Xuân La là cống
lớn nhất trong khu vực và là cống xả duy nhất của Hồ Tây nên khi mưa to cống
thường bị quá tải. Hầu hết các gia đình sống cạnh hồ đều thải trực tiếp xuống hồ
làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực.
Khu vực này chưa có hệ thống nước máy, do đó dân phải dùng nước giếng
khơi, đặc biệt những năm trước đây có hộ còn sử dụng nước hồ làm nước sinh hoạt
như: Tắm, giặt
Khu vực phía Đông (phường Quảng An, Yên Phụ)
Khu vực này có lợi thế về mặt vị trí so với các khu vực khác là nằm trên khu
đất cao, thoáng gió, diện tích rộng vươn ra phía hồ khiến toàn bộ bề mặt thoáng của
phường đón nhận gió một cách tự nhiên. Từ lâu khu vực này đã khá đầy đủ như
điện, nước, bể bơi, nhà văn hoá, khu vui chơi giải trí hệ thống cống thoát nước
thải trong mấy năm gần đây được xây dựng khá hoàn thiện.
Do vị trí vốn có và thuận lợi về cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện cho quá trình đô
thị hoá và phát triển hơn hẳn các khu vực khác, đời sống và hoạt động kinh tế của

12
nhân dân được cải thiện nhanh chóng và là một khu vực có môi trường tự nhiên
trong lành và hấp dẫn nhất Hà Nội ngày nay.
1.3.3. Điều kiện kinh tế và xu hƣớng phát triển khu vực hồ Tây
Theo quy hoạch tổng thể Hà Nội đến năm 2010 đã được nhà nước phê duyệt
tháng 4 năm 1992, xác định chức năng khu vực hồ Tây là trung tâm du lịch, văn
hoá, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao và là phần nối tiếp của trung tâm
Hà Nội với những trung tâm giao dịch quốc tế và thương mại khu vực hồ Tây.
- Về dân số và đất đai.
Dân số sẽ không tăng nhiều tại khu vực này, ngoại trừ sự tăng dân số đáng kể
ở khu vực phía tây – khu vực mới phát triển của Hà Nội.

- Về nhu cầu sử dụng đất:
+ Diện tích đất sàn cần đạt được 200 000 ha.
+ Diện tích đất khách sạn: 30 ha
+ Diện tích đất xây dựng văn phòng, trụ sở giao dịch, trung tâm
thương mại và dịch vụ tập trung: 20 – 25ha.
- Về nhà ở và các công trình phát triển
Nhà ở mới sẽ bị giới hạn, chỉ cho phép xây dựng ở một số khu đất trống dọc
theo bờ hồ phía Nam tại các ô dành xây căn hộ và phải lùi vào so với hồ. Các làng
hiện nay phải được bảo tồn, cho phép nâng cấp các thiết bị và nhà ở hiện thời nhưng
theo phong cách xây dựng và kết cấu truyền thống. Không cho phép khai phá và san
lấp hồ để xây dựng công trình mới.
Khu vực Hồ Tây là nơi tập trung của nhiều ngành kinh tế quốc doanh và tư
nhân. Với tốc độ phát triển như hiện nay, trong tương lai Hồ Tây sẽ là một khu vực
có mức đóng góp GDP cao. Tuy nhiên, bên cạnh việc đem lại lợi ích về mặt kinh tế
còn phải kể đến những tác động tiêu cực mà ngành kinh tế này đã gây ra cho môi
trường. Căn cứ vào mức độ và quy mô của chất thải, khả năng xử lý chất thải của
các ngành kinh tế này đã gây ra cho môi trường. Căn cứ vào mức độ và quy mô của
chất thải, khả năng xử lý chất thải của các ngành kinh tế đang hoạt động trên địa
bàn khu vực Hồ Tây, có thể được phân chia thành các nhóm ngành kinh tế sau:

13
+ Các ngành kinh tế gây ô nhiễm nặng như sản xuất giấy, dệt nhuộm.
+ Sản xuất nhựa và than.
+ Sản xuất đồ uống (rượu, bia, nước ngọt)
+ Các công trình xây dựng
+ Các nhà hàng khách sạn.
+ Sản xuất nông nghiệp (trồng hoa, cây cảnh)
Cơ cấu kinh tế hiện nay của khu vực Hồ Tây bao gồm sản xuất nông nghiệp,
dịch vụ - du lịch thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp là 565 ha thuộc 5 phường: Xuân La, Quảng An,

Nhật Tân, Phú Thượng và Tứ Liên với gần 5 000 lao động chiếm 11.7% tổng số lao
động của quận Tây Hồ.
Trong các ngành kinh tế thì dịch vụ - du lịch – thương mại đứng đầu trong
việc đóng góp GDP của quận. Trong hai năm 2000 và 2002 ngành này chiếm hơn
70% GDP, tiếp theo là nông nghiệp 15%, xây dựng 10%, công nghiệp, và tiểu thủ
công nghiệp 5%.
Tổng doanh thu của tất cả các ngành kinh tế năm sau đều tăng nhiều so với
năm trước (30-40%). Có thể thấy rõ được hoạt động của các ngành kinh tế thông
qua tổng doanh thu và giá trị sản xuất qua các năm 2000 và 2002 khu vực Hồ Tây
Như vậy có thể thấy rõ lợi thế của ngành du lịch - dịch vụ - thương mại. Việc
đầu tư các nhà hàng, khách sạn, các trung tâm thương mại không những đem lại lợi
ích về mặt kinh tế mà còn góp phần giải quyết việc làm cho đông đảo lao động hiện
tại cũng như tương lai. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét tới những tác động tiêu
cực của nó tới môi trường khu vực. Theo điều tra thì tất cả các ngành kinh tế đều
được hưởng lợi rất nhiều từ khu vực Hồ Tây nhưng lại phải chịu rất ít phí tổn đối
với môi trường.

14
1.4. Nhu cầu sử dụng nƣớc trong tƣơng lai
Do sự phát triển quá nhanh của Hà Nội nói chung và khu vực hồ Tây nói
riêng nên dân số khu vực này tăng lên một cách nhanh chóng, có thể nói so với
nhưng năm 1980-1990 với hiện nay thì hồ Tây đã bùng nổ về dân số. Chủ yếu do
dân di cư tới và do phát triển hệ thống khách sạn nhà hàng khu nhà ở cao cấp
Cùng với sự gia tăng về dân số là sự gia tăng về nhu cầu sử dụng nước, nhưng hạ
tầng cơ sở và nguồn nước sạch cấp cho khu vực hiện chưa đáp ứng được nhu cầu
người dân, một tỉ lệ lớn người dân chưa có nước sạch để sử dụng. Ngoài ra để giảm
giá thành sử dụng nước một số nhà hàng khách sạn lớn quanh khu vực hồ đã khai
thác nguồn nước ngầm xung quanh hồ không xin phép hoặc vượt so với đăng ký và
được phép, dẫn tới tình trạng có khả năng xụt lún và sạt lở ven bờ gây ảnh hưởng
tới nước hồ.

Ngoài ra nhu cầu về nước phục vụ các hoạt động khác trong tương lai theo
quy hoạch của Thành phố như vui chơi, giải trí nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng lên
nhanh chóng vì vậy rất cần có cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống nước sạch cần hoàn
thiện hơn.
Có thể nói trong giai đoạn tới nhu cầu được sử dụng nước sạch của người dân
xung quanh hồ rất lớn, để phục vụ cho các nhu cầu của người dân và một số khu
vực nhà hàng khách sạn với nhu cầu nước rất lớn. Vì vậy cần phải gấp rút hoàn
thiện hệ thống cấp nước sạch cho khu vực, hạn chế việc khai thác nước ngầm hoặc
nước hồ phục vụ các mục đích khác mà không có sự quản lý.
Mạng lưới thoát nước thải chưa hoàn thiện. Qua kiểm tra đã xác định và thấy
hầu hết các khách sạn, nhà hàng và một số lượng lớn các nhà dân xung quanh hồ
thải nước thải trực tiếp xuống hồ không qua xử lý, cộng với tốc độ tăng dân số
nhanh làm lượng nước thải xuống ngày càng tăng lên. Đây chính là nguồn gây ô
nhiễm lớn ảnh hưởng tới chất lượng nước hồ.
Hoạt động kinh tế: sẽ không có cơ sở công nghiệp nào trong khu vực nhạy
cảm về môi trường này. Các nghề thủ công tại các làng truyền thống sẽ được duy
trì. Nhiều nghề mới được hình thành trong ngành du lịch và dịch vụ với các khu cửa

15
hàng quy mô nhỏ nhằm hỗ trợ cho người dân trong khu vực và một số công viên vui
chơi giải trí.
Theo dự báo nhu cầu nước sạch của khu vực hồ Tây sẽ tăng lên 40% vào năm
2020. Nguồn nước cấp cho khu vực hồ Tây không phải thiếu nhưng cần phải có quy
hoạch tránh tình trạng khai thác nước ngầm quanh hồ và xả nước thải xuống hồ làm
ảnh hưởng tới hồ Tây và gây suy thoái môi trường.




16

CHƢƠNG 2
HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC HỒ TÂY

2.1. Hiện trạng môi trƣờng khu vực hồ Tây
Do tốc độ đô thị hoá và sức ép gia tăng dân số ở khu vực quanh hồ Tây, cộng
với tính đan xen phức tạp giữa các thành phần quần cư, mật độ đầu tư kè bờ bao
quanh hồ còn hạn chế dẫn đến tình trạng lấn chiếm lòng hồ gia tăng. Hiện nay
Thành phố đã đầu tư nhiều cho công tác kè hồ diện tích bờ hồ được kè hiện nay đã
gần hoàn thiện và dự tính đến hết năm 2010 sẽ kè bờ toàn bộ ven bờ hồ Tây.
Theo số liệu thống kê của ngành địa chính cho thấy:
Khu vực Tây Nam Thụy Khuê, Bưởi: tổng diện tích lấn hồ là 999.84cm
2
.
Khu vực Đông Nam quanh hồ Trúc Bạch: Trong số 6 750m
2
là không có giấy
tờ; ở phường Trúc Bạch trong số 25 435m
2
với 235 hộ thì có tới 14 036m
2
là không
có giấy tờ và có 6 027m
2
là vi phạm chỉ giới
Đây là một vấn đề cần sự quan tâm của tất cả các cấp các ngành và đặc biệt là
ý thức của nhân dân sống ven hồ, vì một khi diện tích mặt nước hồ bị thu hẹp sẽ kéo
theo nhiều vấn đề môi trường như giảm khả năng tự làm sạch của nước hồ, gia tăng
ô nhiễm, thu hẹp môi trường sống của thuỷ sinh vật
Mật độ dân cư và kiến trúc công trình.
So với các khu vực khác của Hà Nội thì mật độ dân cư khu vực Hồ Tây không

cao, nhưng so với các đô thị khác thì lại thuộc hàng cao, đặc biệt trong những năm
gần đây, lượng người tập trung ở khu vực này ngày càng tăng dẫn đến tốc độ xây
dựng gia tăng và không tránh khỏi tình trạng cơi nới ở nhiều khu vực quanh hồ. Cấu
trúc nhà ở rất đa dạng, cụm từ “Hà Nội chóp” đã có thời gian được nhiều người biết
đến, sự đa dạng lai tạp về kiến trúc đã phá vỡ cảnh quan tự nhiên của Hồ Tây, tình
hình ô nhiễm môi trường do xây dựng có chiều hướng gia tăng. Đây là một vấn đề
môi trường mỹ quan cần được quan tâm và giải quyết nhằm giữ gìn nét đẹp của Hồ
Tây.

17
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
Qua điều tra khảo sát cho thấy:
Hầu như toàn bộ nước thải qua các hệ thống cống đổ xuống hồ chưa được xử
lý. Đây là nguồn ô nhiễm chính đối với môi trường nước hồ.
Hệ thống thoát nước của các khu vực quanh hồ đều rất yếu kém, các cống có
đường kính nhỏ, không chuyền tải kịp thời đặc biệt là vào mùa mưa lũ dẫn đến tình
trạng ngập úng và ô nhiễm môi trường ở nhiều điểm quanh hồ.
Hoạt động đổ thải và thu gom chất thải rắn
Hiện nay, chất thải rắn đổ thải xuống Hồ Tây tập trung nhiều ở khu vực đông
dân, nơi có nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn (khu vực trường Chu Văn An, dọc
đường Thụy Khuê đến vườn hoa Lý Tự Trọng). Ở một số nơi chưa có kè đá, hay lối
đi không thuận tiện thì việc tổ chức các xe đến thu gom chất thải sẽ hết sức khó
khăn. Tỉ lệ thu gom chất thải chỉ đạt 50%. Số chất thải còn lại vận chuyển xuống Hồ
Tây bằng các con đường khác nhau. Số lượng chất thải từ khu vực dân cư và các xí
nghiệp, cơ sở kinh doanh đổ xuống Hồ Tây khoảng 160m
3
/ngày, bên cạnh đó có
một lượng phân thải khoảng 18 500kg/ngày (trong đó có một phần được rửa trôi
xuống Hồ), chất thải 584m
3

/năm, bèo 8 900m
3
/năm, số lượng chất thải thu gom
hàng ngày chỉ đạt ở mức 135m
3
/ngày [17].
Vấn đề ô nhiễm do chất thải ở khu vực Hồ Tây không những làm mất mỹ quan
của Hồ Tây mà còn gây ô nhiễm môi trường, lây lan bệnh tật trong các khu vực dân
cư ven hồ.
2.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc hồ Tây
Theo những nghiên cứu và các kết quả phân tích vào thời điểm gần đây cho
thấy chất lượng nước hồ Tây vào thời điểm này vẫn còn tương đối sạch so với các
hồ khác ở Hà Nội, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn ở mức B, Nhưng so sánh
với những số liệu đo đạc những năm trước và quan sát hiện trạng thực tế có thể thấy
chất lượng nước hồ hiện đang có chiều hướng xấu đi, nếu không có các giải pháp
kịp thời thì hồ Tây có khả năng bị ô nhiễm nặng.

18
Đặc tính thuỷ lý là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá tính chất vật lý của
nguồn nước, qua phân tích của Viện sinh thái Tài nguyên và Sinh vật cho đã cho kết
quả phân tích đặc tính thuỷ lý Hồ Tây được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu thuỷ lý Hồ Tây
STT
Vị trí
Nhiệt
độ
(
0
C)
DO

(mg/l)
pH
Độ đục
(mg/l)
Độ
muối
(%)
Độ dẫn
điện
(s/m)
Phía Bắc hồ trên
1
T1
21.6
8.8
8.89
49.8
0.01
0.03
2
T2
21.2
8.4
8.80
53.3
0.01
0.03
3
T3
21.4

8.5
8.86
53.3
0.01
0.03
4
T4
21.4
8.7
8.91
55.0
0.01
0.03
5
T5
20.9
8.1
8.81
53.3
0.01
0.03
6
T6
21.0
8.1
8.81
53.3
0.01
0.03
7

T7
21.1
8.4
8.86
53.3
0.01
0.03
8
T8
21.1
8.3
8.82
55.9
0.01
0.03
Phía Tây Hồ Tây
9
T9
21.3
9.2
8.92
55.9
0.01
0.03
10
T10
21.2
9.3
8.93
53.7

0.01
0.03
11
T17
21.2
9.2
8.94
49.8
0.01
0.03
12
T18
21.6
8.6
8.81
53.3
0.01
0.03
13
T19
22.8
9.3
8.73
54.1
0.01
0.03
Phía Đông hồ trên
14
T12
20.7

7.3
8.73
57.6
0.01
0.03
15
T13
22.9
11.4
8.83
44.6
0.01
0.03

19
16
T21
21.6
10.0
8.92
48.9
0.01
0.03
Phía Nam Hồ Tây
17
T32
21.7
9.1
8.87
47.2

0.01
0.03
18
T33
22.5
10.7
8.51
54.1
0.01
0.03
19
T34
22.5
13.7
9.12
59.3
0.01
0.03
20
T35
23.7
14.8
9.07
59.3
0.01
0.03
21
T36
22.1
10.2

8.95
54.1
0.01
0.03
22
T37
21.8
11.0
8.89
54.1
0.01
0.03
23
T38
22.1
11.0
8.68
62.8
0.01
0.03
Phía Bắc hồ dưới
24
T14
21.8
10.2
8.79
45.4
0.01
0.03
25

T15
21.0
11.0
8.85
47.2
0.01
0.03
Phía Đông hồ dưới
26
T25
22.5
9.7
8.68
49.8
0.01
0.03
27
T26
21.7
8.2
8.54
52.4
0.01
0.03
28
T27
22.1
8.6
8.66
51.5

0.01
0.03
29
T28
22.1
11.5
8.96
55.0
0.01
0.03
30
T40
22.0
9.2
8.55
55.0
0.01
0.03
31
T41
21.8
10.2
8.74
56.7
0.01
0.03
(Nguồn: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – TT KHTN&CNQG)

Nhận xét:
Nhiệt độ nước hồ: Nhiệt độ có vai trò quan trọng đối với các quá trình sinh

hoá diễn ra trong các nguồn nước tự nhiên. Sự thay đổi về mặt chất lượng nước kéo
theo sự thay đổi về tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hoà

20
tan Nhiệt độ còn là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của thuỷ
sinh vật. Hồ Tây thuộc loại hồ có độ sâu trung bình nên sự chênh lệch nhiệt độ theo
chiều sâu lòng hồ là không đáng kể. Đây chính là yếu tố thuận lợi để cung cấp oxy
cho các quá trình phân huỷ chất hữu cơ thông qua con đường hiếu khí. Tại thời
điểm nghiên cứu cho thấy.
Nhiệt độ phía Đông Hồ Tây dao động trong khoảng 21.7-22.5
o
C.
Nhiệt độ phía Tây Hồ Tây dao động trong khoảng 21.3-22.8
o
C.
Nhiệt độ phía Nam Hồ Tây dao động trong khoảng 21.7-23.5
o
C
Nhiệt độ phía Bắc Hồ Tây dao động trong khoảng 20.9-21.6
o
C
Sự dao động nhiệt độ nước Hồ Tây ở hồ trên rất nhỏ (khoảng 0.7
o
C) nguyên
nhân do diện tích mặt nước hồ trên nhỏ, các điểm lấy mẫu tương đối gần nhau. Còn
ở hồ dưới nhiệt độ nước hồ cao hơn, biên độ dao động lớn hơn và cao nhất đạt
3.2
o
C. Nguyên nhân do diện tích bề mặt nước hồ dưới rộng hơn tạo ra sự chênh lệch
nhiệt độ nước hồ tại thời điểm mùa hè thường thấp hơn so với nhiệt độ không khí và

về mùa đông lại thường cao hơn, nguyên nhân là do khả năng truyền nhiệt dưới
nước kém. Đây cũng chính là một trong những yếu tố giữ cho môi trường nước ở
trạng thái tương đối ổn định, đáp ứng điều kiện sống cho các loài thuỷ sinh vật sống
trong hồ.
Độ đục của nước Hồ Tây nhỏ do hàm lượng rắn lơ lửng thấp, ngoài ra độ đục
của nước còn do quá trình phân huỷ các mảnh vụn hữu cơ và do các loại tảo trong
nước. Kết quả phân tích đặc điểm thuỷ lý nước Hồ Tây cho thấy độ đục của nước
dao động từ khoảng 48.4-55.9mg/l. Các khu vực còn lại dao động trong khoảng từ
49.8-62.8mg/l. Tại khu vực phía Tây và phía Nam Hồ Tây, độ đục của nước cao
hơn so với các khu vực khác. Độ đục cao nhất của Hồ Tây là mẫu T38 (62.8mg/l) ở
phía Nam. Nguyên nhân do ảnh hưởng của nước thải ở khu vực phía Nam Hồ Tây
và một lượng nước thải từ hồ Trúc Bạch chảy sang.
Giá trị pH: Giá trị pH có ảnh hưởng đáng kể tới đời sống của thuỷ sinh vật, pH
thay đổi trong nước phụ thuộc vào các yếu tố như nguồn thải, thành phần, sinh khối
các loại tảo và bùn kết quả khảo sát cho thấy pH có tính kiềm nhẹ 8.5-8.9.

21
Đặc tính thuỷ hoá. Qua phân tích của Trung tâm tư vấn công nghệ Môi trường
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đã phân tích một số chỉ tiêu hoá
học quan trọng liên quan đến chất lượng nước cho kết quả như sau.
Kết quả phân tích đặc tính thuỷ hoá nước Hồ Tây được thể hiện trong bảng 2.2

Bảng 2.2: Đặc tính thuỷ hoá Hồ Tây

TT
Chỉ tiêu
Ký hiệu mẫu
TCVN
5945-1995
Loại B

HT01
HT03
HT04
SHT01
SHT03
SHT04
1
pH
7.37
7.61
7.93
7.89
7.40
7.93
5.5 – 9
2
BOD
5
(mg/l)
9
12
5
8
10
6
< 25
3
COD (mg/l)
38
42

35
37
40
44
< 35
4
SS (mg//l)
39
52.6
20.4
43.0
30.9
74.9
80
5
As (mg/l)
< 0.01
< 0.01
< 0.01
< 0.01
< 0.01
< 0.01
0.1
6
Pb (mg/l)
0.012
0.004
0.004
0.004
0.008

0.007
0.1
7
Cr (VI)
(mg/l)
< 0.001
< 0.001
< 0.001
< 0.001
< 0.001
< 0.001
0.1
8
Cu (mg/l)
0.039
0.004
0.003
0.009
0.008
0.008
1
9
Zn (mg/l)
0.074
0.024
0.031
0.15
0.08
0.09
2

10
Mn (mg/l)
0.3
0.2
0.3
0.5
0.2
0.2
0.8
11
Fe (mg/l)
0.935
0.976
0.366
0.704
1.125
0.359
1
12
Hg (mg/l)
0.002
0.001
0.002
0.002
0.002
0.001
0.002
13
Ni (mg/l)
0.13

0.05
0.17
0.24
0.15
0.17
1
14
NH
4
+
(N)
(mg/l)
0.56
0.19
0.19
0.29
0.28
0.17
1
15
F (mg/l)
0.4
0.4
0.42
0.38
0.39
0.40
1.5

22

16
NO
3
-
(N)
(mg/l)
0.2
0.4
0.1
0.3
0.4
0.1
15
17
NO
2
-
(mg/l)
0.057
0.06
0.151
0.013
0.87
0.016
0.05
18
CN
-
(mg/l)
0.02

0.02
0.02
0.02
0.01
0.01
0.05
19
Phenol
tổng

(mg/l)
< 0.001
< 0.001
< 0.001
< 0.001
< 0.001
< 0.001
0.002
20
Tổng dầu
(mg/l)
1.2
1.4
1.8
1.8
1.7
1.2
0.3
21
Coliform

(MNP/100ml)
4 450
1 450
740
3 975
1 200
1 333
10 000
22
Fecal
Coliform
(MNP/100ml)
2 900
785
283
2 650
600
614


*Ghi chú: TCVN 5942 – 1995 – Cột B: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt áp
dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác.
(Nguồn: Trung tâm tư vấn công nghệ Môi trường – Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – 11/1999)

Nhận xét:
Hàm lượng NO
3
-
của nước Hồ Tây dao động trong khoảng từ 0.08-3.7mg/l,

thấp hơn nhiều so với giới hạn tối đa cho phép đối với tiêu chuẩn nước mặt. Sự
phân bố hàm lượng NO
3
-
trong nước có liên quan đến sự phân bố của các cống thải
quanh hồ. Các khu vực có hàm lượng NO
3
-
cao là khu vực phía Đông và Đông Bắc
Hồ Tây (khu vực có cống thải cây Si, Tàu Bay, khách sạn Thắng Lợi). Các khu vực
khác hàm lượng NO
3
-
dao động từ khoảng 0.06-1.5mg/l.
Hàm lượng NH
3
dao động trong khoảng 0.032-0.64mg/l, cao nhất tại khu vực
cống thải Tàu Bay và Cây Si.
Hàm lượng PO
4
3-
trong nước hồ dao động trong khoảng từ 0.04-0.13mg/l,
lượng cao nhất tại mẫu T38, T39

23
Nhu cầu oxy hoá (BOD) dao động từ 5.7-17.1mg/l trung bình trong khoảng
14mg/l hầu hết các mẫu đều cho kết quả đạt tiêu chuẩn cho phép. Giá trị BOD
5
đo
được tại khu vực có các cống thải đều cao hơn so với khu vực khác điều này cho

thấy các cống thải chứa nhiều chất hữu cơ khi xả vào hồ đã làm ảnh hưởng đến chất
lượng nước hồ đặc biệt qua thông số BOD
5

Nhu cầu oxy hoá học (COD) dao động từ 41.1-85.4mg/l cao nhất tại mẫu T41-
cống Cây Si ( 84.6mg/l)
Hàm lượng SO
4
2-
dao động trong khoảng 0.02-0.04mg/l và hàm lượng H
2
S
dao động từ 0.021-0.042mg/l, trung bình đạt 0.028mg/l. Sự xuất hiện của ion sunfit
và H
2
S trong nước hồ Tây chứng tỏ đã hình thành quá trình phân giải yếm khí trong
nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì hiện tượng này chỉ xảy ra ở các tầng đáy
hồ, nhất là lớp bùn đáy.
Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước hồ Tây tương đối thấp và hầu hết
đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B. Hàm lượng Cd trong
nước hồ dao động trong khoảng từ 0.0002-0.0003mg/l gần như ở dạng vết trong
nước hồ, so với tiêu chuẩn cho phép thì hàm lượng Cd thấp hơn nhiều lần (gần 100
lần).
Hàm lượng Hg thấp, dao động từ 0.0002-0.0004mg/l. Tương tự đối với Pb và
Mn đều thấp hơn giới hạn tối đa cho phép hàng chục lần
Một điểm đáng chú ý là không thấy lượng dư thuốc bảo vệ thực vật trong nước
hồ. Đây là việc thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản trong hồ. Nói chung các kết
quả phân tích cho thấy Hồ Tây chưa bị ô nhiễm bởi kim loại nặng và thuốc bảo vệ
thực vật.
Nước thải sinh hoạt và đô thị

Khu vực Hồ Tây rộng 843ha được giới hạn bởi đê Nghi Tàm - Nhật Tân.
Đường Lạc Long Quân, đường Hoàng Hoa Thám, đường Thanh Niên, dân số trong
khu vực khoảng 60 nghìn người.
Hiện Hồ Tây vẫn đang là nguồn tiếp nhận nước thải của khu dân cư, khách
sạn, công trình ven hồ.

×